1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn

80 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Ở Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Thương Mại Và Xây Dựng Ngọc Hoàn
Người hướng dẫn Bùi Minh Hải
Trường học Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 80,42 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NGỌC HOÀN (3)
    • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển (3)
    • 1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (3)
    • 1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý (6)
    • 1.4 Tổ chức sản xuất kinh doanh (11)
    • 1.5 Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán (13)
      • 1.5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán (13)
      • 1.5.2 Đặc điểm tổ chức phương pháp kế toán (16)
  • PHẦN 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NGỌC HOÀN (20)
    • 2.1 Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (20)
      • 2.1.1 Chi phí sản xuất (20)
      • 2.1.2 Giá thành sản phẩm (26)
      • 2.1.3 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩn, yêu cầu và nhiệm vụ của ban quản lý (29)
    • 2.2 Kế toán chi phí sản xuất (30)
      • 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (30)
      • 2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (35)
      • 2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (38)
      • 2.2.4 Tập hợp chi phí sản xuất cuối kỳ (49)
      • 2.2.5 Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang (62)
    • 2.3 Tính giá thành sản phẩm (62)
    • 3.1 Nhận xét về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (67)
    • 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (72)
    • 3.3 Một số ý kiến kiến nghị hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (74)
  • KẾT LUẬN.........................................................................................................................65 (77)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NGỌC HOÀN

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty là một doanh nghiệp vừa, có trụ sở đặt tại Thôn Cáo Đỉnh, xã Xuân Đỉnh, Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội Công ty được chính thức thành lập vào ngày 06 - 04 - 2006 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp Tuy mới thành lập Công ty đã đầu tư công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, có số tài sản cố định lớn, vốn lưu động để chủ động kinh doanh, mở tài khoản riêng tại ngân hàng.

Là một Công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm về săt thép, inox, nhôm kính mới tiếp cận thị trường nên gặp rất nhiều khó khăn Lúc đầu Công ty chỉ kinh doanh các sản phẩm về sắt thép, nhôm kính Nhưng sau khi kinh doanh được 03 tháng Công ty nhận thấy trên thị trường mặt hàng inox và các sản phẩm phụ kiện của inox đang được sử dụng rất nhiều trên thị trường.Công ty đã mạnh dạn đầu tư máy móc sản xuất đinh tán inox và kinh doanh thêm mặt hàng inox.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, đòi hỏi Công ty cần có một lượng vốn nhất định, bao gồm vốn cố định, vốn lưu động Công ty có nhiệm vụ tổ chức huy động các nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách của nhà nước.

Chúng ta đều nhận thức được rằng hoạt động trong cơ chế thị trường thì vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng, một nền tài chính vững mạnh có thể tạo ra sự phát triển nhanh chóng và ngược lại nếu một nền tài chính yếu kém sẽ kéo theo sự trì trệ, kém phát triển.

* Số vốn sản xuất kinh doanh của Công ty ban đầu là: 4.500.000.000 đ

* Chức năng của Công ty : Công ty cung cấp các sản phẩm sắt thép thô để gia công chế biến các sản phẩm về sắt, nhôm thanh các loại để làm tủ nhôm, cửa và các sản phẩm về nhôm, thanh inox các loại để gia công các sản phẩm như lan can, cầu thang bằng inox Sản xuất đinh tán inox để đóng trên các sản phẩm inox

Qua gần 3 năm sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đó, Công ty đã có nhiều bạn hàng dần chiếm lĩnh được thị trường, đặt biệt là các xưởng sản xuất, chế tác, gia công sắt thép, nhôm kính, inox

Với nhiệm vụ mà hội đồng quản trị Công ty đã đề ra là trong 05 năm đầu sẽ chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường sản xuất vừa và nhỏ khu vực Hà Nội và các tỉnh thành phố lân cận, ngay trong những năm đầu tiên Công ty đã dần tạo được thế đứng trên thị trưòng, sản phẩm làm ra có chất lượng, được khách hàng tin dùng, sản xuất kinh doanh ngày càng tiến bộ, quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng Cụ thể những năm gần đây, Công ty đã đạt được một số chỉ tiêu sau đây:

Một số chỉ tiêu so sánh năm 2007 với năm 2008

TT Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 Chênh lệch

1 Tổng giá trị sản xuất đinh Inox 1000đ 280.454.500 350.852.900 70.398.400 125,1% 2

Tổng doanh thu từ sản xuất và kinh doanh

3 Tổng số lao động người 75 82 7 109,33

Thu nhập bình quân đầu người/tháng

7 Thuế thu nhập doanh nghiệp 1000đ 37.545.200 122.682.140 85.136.940 326,75

Qua bảng số hiệu trên ta thấy tổng giá trị sản lượng của Công ty tăng rõ rệt qua các năm, năm 2008 so với năm 2007 doanh thu trong kinh doanh cũng như giá trị sản xuất tăng đáng kể trong khi số lượng lao động tăng rất ít dẫn đến năng xuất lao động tăng mạnh Tổng doanh thu và lợi nhuận của năm

2008 cao hơn năm 2007 điều đó chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm một cách đáng kể.

Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, còn đối với người lao động thu nhập bình quân của người lao động trên tháng cũng tăng rõ rệt, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ cho người lao động được nâng lên đã khuyến khích được tinh thần trách nhiệm làm việc của toàn thể cán bộ,công nhân viên của Công ty.

Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Đặc điểm bộ máy quản lý.

Trong điều kiện thực hiện cơ chế quản lý mới với những chức năng và nhiệm vụ được giao như ở trên, việc tiến hành đổi mới tổ chức bộ máy sản xuất và kinh doanh của Công ty là một yêu cầu khách quan, tính cấp thiết của vấn đề này thực hiện ở chỗ : Đổi mới cơ cấu tổ chức nhằm làm giảm bớt đầu mối, tăng hiệu lực điều hành nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ công nhân viên trong Công ty Chính vì yêu cầu đó Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn đã tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Bộ máy quản lý đã có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể, trình độ quản lý không ngừng được nâng cao, mối quan hệ qua lại giữa các phòng ban, phân xưởng ngày càng được củng cố Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Công ty vẫn còn một số điểm chưa hợp lý Để đảm bảo cho bộ máy quản lý đựơc tinh giảm, hoạt động có hiệu qủa, đòi hỏi giám đốcCông ty phải căn cứ vào trình độ chuyên môn năng lực, cũng như nhiệm vụ của công việc để phân công lao động quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách khoa học nhất, có như vậy Công ty mới mong tiết kiệm được chi phí quản lý, nâng cao hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

PGĐ Kỹ thuật PGĐ kinh doanh

Phòng kỹ thuật Phòng HC Phòng TC- KT Phòng Kdoanh

Sau đây ta đi vào xem xét cụ thể về bộ máy quản lý của Công ty.

