Tìm hiểu quá trình phát triển của khu công nghiệp Chu Lai
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (1986), nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển biến rõ nét, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Giá trị của các khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế đang thay đổi theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hóa. Trong quá trình phát triển, Đảng và Nhà nước không ngừng tiến hành đổi mới nền kinh tế theo hướng mở cửa, từng bước đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và toàn cầu. Tăng cường mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế trên cơ sở đôi bên cùng có lợi. Từ đó hàng loạt các khu công nghiệp, khu chế xuất được hình thành và phát triển, vừa nhằm thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam làm ăn bên cạnh các nhà đầu tư trong nước, vừa nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế tại nhiều địa phương. Tuy nhiên để có một mô hình kinh tế hấp dẫn hơn trong việc thu hút đầu tư và kích thích sản xuất phát triển, qua học tập kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới, mô hình khu kinh tế mở ra đời và được thí điểm đầu tiên ở miền Trung, đó là việc thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai tại huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, bắt đầu từ năm 2003. Những năm trước đây, Chu Lai là một vùng đất trống với diện tích phần lớn là đất hoang và các bãi cát trắng bao la, đời sống nhân dân còn nghèo nàn, lạc hậu. Hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng lúa nước trên những cánh đồng nhỏ hẹp ven sông và đánh bắt thuỷ hải sản. Kể từ khi Khu kinh tế mở Chu Lai ra đời, như có một luồng sức sống mới thổi vào mảnh đất nghèo khổ nhưng kiên cường này, từng bước cơ sở hạ tầng được xây dựng, các nhà máy mọc lên, cơ cấu kinh tế địa phương có sự thay đổi rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện. Khu kinh tế mở Chu Lai là một mô hình kinh tế tổng hợp bao gồm cả dịch vụ, thương mại và công nghiệp, trong đó công nghiệp là một trong những ngành quan trọng hàng đầu, làm động lực cho sự phát triển chung của khu kinh tế mở. Chính vì vậy, bản thân lựa chọn đề tài “Phát triển công nghiệp trong khu kinh tế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam, hiện trạng và giải pháp” để làm bài tập tiểu luận khi học học phần “Tổ chức lãnh thổ công nghiệp”. Việc nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này sẽ giúp cho bản thân có dịp tìm hiểu cụ thể về tiềm năng và hiện trạng phát triển công nghiệp địa phương…góp phần làm tăng thêm cơ ở lý luận và thực tiễn, từ đó được trang bị một nguồn kiến thức nhất định để có thể giải quyết các vấn đề đặc ra khi giảng dạy, học tập và nghiên cứu địa lí sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Qua nghiên cứu đề tài thấy dược hiện trạng phát triển công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể thúc đấy ngành công nghiệp phát triển. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu về cơ sở lý luận khu kinh tế, khu kinh tế mở Chu Lai, công nghiệp. - Nghiên cứu tổng hợp các nguồn lực (nhân tố ảnh hưởng) về tự nhiên, kinh tế - xã hội Khu kinh tế mở Chu Lai có ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp. - Phân tích hiện trạng phát triển ngành công nghiệp Khu kinh tế mở Chu Lai từ ngày thành lập đến nay. - Nêu những giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi đồng thời khắc phục những hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển của ngành