1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp

90 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 10,29 MB

Nội dung

Trong các hìnhthức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam, một số hình thức đang phát triển vàđạt hiệu quả cao như các trang trại, các vùng chuyên canh; một số hình thức mớihình thành v

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp của phần lớn cácnước đang phát triển và xu thế chuyển một phần lương thực sang sản xuất nhiênliệu sinh học, thức ăn gia súc sẽ đẩy nhanh nhu cầu về lương thực, thực phẩm, làmtăng giá các nông sản này trong tương lai Thêm vào đó, sự tăng trưởng kinh tế trênthế giới nói chung sẽ đẩy mạnh nhu cầu về các mặt hàng nguyên liệu phục vụ côngnghiệp khác như cao su, gỗ cũng như các mặt hàng nông sản thực phẩm Mặtkhác, biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bất thường sẽ dẫn đếnsụt giảm sản lượng lương thực, đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành kinh tế cơ bản của Việt Nam với hơn 68%dân số sống ở khu vực nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm hơn 47% lao động

xã hội và giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp vẫn chiếm gần 20% tổng sảnphẩm trong nước Vì vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa làmột trong những mục tiêu cơ bản nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóanền kinh tế Việt Nam

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hình thức tổ chức lãnh thổnông nghiệp ở Việt Nam hình thành và phát triển góp phần thúc đẩy nông nghiệpViệt Nam phát triển theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa Trong các hìnhthức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam, một số hình thức đang phát triển vàđạt hiệu quả cao như các trang trại, các vùng chuyên canh; một số hình thức mớihình thành và phát triển như khu nông nghiệp công nghệ cao, vùng nông nghiệp;một số hình thức đang trong quá trình chuyển đổi để phù hợp hơn với nền kinh tếthị trường như hợp tác xã nông nghiệp, nông trường quốc doanh,…

Trong bài điều kiện về Tổ chức lãnh thổ ngành nông nghiệp chúng em đã tìm hiểu một cách khái quát về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: quan niệm, các nhân tố

ảnh hưởng, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và ở ViệtNam

Bài điều kiện được trình bày theo cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Chương 2 Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Chương 3: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở Việt Nam

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chúng em đã tham khảo và kế thừa số liệu, tưliệu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau cũng như nhận được nhiều nhận xét, góp ýquý báu của các thành viên trong lớp, đặc biệt là sự góp ý, hướng dẫn của GS.TS

Lê Thông Nhóm chúng em xin trân trọng cảm ơn và mong được sự đóng gópnhiều hơn nữa để bài tập của chúng em được hoàn thiện hơn

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 1

I - TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ - XÃ HỘI 1

1 Một số lý thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội 1

2 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội 2

II QUAN NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 6

1 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 6

2 Nguyên tắc của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 10

3 Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp 11

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 15

1 Vị trí địa lí 15

3 Các nhân tố kinh tế - xã hội 17

III TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 19

1 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam 19

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam 20

CHƯƠNG II: CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 29

I TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP 29

1 Khái niệm 29

2 Đặc điểm: 29

3 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của việc nghiên cứu TCLTNN 30

II CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ 30

1 Xí nghiệp nông nghiệp 30

1.1 Hộ gia đình 30

1.2 Trang trại 31

1.3 Hợp tác xã nông nghiệp 33

1.4 Đồn điền 34

1.5 Nông trường quốc doanh (NTQD) 35

2 Thể tổng hợp nông nghiệp 35

3 Băng chuyền địa lí 37

Trang 3

4 Vùng nông nghiệp 39

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 42

I HỘ GIA ĐÌNH 42

II TRANG TRẠI 43

III HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP 44

IV NÔNG TRƯỜNG QUỐC DOANH (NTQD) 46

V THỂ TỔNG HỢP NÔNG NGHIỆP 46

VI CÁC VÙNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 48

1.Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ 49

2 Bắc Trung Bộ 54

3 Duyên hải Nam Trung Bộ 61

4 Tây Nguyên 67

5 Đông Nam Bộ 71

6 Vùng đồng bằng sông Hồng 77

7 Vùng nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long 80

KẾT LUẬN……… 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 4

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

I - TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ KINH TẾ - XÃ HỘI.

1 Một số lý thuyết về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

Khái niệm tổ chức lãnh thổ (territorial organization) hay còn gọi là tổ chức không gian (spatial organization) được sử dụng khi đề cập đến vấn đề tổ chức lãnh

thổ cả theo chiều thẳng đứng và chiều ngang Khái niệm tổ chức lãnh thổ đã đượcdùng ở các nước phương Tây từ cuối thế kỉ XIX, được phát triển về mặt lí luậnthông qua các lí thuyết về tổ chức lãnh thổ

1.1 Lí thuyết khu vị luận công nghiệp của A.Weber

Mô hình tổ chức không gian công nghiệp ra đời trong thế kỉ XIX, đượcA.Weber là một đại diện tiêu biểu đưa lên thành lí thuyết "Khu vị luận côngnghiệp" Tư tưởng chủ đạo của ông là coi thành phố là những nút hay trọng điểmlãnh thổ Sức lan tỏa ảnh hưởng của nó rất lớn Xung quanh thành phố (nút) là cácvành đai với các chức năng khác nhau, nhưng đều phục vụ cho một trung tâm Lýthuyết này phù hợp với một nền kinh tế mà quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóachưa mạnh và có ý nghĩa trong việc xác định vai trò của trung tâm ở những khuvực có nền kinh tế còn chậm phát triển

1.2 Lí thuyết phát triển các điểm trung tâm của W.Christaller

Vào đầu những năm 1930, W.Christaller (Mỹ) đã đưa ra lí thuyết phát triểncác điểm trung tâm (1933) W.Christaller đã góp phần to lớn vào việc tìm ra quyluật phát triển của toàn bộ hoạt động sản xuất vật chất và phi sản xuất theo khônggian, là ý tưởng cho việc nghiên cứu tổ chức không gian kinh tế - xã hội sau này

Christaller cho rằng, không có nông thôn nào lại không chịu sự tác động củamột cực hút, đó là thành phố.Thành phố là trung tâm đối vớitất cả các điểm dân cưcòn lại trong vùng, đảm bảo cung cấp hàng hóa cho chúng Các trung tâm tồn tạitheo nhiều cấp, từ thấp đến cao Các trung tâm cấp cao có khả năng lựa chọn hànghóa và dịch vụ.Ông cho rằng, thành phố có vai trò như những cực phát triển và làhạt nhân cho sự phát triển.Nó trở thành đối tượng để đầu tư, trên cơ sở sức hút vàmức độ ảnh hưởng đến các vùng xung quanh thông qua bán kính tiêu thụ các sảnphẩm

Lí thuyết trung tâm của W.Christaller đã được nhà bác học người Đức A.Losch bổ sung và phát triển Công lao của W.Christaller và A.Losch ở chỗ đãkhám phá quy luật phân bố không gian từ tương quan giữa các điểm dân cư, pháthiện một trật tự được tính toán trong sự phân bố các thành phố và nông thôn Điều

-đó được áp dụng khi quy hoạch các điểm dân cư trên những lãnh thổ mới khai phá,hoặc nghiên cứu các hệ thống không gian, hay làm cơ sở xác định các nút trọngđiểm trong một lãnh thổ nhất định

1.3 Lí thuyết cực tăng trưởng của Francoi Perroux (1950)

Trang 5

Lí thuyết cực tăng trưởng của nhà kinh tế học người Pháp Francoi Perrouxđược đưa ra vào đầu những năm 1950 Ông quan niệm, một vùng không thể pháttriển kinh tế đều đặn ở tất cả các điểm trên lãnh thổ vào cùng một thời gian Xuhướng chung là có một hoặc một vài điểm phát triển mạnh nhất, trong khi đó cácđiểm khác lại chậm phát triển hay bị trì trệ Tất nhiên, các điểm phát triển nhanh làcác điểm có lợi thế so với toàn vùng Như vậy, lí thuyết cực phát triển chú ý đếnnhững thay đổi trong phạm vi một khu vực của lãnh thổ làm phát sinh tăng trưởngkinh tế.

Lí thuyết cực tăng trưởng được áp dụng tương đối rộng rãi ở châu Á, nhất làcác nước ASEAN Nhiều kinh nghiệm đã được tích lũy và có giá trị đối với cácquốc gia cần huy động vốn đầu tư từ nước ngoài Đây cũng là lí thuyết giải thích

sự cần thiết của việc phát triển kinh tế lãnh thổ theo hướng phát triển có trọngđiểm

2 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

Vấn đề tổ chức lãnh thổ hay tổ chức không gian các hoạt động của conngười, trước hết là hoạt động kinh tế, bắt nguồn từ những cơ sở lí thuyết kinh tếcủa Adam Smith và David Ricardo, từ các công trình nghiên cứu của Thunen vào

1826, của Weber vào 1909 và một số tác phẩm khác, sau đó được phát triển về mặt

lí luận và ứng dụng thực tiễn vào những năm 50 của thế kỉ XX tại các nước Châu

Âu, Liên Xô (cũ) và Mỹ

Ở Liên Xô (cũ) tổ chức lãnh thổ được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầucủa địa lí đã được nêu lần đầu tiên vào năm 1961 bởi Iu.G.Xauskin “lĩnh vực thựctiễn trực tiếp để tập trung nỗ lực của các nhà địa lí Xô Viết là tổ chức lãnh thổ lựclượng sản xuất (ở đây bao gồm cả sơ đồ lãnh thổ và các dự án cải tạo và sử dụngcác điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên)” Những quan niệm về tổ chứclãnh thổ công nghiệp được trình bày trong các công trình của A.T.Khrutsov (1966,

1969, 1972).Thuật ngữ “tổ chức lãnh thổ sản xuất” được đưa vào trong các nghiêncứu của A.E.Probxt và M.G.Skolnicov vào giữa thập kỉ 60 của thế kỉ XX

Vào đầu thập kỉ 70, quan niệm về tổ chức không gian xuất hiện được đưavào các công trình của các nhà địa lí Xô Viết Nhưng có thể thấy rằng sợi dâyxuyên suốt trong các nghiên cứu theo hướng này trong mấy thập kỉ qua là tổ chứclãnh thổ lực lượng sản xuất (từ tổ chức lãnh thổ sử dụng tự nhiên, tổ chức lãnh thổcác ngành kinh tế đến tổ chức không gian cư trú nông thôn và đô thị, )

Các nhà khoa học Liên Xô (cũ) trước đây thường sử dụng khái niệm “phân

bố lực lượng sản xuất”, nghĩa là phân bố sức sản xuất theo lãnh thổ Nền tảng cơ sở

lí luận của phân bố lực lượng sản xuất được bắt nguồn từ lí thuyết về chu trìnhnăng lượng - sản xuất của N.N.Koloxopxki và thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất củacác nhà khoa học Xô Viết Theo họ, phân bố lực lượng sản xuất được thực hiệntrên các lãnh thổ cụ thể ở những cấp độ khác nhau, phổ biến là trên các vùng kinh

tế cơ bản và vùng kinh tế hành chínhtỉnh Họ coi phân bố lực lượng sản xuất là sự

Trang 6

sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể, hay đó là các

hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên đã được sử dụng vào hệ thống dân cư Các đốitượng này ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ qua lại với nhau trong một lãnh thổ xácđịnh, nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuậtcủa lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao mức sống dân

cư của lãnh thổ đó

Sách của E.B.Alaev "Địa lý kinh tế - xã hội", (1983), đã đưa ra nhận thức chung của các nhà địa lý Liên Xô về định nghĩa tổ chức lãnh thổ: "Khái niệm tổ chức lãnh thổ xã hội trong nghĩa rộng của từ này bao gồm các vấn đề liên quan đến phân công lao động theo lãnh thổ, phân bố các lực lượng sản xuất, các sự khác biệt về vùng trong quan hệ sản xuất, mối quan hệ tương hỗ giữa xã hội và thiên nhiên, cũng như các vấn đề chính sách vùng về kinh tế - xã hội Ở một nghĩa hẹp hơn, nó bao gồm các phạm trù như tổ chức lãnh thổ - hành chính của Nhà nước, quản lý vùng về sản xuất, sự hình thành các thành tạo lãnh thổ về tổ chức - kinh tế, sự xác định các khách thể vùng của quản lý, sự phân vùng về kinh tế- xã hội "

Các nhà khoa học Xô Viết sau này phát triển phân bố lực lượng sản xuấttheo hướng tổ chức lãnh thổ Theo Xauskin: Tổ chức xã hội theo lãnh thổ là tạo ramột hệ thống sử dụng đất đai do những tập đoàn người khác nhau Hệ thống nàylàm cho các tập đoàn người ấy có thể cư trú được trên bề mặt trái đất, khai thác cáctài nguyên thiên nhiên, phân bố các điểm dân cư, tái sinh sản nòi giống, phân bốcác nguồn cung cấp nước và thực phẩm, các địa điểm sản xuất ra các công cụ laođộng, quần áo, giày dép và các vật liệu khác cần thiết cho đời sống, phân bố xínghiệp và khu vực chữa bệnh, nghỉ ngơi, khoa học, văn hóa, các nhà hát, rạp chiếuphim,

Các nhà khoa học phương Tây lại thường sử dụng thuật ngữ “tổ chức khônggian kinh tế - xã hội” Khái niệm tổ chức không gian ra đời cuối thế kỉ XIX và đãphát triển thành một khoa học về “thiết lập” trật tự kinh tế, xã hội, môi trườngtrong phạm vi một lãnh thổ xác định

Quan niệm về tổ chức không gian (tổ chức lãnh thổ) cũng được coi trọngtrong địa lí Mĩ vào 1970 – 1971.Ở Mĩ có các công trình lớn của R.Abler, J.Adams,P.Gould “tổ chức không gian, cách nhìn thế giới của các nhà địa lí” và của R.Morill

“Tổ chức không gian xã hội”

Ở Anh, các quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội được phát triểntheo hướng mô hình hóa, áp dụng các phương pháp định lượng Có thể thấy tiêubiểu trong các công trình của Peter Haggett và các cộng sự “Phân tích không giantrong địa lí kinh tế” xuất bản năm 1965, “các mô hình địa lí” xuất bản năm 1967 và

“Địa lí học: một sự tổng hợp hiện đại” xuất bản năm 1975

Theo Morrille (1970): Tổ chức không gian là khái niệm của loài người về sửdụng có hiệu quả không gian trên trái đất Nhiều tác giả Pháp nhưP.Brunet,

Trang 7

J.Monod, P.de Castelbazac (1980), Jean Paulde Gaudemar (1992), cho rằng: tổchức không gian là sự tìm kiếm một sự phân bố tối ưu về vùng, các hoạt động vàtài sản để tránh những sự mất cân đối trên lãnh thổ quốc gia hay một vùng.

