1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

ĐỀ CƯƠNG MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG CÓ LỜI GIẢI

32 3,3K 33

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 275,5 KB

Nội dung

- Tiền tín dụng được ngân hàng trung ương phát hành vào lưu thông bằng nghiệp vụ tái chiết khấu và tái cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá.. Các tác nhân cung ứng tiền cho lưu

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG CHƯƠNG I:

Câu 1: Tiền tệ là gì? Phân tích các chức năng của tiền tệ ?

Trả lời:

a Khái niệm: Tiền là bất kỳ một phương tiện được thừa nhận chung để thanh toán với hàng hoá

dịch vụ và thanh toán công nợ Nó là một phương tiện trao đổi

b Phân tích các chức năng của tiền tệ

* Chức năng phương tiện định giá

Thực hiện chức năng phương tiện định giá, tiền tệ được sử dụng làm đơn vị để đo lường giá trịcủa các hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế Qua việc thực hiện chức năng này, giá trị của các hàng hóa,dịch vụ được biểu hiện ra bằng tiền, giống như việc người ta đo khối lượng bằng kg, đo độ dài bằng m nhờ đó mà việc trao đổi hàng hóa được diễn ra thuận tiện hơn

Nếu giá trị của hàng hóa không có một đơn vị đo chung là tiền tệ, mỗi hàng hóa sẽ được định giábằng tất cả các hàng hóa còn lại, như vậy số lượng giá các mặt hàng trong nền kinh tế sẽ nhiều đến mứcngười ta không còn thời gian cho việc tiêu dùng các hàng hóa vì phần lớn thời gian phải dành cho việcđọc giá các hàng hóa Khi giá của các hàng hóa được biểu hiện thông qua tiền, việc trao đổi hàng hóa sẽtrở nên thuận tiện, đơn giản, tiết kiệm chi phí đối với cả người bán và người mua

So sánh số lượng giá trong một nền kinh tế hiện vật và số lượng giá trong một

n n kinh t ti n t t ế tiền tệ tương ứng với cùng số lượng mặt hàng trao đổi ệ tương ứng với cùng số lượng mặt hàng trao đổi ương ứng với cùng số lượng mặt hàng trao đổi ng ng v i cùng s l ứng với cùng số lượng mặt hàng trao đổi ới cùng số lượng mặt hàng trao đổi ố lượng mặt hàng trao đổi ượng mặt hàng trao đổi ng m t h ng trao ặt hàng trao đổi àng trao đổi đổi i

Số lượng mặt hàng trao đổi

Số lượng giá trong nền kinh tế hiện vật

Số lượng giá trong nền kinh tế tiền

(Theo công thức tổng quát tính cặp số khi có n phần tử = n(n-1)/2)

Ngày nay, các phương tiện được sử dụng là tiền không còn có giá trị như các hàng hóa khácnhưng nó được mọi người chấp nhận trong lưu thông, do đó vẫn được sử dụng để đánh giá giá trị cáchàng hóa Trong bất kể nền kinh tế tiền tệ nào, việc sử dụng tiền làm đơn vị đo lường giá trị đều mangtính chất trừu tượng, vừa có tính pháp lý, vừa có tính quy ước

* Chức năng phương tiện trao đổi

Thực hiện chức năng phương tiện trao đổi, tiền tệ được dùng làm môi giới trung gian trong traođổi hàng hoá Đây là chức năng đầu tiên của tiền tệ, nó phản ánh tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tạitrong nền kinh tế hàng hóa

Trang 2

Trong nền kinh tế trao đổi trực tiếp, người ta phải tiến hành đồng thời hai giao dịch bán và muavới cùng một người khác Điều đó là đơn giản trong trường hợp chỉ có rất ít người tham gia vào trao đổibởi vì người mua hoặc người bán phải tìm được những người trùng hợp với mình về nhu cầu trao đổi,thời gian trao đổi, không gian trao đổi; nhưng trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển, các chi phí

để tìm kiếm như vậy quá cao Vì vậy, người ta phải sử dụng tiền tệ làm môi giới trung gian trong quátrình trao đổi để khắc phục các hạn chế của quá trình trao đổi trực tiếp Tiền được coi như một thứ dầu

mỡ bôi trơn, làm cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời khuyến khích chuyên môn hóa vàphân công lao động xã hội

Để thực hiên chức năng phương tiện trao đổi, tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định:

- Được chấp nhận rộng rãi: nó phải được con người chấp nhận rộng rãi trong lưu thông, bởi vì chỉkhi mọi người cùng chấp nhận nó thì người có hàng hóa mới đồng ý đổi hàng của mình lấy tiền

- Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ dàng

- Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc đổi chác giữa các hàng hóa có giá trị khác nhau

- Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ dàng trong việc trao đổi ở những khoảng cách xa

- Không bị hư hỏng theo thời gian

- Được tạo ra hàng lọat một cách dễ dàng để số lượng của nó đủ dùng trong trao đổi

- Có tính đồng nhất: Các đồng tiền có cùng mệnh giá phải có sức mua ngang nhau

* Chức năng phương tiện dự trữ giá trị

Thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi chứa sức mua hàng hóa trong mộtthời gian nhất định Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người ta có thể tách thời gian từ lúc có thu nhậpđến lúc tiêu dùng nó Chức năng này là quan trọng vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhậpcủa mình ngay khi nhận được mà còn phải dự trữ để sử dụng trong tương lai

Việc dự trữ giá trị có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau ngoài tiền: cổ phiếu, tráiphiếu, đất đai, nhà cửa Tuy nhiên, tiền là tài sản có tính lỏng cao nhất, bởi nó là phương tiện trao đổinên nó có thể chuyển hoá một cách dễ dàng thành bất kỳ một hàng hoá nào theo sở thích của người sởhữu nó

Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt hay không tốt phụ thuộc vào sự

ổn định của mức giá chung, vì giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hàng hóa mà nó có thể đổi được Khi mức giá chung tăng lên, giá trị của tiền sẽ giảm đi và ngược lại Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi nền kinh tế có mức lạm phát cao Vì vậy, để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định.

Câu 2: Tiền tệ là gì? Phân tích các vai trò của tiền tệ?

Trả lời:

a Khái niệm: Tiền là bất kỳ một phương tiện được thừa nhận chung để thanh toán với hàng hoá

dịch vụ và thanh toán công nợ Nó là một phương tiện trao đổi

b Phất tích các vai trò của tiền tệ:

* Tiền tệ là phương tiện để mở rộng sản xuất và trao đổi hàng hoá

Trang 3

- Tiền tệ làm cho giá trị của hàng hóa biểu hiện một cách đơn giản: giá cả hàng hoá là biểu hiệnbằng tiền của giá trị hàng hoá; nhờ đó người sản xuất có thể đánh giá được hao phí lao động của mình kếttinh trong hàng hoá.

