1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

073 chiến lược phát triển của công ty tnhh một thành viên anh toàn mỹ

45 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chiến Lược Phát Triển Của Công Ty TNHH Một Thành Viên Anh Toàn Mỹ
Tác giả Trần Phan Diệu Linh
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Trường Cao Đẳng Công Nghệ Thủ Đức
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại báo cáo thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2012
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyêt định đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định một

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DẬN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẢNG CÔNG NGHỆ THỦ ĐỨC

KHOA QUÃN TRỊ KINH DOANH

-08 d so

-7W

BÁO CÁO THựC TẬP TỐT NGHIỆP

MỘT THÀNH VIÊN ANH TOÀN MỸ

GVHD: TH.S NGUYỄN MINH TUẤN SVTH: TRẦN PHAN DIỆU LINH.

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOA.NH

NGHỆ_ NIÊN KHÓẠ.:_2Ọ 10-2012

TC'ÍT Ý T"gr~g Tií' T ỉ

TP.HCM, Tháng 8/2012 1—

Trang 2

LỜ I CẢM ƠN

Đê hoàn thành bài báo cáo chuyên đề thực tập này, em xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Minh Tuấn, đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập

Em chân thành cảm ơn quý Thầy , Cô trong khoa Quản trị kinh doanh, Trường Cao Đẳng công Nghệ Thủ Đức đã tận tình truyền đạt kiến thức trong

2 năm học tập Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ

là nền tảng cho quá trình nghiên cứu chuyên đề thực tập má còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin

Em chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH môt thành viên Anh Toàn Mỹ đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập tại Công ty

Với thời gian và vốn kiến thức nhất định, chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót Em rất mong nhận được đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe, luôn hạnh phúc và thành công trong công việc Đồng kính chúc Công ty ngày càng phát triển và gặt hái được nhiều thành công trên những chặng đường phía trước

Trân trọng kính chào!

TP.HCM, ngày 7 tháng 8 năm 2012

Trần Phan Diệu Linh (sinh viên thực tập)

Trang 3

ĩco Á kẩo A % an M ưlụ s*ấị.h 0 3 cọ

TTÍtnh' J.A2idui .yỉoữt sẤữỉ:.r ẬứỂỉiỳ / n ỏ h c ỷ / n l u ĩ k rp tìầ k

V: ẶaaCj .CC£ £ CầỊ i ^ c ữhỉỏ.e .cpoa /iuị ÚQtbiữì .c/o

a b lũ CJQ /u iĩk (oaữiLưẨQ. oỉh ừ/MPỊ qiíO r/i(jnk

/ V , ' { Ọ' rs- ^ ^ oV ũ p ì íữư?. .Q-.ữr» /h iu ìb &àn cũ Jcán. A vk ^A ĩữ í

rrik to réỉuẤẹ tt Ị^ p £¿¿<7 plujỉM /tia k .0MỈC m o

./v.ữ il ld\QÍ M ũm

Bình Dương,ngày rỉ

Ký tên, đóng dấu

Trang 4

NHẶN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TP.HCM, ngày tháng năm

Giáo viên hướng dẫn

Nguyễn Minh Tuấn

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐÀU 1

PHẦN NỘI DƯNG 3

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VẺ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN ANH TOÀN MỸ 1 Tổng quan về công ty TNHH Một Thành Viên Anh Toàn M ỹ 3

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 4

3 Lĩnh vực hoạt động 5

4 Sản phẩm công ty 5

5 Thị trường công ty 6

6 Khách hàng công ty 6

CHƯƠNG 2: c ơ SỎ LÝ LƯẬN VẺ XÂY DỤNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 7

