TỔNG QUAN
Thế giới
Theo thống kê của website www.internetworldstats.com thì tổng số người truy cập internet trên thế giới tính đến ngày 31/12/2008 là 1.581.571.589 người chiếm 23.6% dân số toàn cầu
Chi tiết bảng thống kê người dùng internet trên thế giới như sau:
Vùng Dân số Người dùng internet ( 31/12/2000)
Người dùng internet (số liệu mới nhất)
% dân số Tăng so với năm
Bảng 1 Thống kê tỉ lệ người dùng internet trên thế giới (tính đến 31/12/2008)
Theo thống kê ở bảng trên ta thấy Châu Á là khu vực có tổng số người truy cập internet cao nhất thế giới là 650,4 triệu người (41,1%), vị trí tiếp theo là Châu Âu với 390,1 triệu người (24,7%) và Bắc Mĩ 246,8 triệu người (15,6%), cuối cùng thấp nhất là châu Úc với chỉ 20,6 triệu người (1,3%) Hình vẽ sau thể hiện cái nhìn trực quan hơn về bảng số liệu thống kê ở trên:
Bảng 2 Thống kê số lượng người dùng internet theo các vùng miền trên thế giới năm 2008
Theo thống kê của hãng nghiên cứu Forrester Research, doanh số bán hàng trực tuyến trên toàn thế giới trong năm 2006 ước đạt khoảng gần 2.500 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng trung bình trên dưới 7% năm, và dự kiến trong năm 2007, tỷ lệ tăng trưởng sẽ là 8%.
Tóm lại: tình hình thương mại điện tử trên thế giới đang ngày một phát triển trong đó khu vực châu Mĩ đang có chiều hướng giảm lại nhường chỗ cho các nước đang phát triển đặc biệt là khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam.
Về tình hình phần mềm hướng dịch vụ (SaaS) Ở phần này, chúng ta khoan hãy đề cập đến phần mềm SaaS là gì, có ích lợi như thế nào, có khác gì với phần mềm truyền thống … mà hãy hiểu nôm na: Phần mềm hướng dịch vụ là phần mềm cho phép nhiều người cùng sử dụng và được truy cập qua môi trường mạng internet Những đặc điểm và vai trò của phần mềm này trong xu thế ngày này thế nào thì chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn ở những chương sau.
Xu hướng cung cấp phần mềm dạng hướng dịch vụ đang ngày càng được chú trọng và phát triển trên thế giới Điển hình là một số hãng phần mềm nổi tiếng đã cho ra đời nhiều ứng dụng dạng SaaS như Google với Google Docs (một dạng ứng dụng thay thế Excel và Word nhưng chạy qua môi trường mạng), Google Apps, Gmail ; Microsoft thì có Online Office, Microsoft Dynamics CRM ; SalesFoce thì có website www.salesfoce.com – một website nổi tiếng về cung cấp các ứng dụng SaaS; Amazon thì nổi tiếng với website www.amazon.com; Ebay – hãng mua bán trực tiếp lớn nhất thế giới hiện nay- thì nổi tiếng với website www.ebay.com Đặc điểm chung các website dạng này là đều cung cấp ứng dụng dạng SaaS cho người sử dụng Có thể là miễn phí hoặc có thể là thu phí định kì Các phần mềm dạng SaaS hiện rất đa dạng: từ phần mềm ứng dụng phục vụ nhu cầu đại chúng như email, Word, Excel, Access đến các phần mềm cao cấp thuộc các lĩnh vực như CRM, ERP thì SaaS đều góp mặt Ứng dụng dạng SaaS có thể cung cấp miễn phí tới người dùng như Gmail, Google Docs hoặc có tính phí với người sử dụng như Office Online, các ứng dụng trong lĩnh vực CRM, ERP …
Việt Nam
Cùng với xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới, thương mại điện tử ở Việt Nam đang có những bước chuyển mình tích cực Theo khảo sát mới nhất của Cục Thương mại điện tử và CNTT Bộ công thương, 45% doanh nghiệp trên cả nước đã có website riêng Trong số đó, 35% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% nhờ thương mại điện tử Bên cạnh đó, 88% doanh nghiệp đã chấp nhận việc nhận đơn hàng bằng phương tiện điện tử Về phía người tiêu dùng, cũng có những tín hiệu khả quan khi 65
% người tìm hiểu thông tin trên mạng trước khi mua sắm.
Tuy nhiên, đa số website kinh doanh ở VN vẫn còn tồn tại khá nhiều bất cập như: nội dung có vấn đề, thiết kế chưa phù hợp làm rối mắt người xem, cập nhật kém, lượng truy cập thấp, tốc độ chậm
Theo ông Trần Hữu Linh, Phó cục trưởng Cục thương mại điện tử và CNTT, Bộ Công thương, hạn chế lớn nhất hiện nay là thói quen mua hàng của người VN dẫn đến tỷ lệ người dùng các loại thẻ ngân hàng có khả năng thanh toán quốc tế, trực tuyến chưa đại trà Bên cạnh đó, loại hình này cũng cần sự hỗ trợ từ các chính sách mở rộng của ngân hàng
Ngoài ra, ông cũng nhấn mạnh nhân tố trước mắt để thúc đẩy thương mại điện tử tại
VN là các trang web phải tạo ra mô hình mua bán có độ an toàn cao, các dịch vụ theo sau phải chu đáo Đây không phải là hình thức mua bán "cao siêu" mà phải tạo nên sự thân thiện và dễ dàng cho người tiêu dùng.
Về phần mềm hướng dịch vụ (SaaS)
Theo khảo sát của nhóm thực hiện, số lượng phần mềm hướng dịch vụ ở Việt Nam hiện rất ít so với số lượng phần mềm truyền thống Điều đó cho thấy, phần mềm hướng dịch vụ ở Việt Nam mới chỉ trong giai đoạn đầu Một vài website TMĐT ở VN đã cung cấp phần mềm theo hướng dịch vụ dưới dạng cho phép người dùng đăng ký thành viên và có một website riêng Điển hình là một số trang như: www.gophatdat.com, www.1001shoppings.com, www.vietmy.vn, www.dava.vn Trong số những trang trên thì trang www.gophatdat.com và trang www.dava.vn có mô hình phần mềm hướng dịch vụ tương đối rõ nét Tuy nhiên, cũng như những trang TMĐT truyền thống, đa phần các trang này vẫn vướng phải các hạn chế khách quan và chủ quan như đã nêu trên Vì thế để các site này phát triển và thành công một cách toàn diện thì vẫn cần phải có thời gian
Hướng đi phát triển phần mềm TMĐT theo mô hình SaaS là một lựa chọn phù hợp với tình hình thế giới và Việt Nam hiện nay Để hỏi rõ tại sao mô hình phần mềm này lại phù hợp với tình hình Việt Nam và thế giới trong tương lai, chúng ta thử phân tích một số thuận lợi và khó khăn của TMĐT và mô hình cung cấp phần mềm truyền thống ở Việt Nam để có câu trả lời thích đáng nhất.
Thuận lợi và khó khăn cho TMĐT ở Việt Nam
Những ứng dụng TMĐT nói chung đang nhận được những thuận lợi như sau:
- Số người truy cập internet tăng nhanh (hơn 20 triệu người/90 triệu dân).
- Các chính sách ưu đãi của nhà nước về công nghệ thống tin.
- Thói quen mua hàng qua mạng đang được người tiêu dùng chú ý.
Khó khăn có thể gặp phải khi triển khai 1 hệ thống phần mềm TMĐT:
- Thói quen và lòng tin của người dùng vào các phần mềm TMĐT chưa cao.
- Các ngân hàng còn khó khăn trong việc liên kết với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến để cho ra đời các sản phẩm thanh toán trực tuyến
- Tính bảo mật thông tin còn kém trên các website TMĐT ở VN
- Chi phí phát triển & bảo trì một website TMĐT ở VN vẫn còn cao.
- Thời gian phát một ứng dụng TMĐT hoàn chỉnh khá lâu.
- Chính sách hỗ trợ khách hàng sau khi mua sản phẩm hầu như không được các doanh nghiệp chú trọng.
Hướng tiếp cận
Theo tìm hiểu của nhóm thực hiện, các ứng dụng dạng SaaS có thể chia làm 2 loại:
1 Cung cấp nền tảng để xây dựng ứng dụng (PaaS – Platform as a Service)
2 Cung cấp phần mềm trọn gói để sử dụng (SaaS – Software as a Service)
Với dạng 1, đối tượng người dùng mà ứng dụng SaaS muốn nhắm tới là các nhà phát triển phần mềm, các công ty phần mềm hay các lập trình viên (developer) Mục tiêu của các phần mềm SaaS dạng này là cung cấp nền tảng chuẩn để hỗ trợ phát triển ứng dụng một cách nhanh chóng, dễ dàng Ưu điểm của ứng dụng SaaS dạng này là cung cấp nền tảng cơ bản để phát triển ứng dụng, dựa trên nền tảng đó, các nhà phát triển hay các lập trình viên có thể tùy biến các ứng dụng nhằm tạo ra một sản phẩm vừa ý và phục vụ hữu ích cho nhu cầu của khách hàng của họ
Nhược điểm của ứng dụng dạng này là đòi hỏi người sử dụng phải có am hiểu kĩ thuật, có trình độ tin học nhất định mới có thể sử dụng Do vậy, ứng dụng SaaS dạng này ít phổ biến trên thực tế hiện nay
Với dạng 2, đối tượng mà các ứng dụng SaaS muốn nhắm đến là các người sử dụng đầu cuối, các doanh nghiệp và các cá nhân muốn sử dụng Internet làm môi trường kinh doanh Ưu điểm của ứng dụng SaaS dạng này là không đòi hỏi người dùng phải có trình độ tin học cao, triển khai dễ dàng và nhanh chóng
Nhược điểm của ứng dụng SaaS dạng này là độ tùy biến của ứng dụng không cao Người dùng vẫn có thể tùy biến cho ứng dụng của họ, nhưng có giới hạn Bởi không nhà phát triển phần mềm nào có thể viết ra một phần mềm mà thỏa tất cả các yêu cầu của tất cả mọi người.
