1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích ảnh hưởng của hồ chứa hòa bình và thác bà đến chế độ dòng chảy vùng hạ lưu sông hồng

202 455 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 202
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Bộ Khoa học công nghệ Bộ NN PT nông thôn Trờng đại học thủy lợi TI KHOA HC CP NH NC NGHIấN CU C S KHOA HC V THC TIN IU HNH CP NC MA CN CHO NG BNG SễNG HNG Báo cáo đề tài nhánh Phân tích ảnh hởng của hồ chứa hòa bình thác đến chế độ dòng chảy vùng hạ lu sông hồng Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Kim Truyền Chủ nhiệm chuyên đề: PGS.TS. Vũ Minh Cát 6757-3 12/3/2008 Nội, tháng 12 năm 2007 Danh s¸ch nh÷ng ng−êi tham gia thùc hiÖn chÝnh ®Ò tµi nh¸nh TT Họ tên Đơn vị Chức danh Thành viên 1 Vò Minh C¸t ĐHTL PGS. TS Chủ nhiệm đề tài nhánh 2 NCS. Thái Gia Khánh ViÖn QH NCS Tham gia 3 Nguyễn Thị Thu ĐHTL KS Tham gia 4 Đỗ Thị Bính ĐHTL HVCH Tham gia 5 Lê Thị Tuyết Anh ĐHTL KS. Tham gia 6 Bùi Du Dương ĐHTL KS. Tham gia Lời nói đầu Đề tài nhánh Phân tích xử lý số liệu thủy văn là đề tài số 1 trong tổng số 11 đề tài nhánh của đề tài nghiên cứu khoa học độc lập cấp nhà nớc Nghiên cứu cơ sở khoa học thực tiễn điều hành cấp nớc cho mùa cạn đồng bằng sông Hồng Đề tài nhánh thực hiện các nội dung chính sau: - Thu thập, phân tích, xử lý các số liệu khí tợng thủy văn - Các tài liệu về quy hoạch dân sinh, kinh tế - Các tài liệu địa hình - Các tài liệu thủy văn quan trắc tại các tuyến công trình Các nội dung trên đợc phân tích, trình bày cụ thể trong nội dung của bốn chuyên đề thành phần thể hiện trong báo cáo này. Đề mục nghiên cứu không thể triển khai thành công đạt đợc kết quả nếu thiếu sự động viên chỉ đạo của Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Trờng Đại học Thủy lợi, Ban chủ nhiệm đề tài, Phòng Quản lý khoa học, khoa Thủy văn Tài nguyên nớc. Thay mặt cho nhóm nghiên cứu, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc. Nhóm thực hiện chuyên đề xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm t liệu, Cục mạng lới, Trung tâm Khí tợng thủy văn Quốc gia, Đài Khí tợng thủy văn Đông Bắc rất nhiều cơ quan liên quan đã giúp chúng tôi thực hiện tốt việc thu thập, phân tích xử lý số liệu. Do thời gian trình độ có hạn, những kết quả nghiên cứu đạt đợc chắc còn nhiều hạn chế, cha đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tế. Tập thể tác giả mong tìm đợc sự cảm thông nhất là sự góp ý cho những công tác nghiên cứu tiếp của đông đảo các chuyên gia trong ngoài ngành, các bạn đồng nghiệp cùng các độc giả đọc báo cáo này. Xin chân thành cám ơn. nội ngày 30 tháng 10 năm 2007 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG MỞ ĐẦU 1 PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG HỒNG 3 I Đặc điểm địa lý tự nhiên 3 II Đặc điểm khí hậu 10 III Hiện trạng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 13 PHẦN II: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE11 NGHIÊN CỨU, TÍNH TOÁN HIỆN TRẠNG DÒNG CHẢY MÙA CẠN DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH CÓ XÉT TỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ HÒA BÌNH, HỒ THÁC 26 I Mô hình MIKE 11 