LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Vốn lưu động của doanh nghiệp
1.1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò vốn lưu động
1.1.1.1 Khái niệm vốn lưu động:
Mỗi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các tài sản cố định, doanh nghiệp cần phải có tài sản lưu động Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm 2 bộ phận : Tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông.
Tài sản lưu động sản xuất: Gồm 1 bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
Tài sản lưu động lưu thông: Là những tài sản lưu động nằm trong quá trình lưu thông của doanh nghiệp như: Thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi. Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được tiến hành thường xuyên liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định Do đó, để hình thành nên các tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn tiền tệ nhất định đầu tư vào các tài sản đó Số vốn này được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp.
Kết luận: Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên các tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục Vốn lưu động luân chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được thu hồi toàn bộ, hoàn thành một vòng luân chuyển khi kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Trong các doanh nghiệp khác nhau sự vận động của vốn lưu động là khác nhau Chẳng hạn trong các doanh nghiệp thương mại thì phương thức vận động của vốn là T-H-T’ Do vậy bắt đầu quá trình vận động của vốn lưu động từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái hàng hóa và kết thúc lại trở về hình thái tiền tệ chứ không phải qua giai đoạn sản xuất chế biến.
Như vậy chúng ta có thể khái quát những nét đặc thù của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh như sau :
Vốn lưu động chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn lưu động được phân bổ khắp trong và ngoài doanh nghiệp.
Vốn lưu động được chuyển dịch toàn bộ và một lần vào giá trị sản phẩm. Vốn lưu động vận động thường xuyên và nhanh hơn vốn cố định.Vốn lưu động biến đổi từ hình thái này sang hình thái khác và sau đó sẽ chuyển về hình thái ban đầu Qua quá trình vận động vốn lưu động không chỉ biến đổi về hình thái mà quan trọng hơn nó còn tạo nên sự biến đổi về giá trị.
Những thông tin về sự biến đổi này rất cần thiết cho sự tìm ra phương hướng, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Mặt khác việc thu hồi vốn lưu động sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh có tác dụng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp vì có thể thu hồi vốn lưu động thì doanh nghiệp mới có thể mua sắm vật tư, thiết bị, trang trải nợ nần phục vụ cho chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.
1.1.1.3 Vai trò của vốn lưu động:
Vốn lưu động có vai trò quan trọng là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình tái sản xuất Muốn quá trình sản xuất được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ tiền vốn đầu tư cho vào các hình thái của vốn lưu động, nhờ đó các hình thái của vốn lưu động, tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động và ngược lại.
Ngoài ra, vốn lưu động còn là công cụ phản ánh, đánh giá quá trình vận động của vật tư Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư Số vốn lưu động phán ánh số lượng vật tư, hàng hóa dự trữ ở các khâu nhiều hay ít Vốn lưu động luân chuyển nhanh hay chậm phản ánh số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không, thời gian nằm ở khâu sản xuất và lưu thông có hợp lí hay không Bởi vậy thông qua tình hình luân chuyển vốn lưu động có thể kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời đối với các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, trên cơ sở đó doanh nghiệp đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả.
1.1.2 Phân loại, kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.
Dựa theo tiêu thức khác nhau, có thể chia vốn lưu động thành các loại khác nhau Thông thường có một số cách phân loại sau: a Dựa theo hình thái biểu hiện của vốn có thể chia vốn làm các loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu
+ Vốn bằng tiền: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển hóa thành các loại tài sản khác để trả nợ Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán hàng trả sau.
- Vốn vật tư hàng hóa bao gồm 3 loại gọi chung là hàng tồn kho.
+ Nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ
Việc phân loại vốn lưu động theo cách này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xem xét, đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. b Dựa theo vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất kinh doanh có thể chia vốn lưu động thành các loại sau :
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất gồm các khoản:
+ Vốn nguyên liệu, vật liệu chính
+ Vốn phụ tùng thay thế
+ Vốn công cụ, dụng cụ
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất:
+ Vốn sản phẩm dở dang
+ Vốn về chi phí trả trước
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông:
+ Vốn đầu tư ngắn hạn về chứng khoán và các loại khác
+ Vốn trong thanh toán: Những khoản phải thu và tạm ứng c Theo nguồn hình thành:
-Nguồn vốn pháp định: Nguồn vốn này có thể do nhà nước cấp, do xã viên, cổ đông đóng góp hoặc do chủ doanh nghiệp tự bỏ ra.
