1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận Xét Đặc Điểm Lâm Sang, Cận Lâm Sang Và Xác Định Một Số Yếu Tố Nguy Cơ Tái Phát, Di Căn Trong Ung Thư Đại Tràng Tại Bệnh Viện K
Trường học Bệnh Viện K
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu
Năm xuất bản 2005-2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 17,6 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, MÔ HỌC, SINH LÝ ĐẠI TRÀNG (0)
      • 1.1.1. Đặc điểm giải phẫu, mô học và chức năng sinh lý của đại tràng (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm về mô học (8)
      • 1.1.4. Sinh lý của đại tràng (9)
    • 1.2. SINH BỆNH HỌC UNG THƯ ĐẠI TRÀNG (9)
      • 1.2.1. Ảnh hưởng của môi trường (9)
      • 1.2.2. Yếu tố di truyền (10)
      • 1.2.3. Các yếu tố khác (13)
    • 1.3. CHẨN ĐOÁN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG (14)
      • 1.3.1. Lâm sàng (14)
      • 1.3.2. Cận lâm sàng (15)
      • 1.3.3. Chẩn đoán mô bệnh học trong ung thư đại tràng (22)
      • 1.3.4. Chẩn đoán ung thư đại tràng tái phát (24)
    • 1.4. XẾP LOẠI GIAI ĐOẠN UNG THƯ ĐẠI TRÀNG (25)
      • 1.4.1. Phân loại Dukes và Astler - Coller (25)
      • 1.4.2. Hệ thống phân loại TNM theo AJCC - 2010 (25)
    • 1.5. ĐIỀU TRỊ (27)
      • 1.5.1. Phẫu thuật (27)
      • 1.5.3. Điều trị ung thư đại tràng tái phát (28)
    • 1.6. CÁC YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TRONG UNG THƯ ĐẠI TRÀNG (29)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (30)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (30)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (31)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU (31)
    • 2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU (34)
    • 2.5. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU (35)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ (37)
      • 3.1.1. Đặc điểm lâm sàng trước khi điều trị (37)
      • 3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng trước khi điều trị (41)
      • 3.1.3. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng ban đầu (45)
      • 3.1.4. Đặc điểm xâm lấn và lan tràn của khối u trước khi điều trị (45)
      • 3.1.5. Đặc điểm tổn thương tái phát- di căn (47)
    • 3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÁI PHÁT - DI CĂN SAU ĐIỀU TRỊ (0)
    • 4.1. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ (55)
      • 4.1.1. Đặc điểm lâm sàng (55)
      • 4.1.3. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng (63)
      • 4.1.4. Đặc điểm tổn thương tái phát- di căn (64)
    • 4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÁI PHÁT - DI CĂN SAU ĐIỀU TRỊ (0)
      • 4.2.1. Liên quan tái phát - di căn với khoảng thời gian từ khi có triệu chứng đến khi được điều trị (0)
      • 4.2.2. Liên quan tái phát - di căn với nồng độ CEA (0)
      • 4.2.3. Liên quan tái phát - di căn với chu vi và kích thước u (0)
      • 4.2.4. Liên quan tái phát - di căn với hình thái u (0)
      • 4.2.5. Liên quan tái phát - di căn với mức độ xâm lấn, di căn hạch và (0)
      • 4.2.6. Liên quan tái phát - di căn với mức độ biệt hoá u (0)
  • KẾT LUẬN....................................................................................................70 (70)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu gồm 90 bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn I- III, đã được điều trị triệt căn tại bệnh viện K thời gian từ 2005- 2009, được chia làm 2 nhóm:

Nhóm 1 : Gồm 45 bệnh nhân có đủ thông tin khám lại khẳng định là có tái phát và/hoặc di căn sau khi điều trị triệt căn.

Nhóm 2 : Gồm 45 bệnh nhân được khẳng định là không có tái phát và/hoặc di căn với thời gian theo dõi tối thiểu là 6 tháng.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

- Được chẩn đoán xác định là ung thư đại tràng.

- Được điều trị triệt căn bằng phẫu thuật hoặc phẫu thuật kết hợp hoá trị hoặc cả hai phương pháp tại bệnh viện K.

