1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCCN)

78 3,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (TCLTCCN)

TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (TCLTCCN) MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (TCLTCN) 1. Các quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế và tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. 1. Tổ chức lãnh thổ kinh tế (TCLTKT) Tổ chức lãnh thổ kinh tế là việc tổ chức các hoạt động kinh tế theo lãnh thổ, bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất (sản xuất công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản,…) và hoạt động dịch vụ (các hoạt động thương mại, tài chính, du lịch,…). Các hoạt động kinh tế được diễn ra dưới sự chỉ đạo của chủ thể là con người, các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Đối tượng của các hoạt động kinh tế là sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm xã hội. Như vậy, tổ chức hoạt động kinh tế chính là tổ chức của con người, các quá trình sản xuất kinh doanh gắn với tự nhiên và xã hội. Tổ chức lãnh thổ kinh tế nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người và xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với môi trường sinh thái. Tổ chức lãnh thổ kinh tế vừa chịu sự tác động của yếu tố chủ quan, vừa chịu sự tác động của yếu tố khách quan. Nó mang tính khách quan vì chịu sự chi phối bởi các quy luật vận động của các hoạt động kinh tế, hiện tượng xã hội và các hiện tượng tự nhiên. Nó mang tính chủ quan vì do con người quyết định. Tính chủ quan của con người được “khách quan hoá”. Thông qua quy luật vận động và phát triển của các hoạt động kinh tế theo không gian và thời gian nhất định, con người đưa ra các phương án tổ chức lãnh thổ kinh tế, sau đó tiến hành cân nhắc và chọn ra phương án phù hợp nhất. Tổ chức lãnh thổ kinh tế nhằm tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, đạt được hiệu quả cao nhất dựa trên các nguyên tắc: kinh tế, xã hội, chính trị, môi trường,….Tuy nhiên đây là một hoạt động kinh tế nên nguyên tắc kinh tế được đánh giá rất quan trọng. Các nhà khoa học thuộc Liên Xô (cũ) quan niệm: Phân bố lực lượng sản xuất là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng hay thực thể vật chất cụ thể (đó là các 2 hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư. Các đối tượng này ảnh hưởng lẫn nhau, có liên hệ chặt chẽ) trong một lãnh thổ xác định; nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, cơ sở vật chất kỹ thuật của lãnh thổ để đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. 1.2. Quan niệm TCLTCN TCLTCN là một trong những hình thức tổ chức của nền sản xuất xã hội theo lãnh thổ, có vai trò to lớn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Khi nghiên cứu địa lí kinh tế nước Pháp, F.Perroux đưa ra khái niệm các cực tăng trưởng: “Trong một vùng không thể phát triển kinh tế đồng đều ở tất cả các điểm trên lãnh thổ vào cùng một thời gian. Xu hướng chung là có một hoặc một vài điểm phát triển mạnh nhất, trong khi đó các điểm khác lại chậm phát triển hay bị trì trệ.” W.Christaller, nhà khoa học người Đức với lý thuyết điểm trung tâm nhấn mạnh hoạt động của lực đẩy và lực hút để phân định ranh giới các khu vực ảnh hưởng. N.N.Cơlaxopxki đề xuất các vấn đề lý luận và giải pháp thực tiễn về tổ chức lãnh thổ cho các vùng giàu tài nguyên. Có nhiều quan niệm về TCLTCN nhưng theo A.T.Khơrutsôp: “TCLTCN được hiểu là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và các kết hợp sản xuất lãnh thổ khác nhau trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động cũng nhƣ tiết kiệm chi phí để khắc phục sự không phù hợp đã xuất hiện trong lịch sử về việc phân bố các nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lượng, nơi sản xuất và nơi tiêu thụ sản phẩm, góp phần đạt hiệu quả kinh tế cao. TCLTCN thực chất là việc định vị, bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất công nghiệp, các cơ sở phục vụ cho hoạt động công nghiệp, các điểm dân cư cùng kết 3 cấu hạ tầng trên phạm vi một lãnh thổ nhất định, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong cũng như bên ngoài của lãnh thổ đó. TCLTCN không phải là hiện tượng bất biến mà có thể thay đổi trong thời gian tương đối ngắn. Bởi vì trong thời đại ngày nay sự tiến bộ của khoa học, công nghệ diễn ra rất nhanh, nhu cầu của thị trường và cả bản thân thị trường cũng thường xuyên thay đổi. Trong quá trình hình thành và phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đã gắn liền với quá trình đô thị hoá. Phát triển công nghiệp và đô thị hoá có mối quan hệ hữu cơ, phát triển và phân bố công nghiệp là cơ sở quan trọng nhất cho sự ra đời các hoạt động nâng cấp các đô thị cũ. Mặt khác, mạng lưới đô thị ra đời với trình độ kết cấu hạ tầng tốt sẽ trở lại hấp dẫn, thúc đẩy TCLTCN phát triển. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến TCLTCN 2.1. Nhân tố bên trong 2.1.1. Vị trí địa lý Vị trí địa lý ảnh hưởng quan trọng đối với TCLTCN, tạo ra thuận lợi hoặc gây khó khăn cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán giữa các vùng, các khu vực và quốc gia với nhau. Các địa phương có vị trí địa lý thuận lợi sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư. Từ đó tạo điều kiện cho sự ra đời các loại hình tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới như: khu chế xuất, khu công nghệ cao…Không chỉ là yếu tố tiên quyết quyết định khả năng thu hút đầu tư, vị trí địa lý còn ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng phối hợp các nguồn lực trong một lãnh thổ. 2.1.2. Nguồn lực tự nhiên - Khoáng sản Là nguồn nguyên liệu đầu vào không thể thiếu của sản xuất công nghiệp. Số lượng, trữ lượng, chất lượng và sự kết hợp các loại khoáng sản theo lãnh thổ chi phối tới quy mô, cơ cấu và các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.Ví dụ: Vùng Đông Bắc nước ta là nơi tập trung nhiều mỏ khoảng sản như than (Quảng 4 Ninh), sắt (Thái Nguyên), thiếc (Cao Bằng)… đã hình thành và phát triển một số trung tâm công nghiệp dựa trên tài nguyên như: Khai thác và tuyển than Quảng Ninh, khai thác và chế biến quặng sắt ở Thái Nguyên… - Nguồn nước Nước có vai trò quan trọng đối với TCLTCN. Mức độ thuận lợi hay khó khăn về nguồn nước là điều kiện quan trọng để định vị các xí nghiệp công nghiệp, phát triển các KCN, KCX,…. Trong nhiều trường hợp, nguồn nước quyết định đến TCLTCN. - Khí hậu Khí hậu cũng có những ảnh hưởng nhất định đến TCLTCN. Trong một số trường hợp, chi phối đến việc lựa chọn kỹ thuật và công nghiệp sản xuất: ở vùng ven biển dễ bị nhiễm mặn do độ ẩm không khí. Mặt khác, khí hậu đa dạng, phức tạp làm xuất hiện nhiều tập đoàn cây trồng, vật nuôi phù hợp. Đó là cơ sở để phát triển, bố trí các cơ sở, cụm công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Bên cạnh đó, các hiện tượng thời tiết xấu: Bão, lũ lụt, …có ảnh hưởng đến TCLTCN. Bên cạnh các tài nguyên thiên nhiên nói trên, còn một số nguồn lực khác tác động tới TCLTCN như: đất đai, tài nguyên sinh vật, biển,…. 