khả năng ứng dụng 26 II Ứng dụng mô hình MIKE 11 đánh giá hiện trạng dòng chảy mùa cạn diễn biến xâm nhập mặn đồng bằng sông Hồngsông Thái Bình do ảnh hưởng điều tiết c ủa hồ chứa Hoà Bình, Thác thủy triều biển 32 Tổng quan về mô hình MIKE11 32 Các tài liệu cơ bản phục vụ tính toán 35 Hiệu chỉnh kiểm định mô hình 36 Kết quả hiệu chỉnh kiểm định mô hình 54 Kết luận phần II 57 PHẦN III: CÁC PHƯƠNG ÁN TÍNH TOÁN 58 KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU Lưu vực sông Hồng – Thái Bìnhlưu vực sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam với tổng diện tích lưu vực 169.000 km 2 , trong đó phần thuộc Trung Quốc là 81.240 km 2 (chiếm 48,1% diện tích lưu vực), thuộc Lào là 1.100 km 2 (chiếm 0,6%) Việt Nam là 86.660 km 2 (chiếm 51,3%). Hệ thống sông Hồng – Thái Bình có nguồn tài nguyên nước khá phong phú với tổng lượng dòng chảy năm trung bình nhiều năm trên toàn lưu vực là 133,68 tỷ m 3 , trong đó 118,04 tỷ m 3 tại Sơn Tây (F lv = 143.600 km 2 ). Tuy nhiên, có tới 49% diện tích lưu vực thuộc lãnh thổ Trung Quốc mà chúng ta không có hoặc rất ít thông tin về tài nguyên nước, các hoạt động kinh tế xã hội khác v.v gây không ít khó khăn việc nghiên cứu. Tài nguyên nước trên lưu vực sông Hồng - Thái Bình đang được khai thác, phát triển phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội như sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, phát điện, sản xuất công nghiệp sinh hoạt, dịch vụ v.v Trong những năm tới, các hoạt động kinh tế xã hội trên lưu vực sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa, điều đó đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng nước tiếp tục gia tăng nếu việc sử dụng quản lý nguồn nước kể cả lượng chất thiếu hợp lý thì lưu vực sông Hồng sẽ phải đương đầu vớ i tình trạng thiếu nước ô nhiễm do nguồn thải từ các hoạt động kinh tế nhiễm mặn từ biển. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng nằm trong khu vực trọng điểm phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh phía Bắc. Nông nghiệp vùng ĐBSH có đóng góp trong phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho thủ đô Nội, các thành phố, khu công nghiệp xu ất khẩu. Tuy nhiên, xét về khía cạnh tài nguyên thì sản xuất nông nghiệp cần tới trên 80% tổng lượng nước nước cần, trong khi do phân phối không đều của dòng chảy trong năm các biến động bất thường của thời tiết, lượng mưa mùa kiệt có xu thế giảm thấp, lượng nước bổ xung từ các hồ chứa thượng nguồn chưa bù đắp sự thiếu hụt do nhu cầu sử dụng nướ c ngày càng cao cả về chất lượng số 2 lượng, thì vấn đề cạn kiệt nhiễm mặn trong mùa khô đang đe dọa lớn tới sản xuất nông nghiệp cũng như các nhu cầu sử dụng nước khác ở vùng hạ lưu sông, đặc biệt là nhu cầu nước đồng thời trong thời kỳ tưới ải vụ đông xuân của các tỉnh đồng bằng sông Hồng - Thái Bình. Từ năm 2003 trở lại đây, mực nước sông Hồ ng trong tháng I tháng II, đoạn hạ lưu xuống rất thấp. Năm 2003 là 2,34m; năm 2004 là 1,86m; năm 2005 là 1,58m 7giờ sáng 4/2/2006 tại Nội chỉ còn 1,46 m; tại Phả Lại là 0,31 m. Đây là những con số thấp kỷ lục trong 100 năm qua gây khó khăn không nhỏ cho việc lấy nước tưới cũng như các