- Các bệnh nhân phải được đánh giá là đáp ứng hoàn toàn với phương pháp điều trị ban đầu (bệnh đáp ứng hoàn toàn, không xuất hiện tổn thương mới hoặc di căn trong quá trình điều trị).

- Có hồ sơ lưu trữ đầy đủ.

2.1.1.2 Nhóm 1 bao gồm những bệnh nhân thoả mãn các yêu cầu sau

- Được chẩn đoán xác định là có tái phát, di căn xa theo tiêu chuẩn chẩn đoán tái phát, di căn của thế giới (UICC):

+ Có tiền sử ung thư đại tràng đã được điều trị, có bằng chứng chẩn đoán tái phát, di căn bằng sinh thiết mô bệnh học hoặc tế bào học.

+ Và hoặc có tiền sử điều trị ung thư đại tràng kết hợp với chẩn đoán tái phát bằng chẩn đoán hình ảnh

+ Thời điểm được tính là tái phát/di căn phải sau khi kết thúc điều trị ít nhất 6 tháng.

2.1.1.3 Nhóm 2 bao gồm những bệnh nhân thoả mãn yêu cầu sau

- Được chọn ngẫu nhiên trong số những bệnh nhân không có tái phát/ di căn, có cùng đặc điểm về giai đoạn với nhóm có tái phát và di căn.

- Được khẳng định bằng các xét nghiệm cận lâm sàng là không có tái phát/ di căn qua các lần khám lại Theo dõi bệnh nhân dựa vào hồ sơ bệnh án kết hợp gửi thư đến bệnh nhân và gia đình.

- Có thời gian theo dõi tối thiểu là 6 tháng.

- Bệnh nhân bỏ dở điều trị.

- Bệnh nhân được điều trị ban đầu tại các cơ sở khác, có di căn ngay từ lần điều trị đầu tiên.

- Hồ sơ nghiên cứu không đầy đủ (không có kết quả mô bệnh học, không đủ thông tin cần nghiên cứu).

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có theo dõi dọc

- Chọn mẫu: Chọn mẫu ngẫu nhiên.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Tất cả các trường hợp nghiên cứu đều được khai thác thông tin hành chính bao gồm: họ, tên, tuổi, giới, địa chỉ, điện thoại, ngày vào viện, số hồ sơ, thời gian tái phát Các thông tin được lấy theo mẫu bệnh án in sẵn với các thông tin cần thiết để phân tích số liệu.

* Tiền sử: - Gia đình: mắc ung thư đại tràng, ung thư khác

- Bản thân: bệnh viêm đại tràng mãn tính, polyp đại trực tràng.

 Lý do vào viện: đại tiện nhầy máu, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, gầy sút cân, thiếu máu, khối u bụng, tắc ruột, không có triệu chứng gì.

 Thời gian phát hiện bệnh: thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện (< 3 tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng, > 12 tháng)

 Các triệu chứng cơ năng: đau bụng, đại tiện phân nhầy máu mũi, tự sờ thấy u, bí trung đại tiện

 Các triệu chứng toàn thân: gầy sút, sốt

* Đặc điểm cận lâm sàng:

 CEA ( CEA < 5 ng/ml; 5 ≤ CEA < 10 ng/ml, 10 ng/ml ≤ CEA ).

 Mô bệnh học: UTBM tuyến ống (biệt hoá cao, biệt hoá vừa, biệt hoá thấp), UTBM tuyến nhầy, UTBM không biệt hoá.

 Độ mô học: xếp độ mô học theo tiêu chuẩn của WHO (2000):

- G1: U biệt hóa cao với >95% có các cấu trúc ống tuyến ở toàn bộ mô u.

- G2: U biệt hóa vừa với 50% - 95% cấu trúc ống tuyến ở toàn bộ mô u.

- G3: U biệt hóa kém với 5%-50% cấu trúc ống tuyến ở tòa bộ mô u hoặc ung thư biểu mô tuyến chế nhầy, ung thư biểu mô tuyến tế bào nhẫn.

- G4: U không biệt hóa khi có 5 cm

 Xét nghiệm máu: thiếu máu, không thiếu máu

- Chẩn đoán thiếu máu theo 3 độ + Thiếu máu nhẹ: Hemoglobin 100 - 120g/l + Thiếu máu mức độ vừa: Hemoglobin 80 - 100g/l + Thiếu máu mức độ nặng: Hemoglobin 5ng/ml được coi là có tái phát hoặc di căn).

XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Các bệnh nhân được chia làm 2 nhóm: Nhóm có tái phát/di căn và nhóm không có tái phát/di căn.

- Đối chiếu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, loại mô bệnh học để xác định các yếu tố nguy cơ tái phát và di căn bằng bảng 2x2:

TP- DC Không TP-DC Tổng số

Có yếu tố nguy cơ a b a+b

Không có yếu tố nguy cơ c d c+d

Xác định các yếu tố nguy cơ thông qua tỷ suất chênh:

+ Nếu OR>1: Yếu tố nguy cơ có liên quan đến tái phát, di căn.

+ Nếu OR=1: Yếu tố nguy cơ không liên quan đến tái phát, di căn. + Nếu OR 5 ng/ml trong nhóm có TP - DC (71,2%) cao hơn so nhóm KTP - DC (22,2%).

Nồng độ CEA trước mổ thấp, tỷ lệ TP - DC thấp hơn có ý nghĩa so với nhóm có nồng độ CEA trước mổ cao.

Nhãm cã TP-DC Nhãm KTP-DC

Biểu đồ 3.7 Phân bố theo kích thước u trong phẫu thuật

- Kích thước u trung bình ở nhóm có TP - DC là 6,28 ± 3,60cm, trong khi nhóm KTP - DC là 6,52 ± 2,29cm Kích thước nhỏ nhất là 1,5cm, lớn nhất là 20cm.

- Phần lớn kích thước khối u lớn hơn 3cm, gặp tỷ lệ cao ở cả hai nhóm

TP - DC và nhóm KTP - DC (86,7% và 75,6%) Tỷ lệ bệnh nhân đến muộn khối u > 5cm còn rất cao chiếm 42,2% ở nhóm có TP - DC và 40% ở nhóm KTP - DC Không có sự khác biệt có ý nghĩa về kích thước u của hai nhóm

TP - DC và KTP - DC.

* Vị trí ung thư đại tràng

Phân bố UTĐT theo vị trí của cả hai nhóm khá tương đồng, gặp nhiều nhất ở đại tràng sigma (35,6% và 37,8%), đại tràng phải (31,1% và 35,6%), đại tràng trái (28,9% và 24,4%), đại tràng ngang ít gặp.

Có 1 trường hợp u nhiều vị trí gặp ở nhóm gặp ở nhóm TP - DC

Bảng 3.2 Phân bố theo vị trí u

Vị trí Nhóm có TP - DC Nhóm KTP -DC p n % n % Đại tràng phải 14 31,1 16 35,6 0,05 Đại tràng ngang 1 2,2 1 2,2 0,05 Đại tràng trái 13 28,9 11 24,4 0,05 Đại tràng Sigma 16 35,6 17 37,8 0,05

* Đặc điểm vi thể và độ mô học của ung thư đại tràng

UTBM tuyÕn UTBM tuyÕn nhÇy

UTBM không biệt hoá §é I §é II §é III §é IV

Nhãm cã TP-DC Nhãm KTP-DC

Biểu đồ 3.8 Phân bố typ mô bệnh học, độ mô học

Typ mô bệnh học Độ mô học

N hận xét: UTBM tuyến ống hay gặp nhất ở cả hai nhóm (77,8% và 91,1%), UTBM tuyến nhầy và UTBM không biệt hoá gặp ít hơn, tỷ lệ tương ứng ở hai nhóm là 15,6% và 8,9% và 6,6% và 0% Grade IV chỉ gặp ở nhóm TP-DC

3.1.3 Phương pháp điều trị ung thư đại tràng ban đầu

Bảng 3.3 Các phương pháp điều trị UTĐT

Phuơng pháp điều trị Nhóm có TP - DC Nhóm KTP - DC n % n %

Cắt đoạn đại tràng ngang 1 2,2 1 2,2

Cắt đoạn đại tràng Sigma 16 35,6 17 37,8

Cắt toàn bộ đại tràng 1 2,2 0 0

Nhận xét: Tỷ lệ các phương pháp phẫu thuật ở hai nhóm khá tương đồng, điều trị hoá chất bổ trợ đa số sử dụng phác đồ FUFA, một số trường hợp bắt đầu dùng phác đồ FOLFOX 4.

