TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG
Khái niệm và sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng
1.1.1 Khái niệm và đối tượng xếp hạng tín dụng
Xếp hạng tín dụng – “Credit Rating” là thuật ngữ do John Moody đưa ra năm
1909 trong cuốn “ Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng đầu tiên cho 1500 trái phiếu của 250 công ty theo hệ thống ký hiệu gồm 3 chữ cái A, B, C được xếp lần lượt từ AAA đến C Hiện nay, những ký hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế Ở Việt Nam, thuật ngữ “credit rating” được dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, định mức tín nhiệm, định mức tính dụng, đánh giá tín nhiệm… trong đó sát nghĩa nhất là xếp hạng tín dụng, xếp hạng tín nhiệm, đánh giá tín nhiệm.
Xếp hạng tín dụng hay xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C
Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín nhiệm là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó
Tùy theo từng tổ chức, mà phương pháp đánh giá hệ số tín nhiệm có khác nhau, tuy vậy về cơ bản chỳng khỏ giống nhau Theo đó, công ty đối tượng sẽ được đánh giá từ quốc gia, môi trường, đến ngành kinh doanh mà nó đang hoạt động Sau đó, các thông số có tính cách định tính chẳng hạn chất lượng, kỹ năng của ban quản lý, chiến lược marketing, chính sách quản lý…cũng sẽ được xem xét Kế đó, và cũng rất quan trọng là tất cả các chỉ số chính phản ánh tình hình tài chính sẽ được đưa ra phân tích, đánh giá Tổng hợp lại những yếu tố trên, tổ chức đánh giá tín nhiệm sẽ xếp hạng các công ty theo các mức khác nhau đã định sẵn và các hạng mức được ký hiệu theo một trật tự bằng các chữ cỏi/chữ số; ví dụ như bảng sau:
Bảng 1.1: Các hạng mức của xếp hạng tín dụng Theo S&P Theo Moody’s Diễn giải
AAA Aaa Chất luợng cao nhất, ổn định, độ rủi ro thấp nhất
AA Aa Chất lượng cao, rủi ro thấp, Độ rủi ro chỉ cao hơn hạng AAA một bậc
A A Chất lượng khá, tuy vậy có thể bị ảnh huỡng bởi tình hình kinh tế
Chất lượng trung bình, an toàn trong thời gian hiện tại, tuy vậy có ẩn chứa một số yếu tố rủi ro
Chất lượng trung bình thấp, có thế gặp khó khăn trong việc trả nợ, bị ảnh hưởng đối với sự thay đổi của tình hình kinh tế.
B B Chất lượng thấp, rủi ro cao, có nguy cơ không thanh toán đúng hạn
CCC Caa Rủi ro cao, chỉ có khả năng trả nợ nếu tình hình kinh tế khả quan
CC Ca Rủi ro rất cao, rất gần phá sản,
C C Rủi ro rất cao, khó có khả năng thực hiện thanh toán các nghĩa vụ nợ
D Xếp hạng thấp nhất, đã phá sản hay hầu như sẽ phá sản
NR NR Không đánh giá
Đối tượng xếp hạng tín dụng
Xếp hạng người đi vay:
Xếp hạng người đi vay chủ yếu dự báo nguy cơ vỡ nợ theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an toàn dựa trên xác suất không trả được nợ PD (probability of default) Cơ sở của xác suất này là các khoản nợ quá khứ của khách hàng, gồm cả các khoản nợ đã thu hồi được và cả những khoản không thu hồi được.
Dữ liệu được phân theo cỏc nhúm: Nhúm dữ liệu tài chính liên quan đến các hệ số tài chính của khách hàng cũng như đánh giá của các tổ chức xếp hạng; nhóm dữ liệu định tính, phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, hoạt động, ngành kinh tế… và cũn cú nhúm dữ liệu mang tính cảnh báo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trả được nợ như hạn mức thấu chi, số dư tiền gửi Cỏc nhúm dữ liệu này được đưa vào mô hình sẵn để xử lý, từ đó tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng, có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit…và thường được xây dựng dựa trên các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp
Có thể chia ra người đi vay theo các đối tượng sau:
+ Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
+ Xếp hạng khách hàng thể nhân
+ Xếp hạng tổ chức tín dụng
+ Xếp hạng các công ty chứng khoán, công ty phi tài chính
Việc phân loại tín dụng dựa trên một số tiêu thức nhất định tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Sau đây là một số cách phân loại:
* Căn cứ vào mục đích vay:
- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến mua sắm và xây dựng bất động sản.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
- Cho vay nông nghiệp: là loại cho vay để trang trải các chi phí sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, giống….
* Căn cứ vào thời hạn cho vay:
- Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay dưới 12 tháng nhằm bù đắp sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp
- Cho vay trung và dài hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm nhằm đầu tư mua sắm tài sản cố định, xây nhà xưởng, mở rộng sản xuất kinh doanh.
* Căn cứ vào độ tín nhiệm đối với ngân hàng:
- Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại cho vay dựa trên các cơ sở như: thế chấp, cầm cố, bảo lónh…
- Cho vay không có bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Việc cho vay này hoàn toàn dựa trên sự tín nhiệm của ngân hàng đối với khách hàng.
* Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:
- Cho vay trực tiếp: là hình thức cho vay mà ngân hàng trực tiếp cấp vốn cho người có nhu cầu vay vốn.
- Cho vay gián tiếp: là hình thức cấp vốn thông qua mua lại các khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn thời hạn thanh toán Các loại cho vay gián tiếp như: chiết khấu, bao thanh toỏn….
* Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
- Cho vay có thời hạn: là loại cho vay có thỏa thuận thời hạn trả nợ cụ thể theo hợp đồng Cho vay có thời hạn bao gồm: cho vay có một kỳ hạn trả nợ, cho vay có nhiều kỳ trả nợ, cho vay hoàn trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể…
- Cho vay không có thời hạn cụ thể: là hình thức cho vay mà trong đó Ngân hàng hoặc người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
* Căn cứ vào hình thái giá trị tín dụng:
- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền.
- Cho vay bằng tài sản: đây là hình thức tín dụng thường thể hiện ở nghiệp vụ cho thuê.
1.1.2 Sự cần thiết phải xếp hạng tín dụng
HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM
Khái quát về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
2.1.1 Khái quát chung về Ngõn hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam, Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993, trụ sở chính đặt tại Hà Nội.
Hiện nay, Techcombank là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về tổng tài sản và doanh thu hàng năm luôn đạt trên 30% trong nhiều năm qua Tính đến cuối năm 2010, tổng tài sản của Techcombank đạt trên 150.000 tỷ đồng Với gần 300 chi nhỏnh/phũng giao dịch, hơn 1.000 máy ATM và đội ngũ gần 7.000 nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và hơn 1,3 triệu khách hàng cá nhân trên toàn quốc.
Cùng với sự hỗ trợ của các cổ đông chiến lược HSBC có tỷ lệ cổ phần nắm giữ tối đa 20% và tư vấn chiến lược của McKinsey, Techcombank đang tiến hành chương trình TechcomOne – kế hoạch chuyển đổi toàn diện giai đoạn 2009-2014, hướng tới mục tiêu trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doang nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Tính đến cuối năm 2010, tại Việt Nam cú trờn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động gồm cỏc nhúm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Phân loại theo quy mô thì cộng đồng doanh nghiệp được chia làm 4 nhóm: Doanh nghiệp lớn (Big), Doanh nghiệp vừa (MME), Doanh nghiệp nhỏ (SME) và Doanh nghiệp siêu nhỏ (MSME) Trong đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng tuyệt đối và đang được coi là khối doanh nghiệp có tiềm năng phát triển mạnh nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam Vì vậy, chiến lược khách hàng củaTechcombank đã xác định, các khách hàng vừa và nhỏ là khách hàng chủ yếu, các khách hàng doanh nghiệp lớn là những thách thức cần chinh phục và là dấu mốc để chứng minh năng lực cũng như uy tín của Ngân hàng trên thị trường Nhờ đó, quy mô khách hàng doanh nghiệp của Techcombank tăng vọt, vượt trội qua các năm.
Tổng tài sản là chỉ tiêu phản ánh quy mô của doanh nghiệp, tình hình biến động tổng tài sản của Techcombank qua các năm từ 2004-2010 như sau:
Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản các năm Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2008-2010 Tính đến 31/12/2010, tổng tài sản của Techcombank đạt 150.291 tỷ đồng, tăng 62,33% so với năm 2009 Quy mô tài sản tăng nhanh do một số khoản mục sau:
- Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng tăng 78,28% so với năm 2009
- Cho vay khách hàng tăng 25.82% so với năm 2009
- Chứng khoán đầu tư tăng 128% so với năm 2009
- Tài sản khác tăng 120.8% so với năm 2009
Tính đến ngày 31/12/2010, vốn chủ sở hữu của các cổ đông Techcombank đạt 9.389 tỷ đồng, tăng 28,2% so với năm trước Vốn cổ phần đã tăng từ 5.400 tỷ đồng lên 6.932 tỷ đồng vào tháng 6/2010 khi Techcombank quyết định bổ sung1.532 tỷ đồng từ quỹ dự trữ để bổ sung vốn
Biểu đồ 2.2: Vốn chủ sở hữu các năm Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: báo cáo thường niên các năm 2008-2010
Huy động từ khách hàng đến ngày 31/12/2010 đạt 80.551 tỷ đồng, chiếm 53,6% tổng tài sản trên bảng cân đối, tương đương với mức tăng 29,2% so với mức 62.374 tỷ đồng năm trước Tăng trưởng huy động đó giỳp Techcombank củng cố tính thanh khoản, tỷ lệ cho vay/huy động ở mức 65,7%, phù hợp với chính sách thận trọng của Ngân hàng nhằm duy trì tỷ lệ này ở khoảng 65-70% Đến cuối năm 2010, tiền gửi và vay từ các tổ chức tính dụng tăng mạnh với tỷ lệ 168,5% so với năm trước, lên mức 27.783 tỷ đồng và là một nguồn huy động quan trọng cho Ngân hàng, trong đó 1.745 tỷ đồng là vốn vay dài hạn từ các tổ chức quốc tế.
Vốn thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá cũng tăng mạnh ở mức 198,3%, từ 5.036 tỷ đồng lên 15.024 tỷ đồng, bao gồm 5.251 tỷ đồng có kỳ hạn 5 năm trở lên và 7.404 tỷ đồng có kỳ hạn từ 12 tháng đến 5 năm.