2.1.3. Nhân tố kinh tế xã hội - Dân cư được xem xét dưới khía cạnh nguồn lao động và thị trường tiêu thụ với những tập quán sản xuất, tiêu dùng và thị trường, lao động có ảnh hưởng lớn đến TCLTCN. Dân cư được xem xét dưới hai góc độ + Về nguồn lao động: Số lượng và chất lượng của nguồn lao động có ảnh hưởng đến TCLTCN. Nơi nào có nguồn lao động phong phú thì ở đó thuận lợi để thực hiện TCLTCN. Những nơi có đội ngũ lao động lành nghề, có trình độ cho phép hình thành các khu công nghệ cao với các sản phẩm hàm lượng kỹ thuật cao. Các địa phương mà nguồn lao động có ngành nghề truyền thống thì có thể phát triển 5 các cụm công nghiệp làng nghề để thu hút lao động và tạo ra các sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng. Chất luợng lao động ảnh hưởng đến công tác ứng dụng, sử dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật – công nghệ, công tác quản lý và tổ chức sản xuất trong các hình thức TCLTCN. Do vậy các hình thức TCLTCN không ngừng phát triển để sản xuất ra các sản phẩm có hình thức đẹp, chất lượng tốt và giá thành thấp đáp ứng nhu cầu nhân dân. + Về tiêu thụ: Dân cư vừa là người sản xuất và cũng vừa là người tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp. Vì vậy, thị trường tiêu thụ có thể được coi là nguồn lực của TCLTCN. Tập quán sinh sống, tiêu dùng, sản xuất của dân cư có thể thay đổi quy mô và hướng chuyên môn hoá của các xí nghiệp công nghiệp để dẫn đến sự mở rộng hay thu hẹp không gian TCLTCN. - Các trung tâm kinh tế, mạng lưới đô thị, hệ thống cửa khẩu, cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển một số hình thức TCLTCN như KCN, TTCN. Đây là nơi hội tụ nhiều thuận lợi, thế mạnh về cơ sở hạ tầng, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ rộng, thị hiếu tiêu dùng đa dạng. - Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật có vai trò đặc biệt cho TCLTCN. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật là tiền đề thuận lợi hoặc cản trở sự phát triển công nghiệp nói chung, TCLTCN nói riêng. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp bao gồm giao thông vận tải, thông tin liên lạc, mạng lưới cung cấp điện, nước…Sự tập trung cơ sở hạ tầng trên một lãnh thổ có thể làm TCLTCN thay đổi tích cực. - Chiến lược và đường lối phát triển công nghiệp của mỗi quốc gia có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển công nghiệp nói chung, TCLTCN nói riêng. Ở nước ta, đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển công nghiệp trên phạm vi cả nước và thúc đẩy sự ra đời của các hình thức TCLTCN mới như: KCN, khu chế xuất, địa bàn công nghiệp trọng điểm, dải công nghiệp,… 6 - Nguồn vốn, ngân sách đầu tư cho công nghiệp có ảnh hưởng nhất định đến TCLTCN, đặc biệt đối với những quốc gia đang phát triển. Do vậy, những lãnh thổ, quốc gia huy động được nhiều vốn đầu tư sẽ có điều kiện cho TCLTCN phát triển theo hướng hiện đại hoá. Ngoài ra, sự phát triển của các ngành kinh tế khác như: nông nghiệp, dịch vụ cũng tác động đến sự phát triển của TCLTCN. 2.2. Các nhân tố bên ngoài 2.2.1. Vốn đầu tư từ các quốc gia, các vùng lãnh thổ Vốn đầu tư từ các quốc gia, các vùng lãnh thổ phát triển cho các nước, các vùng chậm phát triển làm xuất hiện một số ngành công nghiệp mới, các khu vực công nghiệp tập trung, khu chế xuất và mở mang các ngành nghề truyền thống khu vực này. Điều đó dẫn đến TCLTCN thay đổi theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. 