Quan niệm về tổ chức lãnh thổ có những chuyển biến mới hơn từ những năm

1990 đến nay với những nghiên cứu của Paul Krugman, các Báo cáo phát triển thếgiới, Paul Krugman (nhà kinh tế học người Mỹ) là người đề xuất lí thuyết saunày được gọi tên là “địa lí kinh tế mới” (1991) Krugman phát triển lí thuyết về sựlựa chọn địa điểm của lao động và hãng kinh doanh, trong đó cốt lõi là hiệu quảkinh tế của quy mô lớn2

Theo Paul Krugman (1991): sản xuất có xu hướng tập trung vào những nơi

“trung tâm” đông đúc dân cư và vốn Để phát triển nền kinh tế và giảm thiểu chiphí vận chuyển, các công ty sản xuất có xu hướng tập trung vào những khu vựctrung tâm vì tận dụng được lợi thế nhờ quy mô.Việc này sẽ dẫn đến dân cư sẽ càng

di chuyển tới những “trung tâm” này.Sự hạn chế của tập trung hóa chính là ở chiphí vận chuyển.Chi phí vận chuyển tới người tiêu dùng sẽ cao nếu như các hãngtập trung hóa ở một khu vực nhất định trong quốc gia Do đó, quyết định lựa chọnđịa điểm sản xuất của các hãng phụ thuộc vào tương quan giữa việc tận dụng lợithế quy mô và tiết kiệm chi phí vận chuyển Giảm chi phí vận chuyển sẽ dẫn tớiquá trình tập trung hóa và đô thị hóa2

Trong Báo cáo phát triển thế giới 2009 “Tái định dạng địa kinh tế” đã giảithích sự tăng trưởng kinh tế có thể diễn ra không đồng đều, nhưng sự phát triển vẫn

có thể mang tính hòa nhập Khi các nền kinh tế tăng trưởng, sản xuất sẽ tập trungcao hơn theo không gian Đây cũng là những lí thuyết giải thích cho sự tập trunghóa và đô thị hóa ở các quốc gia Báo cáo phát triển thế giới năm 2009 cho rằng:Các địa phương phát triển tốt nếu chúngthúc đẩy sự chuyển đổi của các khía cạnhđịa kinh tế: mật độ dày hơn khi các thành phố phát triển, khoảng cách ngắn hơn khicông nhân và doanh nghiệp di chuyển đến gần khu trung tâm hơn và có ít sự chiacắt hơn khi các quốc gia giảm bớt các biên giới kinh tế và tiến vào thị trường thếgiới để tận dụng quy mô kinh tế và buôn bán các sản phẩm chuyên biệt Sự chuyểnđổi của 3 khía cạnh địa kinh tế này (mật độ, khoảng cách và sự chia cắt) là thenchốt cho sự phát triển Như vậy, phát triển kinh tế sẽ tập trung cao hơn theo khônggian, nhưng phát triển vẫn có thể mang tính hòa nhập mang lại cho người dân mứcsống đồng đều hơn giữa các vùng với các chính sách phù hợp đối với mỗi quốc gia

Ở Việt Nam, lí luận về tổ chức lãnh thổ như là một trong những nội dungnghiên cứu cơ bản của địa lí học được đưa vào khá sớm, từ những năm 1970 Côngviệc này thu hút nhiều công sức đóng góp của các nhà địa lí, các nhà kinh tế vùng

và của các nhà kế hoạch cũng như các Bộ, ngành Trong nhiều năm, hướng nghiêncứu được thể hiện qua việc lập tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của từngngành và của các cấp lãnh thổ trong cả nước Kết tinh của các nghiên cứu theohướng này là các công trình 70.01, lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng

Trang 8

sản xuất Việt Nam thời kì 1986– 2000 (tổng sơ đồ I) và chuẩn bị nội dung choTổng sơ đồ II (giai đoạn 1991 – 2005); “Dự thảo đề cương báo cáo tổng kết côngtác phân vùng quy hoạch và phân bố lực lượng sản xuất cả nước trong 5 năm qua

và phương hướng, nhiệm vụ trong những năm tới”

Tổ chức lãnh thổ được coi trọng bằng những cách nhìn mới nhằm mục tiêuphát triển bền vững, làm cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách pháttriển vùng, đảm bảo sự công bằng xã hội ngay cả trong việc giảm sự chênh lệchgiữa các đồng bằng, giảm sự phân hóa giàu nghèo Các kết quả nghiên cứu liênngành dưới sự chỉ đạo của Nhà nước được thể hiện ở việc lập các bản đồ quyhoạch tổng thể phát triển các ngành và các vùng lãnh thổ lớn như tổ chức lãnh thổquốc gia Việt Nam và mô hình không gian của Việt Nam Những nhiệm vụ chínhcủa tổ chức lãnh thổ là phân bổ lạinguồn vốn và tài sản quốc gia, sửa chữa lại sựmất cân đối giữa các vùng, sử dụng hợp lí nhất các điều kiện tự nhiên và kinh tế -

xã hội và giải quyết công ăn việc làm

Đi đầu trong nghiên cứu tổ chức lãnh thổ là GS Lê Bá Thảo Trong báo cáo

“Địa lí học Việt Nam và thử nghiệm tổ chức lãnh thổ”, Ông cho rằng: Về khía cạnhđịa lí, có thể coi tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lí học có chủ ý(géographie volontaire) hướng tới một sự công bằng về mặt không gian

Như vậy, tổ chức không gian kinh tế - xã hội được xem như nghệ thuật kiếnthiết và sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu quả Nhiệm vụ chủ yếu của

tổ chức không gian là xác định được sức chứa của lãnh thổ, tìm kiếm quan hệ tỉ lệhợp lí và liên hệ chặt chẽ trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các ngành và giữacác lãnh thổ nhỏ hay tiểu vùng trong một vùng cũng như đảm bảo mối quan hệgiữa các vùng trong một quốc gia có tính tới mối quan hệ giữa các quốc gia vớinhau Nhờ có sự sắp xếp có trật tự và hài hòa giữa các đối tượng trong lãnh thổ màtạo ra một giá trị mới lớn hơn, làm cho sự phát triển hài hòa và bền vững hơn Tổchức không gian kinh tế - xã hội dưới góc độ chính sách, xem như là một trongnhững hành động hướng tới sự công bằng về mặt không gian, tối ưu hóa các mốiquan hệ hữu cơ giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực với nhau và giữa các cựcvới các không gian còn lại, nhằm làm cho lãnh thổ phát triển bền vững, tạo được sự

ổn định cần thiết để thiết lập tiền đề cho tăng trưởng, cho phát triển

Từ những quan niệm trên có thể hiểu "Tổ chức không gian kinh tế-xã hội là

sự "sắp xếp" và "phối hợp" các đối tượng trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng nhằm sử dụng một cách hợp lí các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí kinh

tế, chính trị và cơ sở vật chất kĩ thuật đã và sẽ được tạo dựng để đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao và nâng cao mức sống, đảm bảo sự phát triển bền vững của một lãnh thổ".

Tổ chức lãnh thổ là "sự tìm kiếm trong khung cảnh địa lý quốc gia, sự phân

bố tốt nhất vùng và các hoạt động tùy thuộc vào các tài nguyên tự nhiên"

Trang 9

Tổ chức lãnh thổ là một chính sách kinh tế dài hạn nhằm cải thiện môitrường trong đó diễn ra cuộc sống và các hoạt động của con người

- Tổ chức lãnh thổ là một hành động của địa lý học có chủ ý hướng tới một

sự công bằng về mặt không gian giữa trung tâm và ngoại vi, giữa các cực, và cáckhông gian ảnh hưởng, nhằm giải quyết ổn định công ăn việc làm, cân đối giữaquần cư nông thôn và quần cư thành thị, bảo vệ môi trường sống

- Các nút, các cực là: thành phố, thị trấn, làng xóm là những điểm trồi,những nơi tập trung dân cư, các cơ sở công nghiệp chế biến, cơ sở dịch vụ - kỹthuật Đó là các trung tâm dân cư kinh tế, đặc trưng bởi độ "đông đặc" hay mật độdân số, mật độ xây dựng tương đối cao

- Với cách nhìn của tổ chức lãnh thổ thì lãnh thổ là một hệ thống trong đó cócác cực, dải và không gian bề mặt, 3 yếu tố này có quan hệ, có sức hút, lan tỏa vàảnh hưởng lẫn nhau

- Sự khác nhau giữa các nút: thường thì các nút (cực) đa chức năng hay khácnhau vềsố lượng các chức năng, thang bậc các trình độ cao hay thấp, tính phức tạpnhiều hay ít, ý nghĩa lớn hay nhỏ, phạm vi ảnh hưởng rộng hay hẹp Các mốc cũngkhác nhau về tiềm năng phát triển

- Giữa các trung tâm, các nút có những liên hệ chức năng: chúng trao đổihoạt động, biểu hiện qua các dòng người, dòng sản phẩm, dòng dịch vụ, dòng tiền

tệ và dòng thông tin Các nút, các dải nằm trong một mạng lưới, mà các chỗ hổngđược lấp đầy, bằng những bề mặt, với tất cả hoạt động diễn ra ở đó, trong một hệthống các quan hệ chức năng có thang bậc, tạo thành một hệ thống tổ chức khônggian

Tổ chức không gian kinh tế - xã hội gồm nhiều thành phần liên kết chặt chẽvới nhau Phân theo ngành, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội gồm: tổ chức lãnh thổcông nghiệp, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và tổ chức lãnh thổ dịch vụ Phân theokhông gian, tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội gồm các đô thị, các trung tâm kinh tế,các tuyến lực,…và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một trong những hình thức của

tổ chức lãnh thổ kinh tế - xã hội

II QUAN NIỆM, NGUYÊN TẮC VÀ Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

1 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1.1 Các quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã có sức thu hút mãnh mẽ sự chú ýcủa nhiều nhà khoa học Người đầu tiên đưa ra ý tưởng về tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp là nhà khoa học người Đức J.H.Von Thunen (1783 - 1850) Đầu những năm

1800, Ông đã đề xuất "lí thuyết vành đai giữa trung tâm và ngoại vi" Dựa trên cáckết quả tính toán của mình, Thunen kết luận rằng trồng trọt chỉ đem lại lợi nhuận ởmột khoảng cách nào đó tính từ thành phố.Nếu vùng sản xuất ở quá xa trung tâmthành phố thì chi phí vận chuyển sẽ rất cao, hay ở quá gần trung tâm đô thị thì giá

Trang 10

địa tô chênh lệch cũng rất lớn Cả hai trường hợp trên đều không thu được lợinhuận tối đa Một sản phẩm nông nghiệp thu được lợi nhuận tối đa sẽ có mộtkhoảng cách tương ứng nhất định với nơi tiêu thụ Khi chi phí vận chuyển biếnthiên, trên vùng sản xuất nông nghiệp sẽ xuất hiện các vành đai sản xuất Theoông, xung quanh một thành phố trung tâm (với giả thiết là hoàn toàn cô lập với cáctrung tâm khác) có thể tồn tại và phát triển 5 vành đai sản xuất chuyên môn hóanông nghiệp theo nghĩa rộng liên tục từ trong ra ngoài, gồm: vành đai 1 là thựcphẩm tươi sống; vành đai 2 là lương thực, thực phẩm; vành đai 3 là vành cây ănquả; vành đai 4 là vành lương thực và chăn nuôi; vành đai 5 là vành lâm nghiệp.Tùy theođiều kiện cụ thể về điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất của cư dân vàquymô của thành phố trung tâm mà xác định số lượng vành đai, cũng như bán kínhcủa mỗi vành đai nông nghiệp.

Mô hình 5 vành đai nông nghiệp thể hiện bước đầu về ý tưởng tổ chức lãnhthổ Tuy nhiên, vành đai nông nghiệp theo lí thuyết của Thunen cũng bộc lộ hạnchế Đó là các vành đai nông nghiệp này mới chỉ được nghiên cứu trong sự tươngtác giữa hai nơi ở cùng một thời điểm, mà trên thực tế có rất nhiều trung tâm cùngtồn tại và chúng đều có những tác động khác nhau lên sự xuất hiện của các vànhđai nông nghiệp

Trong trường phái địa lí Xô Viết, Nhà địa lí N.N.Kôlôxôpxki đưa ra lí thuyếtchu trình năng lượng - sản xuất (năm 1947) Lí thuyết này cũng khẳng định tínhliên tục giữa các khâu trong quá trình sản xuất khép kín để có giải pháp phân bốchúng Từ khai thác nguyên liệu ban đầu, nhiên liệu và việc sử dụng các nguồnnăng lượng khác để sơ chế nguyên liệu sản xuất ra bán thành phẩm và các chi tiết,đến sản xuất thành phẩm dưới dạng tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, đến tiến bộkhoa học kĩ thuật giao thông vận tải, thương nghiệp phục vụ sự tiêu dùng của dân

cư Từ đó, xuất hiện những nhu cầu và khả năng mới liên quan ảnh hưởng tới tựnhiên, tới việc sử dụng các nguồn tài nguyên

Chu trình năng lượng sản xuất của N.N.Kôlôxôpxki đã nêu một phươngpháp nghiên cứu liên ngành có hiệu quả, cho phép nghiên cứu vùng một cách đầy

đủ và toàn diện hơn Thực tiễn phân bố sản xuất trên thế giới và ở Việt Nam trongnhững năm trước đây đã phần nào khẳng định ý nghĩa lí luận và thực tiễn quantrọng của lí thuyết chu trình năng lượng - sản xuất Trong lí thuyết này, khái niệmthể tổng hợp nông nghiệp được xem như một hình thức tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp

Một trong những chuyên gia Xô Viết hàng đầu nghiên cứu về tổ chức lãnhthổ sản xuất nông nghiệp là giáo sư tiến sĩ địa lí K.I.Ivanov Trong luận án tiến sĩvới đề tài "Tổ chức lãnh thổ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và việc tính toánđiều kiện của địa phương" (1967), ông đãphát triển tư tưởng của N.N.Kôlôxôvxki

về các thể tổng hợp lãnh thổ sản xuất và đưa nó vào lĩnh vực nông nghiệp Vềphương diện lí thuyết, K.I.Ivanov xây dựng cơ sở cho phương pháp dòng (băng

Trang 11

chuyền) trong việc tổ chức sản xuất của nhiều phân ngành nông nghiệp.Nhiều tưtưởng và quan niệm mới của ông đã được ứng dụng trong lĩnh vực lập mô hình các

hệ thống lãnh thổ

Qua các công trình của K.I.Ivanov, của V.G.Kriutokov và một số tác giả

khác thì: “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hoá, tập trung hoá, liên hợp hoá và hợp tác hoá sản xuất; cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ

về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và đảm bảo năng suất lao động

xã hội cao nhất”.

