*Nghiệp vụ ngân quỹ:
Với mục đích đảm bảo an toàn khả năng thanh toán thường xuyên của ngân hàng, nghiệp vụ ngân quỹ được thể hiện qua các khoản mục sau:
- Tiền mặt tại quỹ: bao gồm tiền giấy và tiền kim loại hiện có tại kho cảu ngân hàng. Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp tuỳ thuộc vào quy mô hoạt động của ngân hàng, nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng và còn mang tính chất thời vụ.
- Tiền gửi ở ngân hàng khác: các ngân hàng có thể mở tài khoản lẫn nhau để đổi lấy những dịch vụ khác nhau như: trung gian thanh toán cho khách hàng, giao dịch ngoại tệ, mua bán chứng khoán…
- Tiền gửi tại ngân hàng trung ương: bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của ngân hàng trung ương và tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trung ương.
Các bộ phận trên hình thành nên phần dự trữ của ngân hàng thương mại. Mặc dù dự trữ của ngân hàng thương mại không tạo nên lợi nhuận nhưng nó đảm bảo khả năng thanh toán và các nghĩa vụ tài chính khác cho ngân hàng. Vì thế nó hạn chế rủi ro thanh khoản, nâng cao uy tín cho ngân hàng, tạo nền tảng vững chắc cho khả năng sinh lời của ngân hàng.
* Nghiệp vụ cho vay:
Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng có thể kiểm soát trực tiếp và thường xuyên mục đích sử dụng tiền vay. Đối với các ngân hàng truyền thống, cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu và được thực hiện thông qua các hình thức phổ biến sau:
- Chiết khấu thương phiếu: là nghiệp vụ cho vay ngắn hạn trong đó ngân hàng mua những thương phiếu chưa đến hạn thanh toán của khách hàng với giá trị bằng giá trị thương phiếu trừ đi phần lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí. Đến thời hạn thanh toán của thương phiếu, ngân hàng đòi người mắc nợ thương phiếu theo giá trị của thương phiếu.
- Cho vay ứng trước: tín dụng ứng trước là một hình thức cho vay được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, trong đó người đi vay được phép sử dụng một hạn mức tín dụng trong một thời gian nhất định. Để thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng mở cho khách hàng một tài khoản, chuyển số tiền cho vay vào tài khoản đó để khách hàng sử dụng theo nhu cầu.
- Cho vay vượt chi: là hình thức đặc biệt của tín dụng ứng trước, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng, theo đó khách hàng có thể sử dụng một số tiền trong một thời hạn nhất định vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng. Hình thức này còn được gọi là cho vay thấu chi.
- Cho vay cầm cố: ngân hàng cho vay khi khách hàng có tài sản cầm cố tại ngân hàng như động sản, các chứng từ có giá, vàng, bạc…
- Cho vay thế chấp: ngân hàng cho vay trên cơ sở người đi vay mang các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng các tài sản là bất động sản để thế chấp vay vốn. Nghiệp vụ này cũng tương tự như cho vay cầm cố nhưng khác ở chỗ trong suốt thời hạn cho vay tài sản thế chấp vẫn được người đi vay sử dụng, ngân hàng chỉ nắm giữ hồ sơ gốc.
- Tín dụng bằng chữ ký: là hình thức tín dụng mà ngân hàng không trực tiếp giải ngân cho khách hàng vay, nhưng bằng uy tín (chữ ký) của mình, ngân hàng tạo điều kiện để khác hàng sử dụng vốn của người khác và đảm bảo thanh toán cho khách hàng.
- Tín dụng chấp nhận: là việc ngân hàng đứng ra chấp nhận thương phiếu cho khách hàng, hoặc xác nhận việc đảm bảo thanh toán của người trả tiền thương phiếu.
- Tín dụng thuê mua: là hình thức tín dụng trung, dài hạn được thực hiện thông qua việc cho thuê tài sản như máy móc, thiết bị, các động sản và bất động sản khác.
- Các hình thức cho vay khác.
*Nghiệp vụ đầu tư:
Là việc ngân hàng đầu tư vào chứng khoán để nhằm mục đích khai thác và sử dụng tối đa các nguồn vốn đã huy động . Nghiệp vụ này giúp ngân hàng nâng cao khả năng thanh toán, bảo tồn ngân quỹ nhất là khi đầu tư vào trái phiếu Chính phủ vì loại chứng khoán này có tính lỏng cao; đồng thời là đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh ngân hàng nhằm phân tán rủi ro và gia tăng lợi nhuận.
* Cung cấp các dịch vụ ngân hàng:
Các ngân hàng thương mại với các chức năng của mình có thể thực hiện các dịch vụ thanh toán, kinh doanh ngoại hối, các nghiệp vụ uỷ thác và đại lý theo yêu cầu của khách hàng… Với xu hướng ngân hàng đa năng, hiện nay ngân hàng thương mại còn thực hiện các dịch vụ chứng khoán và bảo hiểm.
Theo Luật các Tổ chức tín dụng của Việt nam, hiện nay các dịch vụ mà ngân hàng được thực hiện bao gồm:
- Dịch vụ thanh toán;
- Kinh doanh ngoại hối và vàng;
- Thực hiện nghiệp vụ uỷ thác và đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của các tổ chức và cá nhân theo hợp đồng.
- Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng. - Các dịch vụ khác.
Câu 3: Nghiệp vụ nào được coi là nghiệp vụ sinh lời chính của ngân hàng thương mại? Vì sao?
Trả lời:
Nghiệp vụ sinh lời chính của ngân hàng thương mại là nghiệp vụ cho vay vì nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ cung ứng vốn của ngân hàng trực tiếp cho các nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trên cơ sở thoả mãn các điều kiện vay vốn của ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ cho vay, ngân hàng có thể kiểm soát trực tiếp và thường xuyên mục đích sử dụng tiền vay.
CHƯƠNG V:
Câu 1: Lạm phát là gì? Phân tích nguyên nhân của lạm phát? Trả lời: