1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1

93 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Cung Ứng Dịch Vụ Vay Vốn Đối Với Các Doanh Nghiệp Nhập Khẩu Vật Liệu Xây Dựng Tại Ngân Hàng Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long Chi Nhánh Hà Nội
Tác giả Lê Huy Hoàng
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế quốc tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 573,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM (8)
    • 1.1. Giới thiệu về cơ sở thực tập (9)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (9)
      • 1.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý và cơ chế vận hành (12)
      • 1.1.3. Tình hình kinh doanh (15)
    • 1.2. Kinh nghiệm và bài học (19)
      • 1.2.1. Kinh nghiệm (19)
      • 1.2.2. Bài học (36)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁC (8)
    • 2.1. Tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp nhập khẩu (40)
    • 2.2. Tình hình cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng (42)
      • 2.2.1. Tình hình nhập khẩu vật liệu xây dựng (42)
    • 2.3. Đánh giá tình hình cung ứng dịch vụ cho vay đối với các (51)
      • 2.3.1. Thành công (51)
      • 2.3.2. Hạn chế (51)
      • 2.3.3. Nguyên nhân (52)
  • CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỨU LONG CHI NHANH HÀ NỘI (8)
    • 3.1 Định hướng đẩy mạnh cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các (53)
      • 3.1.1. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội đến năm 2015 (54)
      • 3.1.2. Định hướng cụ thể trong hoạt động cho vay (55)
    • 3.2. Giải pháp đẩy mạnh cung ứng dịch vụ vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội (56)
      • 3.2.1 Giải pháp chủ yếu (56)
      • 3.2.2 Giải pháp bổ trợ (65)
    • 3.3 Những kiến nghị (69)
      • 3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước (69)
      • 3.3.2 Những kiến nghị với Hội sở MHB (70)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................65 (71)
  • PHỤ LỤC (75)

Nội dung

GIỚI THIỆU CƠ SỞ THỰC TẬP VÀ KINH NGHIỆM

Giới thiệu về cơ sở thực tập

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) chi nhánh Hà Nội ra đời và phát triển có mối quan hệ với sự ra đời và phát triển của ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Một số thông tin về MHB được trình bày trong hộp 1.1.

Tên đầy đủ Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long

Tên giao dịch quốc tế Mekong Housing Bank

Tên gọi tắt MHB Địa chỉ Số 9 Võ Văn Tần, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh Điện thoại 089302501-089305568

Website http://www.mhb.com.vn/

Email mhb@hcm.vnn.vn

Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) là một trong năm Ngân hàng thương mại Nhà nước tại Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 769/TTg ngày 18 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ và là một trong bảy ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam xét về tổng tài sản có.

MHB có trụ sở chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và một hệ thống mạng

Hộp 1.1 Một số thông tin và logo của ngân hàng lưới bao gồm 01 Sở giao dịch tại Tp.Hổ Chí Minh, 01 VPĐD tại Hà Nội và 100 chi nhánh, phòng giao dịch tại các vùng kinh tế trọng điểm trên khắp cả nước.

So với các ngân hàng thương mại nhà nước khác, MHB là ngân hàng trẻ nhất, nhưng lại có tốc độ phát triển nhanh nhất Sau gần 14 năm hoạt động, tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của MHB, đạt gần 51.400 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỉ USD), tăng gấp 171 lần so với ngày đầu thành lập.

Phát triển mạng lưới: mạng lưới chi nhánh của MHB đứng thứ bảy trong các ngân hàng ở Việt Nam với gần 220 chi nhánh và các phòng giao dịch trải rộng trên

32 tỉnh thành lớn trên khắp cả nước.

MHB duy trì và phát triển mối quan hệ đại lý với khoảng 300 ngân hàng nước ngoài tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Xây dựng năng lực: Cùng với việc phát triển mạng lưới, MHB nỗ lực tập trung mọi khả năng của mình để phát triển ngân hàng dựa trên hai mảng : phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa ngân hàng.

Tuyển dụng và tập huấn nhân viên: từ 84 người lúc mới thành lập, đến nay, tổng số nhân viên của MHB đã hơn 3.300 với độ tuổi trung bình là 29 Ưu tiên của MHB vẫn là tuyển dụng các sinh viên nổi trội, có trình độ ngoại ngữ và vi tính cũng như có kết quả học tập tốt Ngoài ra, MHB còn tuyển dụng thêm các nhân viên có kinh nghiệm và nhiệt tình trong công việc từ các lĩnh vực tài chính và ngân hàng để bổ sung cho nguồn nhân lực ổn định cần thiết, nhằm đáp ứng yêu cầu cải tiến của MHB, cũng như nền kinh tế nói chung và công nghệ ngân hàng nói riêng Trong suốt các năm qua, MHB rất coi trọng việc đào tạo và nâng cao kỹ năng của các lãnh đạo và nhân viên Đó là đào tạo nhân viên MHB có khả năng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tốt hơn.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: việc bổ sung các công nghệ hiện đại đã hỗ trợ các giao dịch điện tử cho các máy ATM, các POS, giao dịch ngân hàng qua internet, các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng bán lẻ khác MHB đã gia nhập Liên minh Thẻ Việt Nam (VNBC), kết nối với Banknetvn và Liên minh thẻ Smartlink tạo điều kiện cho chủ thẻ MHB có thể sử dụng được tại hơn 1.000 máyATM hiện đại trên toàn quốc của các thành viên trong liên minh VNBC, hơn 2.000 máy ATM thuộc hệ thống Banknetvn và hơn 5.000 máy ATM thuộc Liên minh thẻ Smartlink MHB cũng đã là thành viên của VISA và có kế hoạch trở thành thành viên của Hiệp hội thẻ Quốc tế China Union Pay (CUP), Master Card Trong năm