Sơ đồ 1.1 Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn

Qua sơ đồ ta thấy cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phầnSản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng, đây là kiểu cơ cấu đa dạng được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta Theo hình thức này, toàn bộ hệ thống quản lý được chia thành nhiều chức năng, Công ty căn cứ vào đặc điểm, chức năng nhiệm vụ được căn cứ vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo cùng các điều kiện khác của lao dộng quản lý kết hợp với bảng quy định theo cấp của nhà nước, phân nhóm lao động có cùng chức năng vào một bộ phận và thành lập thành nên các phòng ban Các phòng ban với chức năng đã được phân bổ đề ra nhiệm vụ cụ thể của phòng ban mình, sau đó phân công cho các lao động trong phòng đảm nhiệm những nhiệm vụ cụ thể đã đề ra.

Là người lãnh đạo cao nhất, là ngưới quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty thông qua 2 Phó Giám đốc và các phòng ban trong đó có 2 phòng ban do giám đốc trực tiếp quản lý là phòng Tổ chức Hành chính, phòng Tài chính Kế toán, còn 2 phòng: phòng Kỹ thuật, phòng Kinh doanh do phó giám đốc trực tiếp quản lý

Giám đốc phải xây dựng chiến lựơc phát triển lâu dài và hàng năm cho Công ty, chương trình hoạt động, phương án bảo vệ và khai thác nguồn lực cho Công ty Ký kết hợp đồng với các đơn vị khác Nhận các báo cáo của cấp dưới xem xét, ký duyệt các báo cáo.Ra các quyết định để các cấp dưới thực hiện Quản lý các phòng ban, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên Chịu trách nhiệm chính về kết quả lao động sản xuất kinh doanh của Công ty

Phó Giám đốc kỹ thuật :

Giúp giám đốc trong việc quản lý kỹ thuật, thiết kế là nguời điều hành trực tiếp phòng kỹ thuật, phụ trách công tác kỹ thuật, công nghệ sản xuất choCông ty như: chất lượng của các sản phẩm sản xất ra, công tác bảo quản, bảo dưỡng máy móc thiết bị phải thường xuyên đảm bảo cho máy móc thiết bị hoạt động liên tục giảm tối đa giờ máy chết, công tác sửa chữa nâng cấpTSCĐ phải đúng kỹ thuật đúng thời gian Đề xuất tham mưu cho ban lãnh đạo kế hoach mua sắm may móc thiết bị mới, công nghệ mới Tiếp nhận các báo cáo của cấp dưới, xem xét ký duyệt rồi trình giám đốc Truyền đạt ý kiến lãnh đạo của ban giám đốc cho phòng cấp dưới và phản ánh ý kiến, đề xuất của cấp dưới lên ban giám đốc.

Phó Giám đốc kinh doanh:

Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch và quản lý về mặt kinh doanh đồng thời trực tiếp lãnh đạo hai phòng là phòng vật tư và phòng kinh doanh. Lập và trình giám đốc về kế hoạch và sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới đồng thời giải thích và phân tích tính khả thi của kế hoạch đó Đề xuất các phương án phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh cho Công ty. Truyền đạt ý kiến của Ban Lãnh đạo với các phòng ban cấp dưới đồng thời phản ánh ý kiến, đề xuất của cấp dưới lên Ban Lãnh đạo Cuối năm tài chính, cuối mỗi tháng phó Giám đốc kế hoạch kinh doanh phải lập và trình báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, giải thích nguyên nhân tạo ra kết quả đó và đưa ra phương án khắc phục trước Giám đốc và Ban Lãnh đạo những mặt chưa tốt để tìm hướng giải quyết

Phòng Tài chính kế toán :

Cung cấp thông tin tài chính cho Giám đốc và đối tượng sử dụng, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát cho các hoạt động tài chính đơn vị Thực hiện đúng chế độ kế toán thống kê hiện hành của Nhà nước Theo dõi ghi chép tình hình tăng giảm và số liệu có của các loại vốn, quỹ, tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh Cuối năm tài chính phải báo cáo tài chính theo quy định hiện hành Tổ chức bảo quản lưu giữ sổ sách chứng từ kế toán. Chịu trách nhiệm về tính trung thực của báo cáo tài chính và sổ sách kế toán. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các chính sách chế độ quản lý tài chính nói chung và chế độ thể lệ tài chính nói riêng Trong phòng tài chính kế toán người lãnh đạo cao nhất là kế toán trưởng.

Tham mưu cho ban giám đốc về công tác quản lý cán bộ, công nhân viên, quản lý tiền lương , thực hiện đầy đủ mọi chính sách, chế độ của nhà nước đối với cán bộ công nhân viên Giải quyết các trường hợp ra vào Công ty theo đúng thủ tục cần thiết, đề xuất tuyển dụng, điều chuyển cán bộ lao động vào các đơn vị, tiếp nhận các công văn đến Công ty rồi chuyển cho các phòng ban có liên quan, soạn thảo văn bản theo lệnh của cấp trên, thực hiện các chế độ: tiền lương, tiền thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên. Nghiên cứu, đề xuất bổ sung, hoàn thiện tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ, các quy chế, những quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn các phòng ban xí nghiệp làm cơ sở thực hiện Xây dựng kế hoạch lao động tiền lương, bảo vệ chi phí hành chính, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên Tổ chức công tác bảo vệ trật tự an toàn xí nghiệp và chăm sóc sức khoẻ, đời sống cán bộ công nhân viên.

Giúp phó Giám đốc kỹ thuật trong việc quản lý về mặt kỹ thuật sản xuất của Công ty Thường xuyên theo dõi quản lý dây chuyền công nghệ sản xuất cũng như chất lượng nguyên vật liệu đầu vào, chất lượng sản phẩm nhập khẩu khối lượng tiếp nhận phản ánh của khách hàng về sản phẩm của Công ty, đã có sự điều chỉnh kịp thời về mặt kỹ thuật cũng như chất lượng tổ chức quản lý: Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị hoạt động liên tiếp tổ chức lắp đặt chạy thử và đưa vào sử dụng những thiết bị, kỹ thuật của Công ty cũng như việc thực hiện các kế hoạch nâng cao chất lượng sản phẩm cho phó Giám đốc kỹ thuật để phó Giám đốc kỹ thuật trình lên Giám đốc.

Giúp phó Giám đốc kế hoạch kinh doanh về việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Tổ chức ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các kho hàng và căn cứ vào các hợp đồng, các đơn đặt hàng để bố trí kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tổ chức triển khai cụ thể.

Công việc của xí nghiệp là sản xuất, đóng gói hoàn chỉnh đinh inox

Tổ chức sản xuất kinh doanh

Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

Máy móc thiết bị là một bộ phận quan trọng trong tài sản cố định của các doanh nghịêp, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ khoa học kỹ thuật của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn sản xuất sản phẩm đinh inox để bán ra ngoài thị trường phục vụ việc gia công lắp đặt các sản phẩm inox Do đặc điểm sản phẩm của Công ty là sản xuất phụ kiện nên sử dụng những máy móc chuyên dùng như máy cắt, máy búa, máy hàn, máy tiện Với đặc điểm về máy móc thiết bị đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường Nên Công ty đã đầu tư một hệ thống máy móc mới 100% được nhập khẩu từ Trung Quốc, với công nghệ dây chuyền gia công hiện đại.

