Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

102 1.3K 4
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Rừng là hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển, trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo. Rừng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, sinh thái và môi trường: là môi trường sống của rất nhiều sinh vật, bảo tồn và cung cấp nguyên liệu về mặt di truyền cho sự tiến hóa của sinh giới, bảo vệ đất, nước, không khí, cung cấp cho con người nhiều sản vật có giá trị, cùng với chiến tranh và thiên tai (gió, bão, lửa rừng...) các hoạt động của con người (khai thác gỗ củi, chặt phá rừng làm nương rẫy...) trong nhiều thập kỷ qua là nhân tố chính làm cho rừng tự nhiên của nước ta bị phá hủy nghiêm trọng, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng lên. (Theo tài liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, Năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng), độ che phủ đạt 43%, đạt 0,7 ha/người; đến năm 2000, diện tích rừng chỉ còn lại 10,9 triệu ha (trong đó rừng nghèo kiệt và rừng non mới phục hồi), độ che phủ 33,3%, đạt 0,14 ha/người, so với mức bình quân rừng/đầu người của ASEAN (0,42 ha) và của thế giới (0,6 ha) thì Việt Nam còn kém rất xa. Đặc biệt, độ che phủ rừng ở những nơi xung yếu còn lại rất thấp: Sơn La 10%, Lai Châu 13%, Cao Bằng 12%... Mất rừng dẫn đến giải phóng “bạo lực tự nhiên”, những thiệt hại do thiên tai gây ra sẽ không lường hết được và hậu quả của nó là đói kém, bệnh tật... Do đó, bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung là vấn đề vô cùng quan trọng cần giải quyết để duy trì, đảm bảo điều kiện sinh tồn cho hiện tại và tương lai. Để nhanh chóng phục hồi rừng thường có hai cách là trồng mới hoặc khoanh nuôi cho phục hồi tự nhiên. Khoanh nuôi phục hồi rừng là một giải pháp quan trọng, nhằm lợi dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên có sự can thiệp hợp lý của con người để đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng trên những diện tích rừng đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, rừng được phục hồi 2 bằng giải pháp khoanh nuôi không chỉ nhằm mục đích phòng hộ mà còn bảo vệ được nguồn gen và tính đa dạng vốn có của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Vấn đề là trong một khoảng thời gian nhất định, phải tạo ra được một thảm thực vật rừng vừa có tác dụng bảo vệ môi trường, nhưng cũng phải mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Hiện nay, vấn đề này đang còn có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nổi bật nhất là việc xác định đối tượng khoanh nuôi, thời gian khoanh nuôi, khả năng phục hồi và chất lượng của rừng được phục hồi. Thảm cây bụi là một trong những trạng thái của thảm thực vật, một trong những pha trung gian của quá trình diễn thế thứ sinh, quá trình suy thoái và phục hồi rừng. Đây là đối tượng rất quan trọng để khoanh nuôi phục hồi rừng bởi vì thảm cây bụi thường phân bố trên đất chưa có rừng, nương rẫy cũ và rừng bị thoái hóa, nơi diễn ra quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên mạnh mẽ cho phép hình thành rừng đáp ứng yêu cầu kinh tế xã hội và môi trường với thời hạn xác định, góp phần trong việc bảo vệ môi trường đất. Sơn La là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, là một trong những tỉnh có độ che phủ rừng thấp nhất trong cả nước. Vì vậy