Vấn đề tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta cũng được nhà khoa họcquan tâm Tác giả Lê Thông đã có cùng quan điểm về tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp với các nhà địa lí Nga, trong đó đã đưa ra các hình thức tổ chức lãnh thổnông nghiệp từ thấp đến cao, đó là xí nghiệp nông nghiệp, thể tổng hợp nôngnghiệp, vùng nông nghiệp, băng chuyền địa lí trong nông nghiệp Các nội dungnày cũng được đề cập đến trong “Địa lí kinh tế - xã hội đại cương”, “Địa lí kinh tế

- xã hội Việt Nam”, “Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam” Trong các giáotrình này, các tác giả đã phân tích những hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đã

và đang phát triển ở Việt Nam như: trang trại, hợp tác xã, nông trường quốc doanh,vùng nông nghiệp

Theo tác giả Nguyễn Viết Thịnh: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là tổ chức cáckhông gian nông nghiệp (các tiểu vùng nông nghiệp) trên cơ sở đánh giá tác độngtổng hợp của các nhân tố tương đối tĩnh (các điều kiện sinh thái nông nghiệp) vàcác nhân tố động (với các mức độ động khác nhau) như dân cư, lao động, mạnglưới đô thị, kết cấu hạ tầng sản xuất và sinh hoạt, thị trường nông sản, chính sáchphát triển, nhằm: đánh giá đượcsự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp đã định hình,

sự hợp lí và chưa hợp lí của nó; đưa một (hoặc 2, 3) phương án định hướng tổ chứclãnh thổ nông nghiệp, trong ra được đó phát hiện chính xác các địa bàn trọng điểmphát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời pháthiện các vùng khó khăn để đề xuất các chính sách phát triển phù hợp

Một khía cạnh khác của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cũng được tác giảNguyễn Hiền đề cập đến, đó là chính sách định vị nông nghiệp Theo tác giả: định

vị nông nghiệp là lựa chọn được vùng chuyên môn hóa nông nghiệp thích ứng vớicác điều kiện tự nhiên Để phát triển được các vùng chuyên canh nông nghiệp cầnthiết phải có chính sách năng lượng, đào tạo chuyên môn nhân lực kĩ thuật và kinhdoanh gắn với thị trường tiêu thụ Các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp có đượcthu nhập cao phải gắn với công nghiệp chế biến để phát triển chuyên môn hóa sâu,

có giá trị cao, cạnh tranh được trên thị trường Từ đây, sẽ hình thành các trung tâm,các đô thị, kéo theo là các kết cấu hạ tầng kĩ thuật và xã hội

Trang 12

Tác giả Ngô Doãn Vịnh cho rằng: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là cách thứcphối hợp, kết hợp các đối tượng nông nghiệp trong một lãnh thổ xác định có tínhtới mối quan hệ với các đối tượng thuộc ngành và lĩnh vực khác trong thế vận động

và phát triển

Trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tác động vào mọilĩnh vực trong cuộc sống, đòi hỏi chúng ta phải có một tư duy mới về tổ chức lãnhthổ nói chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng Rõ ràng, chúng ta khôngchỉ xem xét tổ chức lãnh thổ trong khuôn khổ khép kín, chỉ dựa vào những yếu tốsẵn có để phát triển, mà phải nhìn nhận được mối liên kết giữa các lãnh thổ khácnhau, những lợi thế so sánh và chuỗi giá trị toàncầu Ngày nay, biên giới giữa cácquốc gia không chỉ là biên giới đất liền, biên giới biển, biên giới trên không màcòn là biên giới của hàng hóa, dịch vụ và văn hóa.Các cường quốc sử dụng líthuyết này để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình bằng cách phát triển thị trườnghàng hóa - dịch vụ mang đậm hàm lượng văn hóa ra các nước khác

Như vậy, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hiện nay không chỉ dựa vào nhữngđiều kiện sản xuất hiện có, mà phải đặt trong mối quan hệ với các khu vực xungquanh, đặc biệt là những nhu cầu của thị trường thì mới có thể phát triển bền vữngđược Hay nói cách khác, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phải kết hợp được nhữngyếu tố sẵn có và những yếu tố bên ngoài để sản xuất một cách hiệu quả nhất về mặtkinh tế, xã hội và môi trường

Từ các nội dung đã phân tích ở trên, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có thể

được tổng quát như sau: tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là sự sắp xếp vàphối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí địa lí và cơ sở vật chất kĩ thuật để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

1.2 Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là một hình thức của tổ chức kinh tế - xã hội.Theo K.I Ivanov (1974), tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liênkết không gian của các ngành, các xí nghiệp trong nông nghiệp và các lãnh thổ dựatrên cơ sở, quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợphóa và hợp tác hóa, cho phép sử dụng hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh tổng vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội caonhất Vậy:

- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp với tự nhiên, kinh

tế, lao động là cơ sở đề hình thành các mối liên hệ qua lại theo không gian

- Khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ quyện chặt với nhau trong quátrình tổ chức lãnh thổ

- Các đặc điểm không gian của sản xuất phần lớn bắt nguồn từ tính chất củaviệc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có

Trang 13

- Hiệu quả là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không phải là bất biến.Nói cách khác hìnhthái kinh tế - xã hội nào thì có kiểu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tương ứng nhưthế.Hiện nay, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn bó mật thiết với cuộc cách mạngkhoa học – công nghệ, một cuộc cách mạng phát triển rất mạnh mẽ và đang trởthành lực lượng sản xuất trực tiếp

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp liên quan chặt chẽ với hệ thống lãnh thổ nôngnghiệp.Đây là các phân hệ sản xuất và chế biến nông phẩm có mối quan hệ khắngkhít với nhau Hệ thống lãnh thổ nông nghiệp bao gồm: nhóm xí nghiệp liên quantrực tiếp đến đất đai và nhóm xí nghiệp liên quan gián tiếp đến đất đai và nhóm xínghiệp có liên quan đến cả hai đặc điểm này tùy theo từng thời kì

Ở nhiều nước kinh tế phát triển đã hình thành các hệ thống lãnh thổ nôngnghiệp, trong đó phẩm biến rộng rãi nhất là các hệ thống lãnh thổ sản xuất và chếbiến các sản phẩm chăn nuôi Ví dụ như các hệ thống lãnh thổ sản xuất thịt sữa vàcác hệ thống lãnh thổ sản xuất và chế biến sữa ở các nước Tây Âu, Bắc Mĩ Quátrình xuất hiện các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp mới và đang hoàn thiện các hệthống lãnh thổ nông nghiệp hiện có trong điều kiện hiện nay không chỉ tiêu biểucho ngành chăn nuôi

Quá trình này, ngày càng xâm nhập sâu vào ngành trồng trọt, nhất là cácphân ngành sản xuất các sản phẩm phải qua chế biến công nghiệp Việc hình thànhcác hệ thống lãnh thổ trong ngành trồng trọt cũng dựa trên cơ sở chuyên môn hóatheo giai đoạn, tập trung hóa, hợp tác hóa và liên hợp hóa sản xuất

Các hệ thống lãnh thổ nông nghiệp không những không mâu thuẫn, mà cònlàm rõ thêm nội dung và cấu trúc của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệpvới tất cả các mối liên hệ qua lại phức tạp của chúng.Trong các loại hệ thống lãnhthổ thì các hệ thống lãnh thổ sản xuất vật chất đóng vai trò chủ đạo

Mặt khác, người ta coi các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp như một

hệ thống động, phức tạp, có nhiều thông số bao gồm một số hệ thống nhỏ có mốiliên hệ với nhau Mỗi thành phần chủ yếu của hệ thống do các thành phần ở cấpthấp hơn chi phối Đến lượt mình, thành phần này lại bị các thành phần cấp thấphơn nữa quyết định… Từ đó muốn tìm tình trạng tối ưu của hệ thống thì phải xemxét các thành phần ở cấp thấp chứ không phải chỉ nghiên cứu những thành phầnchủ yếu của nó

Như vậy, có thể khẳng định rằng việc phát hiện và dự báo các hệ thống lãnhthổ nông nghiệp có quan hệ hữu cơ với nghiên cứu vấn đề tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp

2 Nguyên tắc của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phải phù hợp với điều kiện sinh thái có tính tới khả năng tài nguyên và yêu cầu thị trường

Trang 14

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngànhsản xuất khác Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với cácđiều kiện tự nhiên rất khác nhau Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tựnhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vậtnuôi, cây trồng Do vậy, khi tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần nghiên cứu kĩ cácđiều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chúng về phương diện sinh thái Điều đó cónghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơi có điều kiện thích hợpnhất Như các loại cây công nghiệp và cây ăn quả cần những điều kiện sinh tháichặt chẽ hơn so với cây lương thực; mặt khác sản phẩm của nó đòi hỏi phải đượcchế biến mới nâng cao được giá trị sản phẩm Do đó, nhóm cây này cần được phân

bố tập trung, hình thành những vùng sản xuất chuyên môn hoá lớn để kết hợp tốtvới phát triển công nghiệp chế biến, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sảnxuất Vì thế, việc phân bố cây trồng, vật nuôi cần được tiến hành trên cơ sở vạch racác hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khôngchỉ dựa vào thế mạnh của từng vùng, mà phải tính tới nhu cầu thị trường để giảmthiểu chi phí, tối đa hiệu quả.Thị trường có ý nghĩa quyết định sự lựa chọn địađiểm phân bố cơ sở sản xuất của các nhà đầu tư, các sản phẩm chính của nôngnghiệp và quyết định đến hiệu quả và sự thành công của tổ chức lãnh thổ

Thỏa mãn yêu cầu về khả năng tài nguyên và yêu cầu của thị trường đó là sựthỏa mãn các yếu tố đáp ứng nhu cầu cả đầu vào và đầu ra nhằm đem lại lợi íchkinh tế, xã hội và môi trường cho con người

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phải đảm bảo lợi ích cộng đồng và đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao

Điều quan trọng nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp là phải đạt được hiệuquả kinh tế - xã hội cao nhất cho lãnh thổ và mang lại lợi ích cho cả cộng đồng, đặcbiệt trong việc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân

ở những vùng khó khăn

- Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phải đảm bảo có sự phù hợp giữa trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ

Mỗi loại cây trồng, vật nuôi đều có những yêu cầu nhất định về các quy trình

kĩ thuật như quy trình canh tác, kĩ thuật chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến…yêu cầu về máy móc, công cụ và yêu cầu về kĩ năng lao động, về trình độ nghiệp

vụ quản lí Như vậy, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phải dựa trên tính chất và đặcđiểm công nghệ cũng như trình độ của người lao động để có cách thức tổ chức lãnhthổ hợp lí nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các khâu trong quá trình sản xuất đểđạt hiệu quả cao nhất

3 Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

3.1 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Trang 15

Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa to lớnkhông chỉ về mặt lý luận, mà còn cả về mặt thực tiễn.