-Nguồn vốn tự bổ sung: Đây là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung chủ yếu một phần lấy từ lợi nhuận để lại.
-Nguồn vốn liên doanh, liên kết
-Nguồn vốn đi vay: Đây là nguồn vốn quan trọng mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên trong kinh doanh. Tùy theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác hoặc của tư nhân, các đơn vị tổ chức trong và ngoài nước.
1.1.2.2 Kết cấu và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động a Kết cấu vốn lưu động
Là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số VLĐ tại một thời điểm nhất định.
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT TRÌ VIGLACERA
Giới thiệu tổng quan về Công Ty Cổ Phần Việt Trì Viglacera
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Việt Trì Viglacera Địa chỉ: phố Hồng Hà, phường Tiên Cát, tỉnh Phú Thọ Điện thoại: 02103 846 487
Email: suvtri@hn.vnn.vn Đăng ký kinh doanh số: 1803000156
Ngày cấp: 05/02/2004 tại: Sở KHĐT tỉnh Phú Thọ
Giám đốc công ty: Nguyễn Thế Anh
Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viglacera, chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện kèm theo. Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện kèm theo.
+ Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng.
+ Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp.
+ Trang trí nội, ngoại thất công trình.
+ Tư vấn, thiết kế, chuyển giao công nghệ sản xuất sứ vệ sinh.
+ Kinh doanh vận tải hàng hóa đường bộ.
+ Kinh doanh xăng, dầu, gas; kinh doanh dịch vụ khách sạn; dịch vụ lữ hành nội địa.
2.1.1.1 Thời kỳ đầu: Sản xuất tường ván ép và gạch lát hoa.
Tiền thân của công ty sứ Việt Trì là sự hợp nhất Nhà máy Ván ép Việt Trì và Nhà máy Gạch lát hoa Việt Trì.
Nhà máy Ván sợi ép Việt Trì được thành lập theo Quyết định số 477/BXD ngày 07/06/1976 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Năm 1977 đổi tên là Nhà máy Tường ván ép Sông Thao.
Nhà máy Gạch lát hoa Việt Trì: Được khởi công xây dựng năm 1976 với dây chuyền thiết bị toàn bộ của Thụy Sỹ, đến tháng 6/1987 hoàn thành và đi vào sản xuất.
Ngày 07/07/1978 Bộ Xây Dựng có Quyết định hợp nhất Nhà máy ván ép Sông Thao.
Ngày 05/04/1991 Bộ xây dựng ra Quyết định số 217/BXD-TCLĐ đổi tên là
Xí nghiệp Vật liệu xây dựng Việt Trì.
Ngày 16/05/1988, Bộ xây dựng quyết định sáp nhập Công Ty vật liệu xây dựng vào công ty sứ Thanh Trì Đến ngày 05/01/2001, Bộ xây dựng quyết định thành lập công ty sứ Việt Trì Công ty sứ Việt Trì hoạt động sản xuất ổn định và kinh doanh có hiệu quả tiếp tục thực hiện dự án nâng công suất công ty lên 400.000 sản phẩm/năm công trình đã được đưa vào sử dụng vào tháng 06/2003. Ngày 31/12/2004 Bộ xây dựng ra quyết định số 1777/QĐ-BXD về việc chuyển đổi Công ty sứ Việt Trì thuộc Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng ( nay là Tổng công ty Viglacera ) thành Công ty Cổ Phần và đã chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera kể từ tháng 1/2004 đến nay.
2.1.1.2.Thời kỳ sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp: Để đáp ứng nhu cầu thị trường, năm 1996 được Bộ xây dựng và Tổng công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng cho phép chuyển sang sản xuất mặt hàng mới: Đầu tư dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh có công suất 100.000 SP/năm.
Tháng 12/1997 Bộ Xây Dựng quyết định đổi tên công ty vật liệu xây dựng Việt Trì. Để tăng cường sức mạnh cho ngành sản xuất sứ vệ sinh trong Tổng công ty nói riêng và trong nước nói chung, ngày 19/5/1998 Bộ Xây Dựng quyết định sát nhập Công ty VLXD Việt Trì vào Công Ty Sứ Thanh Trì ( Quyết định số 893/QĐ-BXD-TCLĐ).
Năm 1999 đầu tư thêm một số hạng mục công trình nâng công suất sản xuất sứ lên 150.000 SP/năm.
Do nhu cầu của thị trường tiêu thụ sứ vệ sinh trong nước và quốc tế tăng cao, ngày 05/01/2001 Bộ Xây Dựng Quyết định thành lập Công Ty Sứ Việt Trì và tách ra khỏi Công Ty Sứ Thanh Trì, hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty (Quyết định số 34/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng).