- Tiền tệ làm cho giá trị hàng hoá được thực hiện một cách thuận lợi Thông qua chức năngphương tiện lưu thông, người sản xuất hàng hoá có thể chuyển đổi hàng hoá của mình thành tiền, rồi từ

đó đạt tới một giá trị sử dụng mới tốt hơn một cách dễ dàng

- Tiền tệ đã làm cho việc trao đổi hàng hoá không bị phụ thuộc vào không gian và thời gian, nghĩa

là mọi người có thể chủ động mua và bán ở mọi nơi và mọi thời điểm thích hợp

- Tiền tệ làm cho việc hạch toán kinh doanh trở nên thuận tiện và đầy đủ

Tiền tệ là phương tiện để thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế

Trong xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá, tiền tệ không chỉ là phương tiện thực hiện các quan hệ xãhội mà còn là phương tiện quan trọng để thực hiện và mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế Thông quavai trò này, tiền tệ làm cho xu thế hoà nhập giữa các quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, tài chính,ngân hàng, khoa học công nghệ, có cơ hội thuận lợi để phát triển

* Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích người sở hữu chúng

- Cá nhân dùng tiền để mua hàng hóa và dịch vụ để phục vụ mục đích tiêu dùng

- Doanh nghiệp dùng tiền để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh như mua các yếu tố đầu vào

để phục vụ sản xuất, thực hiện nghĩa vụ với NSNN,

- Nhà nước dùng tiền cho những hoạt động chi thường xuyên, trả lương cho công chức, đầu tư cho

cơ sở hạ tầng,

Câu 3: Trình bày chế độ lưu thông tiền kim loại? Cho biết tại sao chế độ lưu thông tiền vàng lại được coi là chế độ ổn định nhất trong lịch sử? Tại sao các quốc gia trên thế giới lại lưu thong tiền dấu hiệu mà không sử dụng tiền vàng?

Trả lời:

a Các nhân tố của chế độ lưu thông tiền kim loại.

+ Bản vị tiền tệ: là thứ kim loại được sử dụng để đúc tiền: sắt, đồng, kẽm, bạc và vàng

+ Tiêu chuẩn giá cả (đơn vị tiền tệ): Trong chế độ lưu thông tiền kim loại, đơn vị tiền tệ được xácđịnh bởi một trọng lượng kim loại tiền tệ hoặc một hàm lượng kim loại quý làm cơ sở cho một đơn vị tiền

tệ theo tên gọi của nó

+ Quy định về việc đúc và lưu thông tiền:

Trong chế độ lưu thông tiền kim loại, có thể tồn tại nhiều loại tiền theo luật định, mỗi loại có cơchế phát hành và lưu thông riêng:

- Tiền đúc đủ giá: được đúc bằng vàng và bạc theo tiêu chuẩn giá cả do Nhà nước quy định Nóđược đúc tự do tại các cơ sở đúc tiền của Nhà nước và lưu thông không hạn chế

- Tiền đúc kém giá: được đúc bằng các kim loại kém giá như đồng, nhôm, kẽm Loại tiền nàynhà nước quản lý chặt chẽ việc đúc và lưu thông nhằm mục đích:

 Hạn chế việc phát hành tiền quá mức vào lưu thông

Trang 4

 Ngăn chặn tình trạng "tiền xấu đuổi tiền tốt ra khỏi lưu thông".

 Tăng thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước

- Giấy bạc ngân hàng: Là một loại tiền dấu hiệu, nhưng trong chế độ lưu thông tiền kim loại nóđược quy định hàm lượng kim loại quý và có khả năng chuyển đổi ra kim loại quý theo tiêu chuẩn giá cảNhà nước quy định Loại tiền này do ngân hàng phát hành và đưa ra lưu thông theo sự cho phép của nhà nước

b Các chế độ lưu thông tiền kim loại:

Chế độ song bản vị là chế độ chuyển tiếp từ bản vị bạc sang bản vị vàng Trong lưu thông, hai kimloại này có “quyền lực ngang nhau”

Trên thực tế, chế độ song bản vị lại được chia làm hai loại:

- Chế độ bản vị song song: trong chế độ này, bạc và vàng lưu thông theo giá trị thực tế của chúngtrên thị trường Do đó, trong lưu thông đã có hai thước đo giá trị và dẫn đến có hai hệ thống giá cả Thực tếnày đã mâu thuẫn với chính chức năng thước đo giá trị của tiền Bởi lẽ trong lưu thông, giá trị của bạc thấphơn giá trị của vàng cho nên vàng lại trở thành thước đo giá trị của bạc, đến lượt mình bạc mới trở thànhthước đo giá trị của các hàng hoá khác Tình trạng này làm cho lưu thông tiền tệ gặp nhiều khó khăn vì tỷ lệtrao đổi giữa vàng và bạc không thống nhất

- Chế độ bản vị kép: trong chế độ này, Nhà nước can thiệp vào thị trường bằng cách quy định tỷgiá giữa tiền vàng và tiền bạc thống nhất trong phạm vi cả nước Mục đích của việc canthiệp này là đểkhắc phục tình trạng giá cả không ổn định trong lưu thông Ví dụ ở Mỹ quy định tỷ giá pháp địnhvàng/bạc = 1/15 vào năm 1972 Tuy nhiên, do giá trị của vàng không thay đổi, giá trị của bạc ngày cànggiảm nên trong thực tế, tỷ giá này luôn thay đổi từ 1/17 đến 1/19 và 1/21 làm cho mọi người luôn muốngiữ vàng, còn thương nhân thì dùng bạc đổi lấy vàng của Nhà nước theo tỷ giá pháp định rồi quay lạidùng vàng đổi lấy bạc ngooài thị trường Chế độ bản vị kép tồn tại trong một thời gian dài ở các nướcchâu Âu nhưng vì bạc ngày càng mất giá nên trong lưu thông không còn tồn tại chế độ này và chuyểnsang chế độ bản vị vàng

+ Chế độ bản vị vàng

Chế độ bản vị vàng là chế độ lưu thông tiền tệ trong đó vàng được sử dụng làm cơ sở để xác địnhgiá trị đồng tiền Giá trị của một đơn vị tiền tệ được xác định theo một trọng lượng vàng nhất định theoquy định của Nhà nước Chế độ bản vị vàng có những đặc điểm sau:

Trang 5

- Nhà nước cho phép mọi người tự do mang vàng thoi của mình đến sở đúc tiền của Nhà nước đểđúc thành những đồng tiền theo tiêu chuẩn giá cả pháp định.

- Tiền vàng được thanh toán không hạn chế

- Vàng được tự do luân chuyển giữa các quốc gia, việc xuất nhập vàng thoi không bị cản trở

* Chế độ lưu thông tiền vàng là chế độ lưu thông tiền tệ ổn định nhất trong lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá vì lưu thông tiền vàng không gây ra lạm phát

* Các quốc gia trên thế giới lại lưu thông tiền dấu hiệu mà không sử dụng tiền vàng vì nó có nhược điểm là lãng phí của cải xã hội vì vàng bị hao mòn nhiều trong lưu thông và thị trường sẽ không đủ vàng để đúc tiền khi mà lưu thông ngày càng mở rộng.

