NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
Một số khái niệm liên quan
Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân đồng thời là công cụ phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Phát triển Viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Mạng Viễn thông gồm mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng, mạng viễn thông chuyên dùng là tập hợp các thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng các đường truyền dẫn.
Mạng Viễn thông công cộng
Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp các dịch vụ Viễn thông Mạng viễn thông công cộng được xây dựng và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Các công trình viễn thông công cộng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng phải có trong quy hoạch, thiết kế tổng thể trong xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ.
Các công trình viễn thông công cộng được ưu tiên sử dụng không gian,mặt đất, lòng đất, đáy sông, đáy biển; các đường truyền dẫn được kết hợp đi dọc đường giao thông, cầu, cống, hè phố, đường phố, đường điện để thuận tiện cho việc xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng và bảo vệ công trình.
Các điểm phục vụ công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng.
Mạng viễn thông dùng riêng
Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam thiết lập để bảo đảm thông tin cho các thành viên của mạng, bao gồm các thiết bị viễn thông được lắp đặt tại các địa điểm xác định khác nhau và được kết nối với nhau bằng các đường truyền dẫn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuê hoặc tự xây dựng
Mạng viễn thông chuyên dùng
Mạng viễn thông chuyên dùng là mạng viễn thông dùng để phục vụ thông tin đặc biệt của các cơ quan Đảng, Nhà nước, phục vụ thông tin quốc phòng, an ninh Chính phủ quy định cụ thể về việc thiết lập và hoạt động của các mạng viễn thông chuyên dùng.
Dịch vụ viễn thông bao gồm:
- Dịch vụ cơ bản là dịch vụ truyền đưa tức thời dịch vụ viễn thông qua mạng viễn thông hoặc Internet mà không làm thay đổi loại hình hoặc nội dung thông tin.
- Dịch vụ giá trị gia tăng là dịch vụ làm tăng thêm giá trị thông tin của người sử dụng dịch vụ bằng cách hoàn thiện loại hình, nội dung thông tin hoặc cung cấp khả năng lưu trữ, khôi phục thông tin đó trên cơ sở sử dụng mạng viên thông hoặc Internet.
- Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho các cơ quan, tổ chức,doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet khả năng kết nối với nhau và vớiInternet quốc tế. năng truy nhập Internet.
- Dịch vụ ứng dụng Internet trong bưu chính, viễn thông là dịch vụ sử dụng Internet để cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông cho người sử dụng. Dịch vụ ứng dụng Internet trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác phải tuân theo các quy định pháp luật về bưu chính, viễn thông và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Các loại hình dịch vụ viễn thông đang được cung cấp trên thị trường:
- Điện thoại cố định và các dịch vụ trên mạng điện thoại cố định như VoIP, dịch vụ giá trị gia tăng của tổng đài kỹ thuật số,…
- Truyền dữ liệu: X25, VNP, thuê kênh…
- Các dịch vụ trên mạng NGN: giải trí, thương mại, quảng cáo…
- Dịch vụ điện thoại di động: WAP, SMS, MMS, tra cứu…
- Internet: Internet gián tiếp, Internet băng rộng ADSL, truy nhập vô tuyến.
1.1.4 Giá cước dịch vụ viễn thông
Thủ tướng Chính phủ quyết định giá cước dịch vụ viễn thông quan trọng có tác động đến nhiều ngành và phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông quyết định giá cước dịch vụ viễn thông công ích, giá cước dịch vụ viễn thông có thị phần khống chế và giá cước kết nối giữa các doanh nghiệp trên cơ sở giá thành dịch vụ, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển viễn thông trong từng thời kỳ.
Doanh nghiệp viễn thông quyết định các mức giá cước cụ thể đối với dịch vụ viễn thông, trừ giá cước quy định bên trên.
Đặc điểm, vai trò của ngành Viễn thông trong phát triển kinh tế xã hội
1.2.1 Đặc điểm dịch vụ Viễn thông
Thứ nhất là tính vô hình của sản phẩm dịch vụ Viễn thông
Sản phẩm Viễn thông không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới, không phải là hàng hoá cụ thể có thể sờ, nếm, trông thấy được mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận, sản phẩm Viễn thông được thể hiện dưới dạng dịch vụ vì vậy việc quản lí kinh doanh của ngành này khác với ngành sản xuất vật chất.
Do sản phẩm Viễn thông không phải là sản phẩm vật chất, không phải hàng hoá cụ thể nên cần có chính sách Marketing thích hợp Sự phát triển của dịch vụ Viễn thông phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vào mức sống của người dân…hay cụ thể là nhu cầu của mỗi cá nhân, doanh nghiệp, ngành, xã hội Mà các nhu cầu này rất đa dạng và phong phú do đó đòi hỏi ngành Viễn thông không chỉ thụ động chờ sự xuất hiện nhu cầu của người sử dụng cần phải có các chiến lược, chính sách, biện pháp không ngừng mở rộng nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông.
Các sản phẩm Viễn thông được tạo ra không cần đến những nguyên vật liệu chính phải bỏ tiền ra mua như các ngành khác mà chỉ cần sử dụng các vật liệu phụ như: dây cáp, giấy, mực in…Do đó chi phí nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng nhỏ, chi phí lao động sống chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh Viễn thông.
Thú hai là quá trình sản xuất kinh doanh Viễn thông mang tính dây chuyền
Quá trình đưa tin tức là quá trình diễn ra từ hai phía (người gửi tin và người nhận tin) Điểm đầu và điểm cuối của một quá trình đưa tin tức có thể ở thực hiện một đơn vị sản phẩm Viễn thông cần có nhiều người, nhiều nhóm người, nhiều đơn vị sản xuất trong nước và có khi là nhiều dơn vị sản xuất ở các nước khác nhau cùng tham gia và trong quá trình đó người ta sử dụng nhiều loại phương tiện, thiết bị thông tin khác nhau Do đó quá trình sản xuất kinh doanh Viễn thông phải mang tính dây chuyền.