Năm 2012 được Tổng công ty cho phép công ty đầu mở rộng nâng công suất sản suất sản xuất sứ lên 400.000 SP/năm với dây chuyền công nghệ hiện đại nhất của hãng SACMI IMOLA Italia Tháng 6/2003 mẻ sứ đầu tiên của dây chuyền mới đã ra lò đạt đạt chất lượng.
Công ty đã xây dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, được tổ chức Global Vương Quốc Anh cấp chứng chỉ từ tháng 12/2001 Sản phẩm của công ty đạt Huy Chương Vàng hàng Việt Nam chất lượng cao phù hợp với tiêu chuẩn 2002, Bằng Khen của Bộ Xây Dựng, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003, giải thưởng Chất Lượng Việt Nam Sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp do công ty Cổ Phần Việt Trì Viglacera sản xuất đã khẳng định được uy tín và bán rộng rãi trên thị trường trong nước, ngoài ra còn xuất khẩu sang một số nước như: Nga, Ucraina, Niu-di-lân, Irắc,
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:
Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera tổ chức bộ máy sản xuất – kinh doanh theo mô hình Trực tuyến – Chức năng.
- Cơ cấu tổ chức Ban lãnh đạo Công ty gồm : 01 Giám đốc điều hành, 01 Phó giám đốc Các phòng ban trong công ty gồm: Phòng Tổ chức hành; Phòng kinh tế; Ban điều hành sản xuất ( Phòng kỹ thuật thí nghiệm, các xưởng Tạo hình, Men mộc, Lò nung, KCS, Cơ điện, Khuôn mẫu).
- Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý:
+ Giám đốc: Gồm 01 người, giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Giám đốc có trách nhiệm quản lý vĩ mô và đưa quyết định chỉ đạo chung để điều hành toàn bộ công ty hoạt động một cách thống nhất. + Phó giám đốc: Bao gồm 01 phó giám đốc, có nhiệm vụ trợ lý cho giám đốc theo nhiệm vụ phân công trên các lĩnh vực sản xuất.
Phòng tổ chức hành chính: Là bộ phận tham mưu của Lãnh đạo Công ty thực hiện các lĩnh vực công tác: Tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, bảo vệ chính nội bộ, an ninh, thực hiện các chính sách đối với người lao động, hành chính, quản trị, thi đua khen thưởng, y tế, tạp vụ, nhà ăn, bảo vệ cơ quan (Bao gồm cả bộ phận Văn phòng)
+ Phòng kinh tế bao gồm:
Phòng tài chính kế toán: Là bộ phận tham mưu của lãnh đạo Công ty thực
P Tổ chức hành chính P Kĩ thuật thí nghiệm
Phòng kinh tế Xưởng men mộc
Nhà ăn Kế hoạch đầu tư
Tài chính KT hiện các lĩnh vực công tác: tài chính, tín dụng, kiểm soát, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng kế hoạch đầu tư: Là bộ phận tham mưu của lãnh đạo Công ty thực hiện các lĩnh vực công tác: Kế hoạch sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển dài hạn, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm nguyên nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất.
SƠ ĐỒ 2.1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
( Nguồn : Phòng Tổ Chức Hành Chính )
2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:
2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera là đơn vị sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sứ vệ sinh Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có khoảng 16 hãng sứ vệ sinh với công suất 6 triệu sản phẩm/năm, trong khi đó nhu cầu của thị trường chỉ khoảng 4 triệu sản phẩm/năm Việc cung vượt quá cầu đã làm căng thẳng trên thị trường sứ vệ sinh trong cả nước nói chung và đối với Công ty cổ phầnViệt Trì Viglacera nói riêng Song vượt lên trên hết cả, bằng sự quyết tâm, sáng tạo của tập thể Lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần Việt TrìViglacera trong sản xuất, kinh doanh đã giúp công ty cổ phần Việt Trì Viglacera đứng vững trên thị trường chiếm 10% thị phần trong nước và đã từng bước đưa sản phẩm thâm nhập một số thị trường nước ngoài như Nga, Ucraina, Canada,
SƠ ĐỒ 2.2: DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
Bột thạch cao Khuân mẹ
Nguyên liệu, hóa chất FF, CL, TA, CaCO3, ZrSiO4
Cân định lượng Chế tạo khuôn Nghiền men
Máy nghiền bì Sấy khuôn Sàng rung,
Kiểm tra Kiểm tra Bể chứa
Sàng Rung, khử từ Đổ rót tạo hình mộc Chế biến
Bể chứa Sấy cưỡng bức Kiểm tra, điều chỉnh.