Câu 4: Trình bày chế độ lưu thông tiền dấu hiệu? Tại sao lưu thông tiền dấu hiệu dễ dẫn tới lạm phát? Phân biệt sự khác nhau của tiền mặt và tiền chuyển khoản?

Trả lời:

a Khái niệm: Tiền dấu hiệu (dấu hiệu giá trị) là những phương tiện thay thế cho tiền vàng trong

lưu thông để thực hiện các quan hệ trao đổi hàng hoá, dịch vụ Đó là loại tiền mà giá trị bản thân của nókhông phù hợp với sức mua của nó, tức là không phù hợp với giá trị lượng hàng hoá mà nó có thể muađược Nói cách khác, tiền dấu hiệu không có giá trị nội tại mà chỉ có giá trị danh nghĩa theo luật định

b Các nhân tố của chế độ lưu thông tiền dấu hiệu:

+ Bản vị tiền tệ: Trong chế độ lưu thông tiền dấu hiệu, các kim loại không còn được chọn làm cơ

sở xác định giá trị đồng tiền nữa Giá trị của đồng tiền không còn được xác định căn cứ vào giá trị nội tạicủa chính đồng tiền mà được xác định theo giá trị danh nghĩa (sức mua của đồng tiền), căn cứ vào khốilượng hàng hoá, dịch vụ mà một đơn vị tiền tệ có thể mua được Sức mua của đồng tiền được bảo đảmbằng khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà nền kinh tế có thể cung cấp ra thị trường, do đó có thể nói bản vịtiền tệ trong các chế độ tiền tệ hiện nay là bản vị hàng hoá

+ Tiêu chuẩn giá cả (đơn vị tiền tệ): Trong chế độ tiền dấu hiệu, việc quy định đơn vị tiền tệ chỉđơn thuần là việc xác định tên gọi của đồng tiền và quy định những loại mệnh giá tiền được phát hành vàlưu thông

+ Quy định về việc lưu thông tiền dấu hiệu: Việc phát hành tiền được tập trung thống nhất dưới sựquản lý của NHTƯ Tiền được phát hành theo luật định bao gồm giấy bạc ngân hàng không có khả năngchuyển đổi ra kim loại quý và có thể là tiền đúc lẻ NHTƯ cũng thống nhất quản lý lưu thông tiền tệ vàđiều tiết quá trình cung ứng tiền nhằm mục đích ổn định tiền tệ

c Các loại tiền dấu hiệu:

- Tiền đúc lẻ:

Hiện nay, ở nhiều nước, tiền đúc bằng kim loại kém giá vẫn được sử dụng trong các giao dịch nhỏ

và được coi như tiền lẻ

- Giấy bạc ngân hàng:

Đây là loại tiền dấu hiệu do Ngân hàng Trung ương độc quyền phát hành vào lưu thông Trongcác chế độ tiền tệ trước đây, giấy bạc ngân hàng được phát hành dựa trên cơ sở đảm bảo vàng theo tiêu

Trang 6

chuẩn giá cả quy định Hiện nay, nó được NHTƯ phát hành không còn căn cứ đảm bảo vàng mà tuỳthuộc vào việc thực hiện mục tiêu của chính sách tiền tệ và sự phát triển của nền sản xuất Xét về bảnchất, đó là một loại dấu hiệu giá trị mang tính hợp nhất giữa tiền giấy và tiền tín dụng.

- Tiền giấy do Nhà nước phát hành thông qua ngân hàng trung ương để dùng làm phương tiện traođổi Loại tiền giấy này được lưu thông cưỡng bức theo quy định của pháp luật, nó được phát hành để bùđắp thiếu hụt ngân sách hàng năm của chính phủ

- Tiền tín dụng được ngân hàng trung ương phát hành vào lưu thông bằng nghiệp vụ tái chiết khấu

và tái cầm cố các thương phiếu và các giấy tờ có giá

Ngày nay, người ta không còn phân biệt tiền tín dụng và tiền giấy như trước đây nữa Khi nhìn bềngoài thì tất cả tiền giấy đều là tiền ngân hàng phát hành để cho vay có đảm bảo nhưng một phần là tiềntín dụng còn phần khác chỉ mang tính chất “giấy” Tính chất “giấy” của tiền do ngân hàng phát hànhnhiều hay ít phụ thuộc vào sự ổn định của nền kinh tế

- Tiền ghi sổ (bút tệ):

Tiền ghi sổ (bút tệ) xuất hiện đầu tiên tại nước Anh vào giữa thế kỷ XIX Bút tệ là thứ tiền vô hìnhđược sử dụng bằng cách ghi chép trong sổ sách kế toán ngân hàng Ngày nay, việc sử dụng tiền ghi sổngày càng mở rộng, đã thay thế phần lớn cho việc sử dụng giấy bạc ngân hàng Nó tồn tại dưới hình thức

số dư tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác và được chi trả khi ngânhàng thực hiện việc ghi nợ, ghi có trên các tài khoản dựa trên các chứng từ thanh toán do chủ tài khoảnphát hành và gửi tới cho ngân hàng Mọi nghiệp vụ thanh toán tiền giữa người này với người khác đượcthực hiện bằng cách ghi giảm trong tài khoản của người phải trả một số tiền để chuyển sang tài khoản củangười nhận tiền tại ngân hàng

Nhờ hoạt động thành hệ thống mà các ngân hàng thương mại đã tạo ra bút tệ Việc tạo ra tiền bút

tệ là sáng kiến quan trọng trong lịch sử hoạt động của ngân hàng Vì vậy, tiền ghi sổ là do các ngân hàngthương mại tạo ra

Đồng tiền ghi sổ là một công cụ thanh toán cực kỳ linh động vì nó phù hợp với các nhu cầu giaodịch Nó chính là công cụ phát triển tổng lượng tiền tệ Trên thực tế, các nước có nền tài chính phát triểnnhư Anh, Pháp, Mỹ tăng lượng tiền gửi tại ngân hàng cao hơn rất nhiều so với tổng lượng tiền giấy tronglưu thông Tại các nước này, tổng mức tiền ghi sổ (toàn bộ tiền gửi) lớn hơn gấp 4 lần số tiền giấy ngânhàng trong lưu thông

- Các loại dấu hiệu giá trị khác:

- Thương phiếu là phương tiện tín dụng phát sinh trên cơ sở tín dụng thương mại Nếu thươngphiếu do người mua chịu hàng hoá phát hành để cam kết trả nợ thì gọi là lệnh phiếu, còn nếu do ngườibán hàng hoá lập ra để đòi nợ thì gọi là hối phiếu

- Các phương tiện thanh toán và lưu thông hiện đại: thẻ thanh toán, thẻ rút tiền tự động, Cácphương tiện này đều có một tính chất chung nhất là sử dụng tiền trên các tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.Bên cạnh đó sự phát triển của máy tính điện tử và công nghệ thông tin đã mở đường cho nhiều nước pháttriển hệ thống chuyển khoản điện tử - một hệ thống thanh toán mà không cần sử dụng các chứng từ viết tay

Trang 7

- Các phương tiện thanh toán khác.