Dựa vào những phân tích về ưu và khuyết của từng giải pháp và tình hình thực tế của TMĐT VN, chúng em quyết định chọn hướng tiếp cận là theo mô hình cung cấp phần mềm trọn gói hướng dịch vụ (SaaS) vì các lí do sau:
1 Phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay ở Việt Nam.
2 Có thể kết hợp giữa mô hình SaaS và PaaS để cho ra đời một ứng dụng hướng dịch vụ toàn diện về sau này.
KIẾN THỨC NỀN TẢNG
Thương mại điện tử (EC)
Là khái niệm chỉ quá trình mua, bán, hay trao đổi các sản phẩm, dịch vụ, thông tin qua mạng máy tính, đặc biệt mạng internet.
Hầu hết các ứng dụng EC được thực hiện thông qua môi trường mạng internet Tuy nhiên, quá trình mua bán này có thể thông qua mạng WAN, LAN hay thậm chí là máy tính đơn Khi đó, việc mua bán hàng hóa giữa một máy bán hàng và một thẻ thông minh có thể coi là một EC.
Hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện và công nghệ xử lý thông tin số hóa
Mua, bán, trao đổi hàng hóa/dịch vụ/ thông tin.
Dịch vụ khách hàng (customer service) Hợp tác thiết kế và sản xuất với đối tác (collaborative) Đào tạo từ xa (e-learning)
Giao dịch điện tử nội bộ trong công ty (intrabusiness)
3.1.2 Một số khái niệm EC (**)
Là phương thức kinh doanh của công ty để phát sinh lợi nhuận cho công ty Mô hình
EC giải thích một công ty đóng vai trò như thế nào trong một dây chuyền Một đặc điểm của EC là có thể tạo ra các mô hình thương mại mới
3.1.2.2 Thị trường điện tử (Electronic Market)
Người bán và người mua gặp nhau trực tuyến để trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin và tiền tệ.
Là một loại đặc biệt của thị trường điện tử Giá cả trong thị trường có thể qui định và giá cả có thể thay đổi sao cho phù hợp giữa cung và cầu.
Thanh toán điện tử (Electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (Electronic Message) thay cho việc giao dịch dùng tiền mặt.Ví dụ: trả lương bằng chuyển khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng … thực chất đều là dạng thanh toán điện tử.
3.1.2.5 Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính
Financial Electronic Data Interchange – gọi tắt là FEDI - chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch điện tử với nhau.
3.1.2.6 Tiền mặt Internet (Internet Cash)
Là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông quan Internet, áp dụng cho phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia với nhau Tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa Vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (digital cash) Loại tiền này có công nghệ đặc thù đảm bảo được mọi yêu cầu của người bán và người mua theo luật quốc tế Tiền mặt internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ, rồi dùng mạng internet để chuyển cho người bán hàng Thanh toán bằng tiền internet đang trên đà phát triển nhanh, nó có ưu điểm nổi bật sau:
Có thể dùng thanh toán những món hàng có giá trị nhỏ, thậm chí ngay cả tiền mua báo (vì phí giao địch mua hàng và chuyển tiền rất thấp không đáng kể).
Không đòi hỏi phải có ngay một qui chế được thỏa thuận từ trước, có thể tiến hành giữa 2 người hoặc 2 công ty bất kỳ Các thanh toán là vô danh.
Tiền mặt nhận được đảm bảo là tiền thật, tránh được tiền giả.
3.1.2.7 Túi tiền điện tử (Electronic Purseb)
Còn gọi là “ví tiền điện tử” – là nơi để gởi tiền mặt internet, chủ yếu thể hiện dưới dạng thẻ thông minh (Smart Card) Tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó Kỹ thuật của “túi tiền điện tử” tương tự như kĩ thuật áp dụng cho “tiền mặt internet” Thẻ thông minh nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, chỉ khác là mặt sau của thẻ, thay vì dải từ thì là một chíp máy tính điện tử có bộ nhớ để lưu trữ tiền đã được số hóa Tiền này chỉ được chi trả khi có thư yêu cầu được xác nhận là “đúng”.
3.1.2.8 Giao dịch ngân hàng số hóa (digital banking), giao dịch chứng khoán số hóa (digital securities trading)
Bao gồm các hình thức sau:
Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các điểm bán lẻ, các kiot, giao dịch cá nhân tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, thông tin hỏi đáp
Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị ). Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng khác.
Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác.
(*), (**): Giáo trình “Thương mại điện tử”, Lê Thị Nhàn – Giảng viên Khoa CNTT, ĐH KHTN
Hình 3-1 Khung hoạt động của EC
Có thể tưởng tượng khung hoạt động của EC giống như một ngôi nhà với 3 phần cơ bản:
1 Cơ sở hạ tầng EC (nền móng ngôi nhà): o (1): cơ sở hạ tầng cơ bản cho các dịch vụ kinh doanh thông thường, bao gồm: vấn đề bảo mật, thẻ thông minh, chứng thực người dùng và thanh toán điện tử. o (2): Hạ tầng về truyền và phân phối thông tin (EDI, email, chat ). o (3): Hạ tầng về truyền thông đa phương tiện và xuất bản thông tin qua mạng. o (4): Hạng tầng về mạng (các tổng đài, mạng không dây, mạng internet ). o (5): Hạ tầng về giao diện đầu cuối (các ứng dụng của các đối tác kinh doanh và dữ liệu của chúng VD: Paypal cung cấp các hàm API để xử lý thanh toán trực tuyến).
2 Hỗ trợ cho EC (giống như phần tường ngôi nhà): Các tác nhân sau đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của EC: o Con người (người mua, người bán, trung gian ). o Luật lệ (các luật ban hành, các qui định, nghị định của nhà nước, của thế giới ) o Tiếp thị và quảng cáo: nghiên cứu tiếp thị, quảng cáo và phát hành nội dung qua web. o Dịch vụ phụ trợ: hậu cần, thanh toán, hệ quản trị nội dung và các hệ thống bảo mật. o Đối tác kinh doanh: cổ đông, hội viên, sàn giao dịch, siêu thị…
3 Các ứng dụng EC (giống như nóc của ngôi nhà): các ứng dụng trong lĩnh vực
EC được phân chia trên nhiều lĩnh vực: o Tiếp thị trực tiếp (Direct Marketing) o Tìm việc (Search Jobs) o Ngân hàng trực tuyến (Online Banking) o Chính phủ điện tử (E-government) o Quản lý thu-mua (E-purchasing) o B2B Exchanges o C-Commerce o M-Commerce o Đấu giá (Auctions) o Du lịch (Travel) o Xuất bản trực tuyến (Online Publishing) o Dịch vụ chăm sóc khách hàng
3.1.4 Các thành phần tham gia
Hình vẽ sau mô tả các thành phần tham gia trong EC:
Hình 3-2 Các thành phần tham gia hệ thống EC
Nguồn: Lê Thị Nhàn, Giáo Trình Thương Mại điện tử, Phòng xuất bản Khoa Học Tự Nhiên, 2006
Các cơ quan tài chính sẽ tham gia vào quá trình thanh toán điện tử.
Chính phủ sẽ tham gia với vai trò điều tiết và ban hành các qui định, nghị định liên quan.
Cơ quan hành chính: tiếp nhận và xử lý các vấn đề về pháp lý
Xí nghiệp & công ty: nơi trực tiếp sản xuất ra các mặt hàng.
Nhà phân phối đóng vài trò vận chuyển hàng hóa tới các đại lý tiêu thụ và người dùng
Thế giới kinh doanh thực tế: đóng vai trò như một đối trọng với thế giới kinh doanh ảo Cho phép người mua và người bán trong EC có thể đối chiếu so sánh các giá trị thực của mặt hàng sản phẩm, dịch vụ với nhau
Cửa hàng ảo thị trường điện tử: lả nơi diễn ra các hoạt động mua bán trong EC Các hoạt động này đều thông qua môi trường mạng để thực hiện.
3.1.5.1 Phân loại theo mô hình thương mại
Trong phần này, nhóm thực hiện xin trích dẫn một số khái niệm từ Giáo trình Thương mại điện tử của Lê Thị Nhàn – giảng viên khoa CNTT, ĐH KHTN Tp Hồ Chí Minh như sau:
3.1.5.1.1 Đưa ra giá của bạn cần
Phần mềm hướng dịch vụ(Saas)
3.2.1 Ví dụ mở đầu - Google Docs
Google có thế mạnh về lĩnh vực này Có thể thấy nhiều ứng dụng dạng phần mềm SaaS của Google như Google Docs, Google Apps, Gmail
Với những ứng dụng này của Google, người sử dụng có thể sử dụng miễn phí Khi nhu cầu phát triển lên thì người sử dụng có thể trả phí để Google đáp ứng nhu cầu đó.
Ví dụ: Hiện tại Google có ứng dụng Google Apps for Education dành cho lĩnh vực đào tạo Với phần mềm này, các tổ chức giáo dục trên thế giới có thể nhờ Google làm nhiều thứ: từ website, tin tức, email, văn bản Đặc biệt là họ có thể sử dụng email với đuôi email là tên miền mình có dạng như: ten@tenmien.com Chẳng hạn, bạn hiện giờ đang sở hữu tên miền: thptchonthanh.com.vn, sau khi đăng kí sử dụng dịch vụ Google Apps for Education với Google thì bạn hoàn toàn có thể tạo và sử dụng tài khoản email miễn phí dạng: tên@thptchonthanh.com.vn với số lượng email miễn phí tới 2000 account Nếu trường bạn có nhiều hơn 2000 account thì bạn vẫn có thể tạo thêm email account với số lượng tùy ý Tuy nhiên, lúc này Google đòi hỏi bạn phải đóng một khoản phí nhất định Thế nhưng, khoản phí này thì nhỏ và không đáng kể với một tổ chức như một trường học ở trên
3.2.2 Thế nào là một phần mềm hướng dịch vụ?
Công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội Từ các doanh nghiệp, các đơn vị , tổ chức đến các cá nhân riêng lẻ đều cần sử dụng phần mềm để phục vụ cho hoạt động của mình Tuy nhiên để triển khai một phần mềm là cả một vấn đề đối với người dùng Vấn đề đó chính là chi phí và thời gian để triển khai phần mềm.Theo mô hình truyền thống, để triển khai một phần mềm cần phải có các giai đoạn sau đây:
Xác định yêu cầu hệ thống cần triển khai
Thuê một công ty tư vấn để tư vấn về vấn đề kĩ thuật
Thuê một công ty phần mềm để phát triển hệ thống
Chính vì có quá nhiều giai đoạn nên chi phí của một phần mềm rất cao Hơn nữa thời gian phát triển phần mềm kéo dài, có thể lên đến vài năm nếu hệ thống lớn Sau khi hệ thống đã đi vào hoạt động doanh nghiệp phải trả tiền thuê nhân viên kĩ thuật, tiền bản quyền phần mềm để duy trì hệ thống Đây chính là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Điều này khiến việc đầu tư vào Công nghệ thông tin của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế Xu hướng của ngành Công nghệ thông tin ngày nay là đưa tất cả lên môi trường web nhằm tìm cách giảm thiểu chi phí đầu tư vào phần mềm cho người sử dụng SaaS là một hình thức như vậy.
SaaS là viết tắt của từ Software as a Services, SaaS là một khái niệm về một hình thức phân phối phần mềm mới Với hình thức này người dùng không phải tốn nhiều thời gian và chi phí đầu tư cho việc phát triển phần mềm như mô hình truyền thống nữa Tất cả đã có sẵn trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ, người dùng chỉ cần đăng kí với nhà cung cấp là có thể sử dụng được ngay mà không cần đòi hỏi về phần cứng, phần mềm đi kèm, cũng không cần cài đặt trên máy tính của mình, máy tính của người dùng chỉ cần một trình duyệt web để kết nối tới ứng dụng trên server nhà cung cấp (Software-as- a-Service;
A Comprehensive Look at the Total Cost of
Ownership of Software Applications, September 2006)
Thông thường các phần mềm Saas được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vực như: quản trị quan hệ khách hàng(CRM), thương mại điện tử, tài chính, …
SaaS – A revolutionary approach for building web applications
3.2.3 Đặc trưng của phần mềm hướng dịch vụ
- Sử dụng qua môi trường mạng, không cần cài đặt trên máy tính của khách hàng
(SaaS Software as a Service, Erica Brasher-Sims 5/22/2008)
- Phầm mềm và dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ.
- Thay vì phải trả tiền một lần để sở hữu phần mềm vĩnh viễn thì khách hàng có thể trả phí định để sử dụng phần mềm.( Software-as-a-Service; A Comprehensive Look at the Total Cost of Ownership of Software Applications, September 2006)
- Các tính năng cải tiến được thực hiện bởi nhà cung cấp phần mềm và người sử dụng hoàn toàn không phải trả thêm phí cho những cải tiến này.
- Tất cả những vấn đề khác như bảo mật, duy trì hệ thống, nâng cấp tính năng đều do phía nhà cung cấp phần mềm SaaS thực hiện.( Software-as-a-Service; A Comprehensive Look at the Total Cost of Ownership of Software Applications, September 2006)
- Kiến trúc phát triển một lần cho nhiều người dùng (Single-instance, multi-tenant architecture): các nhà phát triển phần mềm chỉ phát triển một ứng dụng dùng chung cho tất cả người dùng (SaaS – A revolutionary approach for building web applications, Wednesday, January 23, 2008)Do đó phần mềm hướng dịch vụ chỉ được áp dụng chủ yếu trong các lĩnh vụ phần mềm có quy trình nghiệp vụ rõ rang, mang tính đại chúng như quản trị quan hệ khách hàng(CMR), thương mại điện tử( eCommerce ), tài chính ( Finance ),… ( SaaS and BI - June 2008,Overview of On-
Demand BI and Its Key Characteristics by Diby Malakar Published: June 1, 2008)
- Khi nhà cung cấp cập nhật tính năng phần mềm, người dùng không cần download và cập nhật mà vẫn nhìn thấy sự cập nhật đó.( http://en.wikipedia.org/ wiki/Software_as_a_service)
3.2.4 Phân biệt phần mềm hướng dịch vụ với các hình thức phân phối phần mềm khác
Có 4 hình thức để một công ty phần mềm phân phối sản phẩm đến khách hàng o Cung cấp dạng mã nguồn mở (Open Source): phần mềm được cung cấp miễn phí hoặc có một ít phí tùy theo nhà cung cấp, có thể kèm theo đó là mã nguồn để người dùng có thể tham gia phát triển phần mềm. o Cung cấp theo bản quyền (License software): người dùng phải trả tiền để được sở hữu phần mềm Đây là cách phân phối phần mềm phổ biến hiện nay. o Cung cấp dưới dạng phần mềm cho thuê(Leased Software) o Cung cấp dưới dạng phần mềm hướng dịch vụ( Software As a Service): o người sử dụng chỉ cần đăng kí với nhà cung cấp và sử dụng, không cần phải cài đặt phần mềm trên máy tính của mình. o Sử dụng thông qua môi trường mạng.
Với 3 hình thức phân phối đầu(Open Source, License software, Leased Software) có một đặc điểm chung là để phần mềm chạy được thì phần mềm phải được cài đặt trên máy tính của người dùng, tất cả dữ liệu đều được lưu trữ trên máy tính của người dùng, nhưng với hình thức thứ 4(Saas) thì không cần cài đặt phần mềm trên máy tính của người dùng, phần mềm và dữ liệu được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp Người dùng chỉ cần có trình duyệt web là sử dụng được phần mềm.
3.2.5 Những thuận lợi của phần mềm hướng dịch vụ
3.2.5.1 Chi phí triển khai thấp, thời gian triển khai nhanh
Chi phí khởi tạo thấp Tùy thuộc và tính năng yêu cầu và số lượng người dùng mà có cách tính phí khác nhau.Đây chính là lợi điểm dễ thấy nhất của ứng dụng SaaS Thay vì bạn phải bỏ một núi tiền ra mua cả một hệ thống khổng lồ để chỉ sử dụng và tính năng của chúng thì giờ đây bạn có thể tiết kiệm chi phí kiểu đó Bạn cũng không phải tốn nhiều cho việc triển khai, chi cần một thao tác đăng kí đơn giản với nhà cung cấp dịch vụ là bạn đã có ngay phần mềm để sử dụng
3.2.5.2 Không cần nhiều sự hỗ trợ kĩ thuật
Thay vì bạn phải bỏ tiền để thuê nhân viên kĩ thuật duy trì hệ thống của mình thì bây giờ các nhà cung cấp ứng dụng SaaS đã làm thay bạn tất cả Hầu như bạn không phải đụng chạm gì đến vấn đề kĩ thuật Chính vì thế chi phí thuê nhân viên kĩ thuật đã giảm đáng kể.