Kiểm tra,hoàn thiện mộc Men thu hồi
Mộc hỏng Men đạt thông số
SP C đập bỏ Đóng gói
2.1.3.2.Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Việt Trì Viglacera
2.2.1 Cơ cấu vốn lưu động của công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera.
Bảng 2.2: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera.
Tiền và tương đương tiền 7.670.005 23,21 10.054.566 18,61 14.687.988 23,40 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Các khoản phải thu 2.499.995 7,57 9.420.797 17,44 3.776.895 6,02 Hàng tồn kho 227.404 0,69 1.382.521 2,56 1.678.943 2,68 Tài sản ngắn hạn khác 2.175.422 6,58 4.025.464 7,45 6.723.689 10,71 Tổng vốn lưu động 33.040.914 100 54.021.538 100 62.761.874 100
( Nguồn BCTC các năm 2009, 2010, 2011 của Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera)
Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu vốn lưu động của công ty các năm 2009 – 2010 – 2011
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Tiền và tương đương tiền
Các khoản phải thu Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Qua bảng trên ta thấy: Vốn lưu động của công ty tăng qua các năm, năm
2010 so với năm 2009 tăng 20.980.624 nghìn đồng ứng với tốc độ tăng 63,50%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 8.740.336 nghìn đồng ứng với tốc độ tăng 16,18 % Vốn lưu động tăng lên là do tất cả các khoản mục đều tăng lên, chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Cụ thể:
Lượng tiền trong năm 2010 tăng 2.378.561 nghìn đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 31,01 % Năm 2011 tăng 4.633.422 nghìn đồng tương ứng tăng 46,08 % Ta nhận thấy lượng tiền mặt công ty nắm giữ tăng dần trong 3 năm, có thể tăng khả năng chủ động đáp ứng nhu cầu cấp bách của công ty.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2009 là 20.468.088 nghìn đồng, sang năm 2010 tăng 8.670.102 nghìn đồng, tương đương tăng với tỷ lệ 42,36%. Năm 2011 tăng 6.756.169 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng 23,19 % Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn lưu động Điều này cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng chính sách hoạt động an toàn.
Các khoản phải thu năm 2010 tăng 6.920.802 nghìn đồng, tương đương tăng278,83 % Việc tăng giảm khoản phải thu là do chính sách bán hàng của doanh nghiệp, tuy nhiên sự tăng mạnh khoản phải thu trong năm 2010 khiến cho doanh nghiệp phải chú trọng hơn trong công tác thu hồi nợ của công ty Năm 2011 các khoản phải thu giảm 5.643.902 nghìn đồng, ứng với tỷ lệ giảm 59,91 % so với năm 2010 Năm 2011 doanh nghiệp đã nhanh chóng cải thiện được sự tăng cao của các khoản phải thu năm 2010, chính sách bán hàng của công ty thắt chặt hơn Tuy nhiên với việc thắt chặt chính sách bán hàng có thể làm sản phẩm tiêu thụ kém hơn Doanh nghiệp cũng nên chú trọng hơn đến vấn đề này.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn lưu động Năm 2010 hàng tồn kho tăng 1.155.117 nghìn đồng tương đương tăng 507,96 % Năm 2011 tăng 296.422 nghìn đồng ứng với tỷ lệ tăng 21,44 % Năm 2010 hàng tồn kho tăng lên đáng kể, lượng hàng tồn kho tăng lên quá nhanh trong năm 2010 trong điều kiện hàng tiêu thụ của công ty cũng tăng khiến chúng ta phải xem xét việc dự trữ hàng tồn kho có thực sự hợp lý hay không Theo dự báo ngành gốm sứ trong nước ngày một tăng cao, đời sống dần được nâng cao.Công ty đã tăng lượng hàng tồn kho lên đáng kể để có thể tránh giá cả biến động mạnh, việc mua nguyên vật liệu gặp khó khăn Tuy nhiên việc hàng tồn kho tăng quá cao cũng làm cho chi phí tồn kho tăng lên, công ty nên có biện pháp quản lý hàng tồn kho thực sự phù hợp.
Tài sản ngắn hạn khác năm 2010 tăng 1.850.042 nghìn đồng so với 2009, tương đương tăng 85,04 % Tuy nhiên tỷ trọng chiếm không cao trong tổng VLĐ nhưng vẫn có tác động đến hoạt đông kinh doanh của công ty Vì thế cần có các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.