* Lưu thông tiền dấu hiệu dễ dẫn tới lạm phát

Lạm phát là hiện tượng quan hệ không bình thường, không cân đối giữa khối lượng hàng hoá lưuthông và khối lượng tiền phát hành; nó được thể hiện bằng một sự gia tăng đáng kể mức giá chung do sốlượng tiền phát hành quá mức cần thiết so với yêu cầu của lưu thông hàng hoá

- Nó có thể là kết quả của việc giảm sút khối lượng hàng hoá trong lưu thông, trong khi khốilượng tiền đã phát hành không thay đổi hoặc tăng lên, làm cho tổng số cầu vượt xa tổng số cung xét vềmặt giá trị (tức cũng là xét về mặt hiện vật); nó biểu hiện giá cả tăng một cách phổ biến, đồng tiền mất giámột cách tương ứng, đi liền với việc giảm thấp tiền lương thực tế, thu nhập thực tế của người lao động

* Phân bi t s khác nhau c a ti n m t v ti n chuy n kho n ệ tương ứng với cùng số lượng mặt hàng trao đổi ự khác nhau của tiền mặt và tiền chuyển khoản ủa tiền mặt và tiền chuyển khoản ặt hàng trao đổi àng trao đổi ển khoản ản.

Khái niệm TM là loại tiền tồn tại dưới

dạng vật chất,có hình dạng,kích thước và mệnh giá cụthể

Tiền chuyển khoản là nhữngcon số được ghi chép trên tàikhoản ở sổ sách của các ngânhàng

- Về hình thái tồn tại TM là loại tiền tồn tại dưới

- Về phạm vi lưu thông TM rộng hơn,ở tất cả mọi nơi

và cho mọi đối tượng

TCK thì chỉ có các chủ thể có

mở tài khoản ngân hàng mới

có thể sử dụng

- Về chi phí tạo tiền Lớn hơn

- Yêu cầu về trình độ của

a Khái niệm: Cầu tiền tệ là toàn bộ lượng tiền tệ mà các tác nhân trong nền kinh tế giữ để thoả

mãn các nhu cầu trao đổi, thanh toán và tích luỹ giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước

b Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ:

- Giá trị các khoản giao dịch (mức giá chung của các loại hàng hoá): Nếu số lượng và số lần giaodịch trong kỳ là cố định thì giá trị các khoản giao dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cầu tiền tệ Nếu gía cảhàng hoá tăng lên thì mức tiền được giữ lại để thực hiện các khoản giao dịch tăng lên tương ứng và ngược lại

- Lãi suất tiền gửi (lãi suất danh nghĩa): Cầu tiền tích luỹ phụ thuộc vào chi phí cơ hội của việc giữtiền (chi phí cơ hội của việc giữ tiền là lãi suất danh nghĩa) Nếu lãi suất tiền gửi tăng lên thì người có tiền

Trang 8

sẽ không tích luỹ tiền mà gửi vào ngân hàng để chi dùng cho tương lai, do đó cầu tích luỹ giảm, điều nàylàm cho nhu cầu tiền tệ giảm Như vậy, cầu tiền tệ tỷ lệ nghịch với lãi suất tiền gửi.

- Tập quán và thói quen của dân chúng trong việc giữ tiền: Thói quen sử dụng tiền trong dânchúng tác động trực tiếp đến cầu tiền tệ Nếu dân chúng có thói quen giữ tiền để dự phòng hoặc thoả mãncác nhu cầu về giao dịch thì cầu về tiền sẽ tăng Ngược lại, nếu dân chúng gửi tiền ở ngân hàng để thanhtoán và thực hiện các giao dịch thì cầu về tiền sẽ giảm

- Thu nhập thực tế của dân chúng: nếu thu nhập của dân chúng tăng thì họ sẽ tích luỹ một lượngtiền nhất định để mua sắm các tài sản có giá trị cao hơn làm cho cầu tiền tệ sẽ tăng và ngược lại

- Sự ổn định của nền kinh tế và hệ thống chính trị: Nếu nền kinh tế vững mạnh và hệ thống chínhtrị ổn định thì giá trị của đồng tiền sẽ ổn định, dân chúng sẽ tích luỹ nhiều tiền để mua sắm các hàng hoá

có giá trị cao hơn trong tương lai, do đó cầu tiền tệ sẽ tăng

Câu 6: Cung tiền tệ là gì? Việc cung ứng tiền trong lưu thông được thực hiện bởi tác nhân nào? Trả lời:

a Khái niệm: Cung tiền tệ là tổng lượng tiền mà các tác nhân cung ứng đáp ứng cho nhu cầu sử

dụng tiền trong nền kinh tế

b Các tác nhân cung ứng tiền cho lưu thông:

* Ngân hàng Trung ương:

NHTƯ là tổ chức duy nhất phát hành tiền theo các quy định trong luật hoặc được chính phủ phêduyệt (mệnh giá tiền, loại tiền và mức phát hành)

NHTƯ phát hành tiền mặt chủ yếu dưới hình thức giấy bạc ngân hàng thông qua các nghiệp vụ:

- Tái chiết khấu, tái cầm cố các thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi và các chứng từ có giá kháccủa các tổ chức tín dụng

- Mua các loại giấy tờ có giá ngắn hạn trong nghiệp vụ thị trường mở

- Mua vàng, ngoại tệ trên thị trường hối đoái

Khối lượng tiền do NHTƯ phát hành được gọi tiền mạnh hay cơ số tiền (MB), tiền có quyền lựccao và bao gồm hai bộ phận:

- Tiền mặt trong lưu hành (C): là khối lượng tiền nằm ngoài các ngân hàng, các tổ chức tín dụng

- Tiền dự trữ (R): là tiền nằm trong các ngân hàng trung gian và các tổ chức tín dụng

* Ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng:

Các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng tạo tiền chuyển khoản theo cơ chế tạo tiềntrong toàn bộ hệ thống ngân hàng Khối lượng tiền do các tổ chức này cung ứng được tạo ra trên cơ sởlượng tiền dự trữ nhận từ NHTƯ và qua các hoạt động nhận tiền gửi, cho vay và thanh toán không dùngtiền mặt của hệ thống ngân hàng

Tuỳ theo quy định về chế độ tài chính của nhà nước trong từng giai đoạn của nền kinh tế mà cácnghiệp vụ tạo tiền của ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng sẽ được thực hiện đến một mức độnào đó Tuy nhiên, những phương tiện thanh toán này sẽ phát huy chức năng phương tiện thanh toán nhưđồng tiền thực thụ

Trang 9

* Các tổ chức phi ngân hàng:

Những tổ chức này cung ứng cho lưu thông những phương tiện chuyển tải giá trị như: thươngphiếu, tín phiếu kho bạc, công trái, trái phiếu công ty Những phương tiện này có "tính lỏng" kém nênchúng luôn có xu hướng chuyển hoá về khối tiền giao dịch M1 để từ đó lại chuyển hoá thành nhữngphương tiện khác phù hợp với mục đích của người sử dụng Sự chuyển hoá này làm thay đổi thành phầncủa tiền nhưng không làm thay đổi tổng lượng tiền

CHƯƠNG II:

Câu 1: Lãi suất tín dụng là gì? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng? Ở Việt Nam hiện nay lãi suất được áp dụng theo cơ chế bắt buộc hay cơ chế thả nổi? Phân tích vai trò của lãi suất tín dụng? Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam để kích thích sản xuất phát triển thì việc điều hành lãi suất phải thực hiện theo hướng như thế nào?