Việc xem xét tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói chung và việc vạch ra cáchình thức tổchức của nó theo lãnh thổ nói riêng trước hết tạo ra những tiền đề cầnthiết nhằm sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của cả nước cũngnhư của từng địa phương

Trên thực tế, nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có mối liên hệchặt chẽ với nhau.Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội đã hình thành cáchình thức mới về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.Việc nhận thức chúng một cáchđúng đắn là chiếc chìa khóa để sử dụng hợp lý hơn các điều kiện hiện có của đấtnước

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhiều hơn các ngànhsản xuất khác Hoạt động nông nghiệp bao trùm phạm vi lãnh thổ rộng lớn với cácđiều kiện tự nhiên rất khác nhau Trong chừng mực nhất định, các điều kiện tựnhiên nào đó có thể thuận lợi hoặc không thuận lợi cho sự phát triển từng loại vậtnuôi, cây trồng Do vậy, khi vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp,cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên, tiến hành đánh giá chung về phươngdiện sinh thái Điều đó nghĩa là cây trồng, vật nuôi phải được phân bố ở những nơi

có điều kiện thích hợp nhất.Vì thế, việc phân bố vật nuôi, cây trồng cần được tiếnhành trên cơ sở vạch ra các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

• Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tạo nên những điều kiện nhằm đẩy mạnh và làm sâu sắc chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp

Quá trình chuyên môn hóa trong nông nghiệp có tính chất đặc biệt.Đó làhiện tượng khách quan gắn liền với sự phát triển và hoàn thiện nền sản xuất xã hội.Đồng thời, chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp dựa vào sự tác động của các quiluật kinh tế khách quan trong các hình thái kinh tế, xã hội khác nhau, liên quan mậtthiết nhất với trình độ phát triển của sức sản xuất và quan hệ sản xuất của một quốcgia

Chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp là một trong những biểu hiện củaphân công lao động xã hội Trong khi chuyên môn hóa những nông phẩm nào đấy,một lãnh thổ giữ một địa vị nhất định trong sự phân công lao động xã hội Địa vịnày được xác định chủ yếu bởi sản phẩm hàng hóa sản xuất ra để thỏa mãn nhucầu của xã hội.Dưới ảnh hưởng của quá trình này, từng bộ phận lãnh thổ trongnước đều chuyên môn hóa những nông phẩm nhất định Từ đó, quá trình chuyênmôn hóa ngày càng tiếp tục được đẩy mạnh và trở nên sâu sắc trên phạm vi toànquốc

• Việc hoàn thiện các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp còn tạo ra

cả những điều kiện nhằm nâng cao năng suất lao động

Việc nâng cao năng suất lao động là kết quả của hàng loạt các yếu tố gắnliền với sự thay đổi của ba thành phần thuộc quá trình lao động: phương tiện lao

Trang 16

động, đối tượng lao động và lực lượng lao động Một trong những con đường nângcao năng suất lao động sử dụng tối ưu nguồn lao động tăng số lượng nông phẩmtrên một đơn vị diện tích với chi phí ít nhất trên một đơn vị sản phẩm là việc xácđịnh một cách khoa học các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

• Việc nghiên cứu các hình thức tổ chức nông nghiệp theo lãnh thổ góp phần vào công tác lập kế hoạch theo lãnh thổ

Trong hoàn cảnh hiện nay, việc lập kế hoạch phải linh hoạt.Tránh sự cứngnhắc, áp đặt Thực chất đây là việc xác định một cách có căn cứ khoa học nhữngmối quan hệ cần thiết giữa các ngành trong nền sản xuất xã hội, là việc đảm bảo sựcân đối giữa các yếu tố sản xuất (đất đai, máy móc, sức lao động ) và đưa ra hệthống các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện nền kinh

tế thị trường

Trên cơ sở các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, từng đơn vị sản xuấttiến hành xây dựng kế hoạch sao cho phù hợp với các điều kiện cụ thể của mình,đồng thời thỏa mãn sự cân đối nhất định giữa các ngành, giữa các yếu tố của sảnxuất, giữa tích lũy và tiêu dùng

• Việc nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp gắn liền với việc giải quyết

có hiệu quả vấn đề phân bổ lực lượng sản xuất theo lãnh thổ trong cả nước nói chung và trong từng vùng nói riêng.

3.2 Vai trò của sự lựa chọn các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đối với phát triển nông nghiệp

Tổ chức lãnh thổ nói chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nói riêng có nộidung rất rộng bao gồm về nhiều mặt, từ sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm Tất

cả những hoạt động đó diễn ra ở các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, ở một

số hình thức tổ chức lãnh thổ nhất định.Vì vậy, muốn có các hoạt động sản xuấtkinh doanh nông nghiệp trước hết phải hình thành nên các hình thức tổ chức lãnhthổ nông nghiệp – tổ chức ra các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp.Trong hệthống nông nghiệp có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khác nhau.Mỗihình thức có vai trò, vị trí và thích hợp với những điều kiện sản xuất khác nhau.Vìvậy, các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp có vai trò rất quan trọng Cụ thể:

- Lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh nông nghiệp thíchhợp cho phép khai thác một cách đầy đủ và hợp lí nhất các nguồn lực của nôngnghiệp, làm cho sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao Ngược lại, nếu lựachọn các hình thức sản xuất kinh doanh nông nghiệp không thích hợp sẽ cản trởquá trình khai thác các nguồn lực, không đáp ứng yêu cầu thường xuyên và khắtkhe của sản xuất nông nghiệp

- Thực tế nền nông nghiệp nước ta cũng các nước xã hội chủ nghĩa nhữngnăm gần đây là những minh chứng sống động về sự chọn không thích hợp các loạihình sản xuất kinh doanh nông nghiệp Việc xóa bỏ tính độc lập của hình thức kinh

tế hộ nông dân và thay vào đó là xây dựng các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp

Trang 17

kiểu cũ, các doanh nghiệp nhà nước trong nông nghiệp theo mô hình kế hoạch hóatập trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của ngành cũng như của từngloại hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp Nước ta đã và đang được đổi mới bằngviệc lựa chọn và xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo yêu cầu của nềnkinh tế thị trường

Một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn và tổ chức các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:

- Đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của các loại hình sản xuất kinh doanhnông nghiệp đã được lựa chọn.Đây là nguyên tắc quan trọng và cơ bản nhất khi lựachọn và tổ chức các loại hình sản xuất nông nghiệp.Vì hiệu quả là tiêu chuẩn đểđánh giá mọi hoạt động sản xuất của các loại hình sản xuất nhất định về mặt kinh

tế, xã hội và môi trường.Trong đó, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn đánh giá cao hoạtđộng kinh tế, là mục tiêu trực tiếp của hoạt động sản xuất Việc lựa chọn cũng như

tổ chức các loại hình sản xuất có liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động củachúng:

+ Hiệu quả kinh tế như việc sử dụng các nguồn lực và hiệu quả cuối cùng,được xem xét và đánh giá trong nhiều năm liên tục

+ Hiệu quả xã hội được xem xét trên phạm vi rộng, liên quan đến các vấn đề

xã hội, nhưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các hình thức tổ chức sản xuất nôngnghiệp nhất là trong quá trình đổi mới các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước

+ Hiệu quả môi trường có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và hiệu quả

xã hội trong hoạt động của các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp Vì sản xuấtnông nghiệp luôn gắn liền với môi trường cả môi trường tự nhiên lẫn môi trườngnhân văn.Lựa chọn các loại hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với các điều kiện

cụ thể đạt hiệu quả cao về môi trường cho phép giải quyết hiệu quả kinh tế với hiệuquả xã hội

Vì vậy, chúng ta cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng tìm ra loại hình thíchhợp với các nhân tố và điều kiện cụ thể Các nhân tố gồm: điều kiện tự nhiên, kinh

tế, xã hội, đặc điểm kinh tế kĩ thuật của ngành sản xuất, trong đó lưu ý tới đặc điểmkinh tế kĩ thuật của ngành và về quy mô sản xuất

- Các loại hình tổ chức sản xuất nông nghiệp phải là tổ chức kinh tế tự chủ,

là các đơn vị kinh tế độc lập, có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, lựa chọn hình thứcphương hướng sản xuất kinh doanh, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất vàphân phối phù hợp với mục đích sản xuất nhẳm đạt hiệu quả kinh tế, xã hội cao,quyền lựa chọn các đối tác hợp tác, liên kết, liên doanh có hiệu quả nhất

- Phù hợp với các đặc điểm kinh tế, xã hội của nông nghiệp, nông thôn nướcta: do nông nghiệp nông thôn nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kĩthuật còn thấp… Vì vậy, bên cạnh xây dựng các loại hình doanh nghiệp: đa thànhphần, đa sở hữu, phải chú ý đến hoạt động của 10 triệu hộ nông dân, từng bướcchuyển các hộ nông dân sang hình thức kinh tế trang trại Lựa chọn các mô hình

Trang 18

sản xuất nông nghiệp và tiếp tục chuyển đổi các doanh nghiệp nông nghiệp là yêucầu cần thiết.

- Đảm bảo tính thống nhất trên 3 mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý vàquan hệ phân phối của các hình thức sản xuất nông nghiệp Sự thống nhất có tínhnguyên tắc này cần được lưu ý không chỉ trong lựa chọn mà còn đổi mới các hìnhthức tổ chức sản xuất, nhất là đổi mới các doanh nghiệp từ cơ chế kế hoạch hóa tậptrung chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nướctrong nông nghiệp

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

1 Vị trí địa lí

Vị trí địa lí có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xãhội của một lãnh thổ và vị trí địa lí như một yếu tố khác biệt có tác động đến tổchức lãnh thổ lãnh thổ kinh tế - xã hội nói chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệpnói riêng Trong điều kiện kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu,yếu tố vị trí địa lí càng được đánh giá cao khi lựa chọn các địa bàn để đầu tư, pháttriển các lãnh thổ trọng điểm và tạo ra các mối liên kết liên vùng, liên khu vực

2 Các nhân tố tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên thường được coi là yếu tố tiền đề, có tính vật chất để

tổ chức lãnh thổ kinh tế Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với vấn đề tổ chứclãnh thổ nông nghiệp, bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất của nông nghiệp và nôngnghiệp là ngành phụ thuộc nhiều vào tự nhiên

a Đất đai

Nông nghiệp có những đặc điểm đặc thù khác với các ngành sảnxuất khác Đặc điểm đầu tiên phải đề cập đến là đất đai được coi là tư liệu sản xuấtquan trọng nhất của nông nghiệp Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độthâm canh, phương hướng sản xuất và cả việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp lệthuộc và số lượng và chất lượng của đất đai Sự phân hóa lãnh thổ của đất trồng lànhân tố có ý nghĩa rất lớn đối với sự phân bố nông nghiệp Trên thế giới,những vùng đất màu mỡ, phì nhiêu đều là những vùng nông nghiệp trù phú

Do đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên hoạt động nông nghiệp phân bố trongphạm vi không gian rộng lớn Trong nông nghiệp, không thể đầu tư (vốn, tư liệusản xuất,…) quá nhiều trên một đơn vị diện tích, bởi vì làm như vậy sẽ không đemlại hiệu quả kinh tế cao Điều này khác hẳn trong sản xuất công nghiệp

Khi nghiên cứu tổ chức lãnh thổ nông nghiệp không thể bỏ qua các đặc điểmnói trên Sự ra đời của một hoạt động xí nghiệp nào đó (đặc biệt trong ngành trồngtrọt) trước hết phải gắn liền với tư liệu sản xuất hàng đầu này Mặc dù sản xuấtnông nghiệp trải rộng theo không gian, nhưng điều đó hoàn toàn không mang tínhchất tùy tiện Khi xác định quy mô, cơ cấu sản xuất của các hình thức tổ chức lãnh

Trang 19

thổ nông nghiệp, nhất thiết phải chú ý đến mối tương tác từ các đặc điểm của sảnxuất nông nghiệp.

b Khí hậu

Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió

và cả những bất thường của thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, gió nóng…

có ảnh hưởng rất lớn với việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ,khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp

Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụsản phẩm Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậunhất định, nghĩa là trong giới hạn cho phép

Những vùng có độ ẩm và lượng mưa phong phú, thời gian có ánh nắngmặt trời nhiều, cường độ bức xạ lớn…sẽ cho phép trồng nhiều vụ trong năm với cơcấu cây trồng, vật nuôi phong phú, đa dạng có khả năng xen canh, gối vụ cao Tuynhiên, để tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một cách hiệu quả cũng cần chú ý đến tínhchất biến động thất thường của khí hậu, thời tiết như bão, lũ lụt, hạn hán, sươngmuối…để giảm thiểu những tác hại của chúng đến năng suất của cây trồng vàvật nuôi, tránh tác hại đến sản xuất nông nghiệp

c Nguồn nước

Nước ngọt là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu của nông nghiệp

vì nước cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi

Nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả sảnxuất nông nghiệp Những nền nông nghiệp trù phú trên thế giới đều nằm ởnhững nơi có nguồn nước dồi dào Ngược lại nông nghiệp khó phát triển được ởnhững nơi khan hiếm nước Tuy nhiên, ở những nơi có nguồn nước phong phú thìvẫn có sự phân hóa theo thời gian: mùa khô và mùa mưa Do đó, để có thể pháttriển một nền nông nghiệp ổn định và tổ chức lãnh thổ nông nghiệp hiệu quả cầnphải có giải pháp đảm bảo cấp nước vào mùa khô và tiêu nước vào mùa mưa

Bên cạnh đó, hiện nay loài người còn phải đối mặt với hiện tượngthiếu nước do nguồn nước ngọt bị ô nhiễm Tài nguyên nước ngầm cũng là phầnquan trọng cho nông nghiệp, là nguồn dự trữ quan trọng bổ sung cho nguồn nướcmặt nhất là trong mùa khô và một số nơi nguồn nước trên mặt bị hạn chế về sốlượng và chất lượng

d Sinh vật

Sinh vật là cơ sở để thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng, vật nuôi Sự

đa dạng về thảm thực vật và hệ động vật là tiền đề hình thành và phát triển cácgiống vật nuôi, cây trồng và tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp phù hợpvới điều kiện tự nhiên và sinh thái Trên thế giới, khu vực nhiệt đới là nơi tậptrung nhiều giống động, thực vật tự nhiên nhất thì đây cũng là nơi có sản lượngnông sản cao nhất và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp đa dạng nhất

Trang 20

Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sởthức ăn tự nhiên để phát triển ngành chăn nuôi Ngày nay, mặc dù ngànhchăn nuôi được đẩy mạnh nhờ áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp, dựatrên nguồn thức ăn được chế biến công nghiệp, nhưng thức ăn tự nhiên vẫn còn vaitrò quan trọng

3 Các nhân tố kinh tế - xã hội

a Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp dưới hai góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ cácnông sản

Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nôngnghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp Số lượng và chất lượng nguồn lao động quyết định phương hướng pháttriển nông nghiệp cũng như quyết định đến hình thức và nội dung của tổchức lãnh thổ nông nghiệp

Sự phân bố dân cư ảnh hưởng lớn đến các hình thức tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp Dân cư ở các vùng đồng bằng phân bố tập trung thì sản xuất ở đó có điềukiện thuận lợi để bố trí tập trung Cư dân ở các vùng miền núi thường sinh sốngphân tán sẽ gắn liền với các kiểu tổ chức sản xuất không tập trung quy mô lớn

Tập quán, kinh nghiệm sản xuất và chế biến sản phẩm nông nghiệp củangười dân có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.Trong những vùng dân cư có trình độ canh tác cao, có kinh nghiệm sản xuất và chếbiến, thì sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, sớm tiếp cận vớinền sản xuất hàng hóa Ngược lại, ở những vùng dân cư có mức sống thấp, tậpquán canh tác lạc hậu,… việc áp dụng khoa học kĩ thuật mới sẽ gặp nhiều khó khăn

và sản xuất không đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị trường

b Tiến bộ khoa học kĩ thuật và công nghệ

Khoa học công nghệ là yếu tố quan trọng để thực thi các phương án tổchức lãnh thổ nông nghiệp Tiến bộ công nghệ đã tạo khả năng sử dụng các nguồntài nguyên theo cả chiều rộng và chiều sâu, giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào tựnhiên của sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị của các sản phẩm đầu ra Sự pháttriển của khoa học công nghệ thúc đẩy sự hình thành và phát triển các hìnhthức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mang lại hiệu quả cao như trang trại, vùngchuyên canh, vùng nông nghiệp…

c Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật

Cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, thông tin liên lạc, hệthống điện nước ảnh hưởng rõ rệt tới việc tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Để có thểphát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thì một trong những điềukiện quan trọng đầu tiên là cơ sở hạ tầng Thực tiễn cho thấy, ở những vùng có cơ

sở hạ tầng tốt là cơ sở để hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ

Trang 21

nông nghiệp, còn những vùng mà cơ sở hạ tầng thấp kém thì hầu như sản xuấtnông nghiệp chỉ mang tính chất tự cung tự cấp, không có sự trao đổi hàng hóa giữacác vùng

Cơ sở vật chất kĩ thuật là nền tảng cho việc phát triển và tổ chức lãnh thổnông nghiệp sản xuất hàng hóa Nơi nào có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt (hệ thốngthủy nông, các trạm giống, thú y, các xí nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp…)thì tổ chức lãnh thổ nông nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao, nền nông nghiệp phát triển

ở trình độ cao, hướng về sản xuất hàng hóa Và ngược lại, khi hệ thống cơ

sở vật chất kĩ thuật kém hoặc thiếu thì sẽ khó có thể hình thành và phát triển cáchình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một cách hiệu quả

d Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn

Đường lối chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn có tác động rấtmạnh đến sự phát triển nông nghiệp nói chung và tổ chức lãnh thổ nông nghiệpnói riêng Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với các chính sách, chế độ, biệnpháp đúng đắn sẽ thúc đẩy các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp pháttriển Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chíđẩy lùi quá trình phát triển của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Chínhsách công nghiệp hóa ở nước ta đã tạo điều kiện cho trang trại hình thành và pháttriển; Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần đã huy động mọi thành phầntham gia sản xuất, tạo điều kiện cho việc hình thành các vùng nguyên liệu, vùngsản xuất lương thực trọng điểm…

e Thị trường

Thị trường là yếu tố quan trọng, có tác động lớn đối với sự hìnhthành tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Thông qua nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nôngnghiệp, giá cả nông sản của thị trường trong nước và ngoài nước sẽ có tác dụngđiều tiết đối với sự hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, vùng nôngnghiệp, cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp khác

Thị trường có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển vùngchuyên môn hóa nông nghiệp Ở các nước trên thế giới, xung quanh các thànhphố trung tâm công nghiệp lớn đều hình thành vành đai nông nghiệp ngoạithành mà hướng chuyên môn hóa là sản xuất rau xanh, thịt, sữa, trứng,… dù rằng

có thể điều kiện tự nhiên không thật thuận lợi Điều đó chỉ có thể lí giải được bằngnhân tố thị trường tiêu thụ

Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố thị trường càng có vai trò quyết địnhđến sự phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, cũng như thúc đẩy sự hình thành vàphát triển của các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tiên tiến Các yếu tố về

tự nhiên, lao động, tiến bộ khoa học kĩ thuật, cơ sở vật chất, được xem là nhữngyếu tố đầu vào, thì thị trường chính là yếu tố đầu ra, tác động đến sự thay đổi tổchức lãnh thổ nông nghiệp của một vùng, một lãnh thổ

g Nguồn vốn đầu tư

Trang 22

Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với quá trình tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bố và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác độngđến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nôngnghiệp, đưa tiến bộ khoa học – công nghệ vào nông nghiệp…thúc đẩy nôngnghiệp cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp phát triển

Đối với nông nghiệp, vấn đề thu hút vốn đầu tư rất khó khăn So với cácngành kinh tế khác thì nông nghiệp là ngành nhận được ít đầu tư nhất do nôngnghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, tiềm ẩn nhiều rủi ro, cũng như tốc độtăng trưởng của nông nghiệp thường thấp hơn nhiều so với công nghiệp vàdịch vụ Vì vậy, để tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một cách hiệu quả, một trongnhững vấn đề quan trọng nhất là thu hút vốn đầu tư, áp dụng các thành tựu khoahọc kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp

h Mối liên kết nội vùng và liên vùng

Trong nền kinh tế thị trường cần có mối liên kết giữa các ngành,giữa các tiểu vùng trong lãnh thổ và giữa các lãnh thổ với nhau mới có thể pháthuy được thế mạnh của từng, từng vùng và tạo ra những sản phẩm có khả năngcạnh tranh cao trên thị trường

Mối liên hệ nội vùng là sự kết hợp và trao đổi lẫn nhau giữa ngành, lĩnh vực,tiểu vùng này với ngành, lĩnh vực, tiểu vùng khác để tạo ra sức mạnh tổng hợp cholãnh thổ, bổ sung giữa nơi thừa cho nơi thiếu về một mặt nào đó trong một lãnh thổtạo điều kiện cần thiết để có được sự phát triển nhịp nhàng

Mặt khác, để tổ chức lãnh thổ nông nghiệp một cách hiệu quả cần phải chú ý mốiliên kết giữa lãnh thổ nghiên cứu với các lãnh thổ khác thông qua việc pháthiện những điểm tương đồng, khác biệt, dự báo chính xác các dòng trao đổi vậtchất giữa các lãnh thổ

III TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

1 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế Năm 2012, khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm 68,2% dân số cả nước

và 47,4% lao động xã hội, giá trị ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn chiếm 19,7%GDP Vì vậy, phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực là điều kiệnhết sức quan trọng để Việt Nam tiến hành thành công sự nghiệp công nghiệp hoá –hiện đại hoá đất nước

Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước, xu hướng chung của Việt Nam cũngnhư của thế giới là tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần Đây là một xuthế tất yếu, phản ánh trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội Mặc dù vậy, nông –lâm – ngư nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Năm 1995, tỉtrọng ngành nông nghiệp Việt Nam chiếm 27,5% GDP, đến năm 2000 giảm xuốngcòn 24,5% và năm 2012 là 19,7% cơ cấu kinh tế

Vai trò to lớn của ngành nông – lâm – ngư nghiệp được thể hiện như sau:

Trang 23

Nông – lâm – ngư nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho gần 89 triệudân với nhu cầu ngày càng tăng.

Xuất khẩu nông – lâm – ngư nghiệp đang là những nguồn thu ngoại tệ chủyếu Các mặt hàng này chiếm 20,0% (năm 2012) tổng kim ngạch xuất khẩu của cảnước Do điều kiện nền kinh tế nước ta đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hóa,giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu còn thấp, nên xuất khẩu nông sản tiếp tục có vaitrò quan trọng trong những năm tới

Đẩy mạnh xuất khẩu nông – lâm – ngư nghiệp còn giải quyết nhiều việc làmthông qua hoạt động sản xuất, chế biến và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu trong nôngnghiệp, nông thôn

Bảng: Giá trị và cơ cấu xuất khẩu sản phẩm nông – lâm –

ngư nghiệp giai đoạn 1995 - 2012

Tổng giá trị xuất khẩu

Trong đó: hàng nông

20,0

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005, 2012)

Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng cho công nghiệp và dịch

vụ Thị trường này của nước ta bao gồm gần 70% dân số Mặc dù sức mua cònthấp, nhưng đây là thị trường tiềm năng rất lớn Tăng sức mua ở nông thôn, tạo thịtrường cho công nghiệp và dịch vụ đang là một thách thức to lớn ở nước ta trong

sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa

Nông – lâm – ngư nghiệp là nguồn cung cấp nhân lực cho công nghiệp hóa.Quá trình phát triển kinh tế ở hầu hết các nước đều gắn liền với sự chuyển dịch laođộng từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ Ở nước ta, công nghiệp hóanông thôn đang được coi là nguồn lực để thu hút lao động ngay trên địa bàn nôngnghiệp, nông thôn Việc mở mang các loại ngành nghề, phát triển công nghiệp chếbiến nông sản, các loại dịch vụ phi nông nghiệp trên địa bàn nông thôn có ý nghĩaquyết định đối với việc thu hút lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp Tuynhiên, nguồn lao động này muốn sử dụng được phải qua đào tạo

2 Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam

a Nhân tố tự nhiên

- Đất

Nước ta có hai nhóm đất chính là đất feralit ở miền núi và đất phù sa ở đồngbằng Tùy theo các nhân tố, điều kiện hình thành và mức độ tác động của conngười, các loại đất nói trên có sự phân hóa khác nhau

Trang 24

Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phần lớn diện tích đồi núi củanước ta là đất feralit Loại đất này thích hợp cho trồng cây công nghiệp và pháttriển lâm nghiệp.

Ngoài đất feralit còn có một số loại đất khác Đất xám phù sa cổ ở rìa Đồngbằng sông Hồng và tập trung nhất ở Đông Nam Bộ, có khả năng phát triển câycông nghiệp và cây ăn quả Đất đen (macgalit) phát triển trên đá bazơ (đá bazan, đávôi) thường gặp ở các thung lũng đá vôi, phân bố nhiều ở miền núi phía Bắc Tuydiện tích không nhiều, nhưng loại đất này rất thích hợp với cây công nghiệp có giátrị (quế, chè, thuốc lá, )

Tốt nhất trong các loại đất đồi núi là đất bazan được tập trung chủ yếu ở TâyNguyên, một phần Đông Nam Bộ và một dải từ Phủ Quỳ (Nghệ An) đến VĩnhLinh, Gio Linh, Cam Lộ (Quảng Trị) Riêng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ cókhoảng 2 triệu ha Đây là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyêncanh cây công nghiệp với trên quy mô lớn

Ở các châu thổ và dọc theo các thung lũng, đất phù sa chiếm ưu thế Haiđồng bằng rộng nhất đồng thời cũng là hai vựa lúa lớn nhất của nước ta có nhiềudiện tích đất phù sa Loại đất này có khoảng trên 3,0 triệu ha, chiếm 9,5% diện tích

cả nước Đây là loại đất tốt, hàm lượng dinh dưỡng cao, có độ pH trung tính, rấtthích hợp cho việc trồng lúa nước

Đất là nguồn tài nguyên quý giá, nhưng không phải là vô tận Trước thựctrạng tài nguyên đất đang bị thoái hóa, việc khai thác cần phải đi đôi với việc bảo

vệ nhằm phát triển một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả

Đất sản xuất nông nghiệp của nước ta có hơn 10,2 triệu ha, chiếm 30,9% diện tích

cả nước, trong đó đất trồng cây hàng năm có hơn 6,4 triệu ha, chiếm 62,9% đất sảnxuất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm là 3.788 ha

Diện tích đất thuận lợi cho việc trồng lúa hầu như đã khai thác hết Để tậndụng tiềm năng của tự nhiên, nhân dân đã tìm mọi biện pháp tăng vụ để nâng cao

hệ số sử dụng đất Bằng cách thâm canh và đầu tư cho lao động sống, năng suất lúa

ở nhiều vùng đã tăng lên khá nhanh

Phần lớn đất trồng cây hàng năm có thể luân canh, xen canh với lúa như lúa – đay,lúa – thuốc lá Phần đất sản xuất nông nghiệp còn lại chủ yếu trồng cây lâu năm vàtập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ trên vùng đất bazan, đất xám.Diện tích đất lâm nghiệp ở nước ta lớn 15.405,8 chiếm tới 46,5% diện tích đất cảnước Đây là cơ sở để phát triển lâm nghiệp và phát triển các mô hình nông – lâmkết hợp ở vùng trung du miền núi nước ta

Đất chưa sử dụng ở nước ta còn hơn 2,9 triệu ha, chiếm 8,9% tổng diện tíchđất tự nhiên Nhìn chung, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn Tuy nhiên, khảnăng mở rộng diện tích là rất khó khăn Vốn đất có thể mở rộng chủ yếu là đất dốc,thiếu nước, một phần bị xói mòn và thoái hóa Diện tích đất tương đối bằng phẳng

Trang 25

có thể trồng lúa thì chủ yếu là đất mặn, đất phèn, đất ngập úng đòi hỏi phải đầu tưlớn.

