Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCCN) (Trang 42 - 43)

2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam

2.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ cơng nghiệp ở Việt Nam

2.1.1. Điểm cơng nghiệp

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều điểm cơng nghiệp phân bố khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các điểm cơng nghiệp đơn lẻ thường hình thành ở các tỉnh miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên.

2.1.2. Cụm cơng nghiệp

Bao gồm một vài xí nghiệp trở lên, được bố trí trên phạm vi nhỏ, khơng có ranh giới rõ ràng, khơng có ban quản lý chung. Ở nước ta, cụm cơng nghiệp thường hình thành ở các thị trấn, thị xã, hay dọc trục giao thông.

2.1.3. Khu công nghiệp (KCN)

Ở nước ta, ngồi KCN tập trung cịn có khác KCX và khu cơng nghệ cao. Tính đến năm 2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 76.000 ha. Về phân bố, tập trung nhất là ở Đơng Nam Bộ (Tp. Hồ Chí Minh, Đơng Nai, Bình Dương và Bà Rịa-Vũng Tàu), sau đó đến Đồng bằng sơng Hồng (Hà Nội và Hải Phòng) và Duyên hải miền Trung. Ở các vùng khác, việc hình thành các KCN tập trung cịn hạn chế.

2.1.4. Trung tâm công nghiệp (TTCN)

Là khu vực tập trung cơng nghiệp, có thể bao gồm một số khu - cụm cơng nghiệp và các xí nghiệp hạt nhân tác động đến lãnh thổ xung quanh.

Dựa vào vai trò của các TTCN trong sự phân cơng lao động theo lãnh thổ,

có thể phân thành các nhóm sau: Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia (Hà Nội, TP HCM). Các trung tâm có ý nghĩa vùng (Hải Phịng, Đà Nẵng, Cần Thơ...); các trung tâm có ý nghĩa địa phương (Việt Trì, Thái Ngun, Vinh, Nha Trang…).

Nếu căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, có thể chia các TTCN thành

trung tâm rất lớn (Tp. Hồ Chí Minh); trung tâm lớn (Hà Nội, Biên Hồ, Vũng Tàu, Hải Phịng); trung tâm trung bình (Việt Trì, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ…)

2.1.5. Dải công nghiệp

Là sự đan xen và kéo dài các điểm, cụm hay KCN theo trục giao thơng lớn. Nó thường xuất phát từ các thành phố lớn toả ra theo các hướng có điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải (ở nước ta, dạng này thể hiện rõ ở Tp. Hồ Chí Minh-Biên Hịa-Vũng Tàu).

2.1.6. Địa bàn công nghiệp trọng điểm

Là bộ phận lãnh thổ nằm trên địa bàn (vùng) trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm nhiều tỉnh có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên, kinh tế, kết cấu hạ tầng, có khả năng bố trí tập trung công nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng hay tồn quốc.

2.1.7. Vùng cơng nghiệp

Năm 2006 cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp:

+ Vùng 1: gồm 14 tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ (trừ Quảng Ninh). (Đông

Bắc 10, Tây Bắc 4)

+ Vùng 2: gồm 14 tỉnh (10 tỉnh thuộc Đồng bằng sơng Hồng và Quảng

Ninh, Thanh Hố, Nghệ An, Hà Tĩnh.)

+ Vùng 3: gồm 10 tỉnh từ Quảng Bình vào đến Ninh Thuận. + Vùng 4: gồm 4 tỉnh Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng).

+ Vùng 5: gồm 8 tỉnh (6 tỉnh Đơng Nam Bộ và 2 tỉnh Bình Thuận, Lâm

Đồng).

+ Vùng 6: gồm 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCCN) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w