Trả lời:

a Khái niệm: Lãi suất tín dụng là tỷ lệ so sánh giữa số lợi tức thu được so với số vốn cho vay

phát ra trong một thời kỳ nhất định Tỷ số này còn được gọi là lợi suất lợi tức tín dụng

Công thức tính lãi suất được xác định như sau:

Lãi suất tíndụng trong kỳ =

Tổng số lợi tức thu được trong kỳTổng số vốn đã cho vay trong kỳ x 100

Có thể nói lãi suất tín dụng là giá của quyền sử dụng vốn trong một khoảng thời gian nhất định,

mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó

b Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng

- Quan hệ cung cầu về vốn tín dụng

Cung vốn tín dụng thuộc vào lượng tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, của khu vực kinhdoanh, của Nhà nước và mức độ thặng dư của ngân sách Nhà nước Cầu về vốn tín dụng phụ thuộc vàomức độ tiêu dùng của dân cư, yêu cầu đầu tư, tăng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vàyêu cầu giải quyết bội chi ngân sách Nếu cung về vốn tín dụng lớn hơn so với cầu vốn tín dụng sẽ làmcho lãi suất tín dụng giảm đi và ngược lại nếu cầu vốn tín dụng lớn hơn thỡ sẽ tỏc động làm lãi suất tíndụng tăng lên

Để ổn định lãi suất, cần có giải pháp thích hợp điều chỉnh tương quan cung cầu như tăng giảmlượng tiền cung ứng, mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, bảo đảm vốn tự có của cácdoanh nghiệp

- Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế

Tỷ lệ lạm phát có mối liên hệ chặt chẽ với mức lãi suất tín dụng Nếu tỷ lệ lạm phát tăng cao làmcho giá trị thực tế của vốn vay và lợi tức có xu hướng giảm xuống, điều đó sẽ tác động làm cho lãi suất tíndụng có xu hướng tăng lên Điều này có thể được giải thích bằng cả hai hướng tiếp cận

Thứ nhất, xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, để duy trì lãi suấtthực không đổi, khi tỷ lệ lạm phát tăng đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng

Trang 10

Thứ hai, khi công chúng dự đoán mức lạm phát tăng, họ sẽ dành phần tiết kiệm của mình cho việc

dự trữ hàng hoá hoặc các dạng tài sản khác như vàng, ngoại tệ mạnh hoặc đầu tư vốn ra nước ngoài nếu

có thể

Cả hai xu hướng này diễn ra sẽ làm giảm cung vốn tín dụng và gây áp lực làm tăng lãi suất trên thịtrường Từ mối quan hệ này cho thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc khắc phục tâm lý lạm phát đốivới việc ổn định lãi suất, ổn định và tăng trưởng kinh tế

- Hiệu quả hoạt động của sản xuất kinh doanh

Trên phương diện lý thuyết lãi suất tín dụng sẽ giao động trong khoảng giới hạn sau:

0 < lãi suất tín dụng < suất lợi nhuận bình quân

Điều này chứng tỏ lãi suất tín dụng có liên quan mật thiết với hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh và chịu sự chi phối của suất lợi nhuận bỡnh quân, một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả củacác hoạt động sản xuất kinh doanh Tỷ suất doanh lợi bình quân chính là nền tảng để xác định mức lãisuất tín dụng một cách hợp lý

- Tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước

Khi mức bội chi ngân sách nhà nước tăng, nhu cầu vay vốn tài trợ thiếu hụt ngân sách của Nhànước tăng ở mọi mức lãi suất, khi đó cầu vốn tín dụng tăng và làm tăng lãi suất Mặt khác, bội chi ngânsách sẽ tác động đến tâm lý công chúng về gia tăng mức lạm phát và do vậy mà sẽ gây áp lực tăng lãisuất Ngoài ra, khi có bội chi ngân sách, chính phủ thường gia tăng lượng trái phiếu phát hành Lượngcung trái phiếu trên thị trường tăng làm giá trái phiếu có xu hướng giảm xuống, lãi suất thị trường vì vậy

sẽ tăng lên

Bên cạnh những nhân tố tác động nêu trên, lãi suất tín dụng cũn chịu ảnh hưởng của các chínhsách của Nhà nước (chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách tỷ giá v.v…),rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng, thuế đánh giá vào hoạt động ngân hàng v.v…

* Ở Việt Nam hiện nay lãi suất được áp dụng theo cơ chế bắt buộc.

c Phân tích vai trò của lãi suất tín dụng

Lãi suất tín dụng là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng của nền kinh tế thị trường Nó tácđộng đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dõn

- Lãi suất tín dụng là công cụ để điều tiết kinh tế vĩ mô và tạo việc làm cho người lao động

Nếu tăng hoặc giảm lãi suất cho vay sẽ làm cho vốn của doanh nghiệp giảm xuống hoặc tăng lên

Do đó sẽ quyết định đến việc thu hẹp hay mở rộng sản xuất của một ngành hay một lĩnh vực nào đó, làmthay đổi cơ cấu kinh tế Vỡ vậy nú sẽ ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động Điều đó cónghĩa là lãi suất tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều tiết kinh tế vĩ mô và giải quyết tỡnh trạngthất nghiệp trong xó hội

Mặt khác khi tăng hoặc giảm lãi suất tiền gửi ngoại tệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng ngoại

tệ chuyển vào trong nước Do đó ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu về ngoại tệ dẫn đến sự thay đổi tỷ giá

và quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá ở trong nước

Như vậy có thể khẳng định rằng lãi suất tín dụng là một công cụ quan trọng điều tiết kinh tế vĩ mô

Trang 11

- Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô

Khi từng khu vực hay trong nền kinh tế quốc dân bị xẩy ra những đột biến do nhiều nguyên nhânkhác nhau Trong những truờng hợp như vậy chính phủ thường sử dụng những công cụ kinh tế trong đó

có lãi suất tín dụng để điều chỉnh lại các quan hệ kinh tế, tạo điều kiện cho kinh tế khu vực, ngành haytoàn bộ nền kinh tế phát triển

Chính phủ có thể áp dụng mức lãi suất khác nhau giữa các khu vực, các ngành để điều hoà lưuthông tiền tệ, đảm bảo cho sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển trong từng lĩnh vực, từng ngành, tạomặt bằng giá cả hợp lý giữa các khu vực và các ngành

- Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại

Mỗi ngân hàng thương mại sẽ có chiến lược khách hàng khác nhau để thu hút khách hàng đến vớimỡnh thể hiện lãi suất ưu đói Để tăng khối lượng nguồn vốn huy động đồng thời để mở rộng quan hệ tíndụng với khách hàng, các ngân hàng thương mại có thể nâng hoặc hạ lãi suất tiền gửi và cho vay Đây làhoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại Để đảm bảo cạnh tranh thắng lợi, các ngân hàngthương mại đều phải tìm mọi biện pháp giảm thấp chi phí kinh doanh và chi phí quản lý Sự cạnh tranhlành mạnh giữa các ngân hàng thương mại tạo ra lợi ích kinh tế chung cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân

- Lãi suất tín dụng là công cụ khuyến khích tiết kiệm và đầu tư

Theo lý thuyết tài chính, chúng ta có phương trình đơn giản về thu nhập như sau:

Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm

Phương trình này không những đúng với đặc điểm tài chính của các hộ gia đình, các doanh nghiệp

mà cả đối với nền tài chính quốc gia Muốn tăng tỷ lệ tiết kiệm, khuyến khích đầu tư, biện pháp có hiệuquả nhất là tăng lãi suất huy động vốn Khi lãi suất huy động vốn tăng lên, các hộ gia đình sẽ xem xột đểgiảm chi hoặc hoàn một số các khoản chi cho tiêu dùng thường xuyên, làm tăng tỷ lệ tiết kiệm trong tổngthu nhập Các khoản tiết kiệm này sẽ được sử dụng và gửi vào ngân hàng, vào quỹ bảo hiểm hay đầu tưvào thị trường chứng khoán v.v…

Như vậy lãi suất tín dụng là công cụ can thiệp có hiệu lực để phân chia tỷ lệ quỹ tiêu dùng và tiếtkiệm…

d Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam để kích thích sản xuất phát triển thì việc điều hành lãi suất phải thực hiện theo hướng như thế nào?

Ngân hàng Nhà nước có những thay đổi mang tính bước ngoặt trong điều hành lãi suất Cơ chế lãisuất thoả thuận áp dụng từ ngày 01/6/2002 đã xoá bỏ biên độ khống chế lãi suất cho vay, cho phép các tổchức tín dụng được tự thoả thuận lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam dựa theo quan hệ cung-cầu vốn vàmức độ tín nhiệm đối với khách hàng Sang những tháng đầu năm 2003, Ngân hàng Nhà nwocs tiếp tụcđiều chỉnh cơ chế lãi suất mà theo đó, lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò là lãi suất trần, lãi suất tái chiếtkhấu là lãi suất sàn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, lãi suất thị trường mở đóng vai trò là công cụđiều hành thường xuyên của Ngân hàng Nhà nước Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn sử dụng lãi suấttiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước làm phương tiện thường xuyên điều tiết lãi suấtliên ngân hàng; tiếp tục công bố lãi suất cơ bản nhằm mục đích định hướng thị trường

Trang 12

Cơ chế lãi suất mới nhằm đảm bảo tính thị trường của lãi suất và tạo điều kiện khai thác triệt đểsức mạnh của cơ chế thị trường trong các hoạt động điều tiết kinh tế vĩ mô và vi mô Các tổ chức tín dụng

đã chủ động, linh hoạt hơn trong quyết định đưa ra lãi suất kinh doanh của mình Các nguồn lực đã đượckhai thác nhiều hơn cho sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, hiệu quả của chính sách lãi suất vẫn còn hạn chế

do các yếu tố nền tảng của cơ chế này đang trong quá trình hoàn thiện

Câu 2: Thế nào là lãi suất tín dụng ngân hàng? Trình bày các loại lãi suất tín dụng ngân hàng? Lãi suất trái phiếu chính phủ có phải là một loại lãi suất tín dụng ngân hàng không? Tại sao?

Trả lời:

a Khái niệm: Lãi suất tín dụng ngân hàng là lãi suất được áp dụng trong quan hệ tín dụng giữa

ngân hàng với công chúng và doanh nghiệp trong việc thu hút tiền gửi và cho vay; trong hoạt động tái cấpvốn của Ngân hàng trung ương cho các ngân hàng trung gian và trong quan hệ giữa các ngân hàng vớinhau trên thị trường liên ngân hàng

b Các loại lãi suất tín dụng:

- Lãi suất tiền gửi: là lãi suất được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền Lãi suất tiềngửi có nhiều mức khác nhau tuỳ thuộc vào thời hạn gửi, quy mô tiền gửi Sự biến động lãi suất tiền gửi ởmức độ lớn không chỉ ảnh hưởng tới quy mô nguồn vốn của các ngân hàng mà còn ảnh hưởng mạnh tớikhối tiền M1 và qua đó tác động tới lạm phát Chính vì vậy, việc áp dụng chính sách tăng mạnh lãi suấttiền gửi có hiệu quả cao trong kiềm chế, đẩy lùi lạm phát

- Lãi suất cho vay: là lãi suất được áp dụng để tính lãi tiền vay mà khách hàng phải trả ngân hàng

Về mặt nguyên tắc, mức lãi suất cho vay bình quân phải cao hơn mức lãi suất tiền gửi bình quân và có sựphân biệt giữa các khoản vay với thời hạn khác nhau, mức rủi ro khác nhau Sự thay đổi lãi suất tiền vay

có tác động tới quy mô cho vay và khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng trung gian

- Lãi suất chiết khấu: là lãi suất được áp dụng khi ngân hàng trung gian cho khách hàng vay dướihình thức chiết khấu các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán và thoả mãn các điều kiện chiết khấu theoquy định Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngânhàng phát tiền vay cho khách hàng Mức chiết khấu được quyết định bởi tình hình cung-cầu vốn trên thịtrường tín dụng, chất lượng của giấy tờ có giá, thời hạn chiết khấu cũng như quan hệ giữa ngân hàng vớikhách hàng

- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất được áp dụng khi Ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho cácngân hàng trung gian dưới hình thức chiết khấu lại các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán của cácngân hàng này

Lãi suất tái chiết khấu do Ngân hàng trung ương ấn định căn cứ vào mục tiêu của chính sách tiền

tệ trong từng thời kỳ và chiều hướng biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ

- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trườngliên ngân hàng

Lãi suất liên ngân hàng thường được ấn định hàng ngày vào buổi sáng (lãi suất hàng ngày) Nóđược hình thành trên cơ sở quan hệ cung-cầu tiền Ngân hàng trung ương của các tổ chức tín dụng và chịu

sự chi phối bởi lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng trung ương

Trang 13

- Lãi suất cơ bản: là lãi suất được các ngân hàng sử dụng làm cơ sở để ấn định mức lãi suất kinhdoanh của mình

Lãi suất cơ bản được hình thành khác nhau tuỳ theo từng nước, nó có thể do Ngân hàng trungương ấn định hoặc có thể do bản thân các ngân hàng tự xác định căn cứ vào tình hình hoạt động cụ thểcủa ngân hàng mình và đó là mức lãi suất được áp dụng cho các khách hàng có mức rủi ro thấp nhất Một

số nước lại sử dụng lãi suất liên ngân hàng làm lãi suất cơ bản vì thực chất lãi suất cơ bản của các ngânhàng rất gần mới mức lãi suất thị trường liên ngân hàng Mặc dù khác nhau, lãi suất cơ bản của hầu hếtcác nước đều hình thành trên cơ sở thị trường và đó là mức lãi suất tối thiểu bù đắp được chi phí cũng nhưđảm bảo mức lợi nhuận bình quân cho phép

c Lãi suất trái phiếu chính phủ không phải là một loại lãi suất tín dụng ngân hàng vì trái phiếu do nhà nước phát hành và lãi suất sẽ do nhà nước ấn định vì thế lãi suất trái phiếu chính phủ

là lãi suất tín dụng nhà nước.