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với vấn đề tổ chức lãnh thổ nôngnghiệp ở nước ta là bình quân đất tự nhiên trên đầu người thấp, chỉ bằng 1/6 mứctrung bình của thế giới: 0,369 ha/ người Quy mô sử dụng đất của hộ gia đình phầnlớn là nhỏ lẻ Năm 2011, có tới 69% hộ sử dụng đất sản xuất nông nghiệp có quy

mô dưới 0,5 ha, 34,7% số hộ có quy mô dưới 0,2 ha và chỉ có 6,2% số hộ có quy

mô đất sản xuất nông nghiệp từ 2 ha trở lên Điều này đã và đang hạn chế ứngdụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp và phát triển nôngnghiệp sản xuất hàng hóa quy mô lớn

Mặt khác, quá trình công nghiệp hóa không tránh khỏi việc chuyển một phầnđất sản xuất nông nghiệp cho các mục đích sử dụng khác (công nghiệp, giao thông,

đô thị, ), ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, nhất là ở các vùng kinh tế pháttriển như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Hơn nữa, do Việt Nam là mộttrong các nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, làm diện tích đấtcanh tác trong tương lai bị thu hẹp Vì vậy, tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cần quantâm đến vấn đề thâm canh, đầu tư khoa học kĩ thuật để tăng năng suất và chấtlượng sản phẩm

- Khí hậu

Nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu của nước ta cơ bản

là nhiệt đới Do hình thể kéo dài theo chiều kinh tuyến ở rìa đông nam lục địa châu

Á nên chế độ nhiệt có sự khác nhau giữa các vùng Từ đèo Hải Vân trở ra chịu ảnhhưởng của khối khí lạnh cực đới phía bắc tràn xuống nên hàng năm có một mùađông lạnh và một mùa hè nóng Từ đèo Hải Vân trở vào nóng quanh năm với mộtmùa mưa và một mùa khô

Tính chất nhiệt đới làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời rất lớn Chế độ mưaphong phú, trung bình năm đạt 1.500 – 2.000mm Khí hậu nước ta còn có sự phânhóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao Miền Bắc có khí hậunhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh Ở vùng núi cao vào mùa này rét đậm và

có sương giá Miền Nam có khí hậu nhiệt đới điển hình với mùa khô và mùa mưa

rõ rệt Miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc

Đặc điểm của khí hậu đã xác định nền nông nghiệp nước ta là nông nghiệpnhiệt đới Nhờ lượng cung cấp bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệtphong phú mà cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm và năng suấtcao Hơn nữa, độ ẩm không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sứctái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái Điều kiện sinh thái nóng ẩm giúp chocây ngắn ngày có thể tăng thêm từ 1 đến 2 vụ trong năm Đối với cây dài ngày, cóthể khai thác được nhiều đợt, nhiều lứa

Trên bình diện cả nước, các đặc trưng về khí hậu tạo điều kiện bố trí đượcmột tập đoàn cây trồng, vật nuôi bao gồm cả nhiệt đới và ôn đới, phù hợp với hệ

Trang 26

sinh thái theo hướng phát triển bền vững Ở vùng núi cao trên 1.500m, khí hậuquanh năm mát mẻ cho phép có thể hình thành tập đoàn cây trồng, vật nuôi cónguồn gốc cận nhiệt và ôn đới Lượng tích ôn lớn thuận lợi cho việc tạo ra nhiều

vụ trong năm Riêng ở miền Bắc, mùa đông lạnh là tiền đề để phát triển cây vụđông

Bên cạnh những thuận lợi, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng gây nhiều trở ngạicho sản xuất nông nghiệp Tính chất biến động và sự phân hóa về khí hậu gây racác tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán, làm tăng thêm tính chất bấpbênh vốn có của một nền nông nghiệp nhiệt đới và đòi hỏi phải có những giải pháphữu hiệu trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro

- Nguồn nước

Nằm trong vùng nhiệt đới, Việt Nam có nguồn nước mặt phong phú Ngoài

ra, lượng mưa hàng năm tương đối lớn càng tạo điều kiện cho sự phong phú củanguồn nước mặt

Các vùng nông nghiệp trù phú gắn liền với hệ thống các sông lớn Lưu vực sôngHồng – Thái Bình bao trùm toàn bộ không gian nông nghiệp Bắc Bộ Các lưu vựcsông miền Trung (sông Mã, sông Cả, sông Gianh, sông Hương, sông Thu Bồn,sông Trà Khúc, sông Ba, ) đồng thời cũng là các vùng lúa Hệ thống sông CửuLong, Đồng Nai bao phủ lên không gian nông nghiệp Đông, Tây Nam Bộ

Bên cạnh nước mặt, nguồn nước ngầm cũng tương đối phong phú, mặc dùchưa được thăm dò, đánh giá đầy đủ Trữ lượng đã thăm dò khoảng 3,3 tỉ m3/năm,tập trung ở các phức hệ trầm tích bở rời (chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, sôngCửu Long; phức hệ trầm tích cacbônat (phần lớn ở Đông Bắc, Tây Nguyên, BắcTrung Bộ); phức hệ phun trào bazan (đa phần ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ).Việc khai thác nước ngầm để tưới đã được thực hiện ở các vùng chuyên canh câycông nghiệp có mùa khô khắc nghiệt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

Diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản của nước ta vào khoảng1,7 triệu ha Các mặt nước có thể nuôi trồng thủy sản gồm 12 đầm phá và các eovịnh; 112 cửa sông, lạch; hàng nghìn đảo lớn nhỏ ven biển; vùng nước của rừngngập mặn và rừng tràm; các hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hệ thống hồ (hồ thủylợi, hồ thủy điện), ao, đầm, ruộng ngập nước; vùng đất cát ven biển có sử dụng vậtliệu chống thấm, Ngoài ra còn có khoảng 300.000 – 400.000 ha mặt nước cácsông và nhiều eo, vịnh, đầm phá ven biển cũng có thể đưa vào sử dụng nhưng chưađược quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long còn có khoảng 1 triệu ha đất ngập lũ

từ 2 – 4 tháng

Như vậy, tiềm năng về diện tích nuôi trồng thủy sản của nước ta là rất lớn.Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, khả năng mở rộng diện tích nuôi trồng thủysản còn nhiều Nhiều diện tích đất trũng ngập nước, đất chua mặn trồng lúa năngsuất thấp đang và sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng sang nuôi trồng thủy sản

Trang 27

Nhiều vùng cát hoang hóa ven biển sử dụng tấm lót chống thấm cũng có thể tiếnhành nuôi trồng thủy sản.

Tài nguyên nước phong phú, song lại phân bố không đều theo thời gian vàkhông gian So với lượng nước cả năm, mùa lũ chiếm 70 – 80%, còn mùa kiệt chỉ

có 20 – 30% Đây là khó khăn rất lớn đối với hoạt động nông nghiệp Để hạn chếviệc thiếu nước trong mùa cạn và quá dư thừa nước trong mùa lũ, cần phải xâydựng các công trình thủy lợi lớn phục vụ tưới tiêu một cách chủ động

Ngoài ra, chất lượng nước mặt ở một số sông hồ có xu hướng bị ô nhiễmnặng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản Biến đổi khí hậu

có tác động nghiêm trọng đến tài nguyên nước, làm cho tầng nước mặt và nướcngầm bị xâm nhập mặn sâu do nước biển dâng

- Tài nguyên sinh vật

Nước ta có giới sinh vật rất phong phú về thành phần loài Do vị trí địa lí lànơi gặp gỡ của các luồng di cư thực vật và động vật nên ngoài các loài bản địa(chiếm khoảng một nửa số loài) là các loài thuộc các luồng di cư Himalaya,Malaixia – Inđônêxia, Ấn Độ - Miama và các loài nhập nội sau này Trên cả nước

có tới 14.624 loài thực vật thuộc gần 300 họ Vì vậy, các hệ sinh thái ở nước ta rất

đa dạng và phong phú với nhiều kiểu rừng khác nhau: rừng rậm nhiệt đới thườngxanh, rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô lá rộng, rừngthưa nhiệt đới khô lá kim,… Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành lâmnghiệp, đa dạng hóa rừng trồng và khai thác các sản phẩm rừng ở nước ta

Trong tài nguyên sinh vật phải kể đến rừng ngập mặn Diện tích rừng ngậpmặt hiện nay còn khoảng 155 nghìn ha Rừng ngập mặt có vai trò quan trọng trongkhai thác và nuôi trồng thủy sản Đặc biệt, đây là nơi trú ngụ và sinh sản của nhiềuloài thủy sản Có khoảng 1.600 loài sinh vật sống dưới tán rừng ngập mặn, trong

đó có một số loài thủy đặc sản chỉ sống trong môi trường rừng ngập mặn Rừngngập mặn còn cung cấp thức ăn thực vật từ việc phân hủy thực vật rụng và nhiềuphù du sinh vật cho tôm cá Vì thế, rừng ngập mặn ven biển có đóng góp trong việcgia tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng

Nước ta có biển Đông rộng lớn và giàu tiềm năng Mang đặc điểm của vùngnhiệt đới gió mùa, nguồn lợi thủy sản nước ta đa loài, nhưng số lượng cá thể mỗiloài lại không lớn, quần đoàn khác nhau, kích cỡ đa dạng, tốc độ tái tạo nguồn lợicao, phân bố theo mùa vụ rõ rệt Các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao thườngphân bố tập trung ở gần bờ (số loài mang tính chất sinh thái gần bờ chiếm 67,8%,

số loài mang tính chất sinh thái đại dương chỉ chiếm 32,2%), đặc biệt là ở vùng rạnsan hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, vùng triều cửa sông, đầm phá và vùng nướctrồi

Trong nguồn lợi thủy sản, cá có vai trò quan trọng nhất Theo thống kê của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, biển Việt Nam có trên 2.000 loài cá,trong đó có khoảng 130 loài có giá trị kinh tế Trữ lượng cá biển của nước ta vào

Trang 28

khoảng 4,2 triệu tấn, cho phép khai thác 1,7 triệu tấn/năm (gồm 850.000 tấn cá đáy,700.000 tấn cá nổi nhỏ và 120.000 tấn cá nổi đại dương).

Bên cạnh cá, vùng biển nước ta còn có các nguồn lợi tự nhiên khác như1.600 loài giáp xác (sản lượng cho phép khai thác 50 – 60 nghìn tấn/năm), đặc biệt

có giá trị là các loài tôm, cua, ghẹ; 2.500 loài động vật thân mềm, đáng kể là mực

và bạch tuộc các loại (sản lượng cho phép khai thác 60 – 70 nghìn tấn/năm) Ngoài

ra còn có một số loài đặc sản có giá trị kinh tế cao như rong biển, bào ngư, đồimồi, chim biển, ngọc trai,

Các nguồn lợi thủy sản trên tập trung thành các vùng có điều kiện thuận lợicho sự sinh trưởng, phát triển, tạo nên các ngư trường Vùng biển nước ta hiện nay

có 15 ngư trường chính, trong đó, có 4 ngư trường trọng điểm đã được xác định làngư trường Cà Mau – Kiên Giang (còn gọi là ngư trường vịnh Thái Lan), ngưtrường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu, ngư trường Hải Phòng –Quảng Ninh (ngư trường vịnh Bắc Bộ) và ngư trường quần đảo Hoàng Sa –Trường Sa Tuy nhiên, do chế độ gió mùa làm thay đổi cơ bản điều kiện hải dươnghọc theo mùa nên sự phân bố của nguồn lợi thủy sản trong vùng biển có sự thayđổi rõ rệt theo mùa, tạo nên tính mùa vụ trong khai thác thủy sản Một năm có 2 vụkhai thác là vụ Bắc và vụ Nam

Như vậy, với nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng, khả năng tái tạo cao,lại phân bố tập trung thành các ngư trường trọng điểm là điều kiện thuận lợi chophát triển ngành thủy sản Tính đa loài, số lượng cá thể của mỗi loài không nhiều,

đa kích cỡ gây khó khăn cho phân loại cá, số lượng không đáp ứng được yêu cầuchế biến công nghiệp Hiện nay, do khai thác chưa hợp lí nên nguồn lợi thủy sản đã

bị suy giảm nhiều, nhất là thủy sản ở ven bờ

b Các nhân tố kinh tế – xã hội

- Dân cư và nguồn lao động

Việt Nam là một nước đông dân Năm 2012, nước ta có số dân là 88.772,9nghìn người, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á và thứ 13 thế giới Hàng năm nước ta cóthêm gần 950 nghìn trẻ em được sinh ra Quy mô dân số đông và gia tăng hàngnăm làm cho nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp thiết yếu như lươngthực, thực phẩm ngày càng nhiều

Nguồn lao nông nghiệp khá dồi dào Năm 1995, lao động trong khu vựcnông nghiệp là 23,5 triệu người, chiếm 72,1% lao động cả nước; năm 2000 là 24,5triệu; năm 2010 là 24,28 triệu và năm 2012 là 24,36 triệu người, chiếm 47,4% tổnglao động cả nước

Chất lượng lao động bước đầu đã được cải thiện, tuy chưa đáp ứng kịp yêucầu của nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng trước công cuộc Đổi mới.Bản chất người lao động nông nghiệp cần cù, chịu khó và có nhiều kinh nghiệmtrong sản xuất, lực lượng lao động trẻ đủ sức tiếp thu và ứng dụng những tiến bộkhoa học công nghệ Tuy nhiên, nguồn lao động đông mà phần lớn là lao động phổ

Trang 29

thông đã gây khó khăn cho phát triển nông nghiệp theo chiều sâu Hơn nữa, nguồnlao động chưa được sử dụng hợp lí và phân bố không đều giữa các ngành và cácvùng trong cả nước Phần lớn lao động tập trung ở vùng đồng bằng và chủ yếutrong ngành nông nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn không ngừng được hoàn thiện, nhất

là về hệ thống giao thông nông thôn Với sự nỗ lực đầu tư của Nhà nước và huyđộng được nguồn vốn trong dân, đến nay đã có 96,9% số xã có đường ô tô đếntrung tâm; 96,8% số xã có điện lưới quốc gia; hệ thống chợ, bưu chính viễn thôngnông thôn được quan tâm đầu tư phát triển góp phần quan trọng cho nông nghiệpđạt hiệu quả cao

Cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp bước đầu đã được hình thành vàphát triển Vấn đề tưới tiêu cơ bản đã được giải quyết, nhất là ở các vùng đồngbằng Hệ thống đồng ruộng đã được cải tạo đảm bảo cho việc thâm canh, cơ giớihóa Công tác phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi đã được triển khai và cóthể nhanh chóng dập tắt các nguồn gây bệnh Các loại giống mới cho năng suất caodần dần được thay thế cho các loại giống cũ

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền nông nghiệp đã được tăngcường đáng kể, nhất là về thủy lợi, về điện phục vụ nông nghiệp, phân bón, vật tưnông nghiệp, cơ giới hóa Vào giữa thập kỉ 90, hơn 90% diện tích gieo trồng lúađược tưới tiêu bằng các công trình thủy nông lớn Phần lớn các vùng nông thôn đã

có điện Một bộ phận diện tích canh tác được cơ giới hóa Nhiều tiến bộ khoa học

kĩ thuật được đưa nhanh vào sản xuất, tạo ra bước chuyển biến mới về năng suất,chất lượng và hiệu quả của nông nghiệp Đảng và Nhà nước đã đầu tư nhiều côngtrình hồ chứa lớn ở thượng nguồn tham gia chống lũ cho hạ du; nhiều hệ thống đêsông, đê biển được nâng cấp và xây mới đã góp phần đẩy mạnh sản xuất nôngnghiệp

Các cơ sở chế biến nông phẩm đang từng bước gắn với hoạt động sản xuấtnông nghiệp chặt chẽ hơn Sự xuất hiện của nhiều nhà máy chế biến nông phẩm ởcác vùng chuyên canh lớn như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồngbằng sông Hồng, đã thúc đẩy sự phát triển của các hình thức tổ chức lãnh thổnông nghiệp khác nhau

Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ trực tiếp cho khai thác và nuôi trồng thủysản Nước ta có khoảng 700 cơ sở sửa chữa và đóng tàu mới với khả năng đóng4.000 chiếc/năm và sửa chữa trên 10.000 chiếc/năm Tuy nhiên, các cơ sở này chủyếu có quy mô nhỏ, phần lớn đóng tàu vỏ gỗ theo mẫu dân gian với tuổi thọ khôngcao Cảng cá ở nước ta được xây dựng từ Bắc xuống Nam với trên 79 cảng cá vànhiều bến cá, khu trú bão cho tàu thuyền

Các công trình thủy lợi như hồ chứa nước, hệ thống kênh mương phát triểngóp phần tăng diện tích nuôi trồng thủy sản

Trang 30

Tuy nhiên, hệ thống đê còn nhiều bất cập như dễ sạt lở, dễ vỡ Hệ thốngtrạm bơm, cống thoát nước còn lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu Trình độ cơ giới hóacòn thấp, việc đưa máy móc vào sản xuất còn hạn chế, đặc biệt trong ngành trồngcây lương thực Sự kém hiệu quả của công nghiệp chế biến nông sản, trình độ côngnghệ còn hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ đến các vùng sản xuất nguyên liệunông nghiệp Cơ sở vật chất của hầu hết cảng cá còn chưa đủ, chưa đồng bộ vàhoạt động chưa hiệu quả, nhiều tàu thuyền đánh bắt không lắp đặt các thiết bị hànghải cần thiết, từ đó khó theo dõi tình hình thời tiết và khi gặp nạn thì khó liên lạccho tàu trên biển và đất liền cứu giúp.