3.2.5.3 Nâng cấp chương trình mà không tốn thêm chi phí
Thông thường những nhà cung cấp ứng dụng SaaS luôn tiến hành mở rộng tính năng ứng dụng của họ Vì thế, khách hàng cũng được hưởng lợi từ việc này mà không phải trả thêm một đồng chi phí nào cả
3.2.5.4 Truy cập không giới hạn không gian và thời gian
PHÂN TÍCH – THIẾT KẾ
Yêu cầu thiết kế
Thiết kế một hệ thống SaaSSystem thỏa những yêu cầu sau:
1 Thiết kế một hệ thống TMĐT cho phép nhiều người dùng cùng truy cập và sử dụng qua mạng.
2 Hệ thống thiết kế phải có đầy đủ tính năng của một hệ thống TMĐT cơ bản.
3 Hệ thống được xây dựng phải đáp ứng khả năng truy cập nhanh, ổn định và chịu lỗi cao.
4 Hệ thống phải có độ bảo mật thông tin cao
5 Hệ thống phải bảo đảm sự dễ dàng trong cập nhật và bảo trì hệ thống.
6 Hệ thống phải được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ tiến tiến, có khả năng nâng cấp mở rộng về sau mà không ảnh hưởng đến chương trình hiện tại.
Phương pháp thiết kế và môi trường phát triển
Dựa trên yêu cầu thiết kế cơ bản ở trên, nhóm đưa ra phương pháp thiết kế và môi trường phát triển như sau:
Hệ thống được phát triển theo mô hình 3 lớp (3-layers) Mô hình 3 lớp là mô hình phát triển phần mềm được áp dụng phổ biến hiện nay Kiến trúc của mô hình 3 lớp như sau:
Hình 4-17 Tổng quan mô hình 3 lớp
Mô hình 3 lớp sẽ được chia thành 3 lớp (lớp ở đây được hiểu theo nghĩa là layer chứ không phải là class) xử lí tương ứng như sau:
(1): Lớp giao diện ( Presentation Layer): đây chính là lớp nằm ở trên cùng, nhiệm vụ của lớp này chỉ là xử lí về giao diện, hiển thị giao diện cho người dùng, nhận các thông tin từ giao diện và chuyển giao cho lớp xử lí nghiệp vụ Lớp này chỉ được phép giao tiếp với lớp xử lí nghiệp vụ (2), không được phép giao tiếp với lớp xử lí cơ sở dữ liệu (3)
(2): Lớp xử lí nghiệp vụ (Business Layer): làm nhiệm vụ xử lí logic cho các đối tượng do lớp giao diện gửi xuống, hoặc chuyển đổi dữ liệu thô lấy từ lớp xử lí cơ sở dữ liệu (3) thành dữ liệu có đầy đủ ý nghĩa Ví dụ: trong cơ sở dữ liệu có trường [Sex] kiểu chuỗi là [0-Male], [1- Female] Lúc này dữ liệu thô lấy từ lớp xử lí dữ liệu sẽ là giá trị 0 hoặc 1 Nhưng phải quan niệm rằng các đối tượng được xử lí ở lớp giao diện không biết được [Sex] là 0 hoặc 1 mà giá trị đúng phải là [Male] hoặc [Female] Khi đó dữ liệu thô từ lớp xử lí dữ liệu sẽ được tầng logic chuyển thành [Male] hoặc
[Female].Đây chính là dữ liệu mang đầy đủ ý nghĩa của đối tượng.Có thể xem lớp xử lí nghiệp vụ là cầu nối giữa lớp xử lí dữ liệu và lớp xử lí giao diện.
(3) Lớp xử lí dữ liệu (Data Access Layer): đây là lớp làm nhiệm vụ giao tiếp trực tiếp với cơ sở dữ liệu như thực hiện các câu truy vấn: thêm, xóa, sửa, lấy dữ liệu trả về
Mã nguồn của chương trình được tổ chức như hình minh họa sau đây:
Nếu ánh xạ sang mô hình 3 lớp thì ta có tương ứng:
- Dự án BussinessLogic thuộc lớp xử lí nghiệp vụ
- Dự án Database thuộc tầng xử lí dữ liệu
- Dự án SaasService và SaasSystem thuộc tầng xử lí giao diện.
Mỗi đối tượng quản lí trong hệ thống sẽ được ánh xạ trong dự án BussinessObject thành 3 đối tượng theo quy tắc sau: ObjectName, ObjectNameCondition,
Ví dụ: đối tượng danh mục sản phẩm (Category) sẽ được ánh xạ tương ứng thành 3 đối tượng là: Category, CategoryCondition, CategoryResult Các đối tượng này lần lượt được định nghĩa trong 3 tập tin tương ứng là Category.cs, CategoryCondition.cs, CategoryResult.cs Tương tự sẽ có các đối tượng User, UserConditon, UserResult … Trong đó:
ObjectName: đối tượng chuyển nhận thông tin Các thuộc tính của đối tượng này này sẽ được ánh xạ theo quy tắc 1-1 từ bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu ra Đối tượng này chỉ dùng cho việc thêm, cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu.
ObjectCondition: đối tượng tìm kiếm Thông thường đối tượng
ObjectCondition sẽ có ít thuộc tính hơn so với đối tượng ObjectName (vì không phải thuộc tính nào của đối tượng cũng dùng làm tiêu chí tìm kiếm).
ObjectResult: đối tượng trả về Thông thường đối tượng ObjectResult sẽ có nhiều thuộc tính hơn so với đối tượng ObjectName (vì khi trả về thì có thể có nhiều thuộc tính khác như thuộc tính tính toán, thuộc tính suy ra, thuộc tính liên hệ, tham chiếu …)
4.2.2 Ích lợi của mô hình 3 lớp
Việc áp dụng mô hình 3 lớp có những ích lợi sau:
- Mã nguồn sáng sủa, mạch lạc, rõ ràng Điều này tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và kiểm soát mã nguồn chương trình.
- Dễ bảo trì, nâng cấp, mở rộng về sau.
- Sử dụng lại mã nguồn đối với các dự án có cùng mục đích.
- Dễ kiểm lỗi chương trình.
Phần mềm hướng dịch vụ hoạt động qua mạng internet và sẽ tập trung tất cả dữ liệu khách hàng trên server của nhà cung cấp, do đó vấn đề tốc độ xử lí và an toản, bảo mật dữ liệu phải được đặt lên hàng đầu Lựa chọn môi trường phát triển thích hợp để bảo đảm giải quyết tốt nhất vấn đề trên đồng thời giúp nhà phát triển dễ dàng trong việc phát triển mở rộng ứng dụng sau này cũng là một vấn đề quan trọng
Môi trường được nhóm lựa chọn là:
- Hệ điều hành Window Server 2003/XP
- Ngôn ngữ lập trình ASP.NET(C#) – là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến trên nền NET hiện nay.
- Cơ sở dữ liệu: SQL Server 2000 – là cơ sở dữ liệu ổn định, tốc độ xử lý nhanh, hỗ trợ giao tác, stored procedure, function và trigger giúp tăng tốc độ xử lý và an toàn dữ liệu hơn.
- Môi trường phát triển: Visual Studio 2005 – với các công cụ lập trình giao diện kéo thả - cho phép phát triển ứng dụng nhanh chóng hơn.
Thiết kế hệ thống
4.3.1 Sơ đồ tổng quan hệ thống
Sơ đồ tổng quan về hệ thống SaaSSystem được mô tả như hình vẽ bên dưới:
Hình 4-18 Tổng quan hệ thống SaaSSytem với 3 loại đối tượng người dùng chính
(1): Server lưu trữu thông tin của hệ thống bao gồm cơ sở dữ liệu và mã nguồn ứng dụng Các tài nguyên liên quan của ngưởi dùng trong quá trình sử dụng đều được lưu trữ trên server này Như vậy đây chính là điểm khác biệt của ứng dụng SaaS so với các loại ứng dụng khác Với các ứng dụng thương mại điện tử thông thường, bạn phải có một server riêng cho website của bạn nếu đó là website có lưu lượng thông tin lớn Còn không bạn cũng phải thuê một gói hosting của một nhà cung cấp nào đó Và như vậy, các ứng dụng của các website thương mại truyền thống thường được lưu trữ tại các server khác nhau Ngược lại với điều này, các website thành viên của hệ thống
SaaSSystem sẽ lưu trữ trên cùng một server Cách lưu trữ này vừa tiết kiệm được chi phí vừa dễ dàng trong vấn đề nâng cấp bảo trì Bạn chỉ cần nâng cấp phần mềm của mình trên server thì các ứng dụng website của khách hàng sẽ được nâng cấp đồng loạt theo đó
(2): Ứng dụng SaaSSystem Ứng dụng này có chức năng cho phép người dùng đăng ký và sau đó sẽ có một website cho riêng mình với dạng đường dẫn: www.yourdomain/ username Bạn hoàn toàn có thể đăng ký một domain khác để trỏ về đường dẫn trên trong trường hợp bạn muốn khách hàng của bạn dễ dàng truy cập tới website của bạn hơn
(3): Đối tượng khách hàng của hệ thống SaaSSystem – trong tài liệu này được đề cập dưới tên gọi SaaSCustomer Đây là đối tượng vừa đóng vai trò là khách hàng của hệ thống SaaSSystem lại vừa đóng vai trò là người quản trị hệ thống của website của chính họ
(4): Hệ thống các website thành viên Mỗi website này đều có khách hàng riêng, sản phẩm riêng, danh mục sản phẩm riêng và một số thông tin cá nhân khác Về cơ bản các giao diện của các website thành viên này là giống nhau về bố cục (Đây cũng là một điểm cần cải tiến trong hướng phát triển về sau của ứng dụng)
(5): Đối tượng khách hàng đầu cuối (mà trong tài liệu này được đề cập tới dưới tên gọi ClientCustomer) Đối tượng khách hàng này sẽ trực tiếp giao dịch, mua bán với SaaSCustomer.
