2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam
2.3. Quan điểm, định hướng phát triển các KCN, KCX trong thời gian tớ
2.3.1. Quan điểm phát triển
- Phát triển KCN, KCX phải tuân thủ quy hoạch được duyệt, đồng thời phải thường xuyên rà soát, điều chỉnh quy hoạch đảm bảo xác định được định hướng ưu tiên phát triển một số ngành, lĩnh vực phù hợp với điều kiện thực tế phát triển của địa phương, vùng và phát triển của đất nước từng thời kỳ và xu hướng phát triển của thế giới.
- Phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nịng cốt có vai trị dẫn dắt sự phát triển các ngành công nghiệp quốc gia. Trước mắt, hợp tác với các đối tác chiến lược có trình độ phát triển cơng nghệ tiên tiến, thí điểm xây dựng một số KCN chuyên sâu để thu hút vốn đầu tư, công nghệ phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn mà Việt Nam có thế mạnh, đặc biệt ưu tiên các ngành cơng nghệ hỗ trợ. Bên cạnh đó, hình thành hệ thống các KCN có quy mơ vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển công nghiệp tại khu vực nông thôn, miền núi, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn.
- Từng bước thúc đẩy phát triển các KCN, KCX cân bằng trên các vùng, tránh quá tập trung vào một số vùng, tạo ra sự chênh lệch quá lớn về phát triển, thơng qua tác động của chính sách và hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng. Xây dựng cơ chế, chính sách định hướng thu hút các dự án đầu tư có tính tới yếu tố liên kết ngành trong phát triển các KCN, KCX.
- Thúc đẩy các KCN hiện có phát triển theo chiều sâu và nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển các ngành công nghệ cao như thông tin, cơ điện tử, công nghệ sinh học. Đẩy mạnh dịch chuyển từ công nghiệp gia công sang công nghiệp chế biến các ngun liệu trong nước sẵn có và cơng nghiệp chế tạo nhằm nâng cao giá trị hàm lượng quốc gia của sản phẩm, củng cố vị trí các sản phẩm quốc gia trên thị trường quốc tế và khu vực.
- Phát triển KCN, KCX đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế hài hịa với các yếu tố xã hội, mơi trường hướng tới phát triển bền vững. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN và vận hành KCN, KCX gắn chặt với việc bảo vệ mơi trường trong và ngồi KCN, KCX; chăm lo điều kiện làm việc, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; giám sát chặt chẽ việc thi hành pháp luật về lao động trong các doanh nghiệp KCN, KCX.
2.3.2. Định hướng phát triển KCN, KCX trong giai đoạn tới
Để tiếp tục phát huy những thành quả đạt được, khắc phục những khó khăn vướng mắc, cản trở đối với sự phát triển của các KCN, trong thời gian tới, các KCN cần xây dựng và phát triển theo một số định hướng cơ bản sau:
Nâng cao chất lượng quy hoạch KCN
- Xây dựng, triển khai quy hoạch KCN gắn với thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nhà ở và các quy hoạch ngành. - Quy hoạch tổng thể KCX, KCN cần tính tốn tiềm năng, lợi thế quốc gia, vừa đánh giá đúng tiềm năng, lợi thế của từng địa phương, từng ngành để tạo ra một sự liên kết chặt chẽ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của KCN trên cấp độ địa phương và quốc gia.
- Phát triển về số lượng và quy mơ KCN cần phù hợp và hài hồ với điều kiện phát triển thực tế của địa phương, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất KCN, kiên quyết không phát triển KCN trên đất nơng nghiệp có năng suất ổn định.
Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng KCN
phục vụ cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào vào ngoài hàng rào KCN, hướng tới hình thành nhiều KCN có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nâng cao khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực.
- Huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động và các cơng trình tiện nghi, tiện ích cho KCN; điều chỉnh, bổ sung cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và phát huy tính chủ động của địa phương trong việc huy động vốn đầu tư toàn xã hội phục vụ cho phát triển kết cấu hạ tầng KCN.
Cải thiện chất lượng thu hút đầu tư vào KCN
- Tập trung ưu tiên thu hút các ngành nghề, lĩnh vực có hàm lượng cơng nghệ tiên tiến, thâm dụng vốn, thân thiện với môi trường, các ngành nghề xác định là mũi nhọn phát triển và có lợi thế của Việt Nam. Tăng cường tính liên kết ngành trong phát triển KCN để hình thành các KCN liên kết ngành (clusters) nhằm tăng lợi thế cạnh tranh của KCN và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN, dần hình thành các ngành cơng nghiệp phụ trợ, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị gia tăng ngành công nghiệp trong tổng giá trị gia tăng của địa phương.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến đầu tư thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung xúc tiến đầu tư theo vùng để tăng cường hiệu quả, tránh chồng chéo. Thực hiện xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung ưu tiên một số đối tác lớn, quan trọng và những ngành nghề, lĩnh vực lợi thế của Việt Nam.
Kiểm sốt chặt chẽ vấn đề mơi trường
- Tăng cường giám sát, thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trường trong các KCN gắn với việc xử lý vi phạm một cách kiên quyết, dứt điểm; đồng thời xem xét điều chỉnh các chế tài để đảm bảo tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý và kỹ thuật về môi trường cho các cơ quan liên quan đến KCN (Ban Quản lý các KCN, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cảnh sát môi
trường) để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý có đầy đủ nguồn lực thực hiện nhiệm vụ về bảo vệ môi trường KCN.
Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật nhằm cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ đời sống vật chất, tinh thần của người lao động trong KCN phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước.
- Chú trọng, đào tạo nghề cho thanh niên khu vực nông thôn, nhất là các vùng nông thôn bị thu hồi đất làm KCN; xây dựng chiến lược tổng thế quốc gia về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa; xây dựng đội ngũ lao động có tác phong cơng nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỷ luật lao động ngày càng được nâng cao.
Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển KCN
Điều chỉnh, bổ sung, hồn thiện cơ chế chính sách hiện hành về KCN, KKT theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền từ Trung ương tới địa phương, gắn chặt với cơ chế phân công trách nhiệm và phối hợp rõ ràng, minh bạch giữa các cơ quan Trung ương và địa phương; có cơ chế giám sát, thanh tra, kiểm tra thường xuyên với các chế tài xử phạt thích đáng đối với các trường hợp vi phạm.
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương đảm bảo đủ thẩm quyền và nguồn lực để quản lý các KCN, KCX theo hướng một cửa, một đầu mối và tương xứng với vai trị vị trí ngày càng quan trọng của các KCN, KCX trong quá trình CNH, HĐH.
Để thực hiện được thành công các định hướng phát triển nêu trên, điều kiện quan trọng và cần thiết là nâng cao nhận thức của các cơ quan nhà nước các cấp về vai trị, vị trí của các KCN trong quá trình CNH, HĐH đất nước; thống nhất chủ trương tăng cường phân cấp, ủy quyền quản lý nhà nước KCN trên các lĩnh vực nhằm xây dựng Ban Quản lý KCN trở thành một cơ quan “đầu mối, tại chỗ” ở địa phương quản lý nhà nước KCN theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Ngồi ra, các Bộ, ngành khi tổ chức xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật chuyên ngành cần dựa trên cơ sở thống nhất với pháp luật về KCN tránh tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật; xây dựng chính sách phát triển KCN phải đặt lợi ích của quốc gia, vì lợi ích chung phát triển KCN phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lên trên lợi ích cục bộ của địa phương, của các bộ, ngành.