Thứ ba là quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm
Trong hoạt động thông tin Viễn thông, quá trình sản xuất gắn liền với quá trình tiêu thụ sản phẩm, trong nhiều trường hợp quá trình tiêu thụ trùng với quá trình sản xuất Hay nói cách khác, hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức được tiêu dùng ngay trong quá trình sản xuất Ví dụ trong đàm thoại bắt đầu đăng kí đàm thoại là bắt đầu quá trình sản xuất, sau khi đàm thoại xong tức là sau khi tiêu dùng hiệu quả có ích của quá trình sản xuất thì quá trình sản xuất cũng kết thúc.
Trong Viễn thông người sử dụng dịch vụ Viễn thông tiếp xúc trực tiếp với nhiều khâu sản xuất của doanh nghiệp Viễn thông Chất lượng hoạt động Viễn thông sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng và ngược lại.
Cuối cùng là tải trọng không đồng đều theo thời gian và không gian
Ngành Viễn thông là ngành truyền đưa tin tức, để quá trình truyền đưa tin tức có thể diễn ra cần phải có tin tức và mọi tin tức đề do khách hàng mang đến Như vây, nhu cầu về truyền đưa tin tức quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành Viễn thông Nhu cầu này rất đa dạng, nó xuất hiện không đồng đều về thời gian và không gian Nhu cầu về truyền đưa tin tức có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên trái đất, ở đâu có con người thì ở đó có nhu cầu về thông tin Do vậy cần phải bố trí các phương tiện thông tin trên tất cả các miền của đất nước, bố trí mạng lưới hợp lí, thống nhất về kĩ thuật, nghiệp vụ để có thể hoà nhập vào mạng lưới quốc gia, quốc tế Nhu cầu truyền đưa tin tức phụ thuộc nhiều vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương Khi tổ chức mạng lưới, dịch vụ Viễn thông cần đảm bảo cân đối giữa nhu cầu và khả năng trong hiện tại.
Nhu cầu về truyền đưa tin tức xuất hiện không đồng đều các giờ trong một ngày đêm, các ngày trong một tuần, các tháng trong một năm…Lưu lượng dịch vụ không dự đoán được phụ thuộc vào các yếu tố di chuyển: nó sẽ tăng cao ở các khu giải trí vào các ngày nghỉ, các ngày lễ, tết, chào mừng,…tập trung cao ở các khu vực thành thị, khu vực nông thôn ít tập trung Ngoài ra nó còn phụ thuộc rất lớn vào thói quen sử dụng.
1.2.2 Vai trò của ngành Viễn thông trong phát triển kinh tế - xã hội
Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuất, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền Kinh tế quốc dân đồng thời là 1 công cụ phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Mặt khác Viễn thông có nhiệm vụ phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân khắp mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu cơ bản là: nhanh chóng, chính xác, an toàn, thuận tiện và thoả mãn mọi nhu cầu về dịch vụ. Phát triển viễn thông đúng hướng là tạo điều kiện thu hút đầu tư, thực sự đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.
Vai trò của ngành viễn thông được thể hiện cụ thể:
- Viễn thông góp phần đưa và duy trì thông tin tới mọi nơi, mọi lúc góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, miền, phục vụ quốc phòng – an ninh, phòng chống thiên tai.
- Thúc đẩy kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
- Là cầu nối cho việc giao lưu, hợp tác khu vực và quốc tế trên các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật và an ninh quốc phòng.
- Viễn thông góp phần nâng cao hiệu quả và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
- Tạo tiền đề và điều kiện mở rộng thị trường trong nước, gắn thị trường trong nước với nhau, thị trường trong nước với thị trường nước ngoài.
Các yếu tố tác động tới sự phát triển của ngành viễn thông
Mục đích của việc đánh giá các yếu tố tác động
- Chỉ ra những nhân tố cần thiết cho phát triển ngành Viễn thông
- Đánh giá khả năng tác động của các yếu tố đầu vào đến phát triển ngành.
- Đánh giá vai trò trong hội nhập và tính cạnh tranh của ngành trong phát triển.
1.3.1 Vị trí địa lí - Điều kiện tự nhiên
- Bao gồm: + Vị trí địa lí: Đánh giá về toạ độ địa lí, địa phương có nằm trong vùng kinh tế trọng điểm không, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế nào?
+ Địa hình: Đồng bằng, miền núi hay trung du…
+ Khí hậu: Nằm trong đới khí hậu có tính chất như thế nào, nhiệt độ trung bình, lượng mưa trung bình, độ ẩm.
Các yếu tố trên tạo cơ hội hay thách thức tới việc xây dựng và thiết lập mạng lưới viễn thông, và tác động như thế nào?
- Dân số: Đánh giá về các yếu tố như Tổng dân số, mật độ dân số, tỷ lệ dân số thành thị, sự phân bố dân cư… tác động tới nhu cầu về các dịch vụ viễn thông và tiềm năng cung cấp lao động cho ngành trong tương lai.
- Lao động: tổng số lao động trong ngành Viễn thông, trình độ lao động( tỷ lệ lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo )… sẽ tác động tới nhu cầu hiện tại về lao động của ngành và mức độ đáp ứng nhu cầu đó trên địa bàn tỉnh như thế nào?
1.3.3 Cơ sở hạ tầng, vốn và công nghệ
- Hệ thống giao thông vận tải: Đường bộ, đường thủy, đường sắt…
Tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho nhu cầu phát triển mạng cáp viễn thông và vận chuyển theo các tuyến đường giao thông.
