Nguồn lực bên ngoài được hiểu là các yếu tố ảnh hưởng với tư cách là nguồn lực bên ngồi lãnh thổ cơng nghiệp.
1.2.1. Các xu thế kinh tế quốc tế, các mối quan hệ hợp tác liên vùng, quốc tế
Có tác dụng thúc đẩy q trình tổ chức lãnh thổ nhanh hay chậm các lĩnh vực hợp tác chủ yếu là: sự hỗ trợ vốn đầu tư, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm tổ chức quản lí.
Hỗ trợ vốn đầu tư từ các nước có nền kinh tế phát triển
Quá trình đầu tư làm xuất hiện ở các nước đang phát triển một vài ngành công nghiệp mới , các khu công nghiệp tập trung , khu chế xuất và mở mang ngành nghề truyền thống . Điều đó dẫn tới sự thay đổi tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp theo cả 2 chiều hướng tích cực và tiêu cực. Nếu tận dụng tốt nguồn vốn này, sẽ góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế nói chung và sự phát triển cơng nghiệp nói riieng, đặc biệt là ở các khu công nghiệp hay trung tâm công nghiệp. Ngược lại, nếu sử dụng khơng hợp lí sẽ dễ dàng dẫn đến những khoản nợ làm chậm sự phát triển của cơng nghiệp và việc hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp là rất ít khả năng.
Chẳng hạn ở nước ta, một quốc gia đang phát triển thì nguồn vốn bên ngồi là
rất quan trọng. Vốn đầu tư nước ngồi có vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đó vừa là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, vừa là một cách để chuyển giao cơng nghệ, kinh nghiệm quản lí cũng là một giải pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế…
Nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam được thể hiện dưới 04 hình thức chính: (1) Đầu tư trực tiếp (FDI); (2) Đầu tư gián tiếp (FII); (3) Tín dụng quốc tế (chủ yếu thu hút qua hình thức thu hút vốn ODA); (4) Nguồn kiều hối gửi về Việt Nam hàng năm. Trong đó, quan trọng nhất là nguồn vốn FDI – vốn đầu tư nước ngoài. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngồi (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến hết tháng 11/2012, cả nước có 14.198 dự án FDI cịn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là hơn 208,1 tỷ USD.
Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ
Chuyển giao kĩ thuật và công nghệ cũng là một trong những hướng quan trọng. Kĩ thuật và cơng nghệ hiện đại có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, phương hướng , phân bố cũng như các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp, và bộ mặt kinh tế của đất nước nói chung cũng như các vùng nói riêng. Việc chuyển giao cơng nghệ sẽ giúp ích rất lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển đẩy mạnh cơng nghiệp, từ đó dễ dàng hình thành các hình thức tổ chức cơng nghiệp; đặc biệt là khu cơng nghiệp, vì hầu hết các quốc gia này đã – đang và sẽ thực hiện q trình cơng nghiệp hóa, mà trong cơng nghiệp thì khu cơng nghiệp chính là sản phẩm của cơng nghiệp hóa, nó là sự phát triển đi lên của các điểm cơng nghiệp có quy mơ nhỏ ở các nước này.
Nước ta, một số công nghệ mới cũng được tăng cường trong các ngành bưu chính – viễn thơng, thăm dị và khai thác dầu khí, lắp ráp ơtơ, xe máy, hóa chất, chế biến
Nhiều dự án đã có vai trị nhất định trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước (xi măng Ching Fong, Nghi Sơn, Hồng Mai, xe ơ tơ Mê Cơng...)
Chuyển giao kinh nghiệm, tổ chức quản lí
Chuyển giao kinh nghiệm, tổ chức quản lí đến các nước đang phát triển đã và đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Kinh nghiệm quản trị giỏi không chỉ giúp cho từng doanh nghiệp làm ăn phát đạt, mà còn mở ra cho họ cơ hội hợp tác chặt chẽ với nhau, tạo nên sự liên kết bền vững trong một hệ thống sản xuất kinh doanh thống nhất.
Chính sự liên kết đó là tiền đề để hình thành các khơng gian cơng nghiệp cũng như các hình thức Tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
1.2.2. Thị trường bên ngoài
Bên cạnh thị trường trong nước, việc mở rộng quan hệ kinh tế với khu vực Đông Nam Á, với các nước láng giềng và với thị trường thế giới vừa tạo ra cơ hội mới, vừa đặt ngành công nghiệp của nước ta vào thế cạnh tranh. Vị thế của sản phẩm trước thị trường mở rộng địi hỏi phải có mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, giá thành hạ. Đây là một trong những thách thức lớn mà ngành công nghiệp phải vượt qua.