2.2.2. Thị trường Ở mức độ cao thị trường tác động mạnh mẽ đến quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hoá sản xuất và chi phối trực tiếp tới TCLTCN. Ở trong nước, các đô thị lớn ngoài chức năng trung tâm, hạt nhân công nghiệp còn là thị trường quan trọng khuyến khích phát triển sản xuất. Sự phát triển công nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào đều nhằm thoả mãn nhu cầu trong nước và hội nhập với thị trường thế giới. Vì thế, thị trường này có tác động nhất định đến TCLTCN. 2.2.3. Khoa học và công nghệ Khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến nhịp độ tăng trƣởng kinh tế. Trước hết, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, phương hướng sản xuất và sau đó là việc phân bố sản xuất, các hình thức tổ chức lãnh thổ nói chung, TCLTCN nói riêng. 2.2.4. Kinh nghiệm tổ chức và quản lý Kinh nghiệm quản trị giỏi giúp các xí nghiệp làm ăn hiệu quả và đồng thời mở ra cơ hội hợp tác giữa các xí nghiệp chặt chẽ với nhau, tạo ra sự liên kết bền vững 7 trong hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất. Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các không gian công nghiệp cũng như các hình thức TCLTCN (đặc biệt KCN, khu chế xuất, ). 2.2.5 Quan hệ hợp tác, phân công lao động quốc tế Các xu thế kinh tế quốc tế, các quan hệ hợp tác liên vùng và quốc tế có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của TCLTCN. Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão thì hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu, mang lại lợi ích cho các bên tham gia. Do vậy, các quốc gia, các vùng lãnh thổ chậm phát triển thì hợp tác quốc tế sẽ giảm khoảng cách về trình độ phát triển, tránh tụt hậu. 2.2.6. Sự hỗ trợ về năng lượng, nguyên vật liệu từ bên ngoài Thúc đẩy nhanh hơn quá trình TCLTCN. Đối với các vùng thiếu năng lượng, nguyên liệu thì tất yếu cần có sự trợ giúp từ bên ngoài. Sự hỗ trợ này tác động đến quá trình phát triển và tiếp theo là việc tổ chức lãnh thổ kinh tế của vùng nói chung và TCLTCN nói riêng. TCLTCN chịu tác động tổng hợp và đồng thời của các nhân tố bên trong và bên ngoài. Các nhân tố bên trong giữ vai trò quyết định, các nhân tố bên ngoài có vai trò quan trọng, thúc đẩy quá trình TCLTCN. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các nhân tố bên ngoài chi phối mạnh mẽ, thậm chí có ý nghĩa quyết định đến TCLTCN. 3. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp 3.1. Điểm công nghiệp Điểm công nghiệp thường chỉ là một, hai xí nghiệp phân bố đơn lẻ, có kết cấu hạ tầng riêng. Nó được phân bố ở gần nguồn nguyên liệu với chức năng khai thác hay sơ chế nguyên liệu hoặc ở những điểm dân cư nằm trong một vùng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản nào đó. Cũng có thể nó ở ngay trong vùng tiêu thụ để phục vụ cho những nhu cầu nhất định của dân cư. 8 Điểm công nghiệp có một số đặc trưng sau đây - Lãnh thổ nhỏ với một (hai) xí nghiệp, phân bố lẻ tẻ, phân tán. - Hầu như không có mối liên hệ sản xuất với các xí nghiệp khác - Thường gắn với một điểm dân cư nào đó. Người ta phân biệt điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Điểm công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong khi đó xí nghiệp công nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất, là đơn vị cơ sở của phân công lao động về mặt địa lý. Nếu xét về mặt hình thức, chúng có vẻ như nhau, nhưng về bản chất lại hoàn toàn khác nhau. Vấn đề là ở chỗ, một bên là hình thức tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ, còn bên kia là cách thức tổ chức sản xuất trong công nghiệp. Các xí nghiệp công nghiệp có tính chất độc lập về kinh tế, có công nghệ sản xuất sản phẩm riêng. Do tính chất và đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của các ngành công nghiệp có sự khác nhau mà quy mô của các xí nghiệp cũng khác nhau. Có xí nghiệp chỉ có vài chục hoặc vài trăm công nhân (như chế biến nông sản ) và được bố trí gọn trong một xưởng sản xuất, nhưng cũng có xí nghiệp thu hút hàng nghìn công nhân, gồm nhiều công trình, nhà xưởng, diện tích tích tương đối lớn (như xí nghiệp khai thác khoáng sản). Hiện nay, do sự tiến bộ của khoa học- công nghệ, số lượng các xí nghiệp có quy mô lớn tăng lên nhanh chóng ở tất cả các ngành công nghiệp. Điểm công nghiệp theo kiểu đơn lẻ này cũng có những mặt tích cực nhất định. Nó có tính cơ động, dễ đối phó với các sự cố và thay đổi trang thiết bị, không bị ràng buộc và ảnh hưởng của các xí nghiệp khác, đặc biệt thuận lợi cho việc thay đổi mặt hàng trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, những mặt hạn chế lại rất nhiều. Đó là việc đầu tư khá tốn kém cho cơ sở hạ tầng, các chất phế thải bị lãng phí do không tận dụng được, các mối liên hệ (sản xuất, kinh tế, kĩ thuật) với các xí nghiệp khác hầu như thiếu vắng và vì vậy, hiệu quả kinh tế thường thấp. 9 PHÂN KIỂU CỤM CÔNG NGHIỆP THEO MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN THEO KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM THEO ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH THEO CHỨC NĂNG THEO DẤU HIỆU HÌNH THÁI Cụm một trung tâm Cụm nhiều trung tâm Cụm CN đã hình thành Cụm CN mới hình thành Cụm CN đang hình thành Cụm CN cực lớn Cụm CN lớn Cụm CN tương đối lớn Cụm CN dựa vào nguồn nguyên nhiên liệu, năng lượng Cụm dựa vào nguồn LĐ, VTĐL giao thông Cụm dựa vào nguồn LĐ, TNTN Cụm CN khai thác Cụm CN hỗn hợp Cụm CN chế biến 3.2. Cụm công nghiệp Cụm công nghiệp bao gồm một vài xí nghiệp trở lên được bố trí trên một khu vực nhỏ, không có ranh giới rõ ràng và không có ban quản lý chung. Cụm công nghiệp là một kết hợp sản xuất lãnh thổ mang tính chất tổng hợp. Do nằm gần nhau, các xí nghiệp thống nhất với nhau bằng việc có chung vị trí địa lí giao thông, hệ thống kết cấu hạ tầng và các điểm dân cư nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, vật chất sẵn có trên lãnh thổ. (A.T.Khơrutsov - 1979). 10 [...]... tập công nghiệp cao, hình thành và phát triển mạnh mẽ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp với rất nhiều ngành nghề đòi hỏi trình độ lao động, hàm lượng công nghệ và trình độ khoa học cao như chế tạo tàu, sản xuất máy bay, công nghiệp rôbot… c Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành công nghiệp Cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành công nghiệp cũng có giá trị nhất định đối với việc tổ chức lãnh thổ công nghiệp. .. trường 3.6 Vùng công nghiệp Vùng công nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp cao nhất Điều đó có nghĩa là trong phạm vi vùng công nghiệp có thể tồn tại tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ còn lại Nó bao gồm một lãnh thổ tương đối rộng lớn, có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, về kinh tế- xã hội, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm đạt... ngoài nước), có thể chia thành các khu công nghiệp có quy mô lớn, các khu công nghiệp có quy mô vừa và các khu công nghiệp có quy mô nhỏ 12 3.4 Trung tâm công nghiệp Trung tâm công nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp gắn với các đô thị vừa và lớn Mỗi trung tâm có thể bao gồm một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở cấp thấp hơn Về lí thuyết, mỗi trung tâm có một (hay một số) ngành... thực tế, khi xét về mặt