Vốn đầu tư bao gồm: vốn đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước và dân cư trong tỉnh Vốn đầu tư là một yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của ngành Viễn thông, nó cung cấp nguồn lực cho đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, …
Vốn đầu tư từ ngân sách là nguồn vốn chủ yếu cho đầu tư phát triển các dịch vụ công ích và phục vụ sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước Nguồn vốn này ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng mạng Viễn thông công ích, nguồn vốn đầu tư phát triển của các doanh nghiệp Viễn thông.Vì vậy muốn phát triển mạng dịch vụ Viễn thông công ích phải tận dụng được nguồn vốn này.
Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và dân cư trong tỉnh, nguồn vốn này được tận dụng từ nguồn tài chính dư thừa của các doanh nghiệp và nguồn nhàn rỗi trong nhân dân Nguồn vốn này được huy động thông qua vốn tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp…ngoài ra các doanh nghiệp có thể đầu tư bằng cách sử dụng chung hạ tầng cơ sở phù hợp với xu hướng phát triển và cùng có lợi Có thể sử dụng nguồn vốn này để thực hiện một số lĩnh vực có sự tham gia của nhân dân theo phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm sau đó cho doanh nghiệp thuê lại.
Vốn đầu tư nước ngoài, là một phần quan trọng trong cơ cấu vốn đầu tư phát triển Viễn thông, bao gồm vốn viện trợ chính thức ODA và vốn đầu tư trực tiếp FDI, có thể đầu tư bằng vốn và công nghệ Nguồn vốn này được thực hiện khi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư bằng cách liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Viễn thông trong nước Hình thức này làm gia tăng tính cạnh tranh trong kinh doanh sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh Viễn thông đồng thời đổi mới được công nghệ hiện tại….
Công nghệ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Viễn thông, đặc biệt trong quá trình hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ mang lại khả năng cạnh tranh cao.
1.3.4 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Tình hình kinh tế - xã hội: GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế, tổng vốn đầu tư xã hội, giải quyết việc làm, tỷ lệ đô thị hoá…
ảnh hưởng tới nhu cầu về các dịch vụ Viễn thông như thế nào?( kinh tế, xã hội phát triển thì nhu cầu lớn; kinh tế, xã hội kém phát triển thì nhu cầu ít), kinh tế chuyển dịch cơ cấu đúng hướng sẽ tạo cơ hội và môi trường thuận lợi cho phát triển ngành viễn thông.
- Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ảnh hưởng như thế nào tới định hướng phát triển ngành viễn thông trong tương lai.
Kinh doanh dịch vụ Viễn thông
1.4.1 Chất lượng sản phẩm dịch vụ Viễn thông Ý nghĩa, bản chất của chất lượng Viễn thông
Viễn thông bao gồm các hoạt động truyền đưa tin tức mà trong đó nội dung tin tức được biến đổi thành các tín hiệu điện, được truyền trên dây dẫn hoặc trong không gian nhờ năng lượng của sóng điện từ Viễn thông chỉ sự truyền đưa, thu phát các loại tín hiệu, kí hiệu, âm thanh, hình ảnh, chữ viết, hay bất kì dạng tin tức nào khác thông qua hệ thống điện từ Nhờ đặc điểm đó mà chất lượng dịch vụ Viễn thông bao gồm chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ.
Trong điều kiện cạnh tranh, chất lượng trở thành thước đo hiệu quả hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Viễn thông, đảm bảo lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Do vậy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Viễn thông đều nhằm nâng cao chất lượng của các dịch vụ truyền thông và cung cấp các dịch vụ mới chất lượng cao Đối với người sử dụng, chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ là đồng nhất Điều quan trọng đối với họ là mức độ thoả mãn nhu cầu, tức là sự sẵn sàng và khả năng cung cấp cá c dịch vụ Viễn thông một cách thuận tiện về mặt thời gian, địa điểm và chất lượng cao.
Chất lượng sản phẩm Viễn thông được thể hiện ở các tính năng:
- Tốc độ truyền đưa tin tức
- Độ chính xác trung thực của việc truyền đưa và khôi phục tin tức.
- Độ hoạt động ổn định của phương tiện thông tin
Một số chỉ tiêu chất lượng phục vụ
Bán kính phục vụ bình quân
R: bán kính phục vụ bình quân của mạng (km)
S: diện tích phục vụ của mạng (km 2 )
N: số điểm thông tin trên mạng
Bán kinh phục vụ bình quân nhỏ chứng tỏ các điểm thông tin càng gần với người sử dụng, chất lượng phục vụ là tốt và ngược lại.
Hệ số mở đồng đều các dịch vụ
Ki: hệ số mở đồng đều dịch vụ thứ i(%)
Ni: số lượng điểm thông tin mở dịch vụ thứ i
N: tổng số lượng điểm thông tin của mạng
Ki = 1 đối với tất cả các dịch vụ thì chất lượng dịch vụ là tốt nhất
Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu khác như:
- Thời gian chờ đợi trung bình: được đo bằng thời gian chờ đợi trung bình của một khách hàng để được phục vụ, chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng phục vụ càng tốt.
- Chất lượng thanh toán được đo bằng tỉ lệ khách hàng phàn nàn về việc thanh toán không đúng.
- Chất lượng giải quyết khiếu nại.
- Số lượng khách hàng hài lòng: với thái độ phục vụ của nhân viên, thủ tục.
1.4.2 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận kinh doanh dịch vụ Viễn thông
Doanh thu Viễn thông bao gồm:
- doanh thu từ các hoạt động kinh doanh và phục vụ: doanh thu về cung cấp các dịch vụ Viễn thông sau khi trù đi giảm giá, trợ giá của nhà nước…
Doanh thu giá cước Viễn thông là doanh thu có được do cung cấp dịch vụ Viễn thông cho khách hàng theo mức giá cước quy định bao gồm: cước thuê bao điện thoại, tin nhắn, tổng đài thuê riêng, giá thuê các kênh Viễn thông, giá thuê thu phát truyền hình.