3.1.4 Đặc điểm xâm lấn và lan tràn của khối u trước khi điều trị

Bảng 3.4 Mức độ xâm lấn u vào thành đại tràng

Mức độ Nhóm có TP - DC Nhóm KTP - DC p

Tỷ lệ xâm lấn u qua lớp cơ đến thanh mạc và tổ chức xung quanh (T3 và T4) ở nhóm có TP - DC (95,6%) cao hơn ở nhóm KTP - DC (73,3%). Không gặp trường hợp nào Tis và T1 trong nhóm TP - DC, chỉ gặp 2 trường hợp T2 (4,4%), trong khi nhóm KTP - DC gặp 1 trường hợp T1 và 11 trường hợp T2 chiếm 24,4%.

* Mức độ di căn hạch của ung thư đại tràng

Bảng 3.5 Phân bố bệnh nhân theo mức độ di căn hạch

Nhóm TP - DC Nhóm KTP - DC n % n %

Tỷ lệ có di căn hạch ở nhóm có TP - DC (31,1%) cao hơn ở nhóm KTP

* Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn

Bảng 3.6 Phân bố bệnh nhân theo giai đoạn

Giai đoạn Nhóm có TP - DC Nhóm KTP - DC

Phần lớn khối u ở giai đoạn muộn Dukes B và Dukes C chiếm 95,6% trong nhóm có TP - DC và chiếm 73,3% ở nhóm KTP - DC

3.1.5 Đặc điểm tổn thương tái phát- di căn

Bảng 3.7 Đặc điểm tổn thương tái phát- di căn

Vị trí tái phát- di căn n %

Nhận xét: - Tái phát tại miệng nối chiếm 26,7%.

- Di căn gan thường gặp nhất với 33,3%.

Bảng 3.8 Thời gian xuất hiện TP - DC

Thời gian xuất hiện Số bệnh nhân Tỷ lệ %

Thời gian xuất hiện tái phát di căn trung bình 16,91 ± 8,57 tháng, thời gian tái phát di căn sớm nhất là 6 tháng, cao nhất là sau 42 tháng. Đa số bệnh nhân xuất hiện tái phát di căn trong vòng 2 năm đầu (82,2%).

3.2 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TÁI PHÁT- DI CĂN

Bảng 3.9 Liên quan của hình thái u với tái phát di căn

Hình thái u TP-DC KTP-DC OR

- Các thể sùi - loét và thâm nhiễm có liên quan tới tình trạng TP-DC (OR>1)

- Các thể sùi và loét không liên quan tới TP-DC (OR1).

- Các u chiếm toàn bộ chu vi đại tràng có nguy cơ TP-DC cao gấp 1,6 – 2,1 lần các trường hợp khác

Bảng 3.11 Liên quan giữa kích thước u với TP-DC

Kích thớc u Nhóm TP- DC Nhóm KTP- DC Tổng số

Nhận xét: Kích thước u có ảnh hưởng đến tình trạng tái phát di căn, khối u có kích thớc > 3 cm có nguy cơ tái phát cao gấp 2,1 lần khối u có kích thíc ≤ 3 cm, nhưng chưa đủ có ý nghĩa thông kê với X 2 =1,81; p= 0,178

Bảng 3.12 Liên quan giữa vị trí u với TP-DC

Vị trí u TP-DC KTP-DC OR Đại tràng phải 14 16 0,81 Đại tràng ngang 1 1 1 Đại tràng trái 13 11 1,26 Đại tràng Sigma 16 17 0,9

- Các u ở đại tràng phải, đại tràng Sigma không liên quan tới tình trạng TP-

DC (OR1 U ở Dukes C có nguy cơ TP -

DC cao gấp 11 lần giai đoạn Dukes B.

Bảng 3.15 Liên quan giữa nồng độ CEA trước mổ với TP-DC

CEA TP-DC KTP-DC OR

- Nồng độ CEA trước mổ ≥5ng/ml có liên quan đến TP - DC (OR>1).

Bảng 3.16 Liên quan của typ mô bệnh học với TP-DC

Typ mô bệnh học TP-DC KTP-DC OR

Ung thư biểu mô tuyến 35 41 0,34

- Các trường hợp có typ mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến không liên quan đến tái phát- di căn (OR1).