2010, MHB đã triển khai thành công Dự án Corebanking – Ngân hàng cốt lõi, một dự án sẽ làm thay đổi rất lớn về công nghệ và qui trình giao dịch của MHB

Với quyết tâm tiến tới họat động theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế hoàn toàn trong tương lai, MHB đang phát triển hệ thống thông tin quản lý với sự hỗ trợ từ WB, theo dự án hiện đại hóa ngân hàng, nhằm đảm bảo thực thi đúng theo các yêu cầu báo cáo do luật pháp qui định, loại bỏ được những hạn chế của hệ thống công nghệ thông tin hiện nay Ngoài ra, MHB còn có kế hoạch củng cố hệ thống thông tin quản lý, có khả năng xử lý các yêu cầu quản lý hiệu quả danh mục cho vay, lãi suất, ngoại hối, quản lý rủi ro vốn khả dụng MHB đã hoàn tất 2 năm thực hiện dự án hỗ trợ kỹ thuật

SECO (2006-2008) là dự án nằm trong chương trình chung của Chính phủ Thụy Sĩ nhằm trợ giúp tiến trình tái cấu trúc các định chế tài chính Việt Nam, cụ thể, giúp MHB – một ngân hàng non trẻ nhưng có tốc độ phát triển nhanh và tiềm lực cao – cơ cấu tổ chức lại Ngân hàng theo những tiêu chuẩn và thông lệ Quốc tế về quản trị ngân hàng, sẵn sàng cho tiến trình hội nhập và Cổ phần hóa.

Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội

Địa chỉ 56 Nguyễn Du- Hai Bà Trưng- Hà Nội

Ngày khai trương hoạt động: 16/10/2003

Mạng lưới giao dịch: gồm 01 Chi nhánh cấp 1 và 07 Phòng giao dịch.

MHB Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh đầu tiên của MHB thành lập tại khu vực phía Bắc.

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân đạt 600 %/ năm.

Liên tục 03 năm liền từ 2004 đến 2006 MHB Hà Nội đều nằm trong top

05 đơn vị dẫn đầu hệ thống về kết quả huy động vốn và lợi nhuận, 3 năm liền được nhận bằng khen của UBND TP Hà Nội và Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam

Phương châm giao dịch 8 chữ vàng: “Thân thiện, tận tình, năng động, chuyên nghiệp”

Với định hương là ngân hàng bán lẻ, ứng dụng các công nghệ và quản lý để tạo ra sản phẩm dịch vụ tiên tiến về chuẩn mực và công nghệ quốc tế ,tập trung chuyển sâu trong lĩnh vực phục vụ các nhu cầu về vốn và các dịch vụ tiện ích Ngân hàngMHB, đối với khả năng đáp ứng dịch vụ thanh toán hiện đại cho khách hàng như hệ thống thanh toán thể ATM , thể tín dụng , chi trả lương.

Trong suốt quá trính hoạt động văn phòng đại diện tại Hà Nội đã mở thêm được 27 phòng giao dịch trải đều khắp Hà Nội Như vậy , dù đi vào hoạt động sau nhưng chi nhánh Hà Nội ra đời và phát triển đã góp phần với các ngân hàng khác thuộc hệ thống ngân hàng trong cả nước cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hiện đại , đêm lại nhiều lợi ích Đây là sự ghi nhận và đánh giá cao nhất cho những nỗ lực của cán bộ công nhân viên và tập thể lãnh đạo Ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội.

1.1.2 Cơ cấu bộ máy quản lý và cơ chế vận hành

Sơ đồ 1.1 Bộ máy tổ chức Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông

Cửu Long _Chi nhánh Hà Nội

BAN GIÁM ĐỐC MHB HN

PHÒNG KIỂM TOÁN NỘI BỘ

PHÒNG NGHIỆP VỤ KINH DOANH

PHÒNG KẾ TOÁN- NGÂN QUỸ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

* Ban giám đốc Điều hành hoạt động của Chi Nhánh là Giám đốc, giúp việc cho Giám đốc có một số Phó Giám đốc, trong đó có một Phó Giám đốc thường trực.

THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁC

Tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp nhập khẩu

Dư nợ năm 2009 tăng trưởng nhanh so với cuối năm 2008, tăng 14,5 lần, không có dư nợ quá hạn, 100% dư nợ lành mạnh Quán triệt ý kiến chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, của Hội đồng quản trị Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long về việc không được tăng trưởng "nóng" hoạt động tín dụng, trong năm 2009, Chi nhánh Hà Nội đã rất thận trọng trong việc đầu tư vốn, đề ra chiến lược khách hàng phù hợp, ưu tiên đối tượng khách hàng có tài sản thế chấp, bảo đảm tiền vay Với thế mạnh là ngân hàng thương mại Nhà nước chuyên sâu trong lĩnh vực cho vay phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng, Chi nhánh Hà Nội đã chú trọng tiếp cận, đầu tư các dự án xây dựng đô thị mới, khu chung cư, cho vay các hộ dân xây nhà, mua nhà, sửa chữa nhà Trong năm 2009, Chi nhánh đã đầu tư hỗ trợ cho gần 100 hộ dân xây mới, sửa chữa khoảng 10.000m 2 nhà ở, đóng góp tích cực cho chương trình phát triển nhà ở năm 2010 của UBND TP Hà Nội.

Khách hàng đến vay vốn ở ngân hàng luôn được tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng của ngân hàng Khách hàng đựơc hướng dẫn tỉ mỉ và cụ thể về thủ tục, công tác kiểm tra được tiến hành chặt chẽ và nhanh chóng. Đầu tư và cho vay là hoạt động đem lại thu nhập cho chính ngân hàng Nắm bắt được điều này, MHB chi nhánh Hà Nội hết sức quan tâm đến hoạt động sử dụng vốn, đến chất lượng tín dụng với mục tiêu đặt ra là tăng trưởng trong ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng, không phát sinh nợ xấu… do vậy công tác đầu tư và cho vay của MHB Chi nhánh Hà Nội đã đạt được những thành công đáng kể Dưới đây là bảng thống kê hoạt động đầu tư và cho vay của MHB Chi nhánh Hà Nội.

Bảng 2.1: Tình hình cho vay tại MHB Hà Nội năm 2008- 2010 Đơn vị: Triệu đồng

Năm Kế hoạch năm Thực hiện trong năm Tỷ lệ % so với KH

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội

Dư nợ của chi nhánh trong 4 năm qua tăng khá nhanh cụ thể:

Năm 2007 MHB Hà Nội khai trương đi vào hoạt động, tổng dư nợ của chi nhánh chỉ đạt 3.409,30 triệu đồng Chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp tìm kiếm khách hàng, tăng trởng dư nợ như liên hệ với Chi cục Thuế, với UBND các quận trên địa bàn để sàng lọc, lựa chọn và tiếp thị khách hàng tiềm năng; đánh giá chất lượng hoàn thành công việc xếp lương kinh doanh trên cơ sở mức độ hoàn thành chỉ tiêu dư nợ được giao hàng tháng của từng đơn vị, cá nhân; thường xuyên phát động thi đua Kết quả sang năm 2008, tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 53.070 triệu đồng, tăng 49.660,7 triệu đồng (tốc độ tăng trưởng đạt 93.57%) trong đó cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở chiếm 26,4% Năm 2009 tổng dư nợ tín dụng của chi nhánh đạt 75.715 triệu đồng, tăng 22.645 triệu đồng so với năm 2008 (tốc độ tăng trưởng đạt 30%), trong đó cho vay xây dựng và phục vụ nhà ở cũng chiếm tỷ trọng khá lớn: 48% Đến năm 2010 dư nợ tổng dư nợ đạt 285.548 triệu đồng tăng 277,135% so với năm 2009, đạt 143% kế hoạch Hội sở MHB giao.

 Kinh doanh đối ngoại, thanh toán quốc tế

Từ tháng 4/2008, Chi nhánh được Tổng giám đốc cho phép thực hiện một số nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, hiện Chi nhánh đã triển khai tốt hoạt động này tại tất cả các điểm giao dịch Riêng tại trụ sở Chi nhánh đã tham gia giao dịch mua bán ngoại tệ trên thị trường liên Ngân hàng, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định, giúp Chi nhánh tăng trưởng tín dụng và dịch vụ ngân hàng.

Bảng 2.2: Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại MHB Hà Nội năm 2008- 2010 Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Phòng kinh doanh MHB Chi nhánh Hà Nội

Tuy là một chi nhánh mới thành lập, song với sự hỗ trợ của Hội sở, MHB Hà Nội đã đạt được nhiều thành công trong việc mua bán ngoại tệ nhất là trong năm

2010, có sự tăng trưởng vượt bậc với doanh số mua vào tăng 1.444 % so với năm

2009, doanh số bán ra tăng 1.406% so với năm 2009

 Về công tác thanh toán và ngân quỹ:

Năm 2008, tổng doanh số thanh toán đạt: 8.500 tỷ đồng, năm 2009, con số này là: 10.500 tỷ đồng Hoạt động thu chi tiền mặt luôn đảm bảo kịp thời, an toàn, chính xác, không để xảy ra tình trạng mất mát hoặc để khách hàng phàn nàn Hệ thống sổ sách, báo cáo, quy trình ra vào kho tiền luôn tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc, chế độ. Cán bộ thủ quỹ, kiểm ngân luôn nêu cao và phát huy tính trung thực, liêm khiết, nhiều lần trả lại tiền thừa cho khách hàng, phong cách giao dịch văn minh lịch sự, tận tình chu đáo, "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi", góp phần tạo lập niềm tin của khách hàng đối với Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long Chi nhánh chú trọng việc phát triển cả về chất và lượng các dịch vụ thanh toán, tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng thực hiện chuyển tiền nhanh thông quaWestern Union, thanh toán Master card…

Tình hình cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng

2.2.1 Tình hình nhập khẩu vật liệu xây dựng

Đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hóa Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa nên hạ tầng cơ sở vật chất vẫn còn rất nghèo nàn lạc hậu Cung về các sản phẩm, nguyên vật liệu xây dựng chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của tiêu dùng trong nước

Sở dĩ có những điều này vì:

- Hệ thống máy móc sản xuất của nước ta cũ kỹ, lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu về sản xuất các nguyên vật liệu có hàm lượng công nghệ cao.

- Đội ngũ nhân viên có trình độ còn rất ít, số lượng nhân viên được đi đào tạo tại nước ngoài ở trong các doanh nghiệp còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.

- Nước ta là một nước đang phát triển, nhu cầu về xây dưng, mở rộng, nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng như: đường xá, cầu cống, nhà máy, trường học, bệnh viện, các tòa nhà văn phòng, các khu dân cư…là vô cùng lớn mà các nhà cung cấp trong nước không đáp ứng đủ kể cả về mặt số lượng và chất lượng.

Chính vì vậy mà hằng năm nước ta nhập một lượng lớn các nguyên vật liệu xây dựng từ nước ngoài mới có thể đáp ứng nổi cho nhu cầu trong nước.

Bảng 2.3: Tổng sản lượng một số chủng loại vật liệu xây dựng trong cả nước giai đoạn 2008-2011

STT Chủng loại Đơn vị 2008 2009 2010 2011

3 Sứ vệ sinh Triệu sp 6,55 7,25 8,0 8,5

5 Vật liệu xây Triệu viên 15,991 18,128 21,293 22,000

Nguồn: Hội vật liệu xây dựng Việt Nam

Nhìn vào bảng trên ta thấy được rằng thị trường trong nước cũng đã cung ứng được một số mặt hàng VLXD tuy nhiên còn nhiều mặt hàng cần thiết nhưng chưa cung ưng được Đó là chưa kể đến lý do, khách hàng trong nước vẫn thích dùng sản phẩm ngoại hơn vì chất lượng tốt hơn các sản phẩm trong nước.

Bên cạnh đó hàng năm Việt Nam còn phải nhập một số chủng loại mặt hàng như nguyên liệu để sản xuất (Cao lanh, Felolsput, frite, men, màu, bông sợi thủy tinh, đá granite), phụ kiện sứ vệ sinh, một số sản phẩm như kính màu, kính phản quảng, kính an toàn, kính mỹ thuật, gạch ốp lát, đá granite khối, sứ vệ sinh…

 Hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng nhưng có 2 hình thức kinh doanh chính là:

- Các doanh nghiệp chỉ chuyên nhập khẩu vật liệu xây dựng để bán lại cho các cá nhân, doanh nghiệp như các công ty: Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Hà Nội, côn ty TNHH MTV Thái Hưng Hà Nội, công ty cổ phần Alpha…

- Các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng để phục vụ cho công việc của bản thân doanh nghiệp đó như các công ty xây dựng: Vinaconex, công ty cổ phần xây dựng Econ, công ty cổ phần xây dựng 88, công ty Licogi…

Dưới đây là bảng các mặt hàng nhập khẩu xây dựng chủ yếu của Việt Nam

Bảng 2.4: Các mặt hàng VLXD và trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ 2009-2011 Đơn vị: 1000 USD

Sản phẩm từ sắt thép 1.810.286 2.763.849 3.285.348 Đồng 1.223.891 1.954.168 2.307.125

Sản phẩm từ kim loại khác 2.523.490 3.054.973 3.490.627

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ 1.151.774 1.734.183 2.186.172

Nguồn: Tổng cục Thống Kê

Nhìn vào bảng trên ta có thế thấy rằng giá trị nhập khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng đều tăng lên theo từng năm ở tất cả các mặt hàng Tỷ lệ tăng tương đối tốt tuy nhiên trong năm 210 và 2011 thì mức tăng chững lại Lý do của tình trạng này là vì trong 2 năm nay thị trường bất động sản của nước ta đang bị đóng băng Điều này chứng tỏ thị trường này khá sôi động và tiềm năng Các mặt hàng nhập khẩu trong nước đều có nhưng không đủ hoặc mới trong giai đoạn sơ chế. Ngoài những mặt hàng này ra thì còn có các sản phẩm về nhựa, về hóa chất Tuy nhiên giá trị của các mặt hàng này không lớn như các mặt hàng trên.