rừng Sơn La lại có ý nghĩa cực kì quan trọng, không chỉ đối với việc phòng hộ cho khu vực đồng bằng Bắc bộ mà còn có ý nghĩa rất đặc biệt trong việc bảo vệ an toàn, hiệu quả và lâu dài nguồn nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình hoạt động và cho công trình thủy điện Sơn La đang hoạt động. Vì vậy, trong thời gian gần đây, tỉnh Sơn La rất chú trọng tới công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Điển hình là vào ngày 11/11/2002, UBND tỉnh Sơn La đã kí quyết định số 3440/2002/QĐ-UB về việc thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên Copia (gồm 4 xã: Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, Nậm Lầu thuộc huyện Thuận Châu). Tuy nhiên, do cộng đồng dân cư trong Khu bảo tồn chủ yếu là dân tộc thiểu số, kinh tế chậm phát triển, canh tác nương rẫy là chính nên thảm cây bụi vẫn đang tiếp tục tăng nhanh về diện tích. Trong khi đó, những 3 công trình nghiên cứu về đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm cây bụi tại khu Bảo tồn còn ít. Để có giải pháp đúng, hợp quy luật và có hiệu quả cho việc phục hồi rừng thì việc nghiên cứu về đặc điểm và năng lực tái sinh của thảm cây bụi là rất cần thiết. Trước thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La" nhằm cung cấp thêm những dữ liệu về năng lực phục hồi rừng của thảm cây bụi; góp phần làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp cụ thể sử dụng bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của địa phương

1 PHẦN I: MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Rừng hệ sinh thái điển hình trong sinh quyển, trong đó thực vật với các loài cây gỗ giữ vai trò chủ đạo. Rừng ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, sinh thái và môi trường: môi trường sống của rất nhiều sinh vật, bảo tồn và cung cấp nguyên liệu về mặt di truyền cho sự tiến hóa của sinh giới, bảo vệ đất, nước, không khí, cung cấp cho con người nhiều sản vật giá trị, cùng với chiến tranh và thiên tai (gió, bão, lửa rừng ) các hoạt động của con người (khai thác gỗ củi, chặt phá rừng làm nương rẫy ) trong nhiều thập kỷ qua nhân tố chính làm cho rừng tự nhiên của nước ta bị phá hủy nghiêm trọng, diện tích đất trống đồi núi trọc ngày càng tăng lên. (Theo tài liệu của Viện Điều tra quy hoạch rừng, Năm 1943, Việt Nam 14,3 triệu ha rừng), độ che phủ đạt 43%, đạt 0,7 ha/người; đến năm 2000, diện tích rừng chỉ còn lại 10,9 triệu ha (trong đó rừng nghèo kiệt và rừng non mới phục hồi), độ che phủ 33,3%, đạt 0,14 ha/người, so với mức bình quân rừng/đầu người của ASEAN (0,42 ha) và của thế giới (0,6 ha) thì Việt Nam còn kém rất xa. Đặc biệt, độ che phủ rừng ở những nơi xung yếu còn lại rất thấp: Sơn La 10%, Lai Châu 13%, Cao Bằng 12% Mất rừng dẫn đến giải phóng “bạo lực tự nhiên”, những thiệt hại do thiên tai gây ra sẽ không lường hết được và hậu quả của nó đói kém, bệnh tật Do đó, bảo vệ, phát triển và phục hồi rừng nói riêng và thảm thực vật nói chung vấn đề vô cùng quan trọng cần giải quyết để duy trì, đảm bảo điều kiện sinh tồn cho hiện tại và tương lai. Để nhanh chóng phục hồi rừng thường hai cách trồng mới hoặc khoanh nuôi cho phục hồi tự nhiên. Khoanh nuôi phục hồi rừng một giải pháp quan trọng, nhằm lợi dụng triệt để khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên sự can thiệp hợp lý của con người để đẩy nhanh quá trình phục hồi rừng trên những diện tích rừng đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, rừng được phục hồi 2 bằng giải pháp khoanh nuôi không chỉ nhằm mục đích phòng hộ mà còn bảo vệ được nguồn gen và tính đa dạng vốn của hệ sinh thái rừng nhiệt đới. Vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định, phải tạo ra được một thảm thực vật rừng vừa tác dụng bảo vệ môi trường, nhưng cũng phải mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Hiện nay, vấn đề này đang còn nhiều ý kiến khác nhau, trong đó nổi bật nhất việc xác định đối tượng khoanh nuôi, thời gian khoanh nuôi, khả năng phục hồi và chất lượng của rừng được phục hồi. Thảm cây bụi một trong những trạng thái của thảm thực vật, một trong những pha trung gian của quá trình diễn thế thứ sinh, quá trình suy thoái và phục hồi rừng. Đây đối tượng rất quan trọng để khoanh nuôi phục hồi rừng bởi vì thảm cây bụi thường phân bố trên đất chưa rừng, nương rẫy cũ và rừng bị thoái hóa, nơi diễn ra quá trình tái sinh và diễn thế tự nhiên mạnh mẽ cho phép hình thành rừng đáp ứng yêu cầu kinh tế hội và môi trường với thời hạn xác định, góp phần trong việc bảo vệ môi trường đất. Sơn La một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, một trong những tỉnh độ che phủ rừng thấp nhất trong cả nước. Vì vậy rừng Sơn La lại ý nghĩa cực kì quan trọng, không chỉ đối với việc phòng hộ cho khu vực đồng bằng Bắc bộ mà còn ý nghĩa rất đặc biệt trong việc bảo vệ an toàn, hiệu quả và lâu dài nguồn nước cho nhà máy thủy điện Hòa Bình hoạt động và cho công trình thủy điện Sơn La đang hoạt động. Vì vậy, trong thời gian gần đây, tỉnh Sơn La rất chú trọng tới công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Điển hình vào ngày 11/11/2002, UBND tỉnh Sơn La đã kí quyết định số 3440/2002/QĐ-UB về việc thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên Copia (gồm 4 xã: Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm, Nậm Lầu thuộc huyện Thuận Châu). Tuy nhiên, do cộng đồng dân cư trong Khu bảo tồn chủ yếu dân tộc thiểu số, kinh tế chậm phát triển, canh tác nương rẫy chính nên thảm cây bụi vẫn đang tiếp tục tăng nhanh về diện tích. Trong khi đó, những 3 công trình nghiên cứu về đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm cây bụi tại khu Bảo tồn còn ít. Để giải pháp đúng, hợp quy luật và hiệu quả cho việc phục hồi rừng thì việc nghiên cứu về đặc điểm và năng lực tái sinh của thảm cây bụi rất cần thiết. Trước thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên, hướng phục hồi một số trạng thái thảm thực vật tại Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La" nhằm cung cấp thêm những dữ liệu về năng lực phục hồi rừng của thảm cây bụi; góp phần làm sở cho việc đề xuất giải pháp cụ thể sử dụng bền vững, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - hội và môi trường của địa phương. 4 II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu cấu trúc rừng Cấu trúc hệ sinh thái rừng quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên các quần thể thực vật trong hệ sinh thái rừng theo không gian và theo thời gian. Cấu trúc rừng một trong những nội dung nghiên cứu quan trọng về hình thái quần thể thực vật, không chỉ bao gồm những nhân tố cấu trúc về hình thái mà cả những nhân tố cấu trúc về sinh thái. Giữa cấu trúc rừng và hệ sinh thái rừng mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bất kì một quy luật cấu trúc quần thể nào cũng