Doanh thu giá cước Viễn thông được tính theo công thức
D: tổng doanh thu giá cước
Qi : sản lượng dịch vụ loại i
Pi: giá cước của dịch vụ i
Doanh thu giá cước là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh kết quả hoạt động của từng đơn vị cũng như toàn bộ doanh thu của ngành Viễn thông Doanh thu giá cước là nguồn chính dùng để bù đắp chi phí sản xuất kinh doanh, phục vụ phát triển mạng lưới, đóng góp vào ngân sách nhà nước.
- Doanh thu từ các hoạt động khác bao gồm: hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động bất thường
+ Doanh thu từ các hoạt động đầu tư tài chính: doanh thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, tiền cho thuê tài sản đối với các đơn vị thuê tài sản
+ Doanh thu từ các hoạt động bất thường là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ việc cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, thu từ tiền phạt vi phạm các hợp đồng kinh tế, các khoản thuế phải nộp (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) được nhàn nước giảm và các khoản thu bất thường khác.
Chi phí sản xuất Viễn thông là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống (lương, bảo hiểm xã hội…) và lao động vật hoá (vật liệu, nhiên liệu, tài sản cố định…) phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Viễn thông ở một thời kì kinh doanh nhất định.
Chi phí dịch vụ Viễn thông bao gồm:
- Khấu hao tài sản cố định
- Chi sửa chữa tài sản
- Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,kinh phí công đoàn, đào tạo cán bộ
Cước phí dịch vụ Viễn thông
Trong Viễn thông vấn đề chính sách giá cước là một vấn đề quan trọng và phức tạp, nó quyết định tình hình tài chính của doanh nghiệp, mức doanh thu, lợi nhuận, các khả năng đầu tư.
Giá cước Viễn thông chịu ảnh hưởng của các nhân tố:
- Nhân tố khách quan: Nhu cầu có khả năng thanh toán, chính sách điều tiết giá của nhà nước, lạm phát, mức độ cạnh tranh, chu kì sống của dịch vụ…
- Nhân tố chủ quan: chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí sản phẩm dịch vụ
Hệ thống giá cước Viễn thông:
- Cước diện thoại nội hạt bao gồm cước thuê bao tháng, cước đàm thoại nói tại máy thuê bao, cước đàm thoại nói tại máy công cộng, giá thuê thiết bị thông tin.
- Cước điện thoại đường dài nội tỉnh quy định một mức cước thống nhất đối với tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Cước điện thoại đường dài liên tỉnh: mức cước phụ thuộc vào cự li thông tin.
- Cước điện thoại di động
- Cước Viễn thông quốc tế
Một số phương pháp xác định cước
- Phương pháp dựa vào chi phí
Pi: là giá cước ban đầu của một sản phẩm dịch vụ loại I (được điều chỉnh khi có lạm phát, nâng cao chất lượng dịch vụ…)
Zi: giá thành của một đơn vị sản phẩm dịch vụ loại i
Li: mức lợi nhuận quy định cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ
+ Ưu điểm: đây là phương pháp thông dụng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông định giá cước một cách đơn giản đồng thời không phải thường xuyên điều chỉnh giá khi nhu cầu thay đổi, sự cạnh tranh về giá cước ít gay gắt Đây là phương pháp được coi là khá công bằng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Viễn thông và khách hàng sử dụng các dịch vụ đó.
+ Nhược điểm: về tính toán chi phí, phân bổ chi phí chưa hoàn toàn chính xác, hợp lí do nhiều yếu tố khách quan đem lại.
- Phương pháp dựa vào nhu cầu của khách hàng sử dụng: các doanh nghiệp Viễn thông áp dụng chính sách phân biệt giá cho các sản phẩm dịch vụ Viễn thông.
+ Định cước theo thời gian: cước sẽ được thay đổi theo mùa, theo ngày, thậm chí theo giờ Vào những giờ ban ngày tải trọng lớn quy định mức cước cao Vào ban đêm, ngày lễ quy định mức cước thấp Phương pháp này có thể áp dụng để hình thành cước điện thoại đường dài.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH VIỄN THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH
Tổng quan về ngành Viễn thông tỉnh Nam Định
2.1.1 Tổng quan về ngành viễn thông tỉnh Nam Định
Trong thời gian vừa qua ngành Viễn thông đã có những đóng góp quan trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Viễn thông đã góp phần đưa thông tin tới khu vực nông thôn, vùng xa và khắp mọi nơi trên toàn tỉnh góp phần nâng cao dân trí; thúc đẩy phát triển và phổ cập dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao đời sống nhân dân; đảm bảo thông tin thông suốt và an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh, phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai.
Viễn thông góp phần nâng cao hiệu quả và thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
Viễn thông tạo tiền đề và điều kiện mở rộng thị trường trong tỉnh, gắn thị trường trong tỉnh với các tỉnh lân cận, các tỉnh thành trong vùng và cả nước, thúc đẩy quá trình đưa kinh tế tỉnh chuyển mạnh sang nến kinh tế thị trường.
Cơ cấu ngành viễn thông Nam Định gồm:
+ Mạng truyền dẫn: liên tỉnh và nội tỉnh
+ Mạng thông tin di động
- Các dịch vụ Viễn thông: Điện thoại cố định, điện thoại di động,Internet…
- Thông tin duyên hải: cung cấp thông tin phục vụ công tác đánh bắt thuỷ sản, thông tin thời tiết, các dịch vụ cho tàu thuyền đánh bắt…
Viễn thông và Internet ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp của Viễn thông vào GDP của tỉnh càng cao.
