Trước những thay đổi có thể nói là liên tục pháttriển và mở rộng của quan hệ thanh toán với người mua và người bán và ảnh hưởngcủa nó tới tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp , yêu c
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ – XÂY DỰNG SƯỚNG
MAI THỊ THU THÙY
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ
VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI
CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ – XÂY DỰNG SƯỚNG
Trang 3L ỜI CẢM ƠN !
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự
hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều của người khác Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế chúng em đã nhận được rất nhiều
sự giúp đỡ của các thầy cô, ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện tốt nhất để học tập và vui chơi một cách tốt nhất.
Để hoàn thành báo cáo thực tập này, trước hết em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
nhất đến Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện để chúng em được đi thực tập tại các công ty để vận dụng các kiến thức đã học vào công việc thực tế, tạo điều kiện phát triển công việc trong tương lai.
Để có thể làm bài báo cáo này, em biết ơn vô cùng đến tất cả mọi người
trong công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng đã tạo điều kiện để em được thực tập, học hỏi kinh nghiệm Đặc biệt em xin cảm ơn anh Trần Văn Cường đã trực tiếp
hướng dẫn em, giúp đỡ em rất là nhiều trong quá trình em thực tập tại công ty.
Để bài báo cáo được hoàn thiện hơn, em gửi lời cảm ơn đến TS Hồ Thị Thúy Nga đã đồng hành cùng em hơn 3 tháng thực tập Bản thân em có rất nhiều thiếu
sót, kiến thức chưa vững nên làm bài báo cáo còn nhiều thiếu sót nhưng cô đã đóng
góp, giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thiện bài tốt nhất có thể.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tình hình lao động của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng 32Bảng 2.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựngSướng trong giai đoạn 2018 - 2020 34Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Cơ khí – Xâydựng Sướng trong giai đoạn 2018 – 2020 37Bảng 2.4 Bảng thanh toán tiền lương tháng 7/2021 của công ty TNHH Cơ khí –Xây dựng Sướng 65Bảng 2.5 Tỷ lệ các khoản trích theo lương tháng 7/2021 68Bảng 2.6 Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng tronggiai đoạn 2018 - 2020 69
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1 Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000414 42
Biểu 2.2 Phiếu xuất kho số 0002470 43
Biểu 2.3 Phiếu thu số PT025 46
Biểu 2.4 Trích sổ chi tiết thanh toán với người mua (Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đại Việt) 47
Biểu 2.5 Trích sổ chi tiết tài khoản 131 48
Biểu 2.6 Hóa đơn GTGT số 000318 51
Biểu 2.7 Hóa đơn GTGT số 0000321 53
Biểu 2.8 Phiếu chi số PC35/7 55
Biểu 2.9 Phiếu chi số PC36/7 56
Biểu 2.10 Sổ chi tiết thanh toán với người bán 57
Biểu 2.11 Trích sổ chi tiết tài khoản 331 năm 2021 58
Biểu 2.12 Tờ khai thuế GTGT (Mẫu số 01/GTGT) quý 3 năm 2021 61
Biểu 2.13 Phiếu chi lương tháng 7/2021 66
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ kế toán khoản phải trả người bán 18
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 20
Sơ đồ 2.4 Kế toán phải trả người lao động 22
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 29
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ kế toán của công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng 30
Sơ đồ 2.7 Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng giai đoạn 2018 – 2020 71
Sơ đồ 2.8 Khả năng thanh toán nhanh của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng trong giai đoạn 2018 – 2020 72
Sơ đồ 2.9 Khả năng thanh toán tức thời của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng trong giai đoạn 2018 – 2020 73
Sơ đồ 2.10 Khả năng thanh toán của tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng trong giai đoạn 2017-2019 74
Sơ đồ 2.11 Chất lượng của tài sản ngắn hạn của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng trong giai đoạn 2018 - 2020 75
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC BIỂU iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iv
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 2
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3
4.3 Phương pháp kế toán 4
5 Kết cấu đề tài 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 5
1.1 Một số khái niệm về kế toán công nợ 5
1.1.1 Khái niệm công nợ 5
1.1.2 Khái niệm kế toán công nợ 5
1.1.4 Khái niệm các khoản phải trả 6
1.1.5 Nhiệm vụ của kế toán công nợ 7
1.1.6 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu - trả 8
1.2 Nội dung của kế toán công nợ 12
1.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 12
1.2.2 Kế toán các khoản phải trả người bán 16 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 91.3 Phân tích khả năng thanh toán 22
1.3.1 Sự cần thiết của việc phân tích khả năng thanh toán 22
1.3.2 Mục tiêu của việc phân tích khả năng thanh toán 23
1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ – XÂY DỰNG SƯỚNG
27 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng 27
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 27
2.1.2 Đặc điểm các loại hình kinh doanh 28
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và lĩnh vực hoạt động 28
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 29
2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 30
2.1.6 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 32
2.2 Thực trạng kế toán công nợ tại công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng 38
2.2.1 Tổ chức công tác kế toán công nợ tại Công ty 38
2.2.2 Kế toán phải thu của khách hàng 38
2.2.3 Kế toán các khoản phải trả 49
2.2.4 Phân tích khả năng thanh toán của công ty 69
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ – XÂY DỰNG SƯỚNG 76
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty 76
3.1.1 Ưu điểm 76 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 103.2.2 Nhược điểm 77
3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và khả năng thanh toán của Công ty 78
3.3.1 Về công tác kế toán 78
3.3.2 Về công tác kế toán công nợ 79
3.3.3 Về tình hình khả năng thanh toán 79
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81
1 Kết luận 81
2 Kiến nghị 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Bất kỳ doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình cũngđều bao gồm rất nhiều mối quan hệ kinh tế liên quan tới vấn đề thanh toán như:thanh toán với nhà nước, với cán bộ công nhân viên, thanh toán trong nội bộ, thanhtoán với người mua, người cung cấp Tuy nhiên chiếm mật độ cao và thường xuyênnhất là quan hệ thanh toán với người mua hàng và người cung cấp Đối với các đơn
vị hoạt động trong ngành xây dựng, quan hệ thanh toán với người mua hàng vàngười cung cấp gắn liền với mối quan hệ của doanh nghiệp trong quá trình muanguyên phụ liệu và tiêu thụ hàng hoá Các nghiệp vụ liên quan đến quan hệ này diễn
ra thường xuyên đồng thời hình thức sử dụng trong thanh toán và phương thứcthanh toán ảnh hưởng tới việc ghi chép của kế toán viên lại thường xuyên biến đổi.Việc thanh toán liên quan trực tiếp tới một số khoản mục thuộc về vốn bằng tiền,khoản phải thu, nợ phải trả nên có ảnh hưởng lớn tới tình hình tài chính của doanhnghiệp trong một thời kỳ nhất định Trước những thay đổi có thể nói là liên tục pháttriển và mở rộng của quan hệ thanh toán với người mua và người bán và ảnh hưởngcủa nó tới tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp , yêu cầu nghiệp vụ đối với kếtoán thanh toán cũng vì thế mà cao hơn, kế toán không chỉ có nhiệm vụ ghi chép màcòn phải chịu trách nhiệm thu hồi nhanh các khoản nợ, tìm nguồn huy động vốn đểtrả nợ, biết lường trước và hạn chế được rủi ro trong thanh toán Trong quá trìnhhoàn thiện để có thể thích nghi với những thay đổi đó, kế toán chịu trách nhiệm sẽgặp phải không ít khó khăn, đây là điều không thể tránh khỏi
Cùng với đó, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro,biến động của nền kinh tế rất phức tạp Việc nắm rõ các tình hình tài chính rất quanTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12người ra quyết định đó là thông tin của bản thân doanh nghiệp đó Với yêu cầu củaviệc ra quyết định là kịp thời và chính xác thì công tác phân tích tài chính trongdoanh nghiệp rất quan trọng.
Phân tích tài chính tại doanh nghiệp sẽ đánh giá được hoạt động của doanhnghiệp, những gì đạt được và những gì còn tồn tại, từ đó đưa ra các chiến lược phùhợp, bước đi đúng đắn, có thể đưa ra các giải pháp phù hợp cho tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc phân tích tình chính còn là công cụ giúp chocác nhà đầu tư, các đối tượng bên ngoài, khách hàng… đánh giá được tình hình tàichính, năng lực hiện có và các bước phát triển trong tương lai để có những phương
án thực hiện tốt nhất
Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựngSướng, em nhận thấy tính tất yếu và tầm quan trọng của vấn đề nên em quyết định
chọn đề tài “Th ực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh
toán t ại Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng” làm đề tài thực tập tốt nghiệp
của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Nghiên cứu công tác kế toán công nợ và phân tích khả năng thanh toán tạiCông ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Tổng quan cơ sổ lý luận về công tác kế toán công nợ và phân tích khả năngthanh toán
Tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH
Cơ khí – Xây dựng Sướng
Tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm trong tổ chức kế toán công nợ, trong khảnăng thanh toán, sau đó để xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 133 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Phạm vi về không gian: Số liệu sử dụng trong đề tài được thu thập tại phòng
Kế toán tài chính Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng
Phạm vi về thời gian: Đề tài nghiên cứu khái quát tình hình tài chính củadoanh nghiệp qua 03 năm 2018 – 2021, trong đó đi sâu nghiên cứu phần hành kếtoán công nợ năm 2021 và phân tích khả năng thanh toán từ năm 2018 – 2020
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác kế toán công nợ
và phân tích khả năng thanh toán của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng
Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên đề tài chỉ tập trung chủ yếu vào 03 phần: Kếtoán phải thu khách hàng, Kế toán phải trả người bán, Thuế và các khoản phải nộpnhà nước, Phải trả người lao động và phân tích khả năng thanh toán
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: là phương pháp hỏi trực tiếp những anhchị kế toán trong công ty khi cung cấp thông tin cần thiết, dữ liệu thô cho việcnghiên cứu đề tài
Phương pháp hạch toán kế toán: là phương pháp sử dụng chứng từ, tài khoản
sổ sách về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để tìmhiểu, tổng hợp và hệ thống hóa những lý luận cơ bản liên quan đến kế toán công nợthông qua các tài liệu từ giáo trình, khóa luận của khóa trước, thông tin trên internet
4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Phương pháp so sánh và phân tích: Phương pháp này dùng để so sánh, đốiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14Phương pháp phân tích theo chiều ngang: So sánh các khoản mục cụ thểtrong BCTC qua một số chu kỳ kế toán Qua đó xác định được biến động tăng(giảm) về quy mô tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh Xác định được mức độảnh hưởng của từng khoản mục đến quy mô tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh.
4.3 Phương pháp kế toán
Công ty sử dụng phương pháp kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái
Áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTC chế độ kế toándoanh nghiệp vừa và nhỏ do Bộ tài chính ban hành
5 Kết cấu đề tài
Đề bài gồm ba phần chính:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu: gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ và khả năng thanh toántại công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích khả năng thanhtoán tại công tác TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng
Chương 3: Đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toáncông nợ và nâng cao khả năng thanh toán tại công ty tnhh cơ khí – xây dựng sướng
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG
NỢ VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ
khoản phải thu, khoản phải trả và quan hệ thanh toán (Võ Văn Nhị (2008), Hướng
dẫn thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, TP Hồ Chí
Minh)
1.1.2 Khái ni ệm kế toán công nợ
“Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanhtoán giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, cán bộ công nhân viên,… Cácquan hệ thanh toán này là cơ sở phát sinh các khoản phải thu, khoản phải trả Kếtoán khoản phải thu và nợ phải trả gọi chung là kế toán công nợ” (Theo Nguyễn TấnBình,“Kế toán tài chính”, 2011)
Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toáncác khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2010)
1.1.3 Khái ni ệm các khoản phải thu
“Các khoản phải thu trong doanh nghiệp xác định quyền lợi của doanhTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16đối kế toán, bao gồm tất cả các khoản nợ công ty chưa đòi được, tính cả các khoản
nợ chưa đến hạn thanh toán” (Theo Ngô Thế Chi, Trương Thị Thủy (2013))
Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu bao gồm: Phải thu khách hàng, phảithu nội bộ, phải thu khác, tạm ứng, trả trước, Trong đó khoản phải thu khách hàng
và tạm ứng là các khoản thường xảy ra nhiều nhất
Nếu phân loại theo thời hạn thanh toán thì các khoản phải thu được chiathành 2 loại là: Khoản phải thu ngắn hạn và Khoản phải thu dài hạn
Nếu phân theo nội dung thì khoản phải thu bao gồm: khoản phải thu kháchhàng, khoản thu tạm ứng, khoản thu nội bộ, các khoản thu khác…
1.1.4 Khái ni ệm các khoản phải trả
Theo VAS 01- Chuẩn mực chung: “Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại củadoanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua như mua hàng hóa chưatrả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hóa, camkết kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác màdoanh nghiệp phải thanh toán từ nguồn lực của mình”
“Nợ phải trả được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiệnchắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải chonhững nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đóphải xác định được một cách đáng tin cậy”
Các khoản phải trả trong doanh nghiệp bao gồm: Phải trả người bán, phải trảnội bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trảkhác… Trong đó, khoản Phải trả người bán và Thuế và các khoản phải nộp Nhànước thường được các doanh nghiệp quan tâm nhất
Căn cứ vào thông tư 133/2016/TT-BTC thì Các khoản nợ phải trả của doanhnghiệp được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệphải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp
Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phảitrả khác được thực hiện theo nguyên tắc:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phátsinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản Khoản phải trả này gồm cả cáckhoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhậpkhẩu ủy thác); Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vịcấp dưới trực thuộc hạch toán phụ thuộc;Phải trả khác gồm các khoản phải trảkhông có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hànghóa dịch vụ.