Câu 3: Thế nào là lãi suất tín dụng thương mại? Cách xác định lãi suất tín dụng thương mại? Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng thương mại? Phân biệt sự khác nhau giữa lãi suất tín dụng thương mại và lãi suất tín dụng ngân hàng?

Trả lời:

a Khái niệm: Lãi suất tín dụng thương mại là lãi suất được áp dụng khi các doanh nghiệp cho

nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá

* Cách xác định lãi suất tín dụng thương mại: nh lãi su t tín d ng th ất tín dụng thương mại: ụng thương mại: ương ứng với cùng số lượng mặt hàng trao đổi ng m i: ại:

Lãi suất TDTM =

Tổng giá cả hànghoá bán chịu _ hoá bán trả tiền ngayTổng giá cả hàng

x 100Tổng giá cả hàng hoá bán trả tiền ngay

b Phân biệt sự khác nhau giữa lãi suất tín dụng thương mại và lãi suất tín dụng ngân hàng:

CHƯƠNG III:

Câu 1: Ngân hàng trung ương là gì? Phân tích một trong các chức năng của ngân hàng trung ương? Phân biệt sự khác nhau giữ hệ thống ngân hàng 1 cấp và ngân hàng 2 cấp ở Việt Nam?

Trả lời:

a Khái niệm: NHTƯ là tổ chức duy nhất phát hành tiền theo các quy định trong luật hoặc được

chính phủ phê duyệt (mệnh giá tiền, loại tiền và mức phát hành)

b Các chức năng của ngân hàng trung ương.

1 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành tiền tệ

- Ngân hàng Trung ương là tổ chức duy nhất phát hành tiền theo quy định của pháp luật hoặc đượcChính phủ phê duyệt (mệnh giá tiền, loại tiền, mức phát hành) nhằm đảm bảo thống nhất và an toàn cho

hệ thống lưu thông tiền tệ quốc gia Giấy bạc ngân hàng và tiền kim loại do Ngân hàng Trung ương pháthành là phương tiện thanh toán hợp pháp duy nhất trong cả nước và được thanh toán không hạn chế

- Các kênh phát hành tiền của Ngân hàng trung ương:

Trang 14

+ Phát hành tiền qua kênh Ngân sách Nhà nước: Khi Ngân sách Nhà nước thâm hụt, chính phủ cóthể có vay tiền của Ngân hàng trung ương và vay nước ngoài Nếu chính phủ vay tiền của Ngân hàngtrung ương, Ngân hàng trung ương phải tạm ứng cho Ngân sách Nhà nước, do đó tiền của Ngân hàngtrung ương được đưa vào lưu thông thông qua chính phủ Nếu chính phủ vay nước ngoài, vì nước ngoàithường cho vay bằng hàng hoá, vàng hoặc ngoại tệ, do đó những tài sản này khi đem về nước được kýquỹ tại Ngân hàng trung ương, chuyển đổi thành tiền mặt để chi tiêu trong nước, nghĩa là tiền của Ngânhàng trung ương đã được đưa vào lưu thông thông qua sự chi tiêu của chính phủ.

+ Thông qua nghiệp vụ tín dụng giữa Ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại: Căn

cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, căn cứ vào lượng tiền cung ứng tăng thêm trong năm kế hoạch,Ngân hàng trung ương xác định hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại Thực hiện hạn mứcnày, Ngân hàng trung ương cấp tín dụng tín dụng cho các ngân hàng thương mại Như vậy, qua việc chovay của Ngân hàng trung ương với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng trung ương phát hành một khốilượng tiền vào lưu thông để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ Các ngân hàng thương mại nhận đượcmột khoản tín dụng từ Ngân hàng trung ương giúp các ngân hàng thương mại mở rộng công tác đầu tư vàcho vay đối với nền kinh tế

- Kênh thị trường mở: thị trường mở là nơi mua bán các giấy tờ có giá thường là ngắn hạn Thôngqua việc mua các giấy tờ có giá trên thị trường mở, Ngân hàng trung ương đã đưa một lượng tiền vào lưuthông thông qua những người bán giấy tờ có giá Đây là một nghiệp vụ phát hành thanh khiết, bởi lẽ tiềntăng thêm trong lưu thông đã được cân đối bởi một lượng chứng khoán Hiện nay, hầu hết các quốc giađều áp dụng nghiệp vụ phát hành này

- Phát hành tiền thông qua thị trường hối đoái: Khi Ngân hàng trung ương mua vàng, ngoại tệ trênthị trường hối đoái, dự trữ vàng, ngoại tệ của Ngân hàng trung ương tăng, đồng thời một lượng tiền cungứng được tăng trong lưu thông và ngược lại

Ngày nay, việc phát hành tiền được đảm bảo bằng giá trị hàng hoá thông qua cơ chế tín dụng.Theo chế độ này, việc phát hành giấy bạc được thực hiện qua cơ chế tín dụng ngắn hạn trên cơ sở đảmbảo bằng giá trị hàng hoá thể hiện trên kỳ phiếu thương mại (thương phiếu) và các chứng từ nợ khác Qua

đó làm cho việc phát hành gắn với nhu cầu thực tế của lưu thông hàng hoá, đảm bảo cho tổng lượng tiền

tệ phù hợp với tổng giá trị hàng hoá và dịch vụ trên thị trường Việc phát hành này của Ngân hàng trungương được thực hiện bằng phương pháp tái chiết khấu các chứng từ có giá của các tổ chức tín dụng Việcphát hành tiền thông qua cơ chế tín dụng có ý nghĩa rất quan trọng vì nó xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phátsinh do tăng trưởng kinh tế đòi hỏi, đồng thời tạo khả năng để Ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soátđược khối lượng tiền tệ cung ứng theo nhu cầu của mục tiêu ổn định tiền tệ

2 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của các ngân hàng

Ngân hàng Trung ương thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thông qua việc cấp tíndụng cho các ngân hàng thương maị, các tổ chức tín dụng và kiểm soát quá trình tạo tiền của các ngânhàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác Ở đây, ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng trở