Giai đoạn 2003 – 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Nam Định đạt 9,2%/năm Theo ước tính:
- Tác động của Viễn thông và Internet đến tăng trưởng GDP đạt 0,4%.
- Đầu tư vào Viễn thông và Internet đóng góp vào tăng trưởng GDP đạt 0,182% nghĩa là khi đầu tư 1 đồng vào Viễn thông và Internet thì đóng góp cho GDP là 1,08 đồng.
Các hoạt động Viễn thông tiếp tục phát triển và đảm bảo tốt các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, phục vụ tốt về nhu cầu về thông tin liên lạc của nhân dân, các đơn vị, các tổ chức trên địa bàn, với chất lượng ngày càng được nâng cao, phạm vi phục vụ mở rộng.
Hạ tầng mạng Viễn thông không ngừng được mở rộng, đặc biệt là hạ tầng mạng thông tin di động; thuê bao di động và thuê bao Internet phát triển mạnh; điện thoại cố định phát triển mạnh theo xu hướng cố định không dây tiện dụng, có vùng phủ sóng rộng và thích hợp cho các vùng nông thôn.
Hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Đảng, nhà nước không ngừng được phát triển, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, công tác chuyên môn của các ngành, các đơn vị, góp phând tích cực vào việc công khai minh bạch các quy định, chế độ, chính sách, cải cách thủ tục hành chính Công tác đào tạo bồi dưỡng kién thức về công nghệ thông tin được tăng cường.
Trong những năm tới Viễn thông sẽ tiếp tục phát triển mạnh và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Tỉnh.
2.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định
- Vị trí địa lý: Nam Định là tỉnh nằm ở cực Nam châu thổ sông Hồng, diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 1.649,86 km 2 , cách thủ đô Hà Nội 90 Km về phía Nam theo quốc lộ 1 và quốc lộ 21, phía Tây Bắc giáp với Hà Nam, phía Đông giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây Nam giáp với tỉnh Ninh Bình, phía Đông Nam giáp với Biển Đông.
- Khí hậu: Nam Định mang đầy đủ những đặc điểm của khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa rõ rệt.
- Mạng lưới điện: Tỉnh Nam Định hiện nay với mạng lưới điện lực phát triển rộng khắp toàn tỉnh( 1 trạm 220 KV và 08 trạm 110KV) đã cung cấp được cho 229/229 tổng số xã, phường đã có điện từ nguồn điện lưới Quốc gia đảm bảo sinh hoạt cho người dân trong tỉnh
- Giao thông vận tải: Nam Định có hệ thống giao thông thuỷ, bộ khá hoàn chỉnh
+ Đường bộ: mạng lưới đường quốc lộ, tỉnh lộ… tương đối hoàn thiện giúp cho việc vận chuyển, lưu thông hang hoá trên địa bàn tỉnh và tới các tỉnh thành trong vùng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.
+ Đường sắt: Đường sắt Bắc Nam đi qua địa bàn tỉnh với chiều dài 42 km với 6 nhà ga hành khách và hang hoá, đi qua thành phố Nam Định, huyện
Mỹ Lộc, Vụ Bản, Ý Yên.
+ Đường thuỷ: Nam Định có 1 hệ thống sông gồm nhiều sông lớn cấp quốc gia: Sông Hồng, sông Đáy, sông Ninh Cơ, sông Đào với tổng chiều dài
251 km, cùng với mạng lưới sông nội đồng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hang hoá phục vụ phát triển kinh tế
Nam Định có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng thiết lập và phát triển mạng lưới Viễn thông.
Dân số và lao động tỉnh Nam Định
Nam Định có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố loại II và 09 huyện. Dân số Nam Định năm 2007 là 1.991.191 người, mật độ dân số trung bình 1.207 người/km 2 Số dân thành thị chiếm 17% số dân trong toàn tỉnh.
Bảng 2.1: Hiện trạng dân số tỉnh Nam Định
Mật độ dân số (người/km 2 )
Tỷ lệ dân số thành thị (%)
Tỷ lệ dân số nông thôn
Nguồn: Niên giám thống kê Nam Định 2007
Từ bảng số liệu trên ta thấy sự phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều, phần lớn dân cư tập trung ở khu vực thành phố, ở các huyện thì mật độ dân số thấp hơn, thấp nhất là huyện Nghĩa Hưng chỉ bằng 1/6 mật độ dân số của thành phố Nam Định.
Bảng 2.2: So sánh dân số tỉnh Nam Định với vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước
Tỷ lệ dân số thành thị
Tỷ lệ dân số nông thôn người) (người/km 2 ) (%) (%)
Nam Định 1.991 1.207 17 83 Đồng bằng sông Hồng 18.514 1.238 25 75
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nam Định năm 2007
So với các tỉnh trong vùng thì Nam Định có mật độ dân số khá cao, đây là điều kiện tốt để kinh doanh các dịch vụ viễn thông có hiệu quả.
Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh năm 2007 là 1.190.100 người ( chiếm 59,77% dân số) trong đó số người trong độ tuổi lao động là 997.700 người( chiếm 83.83% nguồn lao động), số người ngoài độ tuổi lao động là 192.400 người Hàng năm, lực lượng này lại được bổ sung thêm 1 lượng khá lớn lao động trẻ có trình độ văn hoá cơ bản.
Tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định
Thành tựu phát triển kinh tế xã hội:
Hiện trạng phát triển Viễn thông tỉnh Nam Định
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thông chuyển mạng để cung cấp dịch vụ điện thoại cố định có dây: Viễn thông tỉnh Nam Định và Viettel telecom Ngoài ra còn có EVN telecom cung cấp dịch vụ cố định không dây dựa trên hạ tầng sẵn có của mạng di động Đến hết năm 2007, toàn tỉnh có 4 tổng đài trung tâm( 3 tổng đài trung tâm của VNPT, 1 tổng đài của Viettel), 50 tổng đài vệ tinh và 25 thiết bị truy cập quang V5.2.