Như vậy, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của công ty tăng là do các khoản mục đều tăng nhưng chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chính tăng, lượng hàng tồn kho tăng cao so với các năm trước Trong thời gian tới Công ty nên cơ cấu lại vốn lưu động sao cho hợp lý hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Trên cơ sở đó việc sử dụng vốn mới có thể tiết kiệm và nâng cao được hiệu quả. Khi đề cập tới vốn lưu động, người ta sẽ xem xét tới cả vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạm thời Vốn lưu động thường xuyên được tài trợ bằng nguồn ổn định còn vốn lưu động tạm thời được tài trợ bằng nguồn ngắn hạn như chiếm dụng vốn hay vay ngắn hạn ngân hàng
VLĐ = VLĐTX + VLĐTT Trong đó:
Từ đó ta dễ dàng tính được VLĐTX: (đơn vị nghìn đồng)
Năm 2011 = 62.761.874 – 18.139.269 = 44.622.605 > 0 Như vậy, trong cả 3 năm 2009, 2010, 2011, TSNH > NNH; thể hiện phần nguồn vốn dài hạn trong doanh nghiệp đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cơ cấu vốn an toàn.
Vốn lưu động tạm thời: (đơn vị nghìn đồng)
Ta nhận thấy quy mô vay ngắn hạn có xu hướng tăng khá mạnh vào năm 2010, tăng thêm 23.909.159 nghìn đồng ứng với tốc độ tăng 176,56 % so với năm 2009. Năm 2011 tiếp tục tăng thêm 7.172.090 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 16,07 % nguyên nhân là do doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất so với năm 2009, đầu tư vào một số mẫu sản phẩm mới, do đó cần nhiều vốn tài trợ cho việc sản xuất.
2.2.2 Các chỉ tiêu tổng hợp
2.2.2.1 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tốt hay không, một trong những chi tiêu quan trọng để đánh giá đó là tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty.
Bảng 2.3 : Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Đơn vị : 1000 đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu thuần 112.503.124 118.945.313 120.942.521 VLĐ bình quân 25.826.890 43.531.226 58.391.706
Số vòng quay 4,36 vòng 2,73 vòng 2,07 vòng
Kỳ luân chuyển 83 ngày 132 ngày 174 ngày
( Nguồn BCTC các năm 2009, 2010, 2011 của Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera
Nhìn vào bảng 3 ta nhận thấy, số vòng quay vốn lưu động của Công ty năm
2009 là cao nhất, sau đó giảm dần ở các năm 2010 và năm 2011 Năm 2009, năm
2010, năm 2011 số vòng quay vốn lưu động lần lượt là 4,36 vòng, 2,73 vòng,2,07 vòng Ta thấy, chỉ tiêu này cho biết năm 2010 vốn lưu động luân chuyển được 2,73 vòng giảm 1,63 vòng so với năm 2009 Năm 2011 vốn lưu động luân chuyển được 2,07 vòng giảm 0,66 vòng so với năm 2010 Sự thay đổi này chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu thuần và vốn lưu động bình quân, ta xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như sau:
+ Ảnh hưởng của doanh thu thuần: nếu giả sử vốn lưu động bình quân không đổi sự biến đổi doanh thu thuần sẽ gây ra sự biến đổi:
+ Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân: nếu doanh thu thuần không đổi vốn lưu động bình quân sẽ thay đổi ta có:
Tổng hợp lại ta có: 0,25 + (-1,87) = -1,62 (chính bằng mức giảm số vòng quay vốn lưu động năm 2010 so với 2009) Thể hiện sự tăng lên của doanh thu thuần làm cho vòng quay vốn lưu động tăng 0,25 vòng, sự tăng lên của vốn lưu động bình quân làm cho vòng quay vốn lưu động giảm đi 1,87 vòng Như vậy sự thay đổi của doanh thu thuần gây ảnh hưởng ít hơn so với sự thay đổi do vốn lưu động bình quân.