4.3.2 Người dùng và chức năng của hệ thống
Về lý thuyết, hệ thống cho phép phân cấp người dùng trong từng phân hệ người dùng (các cấp người dùng: quản trị hệ thống, nhập liệu, điều hành viên, khách hàng) Tuy nhiên, để đơn giản trong xử lý, trong ứng dụng chỉ mình họa và đưa ra 3 loại người dùng tương ứng trong 2 phân hệ như sau:
4.3.2.1.1 Người dùng trên hệ thống cha
Gồm 2 loại đối tượng người dùng như sau:
1 Quản trị hệ thống (SaaSAdmin): quản trị hệ thống SaaSSystem Thực hiện thêm/xóa/sửa thông tin khách hàng, cấu hình hệ thống.
2 Khách hàng (SaaSCustomer): là người dùng đăng ký tài khoản trên hệ thống
SaaSSystem Khi người dùng đăng ký tài khoản thành công, thì người dùng sẽ có một website riêng của mình với đường dẫn như sau: http://yourdomain/username/ Mỗi website riêng này sẽ có đầy đủ các tính năng cơ bản của một website TMĐT như: hệ thống danh mục sản phẩm, thông tin sản phẩm, giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán, liên hệ
Sau khi đăng ký thành công, người dùng có thể thực hiện quản trị cho hệ thống của mình như: tạo danh mục sản phẩm, thêm/xóa/sửa sản phẩm cho một danh mục, xem đơn hàng, xem danh sách khách hàng, xem thống kê doanh số, cấu hình hệ thống
4.3.2.1.2 Người dùng trên hệ thống con
1 Quản trị hệ thống (chính là SaaSCustomer ở trên): khi người dùng đăng nhập với tài khoản của mình trên hệ thống cha thì sẽ được phép chỉnh sửa thông tin của mình, xem danh mục sản phẩm, danh sách đơn hàng và danh sách khách hàng của mình
2 Khách hàng (ClientCustomer): đối tượng người dùng đầu cuối Đây chính là khách hàng mua bán sản phẩm trên một hệ thống con Với đối tượng khách hàng này, khi đăng ký tài khoản trên hệ thống webiste con, khách hàng có thể mua hàng, đặt hàng và chỉnh sửa thông tin tài khoản của mình.
Sau khi đăng ký thành viên thành công trên hệ thống SaaSSystem, thành viên sẽ có một website thương mại điện tử với đầy đủ các tính năng sau:
Quản lý đăng ký/đăng nhập
4.3.2.2.2 Yêu cầu phi chức năng:
Bên cạnh những yêu cầu chức năng ở trên, hệ thống còn phải bảo đảm những yêu cầu phi chức năng sau:
Hệ thống phải bảo đảm tốc độ truy cập nhanh, ổn định và bảo đảm truy cập cùng lúc nhiều người.
Bảo mật thông tin lưu trữ
Tính thẩm mĩ, tính hiệu quả cao và nhất quán trong giao diện.
4.3.3 Danh sách các Actor Để đơn giản trong quá trình xử lý nhưng vẫn thể hiện đuợc tư tưởng của một chương trình SaaS, hệ thống hiện thời có 3 Actor
STT Tên Actor Mô tả
1 SaaSAdmin Quản trị hệ thống SaaSSystem Có thể thêm, xóa, sửa tài khỏan SaaSCustomer và cập nhật thông tin cấu hình hệ thống.
2 SaaSCustomer Là khách hàng của hệ thống SaaSSystem nhưng đồng thời cũng đóng vai trò quản trị hệ thống cho chính hệ thống của họ Với vai trò của mình, SaaSCustomer có thể thêm, xóa tài khoản ClientSaaSCustomer và cấu hình một số giá trị cho hệ thống của mình.
Là khách hàng của mỗi hệ thống của người dùng SaaSCustomer ở trên Đóng vai là người dùng đầu cuối của hệ thống.
4 Các hệ thống khác Các hệ thống sử dụng Web services của SaaSSystem.
4.3.4 Use - case cho đối tượng SaaSAdmin
4.3.4.1 Danh sách các Use-case
Hình 4-19 Sơ đồ tổng quan các use-case của đối tượng SaaSAdmin Đăng nhập
Xem thông tin khách hàng
Kích hoạt tai khoan khach hang
Bỏ kích hoạt tài khoản khách hàng
Quản trị hệ thống ôinheritsằ ôusesằ ôusesằ ôusesằ ôextendsằ ôextendsằ ôextendsằ ôextendsằ ôusesằ
Hình 4-20 Chi tiết use-case Quàn lý khách hàng Đăng nhập
Xem thông tin người dùng
Cập nhật thông tin người dùng Thêm người dùng
Xóa người dùng ôusesằ ôusesằ ôusesằ ôusesằ ôextendsằ ôextendsằ ôextendsằ ôextendsằ ôusesằ
Phân quyền sử dụng cho người dùng ôusesằ ôusesằ
Hình 4-21 Chi tiết use-case Quàn lý người dùng
Quản trị hệ thống sau khi đăng nhập hệ thống sẽ được làm những thao tác sau trên phân hệ Quản lý người dùng:
2 Cập nhật thông tin người dùng
4 Phân quyền cho người dùng
Tất cả các thao tác này được thực hiện sau khi thao tác đăng nhập hệ thống.
STT Tên Use-case Ý nghĩa/Ghi chú
1 Đăng nhập Kiểm tra và xác thực người dùng trên hệ thống
SaaSSystem Đăng nhập này là đăng nhập back- end hệ thống, chỉ có đối tượng SaaSAdmin và SaaSCustomer mới có quyền đăng nhập này.
2 Đăng xuất Thoát ra khỏi màn hình quản trị hệ thống.
3 Phục hồi mật khẩu Cho phép người dùng tìm lại được mật khẩu trong trường hợp họ không nhớ mật khẩu Mật khẩu mới sẽ được gởi qua email khi người dùng đăng ký.
Thay đổi mật khẩu Cho phép người dùng thay đổi mật khẩu hiện tại của mình.
Cấu hình hệ thống Cho phép đối tượng người dùng là SaaSAdmin hoặc SaaSCustomer có thể thay đổi một số thông số cấu hình hệ thống của họ VD: SaaSAdmin có thể thay đổi số ngày tương ứng với từng loại đăng ký: Demo, 3 tháng, 6 tháng SaaSCustomer có thể thay đổi: email hệ thống, ngày giờ sử dụng
Quản lý phương thức thanh tóan
Cho phép thêm, xóa, sửa các phương thức thanh toán Trong chương trình, để đơn giản, thì các phương thức thanh toán tạm thời để cố định.
Quản lý khách hàng Quản lý khách hàng (SaaSCustomer): thêm, xóa một tài khoản khách hàng.
Quản lý nhóm người dùng
Thiết kế database
4.4.1 Lược đồ cơ sở dữ liệu
Dựa vào các yêu cầu chức năng của hệ thống, nhóm thực hiện phân tích và đưa ra lược đồ cơ sở dữ liệu như bên dưới đây:
Hình 4-31 Lược đồ cơ sở dữ liệu
Các đối tượng người dùng trên hệ thống (SaaSAdmin, SaaSCustomer, ClientCustomer
…) đều lưu chung thông tin trên bảng dữ liệu User Các đối tượng này được phân biệt với nhau bởi GroupId – mã nhóm người dùng Trên lý thuyết, quản trị hệ thống có thể tạo ra các nhóm người dùng và phân quyền cho nhóm người dùng đó Tuy nhiên để đơn giản, hiện tại nhóm thực hiện sẽ cố định 3 nhóm người dùng: SaaSAdmin – quản trị hệ thống cha (SaaSSystem), SaaSCustomer – quản trị hệ thống con và
ClientCustomer – khách hàng hệ thống con – đóng vai trò người dùng đầu cuối.
4.4.2 Danh sách các bảng cơ sở dữ liệu
Phân hệ sản phẩm – danh mục sản phẩm
1 Category Lưu trữ danh mục hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ
2 Products Lưu trữ thông tin sản phẩm
3 ProductsType Lưu thông tin loại sản phẩm như sản phẩm khuyến mãi, sản phẩm mới, sản phẩm bình thường.
4 Order Lưu trữ thông tin đặt hàng
5 OrderDetail Lưu trữ chi tiết thông tin đặt hàng
6 Customer Lưu trữ thông tin khách hàng
7 Payment Lưu trữ thông tin các phương thức thanh tóan
8 BankCard Lưu thông tin tài khỏan ngân hàng của khách hàng
9 CutomerUserBankCard Lưu thông tin sử dụng thẻ ngân hàng của nguời dùng (khách hàng đầu cuối)
10 UserGroup Lưu thông tin nhóm người dùng Để đơn giản, hiện tại chương trình cố định 3 nhóm ngừời dùng: SaaSAdmin, SaaSCustomer, ClientCustomer.
11 User Lưu thông tin chung về nguời dùng trên các hệ thống: SaaSSystem và các website của SaaSUser
12 GroupUserFunction Cho biết nhóm nào đuợc quyền dùng chức năng gì
13 Function Lưu thông tin chức năng của chương trình
14 Module Thông tin các phân hệ hệ thống
15 Screen Lưu thông tin về các màn hình Một module có thể có nhiều màn hình làm việc
16 FunctionInScreen Lưu thông tin tính năng trong một màn hình VD:
Trong màn hình sản phẩm có các tính năng sau: Cập nhật sản phẩm, Thêm mới sản phẩm, Xóa sản phẩm.
17 Template Lưu thông tin về giao diện của người dùng
18 TypeRegister Loại đăng ký bao gồm: demo, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm.
Phân hệ khác: banner quảng cáo, tin tức, menu
19 Banners Lưu thông tin banner quảng cáo của người dùng
Mỗi SaaSCustomer sẽ quản lý phần banner của mình riêng
20 Content Lưu thông tin tin tức Mỗi SaaSCustomer sẽ quản lý phần banner của mình riêng Hiện tại, để đơn giản, chương trình gói gọn phần tin tức làm 4 dạng (không chia danh mục tin): top, right, left, bottom
21 Menu Lưu thông tin menu Hiện tại có 4 dạng menu: top, left, right, bottom.
22 Config Lưu các thông số cấu hình cho từng thành viên hệ thống cha (SaaSCustomer) như logo, banner, email
Thiết kế xử lý
4.5.1 Giải quyết vấn đề đường dẫn tới website thành viên – kỹ thuật URL Friendly
Yêu cầu cơ bản của hệ thống SaasSystem là phải bảo đảm các website thành viên( website mà khách hàng có được sau khi đăng kí) hoạt động độc lập nhau, mỗi website sẽ có giao diện riêng, danh mục riêng, sản phẩm riêng, khách hàng riêng Đồng thời người dùng trên hệ thống SaasSystem vẫn có thể quản lí được thông tin của tất cả các webiste thành viên Đường dẫn của website thành viên phải tuân theo nguyên tắc sau: http://SaasSystemDomain/username/.
Trong đó SaasSystemDomain chính là domain của hệ thống SaasSystem, username chính là username của người dùng đăng kí trên SaasSystem, dùng để phân biệt giữa các website thành viên với nhau
Có 2 cách tiếp cận để giải quyết vấn đề này
Cách 1: Quản lí theo thư mục Khi một khách hàng đăng kí 1 tài khoản trên hệ thống SaasSystem thì hệ thống SaaSSystem sẽ phát sinh mã nguồn cho khách hàng này vào một thư mục, có nghĩa là mỗi trang thành viên sẽ có 1 thư mục riêng Khi đó để truy cập tới website thành viên nào ta chỉ cần gõ đúng đường dẫn đến thư mục của website thành viên đó là được.
Ví dụ: nếu đăng nhập với user name là customer1 thì SaasSystem sẽ tạo 1 thư mục là customer1 trên server, để truy cập tới webiste thành viên này ta chỉ cần gõ: http://SaasSystemDomain/customer1/
Cách 2: Sử dụng kỹ thuật URL Friendly Dùng kĩ thuật này để ánh xạ tên người dùng và đường dẫn đến website người dùng đó Với cách làm này, kết quả sẽ là kết quả của cách 1 Tuy nhiên sẽ không có thư mục người dùng nào được tạo riêng Kĩ thuật URL Friendly giúp ta thay thế một đường dẫn dạng: http://SaasSystemDomain?user=customer1 thành đường dẫn dạng: http://SaasSystemDomain/customer1.
Nếu làm theo cách 1 sẽ có một số khó khăn sau đây:
Nếu số lượng webiste thành viên nhiều thì cách một không khả thi Lí do: số lượng thư mục tạo ra trong một thư mục con là giới hạn Và con số này sẽ đặt đến giới hạn khi số thành viên tăng theo ngày tháng
Vấn đề quản lý thư mục người dùng sẽ gặp nhiều khó khăn do số lượng thư mục con trong thư mục gốc quá nhiều.
Tuy nhiên cách 1 cũng có ưu điểm của nó: chính là việc phân chia độc lập như vậy thì khi một ứng dụng của website thành viên nào đó bị sự cố sẽ ít gây ảnh hưởng tới các website thành viên khác
Nhóm chọn cách 2 để thực hiện Nếu làm theo cách 2 thì không cần phải quan tâm đến những khó khăn gặp phải do cách 1 gây ra ở trên.
Hình 4-32 Tổng quan về các lớp trong hệ thống SaaSSystem
Theo sơ đồ trên, hệ thống sẽ gốm có 3 đối tượng người dùng sau:
SaasAdmin là đối tượng có vai trò quản trị hệ thống SaasSystem.
SaasCustomer là khách hàng của hệ thống SaasSystem, mỗi khách hàng sẽ có một website thành viên tương ứng với tài khoản đã đăng kí trên hệ thống SaasSystem.
ClientCustomer đóng vai trò là khách hàng trên từng website thành viên cụ thể.
Mỗi website thành viên cụ thể sẽ có những đối tượng sau( tham khảo sơ đồ mô tả cụ thể ở hình 4-17, 4-18): o Danh mục sản phẩm(Category) o Sản phẩm( Product) o Danh mục đơn hàng( Order) o Khách hàng (ClientCustomer) o Menu o Tin tức(Content) o Loại đăng kí trên hệ thống SaasSystem(TypeRegister) o Banner quảng cáo(Banner) o Thông tin cấu hình(Config) o Thông tin truy cập( Statistics)
Hình 4-33 Sơ đồ lớp cho phân hệ Sản phẩm - Danh mục sản phẩm
Hình 4-34 Sơ đồ lớp cho phân hệ cấu hình hệ thống trên từng website thành viên.
Hình 4-35 Sơ đồ lớp cho phân hệ Phân quyền người dùng.
Hệ thống phân quyền dựa trên nhóm người dùng(GroupUser) chứ không dựa trên từng người dùng cụ thể Người dùng thuộc nhóm nào thì kế thừa tất cả các quyền trong nhóm đó, mỗi nhóm người dùng sẽ có những quyền khác nhau Đơn vị phân quyền là từng chức năng cụ thể( Function), ví du: Thêm danh mục, Xóa danh mục Mỗi màn hình (Screen) sẽ có nhiều chức năng (function), mỗi module có chứa nhiều màn hình khác nhau.
4.5.3.1 Flowchart cho đối tượng SaaSAdmin
Hình 4-36 Flowchart cho đối tượng SaaSAdmin
4.5.3.2 Flowchart cho đối tượng SaaSCustomer
Hình 4-37 Flowchart cho đối tượng SaaSCustomer
4.5.3.3 Flowchart cho đối tượng ClientCustomer
Hình 4-38 Flowchart cho đói tượng ClientCustomer
Thiết kế giao diện
Phần thiết kế này chỉ giới thiệu một số màn hình chính của ứng dụng Có thể tham khảo chi tiết tại phần Phụ lục A – Giao diện ứng dụng.
4.6.1 Giao diện ứng dụng SaaSSystem - ứng dụng cha
Thiết kế giao diện phần SaaSSystem với tiêu chí: đơn giản, thân thiện và dễ dùng Sau đây là một số màn hình chính của ứng dụng phía SaaSSystem:
4.6.1.1 Màn hình trang chủ (front-end)
Hình 4-39 Trang chủ ứng dụng SaaSSystem
(3): Khu vực hiển thị nội dung Thay đổi theo từng menu bên trái
Hình 4-40 Màn hình đăng ký SaaSCustomer
4.6.1.3 Màn hình trang chủ (back-end)
Hình 4-41 Màn hình trang chủ admin SaaSAdmin
(3): Thông tin người dùng đăng nhập
(4): Khu vực nội dung thay đổi theo menu ngang ở trên
(5): Footer – chứa thông tin bản quyền
4.6.2 Giao diện ứng dụng SaaSCustomer - ứng dụng con
4.6.2.1 Màn hình trang chủ (front-end)
Hình 4-42 Màn hình trang chủ SaaSCustomer
(1): Khu vực top menu Chứa menu top và hiển thị thông tin người đăng nhập.
(2): Logo site Mỗi site có logo khác nhau và logo này có thể cấu hình trong quản trị site
(3): Banner site Mỗi site có banner riêng và banner này có thể cấu hình trong quản trị site.
(6): Thống kê tổng quan site
(7): Hệ thống menu trái thể hiện danh mục hiện có của site.
(8): Khu vực sản phẩm xem nhiều nhất.
(9): Khu vực sản phẩm của từng danh mục Sản phẩm này hiển thị theo tiêu chí mới nhất trong từng danh mục.
(10): Khu vực thể hiện thông tin tin tức
(11): Khu vực banner quảng cáo
(12): Thông tin hữu ích: tỉ giá, thời tiết
(13): Thông tin footer – địa chỉ liên hệ, email, điện thoại Các thông tin này khác nhau cho từng site.
Một giao diện trang chủ của website thành viên khác:
4.6.2.2 Màn hình trang chủ (back–end)
Hình 4-43 Màn hình trang chủ phần quản trị của SaaSCustomer
(1): Khu vực hiển thị thông tin người đang đăng nhập
(2): Hệ thống menu ngang – menu chính trong admin
(3): Khu vực hiển thị nội dung, thay đổi theo menu ngang phía trên
4.6.2.3 Hệ thống menu (back-end)
Hình 4-44 Hệ thống menu trong admin của SaaSCustomer
Hệ thống menu được thiết kế theo dạng menu hướng đối tượng.Việc bố trí menu sổ xuống giúp tiết kiệm không gian màn hình để thể hiện nội dung.
