0
Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Lạm phát do cầu kéo

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG CÓ LỜI GIẢI (Trang 28 -29 )

Đây là nguyên nhân do tổng cầu (AD) tăng lên vượt quá mức cung ứng hàng hóa của xã hội dẫn đến áp lực làm tăng giá cả. Có thể giải thích điều này thông qua mô hình AS - AD đơn giản. Khi tổng cầu AD0 tăng lên đến AD1 , mức giá cả chung tăng từ P0 lên P1, nền kinh tế có lạm phát.

Tổng cầu phản ánh nhu cầu có khả năng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của các hộ gia đình, nhu cầu hàng hóa đầu tư của các doanh nghiệp, nhu cầu hàng hóa của Chính phủ và nhu cầu hàng hóa xuất khẩu ròng của thị trường nước ngoài. Khi nhu cầu có khả năng thanh toán của các chủ thể này tăng lên, tiền chi tiêu nhiều hơn, giá cả tăng lên. Cụ thể là:

- Chi tiêu của Chính phủ tăng lên: Khi chi tiêu của Chính phủ tăng lên, tổng cầu có thể tăng lên trực tiếp thông qua các khoản đầu tư vào các lĩnh vực thuộc phạm vi Chính phủ quản lý hoặc có thể gián tiếp thông qua các khoản chi phí phúc lợi xã hội, trợ cấp thất nghiệp tăng lên và kết quả là giá cả hàng hóa tăng lên. Trong trường hợp, nhu cầu chi tiêu vượt quá khả năng thu ngân sách Nhà nước và được bù đắp bằng việc phát hành tiền của Ngân hàng trung ương thì sẽ dẫn đến lạm phát cao và kéo dài.

- Chi dùng của các hộ gia đình tăng lên do mức thu nhập thực tế tăng lên.

- Nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp tăng lên xuất phát từ dự đoán về triển vọng phát triển kinh tế, về khả năng mở rộng thị trường hoặc do lãi suất đầu tư giảm.

- Do chính sách tiền tệ mở rộng, không chỉ Ngân hàng trung ương tăng cung ứng tiền mà cả các ngân hàng thương mại cũng mở rộng cho vay làm cho tổng lượng phương tiện thanh toán tăng lên.

- Các yếu tố có liên quan đên nhu cầu của người nước ngoài như tỷ giá, giá cả hàng hóa nước ngoài so với giá cả hàng hóa cùng loại được sản xuất trong nước.

1.2. Lạm phát do chi phí đẩy

P

P

AD1 Sản lượng

0

AS AD0 Y0 Y1 P1 P0

Đặc điểm cơ bản của loại lạm phát này là áp lực làm tăng giá cả xuất phát từ sự tăng lên của chi phí sản xuất vượt quá mức tăng của năng suất lao động và làm giảm mức cung ứng hàng hóa của xã hội. Có thể giải thích điều này thông qua mô hình AS - AD đơn giản. Khi tổng cung giảm từ AS0 đến AS1, mức giá cả chung tăng từ P0 lên P1, nền kinh tế có lạm phát.

Chi phí sản xuất tăng lên do những nguyên nhân sau:

- Mức tăng của tiền lương vượt quá mức tăng của năng suất lao động. Tiền lương tăng lên có thể do thị trường lao động trở nên khan hiếm, hoặc do yêu cầu đòi tăng lương của công đoàn hoặc do mức lạm phát dự tính tăng lên.

- Do giá nội địa của hàng nhập khẩu tăng lên, có thể do áp lực lạm phát của nước xuất khẩu, hoặc do giá trị nội tệ giảm so với ngoại tệ hoặc do ảnh hưởng của khủng hoảng…Nếu các loại hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu được sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng thì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cả nội địa, nếu nó được sử dụng là yếu tố đầu vào của sản xuất thì làm tăng giá thành sản xuất và do đó dẫn đến giácả hàng hóa được sản xuất ra tăng lên.

- Do sự tăng thuế và các khoản nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước của các doanh nghiệp.

Câu 2: Tại sao nói lạm phát làm gia tăng các khoản nợ quốc gia? Trả lời:

Vì lạm phát làm tỷ giá tăng lên, đồng tiền trong nước trở nên mất giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngoài tính trên các khoản nợ.

Câu 3: Phân tích hậu quả của lạm phát. Trả lời:

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN TIỀN TỆ NGÂN HÀNG CÓ LỜI GIẢI (Trang 28 -29 )

×