đều nội dung sinh thái học bên trong của nó. Như vậy quan điểm sinh thái trong khi nghiên cứu cấu trúc hệ sinh thái rừng thì sẽ không sở khoa học để giải thích các quy luật được quần thể thực vật. sở sinh thái của cấu trúc rừng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu Baur G.N (1976) [1]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu các vấn đề sinh thái nói chung và sở sinh thái học của rừng mưa nói riêng. Qua đó làm sáng tỏ khái niệm về hệ sinh thái rừng, đây sở nghiên cứu các nhân tố cấu trúc đứng trên quan điểm sinh thái học. Cấu trúc sinh thái bao gồm các nhân tố: thành phần loài thực vật, dạng sống, tổ thành loài thực vật. Cấu trúc hình thái được phân biệt thành cấu trúc trên mặt phẳng đứng (hiện tượng phân tầng) và cấu trúc trên mặt phẳng ngang (mật độ và mạng hình phân bố cây trong quần thể). Vì vậy mô hình cấu trúc hình thái của quần thể thường được biểu diễn bằng mô hình cấu trúc không gian ba chiều. Nghiên cứu cấu trúc rừng và thảm cây bụi được nhiều nhà khoa học quan tâm với sự đa dạng về mục tiêu nghiên cứu cũng như sự phong phú về số lượng công trình, để đánh giá các chỉ tiêu cấu trúc của quần sinh vật như: các chỉ tiêu về mật độ, độ nhiều, độ che phủ, độ dày, chỉ số ưu thế, sức sống, sự quần tụ (Phan Nguyên Hồng, Vũ Văn Dũng, 1978) [20]. 5 Trong nghiên cứu cấu trúc rừng và thảm cây bụi, các đặc điểm được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất thành phần loài thực vật, dạng sống thực vật, sự phân tầng và tổ thành loài thực vật 2.1.1. Thành phần loài thực vật Nghiên cứu thành phần loài việc điều tra bản, phân loại chính xác và thống kê các dữ liệu về thực vật mặt trong quá trình nghiên cứu tại một đơn vị hành chính nào đó hoặc trong các thảm thực vật nhất định để đánh giá về mức độ đa dạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng. Một số tác giả tiêu biểu: Lê Khả Kế (1969 - 1976) [27], Phạm Hoàng Hộ (2000) [19], Nguyễn Tiến Bân (1997) [3] Đã chỉ ra các công trình nghiên cứu về thành phần loài thực vật ở Việt Nam cũng rất nhiều con số thống kê tổng số loài thực vật Việt Nam lên tới trên 20 000 loài bên cạnh đó còn rất nhiều tác giả nghiên cứu hệ thực vật chỉ trong giới hạn một đơn vị hành chính hoặc trong các thảm thực vật nhất định. Thái Văn Trừng (1998) [56] khi nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam đã nhận xét về tổ thành loài thực vật ở tầng cây bụi như sau: Trong các trạng thái khác nhau của rừng nhiệt đới Việt Nam, tổ thành loài của tầng cây bụi chủ yếu sự đóng góp của các chi trong họ Thầu dầu (Rubiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Na (Anonaceae), họ Thị (Ebenaceae). Ngoài ra, tác giả còn xác định được kiểu phụ thứ sinh nhân tác, do hoạt động phá hoại của con người (Np) và phân biệt những ưu hợp thứ sinh trên đất địa đới thành thục còn nguyên trạng (Np1) và những ưu hợp thứ sinh trên đất xấu, khô cằn, đã bị thoái hóa do xói mòn (Np2). Tác giả Hoàng Chung (1980) [6] đã xác định đồng cỏ phía bắc Việt Nam 233 loài thực vật thuộc 54 họ và 44 bộ. Đặng Kim Vui (2002) [67] nghiên cứu cấu trúc rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Kết quả điều tra cho 6 thấy: tuổi 1-2 72 loài thuộc 36 họ, tuổi 3-5 65 loài thuộc 34 họ, tuổi 5- 10 56 loài thuộc 36 họ, tuổi 11-15 57 loài thuộc 31 họ. Nguyễn Thế Hưng (2003) [25]nghiên cứu đặc điểm của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị Cẩm Phả, Quảng Ninh thống kê trong các trạng thái thảm thực vật nghiên cứu 324 loài thuộc 251 chi và 93 họ của 3 ngành thực vật bậc cao mạch 3 ngành Dương xỉ, Hạt trần và Hạt kín. Lê Ngọc Công (2004) [9] nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống kê các loài thực vật bậc cao mạch của tỉnh Thái Nguyên gồm 654 loài thuộc 468 chi, 160 họ; chủ yếu cây rộng thường xanh. Trên địa bàn tỉnh Sơn La, đã một số công trình nghiên cứu về thành phần loài của thảm thực vật như: Trần Đình Đại (1997) [16] nghiên cứu hệ thống thực vật ở 2 tỉnh Sơn La và Lai Châu 159 họ, 654 chi, 1187 loài thực vật. Lê Đồng Tấn (1999) [45] nghiên cứu sự thay đổi số lượng loài ở một số quần thực vật sau nương rẫy tại Chiềng Sinh, Sơn La; kết quả cho thấy ở tuổi 4 41 loài, tuổi 10 56 loài, tuổi 14 53 loài. Vũ Thị Liên (2005) [33] nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La đã thống kê trong các trạng thái thảm thực vật được nghiên cứu 452 loài thuộc 326 chi và 103 họ của 3 ngành thực vật bậc cao. 2.1.2. Nghiên cứu về dạng sống thực vật Dạng sống (life form) kết quả của quá trình hình thành đặc điểm thích nghi lâu dài của thực vật với các điều kiện sống, biểu hiện bên ngoài phản ánh tính thống nhất giữa thực vật với hoàn cảnh ở mức độ nhất định, liên quan chặt chẽ với điều kiện tự nhiên của từng vùng, cũng như mức độ tác động của các nhân tố sinh thái. Dạng sống nói lên bản chất sinh thái của loài, dạng sống không phụ thuộc vào mối quan hệ thân thuộc trong phân loại, các loài ở các họ khác nhau thể biểu hiện cùng một dạng sống. 7 Trên thế giới, Braun-Blanquet phân chia dạng sống thành 7 nhóm: 1. Cây một năm (Therophytes); 2. Thủy thực vật (Hydrophytes); 3. Địa thực vật (Geophytes); 4. Bán ẩn thực vật (Hemicrophytes); 5. Ngọa thực vật (Chamephytes); 6. Hiển thực vật (Phanérophytes). Người ta thường sử dụng cách phân loại dạng sống của Raunkiaer (1934). sở phân chia dạng sống của Raunkiaer sự khác nhau về khả năng thích nghi của thực vật qua thời gian bất lợi trong năm, từ tổ hợp dấu hiệu thích nghi, Raunkier chọn dấu hiệu vị trí trên mặt đất trong suốt thời gian bất lợi trong năm. Thang phân loại này gồm 5 nhóm dạng sống: 1. Cây chồi ở cao trên mặt đất (Ph); 2. Cây chồi sát mặt đất (Ch); 3. Cây chồi nửa ẩn (He); 4. Cây chồi ẩn (Cr); 5. Cây chồi 1 năm (Th). Trong đó, cây chồi cao trên mặt đất (Ph) lai được chia thành các dạng nhỏ: 1.1. Cây gỗ lớn chồi trên mặt đất, cao trên 30 m (Meg); 1.2. Cây gỗ lớn chồi trên mặt đất, cao từ 8 – 30 m (Mes); 1.3. Cây nhỏ chồi trên đất, cao từ 2 – 8 m (Mi); 1.4. Cây lùn chồi trên đất, cao dưới 2 m (Na); 1.5. Cây leo cuốn chồi trên đất (Lp); 1.6. Cây chồi trên đất sống nhờ và sống bám (Ep); 1.7. Cây chồi trên đất thân thảo (Hp); 1.8. Cây mọng nước chồi trên đất (Suc). Raunkiaer đã tính toán cho hơn 1000 loài cây ở các vùng khác nhau trên trái đất và xây dựng được phổ dạng sống tiêu chuẩn (kí hiệu SN): SN = 46 Ph + 9 Ch + 26 He + 6 Cr + 13 Th Đây sở để so sánh dạng sống của các hệ thực vật ở các vùng khác nhau trên trái đất. Do đó, khi tính được số lượng của các kiểu dạng sống trong hệ thực vật, ta tính phần trăm dạng sống của hệ thực vật đó (phổ dạng sống của hệ thực vật cụ thể kí hiệu (SB) để so sánh với phổ dạng sống tiêu chuẩn (SN). - Ở Việt Nam, các công trình khoa học chuyên nghiên cứu về phổ dạng sống không nhiều, các tác giả phân chia dạng sống theo nhiều cách khác nhau. Hoàng Chung (1980) [6] khi nghiên cứu đồng cỏ ở Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng 8 đã chia thực vật thành 18 dạng sống bản. Cách chia này rất phù hợp với những quần thực vật ở thảo nguyên, đồng cỏ. Tuy nhiên, cách phân chia này khá phức tạp vì phải kết hợp những đặc điểm của thân, rễ với các đặc điểm về phương thức tồn tại của chúng, những dạng sống được xác định bởi tổ hợp của 4 dấu hiệu (ví dụ: kiểu 15: cây thân thảo, sống lâu năm, thân rễ dài, mọc bò). Phan Nguyên Hồng (1991) [21] khi nghiên cứu sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt Nam đã chia thực vật theo 7 dạng sống bản: Cây gỗ (G), cây bụi (B), cây thân cỏ (C), dây leo (L), cây gỗ thấp hoặc dạng cây bụi (G/B), kí sinh (K) và bì sinh (BS). Lê Trần Chấn (1990) [4] đánh giá dạng sống thực vật cho rằng vùng nhiệt đới ẩm đặc trưng bởi sự ưu thế của nhóm dạng sống cây chồi trên đất (Ph), vùng ôn đới lạnh và hàn đới đặc trưng bởi nhóm dạng sống cây chồi nửa ẩn (He), vùng cực đặc trưng bởi nhóm dạng sống cây chồi sát đất (Ch), nhóm cây sống 1 năm (Th) đặc trưng cho vùng sa mạc, còn nhóm cây chồi ẩn (Cr) đặc trưng cho vùng ôn đới. Ông không xếp phương thức sống kí sinh và bì sinh vào các dạng sống bản mà chỉ coi đây những dạng phụ. Ông cũng đã thống kê phổ dạng sống của hệ thực vật Việt Nam như sau: SB = 54,6 Ph + 10,0 Ch + 21,4 He + 10,6 Cr + 5,6 Th Trong công trình nghiên cứu hệ thực vật Bắc Việt Nam, tác giả Pocs Tamas (2001) (theo Vũ Thị Liên (2005) [33]) đã đưa ra bảng thống kê các yếu tố sau: nhân tố bản địa đặc hữu: 39,90%; nhân tố di cư từ các vùng nhiệt đới: 55,27%; các nhân tố khác: 4,83%. Tác giả đã lập phổ dạng sống cho hệ thực vật ở miền Bắc nước ta: SB = 52,21 Ph + 40,68 (Ch + He + Cr) + 7,11 Th Đặng Kim Vui (2002) [67] nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của rừng phục hồi sau nương rẫy ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên phân chia dạng sống thực vật dựa vào hình thái cây (cây gỗ, cây bụi, cây leo và cây cỏ) và đã xác 9 định được 17 kiểu dạng sống (trong đó 5 kiểu dạng cây bụi: 1. Cây bụi; 2. Cây bụi thân bò; 3. Cây bụi nhỏ; 4. Cây bụi nhỏ thân bò; 5. Cây nửa bụi). Hệ thống phân chia dạng sống của Raunkier được công nhận ý nghĩa to lớn vì đảm bảo tính khoa học, đơn giản, dễ áp dụng. Đề tài này vận dụng thang phân loại của Raunkiaer để nghiên cứu phổ dạng sống của các dạng thảm cây bụi ở khu vực nghiên cứu. 2.1.3. Sự phân tầng và tổ thành loài thực vật - Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: Hiện tượng phân tầng một trong những đặc trưng bản về cấu trúc hình thái của thảm thực vật. V. N. Sucasốp (1961) đã định nghĩa: “Tầng một khái niệm sinh thái học, khái niệm thực vật quần lạc học và cũng khái niệm sinh địa quần lạc học, nó bao gồm nhiều sinh vật hình thức sinh trưởng và đặc tính sinh thái giống nhau”. Tới nay, đa số các tác giả đều công nhận rừng mưa nhiệt đới tới 4 - 5 tầng cây (3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ quyết ở sát mặt đất), ngoài ra còn rất nhiều loại dây leo với đủ hình dáng và kích thước, cùng nhiều thực vật phụ sinh trên thân cây hình thành nên nhóm thực vật ngoại tầng. Phương pháp vẽ đồ mặt cắt thẳng đứng của rừng do David-Richard (1933-1934) đề xuất và sử dụng đầu tiên ở Guyana, đến nay vẫn phương pháp hiệu quả để nghiên cứu cấu trúc rừng. Tuy nhiên, phương pháp này còn nhược