* Nguyên vật liệu: là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất Đây là yếu tố cấu thành lên thực thể sản phẩm, chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành Nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty sử dụng là tôn 8ly, thép ф22, ray P43, gang đúc và sắt các loại, nguyên vật liệu phụ như ôxy, đất đèn than, que hàn … Trong cơ chế thị trường, việc tìm nguồn cung ứng vật liệu không còn khó khăn Các nhà cung ứng có mặt ở khắp mọi nơi và sẵn sàng cung cấp vật tư bất cứ khi nào khách hàng cần, do đó việc nhập nguyên vật liệu của Công ty có nhiều thuận lợi, Công ty thường thực hiện việc nhập nguyên vật liệu theo tháng, căn cứ vào tình hình kinh doanh của phòng kinh doanh Nên không có nhiều nguyên vật liệu tồn kho, vì vậy giảm thiểu được chi phí tồn kho và những thất thoát không đáng có trong quá trình lưu kho.

Sự hợp lý trong việc nhập nguyên vật liệu đã có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý vật tư và việc tổ chức sắp xếp bộ máy quản lý Tuy nhiên Công ty phải luôn năng động sáng tạo trước sự thay đổi của thị trường, nhận định và đưa ra quyết định đúng đắn về thời điểm và địa điểm nhập nguyên vật liệu, từ đó nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh sản phẩm trên thị trưòng

Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm:

Khi kho vật tư cấp NVL xuống xí nghiệp theo các yêu cầu thì xí nghiệp sản xuất sẽ thực hiện các công việc cắt, gọt NVL sử dụng máy búa để rèn, gia công sản phẩm bằng máy tiện, máy phay, máy bào Toàn bộ quá trình này làm trên dây truyền công nghệ được theo dõi nghiêm ngặt bởi phòng kỹ thuật Sau khi hoàn thành, sản phẩm được đưa tới bộ phận đóng gói, qua bộ phận kiểm tra sau đó tiến hành nhập kho sản phẩm để bán ngoài thị trường.

* Đặc điểm về lao động.:

Cơ khí là một ngành sản xuất đòi hỏi trình độ của người lao động cao, nó là một chu kỳ khép kín từ khâu thiết kế, lập quy trình công nghệ đến tổ chức sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng Với tính chất công việc rất phức tạp, nhờ hệ thống đào tạo trước đây Công ty có được một đội ngũ công nhân chất lượng cao, biểu hiện ở tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm 20%, số công nhân có tay nghề kỹ thuật cao chiếm 80%.

Trong thời gian vừa qua, một mặt do chế độ của nhà nước nhất là khi thực hiện nghị định 176/CP của Chính Phủ, một mặt do khách quan trong sản xuất kinh doanh nêm một số lượng không nhỏ những cán bộ công nhân viên có trình độ đã nghỉ, trong đó việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động gặp nhiều khó khăn, thậm chí một số ngành nghề như luyện kim, nhiệt luyện,gia công cơ khí chính xác, không có nơi đào tạo Điều này có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh đổi mới của Công ty.

Tóm lại, qua tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn ta nhận thấy bộ máy ở đây khá gọn nhẹ, việc bố trí sử dụng cán bộ hợp lý song bên cạnh đó đội ngũ cán bộ kỹ thuật có năng lực vẫn còn thiếu, có phân xưởng có hiện tượng kiêm nhiệm chức vụ nhiều lên chưa đáp ứng tốt các yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty Để khắc phục tình trạng này, một mặt Công ty cần có chính sách tuyển dụng kịp thời, mặt khác Công ty cần chú ý nâng cao trình độ quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đã đề ra Thực hiện tốt những vấn đề trên là Công ty đã hoàn thành một bước công tác củng cố và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán

1.5.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.

Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tập trung, vì thế bộ máy kế toán trong Công ty được tổ chức tập trung Phòng kế toán của Công ty gồm 4 nhân viên, đứng đầu là Kế toán trưởng

Trong công tác tài chính, phòng kế toán tài chính có nhiệm vụ giúp đỡ giám đốc trong Công ty quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài sản của Công ty,tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác đầu tư, liên doanh liên kết, góp vốn Quản lý và sử dụng vốn, quỹ trong cơ quan để phục vụ các nhu cầu kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn vốn hiệu quả Tham mưu trong việc huy động vốn để phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh khác Quản lý theo dõi thu chi… theo quy định của Công ty Lập kế hoạch thực hiện công tác quản lý tiền mặt theo quy định Giúp đỡ Giám đốc thực hiện và quản lý công tác hạch toán kế toán trong Công ty Hách toán kế toán phải chính xác, đầy đủ toàn bộ tài sản và nguồn vốn Thực hiện công tác kiểm kê đột xuất và định kỳ Thực

Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp

Kế toán trưởng hiện chế độ báo cáo kế toán thống kê, báo cáo tài chính theo quy định Tổ chức cấp phát thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Thanh toán các khoản tiền vay, khoản công nợ phải thu phải trả Thực hiện các khoản nộp ngân sách, chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ chứng từ tài liệu kế toán theo quy định của nhà nước Tổ chức phổ biến hướng dẫn nhiệm vụ kịp thời các chế độ thể lệ tài chính kế toán của nhà nước.

Việc tổ chức, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và nội dung công tác kế toán trong doanh nghiệp do bộ máy kế toán đảm nhận Do vậy việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán hợp lý, gọn nhẹ và hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng để cung cấp thông tin kế toán một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy đầy đủ và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin, đồng thời phát huy, nâng cao trình độ nghiệp vụ của các cán bộ kế toán.

Sơ đồ 1.3 Bộ máy kế toán

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung mỗi kế toán đều có nhiêm vụ chức năng riêng và được phân công như sau:

Kế toán trưởng: Điều hành chung toàn bộ hoạt động kế toán tài chính của Công ty.Tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, kịp thời và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Có trách nhiệm báo cáo tình hình tài chính của Công ty cho giám đốc, giúp giám đốc giám đốc giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến tài chính Hàng tháng lên báo cáo kế quả hoạt động kinh doanh, xác định được quá trình lỗ lãi, chỉ ra những bất cập trong kinh doanh ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty Có những báo cáo kịp thời về tình hình tài chính để tư vấn cho Giám đốc có những kế hoạch giúp giảm chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh của Công ty Làm và nộp báo cáo thuế theo quy định của nhà nước, đồng thời tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán

Có nhiệm vụ ghi chép, phản ánh tình hình hiện có và tăng giảm của các khoản tiền các khoản thanh toán, tạm ứng cụ thể là thực hiện các công việc: Viết phiếu thu, phiếu chi tiền mặt, thanh toán công nợ với khách hàng và ngân sách nhà nước Ghi các sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán số tiền vay, số chi tiền tạm ứng.

Làm nhiệm vụ tập hợp tài liệu của các thành phần kế toán khác, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tính toán trị giá thành phẩm nhập kho, xuất kho, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, như sổ chi tiết thành phẩm, số chi tiết bán hàng.

Nhiệm vụ của thủ quỹ là thu, chi các khoản tiền theo phiếu thu, phiếu chi, chịu trách nhiệm rút tiền gửi ngân hàng khi có lệnh hoặc nộp tiền vào ngân hàng theo lệnh Hàng ngày khi có nghiệp vụ thu, chi thủ quỹ ghi vào sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi rồi cuối ngày tính ra số dư cho các loại tiền Cuối cùng mỗi tháng thủ quỹ phải báo cáo về tình hình tồn quỹ với kế toán trưởng

1.5.2 Đặc điểm tổ chức phương pháp kế toán tại Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn

Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ nên kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết Định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006.

Hệ thống chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Công ty Xét về mặt quản lý, nó đảm bảo quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Về mặt kế toán nó giúp cho kế toán thực hiện công tác ghi sổ trên cơ sở chứng từ hợp lý hợp lệ Ngoài ra nó còn tạo hệ thống bằng chứng có tính pháp lý cao khi giải quyết các tranh chấp trong quan hệ hành chính, pháp luật.

Căn cứ vào quy mô sản xuất và trình độ sản xuất của Công ty để xác định số lượng chủng loại chứng từ cho phù hợp Là doanh nghiệp sản xuất với quy mô vừa và nhỏ Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn sử dụng:

Các chứng từ về lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, thanh toán BHXH, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ Giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tạm ứng.

Các chứng từ về tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, bảng kiểm kê quỹ

Các chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thẻ kho, biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm.

Chứng từ tài sản cố định: Biên bản thanh lý tài sản, biên bản đánh giá lại TSCĐ

Chứng từ về bán hàng: Hóa đơn GTGT…

* Hệ thống tài khoản kế toán trong Công ty.

Chứng từ gốc và bảng phân bổ

Bảng kê Sổ kế toán chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

Kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006.

Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ để ghi sổ

Sơ đồ 1.4 Kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

Việc lựa chọn hệ thống sổ sách kế toán là công việc hết sức quan trọng trong hoạt động của bộ máy kế toán Lựa chọn hệ thống sổ sách kế toán hợp lý theo đúng chế độ sẽ giúp cho kế toán hoàn thành công việc của mình một cách có hiệu quả.

Bắt đầu từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N tính theo năm dương lịch.

* Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu KT

* Các phương pháp kế toán áp dụng:

- Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Giá trị hàng tồn kho xuất, nhập được tính theo phương pháp giá bình quân.

- Đơn vị tính khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

- Đơn vị tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Đơn vị ghi nhận doanh thu khi giao hàng và khách hàng chấp nhận thanh toán.

- Đơn vị sử dụng phương thức tiêu thụ: Chuyển hàng theo hợp đồng.

* Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty bao gồm 2 loại báo cáo: a, Báo cáo nội bộ:

Mỗi nhân viên kế toán được giao nhiệm vụ lập các báo cáo về phần hành kế toán do mình phụ trách một cách thường xuyên theo yêu cầu của Giám đốc Các báo cáo nội bộ giúp cho Giám đốc nắm được tình hình tài chính, tình hình thực hiện hợp đồng và đánh giá kết quả làm việc của các nhân viên, các bộ phận

- Báo cáo quỹ tiền mặt hàng ngày

- Báo cáo phát sinh tiền gửi theo tuần

- Báo cáo tiến độ thanh toán theo hợp đồng

- Báo cáo công nợ 2 tuần/lần

- Báo cáo tình hình sản xuất sản phẩm

- Báo cáo nhập - xuất - tồn hàng tháng

- Báo cáo hàng đi đường (bán) hàng tháng

- Báo cáo hàng đi đường (mua) hàng tháng b, Báo cáo tài chính:

Sau khi kết thúc năm tài chính, kế toán lập các báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và nộp cho cơ quan thuế trước ngày 1/4 hàng năm, các báo cáo tài chính bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

- Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

- Bảng cân đối phát sinh các tài khoản

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG NGỌC HOÀN

Khái quát về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải chi ra trong một kỳ kinh doanh Như vậy, chỉ được tính là chi phí của kỳ hoạch toán những hao phí về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi.

Chi phí sản xuất gắn liền với việc sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất Quản lý chi phí thực chất là quản lý việc sử dụng tài sản sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả Mặt khác, chi phí sản xuất là yếu tố cấu thành nên giá thành sản phẩm Yêu cầu công tác quản trị nói chung và yêu cầu tập hợp chi phí sản xuất nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tập hợp chi phí sản xuất sao cho hợp lý, khoa học có hiệu quả.

* Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty

Công ty Cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh thành ba khoản mục chi phí

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí sản xuất chung

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò quan trọng trong số những yếu tố đầu vào của sản xuất Khoản mục này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm.Cho nên việc phân tích khoản mục này nhằm tìm ta những yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là rất cần thiết cho các nhà quản lý doanh nghiệp,từ đó giúp họ thấy được ưu nhược điểm trong công tác quản lý và sử dụng tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu

Chi phí NVL trực tiếp ở Công ty bao gồm gía trị các NVL chính có liên quan trực tiếp đến gia công chế tạo một loại sản phẩm và cấu thành trực tiếp cho loại sản phẩm như: tôn 8 ly, gang đúc, thép vuông, thép phi 22 …

Ngoài ra trong chi phí NVL trực tiếp ở Công ty còn có NVL phụ như: ôxy, đất đèn,que hàn…được sử dụng kết hợp với NVL chính nhằm góp phần hoàn thiện nâng cao hiệu quả của sản phẩm

Nhiên liệu được sử dụng tại Công ty như xăng, dầu,nhớt, than gỗ… Công cụ dụng cụ: Đây cũng là yếu tố cầu thành lên nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.Công cụ dụng của Công ty bao gồm : khuôn cối các loại trong xí nghiệp cơ khí, các loại khuôn mẫu trong xí nghiệp đúc các loại dao cắt gọt.

- Chi phí nhân công trực tiếp:

Lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, đồng thời lao động cũng là một yếu tố quyết định nhất, chi phí về lao động là yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra.

Tiền lương trong Công ty bao gồm tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm Chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp theo từng bộ phận.

Ngoài việc căn cứ vào bảng chấm công, Công ty còn căn cứ vào bảng cân đối theo thời gian lao động được lập ra cho từng loại, từng dặc điểm sản phẩm theo dõi chi tiết và cuối tháng sẽ lấy đó làm căn cứ để trả lương cho công nhân viên.

Hình thức trả lương theo sản phẩm được áp dụng cho tất cả công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.Ngoài ra để đảm bảo tái tạo sức lao động, theo chế độ tài chính hiện hành, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích nộp theo chế độ tài chính hiện hành, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích nộp cho các quỹ BHXH,BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp chịu trách nhiệm và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh theo một tỷ lệ quy định tính trên tổng lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất Trong đó:

BHXH được trích lậo để tài trợ các trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất hết sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động.

BHYT được trích lập để tài trợ cho việc phòng chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.

KPCĐ được trích lập nhằm mục đích duy trì hoạt động của tổ chức công đoàn để chăm lo bảo vệ quyền lợi của người lao động.

- Chi phí sản xuất chung: Để tiến hành sản xuất sản phẩm, ngoài chi phí NVL trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí mang tính phục vụ, quản lý chung để vận hành phân xưởng sản xuất Do đó chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng mà không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng nên chi phí sản xuất chung được tập hợp chung cho toàn xí nghiệp, sau đó phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức hợp lý.

* Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất:

Công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng có xí nghiệp sản xuất đinh tán inox, nhưng đinh tán được chia làm 4 sản phẩm đinh tán Với đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chế biến phức tạp, do đó việc tổ chức sản xuất tiến hành từng bộ phận trong xưởng sản xuất Như vậy đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm cụ thể.

Trong khuôn khổ chuyên đề này em xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở xưởng sản xuất và tính giá thành cho sản phẩm đinh tán tròn, đinh tán dẹt, đinh xoắn, ốc vít, kỳ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là tháng 12/2008, đơn vị tiền tệ sử dụng là VNĐ.

Sau khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán tiền hành tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp.

* Phương pháp kế toán chi phí sản xuất:

Do các nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến hàng tồn kho không được hạch toán thường xuyên, liên tục nên cuối kỳ Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn phải tiến hành kiểm kê các loại NVL trong kho để xác đinh chi phí của sản phẩm hoàn thành, vì thế Công ty đã áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Để tính toán chính xác kết quả sản xuất kinh doanh, đòi hỏi bước tập hợp chi phí sản xuất của Công ty cũng phải được thực hiện 1 cách chính xác, kịp thời.

* Phương pháp kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Kế toán chi phí sản xuất

2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại Công ty, tất cả mọi nhu cầu về sử dụng NVL phải được xuất phát từ nhu cầu sản xuất sản phẩm Việc xuất kho vật tư cho sản xuất với khối lượng bao nhiêu, chủng loại nào đều được theo dõi trên thẻ kho Giá xuất NVL đựơc tính theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Công thức tính như sau:

Giá thực tế vật liệu xuất dùng Đơn giá vật liệu xuất kho x

Số lượng vật liệu xuất kho trong đó: Đơn giá vật liệu xuất kho Giá trị thực tế vật liệu tồn kho đầu tháng

+ Giá trị thực tế vật liệu nhập kho trong tháng

Số lượng vật liệu tồn kho đầu tháng

+ Số lượng vật liệu nhập trong tháng

Căn cứ vào các đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất, ban giám đốc sẽ có kế hoạch cấp phát vật tư cho xưởng sản xuất trong từng tháng Tại kho, thủ kho sẽ ghi số thực vào phiếu xuất kho và chuyển lên phòng kế toán để kiểm tra thẻ kho Sau đó kế toán làm bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu và bảng phân bổ nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm.

Căn cứ vào yêu cầu xuất kho có ký nhận của ban giám đốc, thủ kho làm phiếu xuất kho nguyên vật liệu

Bảng 2.1 Đơn vị:Cty CPSX TM&XD Ngọc Hoàn Địa chỉ: Xuân Đỉnh, TL, HN

Bộ phận sử dụng : Xưởng sản xuất

STT Tên,nhãn hiệu vật liệu Đơn vị

Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất

Người nhận ký Thủ kho ký Giám đốc

Phan Hải Hùng Lê Anh Thư Nguyễn Ngọc Hoàn

Bảng 2.2 Đơn vị:Cty CPSX TM&XD Ngọc Hoàn Địa chỉ: Xuân Đỉnh, TL, HN

Bộ phận sử dụng: Xưởng sản xuất

STT Tên,nhãn hiệu vật liệu Đơn vị Số lượng Đơn già Thành tiền Yêu cầu Thực xuất

Người nhận ký Thủ kho ký Giám đốc

Phan Hải Hùng Lê Anh Thư Nguyễn Ngọc Hoàn

Trong tháng, định kỳ căn cứ vào chứng từ xuất kho, kế toán lập bảng tổng hợp xuất vật tư

Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu

Tháng 12/2008 Đơn vị tính: VNĐ

Cuối tháng, căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán xác định giá trị thực tế mà doanh nghiệp đã xuất dùng cho từng sản phẩm theo bảng phân bổ nguyên vật liệu.

Bảng phân bổ theo nguyên vật liệu chính cho từng loại sản phẩm Đơn vị tính: VNĐ

+ Sản phẩm đinh tán tròn 26.478.500 38,35%

+ Sản phẩm đinh tán dẹt 11.357.000 16,45%

2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công, các chứng từ gốc có liên quan, phiếu theo dõi ngày công cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành nhập bẳng phân bổ quỹ lương theo đối tượng sử dụng.

Từ bảng phân bổ quỹ lương của xí nghiệp, kế toán tính BHXH, BHYT, KPCĐ rồi lên bảng tổng hợp lương toàn Công ty BHXH, BHYT, KPCĐ, đưa vào chi phí nhân công trực tiếp đối với CBCNV trong Công ty theo quy định hiện hành Cụ thể BHXH = 15%, BHYT= 2%, KPCĐ = 2% trên tổng tiền lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất.

Từ bảng phân bổ tiền lương và thanh toán lương của xưởng sản xuất, kế toán tổng hợp lại và lên bảng tổng hợp tiền lương của toàn Công ty.

Sau khi t p h p ập hợp được chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hành ợp được chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hành đượp được chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hànhc chi phí nhân công tr c ti p, k toán ti n h nhực tiếp, kế toán tiến hành ếp, kế toán tiến hành ếp, kế toán tiến hành ếp, kế toán tiến hành ành phân b chi phí nhân công tr c ti p cho t ng ực tiếp, kế toán tiến hành ếp, kế toán tiến hành ừng đối tượng Căn cứ vào phiếu đối tượng Căn cứ vào phiếu ượp được chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tiến hànhi t ng C n c v o phi uăn cứ vào phiếu ứ vào phiếu ành ếp, kế toán tiến hành theo dõi gi công cho t ng s n ph m, k toán xác ờ công cho từng sản phẩm, kế toán xác định số giờ công phát ừng đối tượng Căn cứ vào phiếu ản phẩm, kế toán xác định số giờ công phát ẩm, kế toán xác định số giờ công phát ếp, kế toán tiến hành định số giờ công phátnh s gi công phátối tượng Căn cứ vào phiếu ờ công cho từng sản phẩm, kế toán xác định số giờ công phát sinh trong tháng c a các s n ph m ủa các sản phẩm để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp ản phẩm, kế toán xác định số giờ công phát ẩm, kế toán xác định số giờ công phát để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp phân b chi phí nhân công tr c ti pực tiếp, kế toán tiến hành ếp, kế toán tiến hành cho t ng s n ph m c th theo công th c sau:ừng đối tượng Căn cứ vào phiếu ản phẩm, kế toán xác định số giờ công phát ẩm, kế toán xác định số giờ công phát ụ thể theo công thức sau: ể phân bổ chi phí nhân công trực tiếp ứ vào phiếu

= Lương bình quân một giờ công

Tổng giờ công phát sinh của SPA

Lương bình Quân1 giờ = Tổng chi phí NCTT

Căn cứ vào bảng chấm công tháng 12 năm 2008, kế toán tập hợp giờ công của công nhân tính cho từng sản phẩm sản xuất như sau:

Tổng giờ công là : 6.287,5 giờ trong đó:

Giờ sản xuất sản phẩm đinh tán tròn là: 2.590 giờ

Giờ sản xuất đinh tán dẹt là: 1.050 giờ

Giờ sản xuất đinh xoắn là: 1.175 giờ

Giờ sản xuất ốc vít là: 1.472,5 giờ

Lương bình quân 1 giờ công là: 8.000đ

Vậy chi phí nhân công trực tiếp cho 4 sản phẩm là :

Sản phẩm đinh tán tròn: 2.590 x 8000 = 20.720.000đ

Sản phẩm đinh toán dẹt : 1.050 x 8.000 = 8.400.000đ

Số tiền trích theo lương là:

Sản phẩm đinh tán tròn: 20.720.000 x 19% = 3.936.800đ

Sản phẩm đinh tán dẹt : 8.400.000 x 19% = 1.596.000đ

Cuối tháng, từ bảng tổng hợp thanh toán lương, kế toán tiến hành vào bảng tổng hợp lương.

Bảng tổng hợp lương xưởng sản xuất tính cho từng sản phẩm

Tháng 12/2008 Đơn vị tính: VNĐ

TK3382 TK3383 TK3384 338 622-CPNCTT Đinh tán tròn 20.720.00

414.400 3.108.000 414.400 3.936.800 Đinh tán dẹt 8.400.000 168.000 1.260.000 168.000 1.596.000 Đinh xoắn 9.400.000 188.000 1.410.000 188.000 1.786.000 Ốc vít 11.780.00

Từ bảng tổng hợp lương nhân viên xưởng sản xuất kế toán hạch toán:

Có TK 338 – PTPNK: 9.557.000 ( Chi tiết: 3382: 1.006.000, 3383: 7.545.000, 3384: 1.006.000)

2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung Để tập hợp chi phí sản xuất, kế toán dùng TK 627- chi phí sản xuất chung TK này được theo dõi cho từng xí nghiệp, cuối mỗi tháng chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp và được kết chuyển vào TK 631 cho từng sản phẩm.

Tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn, chi phí sản xuất chung bao gồm những yếu tố sau:

TK 627.1: chi phí nhân viên phân xưởng

Khoản chi phí này bao gồm chi phí về lương chính, lương phụ, phụ cấp trả cho nhân viên phân xưởng, ngoài ra còn gồm các khoản như: quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ được tính tỷ lệ với tiền lương phát sinh.

TK 627.2: Chi phí vật liệu sản xuất

TK 627.3: chi phí công cụ sản xuất

Phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng trong phạm vi xí nghiệp, các chi phí công cụ dụng cụ sản xuất dùng trong phạm vi xí nghiệp.

TK 627.4:chi phí khấu hao TSCĐ phản ánh những chi phí về khấu hao TSCĐ thuộc xí nghiệp như: máy móc, thiết bị nhà cửa…

TK 627.7: chi phí dịch vụ mua ngoài

Phản ánh các chi phí về dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất như chi phí điện nước, diện thoại.

TK 627.8: chi phí bằng tiền khác

Phản ánh các khoản chi phí của xí nghiệp sản xuất như chi phí vận tải chi phí nâng cấp xí nghiệp…

- Tập hợp chi phí nhân viên phân xưởng:

Tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho nhân viên phân xưởng được tập hợp trên bảng tổng hợp lương và BHXH, trình bày ở từng sản phẩm.

Căn cứ vào bảng tổng hợp kế toán ghi:

Bảng phân bổ lương và BHXH nhân viên phân xưởng theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính

Tháng 12/2008 Đơn vị tính:VNĐ

Ghi nợ TK TK 334 TK3382 TK3383 TK3384

Căn cứ vào bảng phân bổ lương nhân viên quản lý phân xưởng kế toán hạch toán:

- Tập hợp chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ

Thuộc loại chi phí này gồm nguyên liệu vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế Đối với những công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ, Công ty tiến hành phân bổ luôn 100% giá trị vào kỳ kinh doanh đó Khoản chi phí này được tập hợp tương tự chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Căn cứ vào giá trị nguyên vật liệu xuất dùng, được thể hiện trên bảng phân bổ nguyên vật liệu chi tiết từng sản phẩm.

Căn cứ bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, kế toán ghi:

Có TK 611 – CPMHK Căn cứ vào số vật liệu xuất dùng trong tháng, kế toán phân bổ cho từng sản phẩm theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính xuất dùng sản xuất ra từng sản phẩm.

Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính Đơn vị tính: VNĐ

Tỷ lệ NVLC xuất dùng từng

2 + Sản phẩm đinh tán tròn 6.634.358 38,35%

3 + Sản phẩm đinh tán dẹt 2.845.768 16,45%

Từ bảng phân bổ NVL, kế toán vào bảng kê số 4, nhật ký chứng từ số 7 sau đó sẽ đưa vào sổ cái TK 627

- Tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ

Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ bị hao mòn về mặt giá trị và hiện vật, phần giá trị hao mòn được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm duới hình thức trích khấu hao Việc trích khấu hao TSCĐ nhằm mục đích thu hồi vốn để sửa chữa, tái đầu tư TSCĐ mới.

Hiện nay,TSCĐ của Công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn gồm: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

Số khấu hao phải trích căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng TSCĐ để tính số khấu hao phải trích trong tháng

Công ty sử dụng phương pháp khấu hao bình quân để tính khấu hao phải trích

Mức khấu hao phải trích trong năm Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Trong đó:

Mức khấu hao Mức khấu hao năm

TSCĐ phải trích trong tháng 12 tháng

Kế toán lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ cho xưởng sản xuất, chi tiết từng sản phẩm.

Từng bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tiến hành vào bảng kê số

4 và nhật ký chứng từ số 7, sau đó sẽ đưa vào TK627.

Kế toán ghi: Nợ TK 627.4 – CPSXC

Có TK 214 - HMTSCĐCăn cứ vào bảng trích khấu hao hàng tháng, kế toán phân bổ số khấu hao cho từng sản phẩm theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính sản xuất ra sản phẩm

Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo tiêu tỷ lệ nguyên vật liệu chính

Tháng 12/2008 Đơn vị tính:VNĐ

Tỷ lệ NVLC xuất dùng từng SP

+ Sản phẩm đinh tán tròn 5.980.020 38,35%

+ Sản phẩm đinh tán dẹt 2.565.094 16,45%

- Tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài

Trong quá trình sản xuất để phục vụ cho sản xuất ở phân xưởng, các phân xưởng ở Công ty đều phát sinh các chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài ở Công ty gồm: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại.