lãnh thổ, nơi nào tập trung nhiều các hình thức tổ chức công nghiệp theo lãnh thổ nhất là khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao sẽ thu hút rất mạnh nguồn vốn, các dự án đầu tư, khoa học công nghệ, từ đó đẩy mạnh hơn nữa việc hình thành các hình thức tổ chức công nghiệp mới cao hơn cùng với sự phát triển của các hình thức tổ chức công nghiệp hiện có Cùng với... nhân tố phân bố công nghiệp, đem lại nhiều yếu tố mới trong bức tranh tổ chức lãnh thổ công nghiệp Nơi nào có mạng lưới giao thông tiện lợi, hệ thống bưu chính viễn thông đảm bảo, nguồn thông tin liên lạc hiện đại sẽ là nơi dễ dàng hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp và khi đã được hình thành sẽ nhanh chóng phát triển mạnh hơn Bất kể hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp nào cũng cần... chất, bởi vì tập hợp của các ngành theo lãnh thổ sẽ có các điều kiện và đặc điểm phân bố khác xa so với từng ngành riêng lẻ Vùng công nghiệp có một số đặc điểm chủ yếu sau đây: - Là bộ phận lãnh thổ lớn nhất trong số các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp, nhưng ranh giới không mang tính pháp lí - Có thể bao gồm tất cả các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp từ thấp đến cao (hoặc cũng có thể... đầu tư có trọng điểm như vậy mà vùng công nghiệp ven Thái Bình Dương có sự phát triển vượt bậc Đến bay giờ, sự chêch lệch về mặt công nghiệp giữa các đảo đã dần dần được thu hẹp Tiềm lực kinh tế của Nhật Bản có đủ khả năng để san lấp sự chênh lệch đó II TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 1 Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp Việt Nam Công nghiệp là ngành kinh tế cơ bản của Việt... phần làm cho các hình thức tổ chức công nghiệp lan tỏa 33 mạnh hơn sang các vùng lân cận, tạo tiền đề cho việc hình thành hình thức tổ chức lãnh thổ cao nhất là vùng công nghiệp Hơn nữa, những quốc gia có các trung tâm đào tạo đội ngũ lao động, và nghiên cứu khoa học các thiết bị hiện đại sẽ là các nước đi đầu trong ngành công nghiệp hiện đại, và quá trình tổ chức lãnh thổ công nghiệp chắc chắn sẽ bị ảnh... nghiệp, nhất là khu công nghiệp và điểm công nghiệp Hơn nữa, mạng lưới đô thị phát triển sẽ gồm nhiều các đô thị lớn và cũng phát triển mạnh, đây là điều kiện thuận lợi để hình thành một dạng tổ chức lãnh thổ công nghiệp đó là trung tâm công nghiệp Việc hình thành các trung tâm công nghiệp ở các đô thị lớn này sẽ lại là tiền đề để hình thành các dải công nghiệp hay 32 vùng công nghiệp với quy mô lớn... trọng trong công nghiệp Nó không chỉ góp phần thúc đẩy công nghiệp phát triển mà nó cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại như hiện nay thì dù hình thức nhỏ nhất là điểm công nghiệp hay xí nghiệp công nghiệp cũng đòi hỏi cần có sự áp dụng các tiến bộ cũng như máy móc công nghệ hiện đại . TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (TCLTCCN) MỤC LỤC I. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP (TCLTCN) 1. Các quan niệm về tổ chức lãnh thổ kinh tế và tổ chức lãnh thổ công nghiệp 1. 1. Tổ chức. phân biệt điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp. Điểm công nghiệp là một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Trong khi đó xí nghiệp công nghiệp là hình thức tổ chức sản xuất,. khu công nghiệp có quy mô lớn, các khu công nghiệp có quy mô vừa và các khu công nghiệp có quy mô nhỏ. 12 3.4. Trung tâm công nghiệp Trung tâm công nghiệp là một hình thức tổ chức lãnh thổ công

Ngày đăng: 10/05/2014, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w