Thực hiện chủ trương của Chính phủ là duy trì tỷ lệ tăng trưởng tín dụng thấp của toàn ngành ngân hàng, Techcombank đã cắt giảm tỷ lệ tăng trưởng cho vay từ mức 59,8% của năm trước xuống 25,7% Tính đến cuối năm 2010, tổng cho vay và ứng trước cho khách hàng đạt 52.928 tỷ đồng, trong đó 56,8% là ngắn hạn Cho vay SME tăng 26,7% lên 31.256 tỷ đồng so với năm trước trong khi cho vay doanh nghiệp lớn giảm 50,6% xuống 3.051 tỷ đồng Trong tất cả các khách hàng doanh nghiệp, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vay nhiều nhất để phục vụ nhu cầu mở rộng sản xuất Dư nợ cho vay cho mảng này chiếm 57,1% tổng cho vay đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp.
* Tỷ lệ an toàn vốn
Bảng 2.1: Các chỉ số an toàn vốn của Techcombank
Các chỉ số an toàn vốn 2010 2009 2008 2007
04 Vốn / Tổng tài sản có rủi ro(%)-
75 Các quỹ dự trữ (tỷ đồng)
46 Tổng vốn chủ sở hữu (tỷ đồng)
73 Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2008-2010
Trong khi chủ động giảm tăng trưởng tín dụng, Techcombank đã giám sát chặt chẽ nợ xấu và giảm thành công tỷ lệ nợ xấu từ 2,49% xuống 2,29% vào cuối năm 2010 Hầu hết các khoản nợ xấu là trong mảng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đến cuối năm 2010, dự phòng rủi ro tín dụng tăng 19,3%, từ 512 tỷ đồng năm trước lên 611 tỷ đồng, do đó, tỷ lệ nợ xấu thuần giảm xuống chỉ còn 1,13%. Hơn nữa, đây đều là các khoản vay có đảm bảo nên Ngân hàng lạc quan tin tưởng vào tỷ lệ thu hồi nợ cao.
Năm 2010, Techcombank đạt tổng doanh thu thuần 4.719 tỷ đồng, tăng
20,5% so với năm trước Trong số này, thu nhập lãi ròng tăng 27,3% lên mức 3.184 tỷ đồng Đáng khích lệ nhất là thu nhập thuần từ phí tăng 45,0%, đạt khoảng 930 tỷ đồng Trong đó thu nhập từ phí bảo lãnh gần như tăng gấp đôi mức thu nhập của năm 2009 lên khoảng 160 tỷ đồng Năm 2010 ngân hàng đã đạt mức lợi nhuận trước thuế 2.744 tỷ đồng, chỉ số lợi nhuận ROE là 24,9% và ROA là 1,9%.
2.1.2 Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam.
Lường trước những khó khăn chung của môi trường kinh tế vĩ mô, hoạt động tín dụng của Techcombank năm 2010 được xác định theo hường giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng, kiểm soát rủi ro Mặc dù vậy, tín dụng doanh nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo khi chiếm 65,10% tổng dư nợ toàn hệ thống Đặc biệt, cơ cấu dư nợ tại Ngân hàng được cân đối lại đúng trọng tâm hướng tới khách hàng doanh nghiệp SME Khối doanh nghiệp SME năm 2010 đạt mức tăng trưởng dư nợ 27%, chiếm 91,1% dư nợ của mảng khách hàng daonh nghiệp Tỷ trọng này trong năm 2009 là 79,9%.
Bảng 2.2: Dư nợ cho vay năm 2009-2010 ĐVT: Triệu đồng, %
Nợ có khả năng mất vốn
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010
Bảng 2.3: Phân tích dư nợ theo thời hạn cho vay ĐVT: Triệu đồng, %
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010
Bảng 2.4: Phân tích dư nợ cho vay theo ngành nghề kinh doanh ĐVT: Triệu đồng, %
Nông nghiệp và lâm nghiệp
Thương mại, sản xuất và chế biến
Khobãi, vận tải và thông tin liên lạc
Cá nhân và các ngành nghề khác
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010
Bảng 2.5: Phân tích cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp ĐVT: Triệu đồng, %
Công ty trách nhiệm hữu hạn 15.823.42
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Cá nhân và các doanh nghiệp khác
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010
Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
2.2.1 Hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
2.2.1.1 Bộ máy quản trị rủi ro
Quản lý rủi ro được xem là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng Mặt khác, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã tạo ra một nhận thức mới về công tác quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng toàn cầu Bên cạnh những rủi ro truyền thống thì những rủi ro mang tính thị trường và rủi ro hệ thống nếu không được đánh giá đúng mức có thể khiến bất kỳ một định chế tài chính lớn nào đều có thể sụp đổ Đó là nhận thức chung, tuy nhiên trên thực tế, làm thế nào để kiểm soát những rủi ro trên lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản trị và mức độ quan tâm của Ban lãnh đạo từng Ngân hàng
Trong nhiều năm qua, Techcombank đã tích cực hoàn thiện khung hệ thống quản trị rủi ro đáp ứng chuẩn mực và thông lệ quốc tế Nhiệm vụ quản trị rủi ro củaNgân hàng được thực hiện chủ yếu bởi Khối quản trị rủi ro với yêu cầu đảm bảo đánh giá và kiểm soát được rủi ro ở mọi phạm vi, từ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động đến các rủi ro trong loại hình kinh doanh, phù hợp với đặc thù địa bàn hoạt động rất rộng của mạng lưới Techcombank.