2.1 Khái niệm phân loại và vai trò của chiến Iưọc kinh doanh 7

2.1.1 Các quan điểm về chiến lược 7

2.1.2 Các đặc trưng của chiến lược 8

2.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh 9

2.1.4 Vai trò của chiến lược kinh doanh trong nên kinh tê thị trường 10

2.2 Quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 11

2.2.1 Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp 12

2.2.2 Đánh giá môi trường bcn ngoài 13

2.2.3 Phân tích nội bộ doanh nghiệp 18

2.2.4 Ma trận điểm manh - điểm yếu, cơ hội - nguy cơ 19

CHƯONG 3: PHÂN TÍCH TH ựC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DựNG CHIÉN LƯỢC TẠI CÔNG TY TNHH MÔT THÀNH VIÊN ANH TOÀN MỸ 3.1 Kết qiia hoạt động kinh doanh của công ty 21

3.2Nghiên cứu và phát triển 23

Trang 6

3.3 Đánh giá chung về công ty 24

3.3.1 Cơ hội 24

3.3.2 Nguy cơ 24

3.3.3 Điểm mạnh 25

3.3.4 Điểm yếu 26

3.4 Quan điểm phát triển 27

3.4.1 Phục vụ khách hàng 27

3.4.2 Mở rộng thị trường 27

3.4.3 Năng cao chất lượng nguồn nhân lực 28

3.5 Mục tiêu của công ty 28

3.5.1 Mục tiêu dài hạn 28

3.5.2 Mục tiêu ngấn hạn 28

3.6 Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp 28

3.6.1 Ma trận SWOT 28

3.6.2 Chiền lược phát triển thị trưòng mói 30

3.6.2.1 Nội dung chiến lược 30

3.6.2.2 Phương án chiến lược 31

3.6.2.3 Hiệu quả đem lại 32

3.6.3 Chiến lược phát triển nguốn nhân lực 32

3.6.3.1 Nội dung chiến lược 32

3.6.3.2 Phương án chiến lược 32

3.633 Hiệu quả đem lại 33

3.6.4 Chiến lưọc mỏ' rộng quy mô dưói hình thức cổ phần hóa 34

3.6.4.1 Nội dung chiến lược 34

3.6.4.2 Hiệu quả đem lại 34

3.6.4.3 Phương án chiến lược 34

Trang 7

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

4.1 Nhận xét 354.2 Kiến nghị 35TÀI LIỆU TIĨAM KHẢO 37

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIÊU - ĐÔ THỊ

Trang 9

B ẢO CẢO T H ự C TẬP TÔ T N G H IỆ P

PHÀN MỎ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Nen kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp được mở rộng đồng thời với thị trường ngày càng qui mô hơn Song sự cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Điều này vùa tạo ra những cơ hội kinh doanh đồng thời cũng mang đến những nguy cơ, thách thức tiềm tang tác động trực tiếp đến doanh nghiệp

Trong bối cảnh đó một doanh nghiệp muốn thành công không thê bị động trước nhựng thay đồi của nền kinh tế toàn cầu Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên thì vấn đề quyêt định đến thành công của doanh nghiệp là lựa chọn một hướng đi đúng, xác định một chiến lược kinh doanh hợp lí và kịp thời, phù hợp giữa tình hình của doanh nghiệp và kinh tế thế giới

Chính vì những lí do trên, để có thế tồn tại và phát triến một cách bên vững thì việc trang bị những kiền thức về xây dựng chiến lược kinh doanh là

vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nahiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng

Với nhận thức về tầm quan trọng của việc hoạch định chiên lược kinh doanh trong doanh nghiệp tôi đã đi đến quyết định lựa chọn tài: “Chiến lược phát triển của Công ty TNHH một thảnh viên Anh Toàn Mỹ” nhăm đưa những lí luận khoa học vào thực tiễn kinh doanh

2 Mục đích nghiên cứu:

Đe tài được nghiên cứu với mục đích nhằm mang lại kiên thức khái quát

về việc xây dựng một chiến lược kinh doanh ở một doanh nghiệp trên cơ sở phân tích đánh giá tình hình kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của

SVTT: TRẦN PHAN DIỆU LINH

Trang 10

• Tình hình kinh doanh tại Công ty

• Môi trường kinh doanh

• Giải pháp góp phần xây dựng chiến lược kinh doanh tại Công ty

♦> Đối tượng: Công ty TNHH môt thành viên Anh Toàn Mỹ

❖ Thời gian nghiên cứu: 09/07/2012 - 04/08/2012

4 Phương pháp nghiên cứu:

❖ Phương pháp thu nhập dữ liệu:

• Dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu mới chưa được xử lý thong qua việc khảo sát trao đối với nhân viên, khách hang về Công ty

• Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu đã qua xử lý trên số sách kế toán, internet, báo chí,

❖ Phương pháp tổng hợp: Tổng họp các dữ liệu đã thu nhập được

• Phương pháp phân tích: Từ các dữ liệu tổng hợp có được, phân tích đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh

SVTT: TRẦN PHAN DĨỆƯ LINII

Trang 11

BẢO CẢO T H ự C TẬP TÓT N G H IỆ P

_ • _ • _ * _

PHÀN 2: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TỎNG QUAN VÈ CÔNG TY TNHH MỘT

THÀNH VIÊN ANH TOÀN MỸ.

1 Tổng quan về công ty TNHH Một Thành Viên Anh Toàn Mỹ.

Thông tin chung:

Tên công ty: TNHH Một Thành Viên Anh Toàn Mỹ

Mã số thuế: 3701855707

Số giấy phép kinh doanh: 3701855707

Địa chĩ: 610/9A Khu phố Tân Long - Phường Tân Đông Hiệp - Thị Xã

Dĩ An - Bình Dương

Giám Đốc: Lê Quang Học

Người đại diện: Lê Quang Học

Công ty đứng đầu về thông tin tín nhiệm tại Việt Nam

Công ty đứng đầu về xếp hạng Doanh nghiệp Việt Nam

Trang 12

BẢO CẢO T H ự C TẬP TÓT N G H IỆ P

Đưa dịch vụ thông tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp trở thành một ngành nghề độc lập trong hệ thống ngành kinh tế tại Việt Nam

Sứ mệnh

Tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh

Giảm thiểu rủi ro, thúc đẩy hợp tác kinh doanh và đầu tư

Minh bạch hóa nền kinh tê

2.S0' đồ CO’ cấu tổ chức:

Sơ đồ 1.1: Co’ cấu tổ chức Công ty

(Nguồn: Phòng hành chánh nhân sự công ty Anh Toàn Mỹ)

SVTT: TRÂN PHAN DIỆU LỈNH

Trang 13

BẢO CẢO T ỉ ỉ ự c TẬP TÔ T N G H IỆ P

3 Lĩnh vực hoạt đông:

Công ty là nhà phân phối các thiết bị điện máy của những hãng sản xuất nổi tiếng hiện nay như: Panasonic, Toshiba, Daikin, Sanyo, SamSung, Sharp, Missubishi, Hitachi, LG, Carier,

Sản phẩm nmhập khẩu của công ty có nhiều chủng loại và kích cở khác nhau, giá cả vẫn tưong đối so với đối thủ cạnh tranh, chất lưọng dịch vụ được khách hàng đánh giá tốt

Hiện nay, khách hàng biết đến công ty lá nơi cung cấp sản phâm đngl tin cậy với chính sách hậu mãi và dịch vụ tốt, với phưong châm chữ tín là hàng đầu nên công ty mới có đựơc vị thế vững chắc trên thị trường

SVTT: TRẦN PIIAN DIỆU LINH

Trang 14

B ÁO CẢO T H ự C TẬP TÓ T N G H IỆ P

3 Thị truòng Công ty:

Dân số hiện nay của nước ta vào khoảng 90 triệu người, dân số thế giới khoảng 6,4 tỷ Đây là tiềm năng 1ÓÌ1 của các doanh nghiệp , đặc biệt là các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong đó có ngành hàng điện tử, điện dân dụng

Đe đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, Anh Toàn Mỹ xây dựng kênh phân phới hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống các cửa hàng tại các huyện chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử

Trang 15

B Ả O CẢO THỤC TẬP TÓT N G H IỆ P

CHƯƠNG 2: c o SỞ LÝ LUẬN VÈ XÂY DỤNG CHIÉN

LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Khái niệm phân loại và vai trò của chiến lược kinh doanh:

2.1.1 Các quan điểm về chiến lược:

Một số quan điểm truyền thống về khái niệm chiến lược:

_Theo Micheál Porter: “Chiến lược là việc nghiên cứu tìm ra một vị thế cạnh tranh phù hợp trong một ngành công nghiệp, một phạm vi hoạt động chính mà

ở đó diễn ra các hoạt động cạnh tranh” Chiến lược theo quan điếm của ông nhấn mạnh tới góc độ cạnh tranh

_Theo Alfred Chandler- một giáo sư thuộc trường Đại học Harvard: “Chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, những chương trình hành động cùng với việc phân bô các nguôn lực cân thiêt đê thực hiện được các mục tiêu đó”

_Theo Jame Quinn thuộc trường Đại học Darmouth định nghĩa: “Chiến lược

là mẫu hình hay kế hoạch của một tồ chức để phối họp những mục tiêu chủ dạo, các chính sách và thứ tự hành động trong một tông thê thông nhât”

_Định nghĩa của William F.Gliek cho rằng: “Chiến lược là một kế hoạch thống nhất, toàn diện, và phối hợp được thiết kế để đảm bảo rằng những mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp được thực hiện thành công”

_Chiến lược kinh doanh là phân tích, tìm hiểu và dưa ra con đường cơ bản, phác họa quy trình tiến trien trong hoạt động sản xuất kinh doanh Đó là kê hoạch mang tính toàn diện, tính phối hợp và tính thống nhất được hoạch định

kỹ lưỡng nhàm dẩn dắt đon vị kinh doanh lựa chọn phương tiện và cách thức hành động, phân bô các nguồn lực thiết yếu nhằm thực hiện các mục tiêu đã

đề ra

SVTT: TRẦN PHAN DIỆU LINH

Trang 16

BẢO CÁO T ỉ ỉ ự c TẬP TÓT N G H IỆ P

2.1.2 Các đặc trung của chiến lưọc:

Trong bẳt kỳ giai đoạn nào, chiến lược luôn có những đặc trưng cơ bản chung nhất, nó phàn ánh bản chất chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Đó là:

• Chiến lược kinh doanh phải xác dịnh rõ những mục tiêu cơ bản cần phải đạt tới trong từng thời kỳ và quán triệt ở mọi mặt, mọi cấp trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

• Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được phản ánh trong một quá trình liên tục từ xây dựng đến thực hiên, đánh giá kiểm tra, điều chỉnh tình hình thực hiện các mục tiêu dề ra

• Chiến lược kinh doanh phải đảm bảo huy dộng tối đa và phát huy tối ưu việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp (lao động, vốn, kỹ thuật, công nghệ ), phát huy các lợi thế, nắm bắt các cơ hội đẻ dành ưu thế cạnh tranh trên thị trường

• Chiến lược là công cụ thiết lập mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

• Chiến lược kinh doanh luôn có tư tưởng tấn công dành thang lợi trên thương trường, chiến lược được hoạch định và thực thi dực trên sự phát hiện và sử dụng các cơ hội kinh doanh, các lợi thế so sánh của doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao

• Chiến lược kinh doanh xác định rõ phạm vi cạnh tranh của doanh nghiệp Đây là một bước quan trọng của doanh nghiệp trong việc phân tích môi trường kinh doanh, định hướng chiến lược, phân bô nguôn lực

và quản trị danh mục đầu tư Hai câu hỏi cơ bản cần đặt ra đó là: Chúng

ta đang kinh doanh cái gì? Và chúng ta nên kinh doanh cái gì?

• Chiến lược kinh doanh tạo lập nên môt mối quan hệ tương hỗ đối với các cơ hội và thách thức bên ngoài công ty, điểm mạnh và điếm yếu của công ty từ đó tạo nên thế cạnh tranh của công ty

SVTT: TRẦN PHAN DIỆU LINII

Trang 17

BẢO CẢO THỤ C TẬP TÔT N G H IỆ P

• Chiên lược kinh doanh là một sự xác định rõ ràng những đóng góp mang tính kinh tế hay phi kinh tế mà công ty có ý định mang lại cho cố đông của mình

2.1.3 Phân loại chiến lược kinh doanh

<♦ Phân loại chiến lược kinh doanh theo cấp chiến lưọ*c:

• Chiến lược cấp công ty (hay chiến lược tổng quát): đây là chiến lược

được xây dựng cho toàn công ty trên tất cả các lĩnh vực mà công ty tham gia Mục tiêu trong chiến lược này cho biết các đích mà công ty muốn đạt tới nhìn một cách tống thề trên toàn bộ hoạt động mà công ty theo đuối cũng như phương hướng và biện pháp đế đạt tới đích đó

• Chiến lược cấp kinh doanh (lĩnh vực): được xây dựng cho một ngành

kinh doanh chuyên môn hóa hẹp

• Chiến lược cấp chức năng: đây là chiến lược của từng chức năng riêng

biệt trong công ty như: tài chính, marketing, nhân sự, có thê xem các chiến lược cấp chức năng là chiến lược hỗ trợ nhằm thực hiện thành công chiến lược cấp kinh doanh và chiến lược câp công ty

❖ Phân loại chiến lược kinh doanh theo nội dung chiến lược:

• Chiến lược thương mại: là chiến lược áp dụng cho toàn bộ các hoạt

động thương mại của công ty từ việc thu mua cung cấp các yếu tố đâu vào đến việc phân phối tiêu thụ các sản phẩm đầu ra của công ty đó

• Chiến lược công nghệ và kỷ thuật: định hướng cho công tác nghiên cứu

phát triển đối mới công nghệ, sản phâm,

• Chiên lược tài chính: bao gồm các định hướng quy mô nguồn hình

thành và hiệu quả hình thành các định hướng đầu tư

• Chiến lược con người: thể hiện phương hướng, biên pháp huy động và

sử dụng nguồn nhân lực nhằm thực hiện thành công các bộ phận chiến lược trên

SVTT: TRÀN PHAN DIỆU LINH

Trang 18

B Ả O CẢO T H ự C TẬP TÓ T N G H IỆ P

*t* Phân loại chiến lược kinh doanh theo quá trình chiến lược:

• Chiến lược định hướng: đề cập đến những định hướng lớn về mục tiêu

của doanh nghiệp, phương hướng và biện pháp đê đạt được các mục tiêu đó Nó được xây dựng trên kết quả của việc phân tích nội bộ doanh nghiệp Chiến lược định hướng phương án chiến lược cơ bản của doanh nghiệp

• Chiến lược hành động: là các phương án hành động của doanh nghiệp

trong từng tình huống cụ thế và các dự kiến điêu chỉnh chiên lược Chiến lược hành động có thề được lựa chọn từ những chiến lược đã được xây dựng trong khi xây dựng chiến lược định hướng và cũng có thể được lựa chọn từ chiến lược nối lên trong quá trình thực hiện chiến lược định hướng

2.1.4 Vai trò của chiến lưọc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường

Chiến lược là công cụ thể hiện tổng họp các mục tiêu dài hạn của tô chức, doanh nghiệp Việc cụ thể hóa, văn bản hóa các mục tiêu của doanh nghiệp thông qua chiến lược sẽ RĨúp cho các thành viên trong doanh nghiệp,

tổ chức nhận thức rõ họ muốn đi tới đâu, vì vậy họ biết họ cần làm gì Chính điều đó giúp cho các doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình một cách đê dàng hơn

Chiến lược gắn liền các mục tiêu phát triên trong ngắn hạn ở bôi cảnh dài hạn Trong môi trường kinh doanh hiên đại, các doanh nghiệp luôn phải vận dộng một cách linh hoạt để thích nghi với môi trường Tuy nhiên sự vận động có thể làm lệch pha và làm triệt tiêu sự phát triến lâu dài Với các mục tiêu chiến lược sẽ đem lại cho các nhà quản trị một định hướng dài hạn

Chiến lược góp phần đảm bảo cho việc thống nhất và định hướng các hoạt động của doanh nghiệp Chiến lược góp phần cung cấp một quan diêm toàn diện và hệ thống trong việc sử lý các vấn dề nảy sinh trong thực tiễn kinh

SVTT: TRẦN PHAN DIỆU LINH

Trang 19

BÁO CẢO THỤ C TẬP TÓ T N G H IỆ P

doanh nhằm tạo ncn một sức mạnh cộng hưởng của toàn bộ các bộ phận, các

cá nhân trong doanh nghiệp hướng tới một mục tiêu duy nhất đó là mục tiêu chung của doanh nghiệp

Chiến lược giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức nắm bắt được các cơ hội thị trường và tạo thế cạnh tranh trên thương trường Thống nhất quá trình hoạt động nhằm đạt đến các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiêp, và như vậy

sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực hữu hạn có hiệu quả nhất

2.2 Quá trình xây dựng chiến Iưọc kinh doanh của doanh nghiệp

Sơ đồl.l: Quy trình 7 bưóc xây dựng và thực hiện chiến Iưọc

(Nguồn: “Chiến lược và kế hoạch phát triển doanh nghiệp ” - Nguyễn Thành Độ)

SVTT: TRẦN PHAN DIỆU LINIl

Trang 20

BẢO CẢO T H ự C TẬP TÓ T N G H IỆ P

2.2.1 Xác định sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp:

• Một số khái niệm:

Sứ mệnh phản ánh nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh và thường được thể hiện thông qua những triết lý ngắn gọn của doanh nghiệp

Sứ mệnh là lí do tồn tại của doanh nghiệp cho thấy phương hướng phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại Các doanh nghiệp có thê thay đổi chiến lược để thực hiện sứ mệnh nhưng ít khi thay đôi lý do tồn tại của mình

Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới Mục tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đo lường cho việc thực hiện trong thực tê

• Tầm quan trọng của việc xác định sứ mệnh, mục tiêu:

Một doanh nghiệp được lập ra do có một chủ đích Tuy vậy nhiều khi họ không hiểu rõ nhiệm vụ của mình vì thế các công việc đã được thực hiện không dem lại hiệu quả cao như mong đợi Đôi khi, vì không nắm vững những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra các doanh nghiệp đã chọn nhằm đường, mọi

sự thực hiện công việc tiếp sau dó trở nên vô nghĩa Vì vậy, trước hêt các doanh nghiệp phải biết được những công việc mà doanh nghiệp cần thực hiên Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản trị kinh doanh theo chiên lược Các mục tiêu được xác định rồ ràng và cụ thê lá điêu quan trọng đê doanh nghiêp đạt được thành công

• Các nguyên tắc xác định mục tiêu:

Tính cụ thể: mục tiêu cần làm rõ liên quan đến những vấn đề gì? Tiến độ

thực hiên như thế nào? Và kết quả cuối cùng cần đạt dược? Mục tiêu càng cụ

SVTT: TRẦN PllA N Ỉ)!ỆƯ LINII

Trang 21

BẢO CẢO T ỉ l ự c TẬP TÓT N G H IỆ P

thê thì càng dế hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó Tính cụ thể bao eồm cả việc định lượng các mục tiêu, các mục tiêu cần được xác định dưới dạng các chỉ tiêu cụ thế

Tỉnh khả thi: một mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được, nếu

không sẽ là phiêu lưu hoặc phản tác dụng Do đó, nếu mục tiêu quá cao thì người thực hiện sẽ chán nãn, mục tiêu quá thấp thì sẽ không có tác dụng

_Tính thống nhất: các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau đế quá trình thực

hiện một mục tiêu này không cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu khác Các mục tiêu trái ngược thường gây ra những mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp,

do vậy cần phải phân loại thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu

Tính lỉnh hoạt: những mục tiêu đề ra phải có thế điều chỉnh được cho phù

hợp với sự thay đồi của môi trường nhằm tránh được những nguy cơ và tận dụng những cơ hội Tuy vậy, khi thay đổi những mục tiêu cũng cần phải thận trọng vì sự thay đổi này phải đi đôi với những thay đối tương ứng trong các chiến lược liên quan cũng như các kê hoạch hành động