Tính giá thành sản phẩm

* Trình tự tính giá thành như sau:

- Giá trị sản phẩm làm dở đầu tháng 12/2008 (lấy số liệu ở cuối tháng

11 năm 2008 chuyển sang): 3.470.500 trong đó:

+ sản phẩm đinh tán tròn: 1.050.200

+ sản phẩm đinh tán dẹt: 570.000

- Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 12/2008 : 176.804.499 trong đó:

+ sản phẩm đinh tán tròn: 69.498.726

+ sản phẩm đinh tán dẹt: 29.811.443

- Giá trị sản phẩm làm dở cuối tháng 12/2008: 25.367.589 trong đó: + sản phẩm đinh tán tròn: 6.789.455

+ sản phẩm đinh tán dẹt: 5.114.500

* Xác định tổng giá thành sản phẩm

Trong đó giá thành từng loại sản phẩm như sau:

+ Giá thành sản phẩm đinh tán dẹt = 570.000+ 29.811.443-5.114.500 = 25.266.943

+ Giá thành sản phẩm đinh xoắn = 695.000+ 33.811.443-6.056.778

+ Giá thành sản phẩm ốc vít = 1.155.300+ 44.204.967-7.406.856 = 37.953.411

Cuối kỳ, căn cứ vào phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm và phiếu nhập kho thành phẩm, kế toán xác định số thành phẩm hoàn thành trong kỳ

Sản phẩm đinh tán tròn là : 450.000 chiếc.

Sản phẩm đinh tán dẹt là : 95.000 chiếc.

Sản phẩm đinh xoắn là : 90.000 chiếc.

Sản phẩm ốc vít là: 250.000 chiếc

Từ đó kế toán tiến hành xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm nhập kho thành phẩm.

Báo cáo chi tiết giá thành sản phẩm

Tháng 12/ 2008 Đơn vị: đồng stt khoản mục số lượng SPDD đầu kỳ CPSX trong kỳ SPDD cuối kỳ tổng giá thành thực tế giá thành đơn vị

PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ

Nhận xét về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

Để khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân, trong những năm gần đây Công ty đã tăng cường đổi mới cách thức tổ chức quản lý từng bước trẻ hoá đội ngũ cán bộ.Bộ máy tổ chức quản lý được sắp xếp tổ chức một cách khoa học theo hướng giảm về số lượng nhưng chất lượng ngày càng tăng Các phòng ban của Công ty được phân chia và sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất và góp phần không nhỏ vào việc làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

Song song với quá trình chuyển đổi đó hệ thống công tác tài chính của Công ty không ngừng biến đổi cả về cơ cấu lẫn phương pháp hạch toán Công tác kế toán của Công ty đã đảm bảo tuân thủ đúng chế độ hiện hành, phù hợp với điều kiện cụ thể của Công ty,đáp ứng được nhu cầu quản lý chung.

Ta có thể nói rõ những điểm nổi bật của công tác hách toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau:

*Ưu điểm. Để có thể đứng vững trong cơ chê thị trường, thực tế các doanh nghiệp phải tự cạnh tranh với nhau để có thể tồn tại và phát triển Vì thế lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty dã có nhiều biện pháp để từng bước đa dạng hóa sản phẩm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm trong những năm gần đây,Công ty luôn tăng cường được công tác quản lý sản xuất kinh doanh mà trước hết là quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm do phòng kế toán đảm trách.

Bộ máy kế toán: Đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, phản ánh đầy đủ nội dung hạch toán và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý Đội ngũ công nhân viên kế toán đều là những người có trình độ nghề nghiệp, nắm vững chế độ kế toán, có tác phong làm việc khoa học, có tinh thần tương chợ lẫn nhau trong công việc Chính vì vậy đã đóng góp phần làm cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện một cách trôi chảy và chính xác.

Về chứng từ sổ sách: Với đội ngũ kế toán lành nghề và nhiều kinh nghiệm đã nghiên cứu và vận dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ một cách sáng tạo, có hiệu quả và nó phù hợp với đặc điểm sản xuát kinh doanh của Công ty.

Nhìn chung trong quá trình hách toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty đã sử dụng hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ theo từng khoản mục mà mẫu sổ quy định Trên thực tế, nhìn vào các biểu mẫu quy định kế toán đã có sự thay đổi cho phù hợp với quy mô, tính chất riêng của mình, song điều đố không ảnh hưởng đến công việc chung Bên cạnh đó luân chuyển chứng từ sổ sách kế toán cũng được thực hiện hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thánh sản phẩm một cách nhanh chóng và chính xác.

Về phương pháp hạch toán: Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xuất phát từ đối tượng tập hợp chi phí là các xí nghiệp, đối tượng tính giá thành là sản phẩm công nghệ cuối cùng Công ty đã xác định kỳ tính giá thành là hàng tháng Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hach toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Mặt khác do kỳ tính giá thành tương đối ngắn, vì vậy cung cấp thông tin một cách kịp thời cho Ban giám đốc của Công ty Việc cung cấp thông tin một cách kịp thời là tương đối quan trọng:

Hàng tháng, Ban giám sẽ đối chiếu thực tế sản xuất với kế hoạch màCông ty đã đặt ra từ đầu niên độ kế toán bằng các bản so sánh do phòng kế toán tài chính lập để xem liệu kế hoạch đó có phù hợp hay không Nếu không phù hợp, ban giám đốc có thể có các biện pháp sản xuất mới để thực hiện theo các mục tiêu đã đặt ra hoặc có thể điều chỉnh lại các kế hoạch cho phù hợp hơn.

Ví dụ: Nên mua ngoài các bộ phận hợp thành sản phẩm, có nên chấp nhận các đơn hàng với giá đặc biệt không? Mà phần lớn thông tin được coi là căn cứ chủ yếu để ra quyết định lại do kế toán cung cấp

Ngoài ra, trong việc điều hành hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp, ban giám đốc cũng phải thường xuyên ra các quyết định liên quan đến tài chính.

Việc phân định chi phí theo 3 khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung đã cho thấy vị trí chức năng hoạt động của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Đây chính là căn cứ để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một cách chính xác, tạo điều kiện cung cấp thông tin có hệ thống cho các báo cáo tài chính.

Bên cạnh những ưu điểm trên công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty còn bộc lộ một số tồn tại, nhược điểm cần khắc phục sau:

Nhược điểm 1: Trong quá trình sản xuất nói chung không tránh khỏi sản phẩm hỏng Công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn cũng xẩy ra tình trạng sai hỏng sản phẩm Sản phẩm hỏng của xưởng sản xuất có thể tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện để trở thành sản phẩm có đủ tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật hoặc thu hồi dưới dạng phế liệu Song trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, hầu hết kế toán Công ty không hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Nếu có chỉ ghi nhận phần giá trị sản phẩm hỏng dưới dạng phế liệu thu hồi Đây là tồn tại lớn của Công ty vì: làm cho Công ty không theo dõi được các khoản thiệt hại vì vậy sẽ gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc xác định giai đoạn, bộ phận chi tiết sản phẩm hỏng do đó sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý, quy trách nhiệm bồi thường, xác định cơ sở, căn cứ để tính tỷ lệ hỏng, tổ chức phương tiện bảo hành, bảo quản…

Chi phí sản xuất được tập hợp theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên nhiều khi tập hợp chi phí sản xuất chưa đúng thời điểm, vẫn còn chậm.Nguyên nhân của vấn đề này là vì mua nguyên vật liệu ở xa, quãng đường vận chuyển gặp nhiều khó khăn nên về đến Công ty chậm hơn dự kiến Để phù hợp với kỳ tính giá thành sản phẩm, kế toán Công ty phải điều chỉnh số liệu, điều đó dẫn đến độ chính xác không cao.