KIỂM TRA HỆ THỐNG
Kiến thức nền tảng, mục tiêu của việc kiểm tra hệ thống
Bảo đảm chất lượng phần mềm là một công việc vô cùng quan trọng trong quy trình phát triển phần mềm, nhất là đối với các ứng dụng yêu cầu cần phải quản lý thông tin có độ chính xác cao, các ứng dụng đa người dùng.
Mục tiêu của của việc testing hệ thống là nhằm các mục tiêu sau:
- Đảm bảo hệ thống hoạt động đúng chức năng vốn có như thiết kế ban đầu
- Phát hiện và ngăn ngừa các lỗi tiềm ẩn của hệ thống.
- Tạo sự tin cậy đối với người dùng chương trình.
- Tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt.
Có nhiều cách khác nhau để thực hiện việc kiểm tra hệ thống, tuy theo quy trình phát triển của từng công ty cụ thể Có công ty thực hiện việc kiểm thử bằng các công cụ hỗ trợ, nhưng cũng có công ty chỉ thực hiện việc kiểm thử bằng tay không dùng công cụ hỗ trợ Trong phạm vi của luận văn này nhóm sẽ thực hiện việc kiểm thử giao diện (GUI Test), kiểm thử chức năng bằng tay.
Cách thức kiểm tra
- Giả sử rằng các lớp, các phân hệ chức năng đã được thực hiện kiểm thử đơn vị (Unit Test) trong quá trình phát triển ứng dụng, do đó nhóm sẽ không thực hiện kiểm thử đơn vị Nhóm chỉ thực hiện kiểm thử các chức năng và kiểm thử giao diện người dùng, kiểm tra tính đầy đủ và tiện dụng của từng chức năng.
- Tham khảo các website về thương mại điện tử, các hệ thống có tính năng tương tự
- Xác định các chức năng hiện có của hệ thống.
- Xác định mục đích, quy trình thực hiện của từng chức năng.
- Thiết kế các test case cho từng chức năng (bao gồm cả dữ liệu đầu vào, kết quả mong muốn, nhận xét tính đầy đủ, tính tiện dụng của từng chức năng).
- Tính đúng đắn, hiệu quả, tính thân thiện của giao diện
- Thực hiện kiểm thử tất cả các chức năng bằng tay.
Môi trường và công cụ giả định
-Yêu cầu về phần mềm
Kết quả
5.4.1 Kiểm chứng giao diện (GUI Test) Đạt được
- Giao diện đảm bảo thực hiện đúng chức năng
- Giao diện dễ nhìn, thân thiện, màu sắc hài hòa
- Giao diện được thiết kế đơn giản nhưng tiện dụng và hiệu quả cho người sử dụng
- Một số màn hình trong phần quản trị còn thiếu chức năng [Quay lại trang trước]
- Hệ thống câu thông báo lỗi không đồng nhất vị trí xuất hiện giữa các màn hình.Khi chuyển đổi qua lại giữa các màn hình không giữ lại được trạng thái
- Độ tùy biến giao diện theo từng website thành viên riêng lẻ chưa cao, hiện tại hệ thống chỉ cho phép tùy biến logo, banner, nội dung hiển thị trong Footer của trang web chứ chưa hỗ trợ tùy biến màu sắc hiển thịtrước đó của từng màn hình (tiêu chí tìm kiếm, chỉ số trang hiện tại) gây khó khăn cho người sử dụng
- Còn xuất hiện lỗi CSS, Javascript khi chạy trên trình duyệt IE6 (hệ thống menu trong phần quản trị không hoạt động).
- Tổng số test case thực hiện (có đính kèm test case trong phần phụ lục): 4
- Tổng số test case có lỗi: 0
CÀI ĐẶT – TRIỂN KHAI
Mục tiêu triển khai
Phần nội dung này giới thiệu cách thức triển khai ứng dụng tới khách hàng khi khách hàng có nhu cầu Có 2 loại khách hàng được đề cập đến:
1 Nếu khách hàng là đối tượng doanh nghiệp, cá nhân (người dùng đầu cuối) muốn sở hữu một website mà không phải tốn nhiều công sức và tiền bạc thì phải cần chuẩn bị những gì?
2 Còn nếu khách hàng là nhà đầu tư muốn sở hữu toàn bộ hệ thống thì cần chuẩn bị những gì?
Yêu cầu triển khai
6.2.1 Yêu cầu về phần cứng
Vì dạng ứng dụng SaaS là ứng dụng đa người dùng nên yêu cầu về phần cứng khá cao Để hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả, yêu cầu về phần cứng được đặt ra như sau:
Nếu khách hàng ở dạng 1, khách hàng cần một máy tính có cấu hình tối thiểu như sau để sử dụng ứng dụng:
- Màn hình có độ phân giải hỗ trợ: 800x600 trở lên
Nếu khách hàng là dạng 2, khách hàng cần chuẩn bị một Server có cấu hình mạnh như sau:
- CPU Dueo Core 2.0 Ghz hoặc cao hơn
- RAM: 2GB hoặc cao hơn
- HD: 80GB hoặc cao hơn
6.2.2 Yêu cầu về phần mềm
Yêu cầu về phần mềm sử dụng đề nghị như sau:
Nếu là khách hàng dạng 1:
- Trình duyệt web: Firefox 2.0, Firefox 3.0, IE7
Nếu là khách hàng dạng 2:
- Hệ điều hành Window Server 2003
- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft SQL Server 2000
- Trình duyệt đề nghị: Firefox 2.0, Firefox 3.0, IE7
6.2.3 Yêu cầu về con người
Nếu là khách hàng dạng 1:
- Có kiến thức cở bản về tin học.
- Có kiến thức cơ bản về mạng internet, website.
- Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng.
Nếu là khách hàng dạng 2:
- Nhân viên bảo trì hệ thống: am hiểu kiến thức về mạng máy tính, hệ quản trị cơ sở dữ liệu, cài đặt, cấu hình IIS
- Quản trị hệ thống: phải có kiến thức tin học cơ bản, hiểu biết về hoạt động của website,bảo mật dữ liệu, hiểu rõ quy trình nghiệp vụ của hệ thống
- Nhân viên nhập liệu: phải có kiến thức cơ bản về tin học, hiểu biết về HTML
Chi phí triển khai
6.3.1 Chi phí phần cứng Để đảm bảo các yếu tố của một ứng dụng SaaS thì việc triển khai ứng dụng SaaS (phía nhà cung cấp dịch vụ phần mềm SaaS) đòi hỏi phải bỏ chi phí đầu tư vào thiết bị phần cứng cao Chi phí về phần cứng bao gồm:
- Chi phí mua Server (tùy loại): 2000 USD trở lên
- Chi phí các thiết bị mạng (dây cáp mạng, switch, router): 500 USD
Tổng cộng chi phí phần này tối thiểu là 2500 USD.
- Phần mềm diệt virus, backup dữ liệu.
- Phần mềm văn phòng Word, Excel, Access.
Tổng cộng chi phí cho phần này vào khoảng 1500 USD.
6.3.3 Chi phí đào tạo & chuyển giao
Thời gian đào tạo và chuyển giao hệ thống: 7 ngày Tùy từng hệ thống mà số ngày này có thể tăng giảm Chi phí là 450 USD.
Các bước triển khai
6.4.1 Tiếp nhận & phân tích yêu cầu triển khai
Khi khách hàng có nhu cầu triển khai hệ thống, sẽ tiến hành ghi nhận yêu cầu và phân tích yêu cầu Yêu cầu triển khai chỉ được đáp ứng khi thỏa mãn các tiêu chí ở trên.
Sau khi tìm hiểu & phân tích yêu cầu triển khai, bước tiếp theo sẽ tiến hành triển khai ứng dụng cho khách hàng Việc triển khai ứng dụng bao gồm các bước như sau:
Chi tiết công việc thực hiện xin tham khảo tại phụ lục G.
NHẬN XÉT - ĐÁNH GIÁ
Kết quả đạt được
Về mặt lý thuyết luận văn tập trung cho 2 vấn đề sau:
- Lý thuyết cơ bản về thương mại điện tử.
- Lý thuyết về phần mềm hoạt động theo mô hình SaaS.
Luận văn đã làm sáng tỏ được các khái niệm cơ bản các thuật ngữ liên quan như: Thị trường điện tử (Electronic Market), thanh toán điện tử, tiền mặt Internet (Internet Cash), Túi tiền điện tử Luận văn cũng cũng cung cấp các kiến thức cơ bản về các mô hình giao dịch trong TMĐT như B2B, B2C, C2C, Cuối cùng luận văn nêu lên tình hình phát triển của TMĐT ở Việt Nam cũng như trên thế giới, qua đó chỉ rõ những mặt tích cực và hạn chế, những ảnh hưởng của TMĐT đối với sự phát triển chung của xã hội.