- Các trường hợp UTBMT nhầy hoặc không biệt hóa có nguy cơ TP-DC cao gấp 4,7 lần typ ung thư biểu mô tuyến thông thường.

Bảng 3.17 Liên quan của độ mô học với TP-DC Độ mô bệnh học Nhóm TP- DC Nhóm KTP- DC Tổng số §é III - IV 18 6 24 §é I - II 27 39 66

NhËn xÐt: Độ mô học liên quan có ý nghĩa đến nguy cơ tái phát, khối u có độ mô học III, IV có nguy cơ tái phát cao gấp 4,3 lần so với khối u có độ mô học I,

Bảng 3.18 Liên quan giữa có di căn hạch trước mổ với TP-DC

Hạch Nhóm TP- DC Nhóm KTP- DC Tổng số

Bệnh nhân có di căn hạch sau mổ có nguy cơ tái phát cao gấp 9,7 lần bệnh nhân không có di căn hạch với p= 0,0016.

Bảng 3.19 Liên quan giữa hóa trị bổ trợ với TP-DC

Hóa trị TP-DC KTP-DC Tổng

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

4.1.1.1 Phân bố theo tuổi và giới

Tuổi mắc bệnh ung thư đại tràng trong nghiên cứu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất trong nghiên cứu là 24 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất là 78 tuổi Nhóm tuổi thường gặp nhất trong khoảng 41-60 tuổi và phân bố tuổi ở hai nhóm nghiên cứu khá tương đồng Tuổi mắc bệnh trung bình là 53,12 tương tự như một số nghiên cứu của các tác giả khác [5], [7], [23], [13].

Theo Đặng Hoàng An nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị trên 73 trường hợp ung thư đại tràng được phẫu thuật triệt căn, điều trị hoá chất bổ trợ FUFA tai bệnh viện Trung ương Huế cho thấy độ tuổi hay gặp nhất là 45-60 tuổi (72,61%) [1]

Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Vĩnh Thọ, Trần Nguyên Hà, Hoàng Thị Mai Hiền (2010) tại bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, tuổi trung bình của bệnh nhân ung thư đại trực tràng là 54,2 [34]. Nghiên cứu của Nguyễn Thúy Oanh, Lê Quang Nghĩa (2000), cho thấy tuổi mắc bệnh trung bình là 45,45, bệnh nhân ít tuổi nhất là 34 và lớn tuổi nhất là

90 [25]. Ở biểu đồ 3.1 cho thấy nhóm TP-DC chiếm tỷ lệ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm KTP-DC ở độ tuổi dưới 40 Theo Jessup J.M cho biết có nhiều tác giả cảm thấy các bệnh nhân UTĐT trẻ hơn tuổi 40 thường có tiên

6 lượng đặc biệt xấu [63] Trong nghiên cứu của Vi Trần Doanh về một số yếu tố nguy cơ di căn xa của ung thư đại trực tràng trên 411 bệnh nhân cho thấy tuổi mắc bệnh thường gặp cũng trong khoảng 41-60 tuổi, nghiên cứu này cho thấy tuổi trẻ dưới 40 tuổi là một yếu tố nguy cơ liên quan đến khả năng tái phát di căn xa với RR=1,65 [8].

Về giới, ung thư đại trực tràng thường gặp nam nhiều hơn nữ, Phạm Hùng Cường khi nghiên cứu 213 trường hợp UTĐT loại carcinom tuyến được điều trị phẫu thuật và hóa trị tại Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh thấy tỷ lệ nam/nữ là 1,02, nghiên cứu của Phạm Văn Bình là 1,1 và một số tác giả khác cho tỷ lệ nam nữ xấp xỉ nhau [4], [7], [18], [19] Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả gần tương tự với tỷ lệ nam/nữ =1/1 chung cho cả hai nhóm tái phát di căn và nhóm không tái phát di căn Theo kết quả nghiên cứu của Trần Vĩnh Thọ và cs tại bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh năm 2010, tỷ lệ nữ/nam là 0,8/1 [34], tương tự như kết quả của chúng tôi Nghiên cứu của Nguyễn Thúy Oanh và Lê Quang Nghĩa thực hiện năm 2000 tại bệnh viện Bình Dân cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ nam/nữ là 1/0,9 [25].

