Khu công nghiệp tập trung (KCNTT) – một hình thức đặc biệt của TCLTCN

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCCN) (Trang 43 - 73)

2. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam

2.2.Khu công nghiệp tập trung (KCNTT) – một hình thức đặc biệt của TCLTCN

2.2.1. Thực trạng các KCN ở Việt Nam

Nước ta đã và đang hình thành nhiều KCN (hay khu vực tập trung công nghiệp). Do lịch sử để lại, cho nên hiện nay cịn tồn tại nhiều loại KCN, có khu mang dáng dấp của khu cơng nghiệp tập trung, nhưng có khu lại có những đặc điểm khác hẳn. Nhìn chung, các KCN thường tập trung ở các đô thị, gần trục giao

thông, gần cơ sở nguyên, nhiên liệu. Mạng lưới KCN phát triển tương đối rộng khắp dọc chiều dài đất nước. Nhiều KCN đã trở thành hạt nhân để hình thành các đơ thị (hay trung tâm công nghiệp) như Bãi Cháy-Hồng Gai, Việt Trì, Gị Đầm, Biên Hồ, Cần Thơ... Hoặc xây dựng được mối liên hệ sản xuất, kĩ thuật, sử dụng phế thải nhằm đạt hiệu quả kinh tế. Các KCN này đã hồn thành sứ mạng lịch sử trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

a. Những đóng góp của KCN tại Việt Nam

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, các KCN, KCX là một trong những giải pháp thực hiện các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đất nước qua từng giai đoạn. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển (1991-2011), các KCN, KCX ở nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thể hiện ở những kết quả chủ yếu sau:

- Hình thành hệ thống các KCN, KCX trên cơ sở chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược, quy hoạch, ngành địa phương và vùng lãnh thổ

Tính đến năm 2011, cả nước đã có 283 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 76.000 ha, trong đó diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th đạt gần 46.000 ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN được thành lập trên 58 tỉnh, thành phố trên cả nước; được phân bố trên cơ sở phát huy lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các Vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời phân bố ở mức độ hợp lý một số KCN ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hơn nhằm tạo điều kiện cho ngành công nghiệp địa phương từng bước phát triển. Quy mô các KCN, KCX đa dạng và phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển cụ thể

ha. Các vùng có điều kiện tương đối khó khăn, ít có lợi thế phát triển cơng nghiệp có quy mơ KCN, KCX trung bình thấp hơn so với các vùng khác, như vùng Trung du và miền núi phía Bắc (154,9 ha), Tây Ngun (157,6 ha); vùng Đơng Nam Bộ có quy mơ KCN trung bình cao nhất (378,3 ha).

Các KCN, KCX được thành lập và phát triển phù hợp với mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm. Kế hoạch 5 năm 1991-1995 là giai đoạn đầu và thí điểm phát triển KCN, KCX, số lượng các KCN, KCX được thành lập trong giai đoạn này là 12 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên 2360 ha. Sau giai đoạn này, việc thành lập các KCN, KCX được đẩy nhanh, cụ thể trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 thành lập 53 KCN, KCX với tổng diện tích tự nhiên 9706,12 ha, tăng 4,4 lần về số lượng và 4,1 lần về diện tích so với kế hoạch 5 năm 1991-1995; kế hoạch 5 năm 2001-2005 thành lập thêm 66 KCN với tổng diện tích 13140,4 ha, tăng 24,5% về số lượng và 35,4% về diện tích so với kỳ kế hoạch trước; kế hoạch 5 năm 2006-2010 thành lập thêm 136 KCN với tổng diện tích tăng thêm 46.408 ha, tăng 2 lần về số lượng và 3,5 lần diện tích so với kỳ kế hoạch trước.

Các KCN, KCX được hình thành và phát triển phù hợp với quy hoạch xây dựng và phát triển KCN, KCX cả nước cũng như quy hoạch sử dụng đất và phát triển công nghiệp của địa phương. Phần lớn các KCN, KCX thuộc danh mục các KCN, KCX ưu tiên thành lập đến năm 2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã được thành lập và đi vào hoạt động. Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt tại Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ cũng đang từng bước được triển khai một cách linh hoạt, vừa thực hiện các KCN đã có trong Quy hoạch vừa rà soát, điều chỉnh, bổ sung thêm các KCN theo điều kiện, nhu cầu phát triển của các địa phương. Theo kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) và Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được Quốc hội khóa VIII phê duyệt, tổng diện tích đất KCN đến năm 2015 là 130000 ha và đến năm 2020 dự kiến là 200000 ha.

- Huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước

Trong 20 năm qua, với các chính sách ưu đãi, những điều kiện thuận lợi về kết cấu hạ tầng và thủ tục hành chính giản đơn, các KCN, KCX đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Số dự án và tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được tăng lên trong giai đoạn đầu (1991- 1995) và đặc biệt tăng trưởng với tốc độ cao trong các kỳ kế hoạch 5 năm 1996- 2000 và 2001-2005. Nếu trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, khi các KCN, KCX đang trong quá trình triển khai xây dựng, số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi thu hút được mới đạt 155 dự án với tổng vốn đăng ký 1,55 tỷ USD, thì trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, số dự án tăng thêm đạt 588 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,2 tỷ USD, tăng gấp 3,8 lần về số dự án và 4,65 lần về tổng vốn đầu tư đăng ký so với kế hoạch 5 năm 1991-1996. Số dự án tăng thêm trong kế hoạch 5

năm 2001-2005 là 1.377 dự án với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 8,1 tỷ USD, tăng gấp 2,34 lần về số dự án và 12% về tổng vốn đầu tư so với kế hoạch 5 năm 1996- 2000. Số dự án và tổng vốn đầu tư tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 1.860 dự án và 36,8 tỷ USD, tăng 1,35 lần số dự án và 4,5 lần vốn đầu tư so với kỳ kế hoạch trước.

Tính đến cuối tháng 12/2011, các KCN, KCX đã thu hút được 4.113 dự án có vốn đầu tư nước ngồi cịn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 59,6 tỷ USD. Hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KCN, KCX chiếm từ 35-40% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký tăng thêm của cả nước. Nếu xét riêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi trong ngành cơng nghiệp thì các dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi sản xuất cơng nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi vào ngành cơng nghiệp cả nước. Riêng trong năm 2011, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đăng ký vào các KCN, KCX đạt 6,47 tỷ USD; tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 7,28 tỷ USD; tương đương 44% và 67% tổng vốn FDI đăng ký và thực hiện của cả nước trong năm 2011.

Ngồi những đóng góp đáng kể trong thu hút đầu tư nước ngồi, KCN, KCX cịn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nếu như trong kế hoạch 5 năm 1991-1995, chỉ có gần 50 dự án đầu tư trong nước đầu tư vào các KCN, KCX, thì đến kế hoạch 5 năm 1996-2000 số dự án trong nước đã tăng thêm đạt 450 dự án, tăng 9 lần so với kế hoạch 5 năm 1991-1995, kế hoạch 5 năm 2001-2005 thu hút được 1.870 dự án, tăng gấp 4,16 lần so với kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000; kế hoạch năm 2006-2010 thu hút được 2.010 dự án, tăng 7,5% so với kỳ kế hoạch 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trong nước tăng thêm tương ứng trong các thời kỳ kế hoạch là 200 tỷ đồng (1991-1995), 35.000 tỷ đồng (1996-2000), 80.000 tỷ đồng (2001-2005) và 218.860

trong nước vào KCN, KCX ngày càng rõ rệt, đặc biệt là từ năm 2004, số dự án trong nước còn hiệu lực đầu tư vào các KCN, KCX đã vượt số dự án đầu tư nước ngoài. Đến cuối tháng 12/2011, có 4.681 dự án trong nước cịn hiệu lực trong KCN, KCX với tổng vốn đầu tư xấp xỉ 420 nghìn tỷ đồng.

Tổng vốn đầu tư trong và ngồi nước vào KCN tương đương 80 tỷ USD, trung bình 3,5 triệu USD/ha đất cơng nghiệp đã cho thuê, cao hơn tỷ lệ tương tự vào thời điểm cuối năm 2005 (gần 2 triệu USD/ha) và cuối năm 2001 (1,2 triệu USD/ha).

Trong thời kỳ 2001-2005, các KCN, KCX đã cho thuê thêm được khoảng 7.000 ha đất công nghiệp; thời kỳ 2006-2010 cho thuê thêm được 11.600 ha. Tỷ lệ lấp đầy các KCN, KCX đã vận hành tăng đều hàng năm từ 40% năm 1996 lên 55% năm 2001, lên 65% năm 2010. Tính đến 12/2011, tổng diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th của các KCN đang vận hành khoảng 30.000 ha, trong đó đã cho thuê được 19.300 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 65%.

- Tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước

Một trong những yêu cầu then chốt của q trình cơng nghiệp hóa đất nước là xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Các KCN, KCX chính là một trong những điểm đột phá. Các nhà đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, KCX huy động vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KCN, KCX để kết nối đồng bộ với kết cấu hạ tầng ngồi hàng rào KCN, KCX, vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các

địa phương phục vụ tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước.