+ Ảnh hưởng của doanh thu thuần: nếu vốn lưu động bình quân không đổi doanh thu thuần sẽ gây ra sự thay đổi:
+ Ảnh hưởng của vốn lưu động bình quân: nếu doanh thu thuần không đổi và vốn lưu động bình quân thay đổi, ta có:
Tổng hợp lại: 0,05 + (- 0,71) = - 0,66 (mức giảm số vòng quay vốn lưu động năm 2011 so với 2010)
Ta dễ ràng nhận thấy, cũng như trường hợp trên, ở đây mức tăng của doanh thu thuần làm cho số vòng quay chỉ tăng 0,05 vòng, còn mức tăng của vốn lưu động bình quân làm giảm 0,71 vòng Sự biến đổi tăng của vốn lưu động bình quân luôn ảnh hưởng lớn hơn so với sự thay đổi doanh thu thuần của công ty. Năm 2010 so với năm 2009 số vòng quay giảm đi 1,62 vòng, làm tăng số ngày của 1 kỳ luân chuyển là 49 ngày là 132 ngày/một kỳ luân chuyển, chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động kém hiệu quả hơn Cụ thể có sự giảm vòng quay vốn lưu động là do: Doanh thu thuần tăng 6.442.189 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 5,73% nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân tăng 17.704.336 nghìn đồng ứng với tỷ lệ 68,55%.
Năm 2011 so với 2010 số vòng quay giảm đi 0,66 vòng nên đã kéo dài thời gian luân chuyển vốn lưu động thêm 42 ngày là 174 ngày/một kỳ luân chuyển, là do tốc độ tăng doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn lưu động bình quân: Trong năm doanh thu thuần tăng 1.997.208 nghìn đồng ứng với 1,68% trong khi vốn lưu động bình quân tăng 14.860.480 nghìn đồng ứng với 34,14%.
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chưa được tốt Là một đơn vị kinh doanh chuyên sản xuất, nguồn vốn chủ yếu là đi vay nên vốn lưu động quay được càng nhiều vòng càng tốt Tuy nhiên, số vòng quay vốn lưu động của công ty đang có xu hướng giảm dần, do đó doanh nghiệp cần tìm biện pháp đẩy mạnh hơn nữa tốc độ chu chuyển vốn lưu động, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn, làm giảm số ngày của mỗi kỳ luân chuyển.
2.2.2.2 Mức tiết kiệm vốn lưu động
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP TỔNG HỢP
Phương hướng và kế hoạch phát triển trong thời gian tới
3.1.1 Phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Việt nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế, mỗi doanh nghiệp trong nước cần có những hướng đi đúng đắn nhằm duy trì, đẩy mạnh và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian sắp tới Công ty cổ phần Việt Trì Viglacera cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển trong tương lai như sau:
Công ty đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời, dự đoán chuẩn xác nhu cầu và diễn biến thị trường để tìm ra được thị trường tiềm năng mà Công ty chưa khai thác triệt để.
Với quan điểm chất lượng và dịch vụ được đưa lên hàng đầu là nền tảng cho sự phát triển của Công ty Mọi cán bộ, công nhân viên đã nỗ lực hết mình, không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để phấn đấu mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm và thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng để tạo dựng uy tín cao cho doanh nghiệp.
Nâng cao thu nhập cho người lao động trong Công ty nhằm khuyến khích và tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên.
Công ty sẽ đầu tư cử cán bộ sang nước ngoài đào tạo, học hỏi kinh nghiệm để đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm Khi các sản phẩm của Công ty phong phú với mẫu mã đẹp, chất lượng, giá cả hợp lý, khách hàng sẽ lựa chọn được sản phẩm ưng ý, đúng nhu cầu.
Công ty đề cao đến công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động, vì vốn lưu động là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty đảm bảo sử dụng vốn lưu động đúng hướng, đúng mục đích và kế hoạch đề ra, không những vậy Công ty còn ra sức tiếc kiệm được vốn và sử dụng có hiệu quả.
Công ty phấn đấu đẩy nhanh vòng quay vốn lưu động, tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, tránh tình trạng vốn bị ứ đọng.
Nâng cao hoạt động quản lý sử dụng vốn lưu động ở khâu dự trữ và khâu thanh toán nhằm giảm thiểu chi phí, giảm vốn bị chiếm dụng.
3.1.2 Các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể trong năm 2012.
Năm 2012, với phương hướng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, căn cứ vào tình hình thực tế Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera đã đề ra một số chi tiêu kế hoạch hoạt động trong thời gian tới như sau:
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch của Công ty năm 2012 Đơn vị: 1000 đ
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 90.878
6 Doanh thu hoạt động tài chính 29.627.198
7 Chi phí hoạt động tài chính 18.525.018
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.899.000
14 Lợi nhuận trước thuế TNDN 49.701.766
15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 37.276.325
( Nguồn: Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera)
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Việc tăng nhanh hiệu quả sử dụng vốn lưu động luôn là mục tiêu phấn đấu của Công ty Việt Trì Viglacera Để thực hiện được mục tiêu này thì Công ty cần tìm ra những phương pháp mới để sử dụng vốn sao cho hiệu quả nhất.