Theo số liệu biểu đồ 3.4 cho thấy thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi được điều trị tính chung ở cả 2 nhóm TP-DC và KTP-DC trung bình là 5,72 tháng Trong đó bệnh nhân nhóm tái phát di căn đến viện muộn hơn bệnh nhân nhóm không tái phát di căn, đặc biệt trong nhóm không tái phát di căn không có bệnh nhân nào đến viện muộn hơn 12 tháng từ khi có dấu hiệu lâm sàng của bệnh Tuy nhiên thời gian mắc bệnh không tương ứng với giai đoạn bệnh bởi các triệu chứng không đặc hiệu của bệnh UTĐT Có

7 nhiều trường hợp đi khám ngay khi thấy có dấu hiệu bất thường nhưng bệnh đã ở giai đoạn muộn

Mặt khác, thời gian mắc bệnh phụ thuộc nhiều vào cảm giác chủ quan, thái độ quan tâm của người bệnh.Triệu chứng thường gặp đối với ung thư đại tràng trong nghiên cứu đó là đau bụng, đây là dấu hiệu không đặc hiệu cho bệnh vì có nhiều nguyên nhân có thể gây đau bụng âm ỉ như rối loạn tiêu hoá do rối loạn hấp thu, bệnh viêm đại tràng mãn tính Bệnh nhân khi có triệu chứng đau bụng, rối loạn tiêu hoá thường tìm đến các phương pháp điều trị đông tây y đơn giản như điều trị thuốc nam, uống các thuốc như cloroxit, biseptol, berberin Việc chẩn đoán chắc chắn các khối u đại tràng ngày nay thường là soi đại tràng kết hợp với sinh thiết chẩn đoán, soi đại tràng ít nhiều cũng gây khó chịu và mất thời gian chuẩn bị hơn các phương pháp chẩn đoán đơn giản khác nên tâm lý bệnh nhân thường không muốn đi khám bệnh ngay khi có các dấu hiệu thường gặp như đau bụng, rối loạn tiêu hoá.

4.1.2 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

4.1.2.1 Triệu chứng lâm sàng trước khi điều trị

Triệu chứng lâm sàng thường gặp trong nghiên cứu ở cả 2 nhóm tái phát và không tái phát đó là đại tiện phân nhầy máu (66,6%) Đây là triệu chứng thường gặp tuy nhiên ít gặp hơn so với bệnh lý ung thư trực tràng. Theo nghiên cứu của Lê Thị Yến trên 110 trường hợp ung thư trực tràng thì có tới 80% bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài phân nhầy máu và nghiên cứu của Đặng Thị Kim phượng cho kết quả 89,7% [36], [26]

Triệu chứng thường gặp hơn đối với ung thư đại tràng trong nghiên cứu của chúng tôi đó là đau bụng, gặp 82,2% ở nhóm TP-DC và 68,9% ở nhómKTP-DC Theo Nguyễn Đại Bình đây là triệu chứng thường gặp nhất chiếm

8 tỷ lệ 88%, nghiên cứu của Hồ Long Hiển là 87,5%, bệnh nhân có thể có biểu hiện đau bụng âm ỉ tại vị trí u hay đau bụng liên quan đến rối loạn nhu động ruột, thường dấu hiệu đau giảm đi khi bệnh nhân đại tiện hoặc trung tiện được, tuy nhiên mức độ và tần xuất đau tăng dần và thường kèm theo rối loạn tiêu hoá [3], [13] Đây là các triệu chứng khiến bệnh nhân đi khám và được phát hiện bệnh

Ngoài ra các triệu chứng khác có thể gặp như gầy sút cân, thiếu máu, hoặc khi khối u lớn bệnh nhân có thể tự sờ thấy u, trong một số trường hợp bệnh nhân đến muộn trong tình trạng khối u gây tắc ruột, tình trạng tắc ruột thường gặp hơn đối với các khối u đại tràng trái Trong một nghiên cứu ở Bệnh viện Việt Đức, Nguyễn Xuân Hùng và cs gặp 40% có tắc ruột và tỷ lệ này trong nghiên cứu của Nguyễn Đại Bình là 28,5% [3], [18] Như vậy tỷ lệ tắc ruột trong nghiên cứu này cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi, có lẽ do ở Bệnh viện Việt Đức bệnh nhân thường đến khám trong tình trạng cấp cứu tắc ruột do UTĐT và trong đó có cả bệnh nhân giai đoạn IV khác với chúng tôi chỉ chọn bệnh nhân giai đoạn I đến III Theo Nguyễn Văn Hiếu, Đoàn Hữu Nghị tắc ruột chiếm 14% [15]

Theo bảng 3.1 trong nghiên cứu của chúng tôi tắc ruột ở nhóm TP-DC (20%) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm KTP-DC (2,2%) với p= 0,01, điều này cho thấy tắc ruột làm cho bệnh có ảnh hưởng xấu hơn, nghiên cứu của Nguyễn Quang Thái cho biết biến chứng trước mổ có ảnh hưởng tiêu cực

[29] Theo Skibber J.M carcinom đại tràng có biến chứng tắc ruột hoặc thủng là tiên lượng xấu [93] Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Thị Hải Anh,

Tô Quang Huy, Nguyễn Đại Bình, Bùi Diệu (2010), tỷ lệ bệnh nhân ung thư đại trực tràng (với cỡ mẫu lầ 158 trường hợp) có triệu chứng đau bụng chiếm nhiều nhất (97,5%), tiếp đến là ỉa nhầy (86,7%) và ỉa máu chiếm 82,9% [2]

Có 2 trường hợp phát hiện tình cờ do bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ phân bố đều ở 2 nhóm.

4.1.2.2 Đặc điểm cận lâm sàng

* Nồng độ CEA trước phẫu thuật

CEA (kháng nguyên ung thư biểu mô phôi) là một phức hợp glycoprotein với trọng lượng phân tử gần 180.000 dalton Chất chỉ điểm u này lần đầu tiên được tìm thấy ở bệnh nhân ung thư đại tràng năm 1965 CEA được chuyển hoá ở gan, thời gian bán thải dao động từ 1 đến 8 ngày Xác định nồng độ CEA có ý nghĩa tiên lượng bệnh và đánh giá đáp ứng với điều trị bệnh nhân ung thư đại trực tràng, có nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ CEA trước phẫu thuật có liên quan chặt chẽ đến khả năng tái phát sau điều trị Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nồng độ CEA trung bình : 7,13 ± 15,87 ng/ml, trong đó nhóm có TP – DC: 9,47 ± 18,97 so với 4,73 ± 7,35 ở nhóm KTP – DC Kết quả nghiên cứu của Trần Vĩnh Thọ, Trần Nguyên Hà, Hoàng Thị Mai Hiền (2010) cho biết nồng độ CEA tăng trong 70% các trường hợp song không thấy tỷ lệ thuận giữa nồng độ CEA với thời gian sống thêm [34].

* Đặc điểm hình ảnh nội soi và vị trí phân bố u

Ngày đăng: 24/08/2023, 09:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Niêm mạc và cơ đại tràng - Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707
Hình 1.1. Niêm mạc và cơ đại tràng (Trang 4)
Hình 1.2. Giải phẫu động mạch đại trực tràng - Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707
Hình 1.2. Giải phẫu động mạch đại trực tràng (Trang 6)
Hình 1.3. Giải phẫu hệ bạch huyết đại tràng. - Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707
Hình 1.3. Giải phẫu hệ bạch huyết đại tràng (Trang 7)
Hình ảnh nội soi ung thư đại tràng. - Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707
nh ảnh nội soi ung thư đại tràng (Trang 16)
Hình ảnh chụp XQ đại tràng có cản quang - Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707
nh ảnh chụp XQ đại tràng có cản quang (Trang 17)
Hình ảnh nội soi ảo trên CT - Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707
nh ảnh nội soi ảo trên CT (Trang 18)
Bảng 1.2. Phân loại theo giai đoạn - Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707
Bảng 1.2. Phân loại theo giai đoạn (Trang 26)
Bảng 3.1. Các triệu chứng lâm sàng của UTĐT - Nhan xet dac diem lam sang can lam sang va xac 169707
Bảng 3.1. Các triệu chứng lâm sàng của UTĐT (Trang 38)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w