Sơ đồ 2: Bộ máy quản trị rủi ro của Techcombank
Nguồn: Tài liệu nội bộ của Techcombank
Hội đồng quản trị: Thông qua Uỷ ban kiểm toán và quản trị rủi ro và Uỷ ban Quản lý tài sản Nợ & Có, giám sát việc xây dựng quy trình và chính sách kiểm soát rủi ro chặt chẽ cho toàn hệ thống ngân hàng
Ban Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị đảm bảo tính hiệu quả của quản trị rủi ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro đã đặt ra.
Khối quản trị rủi ro tín dụng và Khối quản trị rủi ro thị trường và hoạt động: Trực tiếp thực hiện các chính sách kiểm soát rủi ro đối với từng nhóm rủi ro bao gồm: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Năm 2010, Khối quản trị rủi ro đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban kiểm toán và rủi ro – ARCO (thuộc Hội đồng Quản trị), tham gia vào Uỷ ban Quản lý tài sản nợ có – ALCO (thuộc Ban Điều hành) để xem xét điều chỉnh kịp thời, thường xuyên các công tác về quản trị rủi ro Bên cạnh đó, trong mỗi khối kinh doanh đều có bộ phận phân tích và đánh giá mức độ rủi ro đối với các nghiệp vụ được triển khai theo chức năng Việc kiểm soát rủi ro theo hướng tập trung kết hợp với phân cấp nhiều tầng đảm bảo cho Techcombank đánh giá đúng và đủ các rủi ro có thể gặp phải để xây dựng các chính sách phòng ngừa thích hợp.
Trong bối cảnh thị trường tiền tệ có những diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng dễ phát sinh nợ xấu, công tác quản trị rủi ro tiếp tục được hiện đại hoá theo hướng chuyờn sõu và thích ứng với tình hình mới, do vậy đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động của Ngân hàng an toàn, hiệu quả Các công tác trọng tâm của quản trị rủi ro là tiếp tục hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro cho từng khối khách hàng, từng khối ngành; mô hình hoá và áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro; xây dựng và cập nhật liên tục các báo cáo đánh giá rủi ro; theo dõi giám sát hàng ngày, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các tỷ lệ an toàn bắt buộc… 2.2.1.2 Quản trị rủi ro tín dụng
Tín dụng luôn là một trong những hoạt động đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh môi trường kinh doanh hậu khủng hoảng còn nhiều bấp bênh Techcombank là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung, phân luồng và phân cấp phê duyệt hồ sơ tín dụng theo các mức từ Chi nhánh, đến các khối chức năng và hội đồng tín dụng cao cấp Mô hình hiện đại này đảm bảo choNgân hàng luôn kiểm sỏot được rủi ro khách hàng, duy trì được tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp.
Trong năm 2010, chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Techcombank tiếp tục rà soát, cập nhật theo tình hình thị trường, đặc biệt đã cải tiến và ban hnàh hàng loạt văn bản quan trọng: Khẩu vị rủi ro tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, Chính sách tín dụng, Quy định cho vay, Quy định bảo lãnh, Quy định về phê duyệt tín dụng, Quy trình cấp tín dụng doanh nghiệp và một số chỉ thị tín dụng nhằm kiểm soát rủi ro cho một số ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn của Techcombank Khối quản trị rủi ro cũng hoàn thành phương pháp xây dựng hệ thống xếp hạng cho khách hàng doanh nghiệp theo dự án trên cơ sở mô hình quản trị rủi ro tín dụng do McKinsey tư vấn Bước đầu đã triển khai thí điểm hệ thống xếp hạng này tại 6 chi nhánh, tiến tới triển khai đại trà trên toàn hệ thống của Techcombank.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, một bài học quan trọng được rút ra trong công tác quản trị rủi ro đối với các tổ chức tín dụng là, không chỉ quản lý rủi ro tốt ở tổ chức mình mà còn phải thấu hiểu khả năng quản trị rủi ro của đối tác là các định chế tài chính trên thị trường Do đặc thù hoạt động theo hệ thống, rủi ro của một định chế tài chính khác có thể ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của Ngân hàng Vì vậy Techcombank đã hoàn thiện xây dựng khung quản lý rủi ro tín dụng đối với các định chế tài chính để xác định nguy cơ rủi ro, đánh giá và đo lường rủi ro, đồng thời xay dựng các khẩu vị rủi ro, hệ thống tính điểm tín dụng nội bộ, các chính sách tín dụng và hướng dẫn cho khách hàng là định chế tài chính.
2.2.1.3 Quản trị rủi ro thị trường
Techcombank là một trong những ngân hàng đầu tiên áp dụng thành công hệ thống quản trị rủi ro thị trường từ năm 2003, nhằm đảm bảo phòng chống rủi ro trong kinh doanh ngoại hối, chứng khoán cũng như rủi ro về lãi suất, thanh khoản.