- Đường lối, chính sách

Ở nước ta nông nghiệp đã được Đảng và Nhà nước coi là mặt trận hàng đầu.Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) với đường lối Đổi mới toàn diện đã đưa ngànhnày lên một bước phát triển mới

Một bước ngoặt trong quá trình phát triển nông nghiệp ở nước ta được đánhdấu bằng Chỉ thị 100 của Ban Bí thư (1981 – khóa IV) và Nghị quyết 10 của BộChính trị (1988 – khóa VI) giao khoán ruộng đất cho nông dân và Luật Đất đai(1993) được quyền sử dụng đất lâu dài, chuyển đổi,thuê hay cho thuê đất đã thực

sự tạo ra động lực to lớn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển Sự thayđổi về cơ chế chính sách sản xuất nông nghiệp đã kích thích sự thay đổi để hìnhthành nên cơ cấu nông nghiệp phù hợp cả về phương diện ngành, lãnh thổ lẫnthành phần kinh tế Người nông dân được giao quyền tự chủ trong sản xuất, hoàntoàn có quyền quyết định hướng sản xuất, cơ cấu sản phẩm theo hướng mà thịtrường yêu cầu, vì thế sẽ hình thành nên những lãnh thổ sản xuất nông nghiệp vớiquy mô phù hợp và sao cho có lợi nhuận lớn nhất có thể với người nông dân

Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) số 26–NQ/TW, ngày 5/8/2008 về nôngnghiệp, nông thôn và nông dân đã đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giảipháp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nông dân theo cơ chế thị trường định hướng XHCN; giải phóng và sửdụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, mà trước hết là lao động, đất đai, rừng vàbiển; phát huy cao nội lực, đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội,ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp,nông thôn phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân

- Khoa học công nghệ

Những năm gần đây, bên cạnh việc tập trung đầu tư về tiền vốn, cơ sở hạtầng và đổi mới cơ cấu sản xuất cũng như cơ chế quản lí, sản xuất nông nghiệp củanước ta bước đầu có những chuyển biến tích cực trong áp dụng các tiến bộ khoahọc – công nghệ Khoa học công nghệ được thực hiện trong mọi khâu của quá trìnhsản xuất: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; kĩ thuật

và công nghệ tiên tiến trong canh tác, chăm sóc, nuôi trồng để tạo ra các sản phẩm

Trang 31

an toàn, có chất lượng cao; các kĩ thuật về đầu tư sử dụng phân bón; kĩ thuật thuhoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm,

Hiện nay có khoảng 90 giống cây trồng, vật nuôi được lai tạo và đưa vào sảnxuất nông nghiệp, 90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100%diện tích điều trồng mới được sử dụng giống mới, Cơ giới hoá trong sản xuấtnông nghiệp đang được nhân rộng Tỉ lệ sử dụng máy móc vào các công việc trongsản xuất lương thực như làm đất, tưới tiêu, tuốt lúa, vận chuyển, đạt 80% Việc

áp dụng tiến bộ của khoa học vào quy trình chăm bón – thu hoạch – bảo quản, đặcbiệt là chương trình phát triển công nghiệp chế biến cũng được thực hiện có hiệuquả

Trong nuôi trồng thủy sản phải kể đến việc nghiên cứu và đưa vào đại trànhiều loại giống tốt, chủ động được công nghệ sản xuất giống Ở nước ta đã thànhlập nhiều Viện, Trung tâm nghiên cứu nuôi trồng thủy sản nên vừa sản xuất đượcnhiều giống tốt, đa dạng hóa đối tượng nuôi và tăng số lượng mặt hàng thươngphẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao, vừa phổ biến quy trình kĩ thuật nuôi trồng cácgiống mới đến ngư dân Cuộc cách mạng về giống đã góp phần quan trọng làm chonăng suất cao và góp phần phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp.Nhiều mô hình nuôi thủy sản bền vững như nuôi kết hợp một số loài thủy sản, kếthợp nuôi thủy sản với sản xuất lúa, tận dụng được diện tích mặt nước, thức ăn, đemlại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái đã được nhân rộng

Nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học – công nghệ mà sản xuất lương thựctrong thời gian qua mặc dù gặp nhiều khó khăn thiên tai, dịch bệnh, thị trường biếnđộng vẫn phát triển không ngừng Tuy nhiên, nếu như việc áp dụng khoa học –công nghệ được quan tâm nhiều hơn, rộng rãi và phổ biến hơn thì chắc chắn nó sẽtạo ra nhiều đột phá hơn góp phần làm biến đổi sâu sắc và toàn diện tổ chức lãnhthổ nông nghiệp ở nước ta

- Thị trường

Dân số nước ta đông, đời sống ngày càng được nâng lên là thị trường tiêuthụ sản phẩm nông nghiệp rộng lớn Mặt khác, thị trường này ngày càng mở rộng,tăng lên về nhu cầu nông phẩm Thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước không chỉthúc đẩy sự phát triển nông nghiệp và giá cả nông sản mà còn góp phần điều tiếtviệc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa

Nhu cầu của thị trường thay đổi cùng với sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện chonền nông nghiệp năng động, sáng tạo hơn, giúp người nông dân quan tâm đến thịtrường nông phẩm để tính toán hiệu quả sản xuất, ngày công, vốn; lựa chọn, pháttriển các nông sản có giá trị hàng hóa cao, khối lượng lớn,

Tuy nhiên, thị trường nông phẩm luôn có sự biến động, việc phát triển và mởrộng thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, trong khi hàm lượng chấtxám cho một đơn vị sản phẩm của nông nghiệp nước ta chưa cao

Trang 32

CHƯƠNG II:

CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

I TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP.

1 Khái niệm

Con người luôn gắn với lãnh thổ nhất định, nơi họ sống và làm việc Chính

ở đây, họ đã tạo được một hệ thống các mối quan hệ qua lại hợp lý nhất giữa conngười với tự nhiên Hệ thống này, một mặt, cho phép con người sử dụng tốt nhấtcác nhân tố lãnh thổ của sản xuất với chi phí xã hội thấp nhất, hiệu quả kinh tế caonhất và mặt khác, tạo nên các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống và lao động củamình Đó là bản chất của việc tổ chức xã hội theo lãnh thổ Tổ chức xã hội theolãnh thổ bao gồm hai hình thức chủ yếu: tổ chức nền sản xuất xã hội và tổ chứcmôi trường sống của con người, trong đó hình thức thứ nhất giữ vai trò quyết định

Cùng với ngành công nghiệp, TCLTNN với tư cách là việc tổ chức ngànhsản xuất vật chất, ngành kinh tế then chốt đang được quan tâm nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội

Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của các ngành, các xí nghiệp nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên cơ sở các qui trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác hóa sản xuất cho phép sử dụng có hiệu quả nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, nguồn lao động và bảo đảm năng suất lao động xã hội

cao nhất.

2 Đặc điểm:

- Phân công lao động theo lãnh thổ cùng với việc kết hợp các điều kiện tựnhiên, kinh tế và lao động là cơ sở để hình thành các mối liên kết qua lại theokhông gian (lãnh thổ)

- Trong TCLTNN, khía cạnh ngành và khía cạnh lãnh thổ kết hợp chặt chẽ,qua lại với nhau

- Các đặc điểm không gian (lãnh thổ) của sản xuất nông nghiệp được xácđịnh bởi tính chất của việc khai thác và sử dụng các điều kiện sản xuất hiện có

- Hiệu quả kinh tế và năng suất lao động là tiêu chuẩn hàng đầu củaTCLTNN

- TCLTNN luôn thay đổi, phù hợp với các hình thái kinh tế - xã hội Trongđiều kiện hiện nay, TCLTNN gắn liền với khoa học công nghệ, với quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Cùng với sự phát t riển của nền sản xuất xã hội, của khoahọc công nghệ, nhiều hình thức TCLTNN đã và đang xuất hiện, mang lại hiệu quảcao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 33

3 Ý nghĩa kinh tế - xã hội của việc nghiên cứu TCLTNN

- Việc nghiên cứu TCLTNN nói chung và các hình thức tổ chức của nó theolãnh thổ tạo ra những tiền đề cần thiết nhằm sử dụng hợp lý các nguồn lực về tựnhiên, kinh tế - xã hội của cả nước cũng như của từng vùng, địa phương

- TCLTNN tạo ra những điều kiện làm đẩy mạnh và sâu sắc chuyên môn hóasản xuất nông nghiệp Khi chuyên môn hóa phát triển đến một mức độ nhất định,tất yếu sẽdẫn đến quá trình hợp tác hóa, liên hợp hóa trong phạm vi vùng, quốc gia

II CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

TCLTNN có nhiều hình thức từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.Vềđại thể, có ba hình thức TCLTNN quan trọng nhất Đó là xí nghiệp nông nghiệp,thể tổng hợp nông nghiệp và vùng nông nghiệp

1 Xí nghiệp nông nghiệp

Là một trong các hình thức của TCLTNN, trong đó có sự thống nhất giữa lựclượng lao động với tư liệu lao động (đất đai) và đối tượng lao động (cây trồng vậtnuôi) để tạo ra lương thực, thực phẩm cho con người và nguyên liệu cho các ngànhkinh tế, tạo ra của cải vật chất cho xã hội Mỗi xí nghiệp đều có tính độc lập vềpháp lí và có thể quan hệ với các xí nghiệp khác

Ở các nước xã hội chủ nghĩa, các nông trang, nông trường (quốc doanh, tậpthể), các hợp tác xã nông nghiệp được coi là xí nghiệp nông nghiệp

Ở các nước phương Tây, có nhiều hình thức liên quan đến xí nghiệp nôngnghiệp.Phổ biến hơn là các nông trại và đồn điền Hình thức nông trại thường thấy

ở Tây Âu và Bắc Mĩ với quy mô khác nhau: từ vài ha đến vài trăm ha Trong khi

đó, hình thức đồn điền tương đối phổ biến ở các nước thuộc địa cũthuộc vùngnhiệt đới và cận nhiệt Sản phẩm của các đồn điền thường là các loại cây côngnghiệp lâu năm (ca cao, cao su, cà phê, chè…), cây công nghiệp hằng năm, câythực phẩm và chủ yếu để xuất khẩu

Như vậy, các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, nông trường quốc doanh, đồnđiền…được coi là xí nghiệp nông nghiệp

1.1 Hộ gia đình

Nhìn chung ở trên thế giới cũng như Việt Nam, người ta thừa nhận hộ giađình và kinh tế hộ là kinh tế gia đình Hộ là một đơn vị kinh tế - xã hội tự chủ cùngmột lúc thực hiện nhiều chức năng mà ở các đơn vị kinh tế khác không thể cóđược Hộ là một tế bào của xã hội với sự thống nhất của các thành viên có cùnghuyết tộc, mà mỗi thành viên đều có nghĩa vụ và trách nhiệm làm tăng thu nhập,đảm bảo sự tồn tại Hộ còn là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng

Trang 34

Hộ gia đình là hình thức vốn có của sản xuất nhỏ, tồn tại phổ biến ở cácnước đang phát triển thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam Các thành viên trong hộgia đình có mối quan hệ gắn bó về huyết thống cũng như về kinh tế, cùng chungsống trong một mái nhà, cùng tiến hành sản xuất và có chung một nguồn thu nhập.Các đặc điểm cơ bản của hộ gia đình là:

- Về đất đai, qui mô canh tác nhỏ bé, biểu hiện rõ tính chất tiểu nông ở Ấn

Độ, bình quân diện tích đất canh tác <2ha/hộ, ở Philippin <3ha

- Về vốn, đại bộ phận rất ít, quy mô thu nhập nhỏ, khả năng tích lũy thấplàm hạn chế khả năng đầu tư tái sản xuất Vật tư được mua phục vụ cho sản xuất từtiền bán hàng nông phẩm

- Về lao động, chủ yếu dựa vào lao động trong gia đình Sức lao động củanông hộ không phải hàng hóa, mà là tự phục vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của giađình

- Kỹ thuật canh tác và công cụ sản xuất ít biến đổi, mang nặng tính truyềnthống

- Quy mô sản cuất (đất đai, vốn, lao động) rất nhỏ bé

Đối với các nước đang phát triển, hộ gia đình đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo tồn xã hội, phát triể kinh tế nông thôn, là cơ sở đảm bảo cho kinh tếtập thể tồn tại và thúc đẩy nông thôn quá độ tiến lên một trình độ cao hơn: nôngthôn sản xuất hàng hóa

1.2 Trang trại

Trang trại có nguồn gốc từ hộ gia đình được phát triển dần dần trong quátrình chuyển dịch của nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc sang nền kinh tế hànghóa Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn hộ gia đình, là sự phát triểntất yếu của nền nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa.Chính công nghiệphóa đã tạo ra yêu cầu khách quan cho việc phát triển sản xuất nông sản hàng hóa,tạo điều kiện cho kinh tế trang trại hình thành và phát triển

Trang trại là kết quả tất yếu của hộ gia đình gắn với sản xuất hàng hóa, làhình thức tiến bộ của sản xuất nông nghiệp thế giới Trang trại xuất hiện lần đầutiên ở các nước Tây Âu gắn liền với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, sau

đó phổ biến ở tất cả các nước công nghiệp châu Âu, Bắc Mỹ, rồi lan sang NhậtBản, Hàn Quốc và hiện nay xuất hiện ở nhiều nước đang tiến hành công nghiệphóa thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam Hoạt động kinh tếcủa trang trại chịu sự chi phối của nền kinh tế thị trường và tuân theo quy luật cungcầu, chấp nhận cạnh tranh Các đặc điểm nổi bật của trang trại bao gồm:

- Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất nông phẩm hàng hóa theo nhucầu của thị trường Đây là bước tiến bộ từ kinh tế hộ tự cấp tự túc lên các hộ nôngnghiệp hàng hóa

- Tư liệu sản xuất (đất đai) thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của mộtngười chủ độc lập (tức là người có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh)

Trang 35

- Qui mô đất đai tương đối lớn, tuy có sự khác nhau giữa các nước Ví dụ,qui mô trung bình của trang trại ở Hoa Kỳ là 180ha, ở Anh là 71ha, Pháp 29ha,Nhật 1,38ha, Việt Nam 6,3ha.