hoạt động kinh tế xã hội môi trường vùng hạ lưu hệ thống sông. Nước đến từ thượng nguồn thấp, nhu cầu n ước ở vùng đồng bằng cao, tổ hợp với thủy triều có độ lớn tới 4 m là ngyên nhân của hiện tượng mặn lấn sâu vào vùng cửa sông ven biển. Nước thấp khiến cho việc lấy nước vào các hệ thống công trình thủy lợi rất khó khăn. Nhiều trạm bơm giỏ bị treo hoặc không đủ cột nước để bơm như trạm bơm Phù Sa, Văn Giang, Văn Lâm, La Khê , lưu l ượng nước lấy qua các cống bị giảm một nửa so với thiết kế. Các cống láy nước không đủ đầu nước chênh lệch cho tự chảy…. Theo báo cáo của Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp PTNT thì độ mặn 1‰ lên đến cống Rộc trên sông Ninh Cơ cách cửa biển 40 km trong đợt triều từ 11-19/1/2006. Trong 2 vụ đông xuân 2003-2004 2004-2005, độ mặn 1‰ cũng lên tới cống Múc 1/cống Múc 2 cách cửa biển khoảng 38 km. Nguồn nước bị nhiễm mặn tác động xấu đến các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh. đồng bằng ven biển. Mặn làm giảm năng suất cây trồng, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt làm nảy sinh những vấn đề về y tế, xã hội…và những hiểm họa về môi trường. Nước bị mặn cũng gây không ít khó khăn cho các ngành công nghiệp dịch v ụ. 3 Hơn nữa, theo dự báo của các nhà chuyên môn thì trong 100 năm tới, mực nước biển sẽ dâng cao thêm khoảng 60 - 70 cm nữa. Khi đó mặn sẽ lấn vào đất liền sâu hơn vấn đề sẽ càng trở lên nghiêm trọng. Trước tình hình đó, mục tiêu nghiên cứu là đánh giá thực trạng diễn biến mực nước tình hình xâm nhập mặn trong các tháng mùa kiệt với các tổ hợp lưu lượng đến thượng lưu, tình hình lấy n ước đoạn hạ lưu dao động thủy triều biển làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phục vụ phát triển bền vững cho vùng đồng bằng sông Hồng - Thái Bình. Nội dung nghiên cứu gồm các phần như sau: 1. Tổng quan về lưu vực sông Hồng - Thái Bình 2. Ứng dụng mô hình mike11 nghiên cứu, tính toán dòng chảy mùa cạn diễn biến xâm nhập mặn đồng bằng sông hồng-thái bình có xét tới ảnh hưởng của hồ hòa bình, hồ thác 3. Các phương án tính toán 4. Phần kết luận kiến nghị - 3 - PHẦN I TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG HỒNGSÔNG THÁI BÌNH I. Đặc điểm địa lý tự nhiên. I.1. Vị trí địa lý. Hệ thống sông Hồng - Thái Bình là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc nước ta, so với cả nước, chỉ đứng sau sông Mê Công. Đây là một trong số ít hệ thống sông quốc tế của nước ta. Sông Hồng phần ngoài nước có 5 phụ lưu lớn đều bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, gồm các sông: Lý Tiên, Đăng Điều, Nguyên, Bàn Long sông Phổ Mai. Năm nhánh sông này sau khi chảy vào nước ta hợp thành 3 nhánh sông lớn là: sông Đà, sông sông Thao. Ba nhánh sông này lại gặp nhau tại Việt Trì được gọi là sông Hồng. Sông Hồng, khi chảy vào vùng đồng bằng châu thổ, ngoài dòng chính lại tiếp tục phân thành nhiều nhánh sông ở cả hai bên bờ sông. Hiện nay, bên bờ tả còn ba nhánh sông gồm: sông Đuống, sông Luộc sông Trà Lý; bên bờ hữu còn hai nhánh sôngsông Đào Nam Định sông Ninh Cơ. Sông Đáy, trước đây là phân lưu của sông Hồng ở bên bờ hữu như ng hiện nay chỉ liên hệ với sông Hồng trong trường hợp