Trên cơ sở những mặt tích cực và những mặt tồn tại đã trình bày về thực trạng sử dụng vốn lưu động của Công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty như sau:
3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn trong doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả Dưới đây, em xin nêu một số công việc cần thiết lập và thực hiện kế hoạch tổ chức và sử dụng vốn lưu động:
Công ty cần phân tích các chi tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế về nhu cầu vốn lưu động ở các kỳ trước.
Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, lập kế hoạch huy động vốn: Xác định khả năng tài chính hiện tại của Công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp hạn chế rủi ro.
Khi lập và thực hiện kế hoạch vốn lưu động phải căn cứ vào kế hoạch vốn kinh doanh đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu xảy ra sự thiếu hụt hoặc dư thừa cần phải có biện pháp xử lý ngay.
3.2.2 Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động.
Qua các năm 2009 – 2011 ta thấy cơ cấu vốn lưu động chưa thực sự hợp lý Các khoản đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất, đối với một doanh nghiệp sản xuất điều này là chưa hợp lý Hơn nữa công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng vô cùng quan trọng.
Trong năm 2011 hàng tồn kho của công ty tăng lên đáng kể là do Công ty chủ động dự trữ hàng tồn kho tránh tình trạng tăng giá nguyên vật liệu đầu vào trong tương lai Tuy nhiên việc hàng tồn kho tăng nhiều làm tăng chi phí lưu trữ bảo quản Vì thế cần có kế hoạch quản lý, bảo quản hàng tồn kho hợp lý sẽ có tác động tích cực đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Công ty nên thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa, từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua hàng hóa dự trữ Trong năm 2011 Công ty đã đạt được thành tích trong công tác này, tuy nhiên phải thực hiện sát sao hơn vì sự biến động giá cả trên thị trường khó lường trước. Đối với khoản phải thu, Công ty cần có những biện pháp hữu hiệu, siết chặt kỷ luật thanh toán nhằm hạn chế tới mức tối đa tình trạng nợ quá hạn và nợ khó đòi Vì vậy Công ty nên xem xét một số biện pháp sau:
Công ty cần xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng, phân loại đối với đối tượng khách hàng trên cơ sở đó thẩm định kỹ lưỡng uy tín cũng như khả năng thanh toán của họ để có chính sách tín dụng hợp lý.
Theo dõi thường xuyên tình trạng khách hàng, về thời gian các khoản nợ của khách hàng tránh tình trạng nợ quá lâu dẫn đến khó đòi.
Bên cạnh đó Công ty cũng cần tăng cường công tác thu hồi nợ:
Công ty cần lập bảng phân phối tuổi các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô các khoản phải thu, thời hạn của từng khoản phải thu và có biện pháp thu nợ đến hạn. Đối với những khách hàng có khả năng thanh toán thấp công ty có thể từ chối nhằm tránh rủi ro về khả năng thanh toán của họ. Đối với những khoản nợ quá hạn trong thanh toán Công ty có thể tùy vào tình hình thự tế của khách hàng có thể gia hạn nợ, hoặc phạt trả chậm theo qui định của hợp đồng. Đối với khoản nợ khó đòi, Công ty nên trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi đảm bảo sự ổn định về mặt tài chính Hơn nữa, Công ty có biện pháp xử lý khoản nợ phải thu khó đòi như: gia hạn nợ, thậm chí giảm nợ nhằm thu hồi những khoản nợ một phần coi như bị mất.
3.2.3 Sử dụng đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là một trong các công cụ được ưa dùng nhằm gia tăng lợi nhuận Ngoài sử dụng tín dụng dài hạn Công ty nên sử dụng thêm cả tín dụng ngắn hạn Công ty cũng nên đa dạng hóa nguồn vốn tín dụng của mình để tài trợ cho nguồn vốn Với nguồn tài trợ vốn ngắn hạn Công ty có thể sử dụng thêm nguồn vốn vay từ ngân hàng Người ta thường dùng công cụ này thông qua hệ số nợ để khuyếch đại thu nhập của một đồng vốn chủ sở hữu Tuy nhiên, việc sử dụng đòn bẩy tài chính giống như con dao hai lưỡi Việc sử dụng nợ vay càng nhiều sẽ càng làm tăng nguy cơ doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các khoản lãi vay và hoàn trả nợ gốc Rủi ro tài chính luôn gắn liền với việc sử dụng đòn bẩy tài chính Chính vì vậy, sự thành công hay thất bại còn tùy thuộc vào trình độ quản lý của doanh nghiệp khi lựa chọn cơ cấu tài chính.