Ngoài ra còn một số những hạn chế khác như Công ty chưa áp dụng kế toán quản trị vào việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Thiếu nhân lực trong quản lý, nhân lực bố trí còn hạn chế, nhiều khi một người phải đảm trách nhiều công việc,nhiều bộ phận trong cùng một lúc, trình độ chuyên môn hóa không cao.

Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn chiếm một khối lượng lớn trong toàn bộ công tác kế toán tại doanh nghiệp sản xuất Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất có sự cạnh tranh nhau mạnh Để đứng vững trong điều kiện đó, các doanh nghiệp không còn cách nào khác là phải hoàn thiện mình về mọi mặt.

Do công tác quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn chi phối đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, nên để khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế, trước tiên các doanh nghiệp phải hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Khi công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm hoàn thiện sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm,tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Cùng với sự đổi mới về bộ máy kế toán, Công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng Ngọc Hoàn đã rất chú trọng vào công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.Tuy nhiên qua phân tích thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ta thấy bên cạnh những thành tích đạt được vẫn không thể tránh khỏi những tồn tại cần khắc phục Hơn nữa , ngành cơ khí Việt Nam là ngành giữ vị trí quan then chốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Để thực hiện thắng lợi được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà Đảng đã đề ra thì hoạt động của ngành cơ khí phải mang lại hiểu quả cao Cũng xuất phát từ thực tiễn đó, việc hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng NgọcHoàn là một vấn đề cần thiết và cấp bách.

Một số ý kiến kiến nghị hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

- Ý kiến thứ nhất: Hoàn thiện công tác hạch toán sản phẩm hỏng

Nợ TK611- Phế liệu thu hồi

Nợ TK111-Bán thu tiền mặt

Việc hạch toán sản phẩm hỏng như vậy là chưa hợp lý Toàn bộ sản phẩm hỏng của các phân xướng sẽ bao gồm sản phẩm hỏng không sửa chữa được và sản phẩm sử chữa được Hai loại sản phẩm này lại chia thành sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: chính là sản phẩm hỏng doanh nghiệp dự kiến xẩy ra trong quá trính sản xuất do lỗi của quy trình công nghệ hoặc một nguyên nhân nào đó Phần chi phí của sản phẩm này bao gồm giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được được tính vào chi phí sản xuất chính phẩm. Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: Là những sản phẩm hỏng ngoài dụ kiến của doanh nghiệp do những nguyên nhân bất thường Phần thiệt hại này bao gồm giá trị của sản phẩm hỏng không thể sủa chữa được và chi phí sủa chữa sản phẩm hỏng có thể sủa chữa được sau khi trừ đi phần phế liệu thu hồi hoặc các khoản bồi thường.

- Ý kiến thứ hai: Nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên

Nếu áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Bởi vì trong quá trình sản xuất sản phẩm và chi phí thường xuyên phát sinh, nguyên vật liệu thường xuyên về nhập kho, nếu cứ đợi đến cuối kỳ mới tập hợp chi phí thì độ chính xác không cao Ngược lại nếu áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp đúng thời điểm, không bị chậm so với yêu cầu đặt ra, mà người làm công tác quản lý cũng đưa ra quyết định kịp thời.

- Ý kiến thứ ba: Tổ chức hạch toán các khoản mục chi phí Đối với khoản mục CP NVL TT được chi tiết thành bốn khoản mục, chi tiết từng khoản mục cho từng sản phẩm riêng biệt để dễ kiểm tra sản phẩm.

Trong loại hình sản xuất gia công, chi phí vận chuyển NVL chính cũng nên tập hợp theo từng sản phẩm.

- Ý kiến thứ tư: Đánh giá sản phẩm dở dang

Do CP NVL phụ và công cụ dụng cụ không phải là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CPSX của Công ty Nhưng cũng nên đưa các chi phí đó vào đánh giá sản phẩm dở dang để xác định chính xác các sản phẩm còn tồn lại

- Ý kiến thứ năm: Phương pháp tính giá thành sản phẩm:

Hiện nay, ngoài sản xuất để bán lẻ, Công ty chủ yến sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác Theo em Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng Khi đó có thể coi toàn bộ các sản phẩm sản xuất theo loại hình mua đứt-bán đoạn là một đơn đặt hàng

Các khoản mục CPSX sẽ được tập hợp theo xưởng sản xuất và sau đó sẽ được chi tiết theo đơn đặt hàng Khoản mục CP SXC cũng sẽ tập hợp cho từng xí nghiệp, đến cuối kỳ kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng.

Cuối kỳ, kế toán lập “Bảng kê chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng” rồi lập thẻ tính giá thành cho các đơn đặt hàng hoàn thành và tính giá thành cho đơn đặt hang đó Từ đó tính được giá thành sản phẩm đơn vị sản phẩm của các mã hàng trong đơn đặt hàng.

- Ý kiến thứ sáu: Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:

Song song với công tác kế toán tài chính ở Công ty cũng tổ chức kế toán quản trị Để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm thì việc hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở cả hai bộ phận kế toán là kế toán tài chính và kế toán quản trị là rất cần thiết Từ thông tin kế toán cung cấp ở hai bộ phận, ban lãnh đạo Công ty sẽ nắm băt được một cách chính xác tình hình sử dụng và tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như tính chính xác của việc tính giá thành Từ những thông tin này ban lãnh đạo Công ty sẽ có những quyết định phù hợp để đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh cho Công ty.

Ngày đăng: 18/08/2023, 15:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại  và Xây dựng Ngọc Hoàn - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Sơ đồ 1.1. Bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại và Xây dựng Ngọc Hoàn (Trang 7)
Bảng kê Sổ kế toán chi tiết - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng k ê Sổ kế toán chi tiết (Trang 17)
Bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng t ổng hợp xuất nguyên vật liệu (Trang 34)
Bảng tổng hợp lương xưởng sản xuất tính cho từng sản phẩm - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng t ổng hợp lương xưởng sản xuất tính cho từng sản phẩm (Trang 37)
Bảng phân bổ lương và BHXH nhân viên phân xưởng theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng ph ân bổ lương và BHXH nhân viên phân xưởng theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính (Trang 40)
Bảng phân bổ  vật liệu, công cụ dụng cụ theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng ph ân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính (Trang 41)
Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo tiêu tỷ lệ nguyên vật liệu chính Tháng 12/2008 - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng ph ân bổ khấu hao TSCĐ theo tiêu tỷ lệ nguyên vật liệu chính Tháng 12/2008 (Trang 44)
Bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 627.8 theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng chi tiết phân bổ Nợ TK 627.8 theo tỷ lệ nguyên vật liệu chính (Trang 48)
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng t ổng hợp chi phí sản xuất chung (Trang 49)
Bảng kê số 4 - Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần sản xuất thương mại và xây dựng ngọc hoàn
Bảng k ê số 4 (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w