Thị trường bên ngồi có ảnh hưởng đến việc lựa chọn xí nghiệp, hướng chun mơn hóa, ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ. Ở trong nước, các đô thị lớn ngồi chức năng trung tâm – hạt nhân cơng nghiệp cịn là thị trường quan trọng, khuyến khích sự phát triển của sản xuất. Thị trường quốc tế cũng rất quan trọng, vì sản phẩm cơng nghiệp trong nước ln nhằm thỏa mãn thị trường trong nước và hội nhập với thị trường quốc tế. Đây là nhân tố rất quan trọng vì nó quyết định đầu ra cho sản phẩm cơng nghiệp. Chẳng hạn, một nhà đầu tư khi muốn hoạch định xây dựng khu cơng nghiệp ở vùng nào đó trong hoặc ngồi nước, thì ln cần tìm hiểu nhu cầu của thị trường ở quốc gia đó và cả nước ngồi để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm. Thị trường ngồi nước cịn quan trọng hơn nữa đối với khu chế xuất,
đây là hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm để xuất khẩu.
Tuy nhiên, nhiều thuận lợi đã được mở ra. Việt Nam hội nhập với thị trường
khu vực đông dân, sức mua ngày càng tăng. Việc Hoa Kì bãi bỏ cấm vận đã mở rộng thêm phạm vi hoạt động kinh tế. Thị trường truyền thống trước đây (Nga và các nước Đơng Âu) đang có xu hướng ổn định và quay trở lại hợp tác bình đẳng sau một thời gian gián đoạn. Các thị trường khác được mở rộng một cách vững chắc. Tất cả những điều đó tạo nên thời cơ mới cho ngành cơng nghiệp của nước nhà.
1.2.3. Sự hỗ trợ về năng lượng, nguyên vật liệu từ bên ngoài
Sự hỗ trợ về năng lượng, nguyên vật liệu từ bên ngồi có tác động thúc đẩy nhanh hơn việc tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp. Ví dụ như việc xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La sẽ tạo ra nguồn năng lượng cung cấp cho các vùng trong nước đảm bảo sự tồn tại lâu dài, thúc đẩy sự hình thành của các khu cơng nghiệp mới.
Sự hợp tác cịn đem đến ngành nghề mới cho cơng nghiệp mỗi vùng, mỗi nước; đặc biệt là trong công nghiệp lắp ráp các loại máy móc thiết bị có hàm lượng cơng nghệ cao như máy bay… Đó cũng là tiền đề hình thành dải cơng nghiệp hay vành đai cơng nghiệp ở một quốc gia như vành đai Mặt trời của Hoa Kỳ; còn sự hợp tác giữa các nước sẽ giúp cho việc hình thành các khu cơng nghiệp chun sản xuất một hay vài bộ phận nào đó, rồi đem lắp ghép với các bộ phận khác được sản xuất ở một vùng khác ở một quốc gia khác. Ví dụ như sản xuất máy bay Airbus 320, các bộ phận sẽ được sản xuất ở các vùng công nghệ cao với 17 cơ sở của tập đoàn ở Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha rồi cuối cùng mới được vận chuyển về nhà máy lắp ráp ở Humburg Finkenwerder (Đức).
1.3. Tiểu kết
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nguồn lực, chúng không tác động riêng lẻ mà tác động tổng hợp, đồng thời. Tuy nhiên, thường ở một lãnh thổ cụ thể có một hay một vài nhân tố chủ đạo, đóng vai trò quyết định.
- Các trung tâm kinh tế và mạng lưới đơ thị ln có những điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp. Bởi lẽ nơi đây thường hội tụ những thế mạnh về kết cấu hạ tầng, nguồn lao động có chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn do dân đông và thị hiếu tiêu dùng cũng đa dạng.
- Tổ chức lãnh thổ công nghiệp chịu ảnh hưởng của cả nguồn lực bên trong và nguồn lực bên ngồi. Trong đó yếu tố quyết định đến sự hình thành và tổ chức lãnh thổ phải kể đến là các nguồn lực bên trong. Các nguồn lực bên ngoài có vai trị bổ trợ, thúc đẩy nhanh hơn q trình này. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, nguồn lực bên ngồi chi phối mạnh mẽ, thậm chí có thể có ý nghĩa quyết định đến tổ chức lãnh thổ công nghiệp.