phân lũ ở cửa Đáy. Ở bên bờ tả, trước đây còn có các sông khác như: sông Phan, Cà Lồ, Thiếp, Đình Đào Cửu An. Tuy nhiên, do các tác động của con người, các sông này không còn liên hệ trực tiếp với sông Hồng nữa. Cũng tương tự như vậy, bên bờ hữu còn có các sông Nhuệ, Đáy, Tô Lịch, Lấp, Châu Giang sông Sò không còn liên hệ trực tiếp với sông Hông nữ a. Lưu vực sông Hồng nằm ở phía Bắc nước ta được giới hạn từ 20 0 đến 25 0 30’ vĩ độ Bắc, từ 100 0 đến 107 0 10’ kinh Đông. Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang lưu vực sông Châu Giang (Trung Quốc), phía nam giáp lưu vực sông Mã, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp lưu vực sông Mêkông . Toàn bộ diện tích lưu vực khoảng169.000 km 2 trong đó diện tích thuộc Trung Quốc là 81.240 km 2 , diện tích thuộc Lào là 1.100 km 2 , diện tích thuộc Việt Nam là 86.660 km 2 . Dòng chính sông Hồng có chiều dài là 1.140 km, trong đó có 640 km chảy trên đất Trung Quốc, 500 km chảy trên địa phận Việt Nam. - 4 - Lưu vực sông Hồng-Thái Bình liên quan tới 26 tỉnh, thành phố, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 115750 km 2 . Vùng đồng bằng sông Hồng được giới hạn từ 20 0 đến 21 0 30’ vĩ độ Bắc, từ 105 0 30’ đến 107 0 30’ kinh Đông, gồm trọn vẹn lãnh thổ của 11 tỉnh một phần lãnh thổ của các tỉnh Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh. Hình 1: Vị trí địa lý lưu vực sông Hồng lãnh thổ Việt Nam I.2. Đặc điểm địa hình Lưu vực sông Hồnghướng dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình phần lớn là đồi núi, chiếm khoảng 70% trong đó diện tíchđộ cao bình quân trên +1000 m chiếm khoảng 47%. Có thể chia lưu vực sông Hồng thành ba miền địa hình như sau: I.2.1- Miền Đông Bắc: là miền đồi núi thấp, phần lớn độ cao trung bình 600 – 700 m. Đỉnh Tây Côn Lĩnh 2418 m, là đỉnh cao nhất trong miền. Các dãy núi là phầ n tiếp tục của dãy Hoa Nam, núi cao thường tập trung ở biên giới Việt Trung thấp dần ra biển theo hướng Đông Nam. Theo mặt cắt địa hình, từ khối núi vòm sông Chảy tới Vịnh Hạ Long độ cao giảm đi rõ rệt. Đặc điểm của cấu trúc - 5 - Sơn văn là sự sắp xếp các khối núi theo dạng cánh cung bao lấy vòm đá kết tinh sông Chảy, quay lưng về phía Đông, được quy tụ ở núi Tam Đảo mở rộng dang tỏa ra trên lãnh thổ Hoa Nam. Trong vùng có các cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều Giữa các dãy núi là những thung lũng theo dọc các con sông cùng hướng ( sông Lô, sông Chảy, sông Gâm) nhiều nơi là những cánh đồng bắng phẳng như Bắc Quang, Ỷ La Nhìn chung địa hình vùng Đông Bắc là nơi dễ bố trí sản xuấ t, nhờ một vùng trung du trải rộng với các sườn núi ít dốc. I.2.2- Miền Tây Bắc: So với miền Đông Bắc địa hình Tây Bắc có những nét khác biệt hơn, do hoạt động tân kiến tạo làm cho địa hình nâng cao bị chia cắt mạnh mẽ. Từ Đông sang Tây trước hết gặp dãy Hoàng Liên Sơn dài 180 km, được mệnh danh là mái nhà của Việt Nam với đỉnh Fanxipan cao 3143 m, Tà Phình cao 3096 m, Pu Luông cao 2985 m, Sà Phình cao 2878 m. Giữa các dãy núi có bồn địa nổi tiếng như Than Uyên, Nghĩ a Lộ, Quang Huy Tốc độ nâng lên khá mạnh, cộng với quá trình xâm thực bào mòn các đá cứng (mắcma, biến chất) đã