điểm chỉ minh họa được cách sắp xếp theo hướng thẳng đứng của các loài cây gỗ trong một diện tích hạn. Cusen (1951) đã khắc phục bằng cách vẽ một giải kề bên nhau và đưa ra một mô hình về không gian ba chiều (theo Vũ Thị Liên, 2005) [33]. Richard (1952) phân biệt tổ thành của rừng mưa thành 2 loại: Rừng mưa hỗn hợp tổ thành loài cây phức tạp, không một loài cây nào giữ vai trò ưu thế, phần lớn các loài cây chỉ rất ít cá thể đại diện cho quần thể; hệ sinh thái rừng mưa hỗn hợp đặc trưng điển hình phổ biến của hệ sinh thái rừng mưa. Rừng mưa đơn ưu tổ thành loài cây đơn giản, trong những lập 10 địa đặc biệt, rừng mưa đơn ưu chỉ bao gồm một vài loài cây, mối quan hệ chủ yếu giữa các cá thể trong hệ sinh thái rừng mưa ưu đơn mối quan hệ cùng loài, đây những quần hệ thực vật tổ thành loài cây tương đối ổn định. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước: Nhiều công trình nghiên cứu cấu trúc của rừng với nhiều mục đích khác nhau. Nguyễn Văn Trương (1983) [57] nghiên cứu cấu trúc rừng được điều tra theo phương thức chặt chọn, mục đích để phục vụ công tác khai thác nuôi dưỡng. Vũ Tiến Hinh (1991) [18] xác định quy luật sinh trưởng cho từng loài cây rừng tự nhiên. Nhiều tác giả khi nghiên cứu cấu trúc phân tầng đã áp dụng các cách phân tầng khác nhau. Thái Văn Trừng (1978) [56] khi nghiên cứu các kiểu rừng kín ẩm thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở nước ta đã mô tả cấu trúc phân tầng gồm: tầng vượt tán (A 1 ), tầng ưu thế sinh thái (A 2 ), tầng dưới tán (A 3 ), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). Thái Văn Trừng đã vận dụng, cải tiến và bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt thẳng đứng của David-Richards để nghiên cứu cấu trúc rừng Việt Nam, trong đó tầng cây bụi và thảm tươi so với tỷ lệ nhỏ hơn và ghi ký hiệu thành phần loài cây của quần thể đối với những đặc trưng sinh thái cùng biểu đồ khí hậu, vị trí địa lý, địa hình. Nhiều người khi nghiên cứu sự phân tầng của rừng tự nhiên đã sử dụng cách phân tầng theo hướng định lượng. Nguyễn Văn Trương (1983) [57] khi nghiên cứu cấu trúc rừng hỗn loài đã xem sự phân tầng theo cấp chiều cao một cách giới. Trong nghiên cứu về đặc điểm cấu trúc, các chỉ tiêu về chiều cao, đường kính thân cây và quan hệ giữa chiều cao và đường kính thân cây sở để nhiều nhà nghiên cứu lập biểu sinh trưởng cho cây rừng. Theo Trịnh Đức Huy (1987) [23], nhiều khi những mối quan hệ giữa thể tích, đường kính và chiều cao cây lại gây ra những sai lầm trong việc xây dựng những bảng điều tra vì chúng “che lấp” những mối quan hệ đáng quan tâm khác. Vì vậy, [...]... trúc thảm thực vật rừng: Lê Đồng Tấn (1999) [45] nghiên cứu sự thay đổi cấu trúc quần thực vật trên đất sau nương rẫy qua các giai đoạn diễn thế phục hồi rừng tự nhiên ở một số khu vực tỉnh Sơn La; Vũ Thị Liên (2005) [33] nghiên cứu cấu trúc của thảm thực vậtmột số khu vực tỉnh Sơn La Tuy nhiên, chưa nghiên cứu nào đi sâu phân tích cấu trúc của các dạng thảm cây bụi phục và xu hướng phục hồi. .. cầu phát triển kinh tế - hội và môi trường tại huyện Thuận Châu 3.2 Nội dung nghiên cứu - Xác định một số trạng thái thảm cây bụi khác nhau tại Co Mạ huyện Thuận Châu, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La - Nghiên cứu về cấu trúc của các thảm cây bụi trên thông qua các chỉ tiêu như: thành phần loài, mối tương quan về số lượng loài, từng nhóm