Trong năm 2010, các mô hình quản trị rủi ro thị trường tiếp tục được cải tiến theo hướng cập nhật những kỹ thuật tiên tiến nhất và cải tiến các quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đồng thời tăng cường kiểm soát rủi ro trong kinh doanh.
* Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối:
- Thiết lập hạn mức về trạng thái ngoại hối cho tất cả các loại ngoại tệ, tiến hành kiểm soát hạn mức hàng ngày, đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và mục đích quản lý rủi ro nội bộ được Hội đồng ALCO điều chỉnh theo từng thời kỳ.
- Đưa ra những cảnh báo về sự biến động của thị trường, hỗ trợ bộ phận kinh doanh nhận định xu hướng sắp tới của những ngoại tệ mạnh.
* Các hoạt động kinh doanh vàng
- Theo dõi và kiểm soát hoạt động môi giới kinh doanh vàng tài khoản.
- Thiết lập hạn mức, đề xuất về hạn mức vàng và tiến hành kiểm soát hạn mức hàng ngày.
- Thực hiện báo cáo về thực trạng giao dịch của hoạt động kinh doanh vàng vật chất.
- Thực hiện phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản cho xu hướng giá vàng sắp tới.
- Các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
- Kiểm soát giá mua, bán trái phiếu.
- Xây dựng mô hình quản lý, đánh giá hiệu quả danh mục chứng khoán.
- Đúng gúp ý kiến xây dựng các quy trình kinh doanh chứng khoán.
* Các hoạt động kinh doanh trên thị trường hàng hoá tương lai:
- Thực hiện kiểm soát toàn diện đối với hoạt động môi giới hàng hoá tương lai: Kiểm soát rủi ro lãi, lỗ theo thời gian thực đến từng tài khoản của khách hàng; Kiểm soát và đánh giá lại hạn mức cho các khách hàng giao dịch hàng hoá theo từng quý.
- Nghiên cứu và triển khai phần mềm giao dịch điện tử Jtrader với nhiều tiện ích hữu dụng chokhỏch hàng và hệ thống kiểm soát giao dịch điện tử SARA của Techcombank.
- Phát triển và tư vấn chính sách quản trị rủi ro đối với Sàn giao dịch cafe BCEC - Đắc Lắk của tỉnh Đắc Lắk.
- Nghiên cứu sản phẩm quyền chọn hàng hoá và phát triển sản phẩm phức hợp quyền chọn nói chung và cho khách hàng lơn như Vietnam Airlines…
* Kiểm soỏt các rủi ro lãi suất và thanh khoản:
Đánh giá chung về hệ thống xếp hạng tin dụng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
2.3.1 Những kết quả đạt được
Là ngân hàng đầu tiên xây dựng, phát triển hệ thống XHTD nội bộ, sau gần
10 năm triển khai thực hiện, hệ thống XHTD nội bộ của Techcombank được đánh giá là một hệ thống khá hoàn thiện, với các bước tiến hành đánh giá, xếp hạng được thực hiện theo một quy trình tương đối phổ biến, các chỉ tiêu phân tích tương đối rộng, bao quát được các mặt hoạt động của một doanh nghiệp Nhờ đó, sau khi triển khai trên toàn hệ thống, hoạt động XHTD nội bộ tại Techcombank đã mang lại những thành công nhất định:
Thứ nhất, công tác XHTD nội bộ đó giỳp Techcombank tiếp cận với phương thức hoạt động của một ngân hàng hiện đại, tiến dần xóa bỏ quan niệm và cách đánh giá khách hàng một cách phiến diện và cảm tính như trước đây, tạo ra tư duy, quan điểm và phong cách mới trong hoạt động tín dụng Hệ thống XHTD này sẽ tạo cơ sở để đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích và ra các quyết định tín dụng.
Thứ hai, với hệ thống XHTD này, việc đo lường và định dạng các rủi ro tín dụng tại Techcombank được thực hiện thống nhất, tập trung trong suốt quá trình cho vay và quản lý khoản vay từ Hội sở chính đến tất cả các Chi nhánh
Việc sử dụng hệ thống XHTD sẽ giúp Techcombank quản trị rủi ro đối với từng khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng Quản trị rủi ro đối với từng khoản vay đòi hỏi kiến thức cụ thể về hoạt động kinh doanh và điều kiện tài chính của đối tác trong khi quản trị rủi ro danh mục tín dụng yêu cầu kiến thức bao quát toàn diện để giám sát toàn bộ thành phần và chất lượng danh mục tín dụng Do đó, hệ thống XHTD nội bộ sẽ giúp Techcombank có được cái nhìn tổng thể về rủi ro tín dụng, từ đó, dễ dàng nhận biết được rủi ro đầu tư tập trung vào những hạng mục nào (khách hàng, ngành nghề, khu vực ) để trên cơ sở đó có được những điều chỉnh thích hợp để tránh sự tập trung đầu tư quá mức vào một lĩnh vực nhằm hạn chế tối đa những rủi ro.
Thứ tư, thông qua kết quả công tác XHTD, Techcombank sẽ hoạch định chính sách tín dụng và chính sách quản trị rủi ro phù hợp đối với từng nhúm khỏch hàng Đây là căn cứ quan trọng để định hướng tín dụng (mở rộng, duy trì hay thu hẹp quy mô); xác định mức lãi suất, biện pháp bảo đảm tiền vay Những định hướng được áp dụng đồng bộ trên toàn hệ thống Techcombank này sẽ là cơ sở hữu hiệu để phục vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu 1 cách tối đa những khách hàng tốt, thu hẹp quy mô dư nợ những khách hàng xấu; xác định lãi suất (giá của khoản vay) khác nhau đối với từng nhóm khách hàng và cú cỏc yêu cầu về tỷ lệ tài sản đảm bảo phù hợp với định hướng tín dụng Đây sẽ là tiền đề cho việc giảm thiểu những rủi ro, tăng cường quan hệ với các với khách hàng tốt.
Thứ năm, với việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro sẽ giúp Techcombank thực hiện theo đúng quy định của NHNN tại điều 7/Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Điều này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế và là động lực góp phần đẩy nhanh lộ trình hiện đại hóa, áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro trong bối cảnh hội nhập kinh tế Theo quy định tại quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, thì sau 6 năm kể từ khi quyết định này có hiệu lực, các ngân hàng thương mại cần phải xây dựng hoàn thành hệ thống XHTD nội bộ Tuy nhiên, đến giai đoạn hiện tại, còn một số lượng lớn các ngân hàng TMCP chưa xây dựng và vận hành hệ thống này, trong khi Techcombank đã chính thức hoàn thành việc xây dựng, đưa vào vận hành thành công hệ thống XHTD nội bộ từ năm 2002, điều này thể hiện sự tiên phong của Techcombank.
2.3.2 Hạn chế trong hệ thống XHTD khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam
Như đã trình bày ở trên, hệ thống XHTD nội bộ đã đạt được những thành công nhất định góp phần phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng và đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, vẫn còn tồn tại một số hạn chế làm ảnh hưởng đến chất lượng XHTD.
Một là, nguồn thông tin cho quá trình xếp hạng vừa thiếu, vừa chưa đáng tin cậy
Tính chính xác của thông tin đầu vào đóng một vai trò vô cùng quan trọng, tuy nhiên hiện tại các nguồn thông tin Techcombank thu thập chủ yếu là từ khách hàng như hồ sơ vay, các báo cáo tài chính Điều này sẽ dẫn đến sự bất cân xứng thông tin, khi người vay luôn muốn che giấu những thông tin bất lợi và thổi phồng những thành quả Ngân hàng có rất ít những kênh thông tin thuận lợi để có thể kiểm chứng tính trung thực của doanh nghiệp cung cấp và nếu muốn thì sẽ phải tốn rất nhiều thời gian Thực tế, Techcombank hầu như không nhận được sự hỗ trợ từ phía cơ quan thuế, hải quan, người cung cấp nguyên vật liệu, người mua hàng của doanh nghiệp, thông tin đại chúng và từ hệ thống ngân hàng khác ngoại trừ một số thông tin sơ sài từ trung tâm thông tin tín dụng CIC Hiện tượng các thông tin báo cáo tài chính phản ánh không hợp lý, thực hiện chế độ hạch toán không đúng quy định, doanh nghiệp có nhiều báo cáo tài chính (với nhiều mục đích khác nhau) về tình hình hoạt động cho cỏc bờn sử dụng thông tin (cơ quan thuế, ngân hàng ) là rất phổ biến
Hơn nữa, nguồn thông tin của ngân hàng cũng ít được cập nhật, bổ sung một cách thường xuyên, có hệ thống Ngân hàng thường tập trung vào tìm hiểu thông tin, phân tích khách hàng trong quá trình trước cho vay Quá trình giám sát sau khi cho vay thường không được để ý hoặc chỉ mang tính hình thức Kết quả là sự không cập nhật thông tin khách hàng kịp thời, dẫn tới không nhận diện được rủi ro và đến khi phát hiện ra thỡ đó quỏ muộn Điều này cũng do hiện tại Techcombank chưa có một bộ phận chuyên nghiệp quản lý thông tin nên gây khó khăn cho quá trình thu thập, tính khách quan của xử lý thông tin.
Hai là, hệ thống các chỉ tiêu phi tài chính chưa được xây dựng hoàn chỉnh
Tuy các chỉ tiêu tài chính đã được lượng hóa nhưng do nhiều chỉ tiêu chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu để so sánh như: triển vọng ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh dẫn tới sự lúng túng cho người xếp hạng, dẫn đến chất lượng XHTD bị ảnh hưởng nhiều bởi ý chí chủ quan của người thực hiện
Ba là, các tiêu chuẩn đánh giá chưa được xác định theo chuỗi thời gian
Hiện nay, các chỉ tiêu của doanh nghiệp vay vốn được xác định dựa trên báo cáo của năm tài chính liền kề, sau đó so sánh với các chỉ số do ngân hàng đưa ra Việc so sánh này là chưa phù hợp với thực tế vì không có sự so sánh kỳ này với kỳ trước để thấy được sự tiến bộ hay thụt lùi của doanh nghiệp qua các năm Ngoài ra, ở Việt Nam hiện tại, thông tin về các hệ số trung bình ngành, nhóm ngành là cơ sở cho việc so sánh, đánh giá trong XHTD nội bộ lại chưa được các cơ quan thống kê cung cấp Điều này, sẽ dẫn đến các hệ thống XHTD của mỗi ngân hàng, dù cùng một chỉ số, nhưng sẽ cú cỏch đánh giá khác nhau.