Trang 15

thành khách hàng của Ngân hàng trung ương Khi thực hiện chức năng này, Ngân hàng trung ương cungcấp các dịch vụ sau:

- Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng, bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi thanh toán:+ Tiền gửi dự trữ bắt buộc được tính theo tỷ lệ % trên từng loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳhạn Tỷ lệ này do Ngân hàng trung ương quy định trong từng thời kỳ Mục đích của dự trữ bắt buộc lànhằm đảm bảo khả năng thanh toán của từng ngân hàng, của cả hệ thống và quan trọng hơn là để Ngânhàng trung ương kiểm soát quá trình tạo tiền của hệ thống tín dụng Tuy nhiên, cùng với sự phát triển củathị trường tiền tệ, các hình thức bảo hiểm tiền gửi đã ra đời đã giảm bớt khả năng xảy ra nhu cầu rút tiềnthông thường Vì vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm ở hầu hết các quốc gia Hiện nay, tỷ lệ dự trữbắt buộc được đề cập đến với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ

+ Tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín dụng: Các tổ chức tín dụng khi được phép hoạt động đềuphải mở tài khoản tại Ngân hàng trung ương và gửi tiền vào tài khoản đó

- Cho vay đối với các ngân hàng trung gian: Với tư cách là ngân hàng của các ngân hàng, Ngânhàng trung ương luôn là chủ nợ và là người cho vay cuối cùng đối với các tổ chức tín dụng thông quahoạt động tái chiết khấu các thương phiếu và cho vay có thế chấp các giấy tờ có giá

- Tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt: Các tổ chức tín dụng đều mở tài khoản và gửi tiền vàotài khoản này tại Ngân hàng trung ương nên các tổ chức tín dụng có thể thanh toán không dùng tiền mặttại Ngân hàng trung ương thông qua hình thức thanh toán bù trừ

- Thực hiện quản lý Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng: cấp giấy phép hoạt động; quy định nộidung phạm vi hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng; kiểm tra giám sát hoạt động của các tổ chứctín dụng để đảm bảo an toàn, ổn định và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền vào ngân hàng; đình chỉ hoạtđộng hoặc giải thể ngân hàng trong các trường hợp vi phạm luật lệ hoặc mất khả năng tài chính sau khi đã

áp dụng các biện pháp tác động

3 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của Chính phủ

- Ngân hàng trung ương là người cung ứng các phương tiện thanh toán cho hệ thống kho bạc Nhànước, nhận tiền gửi của kho bạc Nhà nước,cho Chính phủ vay khi ngân sách thiếu hụt, bảo quản dự trữquốc gia về ngoại tệ, vàng, bạc và các phương tiện có giá trị ngoại tệ khác

- Ngân hàng trung ương thay mặt Nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng và thanh toánđối nội cũng như đối ngoại của Nhà nước

- Ngân hàng trung ương thay mặt Nhà nước ký kết hoặc tham gia ký kết các hiệp định tiền tệ, tíndụng thanh toán với nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế

- Ngân hàng trung ương là người thay mặt chính phủ tham gia vào một số tổ chức tài chính quốc

tế với cương vị là thành viên của các tổ chức này

4 Chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Trung ương

- Ngân hàng Trung ương có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia Vì mọihoạt động của Ngân hàng trung ương và hệ thống ngân hàng đều ảnh hưởng đến khối lượng tiền trong lưuthông và vì thế nó có thể sử dụng các công cụ có hiệu quả nhất để tác động vào khối lượng tiền đó Việc

Trang 16

chủ động kiểm soát và điều tiết khối lượng tiền trong nền kinh tế là linh hồn của chính sách tiền tệ Đếnlượt nó, chính sách tiền tệ là trọng tâm hoạt động của Ngân hàng Trung ương Điều này có nghĩa là mọihoạt động của Ngân hàng Trung ương đều nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và bị chi phối bởimục tiêu đó.

- Thanh tra, giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng Với tư cách là ngân hàng của các ngânhàng, Ngân hàng Trung ương không chỉ cung ứng các dịch vụ ngân hàng thuần tuý cho các khách hàngcủa nó mà thông qua các hoạt động kinh doanh đó, Ngân hàng Trung ương thực hiện vai trò điều tiết,giám sát thường xuyên hoạt động kinh doanh của các ngân hàng kinh doanh nhằm hai mục đích là đảmbảo sự ổn định trong hoạt động ngân hàng và bảo vệ lợi ích của khách hàng, của người gửi tiền vào ngânhàng kinh doanh:

+ Đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng Khác với các tổ chức kinh doanh khác, kinh doanhtrong lĩnh vực tài chính tiền tệ cần thiết phải được kiểm soát và điều tiết chặt chẽ là vì những nguyênnhân sau:

+/ Các ngân hàng đảm nhiệm vai trò đặc biệt trên thị trường vốn nói riêng và trong toàn bộ nềnkinh tế nói chung

+/ Hoạt động của các ngân hàng liên quan đến hầu hết các chủ thể kinh tế trong xã hội nên sự sụp

đổ của một ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền và toàn bộ hệ thống

+/ Bản chất hoạt động của các ngân hàng là chứa đựng rủi ro

+/ Sự tồn tại và phát triển của các trung gian tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng phụ thuộcvào lòng tin của công chúng với tư cách là người gửi tiền

+ Bảo vệ công chúng đầu tư: Chức năng thanh tra, giám sát của Ngân hàng Trung ương còn nhằmđảm bảo sự công bằng và bình đẳng trong quan hệ giữa ngân hàng và các khách hàng Điều này vừa nhằmbảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng, vừa nhằm thúc đẩy cạnh tranh và hiệu quả thông qua quy định vềchất lượng và sự cập nhật của thông tin mà ngân hàng có nghĩa vụ cung cấp cho những người tham gia thịtrường Điều này giúp cho công chúng với tư cách là người đầu tư và người sử dụng dịch vụ tài chính cókhả năng và cơ hội lựa chọn các ngân hàng đáng tin cậy và các dịch vụ tài chính có chất lượng Các ngânhàng vì thế sẽ luôn quan tâm tới minh bạch và chất lượng của Bảng tổng kết tài sản trong chiến lược cạnhtranh khách hàng

c Phân biệt sự khác nhau giữa hệ thống ngân hàng 1 cấp và ngân hàng 2 cấp ở Việt Nam.

Câu 2: Phân tích vai trò của ngân hàng trung ương? Hãy cho biết ngân hàng trung ương của Việt Nam được tổ chức theo ngân hàng trung ương trực thuộc quốc hội hay trực thuộc chính phủ?

* Phân tích vai trò của ngân hàng trung ương:

1 Điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông

Trong nền kinh tế thị trường, mức cung tiền tệ có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế thôngqua sự thúc đẩy mức tăng, giảm của tổng sản phẩm quốc nội Do vậy, điều tiết khối lượng tiền trong lưu

Ngày đăng: 10/06/2014, 14:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w