Mạng truyền dẫn Mạng truyền dẫn liên tỉnh
Mạng truyền dẫn liên tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện kết nối liên tỉnh cho mạng điện thoại cố định của tỉnh, các mạng di động, POP Internet và VoIP của các doanh nghiệp, tín hiệu truyền hình và một số kênh thuê riêng của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Mạng truyền dẫn liên tỉnh trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu do các đơn vị: VTN( VNPT), Viettel, EVN cung cấp và quản lý.
- VNPT đã đầu tư xây dựng mạng viễn thông thế hệ mới NGN, hệ thống truyền dẫn hiện đại sử dụng công nghệ SDH, DWDM với dung lượng tuyến trục 40Gb/s Xây dựng 2 tuyến truyền dẫn liên tỉnh trong đó có 1 tuyến truyền dẫn viba, 1 tuyến truyền dẫn cáp quang Cáp quang liên tỉnh nằm trong 2 mạch vòng dọc theo các tuyến đường quốc lộ QL1A, QL 21, QL 10.
- Viettel xây dựng tuyến truyền dẫn liên tỉnh dọc tuyến đường sắt Bắc Nam với dung lượng 2,5 Gb/s/
- EVN telecom cũng xây dựng truyền dẫn quang liên tỉnh dọc theo các tuyến đường dây tải điện 220/110KV với dung lượng 2,5 Gb/s theo 2 hướng Nam Định – Thái Bình, Nam Định – Ninh Bình.
VNPT, Viettel EVN Telecom đã hợp tác với nhau để chia sẻ hạ tầng
Mạng truyền dẫn nội tỉnh
Mạng truyền dẫn nội tỉnh của VNPT
Cùng với việc hiện đại hoá mạng chuyển mạch, VNPT cũng tập trung nâng cao chất lượng mạng truyền dẫn bằng việc đầu tư mạng cáp quang, từng bước thay thế hệ thống truyền dẫn viba số Năm 2007 có khoảng 256 km cap các loại với 4 thiết bị STM4, 36 thiết bị STM1được lắp đặt trên 12 tuyến vòng.
Mạng truyền dẫn nội tỉnh của Viettel
Gồm có 80 tuyến truyền dẫn: 20 tuyến sử dụng phương thức truyền dẫn quang với dung lượng truyền dẫn 333 luồng E1, 60 tuyến sử dụng phương thức truyền dẫn Viba với tổng chiều dài 354 km, dung lượng truyền dẫn 376 luồng E1.
Mạng truyền dẫn nội tỉnh của EVN
Gồm 58 tuyến cáp quang với tổng chiều dài 239,98km; 13 tuyến viba, dung lượng kết nối sang viễn thông tỉnh Nam Định là 22 luồng E1 cho dịch vụ điện thoại cố định và 2 luồng E1 cho dịch vụ VoIP.
EVN đã xây dựng được 3 mạch vòng cáp quang nội tỉnh.
Mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đã được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và đầu tư, đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu lắp đặt điện thoại của chính quyền địa phương và nhân dân Để nâng cao chất lượng, rút ngắn cự li phục vụ của mạng ngoại vi, các doanh nghiệp đã mở rộng các trạm chuyển mạch, các điểm tập trung thuê bao, bán kính phục vụ bình quân của các trạm đã giảm đáng kể.
Mạng cáp trên địa bàn tỉnh đã và đang được ngầm hóa, từng bước giải toả cáp treo tạo thêm vẻ mỹ quan đô thị và nâng cao chất lượng đàm thoại.
Cáp treo các loại được treo trên cột thông tin bưu điện hoặc cột hạ thế của điện lực đã đáp ứng kịp thời nhu cầu lắp đặt thuê bao mới cho nhân dân tại tất cả các tổng đài trên địa bàn toàn tỉnh.
Mạng ngoại vi của viễn thông tỉnh Nam Định
- Hệ thống cap ngầm thường sử dụng cáp loại từ 200 – 600 đôi.
- Số cáp đôi đã sử dụng/ Số đôi cáp hiện có: 195.961 đôi/ 350.230 đôi chiếm tỷ lệ 56%.
- Chiều dài cáp ngầm trung bình/ chiều dài cáp treo trung bình: 1.818.563m/ 1.316.217 m, tỷ lệ ngầm hoá đạt 59%.
Mạng ngoại vi của Viettel
Tính đến hết năm 2007, tổng dung lượng mạng cáp gốc của Viettel là 2.170 đôi, tổng dung lượng mạng cáp phối là 1.550 đôi.
Mạng thông tin di động
Tỉnh Nam Định hiện có 6 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động
- 3 doanh nghiệp sử dụng công nghệ GSM
+ Mạng Mobifone do công ty Thông tin di động (VMS) xây dựng quản lí và tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh Tính đến hết năm 2007 có 35 trạm thu phát sóng di động, tổng số thuê bao là 47.080 thuê bao.
+ Mạng Vinaphone do công ty dịch vụ Viễn thông GPC xây dựng, tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh Tính đến hết năm 2007 mạng có 82 trạm thu phát sóng di động, tổng số thuê bao la 90.063 thuê bao.
+ Mạng Viettel Mobile do tổng công ty Viễn thông quân đội xây dựng, tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh Tính đến hết năm 2007 mạng có 83 trạm thu phát sóng di động, tổng thuê bao đạt 324.909 thuê bao.
- 3 doanh nghiệp sử dụng công nghệ CDMA:
+ Mạng E- Mobile do công ty Viễn thông điện lực xây dựng, tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh Tính đến hết năm 2007 mạng có 40 trạm thu phát sóng.
+ Mạng S- Phone do công ty cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) xây dựng, tổ chức việc kinh doanh, phát triển thuê bao trên địa bàn tỉnh Tính đến hết năm 2007 mạng có 15 trạm thu phát sóng, tổng số thuê bao đạt 6.143 thuê bao.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂNN NGÀNH VIỄN THÔNG TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2015
Xu hướng phát triển Viễn thông
3.1.1 Xu hướng phát triển Viễn thông trên Thế giới
Trong thời gian 10 năm tới mạng Viễn thông thế giới sẽ trải qua sự chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng số hoá và cáp quang hoá; các dịch vụ Viễn thông sẽ phát triển theo xu hướng hội tụ.
Mạng điện thoại di động phát triển từ từ hệ thống băng hẹp 2G lên hệ thống thông tin di động băng rộng 3G, 4G.
Xu hướng phát triển dịch vụ Viễn thông: Các dịch vụ gia tăng trực tuyến trong thương mại điện tử như thẻ tín dụng, chứng minh thư số, chìa khóa bảo mật
Xu hướng phát triển mạng là “tích hợp thoại với dữ liệu” thông qua sự kết nối của mạng điện thoại chuyển mạch công cộng, mạng NGN và dữ liệu
Các mạng thế hệ tiếp theo (NGN) dự báo một sự chuyển đổi từ mục tiêu
“một mạng, một dịch vụ” sang cung cấp nhiều dịch vụ trên 1 mạng duy nhất… Các nhà khai thác điện thoại cố định đang đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nhà khai thác Viễn thông không dây, các nhà cung cấp truyền hình cáp và các nhà cung cấp nội dung Internet lớn với thương hiệu nổi tiếng và vốn lớn Việc tìm kiếm các luồng doanh thu mới từ gói dịch vụ IPTV ba trong một hay bốn trong một, các cuộc gọi thoại hay truy cập Internet băng rộng tốc độ cao đã thúc đẩy việc triển khai các mạng quang gần hộ gia đình hay văn phòng hơn Bên cạnh đó các nhà khai thác đang nhanh chóng tìm kiếm doanh thu quảng cáo từ việc lập mạng xã hội, tạo doanh thu từ người sử dụng và các nội dung khác chạy trên mạng băng rộng tốc độ cao Đồng thời, các nhà khai thác di động đang nâng cấp các mạng của mình để tìm kiếm các doanh thu bằng cách cung cấp các kết nối không dây đến các ứng dụng chủ yếu là độ rộng băng như truyền hình di động
3.1 2 Xu hướng phát triển Viễn thông Việt Nam
Xu hướng ứng dụng và phát triển công nghệ Đi thẳng vào công nghệ hịên đại, phát triển nhanh, đa dạng hoá, cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin mật, giá cước thấp.
Công nghệ truyền dẫn chủ yếu dựa trên truyền dẫn quang với các công nghệ SDH, SONET thế hệ sau.
Vệ tinh VNASAT-1 cung cấp tới khách hàng các dịchvụ đa dạng như cho thuê băng tần vệ tinh, truyền hình Quốc tế, truyền hình lưu động, truyền hình vệ tinh DTH, truyền hình Cap, VSAT, kênh truyền dẫn dự phòng cho các hệ thống mạng di động, Internet, thoại, phục vụ đào tạo từ xa…
Trong truy cấp số liệu, truy cập băng rộng ADSL sẽ là giải pháp trước mắt và sẽ dần được nâng cấp lên công nghệ tiên tiến hơn XDSL Công nghệ truy cập vô tuyến băng rộng (WIFI hoặc WIMAX) sẽ phát triển mạnh.
Công nghệ thông tin di động 3G, 3,5G sẽ phát triển dựa trên chuẩn giao diện vô tuyến chính là W-CDMA và CDMA 2000 Công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 4 sẽ được sử dụng hoàn toàn chuyển mạch gói.
Công nghệ mạng Internet tập trung vào các ứng dụng công nghệ Ipv6. Bên cạnh đó hệ thống chứng thực điện tử dựa trên cơ sở hạ tầng khoá công khai (PKI) sẽ được sử dụng rộng rãi.
Về công nghệ chuyển mạch Việt Nam đã hoàn thành chiến lược số hoá 100% Về công nghệ truyền dẫn đã cap quang hoá đến hầu hết các huyện và ở giai đoạn đầu của chiến lược cáp quang hoá mạng nội hạt…
Xu hướng phát triển thị trường
Tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, đến năm 2010 thị phần của các doanh nghiệp mới ( ngoài VNPT ) đạt 40 – 50 %.
Các doanh nghiệp Viễn thông và Internet Việt Nam được tạo điều kiện và khuyến khích khai thác có hiệu quả thị trường trong nước, tiến tới mở rộng kinh doanh ra thị trường nước ngoài.
Thị trường Viễn thông được mở cửa mạnh mẽ hơn nhằm chủ động hội nhập quốc tế, việc xây dựng và thiết lập mạng vẫn do các doanh nghiệp trong nước thực hiện; việc cung cấp dịch vụ và bán lại dịch vụ sẽ không hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài.
Xu hướng phát triển dịch vụ mới
Với sự phát triển của mạng NGNvà các mạng điện thoại di động, đặc biệt là các mạng di động CDMA, nhiều dịch vụ mới sẽ được các nhà cung cấp dịch vụ triển khai và cung cấp cho người sử dụng Trong đó các dịch vụ giá trị gia tăng, dịch vụ trực tuyến phục vụ giải trí sẽ phát triển mạnh Các dịch vụ thương mại điện tử, chính phủ điện tử cũng từng bước phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực Đào tạo, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực theo hướng hội nhập và đạt trình độ quốc tế Phương thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được đổi mới theo hướng tăng cường sức sáng tạo, chuyển dịch cơ cấu với tỷ lệ lao động tri thức ngày càng cao, chú trọng bám sát nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, đảm bảo Việt Nam có khả năng tham gia thị trường thế giới.