Đến tháng 12/2011, tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 283 KCN vào khoảng 9,5 tỷ USD. Hình thức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đa dạng và phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Trong 283 KCN đã thành lập có 31 KCN do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi làm chủ đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD. Các KCN còn lại do tổ chức kinh tế trong nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD, trong đó có khoảng 50 KCN do các cơng ty phát triển hạ tầng KCN hoạt động theo mơ hình đơn vị sự nghiệp có thu làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khoảng 1,5 tỷ USD; còn lại là các KCN do doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Nhìn chung KCN, KCX được đầu tư theo hướng phát huy nguồn lực của mọi thành phần kinh tế, trong đó khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế ngồi quốc doanh là chủ yếu. Hình thức các đơn vị sự nghiệp có thu làm chủ đầu tư hạ tầng KCN, KCX được áp dụng ở những địa phương ít lợi thế và điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm sử dụng nguồn vốn nhà nước hỗ trợ một phần cho xây dựng kết cấu hạ tầng một số KCN thời gian đầu, làm cơ sở huy động các nguồn vốn khác.

Trên phạm vi cả nước, đến cuối tháng 12/2011, trong số 283 KCN đã thành lập, có 180 KCN đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký là 5,3 tỷ USD, vốn thực hiện đạt gần 3,2 tỷ USD; còn lại 103 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Tại các địa phương đã hoàn thành việc xây dựng KCN, KCX, kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, KCX được đầu tư đồng bộ và hiện đại đã góp phần đáng kể hiện đại hố hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần thay đổi diện mạo của địa phương, tạo điều kiện

Một kết quả đáng ghi nhận là qua 20 năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam, đã hình thành một đội ngũ doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, KCX trong nước có năng lực tài chính, quản lý, có uy tín và kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN tại một số địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc như Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương.

- KCN, KCX có đóng góp khơng nhỏ vào tăng trưởng ngành sản xuất cơng nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước theo hướng CNH, HĐH

Trong những năm qua, các KCN, KCX đã minh chứng là một công cụ hữu hiệu để thu hút các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ công nghiệp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa trong phạm vi địa phương và trên cả nước.

Thực tế 20 năm xây dựng và phát triển cho thấy, các KCN, KCX đã có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP của cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX đều tăng dần qua các năm, đặc biệt trong kế hoạch 5 năm 1996-2000 và 2001- 2006, tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX đều vượt so với tốc độ gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX thời kỳ 1996-2000 đạt khoảng 9,5 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 20%/năm (tốc độ tăng trưởng cơng nghiệp bình qn trên cả nước đạt 12%). Giá trị sản xuất công nghiệp của các KCN, KCX tạo ra trong thời kỳ 2001-2005 đạt khoảng 44,4 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 32%/năm; trong thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng 125 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm (tốc độ tăng

trưởng cơng nghiệp bình qn cả nước trong 2 thời kỳ đạt khoảng 15-16%). Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN, KCX trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước đã tăng lên đáng kể theo các năm: từ mức khoảng 8% năm 1996 lên 14% năm 2000, 28% năm 2005 và 32% vào năm 2010.

Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp KCN, KCX trên thị trường thế giới được nâng cao đáng kể trong thời gian qua, thể hiện ở giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX tăng đều qua các năm từ 1996 trở lại đây: từ năm 1991- 1996, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX không đáng kể do các KCN, KCX và các doanh nghiệp mới hình thành và đi vào hoạt động. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX thời kỳ kế hoạch 5 năm 1996-2000 đạt 6,2 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 18%/năm. Trong kế hoạch 5 năm 2001-2006, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN, KCX đạt trên 22,3 tỷ USD, tăng bình quân khoảng 24%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị xuất khẩu cơng nghiệp của cả nước (đạt bình qn khoảng 18%/năm). Trong kế hoạch 5 năm 2006-2010, các KCN, KCX xuất khẩu 63,7 tỷ USD, tăng 2,85 lần so với kỳ kế hoạch trước và tăng bình quân khoảng 32%/năm trong khi đó tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân cả nước khoảng 17,2%/năm. Đặc biệt trong 2 năm 2009, 2010 đã có sự xuất siêu nhẹ trong các KCN, KCX với chênh lệch giá trị xuất khẩu và nhập khẩu gần trên 500 triệu USD. Tỷ trọng giá trị xuất

Một phần của tài liệu Tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCCN) (Trang 43 - 73)