7.1.1.2 Lý thuyết SaaS Đề tài cung cấp cái nhìn cơ bản về ứng dụng dạng SaaS, hiểu được ứng dụng SaaS là như thế nào, có khác biệt gì so với các ứng dụng phần mềm được phát triển theo mô hình truyền thống Làm rõ tư tưởng chủ đạo của ứng dụng SaaS: “Thay vì xây một ngôi nhà để đi công tác trong 1 năm thì bạn có thể thuê một ngôi nhà với cùng mục đích mà chi phí và công sức bỏ ra thì ít hơn rất nhiều”.
Bên cạnh khái niệm SaaS (Software as a Service) thì có khái niệm PaaS (Platform as a Service) Vậy PaaS khác SaaS ở chỗ nào? Trả lời cho câu hỏi này thì đề tài cũng đã chỉ rõ sự khác nhau trong phần nội dung trình bày ở chương 2 – Phần mềm SaaS. Đề tài cũng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn khi muốn triển khai một ứng dụng dạng SaaS
Trên thế giới, ứng dụng dạng SaaS đã phát triển và phổ biến từ lâu Các hãng phần mềm như Google, Miscroft, SalesFoce đều đã có những ứng dụng dạng SaaS nổi tiếng và hoạt động hiệu quả Chẳng hạn, Google thì có Google Docs, Google Mail Microsoft thì có Microsoft Dynamics CRM, Office Online SalesFoce thì có website www.salesfoce.com Ở Việt Nam, một số website cũng xây dựng theo mô hình SaaS: www.1001shoppings.com: cung cấp công cụ cho phép tạo các gian hàng trực tuyến www.dava.vn: cung cấp công cụ cho phép tạo website TMĐT với giao diện khác nhau. www.gophatdat.com: cung cấp cổng thông tin chung cho các doanh nghiệp dưới hình thức văn phòng kinh doanh trực tuyến Mỗi doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên website sẽ được một “văn phòng” – website riêng
Những website trên ra đời và hoạt động hiệu quả ở VN đã chứng tỏ sức hấp dẫn của phần mềm SaaS (đối với người dùng đầu cuối):
- Chi phí triển khai thấp
- Thời gian triển khai nhanh
- Tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng
- Được cập nhật miễn phí khi nhà cung cấp nâng cấp phần mềm sang phiên bản mới
Tuy nhiên để triển khai được một ứng dụng SaaS cũng có những khó khăn không nhỏ:
- Yêu cầu cơ sở hạ tầng kĩ thuật cao
- Yêu cầu về bảo mật cao
- Xử lý tương tác đồng thời phức tạp
Giao diện ứng dụng được thiết kế trang nhã, thân thiện và mang tính thẩm mĩ cao Ứng dụng tương tác tốt trên nhiều loại trình duyệt khác nhau: IE 6, 7, Firefox 2.0, 3.0, Opera, Netscape
Giao diện ứng dụng được chia ra như sau:
Giao diện dành cho SaaSSystem
Giao diện dành cho Admin – SaaSSystem
Giao diện dành cho SaaSCustomer – giao diện ứng dụng giao tiếp với người dùng đầu cuối
Giao diện dành cho Admin – SaaSCustomer
Tất cả các giao diện màn hình trên các phân hệ ứng dụng trên đều được thiết kế khác nhau (nhưng đều lấy màu xanh làm chủ đạo) và thử nghiệm trên nhiều loại trình duyệt.
7.1.2.2.1.1 Phân hệ ứng dụng SaaSSystem:
- Đăng ký thành viên (SaaSCustomer)
- Quản lý người dùng hệ thống
7.1.2.2.1.2 Phân hệ ứng dụng SaaSCustomer:
Với mỗi thành viên đăng ký (SaaSCustomer) sẽ được một website với đường link dạng: www.SaasSystem.com/usernam/Default.aspx Website này có đầy đủ các tính năng cơ bản của một website TMĐT
- Quản lý banner quảng cáo.
Một số tính năng chưa xây dựng được trong ứng dụng:
- Chọn giao diện đối với website thành viên.
- Quản lý ngưởi dùng cho website thành viên.
- Cấu hình thông tin đối với website cha (SaaSSystem).
7.1.3 So sánh kết quả đặt được với các hệ thống SaaS sẵn có ở VN
Bảng sau đây là kết quả so sánh một số tính năng nổi bật nổi bật của các trang web dạng SaaS có tính năng tương tự Kết quả so sánh do nhóm tìm hiểu và đưa ra:
Tính năng SaaSSystem Dava.vn Gophatdat.co m
1 Hiển thị danh sách sản phẩm x x x
6 Tùy biến banner quảng cáo x - -
10 Bảo mật Trung bình Trung bình Trung bình
16 Hỗ trợ truy cập trên thiết bị di động
Hạn chế luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên việc xây dựng ứng dụng sẽ không tránh khỏi các thiếu sốt Rất mong quí thầy cô và bạn bè tận tình góp ý.
Bản thân chúng em nhìn nhận luận văn có những mặt hạn chế sau:
Thực tế thì lý thuyết về TMĐT đã có từ lâu và rất nhiều Nhiệm vụ của chúng em là tổng hợp lại, chắt lọc và đưa vào luận văn những phần cần thiết và hữu ích nhất Hơn nữa, vì tính chất của luận văn, nên chúng em chỉ tập trung đề cập đến một số vấn đề có liên quan trực tiếp tới việc xây dựng ứng dụng sau này như lý thuyết bảo mật, lý thuyết thanh toán điện tử
Còn lý thuyết về ứng dụng SaaS cũng rất rộng, tài liệu tiếng Việt hầu như không có Việc tham khảo và ứng dụng vào đề tài chủ yếu thông qua tài liệu tiếng Anh trên mạng internet Do vậy, chúng em cũng giới hạn lại việc tìm hiểu lý thuyết SaaS, làm sao cho nổi bật được đặc điểm và bản chất của loại ứng dụng này Đi cùng với lý thuyết về ứng dụng SaaS là các lý thuyết liên quan như: ứng dụng phân tán, bảo mật, xử lý đa truy cập, cân bằng tải giữa các server … Vì khuôn khổ đề tài và thời gian có hạn, chúng em chỉ đề cập cơ bản vấn đề hoặc chưa đề cập sâu đến vấn đề này trong đề tài
Dù đã cố gắng tối đa thời gian cho việc xây dựng ứng dụng, tuy nhiên ứng dụng vẫn không tránh khỏi các hạn chế:
- Các chức năng xây dựng còn giản đơn, chưa có những chức năng mang tính đột biến và tạo sự khác biệt.
- Chưa cho chọn giao diện đối với website thành viên Giao diện các website thành viên tương đối giống nhau Chỉ khác nhau về một số phần (banner, logo, danh mục, sản phẩm …) còn về cơ bản, bố cục các giao diện là giống nhau.
Hướng phát triển
Hiện tại giao diện người dùng mới tùy biến ở mức cho thay đổi logo, banner, thông tin công ty, liên hệ, chưa có sự thay đổi lớn về bố cục cũng như màu sắc trên giao diện website của thành viên (SaaSCustomer)
- Vì thế việc cải tiến đầu tiên về giao diện là cho phép người dùng chọn nhiều loại giao diện do quản trị hệ thống SaaSSystem tạo ra sẵn Điều này làm tăng sức hấp dẫn và tạo sự khác biệt giữa các website của thành viên với nhau
- Cải tiến thứ 2 về giao diện đó là ứng dụng công nghệ WebPart trên ASP.NET vào website Điều này giúp cho ứng dụng có độ tùy biến tối đa
- Cải tiến thứ 3 về giao diện đó là thiết kế giao diện hiển thị theo Web 2.0, có thể tương thích với các thiết bị di động cầm tay
- Cung cấp đầy đủ các Web service để khách hàng có thể quản lí trực tiếp dữ liệu của doanh nghiệp mình
- Import/Exoport danh sách sản phẩm từ tập tin XML hoặc Excel
- Xây dựng chức năng tìm đường đến trụ sở doanh nghiệp sử dụng Google Map API Người dùng chỉ cần nhập tọa độ vị trí hoặc địa chỉ thì chương trình sẽ hiển thị kết quả là bản đồ đường đi tới địa chỉ của doanh nghiệp Chức năng này giúp người dùng là khách viếng thăm dễ dàng biết được vị trí doanh nghiệp hay công ty đang ở đâu.
- Xây dựng các Web services cho các thiết bị di động Dựa vào các API này, hoàn toàn có thể xây dựng các ứng dụng vệ tinh chạy trên thiết bị di động sử dụng các API do hệ thống cung cấp.
- Xây dựng chức năng cho phép người dùng đặt hàng và thanh toán qua tin nhắn SMS Dựa vào chức năng này, người dùng có thể thực hiện mua sản phẩm mà không cần phải ghé website.
- Xây dựng chức năng Single Sign On (đăng nhập 1 lần) Hiện tại, nếu bạn có một tài khoản trên site thành viên A và nếu bạn muốn mua sản phẩm trên site thành viên B bạn phải đăng ký thêm một tài khoản nữa Vì này gây khó khăn và không cần thiết cho người dùng Vì thế, ứng dụng sẽ cho phép người dùng chỉ cần đăng nhập 1 lần thì có thể được xác thực ở tất cả các site thành viên trong cùng hệ thống
- Cần phát triển thêm các phương thức thanh toán online khác để phù hợp hơn vói tình tình tại Việt Nam.