Mục tiêu phát triển ngành Viễn thông tỉnh Nam Định đến năm 2015
Phát triển mạng Viễn thông theo hướng hội tụ với truyền thông Phát triển lên công nghệ NGN.
Cáp quang thay thế dần cáp đồng, phấn đấu giai đoạn 2010 – 2015 toàn bộ 100% xã có cáp quang đến trung tâm xã Ngầm hoá mạng cáp quang thành phố Nam Định và các trung tâm huyện trong giai đoạn 2008 – 2012 Sau 2015 cáp quang hoá đến tận thuê bao.
Năm 2010 đảm bảo 100% số xã có sóng di động.
Tăng trưởng thuê bao cố định giai đoạn từ nay đến 2010 bình quân 23%/ năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 11%/năm.
Thuê bao di động tăng trưởng giai đoạn từ nay đến năm 2010 đạt 3,4%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 9%.
Internet phát triển nhanh bình quân giai đoạn từ nay đến 2010 bình quân 82%/năm, giai đoạn 2011 – 2015 đạt bình quân 23%/năm.
Với tốc độ tăng trưởng của các dịch vụ Viễn thông như vậy dự báo tốc độ tăng doanh thu Viễn thông đạt bình quân 20 – 25%/ năm.
Như vậy đến năm 2015 tỉnh Nam Định sẽ trở thành tỉnh có mức độ phát triển về Viễn thông ở mức khá trong cả nước.
Dự báo phát triển ngành Viễn thông tỉnh Nam Định
- Đánh giá quá trình phát triển, tăng trưởng các dịch vụ Viễn thông.
- Chiến lược phát triển Viễn thông
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh, các quy hoạch phát triển ngành có liên quan và đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh…
3.3.2 Dự báo các dịch vụ Viễn thông
- Các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ Viễn thông.
+ Các yếu tố ngoại sinh: Các yếu tố như tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tiêu dùng dân cư, các yếu tố xã hội như dân số, hộ gia đình, số người đang làm việc…
+ Các yếu tố nội sinh: Các loại giá cước như giá thiết bị, cước cơ bản hàng tháng và cước phụ trội, chiến lược Marketing…
Dự báo dịch vụ Viễn thông sẽ phân tích các yếu tố này để xác định nhu cầu tương lai về số lượng khách hàng và mức độ dịch vụ.
Dự báo các chỉ tiêu Viễn thông
Dùng phương pháp hồi quy tương quan: Phương pháp này dự báo sản lượng điện thoại dựa trên mối quan hệ nhân quả giữa thu nhập và số máy điện thoại vì trên thực tế mật độ điện thoại phụ thuộc rất nhiều vào mức sống của người dân Theo khuyến cáo của ITU và các nhà khoa học trong ngành công bố thì mối quan hệ tương quan giữa số máy điện thoại và GDP biểu hiện dưới dang luỹ thừa cho kết quả tốt nhất.
Y: Số thuê bao x: GDP a,b: hệ số
Sử dụng phần mềm Mfit 4 ta có kết quả: Điện thoại cố định
- Hàm dự báo điện thoại cố định theo hồi quy tương quan
Bảng 3.1: Dự báo số thuê bao điện thoại cố định
2015 745.146 35.0 8 Đến năm 2010 tổng thuê bao cố định tỉnh Nam Định 408.640 thuê bao, mật độ 20 thuê bao/100 dân Đến năm 2015 tổng thuê bao cố định tỉnh Nam Định 745.146 thuê bao, mật độ 35 thuê bao/100 dân. Điện thoại di động
- Hàm dự báo điện thoại di động theo hồi quy tương quan
Bảng 3.2: Dự báo thuê bao di động tỉnh Nam Định
Năm Số thuê bao di động
Mật độ (Thuê bao/100 dân)
2015 1.490.292 70.0 5 Đến năm 2010 tổng thuê bao cố di động tỉnh Nam Định 1.021.599 thuê bao, mật độ 50 thuê bao/100 dân Đến năm 2015 tổng thuê bao cố định tỉnh Nam Định 1.490.292 thuê bao, mật độ 70 thuê bao/100 dân.
Internet: dùng phương pháp tương tự trên
Bảng 3.3: Dự báo thuê bao Internet tại tỉnh Nam Định
Số thuê bao băng rộng
Số thuê bao băng hẹp
Tổng số thuê bao Internet
Mật độ (Thuê bao/100 dân)
2015 266.825 266.825 12.53 15 Đến năm 2010 tổng số thuê bao Internet trên địa bàn tỉnh Nam Định ước tính đạt 132.672 thuê bao, trong đó số thuê bao Internet băng rộng là 13.172 thuê bao, các thuê bao băng hẹp đã được chuyển đổi 1 phần sang thuê bao băng rộng Mật độ thuê bao Internet toàn tỉnh đến năm 2010 đạt 6,5 thuê bao/100 dân. Đến năm 2015 tổng số thuê bao Internet tỉnh Nam Định đạt 372.983 thuê bao đạt mật độ 17,5 thuê bao/100 dân.
Tuy nhiên trong thời gian tới, xu hướng hội tụ công nghệ, cung cấp đa dịch vụ trên 1 đường dây thuê bao sẽ diễn ra Với chỉ 1 đường cáp quang vào mỗi căn hộ sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ Viễn thông ( Điện thoại – Internet - truyền hình) hoặc trên 1 thiết bị Viễn thông có thể sử dụng tất cả các dịch vụ:Truyền hình - thoại – Internet Việc phân chia ra thành các thuê bao cố định, di động và Internet chỉ mang tính tương đối.