Nhìn vào bảng ta cũng thấy được số vốn mà các doanh nghiệp nhập khẩu phải bỏ ra là rất lớn, không một doanh nghiệp nào có đủ tiềm năng để có thể tự lực cánh sinh mà không nhờ đến sự giúp đỡ của các ngân hàng.

Thị trường nhập khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng của các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam cũng khá phong phú bao gồm nước, các khối nước và lãnh thổ như: EU, ASEAN, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Malaysia, Ucraina, Ấn độ, Trung Quốc

 Trong tất cả những công ty có nhập khẩu vật liệu xây dựng thì chỉ có một vài công ty lớn còn hầu hết là các công ty nhỏ và vừa Nhưng dù lớn hay nhỏ thì không một công ty nào có đủ nguốn vốn để nhập khẩu VLXD mà không sử dụng đến nguồn vốn vay từ ngân hàng Như vậy có thể nói rằng sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp NKVLXD phụ thuộc rất lớn vào các ngân hàng.

 Các doanh nghiệp NKVL xây dựng hiện nay hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có rất ít là các công ty lớn.Vì vậy mà số lượng nhập khẩu mỗi lần còn ít do không đủ vốn Bên cạnh đó, các doanh nghiệp NKVLXD chưa chủ động trong nguồn hàng vì thiếu vốn và thường chỉ đặt hàng khi tìm được khách nên trong kho không có hàng dự trữ vì thế mà mỗi sự biến động về giá cả hay tác động của điều kiện bên ngoài như thiên tai, bão lũ thì nguồn hàng sẽ không có.

 Các doanh nghiệp NKVLXD cũng phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp vận tải nhưng lại chưa có được sự gắn kết cũng như phối hợp nhịp nhàng giữa 2 cơ quan này để giảm thiểu được rủi ro cũng như chi phí khi vận chuyển hàng về nước.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ VAY VỐN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬP KHẨU VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỨU LONG CHI NHANH HÀ NỘI

Định hướng đẩy mạnh cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa công nghiệp mạnh mẽ hơn bao giờ hết Việc xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng của đất nước cũng mục tiêu trở thành một nước công nghiệp đang trở thành nhu cầu bức thiết của xã hội Và vật liệu xây dựng là thứ không thế thiếu được của quá trình này Đây cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu VLXD tại Việt Nam kinh doanh và giao lưu hợp tác với các doanh nghiệp trên thế giới và để góp phần vào sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội trước mắt thì các doanh nghiệp NKVLXD cũng đứng trước những thách thức to lớn như vấn đề vốn cho sản xuất kinh doanh bởi:

- Hầu hết các doanh nghiệp NKVLXD ở Việt Nam đa phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn bị phụ thuộc vào ngân hàng là chủ yếu Nhưng hiện nay lãi suất cho vay của các ngân hàng lại khá cao.

- Doanh nghiệp NKVLXD bị phụ thuộc vào giá của thị trường thế giới nên rất dễ gặp rủi ro trong kinh doanh.

- Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ về vốn cũng như thông tin cho các doanh nghiệp NKVLXD.

- Chính sách vay vốn của ngân hàng còn rất chặt chẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp

Việc vạch ra định hướng và đưa ra các giải pháp là việc hết sức quan trọng đối với một ngân hàng vì nếu vạch ra định hướng và đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả sẽ giúp ngân hàng hoạt động và phát triển một cách mạnh mẽ và bền vững còn nếu đưa ra các định hướng và giải pháp sai lầm có thể khiến ngân hàng không phát triển được hoặc co thể bi phá sản.vì thế trong chương này sẽ đưa ra một số định hướng và giải pháp trong việc đẩy mạnh cung ứng dịch vụ cho vay đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội với các nội dung sau:

3.1.1 Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long chi nhánh Hà Nội đến năm 2015

Ngân hàng phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long- chi nhánh Hà Nội cần phải hoạt động đa năng trong cơ chế thị trường hiện nay, nhất là trong môi trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội Trước thách thức của nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và thế giới, hơn lúc nào hết, cần vạch ra chiến lược lâu dài và định hướng hoạt động trong giai đoạn tới, nhằm phát huy tốt những thành tựu đã đạt được và hạn chế từng bước những tồn tại, khó khăn để đưa hoạt động kinh doanh tăng trưởng vững vàng trong cơ chế mới.

Mặc dù có những khó khăn, thách thức trong hoạt động ngân hàng, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, đoàn kết nhất trí cao của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên, ngân hàng quyết tâm thực hiện tốt một số mục tiêu chủ yếu sau:

* Tiếp tục huy động vốn, đảm bảo nguồn vốn huy động tăng trưởng bình quân 100% năm, đặc biệt quan tâm đến huy động vốn trung và dài hạn tạo điều kiện tiền đề mở rộng đầu tư tín dụng trung và dài hạn và nâng cao an toàn thanh khoản, chủ động cân đối nguồn, nhất là cân đối ngoại tệ

* Về công tác tín dụng: phấn đấu tăng mức dư nợ tín dụng lành mạnh hàng năm ít nhất là 80% Hướng tập trung vào cho vay các doanh nghiệp nàh nước làm ăn hiệu quả, nhất là các doanh nghiệp cổ phần hoá, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có tín nhiệm và đủ điều kiện vay vốn, tìm kiếm những dự án có tính khả thi, hiệu quả cao, tạo tiền đề để nhanh chóng mở rộng tín dụng bằng nhiều hình thức, nhưng phải đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra những giải pháp hữu hiệu để thu hồi những khoản nợ quá hạn và lãi treo Trong đó:

- Nợ quá hạn giảm xuống dưới 1% tổng dư nợ

- Lợi nhuận tăng 30% so với năm trước, đảm bảo quỹ tiền lương theo quy định.

- Chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào 0,3% tháng

- Tỷ trọng dịch vụ chiếm khoảng 25% tổng thu

- Ngoài ra còn có các mặt công tác khác như kiện toàn công tác tiền mặt ngân quỹ, nâng cao chất lượng thông tin, phòng ngừa rủi ro, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, bồi dưỡng cán bộ, tiếp tục phát triển và đổi mới, hiện đại hoá công nghệ thông tin ngân hàng… nhằm tạo ra thế liên hoàn tạo điều kiện thuận lợi hoàn thành các chỉ tiêu cơ bản đề ra.

3.1.2 Định hướng cụ thể trong hoạt động cho vay

- Dư nợ tăng trưởng 30 – 35% hàng năm

- Hạn chế tối đa nợ quá hạn phát sinh của các khoản cho vay mới.

- Tiếp tục chuyển nợ qúa hạn, cơ cấu lại nợ của các món vay cũ không có khả năng trả nợ để xử lý rủi ro.

- Giao khoán triệt để từng cán bộ tín dụng về dư nợ, thu lãi, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro.

- Tích cực tìm kiếm các dự án đầu tư trung và dài hạn có tính khả thi cao, các dự án đồng tài trợ với các ngân hàng khác để tăng trưởng dư nợ, giảm thấp rủi ro, tìm kiếm các khách hàng làm ăn hiệu quả, vay vốn lớn thuộc các tổng công ty.

- Hạn chế việc cho vay các DN làm ăn kém hiệu quả.

- Mở rộng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể kinhdoanh có hiệu quả.

- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay dể nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế nợ quá hạn phát sinh mới.

- Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng trên các mặt thẩm địn, điều tra cho vay, kiến thức thị trường, quản lý đơn vị, phân tích tài chính doanh nghiệp.

- Xử lý triệt để các món nợ quá hạn có tài sản thế chấp có thể phát mại để thu hồi vốn. Để góp phần hoàn thành các mục tiêu cơ bản của ngân hàng trong những năm tới và góp phần mở rộng hoạt động tín dụng của MHB Hà Nội Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu trong kỳ thực tập vừa qua, viết chuyên đề này tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp sau đây:

Giải pháp đẩy mạnh cung ứng dịch vụ vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh Hà Nội

3.2.1.1 Tăng cường công tác Marketing ngân hàng

Là một chi nhánh mới ra đời, MHB Hà Nội gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức: điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt và nhu cầu của khách hàng đòi hỏi ngày càng cao Để có thể tồn tại phát triển và thắng đối thủ cạnh tranh không chỉ tiến hành Marketing truyền thống (thu hút khách hàng và phát triển các sản phẩm có sẵn) mà còn phải kết hợp Marketing hiện đại ( nghiên cứu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng)

Nhiệm vụ then chốt của Marketing ngân hàng là xác định được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và cách thức đáp ừng nó một cách hiệu quả hơn các đối thủ cạnh tranh.

Thứ nhất, phải nghiên cứu nhu cầu vay vốn và cá dịch vụ mới kèm theo mà khách hàng cần để tiến hành nghiên cứu được nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng phải tiến hành phân tổ, nhóm khách hàng theo các tiêu thức lựa chọn, trên cơ sở đó, hiểu được bản chất, đặc điểm, quy mô, nhu cầu của khách hàng.

Thứ hai, phải nghiên cứu cung: là nghiên cứu khả năng của mình với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn nhu cầu cho khách hàng đối với những sản phẩm mong muốn Thông qua nghiên cứu chính mình và đối thủ cạnh tranh thì ngân hàng sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu của mình, từ đó phát huy được điểm mạnh và khắc phục điểm yếu.

Thứ ba, nghiên cứu thị trường và môi trường để biết được xu hướng phát triển của một số ngành nghề và chính sách khuyến khích phát triển của Đảng và Nhà nước Thông qua đó, chi nhánh sẽ có kế hoạch cụu thể đầu tư vào ngành nào thì an toàn và quy mô bao nhiêu Từ việc nghiên cứu trên, chi nhánh sẽ tiến hành xây sựng một chiến lược sản phẩm hấp dẫn.

- Xây dựng chính sách giao tiếp khuyếch trương

Hiện nay rất nhiều đơn vị kinh tế nghĩ rằng việc vay ngân hàng là rất khó, thủ tục rườm rà và mất nhiều thời gian,… Vì thế, chi nhánh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo để khách hàng nắm bắt chủ trương, chính sách, và các dịch vụ của ngân hàng Có thể tuyên truyền qua các kênh:

+ Kênh trực tiếp: thông qua các mối quan hệ bạn bè, người thân,

+ Kênh gián tiếp: như đài phát thành, truyền hình, panô, áp phích, tờ rơi, trang web,…

Khi tiến hành quảng cáo thì thông tin phải ngắn gọn vầ rõ ràng, chú ý nhấn mạnh điểm mạnh của chi nhánh, tạo điều kiện để mọi người bị thu hút đến chi nhánh mình. + Biểu lãi suất cho vay có kèm theo các chính sách ưu đãi đối với khách hàng truyền thống

+ Thông tin về thủ tục vay vốn để khách hàng có nhiều điều kiện được biết để giảm chi phí đi lại cho khách hàng, giảm thời gian thẩm định để đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng.

Xây dựng phong cách cởi mở, văn minh, lịch sự Tất cả các cán bộ trong chi nhánh phải xây dựng cho mình một phong cách giao tiếp cởi mở, văn minh, lịch sự, khi khách hàng có nhu cầu phải tiến hành hướng dẫn nhiệt tình và chu đáo.

- Xây dựng chiến lược sản phẩm hấp dẫn

Do sản phẩm của ngân hàng rất đơn điệu, bất cứ một ngân hàng nào cũng có ba hoạt động chính: nhận gửi, cho vay, làm phương tiện thanh toán nên để thu hút được khách hàng thì ngân hàng phải tạo ra sự khác biệt cho mình Để tiến hành được điều này, ngân hàng cần tiến hành các biện pháp:

+ Đa dạng hoá phương thức cho vay

Chi nhánh cần tiến hành đa dạng các phương thức cho vay như: cho vay theo dự án, cho vay theo hợp đồng

Cho vay trả góp cũng là hình thức cho vay rất an toàn Hiện nay do đời sống ngày càng phát triển nên nhu cầu có khả năng thanh toán trong tương lai ngày càng tăng. Cho vay luân chuyển, là phương thức cho vay phù hợp với tính năng động và nhanh nhậy của nền kinh tế, rất thuận lợi cho khách hàng vay vốn thường xuyên, tạo điều kiện để vốn tín dụng luân chuyển đều đặn qua ngân hàng

+ Đa dạng hoá loại tiền cho vay và ngành nghề cho vay

Chi nhánh nên mở rộng loại tiền cho vay, không chỉ cho vay VND, USD mà có thể cho vay Nhân dân tệ, Yên Nhật,… Chi nhánh nên mở rộng quan hệ đối với các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực sở trường của mình là lĩnh vực nông nghiệp, vật tư nông sản,… để mở rộng cho vay nội tệ Đồng thời cần đa dạng hoá danh mục đầu tư, tứcư là phải đầu tư vào tất cả các ngành nghề, doanh nghiệp, lĩnh vực khác nhau để hạn chế, phân tán rủi ro khi một ngành nghề, doanh nghiệp gặp khó khăn.

+ Cung cấp dịch vụ tín dụng tại nhà Đây là một dịch vụ mới mà chưa có ngân hàng nào thực hiện Cán bộ tín dụng có thể đến tận nhà xem tình hình sản xuất kinh doanh, dịch vụ của họ để tư vấn giúp đỡ họ xem nên đầu tư vào đâu và tiến hành cung cấp tín dụng tại nhà cho họ Thực hiện cấp tín dụng tại nhà giúp ngân hàng xem xét được tận nơi cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp, có điều kiện đánh giá về tình hình làm ăn của khách hàng.

+ Cung cấp dịch vụ tư vấn

Chi nhánh cũng có thể kèm theo dịch vụ tư vấn vào sản phẩm chính (cho vay). Bởi vì hiện nay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất cần sự tư vấn của chi nhánh vì các doanh nghiệp này mới ra đời, trình độ quản lý, trình độ lập dự án và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế và kém nhạy bén trên thị trường, không có khả năng dự đoán về những biến động mạnh.

Dịch vụ tư vấn đã được thực hiện tại chi nhánh song vẫn chưa thoả mãn được mức độ mong muốn của các doanh nghiệp Để thu hút mạnh mẽ hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì chi nhánh nên đẩy mạnh hoạt động tư vấn trong các lĩnh vự: thị trường đàu vào, thị trường đầu ra, quản lý quá trình hoạt động sản suất kinh doanh và các lĩnh vực khác Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có trình độ cao.

- Xây dựng chính sách giá cả linh hoạt

Những kiến nghị

3.3.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

3.3.1.1 Điều hành linh hoạt các quy chế quản lý tầm vĩ mô

Trong khuôn khổ các quy định về kinh tế, tài chính, tín dụng, vấn đề thực sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế còn nhiều hạn chế. Điều đó được thể hiện trong chính sách tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng Các quy định và điều kiện cho vay còn quá cứng nhắc và còn phân biệt đối xử như về tài sản thế chấp, mức lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay đối với khu vức kinh tế ngoài quốc doanh còn mang tính áp đặt và cao hơn so với khu vực kinh tế Nhà nước Vì vậy để khuyến khích kinh tế ngoài quốc doanh vay vốn Ngân hàng thì NHNN cần xem xét để đưa ra những quy định linh hoạt hơn và bình đẳng hơn.

3.3.1.2 Cải thiện thủ tục hành chính

Ngân hàng nhà nước phải đưa ra các biện pháp cải tổ triệt để thủ tục hành chính, giảm bớt thủ tục nhất là thủ tục cho vay Hướng giải quyết là kết hợp nhiều yếu tố cần thiết trong một yêu cầu Những vấn đề mà các quy định pháp luật hoặc các định chế khác đã nêu thì không nên đưa vào Việc ban hành hệ thống pháp luật phải tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng, đồng bộ và linh hoạt đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế thị trường. Để giải quyết vấn đề này ngân hàng Nhà nước cần rà soát lại các văn bản Nhà nước đã ban hành để chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

CIC (centrer information credit) là nơi cung cấp các thông tin về tín dụng cho các tổ chức tín dụng Nhưng hiện nay các thông tin này mới chỉ dừng ở mức là tình hình vay vốn của các đơn vị tại các tổ chức tài chính khác NHNN nên nâng cao hiệu quả hoạt động của CIC bằng các biện pháp như: kết hợp với bộ tài chính, cơ quan thuế để thu nhập thông tin về nghĩa vụ thuế và tình hình nộp Ngân sách nhà nước của các đơn vị Điểm này có thể giúp cho cán bộ ngân hàng kiểm tra được một phần tính xác thực của các báo cáo tài chính và tình hình làm ăn thực tế của các đơn vị xin vay vốn.

3.3.1.4 Hiện đại hoá ngân hàng

Hiện đại hoá ngân hàng trên cơ sở tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề cho các NHTM trong chiến lược huy động và sử dụng vốn Từng bước quốc tế hoá các hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính và tiền tệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng trong hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế.

3.3.2 Những kiến nghị với Hội sở MHB

3.3.2.1 Cụ thể hoá chính sách tín dụng của Ngân hàng:

Chi nhánh kiến nghị Ngân hàng khi giao kế hoạch năm cũng đồng thời công bố chính sách tín dụng cụ thể trong đó xác định các đối tượng: loại hình nghành nghề, tỷ trọng, mức cho vay, loại tài sản thế chấp cầm cố… được phép hoặc hạn chế hoặc phải xin ý kiến Ngân hàng trước khi tiếp cận cho vay để chi nhánh chủ động hơn trong kinh doanh và tránh rủi ro đáng tiếc ( rủi ro về tín dụng, rủi ro về chi phí nhân viên tiếp cận…)

3.3.2.2 Hoàn thiện chính sách Marketing của riêng chi nhánh

Việc hoàn thiện chính sách Marketing của chi nhánh sẽ giúp cho chi nhánh có được một đường lối rõ ràng trong việc phát triển sản phẩm mới.

3.3.2.3 Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho những chi nhánh mới Điều này sẽ giúp cho chi nhánh Hà Nội có điều kiện phát triển mạng lưới hoạt động rộng khắp- điều mà MHB cần trong quá trình phát triển.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông  Cửu Long _Chi nhánh Hà Nội - Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1
Sơ đồ 1.1. Bộ máy tổ chức Ngân hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long _Chi nhánh Hà Nội (Trang 12)
Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Hà Nội - Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn của MHB Hà Nội (Trang 18)
Bảng 2.2: Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại MHB Hà Nội năm 2008- 2010 - Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1
Bảng 2.2 Doanh số kinh doanh ngoại tệ tại MHB Hà Nội năm 2008- 2010 (Trang 42)
Bảng 2.3: Tổng sản lượng một số chủng loại vật liệu xây dựng trong cả nước giai đoạn 2008-2011 - Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1
Bảng 2.3 Tổng sản lượng một số chủng loại vật liệu xây dựng trong cả nước giai đoạn 2008-2011 (Trang 43)
Bảng 2.4:  Các mặt hàng VLXD và trị giá nhập khẩu của Việt Nam  từ 2009-2011 - Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1
Bảng 2.4 Các mặt hàng VLXD và trị giá nhập khẩu của Việt Nam từ 2009-2011 (Trang 44)
Bảng 2.5: Dự báo nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 - Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1
Bảng 2.5 Dự báo nhu cầu phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 (Trang 46)
Bảng 2.6 : Tình hình huy động vốn của ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội từ 2008-2010 - Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1
Bảng 2.6 Tình hình huy động vốn của ngân hàng MHB chi nhánh Hà Nội từ 2008-2010 (Trang 47)
Bảng 2.8 : Về cơ cấu dư nợ cho vay các DNNKVLXD - Thực trạng cung ứng dịch vụ vay vốn đối với các doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh hà nội 1
Bảng 2.8 Về cơ cấu dư nợ cho vay các DNNKVLXD (Trang 49)
w