Bốn là, chưa có sự phân biệt xếp hạng cho từng khoản vay có thời hạn khác nhau
Vì đối với từng thời hạn vay khác nhau, ngân hàng sẽ quan tâm tới các chỉ tiêu ở mức độ khác nhau Đối với khoản tín dụng trung và dài hạn, ngân hàng cần tập trung sự chú ý vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp và khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng trong tương lai Còn đối với khoản vay ngắn hạn, ngân hàng cần đặt trọng tâm vào các chỉ tiêu ngắn hạn hơn.
Năm là, một số chỉ tiêu còn thiếu
Hiện Techcombank đó cú xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng (tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế) giúp đánh giá sự phát triển và mở rộng quy mô của doanh nghiệp Tuy nhiên, 2 chỉ tiêu này lại được xếp ở phần thông tin phi tài chính ở mục “Cỏc đặc điểm hoạt động khỏc”
Hơn nữa, trong hệ thống XHTD của mỡnh, cỏc tiêu chuẩn đánh giá theo các bảng chỉ tiêu tài chính, phân theo ngành chưa tính đến mội trường hoạt động khó khăn khi các doanh nghiệp trong một ngành gặp phải Điều này sẽ bất lợi cho doanh nghiệp nếu sự suy giảm khả năng của doanh nghiệp là do yếu tố khách quan Đồng thời, ngân hàng cũng chưa phân tích khả năng trả nợ bổ sung từ bảo lãnh, từ sự hỗ trợ của công ty mẹ đều có thể tăng khả năng trả nợ ngân hàng, là căn cứ để điều chỉnh mức hạng
Ngoài ra, các chỉ số về khả năng trả nợ đối với ngân hàng tương đối sơ sài
Hệ thống chưa đề cập đến khả năng thất thoát, thu hồi khi xảy ra vỡ nợ, trong khi điều này lại rất cần thiết đối với ngân hàng.
2.3.2.2 Nguyên nhân a) Nguyên nhân trong nội bộ ngân hàng
Thứ nhất, công tác thu thập và xử lý thông tin còn nhiều bất cập.
Hệ thống thu thập và xử lý thông tin của Techcombank mặc dù đã có nhiều cải thiện song vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của công tác XHTD nội bộ Với nguồn thông tin chủ yếu dựa vào thông tin trên hồ sơ doanh nghiệp gửi đến trong khi các nguồn thông tin như trung tâm Thông tin tín dụng CIC, các nguồn thông tin bên ngoài(như cơ quan thuế, hải quan ) và thông tin đại chúng (như sỏch, bỏo, tạp chí chuyên ngành ) chưa được khai thác đúng mức Hơn nữa, cũng cần thấy rằng việc tiếp cận từ các nguồn thông tin trên là hạn chế chung của nhiều ngân hàng vì điều kiện tiếp xúc là không nhiều, tốn thời gian, chi phí
Mục tiêu của hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp trong thời gian tới
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ là cấu phần quan trọng trong hệ thống quản lý rủi ro đối với bất kỳ hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng nào Mô hình xếp hạng tín dụng là một công cụ tối ưu nhằm quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và quản lý tín dụng Sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường hoạt động để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được Do vậy, yêu cầu xây dựng một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập
3.1.1 Quản trị rủi ro tín dụng ứng dụng nguyên tắc Basel II về quản lý nợ xấu
Basel II là Hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro Đây được xem là giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao các tiêu chuẩn ngân hàng châu Á Dự thảo Hiệp ước Basel II đề cập tới các vấn đề chính gồm những quy định liên quan tới tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu, quá trình xem xét giám sát của cơ quan quản lý và cuối cùng là các quy tắc thị trường.
Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, dù quốc gia phát triển hay đang phát triển, sẽ đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong cả nội bộ quốc gia đó Vì vậy, nâng cao sức mạnh của hệ thống tài chính là điều mà Ủy ban Basel quan tâm Ủy ban Basel không chỉ bó hẹp trong phạm vi các nước thành viên mà mở rộng mối liên hệ với các chuyên gia trên toàn cầu Ủy ban Basel đã ban hành 17 nguyên tắc về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động cấp tín dụng
Trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng, nguyên tắc Basel có một số điểm cơ bản:
- Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia
- Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
- Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng
Basel II đã bãi bỏ cách tiếp cận rủi ro của Basel I và thay bằng cách phân định các mức rủi ro trên cơ sở xếp hạng chính xác hơn mức độ rủi ro, các ngân hàng sẽ phải phụ thuộc chủ yếu vào kết quả xếp hạng và đánh giá độ tín nhiệm của các tổ chức độc lập như Moody, S&P Hệ thống đo lường theo Basel 2 phức tạp hơn, nhưng có khả năng đánh giá chính xác mức độ an toàn vốn.
Theo Basel II, các phương pháp đo lường rủi ro tín dụng bao gồm:
- Phương pháp chuẩn hóa: phụ thuộc vào đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập;
- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ cơ bản: Các ngân hàng đưa ra những khoản rủi ro ngầm định;
- Phương pháp dựa trên hệ thống đánh giá nội bộ tiên tiến: Các ngân hàng đưa ra một loạt thông tin đầu vào về rủi ro.
Hiệp ước Basel II cũng đề cập vai trò của cơ quản quản lý ngân hàng trong việc đánh giá hệ thống XHTD nội bộ để phân loại rủi ro tài sản của tổ chức tín dụng Nhưng trong thực tế, NHNN rất khó kiểm chứng hệ thống xếp hạng đánh giá rủi ro của các NHTM cú đỳng hay không Trong khi đó, nếu sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro kém chính xác, NHTM có thể quá lạc quan về triển vọng khách hàng dẫn đến hậu quả khó lường Từ những phân tích và nhận định nêu trên đã cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống XHTD nội bộ của các NHTM, và đây rõ ràng là công việc mà các NHTM cần tiến hành một cách định kỳ nhằm đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh và tăng cường hơn nữa khả năng dự báo trong quản trị rủi ro tín dụng
3.1.2 Yêu cầu của NHNN về xếp hạng tín dụng
Hiện nay, quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế luôn là một trong những chủ đề nhận được sự quan tâm của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các Bộ, ngành và các tổ chức tín dụng Trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Basel 2 là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro.
NHNN đã ban hành Quyết định 457 và Quyết định 493 qui định về các tỉ lệ an toàn, về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó Quyết định 493 đã tiến dần đến những đánh giá mang các yếu tố định tính và dự phòng được chia thành dự phòng chung và dự phòng cụ thể đã hướng tới khuôn khổ thuộc dự phòng theo Basel II, trong đó, NHNN cũng đưa ra lộ trình yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng Việt Nam phải trình Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để NHNN xem xét và phê duyệt đã thể hiện quyết tâm cao trong việc nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tín dụng theo thông lệ quốc tế.
Hiện tại, NHNN đang yêu cầu các NHTM phải thường xuyên rà soát điều chỉnh hệ thống XHTD nội bộ để có thể áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN, một trong số các yêu cầu đối với hệ thống XHTD của NHTM bao gồm:
- Hệ thống XHTD nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng
- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản đảm bảo khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng
- Hàng năm tổ chức tín dụng phải đánh giá lại hệ thống XHTD nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật Như vậy, nhằm có thể đáp ứng theo yêu cầu của NHNN về phân loại nợ và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro thỡ cỏc Ngân hàng phải thường xuyên xem xét điều chỉnh hệ thống XHTD của mình để có thể sàng lọc và phân loại khách hàng chính xác hơn
3.2 Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Techcombank
3.2.1 Hoàn thiện công tác thu thập và xử lý thông tin cho công tác xếp hạng tín dụng
Thông tin là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của công tác XHTD Kết quả XHTD chính xác đến mức độ nào phụ thuộc phần lớn vào nguồn thông tin hiện có Vì vậy, cần thiết phải thiết lập hệ thống thông tin làm tiền đề cho việc phân tích và XHTD doanh nghiệp vay vốn Về lâu dài, để thuận tiện cho công tác XHTD, TECHCOMBANK phải thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, cán bộ QHKH phải tăng cường việc khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn
Bên cạnh nguồn từ hồ sơ khách hàng gửi đến, cán bộ QHKH cũng cần tiến hành nhiều biện pháp để thu thập thông tin như: phỏng vấn khách hàng vay, chủ doanh nghiệp, nhân viên làm việc trong doanh nghiệp, bạn hàng; xác minh thực tế tại trụ ở của doanh nghiệp về các yếu tố như máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng tồn kho Cán bộ QHKH cũng cần phải tiếp cận các nguồn thông tin từ Internet, báo chí,CIC, tập san chuyên ngành… Tuy nhiên, kết quả đạt được của công việc này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, năng lực tư duy, khả năng quan sát nhạy bén của mỗi cán bộ QHKH Vì vậy, mỗi cán bộ QHKH sẽ có những nghệ thuật khai thác thông tin khác nhau dựa vào kinh nghiệm tích lũy được trong quá trình làm việc.
Thứ hai, cán bộ QHKH phải khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung cấp Đây là nơi lưu giữ những thông tin cơ bản, cần thiết về doanh nghiệp, cho cho phép cán bộ QHKH thu thập thông tin bổ sung, đối chiếu, kiểm tra chéo với thông tin mình đang lưu trữ, đánh giá khái quát doanh nghiệp, cũn cỏc thông tin mang tính chuyên môn cao thì thường không có sẵn, như thông tin vế máy móc, trang thiết bị… Để có thể thu thập những thông tin hữu ích chính xác từ CIC thì ngoài việc ngân hàng phải có thiết bị nối mạng trực tiếp với trung trung tâm thì TECHCOMBANK nói riêng và các ngân hàng khác nói chung cần phải có thái độ tích cực hợp tác với nhau để trao đổi thông tin khách hàng Có như vậy thì CIC mới trở thành một trung tâm chuyên cung cấp thông tin có uy tín và đáng tin cậy nhằm giảm chi phí cũng như thời gian cho ngân hàng trong quá trình thu thập thông tin nhằm đánh giá doanh nghiệp.