tạo cho địa hình những nét độc đáo. Đường phân thủy có dạng răng cưa, nhọn, độ dốc đạt tới 45 0 . Vì vậy rất khó đi lại đặc biệt ảnh hưởng đến chế độ dòng chảy. Cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ tới Nho Quan rồi kéo dài ra sát biển tới 400 km rộng 25 km, bao gồm những bề mặt khá bằng phẳng cao trên 1000 m (cao nguyên Sơn La Mộc Châu) đã góp phần tạo cho địa hình Tây Bắc thêm phức tạp đa dạng. I.2.3- Đồng bằng Bắc Bộ: Là vùng tam giác châu thổ rộng lớn với di ện tích khoảng 21000 km 2 (nằm kẹp giữa hai miền núi Tây Bắc Đông Bắc). Đồng bằng Bắc Bộ có địa hình khá bằng phẳng, độ dốc nhỏ nhưng không đều, được bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng sông Thái Bình. Đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động kiến tạo với quá trình biển lùi, để lại đồng bằng phì nhiêu với các thành tạo phù sa. Địa hình nghiêng về biển theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Mạng lưới sôngđồng bằng bao gồm các chi lưu, phân lưu của sông Hồng sông Thái Bình đã phân chia đồng bằng thành những ô trũng sau khi có đê bao bọc thì hầu như các ô này không được bồi đắp để san bằng sự chênh lệch về độ cao giữa các nơi nữa. Phù sa được tải ra biển bồi đắp bờ biển tạo điều kiện cho đồng bằng lấn ra vịnh Bắc Bộ . Đồng bằng lấn ra đến đâu thì công việc quai đê lấn biển, mở rộng đất canh tác được xúc tiến bên cạnh các ô thiên nhiên tạo hình thành các ô nhân tạo [...]... phânsông Hồng vào sông Đáy khi lũ sông Hồng quá cao, với lưu lượng tháo thiết kế 5000 m3/s Các sông nhánh lớn của sông Đáy là : Sông Tích (1331 km2), sông Bôi (1549 km2), sông Nhuệ Sông Đuống (dài 64 km), sông Luộc (dài 72 km) là các sông chuyển nước từ sông Hồng sang sông Thái Bình; sông Trà Lý (dài 64 km), phân lưu tả ngạn sông Hồng đổ ra biển, sông Đào Nam Định (dài 31,5 km) đưa nước sông Hồng. .. 6 phân lưu: Sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Đào sông Ninh Cơ Sông Đuống sông Luộc nối liền sông Thái Bình với sông Hồng Là sản phẩm chịu sự tương tác của điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng mặt đệm mà mạng lưới sông ngòi phát triển không đồng đều giữa các vùng Mật độ sông ngòi trên lưu vực thay đổi trong phạm vi từ 0,4 km/km2 đến 2 km/km2 Sự phân bố mật độ sông. .. Diện tích lưu vực là 39.000km2, chiều dài 470km, phần diện tích thuộc lãnh thổ Việt Nam là 26.000km2 với chiều dài 275km Sông Đáy, trước kia là phân lưu chính của sông Hồng có thể phân khoảng 20% lượng lũ sông Hồng, nhưng cửa sông Đáy dần dần được bồi cao từ năm -9- 1937 người Pháp đã xây dựng một đập ngăn hoàn toàn sông Đáy với sông Hồng, biến Sông Đáy thành một sông tiêu nước nội địa chỉ phân. .. (1410 km2) Sông suối trong lưu vực sông Đà thuộc loại sông trẻ, thung lũng sông hẹp, lòng sông đang bị đào mạnh, nhiều thác ghềnh Độ cao trung bình lưu vực là 1130 m, riêng phần ở lãnh thổ Việt Nam có độ cao trung bình lưu vực là 965 m Nhánh lớn thứ hai của sông Hồngsông Lô, sông Lô bắt nguồn từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc) chảy vào địa phận nước ta tại Thanh Thủy Đến Giang sông Miện gia... ở độ cao gần 2000 m trên đỉnh Ngụy Sơn (Vân Nam – Trung Quốc) chảy