- Cách thức tổ chức sản xuất tiến bộ, đẩy mạnh chuyên môn hóa (chứ khôngsản xuất đa canh), tập trung vào những nông sản có lợi thế so sánh và khả năngsinh lợi cao hơn và vào việc thâm canh (đầu tư tương đối lớn về vốn, công nghệ,lao động…)trên một đơn vị diện tích

- Các trang trại đều có thuê mướn lao động (lao động thường xuyên và laođộng thời vụ)

Hình 2.1.1.2a: Mô hình trang trại trồng rau

Trang trại có vai trò to lớn trong sản xuất nông nghiệp ở các nước phát triểnbởi vì phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất ra từ các trang trại.Còn tại các nước đang phát triển, vai trò tích cực và quan trọng của trang trại thểhiện rõ nét ở cả ba mặt: kinh tế (phát triển cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hóacao, tạo nên vùng chuyên môn hóa, tập trung hàng hóa…), xã hội (tạo them việclàm, tăng thu nhập cho người lao động) và môi trường (sử dụng hiệu quả tàinguyên đất, trồng rừng và bảo vệ rừng, cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái)

Trang 36

Hình 2.1.1.2b: Trang trại chăn nuôi bò sữa tại Hoa Kỳ

1.3 Hợp tác xã nông nghiệp

Hợp tác xã nông nghiệp là hình thức phổ biến trong nền nông nghiệp thếgiới ở cả các nước phát triển và đang phát triển, tuy tên gọi có thể khác nhau nhưhợp tác xã (các nước Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á), nông trại tập thể (Liên BangNga, các nước Đông Âu), công xã nhân dân (Trung Quốc) Hợp tác xã nông nghiệp

là một tổ chức kinh tế do nông dân tự nguyện lập ra với nguồn vốn hoạt động dochính họ góp cổ phần và huy động từ các nguồn khác, nhằm duy trì, phát triển kinh

tế hộ gia đình và tăng nhanh tỷ suất hàng hóa, đạt hiệu quả kinh tế cao cho các chủtrang trại

Hợp tác xã nông nghiệp đòi hỏi tất yếu của nông dân vì trong cơ chế thịtrường có nhiều thành phần, có cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đòi hỏi các hộgia đình, các chủ trang trại phải hợp tác với nhau trên các lĩnh vực cần thiết để đấutranh bảo vệ lợi ích của chính mình Kinh tế hộ và trang trại càng phát triển thì nhucầu hợp tác càng cao

Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp không chỉ vì lợi nhuận chocác thành viên góp vốn vào hợp tác xã, mà là nhằm phục vụ tốt nhất các dịch vụ đểmang lại thu nhập và lợi nhuậncao nhất cho các hộ, các chủ trang trại

Có hai loại hình hợp tác xã nông nghiệp:hợp tác xã đơn ngành, phổ biến ởcác nước Âu - Mỹ, cung ứng từng loại dịch vụ; Hợp tác xã đa ngành (hay tổnghợp), phổ biến ở các nước châu Á với nhiều loại dịch vụ

Trang 37

Hình 2.1.1.3: Hoạt động cung cấp giống cây trồng của hợp tác xã nông nghiệp

1.4 Đồn điền

Đồn điền là một loại trang trại có quy mô lớn, thường ở vùng nhiệtđới hay bán nhiệt đới trồng những loại cây công nghiệp như bông gòn, thuốc lá, càphê, chè, mía, cao su, cây lấy gỗ hoặc cây ăn trái Nhân công đồn điền thường theodạng hợp đồng dài hạn phải sinh sống ngay tại đồn điền

Đồn điền chủ yếu cung cấp hàng có giá trị trên thương trường chứ khôngphải để tiêu thụ trong phạm vi sinh hoạt hàng ngày Đồn điền cà phê, chè, hạttiêu, ca cao là tiêu biểu cho loại này

Hình 2.1.1.4: Mô hình đồn điền cao su

Trang 38

Để cung ứng nhân công cho đồn điền với quy mô to lớn, nạn nô lệ gắn liềnvới sự phát triển của nền kinh tế đồn điền nhất là ở Mỹ Châu.Hệ thống đồn điềnphát triển mạnh nhất vào thời kỳ thuộc địa ở Phi Châu và Á Châu.

Thời cận đại, nhân công đồn điền thường sống trong hoàn cảnh "bán nô lệ"hoặc tá điền.Phu đồn điền phải làm cho tới khi mãn hạn giao kèo để trả nợ

1.5 Nông trường quốc doanh (NTQD)

Nhưmột hình thức phổ biến ở các nước XHCN, nông trường quốc doanh là

cơ sở kinh doanh nông nghiệp trên qui mô lớn về đất đai nhằm cung cấp nông sảncho thị trường trong nước hoặc cho xuất khẩu

NTQD có những đặc điểm sau đây:

- Là xí nghiệp nông nghiệp của nhà nước, thuộc thành phần kinh tế quốc doanh

- Qui mô đất đai lớn (tới vài trăm nghìn ha), được trang bị cơ sở vật chất kĩthuật tốt, có hướng chuyên môn hoá rõ, khả năng cơ giới hoá cao

- Mỗi nông trường có bộ máy riêng về quản lí và điều hành sản xuất kinh doanh

- Lao động làm việc trong nông trường được gọi là công nhân nông nghiệp,được hưởng lương do nhà nước trả

Hình 2.1.1.5:Mô hình nông trường chè ở Việt Nam

2 Thể tổng hợp nông nghiệp

Trang 39

2.1 Khái niệm

TTHNN là một hình thức cao của TCLTNN, trong đó áp dụng rộng rãiphương pháp công nghiệp và vì thế, nông nghiệp có điều kiện kết hợp với côngnghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ

TTHNN là sự kết hợp chặt chẽ giữa các xí nghiệp nông nghiệp với các xínghiệp công nghiệp có mối liên hệ qua lại với nhau trên một lãnh thổ và bằng cácqui trình công nghệ tiên tiến cho phép sử dụng có hiệu quả nhất vị trí địa lí, cácđiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có để đạt năng suất lao động xã hội caonhất

2.2 Đặc điểm chủ yếu của TTHNN

Nhìn chung TTHNN mang những đặc điểm cơ bản sau:

- Nông phẩm hàng hóa do TTHNN sản xuất ra được quy định bởi vị trí địa

lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các mối liên hệ qua lại giữa các xí nghiệpnông nghiệp với các xí nghiệp công nghiệp chế biến nông sản

- Hạt nhân của TTHNN là các xí nghiệp nông – công nghiệp và chúng thườngđược phân bố gần nhau về mặt lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

- Cơ sở cấu trúc của các thể tổng hợp nông nghiệp là các xí nghiệp nôngnghiệp và các xí nghiệp công nghiệp chế biến

TTHNN không phải được hình thành một cách tự phát Điều kiện bắt buộcđối với mọi TTHNN là sự có mặt của các xí nghiệp có liên quan chặt chẽ với nhau,quy định lẫn nhau và là cơ sở cho chuyên môn hóa của thế tổng hợp

Cơ cấu thể tổng hợp nông nghiệp được chia thành 3 khối:

- Khối sản xuất nguyển liệu là tổng hợp các xí nghiệp nông nghiệp

- Khối chế biến nguyên liệu bao gồm các xí nghiệp chế biến

- Khối các xí nghiệp sản xuất bổ trợ và phục vụ bao gồm các xí nghiệp phục

vụ trực tiếp cho sản xuất và chế biến nguyên liệu nông nghiệp

Trong đó các xí nghiệp chế biến nguyên liệu thường phân bố trực tiếp ở gầncác vùng sản xuất nguyên liệu, các xí nghiệp chế biến lần 2 và các lần tiếp theophân bố ở vùng tiêu thụ sản phẩm - các thành phố và trung tâm công nghiệp, nơi cóVTĐL giao thông thuận lợi nhất về phương diện thu nhận nguyên liệu cũng như vềmặt tiêu thụ sản phẩm

Loại hình phổ biến nhất của TTHNN là các TTHNN ngoại thành Đặc trưngcho các thể tổng hợp là ở chỗ: sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầuthực phẩm của dân cư thành phố chi phối Các TTHNN ngoại thành hình thành chủyếu ở xung quanh các thành phố, trung tâm công nghiệp lớn Ở đây, yếu tố nhu cầuđóng vai trò chủ yếu, còn các yếu tố tự nhiên tuy được tính đến nhưng thường giữvai trò thứ yếu Quy mô của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùy thuộc vàoquy mô dân số của thành phố

2.3 Phân loại

Trang 40

Xuất phát từ những đặc điểm của TTHNN mà người ta chia thành 2 nhómTTHNN:

- Các thể tổng hợp mà sản xuất hàng hóa được SX ra trước hết do các điềukiện tự nhiên phân bổ mang tính chất đới quyết định

- Các thể tổng hợp nông nghiệp ngoại thành Đặc trưng của thể tổng hợp này

là ở chổ sản phẩm hàng hóa chủ yếu của chúng do nhu cầu thực phẩm của dân cưthành phố chi phối Các thể tổng hợp ngoại thành hình thành chủ yếu ở xung quanhcác thành phố, trung tâm công nghiệp Ở đây các yếu tố kinh tế (nhu cầu) đóng vaitrò chủ đạo, còn các yếu tố tự nhiên tuy cũng được lưu ý nhưng chỉ giữ vị trí thứyếu Quy mô (diện tích, sản phẩm) của các thể tổng hợp có thể rất khác nhau tùythuộc vào quy mô dân số của thành phố

Có thể nói, TTHNN là một trong những hình thức tổ chức sản xuất theolãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao Đồng thời đây còn là bộ khung để tạo nêncác vùng nông nghiệp

3 Băng chuyền địa lí.

3.1 Khái niệm

Băng chuyền địa lý trong nông nghiệp có thể hiểu là:

- Các dây chuyền sản xuất nông phẩm mà quy trình kỹ thuật của nó đượctiến hành ở các vùng tự nhiên – kinh tế khác nhau nhằm sử dụng hợp lý nhất nhữngđặc điểm của các vùng này

- Các dây chuyền thực hiện các công việc đồng áng sản xuất và cung cấpcho nhân dân rau quả tươi được xây dựng dựa trên cơ sở sử dụng có hiệu quả sựphát triển mùa của tự nhiên

3.2 Phân loại

Có hai loại băng chuyền địa lý trong nông nghiệp

- Băng chuyền sản xuất - lãnh thổ: sử dụng có hiệu quả sự khác biệt theo

vùng, là hình thái hợp tác hoá cao nhất các xí nghiệp nông nghiệp với các mối liên

hệ kỹ thuật chặt chẽ, tập trung theo thời gian và theo lãnh thổ Sự tập trung chặtchẽ các mối liên hệ theo thời gian gắn liền với những đặc tính của sinh vật về sinhtrưởng và phát triển Còn trong thời gian nó gắn liền với sự phân bố các xí nghiệpchuyên môn hoá từng giai đoạn của quá trình kỹ thuật với điều kiện tự nhiên, lịch

sử và kinh tế thuận lợi nhất

Trong loại này, dòng tượng trưng của băng chuyền dường như chuyển nôngphẩm (hoặc bán thành phẩm) từ vùng (địa phương) này sang vùng (địa phương)khác có dừng lại thời gian cần thiết cho việc sản xuất

Chúng ta đã biết, đối tượng lao động trong nông nghiệp là các cơ thể sốngnên không thể phân biệt chúng thành các phần, các chi tiết như đối với đối tượnglao động trong công nghiệp Song có thể tách quy trình kỹ thuật sản xuất nhiều sảnphẩm nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) thành một số giai đoạn theo sự phát triểnsinh học Mỗi giai đoạn là một quá trình tái sản xuất liên tục đòi hỏi điều kiện

Ngày đăng: 08/10/2018, 08:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Website Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, Ngày 29/01/2010.http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban Link
1. Ngô Doãn Vịnh - Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam Khác
2. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền - Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI Khác
3. Đặng Văn Phan, Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam, Nxb. Giáo dục,Hà Nội, 2008 Khác
4. Đặng Văn Phan, Vũ Như Vân, Tổ chức không gian lãnh thổ kinh tế - xã hội Việt Nam: nhận thức và hành động hướng tới sự phát triển bền vững,Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Hà Nội, tháng 12/2008 Khác
5. Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, Giáo trình địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Tập 1, 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2003 Khác
6. Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Văn Phú, Nguyễn Minh Tuệ, Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2011 Khác
7. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết Thịnh, Lê Thông, Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2005 Khác
8. Chu Tiến Quang (chủ biên), Lưu Đức Khải, Kinh tế hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w