2.2.2 Đánh giá nôi triròng bên ngoài:

Mục tiêu của việc đánh giá môi trường bên ngoài là đề ra danh sách tóm gọn những cơ hội từ môi trường mà doanh nghiệp nên đánh bắt, đồng thời là nhũng nguy cơ cũng từ môi trường; đem lại, có thế gây ra những thách thức cho doanh nghiệp mà có cân phải tránh

Môi trường bên ngoài của doanh nghiệp bao gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô (môi trường ngành)

♦> Môi truòng vĩ mô:

Phân tích môi trường vĩ mô trả lời cho câu hỏi: doanh nghiệp đang phải đối phó với cái gì? Có 5 yếu tố thuộc môi trường vĩ mô mà doanh nghiệp phải đối phó:

SVTT: TRÂN PIÍAN DIỆU LINH

Trang 22

B ẢO CẢO T H ự C TẬP TÓ T N G H IỆ P

• Yêu tô tự nhiên:

Các yếu tố tự nhiên bao gôm: năng lương, tài nguyên thiên nhiên, nước, những yếu tố này cò thể tạo ra các cơ hội cũng như thách thức cho doanh nghiệp

• Yếu tổ xã hội:

Tất cả các doanh nghiệp phải phân tích các yêu tố xã hội để ấn định những cơ hội và đe dọa tiềm tàng Các yếu tố xã hội thường thay đổihoặc tiến triển chậm chạp làm cho chúng đôi khi khó nhận ra Những yếu tố xã hội bao gồm: chất lượng, đời sốne, lối sống, sự linh hoạt của người tiêu dùng, nghề nghiệp, dân số, mật độ dân cư, tôn giáo,

lệ lãi suất còn quyết định mức chi phí về vốn và do đó quyết định đến mức đầu tư Chi phí này là nhân tố chủ yếu khi quyết định tính khả thi của chiến lược

_Tỷ giá hối đoái: tỷ giá hối đoái là sự so sánh về giá trị của đồng tiền trong nước với đồng tiền của các nước khác Thay đôi về tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp đến tính cạnh tranh của sản phấm do doanh nghiệp sản xuất trên thị trường quốc tế Sự thay đổi về tỷ giá hối đoái cũng làm ảnh hưởng lớn đến giá

cả của các mặt hàng xuât nhập khâu của công ty

SVTT: TRẦN PHAN DIỆU LINH

Ngày đăng: 21/08/2023, 12:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ  1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty 4 - 073 chiến lược phát triển của công ty tnhh một thành viên anh toàn mỹ
1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty 4 (Trang 8)
Sơ đồ 1.1:  Co’ cấu  tổ chức Công ty - 073 chiến lược phát triển của công ty tnhh một thành viên anh toàn mỹ
Sơ đồ 1.1 Co’ cấu tổ chức Công ty (Trang 12)
BẢNG  1.1:  Sản phẩm công ty - 073 chiến lược phát triển của công ty tnhh một thành viên anh toàn mỹ
1.1 Sản phẩm công ty (Trang 13)
Bảng 3.1:  Kct quả  hoạt động kinh  doanh  của  Công ty (2010-2011) - 073 chiến lược phát triển của công ty tnhh một thành viên anh toàn mỹ
Bảng 3.1 Kct quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2010-2011) (Trang 29)
Bảng 3.2:  Tổng họp số liệu về vốn và kết quả kinh  doanh năm 2010 -  2011 - 073 chiến lược phát triển của công ty tnhh một thành viên anh toàn mỹ
Bảng 3.2 Tổng họp số liệu về vốn và kết quả kinh doanh năm 2010 - 2011 (Trang 30)
Bảng 3.3:  Phân  tích  ma  trận  SWOT - 073 chiến lược phát triển của công ty tnhh một thành viên anh toàn mỹ
Bảng 3.3 Phân tích ma trận SWOT (Trang 37)