theo hướng tây bắc – đông nam vào địa phận Việt Nam tại vùng biên giới gần thị xã Lào Cai Phần thượng nguồn sông có tên là sông Nguyên, phần trung du là sông Thao, phần đồng bằng là sông Hồng Đến Việt Trì hai nhánh lớn sông Đà sông Lô gia nhập, từ đây, sông Hồng đi vào tam giác châu rồi ra biển Sau khi chảy qua Sơn Tây sông Hồng. .. độ Chế độ nhiệt của khu vực phù hợp với nền nhiệt độ của khu vực nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình cao, nhiệt độ trung bình năm trên lưu vực dao động từ 15 - 250C Nhiệt độ không khí trung bình năm có xu thế giảm dần theo sự tăng của độ cao địa hình: dưới 150C ở vùng núi cao, 20 -24 0C ở vùng trung du đồng bằng Nhiệt độ không khí trung bình năm cũng biến đổi theo mùa Trong thời kỳ mùa hạ, nhiệt độ. .. trạng kế hoạch phát triển KTXH III.1- Hiện trạng dân sinh kinh tế xã hội III.1.1- Dân số Phân bố dân cư trên lưu vực không đều, có sự khác biệt rất lớn giữa thượng hạ lưu lưu vực, trong khi khu vực miền núi trung du lưu vực sông Hồng dân cư tương đối thưa thớt thì khu vực đồng bằng sông Hồng lại có mật độ dân số trung bình cao nhất cả nước Tính đến năm 2004, dân số vùng đồng bằng sông Hồng – sông. .. 0,2%, xuống trung lưu vẫn còn nhiều thác ghềnh, xen kẽ giữa những đoạn lòng sông mở rộng nước chảy chậm là những đoạn thu hẹp, nước chảy nhanh Về hạ du, các sông nhánh nhập vào sông chính, lòng sông mở rộng, độ dốc nhỏ, hai bên bờ sông có đê khống chế, tốc độ dòng nước giảm, lòng sông uốn khúc quanh co thay đổi phức tạp, bên lở bên bồi hoặc giữa dòng có những bãi cát nổi Dòng chính sông Hồng, suốt chiều... km) đưa nước sông Hồng sang sông Đáy, sông Ninh Cơ (dài 51,8 km) chảy ra biển Một số đặc trưng hình thái lưu vực sông của các nhánh sông trên 1000 km trên lưu vực sông Hồng được trình bày trong bảng 1 – 2: [2] 2 Bảng 1-2: Đặc trưng hình thái lưu vực sông của các nhánh sông trên 1000km2 trên lưu vực sông Hồng Chiều dài Diện tích (km) (km2) Ngòi Nhù 73 1550 Ngòi Thia 96 1570 Sông Bứa 100 1370 Nậm Pô 73,5... bờ trái, đến Vĩnh Tuy nhánh sông Con gia nhập ở bờ phải đến Hàm Yên sông Gâm gia nhập ở bờ trái Tại Đoan Hùng, sông Lô lại có thêm một nhánh lớn gia nhập là sông Chảy Trước khi gia nhập vào sông Hồng tại Việt Trì, sông Lô còn nhận một nhánh lớn nữa là sông Phó Đáy Thượng nguồn sông Lô cũng chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, tới thị xã Giang thì chuyển hướng Bắc Nam nhập vào sông Hồng đoạn . CHO NG BNG SễNG HNG Báo cáo đề tài nhánh Phân tích ảnh hởng của hồ chứa hòa bình và thác bà đến chế độ dòng chảy vùng hạ lu sông hồng Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Lê Kim Truyền Chủ. khi chảy qua Sơn Tây sông H ồng lần lượt có 6 phân lưu: Sông Đáy, sông Đuống, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Đào và sông Ninh Cơ. Sông Đuống và sông Luộc nối liền sông Thái Bình với sông Hồng. . TÍNH TOÁN HIỆN TRẠNG DÒNG CHẢY MÙA CẠN VÀ DIỄN BIẾN XÂM NHẬP MẶN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THÁI BÌNH CÓ XÉT TỚI ẢNH HƯỞNG CỦA HỒ HÒA BÌNH, HỒ THÁC BÀ 26 I Mô hình MIKE 11 và khả năng ứng dụng

Ngày đăng: 09/06/2014, 11:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w