4.1.ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1.Phân bố tuổi của mẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức các bà mẹ tại thành phố sóc trăng năm 2009 (Trang 33 - 34)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.ĐẶC TÍNH CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU 4.1.1.Phân bố tuổi của mẹ

4.1.1.Phân bố tuổi của mẹ

Qua bảng 3.1., cho thấy các bà mẹ có con < 5 tuổi được phỏng vấn ở nhóm tuổi 21-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (89,1%), trong đó nhóm 21-30 tuổi (50,5%), nhóm 31-40 tuổi (38,6%). So sánh kết quả Lê Hồng Phúc khi điều tra phỏng vấn 335 bà mẹ ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre là nhóm tuổi 25-35 chiếm tỷ lệ 70,4% [21]. Võ Thị Tiến khi nghiên cứu 200 bà mẹ tại bệnh viện Tiền Giang nhóm tuổi 30-40 tuổi chiếm 86,5% [26].

4.1.2. Phân bố nghề nghiệp của mẹ

Qua bảng 3.2., cho thấy các bà mẹ có nghề nghiệp buôn bán và nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất (78,1%) trong đó nội trợ (42,1%) buôn bán (36%), cán bộ công chức chỉ chiếm 8,3%. Điều này phản ảnh rõ qua đặc điểm tình hình thành phố Sóc Trăng: khoảng 1/4 cán bộ nhà nước, còn lại là buôn bán và nội trợ. Theo nghiên cứu Lê Hồng Phúc đa số bà mẹ được phỏng vấn ở Bến Tre là nghề nông và nội trợ chiếm 88,7% [21], theo Võ Thị Tiến nghề nghiệp các và mẹ được điều tra ở Tiền Giang là nông dân chiếm 50% [26], tỷ lệ cán bộ công nhân viên ở đây chiếm tỷ lệ thấp là điều bất lợi khi tiếp thu kiến thức và xử lý về bệnh tiêu chảy cũng như có quyết định đúng trong việc đưa con đi khám và điều trị bệnh.

4.1.3.Phân bố trình độ học vấn của mẹ

Trình độ văn hoá của bà mẹ có thể ảnh hưởng đến nhận thức của bà mẹ về kinh tế xã hội nói chung và hiểu biết cũng như thực hành chăm sóc khi trẻ bị

tiêu chảy nói riêng. Qua bảng 3.3., cho thấy các bà mẹ có trình độ PTCS chiếm tỷ lệ cao nhất 49,5%, tiểu học và PTTH chiếm 45% (trong đó tiểu học 24,3% và PTTH chiếm 20,7%), có 21 bà mẹ có trình độ học vấn trên PTTH chiếm 5,0%. Với tỷ lệ trên cho thấy trình độ học vấn của các bà mẹ tương đối thấp, hạn chế khả năng tiếp thu kiến thức phòng chống, xử lý bệnh tiêu chảy. So sánh nghiên cứu của Lê Hồng Phúc ở Bến Tre nhóm bà mẹ tiểu học chiếm 57,6% và PTCS chiếm 31,0%[21]. Kết quả chúng tôi tương đương với Võ Thị Tiến nghiên cứu kiến thức, thái độ thực hành các bà mẹ ở Tiền Giang có trình độ PTCS chiếm tỷ lệ là 51,5% [26].

4.2. TỶ LỆ HIỆN MẮC TIÊU CHẢY TRONG 2 TUẦN4.2.1. Tỷ lệ mắc tiêu chảy chung của trẻ 4.2.1. Tỷ lệ mắc tiêu chảy chung của trẻ

Qua bảng 3.4. và biểu đồ 3.3., cho thấy trong 420 bà mẹ có con dưới 5 tuổi, có 28 bà mẹ có cháu mới bị mắc tiêu chảy trong 2 tuần qua chiếm tỷ lệ 6,7%. Qua điều tra của Nguyễn Quang Vinh ở huyện Đak Hà, tỉnh Kon tum phỏng vấn 300 bà mẹ thì có 232 bà mẹ có con bị tiêu chảy chiếm tỷ lệ 77,3%, tỷ lệ này cao vì ở đây chủ yếu là kiểm tra đánh giá kiến thức thái độ và thực hành nên tác giả không đánh giá tình hình tiêu chảy trong hai tuần mà là điều tra suốt trong một năm 2004-2005[32]. Kết quả chúng tôi thấp hơn với nghiên cứu của Harmeet S.R [36] khi đánh giá kiến thức bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh tiêu chảy ở ở vùng nông thôn Nepal cho biết tỷ lệ mắc tiêu chảy là 15%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bệnh tiêu chảy ở trẻ em dưới 5 tuổi và kiến thức các bà mẹ tại thành phố sóc trăng năm 2009 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w