3.2.4 Nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động thông qua tiếp cận công nghệ mới.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kỹ thuật tiến bộ và công nghệ hiện đại là điều kiện vật chất để doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm mới, hợp thị hiếu, chất lượng cao Mặt khác với việc áp dụng những kỹ thuật tiến bộ còn có thể giúp Công ty rút ngắn được chu kỳ sản xuất sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc sử dụng các loại vật tư thay thế là tăng tốc độ luân chuyển vốn.
Công ty nên chuẩn bị một khoản vốn trước để có thể thay đổi dây chuyền khi cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm của Công ty trên thị trường. Trong cuộc chạy đua công nghệ đòi hỏi Công ty phải đánh giá năng lực sản xuất của đối thủ canh tranh Nhận thức rõ vị thế của mình là yêu cầu cần thiết để Công ty có chiến lược đầu tư đúng đắn.
3.2.5 Trích lập dự phòng để tạo lập nguồn vốn bù đắp rủi ro.
Thực hiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường có nghĩa là Công ty luôn phải đối phải đối mặt với những rủi ro có thể xảy ra bất cứ kỳ lúc nào Do đó để phòng ngừa rủi ro Công ty nên xem xét một số biện pháp sau: Lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho, quỹ dự phòng phải thu khó đòi nhằm tránh rủi ro và giảm bất lợi cho Công ty hay khi khách hàng của Công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đã quá hạn lâu.
Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với nhà nước.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều phối nền kinh tế ở tầm vĩ mô, và sẽ ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp đến các thành viên trong nền kinh tế Vì vậy để đảm bảo cho các doanh nghiệp nói chung và Công ty Cổ phần Việt Trì Viglacera nói riêng hoạt động có hiệu quả thì Nhà nước nên:
+ Tạo lập môi trường pháp luật ổn định, thông thoáng.
Theo xu hướng của nền kinh tế thế giới khi chuyển sang nền kinh tế thị trường phải có đầy đủ các bộ luật cơ bản Hiện nay Nhà nước ta đã có các luật như: luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài
Nhà nước sớm thông qua các luật khác để phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường, từng bước xác định môi trường pháp lý cho sự hoạt động của các doanh nghiệp Đối với vấn đề huy động vốn kinh doanh, Nhà nước cần ban hành các quy định thuận lợi về vay vốn ngân hàng và các hoạt động huy động tài chính khác. + Tạo ra môi trường kinh tế, xã hội ổn định đảm bảo cho việc huy động vốn có hiệu quả.
Nhà nước cần thông qua các chính sách, công cụ khác nhau nhằm tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi cho việc đầu tư vốn, được thể hiện như sau: Định hướng cho sự phát triển của thị trường bằng cách vạch ra kế hoạch chính sách phát triển dài hạn của thị trường vốn, có biện pháp cải tiến và hiện đại hóa hệ thống tài chính cho lành mạnh, đủ sức chuyển tiền tích lũy thành tiền đầu tư. Đa dạng hóa các công cụ tài chính tạo ra phương tiện chu chuyển vốn, các công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc. + Thực hiện ưu đãi trong cơ chế, chính sách về tài chính. Đối với vấn đề cho vay vốn đầu tư Nhà nước nên tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng nguồn vốn kinh doanh cho công ty: hạ lãi suất, kéo dài thời gian cho vay.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế, về xử lý các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế nhằm đưa việc thanh toán giữa các đơn vị vào nề nếp, đảm bảo cho vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chu chuyển đều đặn.
Với những giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty em đã trình bày ở trên, công ty phải có các giải pháp để thực hiện hiệu quả các biện pháp đó.
Xây dựng bộ máy quản lý, đào tạo, lựa chọn những người quản lý thực sự có trình độ chuyên môn, tâm huyết để thích ứng kịp thời với những thay đổi của chủ trương.
Công ty nên tiếp tục tuyển chọn, đào tạo cán bộ công nhân viên có trình độ, để tạo điều kiên tốt nhất để cán bộ công nhân viên làm việc hiệu quả để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Công ty nên có những phương án tốt nhất để tạo nên không khí làm việc tích cực, thoải mái để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất làm việc.