Tỷ lệ tiêu chảy theo tuổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức các bà mẹ tại thành phố sóc trăng năm 2009 (Trang 34 - 37)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.2. Tỷ lệ tiêu chảy theo tuổ

Nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tuổi. Đa số mắc tiêu chảy ở tuổi dưới 2 tuổi, vì lúc đó trẻ tiếp xúc nhiều với tác nhân gây bệnh đường ruột và yếu tố miễn dịch chủ động chưa hoàn thiện, đồng thời giảm kháng thể thụ động từ mẹ sang. Qua bảng 3.5., cho thấy nhóm bà mẹ có con < 6 tháng tuổi không có cháu nào bị mắc tiêu chảy, nhóm bà mẹ có con từ 6-24

tháng tuổi thì số trẻ bị tiêu chảy chiếm 57,1% tỷ lệ. Nhóm bà mẹ có con 24 tháng đến < 5 tuổi chiếm 42,9%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo Nguyễn Thị Thu Thủy nghiên cứu tiêu chảy cấp tại Hải Phòng cho thấy tỷ lệ trẻ bị tiêu chaỷ do nhiễm khuẩn cao ở nhóm tuổi 7-12 tháng tuổi (33,80%) và 13- 14 tháng (38,68%).[24]

4.3. KIẾN THỨC VỀ PHÒNG CHỐNG TIÊU CHẢY CỦA CÁC BÀ MẸ4.3.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em 4.3.1. Kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em

Nội dung đầu tiên của thang điểm để đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy trẻ em là “định nghĩa tiêu chảy”, trong đó đi cầu trên 3 lần/ 1

ngày tỷ lệ các bà mẹ biết chiếm 62,6%, phân lỏng nhiều nước các bà mẹ biết

12,6%, có 104 bà mẹ hiểu biết đủ cả 2 nội dung trên chiếm 24,8%.(Bảng 3.6.).Theo Võ Thị Tiến điều tra đánh giá 200 bà mẹ ở Tiền Giang có 86% bà mẹ trả lời đúng tiêu chảy cấp là tiêu phân lỏng 3 lần/ngày [26].

Kiến thức của các bà mẹ hiểu biết đúng về hành vi có hại làm tăng mắc tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao 82,6%, trong 6 nội dung các hành vi làm gia tăng mắc tiêu chảy của trẻ thì 5 nội dung đều đạt từ 70-90%. Chỉ có nội dung “không

nuôi con bằng sữa mẹ” chiếm tỷ lệ 38,8%. Điều này cho thấy các bà mẹ chưa

thấy ưu điểm của việc cho trẻ bú sữa mẹ đặc biệt là sữa non là có khả năng tăng cường kháng thể phòng được một số bệnh nói chung và bệnh tiêu chảy cho trẻ nói riêng.

Trong nội dung thứ 3 của thang điểm đánh giá kiến thức của bà mẹ về bệnh tiêu chảy có 2 biện pháp xử trí tại nhà khi trẻ tiêu chảy trong đó các bà mẹ biết đủ biện pháp “bù dịch bằng đường uống” chiếm 94,8%, nhưng chỉ có 62,1% bà mẹ hiểu biết “đưa trẻ đến cơ sở y tế khám” khi trẻ bị tiêu chảy có dấu hiệu nặng biết. Do vậy, hiểu biết đủ cả 2 biện pháp về xử trí tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy có 329 bà mẹ chiếm 78,3%.

Hiểu biết đủ về phòng bệnh tiêu chảy trẻ em có 215 bà mẹ (51,2%), hiểu biết không đủ chiếm 48,8%. Không có sự liên quan giữa sự biết đủ và không đủ của các bà mẹ về phòng bệnh tiêu chảy trẻ ( p>0,05).

Không có bà mẹ nào là không biết về các nội dung kiến thức về bệnh tiêu chảy trẻ em. Điều này chứng tỏ Y tế thành phố Sóc Trăng đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cho cộng động nói chung và các bà mẹ có con dưới 5 tuổi nói riêng về kiến thức phòng, xử trí bệnh tiêu chảy cho trẻ.

4.3.2. Hành vi có hại làm gia tăng mắc tiêu chảy trẻ em

- Đã từ lâu, việc bú sữa mẹ được thừa nhận có khả năng giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm trùng, vì sữa mẹ sạch chứa nhiều IgA, lactoferin, lysozyme, interferon. Trong tiêu chảy, sữa mẹ có một vai trò rất lớn đó là vừa bồi đắp lượng nước, cung cấp chất dinh dưỡng vừa tăng sức đề kháng cho trẻ. Do vậy, một số bà mẹ nhận thức không nuôi con bằng sữa mẹ là hành vi có hại liên quan đến tiêu chảy chiếm tỷ lệ 38,8%. Nguyễn Thị Kim Tiến đã xác định trẻ không bú mẹ có nguy cơ mắc tiêu chảy gấp 1,6 lần so với trẻ được bú mẹ [25].

- Những trẻ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 đến 6 tháng đầu, hoặc những trẻ không được nuôi bằng sữa mẹ, phải thay thế một phần sữa bò hoặc toàn bộ sữa bò, trẻ trên 6 tháng ăn thêm sữa bò khi người mẹ đi làm. Dụng cụ cho trẻ ăn thường là chai hoặc bình đựng sữa. Chai và bình đựng sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột vì khó rửa sạch. Khi sữa cho vào bình không sạch thì sẽ bị nhiễm khuẩn. Tỷ lệ các bà mẹ cho rằng trẻ bú bình là có hại chiếm tỷ lệ 73,6%

- Không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi chuẩn bị thức ăn còn là một thói quen khó sửa của các bà mẹ và những người chăm sóc trẻ, nên nguy cơ tiêu chảy nhiễm khuẩn ở những trẻ này gấp 4,69 lần những trẻ khác. Rửa tay là biện pháp đơn giản, nhưng rất cần thiết để tránh cho trẻ bị tiêu chảy. Qua bảng

3.7 cho thấy tỷ lệ các bà mẹ cho rằng không rửa tay trước khi ăn là hành vi có hại chiếm 87,1%.

- Nhiều người cho rằng phân trẻ nhỏ không nguy hiểm, nhưng thực ra lại chứa nhiều virus và vi khuẩn gây bệnh. Phân súc vật cũng chứa nhiều vi sinh vật có thể truyền bệnh cho người. Qua bảng 3.7, cho thấy ý kiến các bà mẹ cho rằng không xử lý phân đúng quy cách là hành vi có hại liên quan đến tiêu chảy chiếm 56,7%.

- Khi thức ăn đã nấu chín, để một thời gian nguội trước khi ăn rất dễ bị ô nhiễm, chẳng hạn như tiếp xúc với bụi, vật bẩn hay do dụng cụ chứa mất vệ sinh. Nếu giữ thức ăn lâu ở nhiệt độ phòng thì các vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh sau vài giờ. Như vậy, qua bảng 3.7, các bà mẹ cho rằng thức ăn không nấu lại, để nguội là hành vi gia tăng mắc tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao nhất 97,6%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức các bà mẹ tại thành phố sóc trăng năm 2009 (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w