công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận chung 1.1. Cơ sở lí luận về khu kinh tế và Khu kinh tế mở Chu Lai 1.1.1. Quan niệm về khu kinh tế, Khu kinh tế mở Chu Lai * Khu kinh tế Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lí xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền của quốc gia, nhưng có không gian kinh tế riêng biệt, với môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi và bình đẳng bao gồm: Các khu chức năng, các công trình hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và diện tích công cộng với các chính sách ưu đãi, khuyến khích, ổn định lâu dài và cơ chế quản lý thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. * Khu kinh tế mở Chu Lai - Theo Trần Kim Thạch, tác giả cuốn sách “Khu kinh tế mở Chu Lai một lối vào thế kỷ XXI của Việt Nam” xuất bản năm 2001 cho rằng: Khu kinh tế mở Chu Lai là một bộ phận lãnh thổ thuộc chủ quyền nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam, có ranh giới xác định, được vận hành bởi khung pháp lý riêng với những cơ chế chính sách đặc biệt về kinh tế. Có sự giao lưu thông thoáng với nước ngoài và có sức thu hút mạnh các nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển khu kinh tế, có cơ chế quản lý hành chính tinh gọn một cửa, mở rộng quyền tự do kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước CHXHCN Việt Nam. - Theo báo cáo Đề án xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai của Bộ kế hoạch và đầu tư: Khu kinh tế mở là một khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, nhưng có không gian kinh tế tương đối riêng biệt được vận hành bởi khung pháp lý riêng (tương thích với thể chế kinh tế quốc tế và phù hợp với thông lệ quốc tế) với một môi trường đầu tư, kinh doanh gồm cả hạ tầng kỹ thuật - xã hội và chính sách. Cơ chế quản lý thuận lợi cho tất cả các hoạt động kinh doanh, phù hợp với hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường hiện đại, hướng ngoại nhằm thu hút vốn đầu tư và khuyến khích xuất khẩu. Tính chất đặc biệt của khu kinh tế mở thể hiện trên hai mặt: đặc biệt về khung pháp lý và hệ thống chính sách, đặc biệt về cơ chế quản lí hành chính quốc tế. - Có thể nói Khu kinh tế mở Chu Lai là một địa bàn thực hiện phân công lao động quốc tế, là khu vực hội tụ các điều kiện đủ hấp dẫn để phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế với bên ngoài. Đồng thời cũng là nơi du nhập công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước trên thế giới. 1.1.2. Tính chất của khu kinh tế mở Chu lai - Là khu mậu dịch và cảng tự do có ý nghĩa vùng và quốc gia. - Là khu công nghiệp tập trung quy mô lớn của vùng. - Là trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ, viễn thông…của tỉnh, của vùng và có ý nghĩa quốc tế. - Là một trong những trung tâm du lịch của tỉnh và vùng. - Là đầu mối giao thông về cảng, sân bay, đường bộ và đường sắt quốc gia. 1.1.3. Mục tiêu của việc xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai Trong bố trí chiến lược phát triển vùng lãnh thổ Việt Nam, miền Trung nói chung và khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định nói riêng là địa bàn rất quan trọng, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung tại quyết định số 1080/QĐ-TTg ngày 29-11-1997. Trong tình hình hiện nay, việc đưa miền Trung đi lên nhanh hơn, bền vững hơn đã trở thành yêu cầu cấp thiết. Đặt sự đột phá vào khu kinh tế mở Chu Lai là một chủ trương được bàn nhiều lần và đã đạt được sự nhất trí cao. Vì thế Khu kinh tế mở Chu Lai được khẩn trương triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu sau: - Là nơi thực nghiệm các thể chế, cơ chế chính sách mới. Là một trong những khâu đột phá để nước ta bước vào nền kinh tế thị trường hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. - Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho mọi loại hình kinh doanh, mọi tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Qua đó, có thêm kinh nghiệm cho hội nhập thị trường quốc tế và khu vực, trên cơ sở đó đi sâu vào quá trình này với thái độ bình tỉnh, chủ động, tích cực hơn, hạn chế thua thiệt do kém hiểu biết. - Tìm mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những yếu kém, ách tắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành. Qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết trong khi chưa rõ điều kiện thực hiện rộng rãi trên phạm vi cả nước. - Tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu mở rộng ra thị trường thế giới. - Tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Khai thác lợi thế vùng ven biển, nơi có nhiều ưu điểm về điều kiện tự nhiên, thuận lợi trong giao lưu quốc tế. Thúc đầy kinh tế khu vực địa bàn khu kinh tế mở phát triển để tạo sự lan tỏa ra các vùng xung quanh, góp phần hình thành vùng động lực phát triển kinh tế miền Trung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng trong cả nước. 1.2. Cơ sở lí luận về công ngành công nghiệp 1.2.1. Quan niệm về công nghiệp Theo quan niệm của Liên Hợp Quốc, công nghiệp là một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thông qua các quá trình công nghệ để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp bao gồm cả 3 loại hình: công nghiệp khai thác tài nguyên, công nghiệp chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó. 1.2.2. Tầm quan trọng của ngành công nghiệp - Công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế. Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp và dịch vụ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Công nghiệp góp phần đắc lực vào việc thay đổi phương pháp tổ chức, phương pháp quản lý sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Công nghiệp tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, làm thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. - Công nghiệp có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm mới mà không ngành sản xuất vật chất nào sánh được đồng thời góp phần vào việc mở rộng sản xuất, thị trường lao động và giải quyết việc làm. 2. Khái quát về Khu kinh tế mở Chu Lai Sau một thời gian dài nghiên cứu trên các địa phương khác nhau dọc ven biển Việt Nam để thành lập mô hình kinh tế mới, làm nơi thí điểm các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm đưa nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, ngày 5-6-2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 204/QĐ - TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam. Khu kinh tế mở Chu Lai nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Nam, có diện tích 27.040 ha. Bao gồm 14 xã, phường, thị trấn: thị trấn Núi Thành và các xã Tam Nghĩa, Tam Quang, Tam Hải, Tam Giang, Tam Hoà, Tam Xuân 1, Tam Anh, Tam Tiến (thuộc huyện Núi Thành), các xã Tam Thanh, Tam Phú, Tam Thăng và phường An Phú (thuộc thành phố Tam Kỳ) tỉnh Quảng Nam. Có toạ độ địa lý được xác định từ 108 0 26’16’’ đến 108 o 44’04’’ kinh Đông và từ 15 o 23’30’’đến 15 o 38’43’’ vĩ Bắc. Ranh giới Khu kinh tế mở Chu Lai được xác định: + Phía đông giáp Biển Đông + Phía tây giáp xã Tam Mỹ và xã Tam Thạnh huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. + Phía nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. + Phía bắc giáp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai 3.1. Vị trí địa lý Với vị trí như trên, Khu kinh tế mở Chu Lai nằm trên trục giao thông đường bộ, đường sắt, đường không (đường bay A1) và đường biển xuyên Việt (Bắc- Nam). Là trung tâm giao điểm giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Thừa Thiên - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định). Khu kinh tế mở Chu Lai nối kết với thành phố Đà Nẵng, khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam) và Khu kinh tế Dung Quốc, sẽ phát triển thành chuỗi đô thị có đông lực và khả năng phát triển kinh tế cao. Khu kinh tế mở Chu Lai đã tạo thế hài hoà trong chiến lược phát triển các vùng lãnh thổ của 3 miền Bắc - Trung - Nam và trở thành “điểm hích” của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có ảnh hưởng lan toả đến các khu vực xung quanh. Khu kinh tế mở Chu Lai nằm gần các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn…Các trung tâm này sẽ cung cấp nguồn lao động có tay nghề cao cho các ngành công nghiệp. Mặt khác, địa danh Chu Lai được nhiều nhà đầu tư nước ngoài biết đến và quan tâm. Đây cũng là một lợi thế cần được khai thác. 3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 3.2.1. Địa chất Khu kinh tế mở Chu Lai nằm trên một đồng bằng cát sông - biển lẫn lộn, tuổi Đệ tứ Holocene. Trong đó 99% bề mặt là vật liệu cát và phù sa sông có từ 10.000 năm trở lại đây, 1% còn lại là hai khối đá tuổi Triat - Liat, gồm đá phiến và đá cát, tuổi từ 140 đến 180 triệu năm, phân bổ ở mũi Bàn Than và bán đảo Kỳ Hà. Hai khối đá này làm nên phần địa chất nông của Khu kinh tế mở Chu Lai. - Ảnh hưởng của địa chất đến việc xây dựng nền móng công trình. + Nền móng cứng. Nền móng này gồm có đá cứng lộ trên mặt đất (khoảng 120 ha) nằm xung quanh cảng Kỳ Hà, khả năng chịu nén đến 300 tấn/m 2 . Đó là nền móng dùng cho công trình rất nặng như các nhà máy luyện thép, các quạt gió tạo điện…hiện nay trên nền móng này đang được đầu tư xây dựng cầu cảng số 1 (1996) và cầu cảng số 2 (2000) của cảng Kỳ Hà. + Nền móng yếu. Loại nền móng này chiếm 82% diện tích của Khu kinh tế mở Chu Lai, gồm một lớp cồn cát hoặc phù sa mới phủ lên một lớp đất phù sa cổ. Khi xây dựng, loại nền móng này cần được gia cố nhẹ để làm những công trình nặng như cầu lớn, chung cư, nhà máy. + Nền móng rất yếu. Đó là nền móng của đất ướt, ẩm quanh năm, nằm gần các con sông, các tràng nơi cửa sông, cửa biển. Lớp đất này chiếm khoảng 12 – 13 % diện tích khu kinh tế mở, gồm có phù sa trẻ, dày từ 2 đến 16 m, dùng cho đào đắp tiện lợi. Tuy nhiên khó khăn ở đây khi xây dựng các công trình nặng, đòi hỏi phải xử lý. 3.2.2. Địa hình - địa mạo Khu kinh tế mở Chu Lai là khu vực có địa hình đa dạng, bao gồm các đồi thấp, cồn cát và đồng bằng chuyển tiếp từ vùng núi phía Tây ra biển. Độ dốc chung của địa hình từ Tây sang Đông. Hướng dốc thấp dần về phía cảng Kỳ Hà, là vùng cửa sông có diện tích mặt nước rộng lớn. Nhìn chung địa hình trong khu kinh tế mở cũng bị chia cắt bởi dòng chảy của các con sông, tạo nên các xã đảo và các cồn cát nhỏ. Cụ thể được phân ra làm 3 khu vực như sau: + Khu bãi cát và cồn cát ven biển: Là bộ phận nằm ở phía Đông Khu kinh tế mở Chu Lai. Ở đây có các bãi cát và cồn cát chạy dọc theo bờ biển, có dạng địa hình thoải với độ cao phổ biến như sau: Trung bình từ 3,5 – 4,5 m (chiếm phần lớn diện tích). Thấp nhất từ 2 – 2,5 m (chiếm diện tích nhỏ ven biển). Cao nhất là đỉnh đồi ở mũi Bàn Than (xã Tam Hải), cao 32m. Nhờ những bãi cát rộng lớn này tạo nên các vùng đất chắn sóng và gió, hình thành nên cảng biển kín gió Kỳ Hà, nơi trú ẩn an toàn của tàu bè vào mùa mưa bão. + Khu vực Tam Phú ở phía Tây Bắc Khu kinh tế mở Chu Lai: Nằm giữa hai nhánh sông Trường Giang và sông Tam Kỳ. Đặc điểm địa hình khu vực này là dạng địa hình đồng bằng và cồn cát ven sông, độ cao phổ biến như sau: Trung bình từ 3,5 – 4,5 m (chiếm 70 % diện tích). Thấp nhất từ 0,6 – 1,5 m, chủ yếu là các khu ruộng thấp ven hồ đầm, ven sông Cẩm Tú và sông Tam Kỳ. Cao nhất từ 12 – 22 m đó là đỉnh các cồn cát ven sông Tam Kỳ. Hướng dốc chung của địa hình thấp dần về hai phía sơng Cẩm Tú, sơng Tam Kỳ. + Khu vực Chu Lai – Kỳ Hà: là phần còn lại của Khu kinh tế mở Chu Lai. Khu vực này có dạng địa hình đồng bằng và đồi núi thấp chuyển tiếp từ vùng núi phía Tây, có địa hình phổ biến như sau: Trung bình từ 3 – 8 m (chiếm phần lớn diện tích). Thấp nhất từ 0,1 – 1,5 m, phân bố ở các khu ruộng thấp ven sơng, thung lũng sơng Tân An. Hướng dốc địa hình nghiêng về phía các con sơng Trường Giang, sơng Chợ với độ dốc trung bình từ 0,2 – 10%. Cao nhất từ 12 – 40 m (đỉnh đồi ở bán đảo Kỳ Hà). - Thuận lợi lớn nhất của địa hình đối với sự hình thành và phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, đó là đại bộ phận bề mặt địa hình khá bằng phẳng, lại được cấu tạo chủ yếu là cát trắng, thảm thực vật thưa thớt, 39,6% diện tích là đất hoang nên dễ san ủi, chi phí giải toả đền bù thấp. - Dựa vào điều kiện tự nhiên, tình trạng ngập úng, địa chất cơng trình, dạng địa hình có địa chất thuận lợi để xây dựng các cơng trình cơng nghiệp trong khu kinh tế mở được đánh giá và phân loại như sau: + Dạng địa hình loại 1: Có diện tích 12.000 ha, chiếm khoảng 60% tổng diện tích đất tồn khu kinh tế mở. Đây là khu vực thuận lợi cho việc xây dựng, có độ cao địa hình lớn hơn 3 mét, độ dốc địa hình nhỏ hơn 10%. + Dạng địa hình loại 2: Có diện tích 2.000 ha, chiếm khoảng 10% diện tích tồn khu vực. Bao gồm các khu vực có độ cao địa hình từ 2,5-3 m, độ dốc địa hình từ 10-15%. + Dạng địa hình loại 3: Có diện tích khoảng 6000 ha, đây là các khu vực khơng thuận lợi cho việc xây dựng, có độ cao địa hình thấp hơn 2,5m, độ dốc địa hình lớn hơn15%, chiếm khoảng 30 % diện tích tồn khu vực, chủ yếu tập trung ven sơng và các đồi ven thị trấn Núi Thành. Biểu đồ cơ cấu các dạng địa hình ảnh hưởng đến việc xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai 10% 30% 60% Dạng đòa hình loại 1 Dạng đòa hình loại 2 ( cần đôn nền) Dạng đòa hình loại 3(không thuận lợi) Chú giải Như vậy các khu vực có điều kiện địa hình thuận lợi để xây dựng các khu công nghiệp trong Khu kinh tế mở Chu Lai có diện tích khá lớn, tạo điều kiện để mở rộng và đáp ứng việc thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. 3.2.3. Khí hậu Nằm trong vùng khí hậu Nam Trung Bộ, Khu kinh tế mở Chu Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông không lạnh và nền nhiệt cao quanh năm, biên độ nhiệt năm nhỏ, khí hậu trong năm chia làm hai mùa, mùa khô và mùa ẩm, phù hợp với hai mùa gió tương phản nhau (mùa gió Tây Nam khô hạn, mùa gió Đông Bắc mưa nhiều). Theo số liệu thực đo tại trạm khí tượng Tam Kỳ, khu vực Tam Kỳ - Núi Thành có khí hậu đặc trưng như sau (số liệu thống kê giai đoạn 1976 – 1992). Nhiệt độ trung bình năm là 25,6 0 C. Biên nhiệt độ trung bình trong tháng là 7 0 C. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 82%. Khu kinh tế mở Chu Lai nằm trong vùng có lượng mưa khá lớn, nhưng phân bố không đồng đều trong năm, lượng mưa chủ yếu tập trung vào các tháng 9 - 12. Lượng mưa trung bình mỗi năm đạt từ 2000 - 3000mm. Lượng mưa năm lớn nhất đạt 3307mm. Lượng mưa năm nhỏ nhất đạt 1.111 mm. Chế độ gió trong Khu kinh tế mở Chu Lai mang tính phong phú và đa dạng. Phong phú vì có thể diễn ra cả năm, không có ngày nào vắng gió. Đa dạng vì gió biển thổi từ hiu hiu đến bão lớn, trong đó gió nhẹ và gió mạnh hiếm hơn so với gió trung bình. * Thời tiết đặc biệt Bão: Thường xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 7. Trung bình có 0,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp, có 2 đến 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng. Gió Tây khô nóng: Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8, mỗi tháng có từ 10 đến 15 ngày khô nóng. - Nhìn chung Khu kinh tế mở Chu Lai có khí hậu tương đối thuận lợi cho hoạt động sản xuất và đời sống. Thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh. Độ rủi ro do khí hậu và thời tiết gây nên có thể khắc phục được. Gió Đông Nam thường thổi vào mùa hè, mang theo hơi nước làm cho không khí dễ chịu và mát mẻ hơn. Mặc dù gió mùa Tây Nam khi vượt qua Tây Nguyên rộng lớn gây hiệu ứng phơn, nhưng sự tác động này không gay gắt và khắc nghiệt như các tỉnh Bắc Trung Bộ. Lũ lụt không tàn phá Chu Lai như những khu vực khác, vì ở đây không có sông lớn đổ vào, đồng thời, nhờ địa hình cao và có các đập thuỷ lợi giữ nước ở thượng nguồn góp phần điều tiết dòng chảy. - Một thuận lợi khác là gió ở đây hầu như thổi quanh năm, mở ra khả năng phát triển nguồn năng lượng sạch. Ở Chu Lai có thể xây dựng các trạm phát điện chạy bằng sức gió, vừa phục vụ cho du lịch, vừa cung cấp điện năng cho sinh hoạt và sản xuất. 3.2.4. Thuỷ văn - Khu kinh tế mở Chu Lai là khu vực có mạng lưới sông ngòi khá phát triển, bao gồm cả sông nước ngọt. Lớn nhất là sông Tam Kỳ, ngoài ra còn có các sông khác như Trường Giang, An Tân, Bến Ván. Đặc điểm của con sông này là ngắn, nông, lòng sông hẹp, sông thường đầy nước vào mùa mưa, mùa khô mực nước hạ thấp nhưng không đáng kể (do sự xâm nhập của thuỷ triều). Hướng của dòng chảy chủ yếu là Tây Đông và Tây Bắc – Đông Nam. Để phục vụ cho sự phát triển của khu kinh tế mở, giá trị thuỷ văn lớn nhất là cung cấp nước ngọt cho các khu công nghiệp, giao thông nội bộ khu kinh tế mở và xây dựng hệ thống cảng biển (phần hạ lưu và ao Trường Giang). 3.2.5. Tài nguyên khoáng sản Khu kinh tế mở Chu Lai không phải là nơi giàu có về khoáng sản, nổi bật ở đây là cát thủy tinh và vật liệu xây dựng: đá, đất sét ở khu vực lân cận. * Cát thủy tinh Trữ lượng cát thủy tinh ở Quảng Nam hiện nay khoảng 1500 triệu tấn. Trong đó Chu Lai khoảng 30 triệu tấn. Chất lượng ngang với chất lượng cát Cam Ranh (Khánh Hoà), hàm lượng SiO 2 trong cát đạt 99%. Những khoáng tạp khác không vượt quá 1%. Riêng kích cỡ hạt cát tương đương với cát trắng Cam Ranh. Từ năm 1997 tại xã Tam Hiệp (nay là khu công nghiệp Tam Hiệp), Tập đoàn ToKai (Nhật Bản) đang tiến hành khai thác (dưới hình thức tuyển cát) để xuất khẩu. Thành phần hóa học của cát thủy tinh trong Khu kinh tế mở Chu Lai so với các vùng khác (đơn vị %) Nam Ô (Đà Nẵng) Thăng Bình (Quảng Nam) Chu Lai (Quảng Nam) Cam Ranh (Khánh Hòa) SiO 2 98,5 99,1 99,3 99,0 Al 2 O 3 0,09 0,08 0,08 0,07 TiO 2 0,00 0,01 0,00 0,04 Fe 2 O 3 0,03 0,05 0,02 0,02 MgO 0,00 0,02 0,02 0,01 CaO 0,00 0,00 0,01 0,01 H 2 O - 0,10 0,02 - Trữ lượng (triệu tấn) 30 150 30 300 (1) (2) (3) (4) Nguồn: (1) Công ty NEC của Nhật Bản. (2) Đại học tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh. (3) Công ty ToKai của Nhật Bản (đang khai thác). (4) Công ty ống thủy tinh Việt Nam. * Đá xây dựng Loại này hoàn toàn vắng mặt tại Khu kinh tế mở Chu Lai, nhưng hiện diện dồi dào ở phía Tây của Quốc lộ 1A (phân bố gần khu kinh tế mở). Hiện nay, có nhiều công ty đang hoạt động ở khu mỏ này, đó là đá granit thuộc loại tốt nếu dùng ở dạng thô bằng nắm tay trở lên. Đá nhỏ không kinh tế, vì khi xay nhỏ, đá tạo ra bụi bay đi nhiều (30% hao hụt). Do đó, người ta mới tìm đến các đồi núi đá nằm rải rác theo Quốc lộ 1A, cạnh Khu kinh tế mở Chu Lai, để lấy đá xanh (anđêrit, đacit) cho các loại dăm và loại làm bê tông phục vụ cho các công trình tại khu kinh tế mở. 3.2.6. Tài nguyên biển Ngư trường Núi Thành cùng với ngư trường Hội An là 2 ngư trường lớn ở tỉnh Quảng Nam. Vùng biển Núi Thành có nguồn lợi sinh vật biển khá phong phú, có nhiều loại cá có giá trị kinh tế cao: cá cơm, cá ngừ, cá nục và nhiều hải sản quý như tôm, cua, mực… Sản lượng khai thác năm 2004 đạt khoảng 1.763 tấn, trong đó, sản lượng cá biển khai thác được khoảng 10.628 tấn, tôm biển 400 tấn và các loài thủy sản khác khoảng 6.635 tấn 1 . Đây chính là nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các nhà máy chế biến thuỷ sản đã được xây dựng trong Khu kinh tế mở Chu Lai. 3.3. Các nhân tố kinh tế - xã hội 3.3.1. Dân cư và nguồn lao động Theo số liệu thống kê, số dân trong phạm vi Khu kinh tế mở Chu Lai là 139.780 người (2004). Trong đó dân số đô thị 16.900 người (12,1% tổng số dân), dân số ở vùng nông thôn 123.100 người (chiếm 87,9% tổng số dân). Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn Núi Thành, các đồng bằng ven sông và ven biển. Còn ở những khu vực rộng lớn trên các cồn núi cát ít có người ở do đất đai khô hạn và điều kiện canh tác khó khăn. Các xã Tam Quang, Tam Xuân I mật độ dân số khoảng 1.000người/km 2 . Các xã có mật độ dân số thấp như Tam Anh (dưới 200 người/km 2 ), Tam Nghĩa (122 người/km 2 ). Dân số trong độ tuổi lao động toàn khu vực là 66.500 người chiếm 47,5% so với tổng dân số. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế ước tính khoảng 40.300 người chiếm 66,6% dân số trong dộ tuổi lao động. Trong đó: 1 Niên giám thống kê huyện Núi Thành năm 2004 [...]... Hip, Bc Chu Lai, Tam Anh, Tam Thng, Tam Phỳ, khu cụng nghip c khớ ụ tụ Chu Lai - Trng Hi; cm cụng nghip Nam Chu Lai Phn ln cỏc khu cụng nghip ó c quy hoch chi tit, ang tin hnh xõy dng c s h tng v xỳc tin u t Quy hoch chi tit Khu cụng nghip Tam Thng (Ngun: BQL KKTM Chu Lai) Hin nay, mt s khu v cm cụng nghip ó i vo hot ng nh khu cụng nghip Tam Hip, khu cụng nghip Bc Chu Lai, cm cụng nghip Nam Chu LaiTrong... Thch, Khu kinh t m Chu Lai - mt li vo th k XXI, NXB Tr, 2001 2 UBND tnh Qung Nam, K yu hi tho cng th Hi An xa n Khu kinh t m Chu Lai hụm nay, Xớ nghip in Qung Nam, 2000 3 Nguyn Minh Tu (Ch biờn) - Nguyn Vit Thnh - Lờ Thụng, a lớ kinh t xó hi i cng 1, NXB HSP, 2005 4 c san Chu Lai, cỏc s c san Chu Lais 1, 3/2005 c san Chu Lai s 2, 7/2005 c san Chu Lai s 3, 9/2005 c san Chu Lai s 4, 11/2005 c san Chu Lai. .. t khi n vi Chu Lai Ban Qun lý khu kinh t m Chu Lai thc hin c ch mt ca, ti ch", l c quan u mi tip nhn, gii quyt hoc phi hp gii quyt cỏc th tc liờn quan d ỏn u t trong sut quỏ trỡnh trin khai ti Chu Lai Khu hiu m Ban qun lý Khu kinh t m Chu Lai a ra cho cỏc nh u t l u t t do - chớnh sỏch thụng thoỏng - th tc n gin - kinh doanh bỡnh ng 4 Hin trng phỏt trin cụng nghip trong Khu kinh t m Chu Lai 4.1 Nhng... trong khu Khu kinh t m Chu Lai din ra thun li, nhn c s ng tỡnh ng h ca nhõn dõn T ú, vic xỳc tin xõy dng c s h tng phc v phỏt trin cỏc ngnh cụng nghip trong khu kinh t m t c hiu qu v kh thi cao 5.5 Gii phỏp v ngun vn Vi Khu kinh t m Chu Lai, th trng vn va l yu t iu kin, yu t ng lc, va l ni dung kinh t quan trng trong lnh vc hot ng dch v tt yu ca mt khu kinh t c thự Trong nhng nm u ca Khu kinh t m Chu Lai, ... nghip Nam Chu LaiTrong ú, khu cụng nghip Tam Hip v Bc Chu Lai l hai khu cụng nghip cú s lng cỏc d ỏn i vo hot ng chim t l cao nht Cú d ỏn quy mụ ln nh Cụng ty ụ tụ Chua Lai - Trng Hi, cụng ty kớnh ni ca Tp on than - khoỏng sn Vit Nam 4.2 Nhng tn ti, hn ch Hn ch ln nht i vi cụng nghip trong Khu kinh t m Chu Lai l c s h tng cũn nhiu yu kộm, cha theo kp s phỏt trin chung ca cỏc khu cụng nghip Cụng tỏc gii... khu kinh t m Chu Lai ngh Cho Khu kinh t m Chu Lai hng khung phỏp lý cao hn, cú cỏc c ch u ói vt tri hn na Khụng hn ch cp phộp d ỏn mc ti a 40 triu USD Khụng rng buc cp vn i vi d ỏn quy hoch ngnh Thc hin c ch ti chớnh t ch u tiờn li thu, b trớ vn ODA, phỏt hnh trỏi phiu Chớnh ph Khu kinh t m Chu Lai u t nõng cp v xõy dng c s h tng Túm li, khi quyt nh xõy dng Khu kinh t m Chu Lai thỡ cn phi cú... tng Khu kinh t m Chu Lai cú y cỏc loi hỡnh giao thng vn ti, ng bin (cng K H, cng Tam Hip), ng st Bc - Nam, ng quc l 1A, ng khụng (sõn bay Chu Lai) H thng ng giao thụng ny ang phc v c lc cho s phỏt trin ca khu kinh t m núi chung v ngnh cụng nghip núi riờng im ni bt ca h tng trong khu kinh t m l cỏc u mụi giao thụng cú s kt ni vi nhau trong mt bỏn kớnh khong 10km, li th ny ch cú Khu kinh t m Chu Lai. .. Khu kinh t m Chu Lai mi t c Cỏc khu cụng nghip trong khu kinh t m phõn b dc quc l 1A, rt thun tin cho vic vn chuyn sn phm n cỏc vựng khỏc trong c nc Cng K H v sõn bay Chu Lai ang c u t nõng cp, mng li giao thụng ni mng dn c hon thin, ha hn tr thnh mt li th thỳc y cụng nghip trong Khu kinh t m Chu Lai ngy cng phỏt trin 3.3.3 Ch trng chớnh sỏch ca ng, Nh nc Khu kinh t m Chu Lai ỏp dng nhiu chớnh sỏch vt... dng v phỏt trin, Khu kinh t m Chu Lai ó t c nhng kt qu kh quan trong vic thu hỳt u t Tớnh n thỏng 2 nm 2008, ton Khu kinh t m Chu Lai cú 31 d ỏn trong lnh vc sn xut cụng nghip, vi s vn ng ký l 362.180.000 USD, gii quyt vic lm cho 4710 lao ng a phng Cụng tỏc xỳc tin u t ang c y mnh, cỏc d ỏn cụng nghip ó lp kớn khong 280ha trong khu kinh t m Mt gúc khu cụng nghip Tam Hip (KKTM Chu Lai) 4.1.2 V c cu... 8,7% Lao ủoọng khu vửùc I Lao ủoọng khu vửùc II Lao ủoọng khu vửùc III 79,2% Biu c cu lao ng lm vic (phõn theo cỏc ngnh kinh t) trong Khu kinh t m Chu Lai nm 2004 Nh vy, lao ng trong vựng ch yu l lao ng nụng nghip v ng nghip, tip theo l lao ụng thng mi, dch v nh v hnh chớnh, lao ng cụng nghip, xõy dng cũn chim t l thp Ngi lao ng trong Khu kinh t m Chu Lai núi riờng, tnh Qung Nam núi chung c bn rt cn . hoạch chung, Khu kinh tế mở Chu Lai bao gồm các khu công nghiệp Tam Hiệp, Bắc Chu Lai, Tam Anh, Tam Thăng, Tam Phú, khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải; cụm công nghiệp Nam Chu Lai. . trong Khu kinh tế mở Chu Lai. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận chung 1.1. Cơ sở lí luận về khu kinh tế và Khu kinh tế mở Chu Lai 1.1.1. Quan niệm về khu kinh tế, Khu kinh tế mở Chu Lai * Khu kinh. vụ. * Khu kinh tế mở Chu Lai - Theo Trần Kim Thạch, tác giả cuốn sách “Khu kinh tế mở Chu Lai một lối vào thế kỷ XXI của Việt Nam” xuất bản năm 2001 cho rằng: Khu kinh tế mở Chu Lai là một bộ phận