Các khoản nợ phải trả có thời hạn thanh toán không quá 12 tháng hoặc dướimột chu kì sản xuất kinh doanh thông thường được xếp vào nợ ngắn hạn Các khoản
nợ phải trả có thời hạn thanh toán từ 1 năm trở lên thì được xếp vào nợ dài hạn
1.1.5 Nhi ệm vụ của kế toán công nợ
Tham gia vào việc soạn thảo, quản lý các hợp đồng kinh tế đặc biệt là cácđiều khoản trong hợp đồng có liên quan đến điều khoản thanh toán Theo dõi tiến
độ, tiến trình thanh toán trong từng hợp đồng, từng đơn hàng cụ thể: Hàng ngày căn
cứ vào Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho,…Kế toán công nợ tiến hành nhập dữ liệu.Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để cập nhật thường xuyên liên tục trạngthái công nợ phải thu cũng như phải trả, cần tách các khoản nợ của khách hàng theohợp đồng hoặc theo Hoá đơn bán hàng
Căn cứ vào hợp đồng, kế toán công nợ phải theo dõi tình hình phải thu vàphải trả Thực hiện việc điều chỉnh giá, tỷ giá nếu có sự thay đổi về nó trong quátrình thực hiện hợp đồng
Đối với khoản phải thu: dựa trên Hợp đồng nguyên tắc bán hàng đã ký, kiểmtra giá trị hàng mà khách hàng muốn mua, hạn mức tín dụng và thời hạn thanh toán
mà công ty chấp nhận cho từng khách hàng Đối với khách hàng mua hàng theo hợpđồng kinh tế đã ký, kiểm tra về số lượng hàng, chủng loại hàng hoá, phụ kiện điTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18Đối với công nợ phải trả: Kế toán công nợ phải kiểm tra chi tiết công nợ củatừng nhà cung cấp, từng bộ phận theo từng chứng từ phát sinh công nợ phải trả, hạnthanh toán, số tiền nợ quá hạn… và báo cho các bộ phận mua hàng và cán bộ quản
lý cấp trên
Đối với khoản tạm ứng của công nhân viên: Hàng ngày, theo dõi hạn thanhtoán tạm ứng và nhắc thanh toán khi đến hạn chi tiết theo từng nhân viên, bộ phận.Hàng tuần, thông báo danh sách tạm ứng chung và danh sách tạm ứng từng lần quáhạn Cuối năm, xác nhận nợ các khoản tạm ứng với từng bộ phận, từng công nhânviên
Liên lạc thường xuyên với các bộ phận, quản trị hợp đồng về tình hình thựchiện hợp đồng Trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi Cáckhoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hàng hoặc nhậndịch vụ Lập phương án xử lý các trường hợp công nợ khó đòi bằng các nghiệp vụchuyên môn
Cuối tháng (quý, năm) Kế toán lập các báo cáo công nợ và bảng theo dõi tìnhhình các khoản nợ quá hạn, nợ quá mức tín dụng cho phép rồi gửi về cho kế toántrưởng hoặc trưởng bộ phận chuyên trách
1.1.6 Nguyên t ắc kế toán các khoản phải thu - trả
1.1.6.1 Nguyên tắc kế toán phải thu
(1) Các khoản nợ phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đốitượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý củadoanh nghiệp
(2) Việc phân loại các khoản nợ phải thu là phải thu của khách hàng, phảithu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thươngmại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cungcấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tàichính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cảcác đơn vị mà doanh nghiệp đầu tư góp vốn vào) Khoản phải thu này gồm cả cácTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác với khách hàngthông qua bên nhận ủy thác;
b) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vịcấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (sau đây gọi làđơn vị hạch toán phụ thuộc)
c) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại,không liên quan đến giao dịch mua – bán, như:
Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: khoản phảithu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
Các khoản chi hộ bên thứ ba được quyền nhận lại; Các khoản bên nhận
ủy thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác;
Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn tài sảnphi tiền tệ, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý…
(3) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoảnphải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn Các chỉ tiêu phải thu của Báo cáotình hình tài chính còn bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khácngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1288;Khoản ký quỹ, ký cược phản ánh ở TK 1386, khoản tạm ứng được phản ánh ở TK141… Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vàocác khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Báo cáo tình hìnhtài chính
(4) Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải theo dõi chitiết các khoản nợ phải thu theo từng loại nguyên tệ, từng đối tượng công nợ và thựchiện theo nguyên tắc:
Khi phát sinh các khoản nợ phải thu (bên Nợ các TK phải thu), kế toánTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20tiền nhận trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh tại thời điểmnhận ứng trước.
Khi thu hồi nợ phải thu (bên Có Tài khoản phải thu), doanh nghiệp đượclựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền của các khoản nợ phải thu đối với từngđối tượng công nợ hoặc tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu hồi nợ
Riêng trường hợp nhận trước của người mua thì bên Có Tài khoản 131
áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước
(5) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toánbên Có các tài khoản phải thu, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳđược ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ghi nhận định kỳ tùy theođặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Đồng thời, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
Các tài khoản phải thu không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phảikết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạtđộng tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo
Các tài khoản phải thu còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánhgiá lại theo quy định tại Điều 52 Thông tư này
(6) Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại cáckhoản phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trungbình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giaodịch Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá dođánh giá lại khoản nợ phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiệntheo quy định tại Điều 52 Thông tư này
(7) Các khoản nợ phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ nếu khó cókhả năng thu hồi tại thời điểm cuối kỳ thì vẫn phải lập dự phòng phải thu khó đòitheo quy định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 211.1.6.2 Nguyên tắc kế toán phải trả
(1) Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đốitượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý củadoanh nghiệp
(2) Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ,phải trả khác được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phátsinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản Khoản phải trả này gồm cả cáckhoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhậpkhẩu ủy thác);
b) Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấpdưới trực thuộc hạch toán phụ thuộc;
c) Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, khôngliên quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:
Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: khoản phải trả vềlãi vay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả;
Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thácnhận của các bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuấtnhập khẩu;
Các khoản phải trả không mang tính thương mại như phải trả do mượn tàisản phi tiền tệ, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả vềcác khoản BHXH, BHYT, BHTN, BHTN LĐ, KPCĐ…
(3) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoảnphải trả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn
(4) Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải theo dõiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22 Khi phát sinh các khoản nợ phải trả (bên Có các Tài khoản phải trả), kếtoán phải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thờiđiểm phát sinh.
Riêng trường hợp ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ thì khi ghinhận giá trị tài sản mua về hoặc chi phí phát sinh, bên Có Tài khoản 331 tương ứngvới số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh tại thờiđiểm ứng trước
Khi thanh toán nợ phải trả (bên Nợ các Tài khoản phải trả), doanh nghiệpđược lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng phải trả hoặc tỷgiá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ
Riêng trường hợp ứng trước tiền cho người bán thì bên Nợ Tài khoản 331
áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toánbên Nợ các tài khoản phải trả, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳđược ghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ghi nhận định kỳ tùy theođặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại cáckhoản phải trả là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trungbình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch
Nguyên tắc kế toán.Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lýchênh lệch tỷ giá do đánh giá lại khoản nợ phải trả là khoản mục tiền tệ có gốcngoại tệ được thực hiện theo quy định tại Điều 52 Thông tư này
1.2 Nội dung của kế toán công nợ
1.2.1 K ế toán phải thu khách hàng
Trang 23- Bên Nợ:
Số tiền phải thu của khách hàng về sản phẩm chạy thử có tải, sản xuất thử
đã giao, dịch vụ đã cung cấp, nguyên vật liệu, bao bì, phế liệu đã cung cấp và đượcxác định là tiêu thụ
Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Bên Có:
Số tiền khách hàng đã trả nợ về bán sản phẩm chạy thử có tải, sản xuấtthử, sử dụng dịch vụ, nguyên vật liệu, bao bì, phế liệu;
Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước cho khách hàng;
Số giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng
Số tiền còn phải thu của khách hàng
Tài khoản này có thể có số dư bên Có Số dư bên Có phản ánh số tiền nhậntrước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đốitượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đốitượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên Tài sản và bên Nguồn vốn
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Hợp đồng kinh tế
- Phiếu yêu cầu xuất bán
- Phiếu xuất kho
- Giấy báo có ngân hàng/ Phiếu thu
- Phiếu hạch toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24 Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25131 511,515 Phải thu của khách hàng 635
Doanh thu Tổng giá Chiết khấu thanh toán
chưa thu tiền phải thanh toán
711 Tổng số tiền khách thanh toán tiền
Thu nhập do hàng phải thanh toán 331
Thanh lý, nhượng bán Bù trừ nợ với người bán (cùng
2293
Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá 642
các khoản mục khoản phải thu của khách Phần chưa lập
hàng là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ dự phòng
Khách hàng thanh toán nợbằng hàng tồn kho
133
Thuế GTGT(nếu có)
Trang 261.2.2 K ế toán các khoản phải trả người bán
1.2.2.1 Khoản phải trả nhà cung cấp
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 331 “Phải trả người bán” là tài khoản dùng để phản ánh tình hìnhthanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hoànhóa, người cung cấp dịch vụ , người bán tài sản cố định, bất động sản đầu tư, cáckhoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết
Kết cấu và nội dung tài khoản 331 – Phải trả người bán
Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ đã giao theohợp đồng;
Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấpthuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào nợ phải trả cho người bán;
Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lạingười bán
- Bên Có:
Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ vàngười nhận thầu xây lắp;
Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật
tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức
Trang 27 Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh sốtiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bántheo chi tiết của từng đối tượng cụ thể Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dưchi tiết của từng đối tượng phản ánh ở Tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản”
và bên “Nguồn vốn”
Chứng từ sử dụng
- Hóa đơn GTGT
- Đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế
- Phiếu hoạch toán
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho của nhà cung cấp
- Phiếu chi/ giấy báo nợ
Trang 28331 – Phải trả người bán 151,152,153,
Ứng trước tiền cho người bán Mua vật tư hang hóa nhập kho
thanh toán các khoản phải trả 133
Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết Gía trị của hàng nhập khẩu
khấu thương mại được hưởng 333 Thuế NK, TTĐB, BVMT
Thuế GTGT Phí ủy thác nhập khẩu phải trả
(nếu có) đơn vị nhận ủy thác
Trả trước tiền ủy thác mua hàng Thuế GTGT (nếu có)
Cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu
Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi Nhà thầu chính xác định giá trị 632
phí liên quan đến hàng nhập khẩu khối lượng xây lắp phải trả
cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu cho nhà thầu phụ
Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối kỳ Chênh lệch tỷ giá tăng khi
đánh giá các khoản phải trả cuối kỳ đánh giá các khoản
người bán bằng ngoại tệ phải trả người bán bằng ngoại tệSơ đồ 2.2
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ kế toán khoản phải trả người bán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 291.2.2.2 Thuế và các khoản thuế phải nộp nhà nước
Chứng từ sử dụng
- Các tờ khai thuế (GTGT, TNDN, XNK)
- Thông báo nộp thuế
- Biên lai nộp thuế
- Giấy nộp tiền vào kho bạc
Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 333 – Thuế và các khoản thuế phải nộp nhà nước
- Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 333
Bên Nợ:
Số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ;
Số thuế, lệ phí và các khoản khác đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp;
Số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá
Bên Có:
Số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;
Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào Ngân sách Nhànước
- Số dư bên Có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác còn phải nộp vàoNgân sách Nhà nước
- TK 333 có thể có số dư bên Nợ: Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phảnánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhànước, hoặc có thể phản ánh số thuế đã nộp được xét miễn, giảm hoặc cho thoái thunhưng chưa thực hiện việc thoái thu
Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC
333
133 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 111,112,131
Khi nộp thuế và các khoản khác Khi phát sinh doanh thu
Số thuế phải nộp khi bán hàng hóa Thuế gián thu (trường hợp không
Cung cấp dịch vụ được giảm, tách ngay tại thời điểm ghi nhận
152,153,156,211
Thuế NK, thuế TTĐB, thuếBVMT của hàng nhập khẩuPhải nộp tại NSNN
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 311.2.2.3Phải trả người lao động
- Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
- Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 334 – Phai trả người lao động
Bên Nợ:
Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm
xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;
Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động
Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương,bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;
- Số dư bên Có:Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chấtlương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động
- Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếucó) phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng
và các khoản khác cho người lao động
Sơ đồ hạch toán tổng hợp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32KẾ TOÁN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
333,338 Phải trả người lao động 241,642
Các khoản phải khấu trừ trừ vào Lương và các khoản phụ cấp
Lương và thu nhập của người phải trả người lao động
Lao động
Ứng và thanh toán tiền lương và Phải trả tiền lương nghỉ phép
Các khoản khác cho NLĐ của CNSX (Nếu DN tính trước)
Khi chi trả lương, thưởng và các Tiền thưởng phải trả NLĐ từ
Khoản khác cho NLĐ bằng SP,HH quỹ khen thưởng phúc lợi
(nếu có)
Sơ đồ 2.4 Kế toán phải trả người lao động
1.3 Phân tích khả năng thanh toán
1.3.1 S ự cần thiết của việc phân tích khả năng thanh toán
Phân tích tài chính doanh nghiệp là phân tích hoạt động liên quan đến việchuy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho việcđầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra Có thể thấy rằng, tàichính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định: quyết định đầu tư, quyết địnhnguồn vốn, và phân phối lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu đề ra là tối đa hóa giá trị chochủ sở hữu doanh nghiệp Các quyết định này được thực hiện ở hiện tại nhưng sẽảnh hưởng đến tương lai của doanh nghiệp Do đó, ta cần phải hiểu được tình hìnhtài chính hiện tại của doanh nghiệp trước khi đưa ra các quyết định
Qua việc phân tích khả năng thanh toán trong doanh nghiệp, góp phần đánhgiá chính xác tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng vayTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33vốn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó đề ra những quuyết định quan trọng trong việcnâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp càng chủ động trong hoạt độngtài chính của mình Phân tích khả năng thanh toán là một bộ phận trong phân tíchtình hình tài chính của doanh nghiệp, nó là công cụ không thể thiếu, phục vụ chocông tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng.
1.3.2 M ục tiêu của việc phân tích khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán nhằm đảm bảo sự ổn định tài chính của toàn
bộ doanh nghiệp mình trong ngắn hạn và dài hạn Trong quá trình đó, doanh nghiệp
sẽ dựa vào đó để tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung để hỗ trợ trong việc phát triểndoanh nghiệp trong tương lai
Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhà phân tích có thểđánh giá được chất lượng hoạt động tài chính hiện tại, tương lai, cũng như dự đoánđược tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp
1.3.3 Các ch ỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán
1.3.3.1 Khả năng thanh toán hiện hành ( )(ĐVT: lần)
Hệ số thanh toán ngắn hạn của Công ty được định nghĩa là mối quan hệ giữatoàn bộ tài sản có thời gian chu chuyển ngắn của công ty với nợ ngắn hạn Chỉ tiêunày được tính như sau:
Ta có các mức của hệ số thanh toán hiện hành như sau:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34- Nếu <1 và tiến đến 0 báo hiệu sự khó khăn của doanh nghiệp, vốn chủ
sở hữu của doanh nghiệp giảm và mất dần, tài sản ngắn hạn hiện có của doanhnghiệp không đủ trả nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán
Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số bao gồm nhiều loại tài sản, kể cảnhững tài sản khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ vay Để giải quyết hạn chế này,nhà phân tích có thể loại trừ những tài sản khó chuyển thành tiền khỏi phần tử sốnhư các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệthại chờ xử lý… Vì vậy, để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, các nhàphân tích thường kết hợp thêm hệ số thanh toán nhanh
1.3.3.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh ( ) (ĐVT: lần)
ℎả ă ℎ ℎ á ℎ ℎ= à ả ắ ℎạ − à ồ ℎợ ắ ℎạ
Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng bù đắp nợ ngắn hạn bằngcác tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền (TS nhanh) Chỉ tiêu nàyphản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong khoảng thời gian ngắn
- Nếu > 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánh giá làkhá cao và thuận lợi trong việc thanh toán nợ
- Nếu = 0.5 – 1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được đánhgiá là khả quan Tuy nhiên để kết luận hệ số này là tốt hay xấu thì cần phải xem xétđến bản chất và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó
- Nếu < 0.5: Doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán
nợ và để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ
Nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc cáckhoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn
Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là do hàng tồnkho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn các TSNH khác.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 351.3.3.3 Hệ số khả năng thanh toán tức thời ( )(ĐVT: lần)
ℎả ă ℎ ℎ á ứ ℎờ = ề à ươ đươ ềợ ắ ℎạ
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khảnăng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngày cáckhoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này
Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lànhmạnh hay không Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công
nợ càng cao và ngược lại
- Nếu ≥ 1: Cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợngắn hạn cao Doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay cáckhoản nợ ngắn hạn
- Nếu < 1: Doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tứctoàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn, doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khókhăn nếu phải thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn
Phân tích sâu hơn, nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán hiệnthời rất nhiều, cho thấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho Trongtrường hợp này, tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp Tất nhiên,với tỷ lệ nhỏ hơn 1, doanh nghiệp có thể không đạt được tình hình tài chính tốtnhưng điều đó không có nghĩa là doanh nghiêp sẽ bị phá sản vì có nhiều cách đểhuy động thêm vốn cho việc trả nợ Ở một khía cạnh khác, nếu hệ số này quá caothì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng xoay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốncũng không cao
1.3.3.4 Hệ số khả năng thanh toán tài sản ngắn hạn ( ) (ĐVT: lần)
à ả ắ ℎạTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36nghiệp hiện có Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tiền và các khoản tươngđương tiền với nợ ngắn hạn.
- ≥ 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay, hệ sốnày cao chứng tỏ khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ càng an toàn, rủi ro phásản được đánh giá ở mức thấp, tình hình tài chính ổn định Nếu hệ số này quá caothì chưa hẳn đã tốt, điều này cho thấy doanh nghiệp đang dự trữ một lượng tài sảnngắn hạn rất lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, điều này có thể khiến doanhnghiệp lâm vào tình hình tài chính tồi tệ
- < 1: Khả năng thanh toán kém, tiền và các khoản tương đương tiềnkhông đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả Nếutiến dần về 0, doanh nghiệp khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chínhgặp khó khăn
1.3.3.5 Chất lượng của tài sản ngắn hạn (ĐVT: Lần)
ℎấ ượ ủ à ả ắ ℎạ = à ồ ℎ
à ả ắ ℎạ
Hệ số chất lượng của tài sản ngắn hạn là một tỷ số nhằm đo lường chất lượngcủa tài sản ngắn hạn dựa vào hàng tồn kho của công ty Xem xét khả năng xuấthàng hóa của công ty có tốt hay không Về nguyên tắc, hệ số này càng thấp thì chấtlượng của tài sản ngắn hạn càng tốt và ngược lại
Kết luận Chương 1: Trong chương này, em đã đưa ra được các vấn đề
mang tính chất cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ như: khái niệm, nguyêntắc hạch toán, vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ, đặc biệt làm rõ cơ sở lý luậncác khoản phải thu, phải trả Ngoài ra còn phân tích tình hình công nợ thông quaviệc phân tích các chỉ số tài chính Đây là nền tảng để tôi tìm hiểu, nghiên cứu, sosánh với thực tế trong quá trình thực tập Từ đó, tôi có thể biết được tình trạng côngtác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ của công ty để đưa ra nhữngđánh giá, nhận xét và một số biện pháp nâng cao công tác kế toán cũng như tìnhhình công nợ tại Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ
– XÂY DỰNG SƯỚNG
2.1 Tổng quan về công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng
2.1.1 L ịch sử hình thành và phát triển
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ – XÂY DỰNG SƯỚNG
- Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ – XÂY DỰNG SƯỚNG
- Số ĐKKD/MST: 4001094135
- Ngày hoạt động: 19-10-2016
- Tình trạng: Đang Hoạt Động (Đã được cấp GCN ĐKT)
- Địa chỉ: Thôn Phú Hưng, Xã Tam Xuân I, Huyện Núi Thành, Tỉnh QuảngNam
- Người đại diện: Chu Trung Đức
sự đoàn kết và nỗ lực của toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên, chúng tôi đã và đang
nỗ lực và sáng tạo không ngừng để vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội nhằm tạo
ra nền tảng phát triển doanh nghiệp theo hướng nhanh và bền vững
Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, đến nay Công ty Công ty TNHH
Cơ khí – Xây dựng Sướng đã vươn lên trở thành một Công ty có thương hiệu và uytín, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường xây dựng địa phương Đã tham gia thiTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 38Công ty TNHH Cơ khí Xây dựng Sướng từ ngày thành lập đến nay luôn luônhoàn thành và vượt mức kế hoạch được giao Với một đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kiếntrúc sư và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao, được trang
bị đầy đủ thiết bị và dụng cụ thi công tiên tiến Công ty chúng tôi có thể đáp ứngmọi yêu cầu khắt khe nhất của khách hàng
2.1.2 Đặc điểm các loại hình kinh doanh
Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng chuyên cung cấp các loại vật liệubằng kim loại (sắt, thép,…); Xây dựng, sửa chữa, tư vấn, khảo sát và thiết kế cáccông trình dân dụng và công nghiệp; Kinh doanh vật liệu xây dựng;
2.1.3 Ch ức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và lĩnh vực hoạt động
2.1.3.1 Chức năng
Chức năng của công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng có chức năng làcung cấp các nguyên vật liệu bằng sắt thép cho khách hàng, thực hiện xây dựng cáccông trình dân dụng và công nghiệp
2.1.3.2 Nhiệm vụ
Công ty kinh doanh theo ngành nghề đã đã ký, xây dựng thực hiện các kếhoạch có hiệu quả Đặc biệt công ty phải thực hiện nhiệm vụ duy trì phát triển hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo và an toàn vốn góp cổ phần vào sự phát triểnkinh tế xã hội của tỉnh nhà
Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký với chủ đầu
tư, đồng thời chú trọng nâng cao tay nghề công nhân và chất lượng công trình, tạo
uy tín cho Công ty trong ngành nghề Đảm bảo an toàn quyền và nghĩa vụ chongười lao động theo quy định của pháp luật
Thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách theo đúng chủ trương và chế độ củanhà nước Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng được tổ chức dưới hình thức
cổ phần hóa, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng vàđược mở tài khoản Ngân hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 392.1.3.3 Mục tiêu
Mục tiêu của Công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng là cung cấp cácnguyên vật liệu cao cấp và an toàn cho công trình xây dựng và các cơ sở kinh doanhkhác
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty, người đứng ra chịu trách
nhiệm và thực hiện các chỉ đạo của Hội đồng quản trị Người trực tiếp điều hànhnhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo các phòng ban cấp dưới thực hiện Giám đốc củaCông ty hiện nay là ông Chu Trung Đức
Phó giám đốc: Phó giám đốc điều hành doanh nghiệp theo sự phân công và
ủy quyền của Giám đốc về nhiệm vụ được Giám đốc phân công và ủy quyền
Phòng kế toán – tài chính – Nhân sự: Cân đối các nguồn vốn để có các kế
hoạch vay vốn ngân hàng và chuyển vốn vay cho các đơn vị trực thuộc theo kế hoạch
đã được duyệt từng tháng, quý; cùng các đơn vị để đối chiếu thu hồi công nợ, thanhquyết toán công trình; lập và tổng hợp kế hoạch báo cáo tài chính năm với cấp trên
GIÁM ĐỐC
PHÓGIÁM ĐỐC
PHÒNG
KT – TC - NS
PHÒNGKINH DOANH
BỘ PHẬNKHO
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Phòng kinh doanh: Phòng kinh doanh có chức năng hướng dẫn, chỉ đạo các
hoạt động nghiên cứu và phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ mới hoặc là nghiên cứucải tiến các sản phẩm, dịch vụ đã có để đáp ứng nhu cầu của thị trường Các hoạtđộng này sẽ góp phần mở rộng và phát triển thị trường mục tiêu cho doanh nghiệp
Bộ phận kho : Bộ phận kho là nơi nhập xuất hàng hóa, có trách nhiệm theo
dõi chặt chẽ, báo cáo số lượng đã xuất nhập, tồn kho về cho ban quản lý Hỗ trợ các
bộ phận khác để quản lý chặt chẽ và hợp lý
2.1.5 T ổ chức bộ máy kế toán của Công ty
2.1.5.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ kế toán của công ty TNHH Cơ khí – Xây dựng Sướng
2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ
Kế toán trưởng: Kế toán trưởng là người được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận
kế toán nói chung của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, xí nghiệp, cơ sở Tổchức điều hành công tác kế toán tài chính, kiểm tra và xử lý mọi nghiệp vụ phátsinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tổng hợp cácthông tin tài chính của Công ty để lập báo cáo, từ đó giúp Giám đốc về công tácquản lý tài chính của Công ty đạt hiệu quả
Kế toán kho: Lập chứng từ nhập – xuất, chi phí mua hàng, hóa đơn bán
hàng và kê khai thuế đầu vào đầu ra Kiểm tra tính đúng đủ của phiếu xuất nhậpkho Tiến hành hạch toán nhập – xuất kho vật tư, hàng hóa đảm bảo sự chính xác
và phù hợp của các khoản mục chi phí vào phần mềm kế toán Kết hợp với kế toáncông nợ để đối chiếu số liệu phát sinh hàng ngày Sắp xếp kho hàng hóa hóa gọn
Kế toántrưởng
Kế toáncông nợkirmth
Kế toán kho
Trường Đại học Kinh tế Huế