loài; nghiên cứu thành phần dạng sống để thấy được mối quan... kèm như Thảm thực vật cậy bụi, thảm thực vật trên mặt đất, thảm thực vật rừng ngập mặn 2.2.3 Phục hồi rừng Phục hồi rừng: Theo Trần Đình Lý (1995) [38] phục hồi rừng quá trình sinh địa phức tạp, gồm nhiều thời gian và kết thúc bằng sự xuất hiện một thảm thực vật cây gỗ (tre nứa) bắt đầu khép tán Nói cách khác phục hồi rừng quá trình tái tạo lại một hệ sinh thái , một quần sinh vật mà trong... nghĩa thực tiễn của luận văn Xác định một số điểm tái sinh tự nhiên của thảm thực vật phục hồi sau canh tác nương rẫy tại Co Mạ nói riêng và huyện Thuận Châu nói chung góp phần hiểu biết sâu hơn về tái sinh rừng sau canh tác nương rẫy, bổ sung liệu về tái sinh rừng 20 Kết quả nghiên cứu sở khoa học để đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp, áp dụng cho tái sinh tự nhiên phục hồi. .. thảm cây bụi đó nhằm phục vụ cho khoanh nuôi phục hồi rừng 2.2 Một số khái niệm về tái sinhphục hồi 2.2.1 Thảm thực vật Thảm thực vật (Vegtation) toàn bộ lớp phủ thực vậtmột vùng cụ thể hay toàn bộ lớp phủ thảm thực vật trên toàn bộ bề mặt trái đất Như vậy thảm thực vật một khái niệm chung chưa chỉ rõ đối tượng cụ thể nào Nó chỉ ý nghĩa và giá trị cụ thể khi định ngữ đi kèm như Thảm. .. Mật độ cây giảm dần theo thời gian phục hồi của thảm thực vật cây gỗ trên đất tốt nhiều nhất 11-25 loài, trên đất xấu 8-23 loài 19 III MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạngđặc điểm của thảm cây bụi tại Co Mạ huyện Thuận Châu, cung cấp thêm những dữ liệu về năng lực phục hồi rừng của thảm cây bụi - Nghiên cứu làm sở cho việc đề xuất giải... sống; sự phân bố của các loài trong không gian và mối quan hệ giữa các loài đã hình thành nên các dạng thảm cây bụi - Nghiên cứu chiều hướng tái sinh tự nhiên của các dạng thảm cây bụi, tổ hợp thành phần loài; mật độ và chất lượng cây tái sinh; sự phân bố cây tái sinh theo độ cao và theo mặt phẳng ngang ở khu vực nghiên cứu - Đề xuất một số giải pháp phục hồi rừng sau nương rẫy tại Co Mạ huyện Thuận. .. những đặc tính bản nhất của sinh trưởng và hoàn cảnh sinh thái rừng để nghiên cứu Bên cạnh nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên, một số tác giả đã nghiên cứu cấu trúc rừng trồng trên nền thảm cây bụi, rừng trồng trên nền đất ngập mặn, rừng trồng trên nền đồi núi thấp Tất cả các nghiên cứu trên đều đưa ra nhận định cấu trúc rừng trồng đơn giản và chịu nhiều tác động của con người Ở Sơn La, đã một số. .. với thực vật ngoại tầng, cây sống phụ sinh, cây sống ký sinh thì vẽ ở 10 m tiếp theo (40 – 50m) với tỷ lệ 1/250 Tầng cỏ quyết thì vẽ ở 10 m cuối cùng (50 – 60 m) với tỷ lệ 1/20 26 IV ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1 Vị trí địa lý, địa hình * Vị trí địa lý: Co Mạ một trung tâm của 6 vùng cao của huyện Thuận Châu, nằm ở phía Tây Bắc của huyện, ... vực nghiên cứu Để đánh giá đúng hiện trạng, tính đa dạng và xu hướng phục hồi của thảm cây bụi trong khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã chọn được 5 kiểu thảm cây bụi đặc trưng dựa trên đơn vị thảm thực vật được định loại và phân tích theo quan điểm của UNESCO (1973), đồng thời dựa vào các chỉ tiêu điều tra về điều kiện lập địa, thời gian phục hồi và hiện trạng của thảm cây bụi Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên

Ngày đăng: 09/06/2014, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan