1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái.

55 608 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 739,91 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................. 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ............................................................. 2 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN .......................................... 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NHIÊN CỨU ................................................ 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN .................................................................... 3 5.1. Ý nghĩa lí luận ............................................................................................ 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 4 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU ..................... 4 6.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 6.1.1. Phương pháp điều tra .............................................................................. 4 6.1.2. Phương pháp khảo sát thống kê .............................................................. 4 6.1.3. Phương pháp miêu tả phân tích .............................................................. 4 6.1.4. Phương pháp hệ thống ............................................................................ 4 6.1.5. Phương pháp quy nạp ............................................................................. 5 6.1.6. Phương pháp so sánh .............................................................................. 5 6.2. Nguồn ngữ liệu ........................................................................................... 5 7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT .................................................................. 6 1.1. LÍ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ ................................................ 6 1.1.1. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin ................................................... 6 1.1.1.1. Hành vi tạo lời (locutionary act)............................................................ 7 1.1.1.2. Hành vi mượn lời (Perlocutionary act) .................................................. 8 1.1.1.3. Hành vi tại lời (illocutionary act) .......................................................... 8 1.1.1.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi..................................................... 9 1.1.1.5. Động từ ngữ vi ..................................................................................... 10 1.1.1.6. Điều kiện sử dụng hành vi ở lời theo Austin ......................................... 10 1.1.2. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Searle ............................................. 10 1.1.2.1 Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời theo Searle ................................. 10 1.1.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle .............................................. 11 1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LỊCH SỰ TRÊN THẾ GIỚI........................... 12 1.2.1. Quan điểm lịch sự của của Lakoff ........................................................ 12 1.2.1.1. Quy tắc 1: Không áp đặt ...................................................................... 12 1.1.2.2. Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn ............................................................ 13 1.1.2.3. Quy tắc 3: tăng cường tình bằng hữu .................................................. 13 1.2.2. Quan điểm về lịch sự của G. Leech ....................................................... 13 1.2.3. Quan điểm lịch sự của Brown và Levinson ........................................... 15 1.2.4. Quan điểm lịch sự phương Đông .......................................................... 16 CHƯƠNG 2; SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI .. 19 2.1. Một vài nét về cộng đồng dân tộc Thái ................................................... 19 2.1.1. Môi trường địa lí tự nhiên ..................................................................... 19 2.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội ................................................................... 20 2.1.3. Môi trường văn hóa ............................................................................... 21 2.2. Khái quát chung về lời hứa và lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt. ........ 22 2.2.1. Khái niệm hành vi hứa .......................................................................... 23 2.2.2. Hứa – xét theo góc độ của văn hóa giao tiếp ......................................... 24 2.2.2.1. Nguồn gốc của văn hóa ứng xử của người Việt .................................... 24 2.2.2.2. Hứa – theo góc nhìn của văn hóa giao tiếp .......................................... 26 2.2.3. Hứa – xét theo góc độ của lịch sự ......................................................... 27 2.2.4. Hứa – xét theo góc độ của dụng học ..................................................... 29 2.2.5. Tiêu chí nhận diện hành vi hứa ............................................................ 29 2.3. Lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái .......................................................... 31 2.3.1. Quan niệm về lời hứa trong văn hoá ứng xử của người Thái .............. 31 2.3.2. Nội dung lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái .......................................... 33 2.3.2.1. Hứa sẽ chấm dứt một hành động ......................................................... 33 2.3.2.2. Hứa không vi phạm vào những sai lầm trước đó ................................. 34 2.3.2.3. Hứa hẹn một sự giúp đỡ....................................................................... 35 2.3.2.4. Hứa hẹn đi kèm một giả thiết ................................................................. 35 2.3.3. Hình thức thể hiện lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái .......................... 36 2.4. So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt-Thái ............................................. 38 2.4.1. Những điểm tương đồng ....................................................................... 38 2.4.1.1. Lời hứa gắn liền với chữ “tín” và thể diện .......................................... 38 2.4.1.2. Tương đồng về nội dung lời hứa .......................................................... 40 2.4.2. Điểm khác biệt ....................................................................................... 44 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 48 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa. Mảnh đất chữ S là nơi sinh sống và hội tụ của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều mang trong mình những bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng. Dân tộc Thái là dân tộc có số lượng dân cư lớn nhất ở vùng Tây Bắc, có tiếng nói và chữ viết riêng. Vấn đề nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Thái đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm (Vũ Tiến Dũng, Lò Thị Hồng Nhung, Hoàng Trần Nghịch, Cầm Cường...). Song việc nghiên cứu về lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái đến nay vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ. Trong khi đó những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều những chính sách quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế, chính trị , văn hóa, xã hội... của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có chính sách phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, xây dựng nền văn hóa và giáo dục song ngữ. Những chính sách ấy được thể hiện trong nhiều hiến pháp, pháp luật, những nghị quyết, quyết định của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như sau: Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946 có viết: - “Ở trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình” (Điều thứ 5). - “Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tòa án” (Điều 66). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992 bổ sung: - “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình” (Điều 5). - “Nhân dân đảm bảo cho công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tòa án” (Điều 133) “Luật phổ cập giáo dục tiểu học” ban hành ngày 6/8/1991 khẳng định: - “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”. “ Luật giáo dục tiểu học” ngày 10/12/1998 viết rõ hơn: 2 - “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số được thực hiện theo quy định của Chính Phủ” Quyết định của Hội Đồng Chính Phủ về chủ trương đối với chữ viết các dân tộc thiểu số, số 53 - CP ngày 22/02/1980 viết: “ Tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nước”. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đặc biệt là từ tình cảm yêu mến, trân trọng của một người con dân tộc Thái tha thiết mong muốn được đóng góp thêm tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc giúp cho mọi người hiểu đúng, hiểu đầy đủ lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Ngày nay, sự tiếp xúc với thế giới bằng ngôn ngữ trở nên phổ biến và quan trọng hơn bao giờ hết. Lịch sự được nhiều người quan tâm và nó có một vị trí rõ nét trong giao tiếp. Nhờ có lịch sự, trong giao tiếp chúng ta có thể đạt được điều chúng ta mong muốn một cách tốt nhất. Vấn đề lịch sự trong giao tiếp từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu đặc biệt là lịch sự trong các hành động ngôn ngữ. Cũng như các hành động ngôn ngữ khác, hành động hứa hầu như xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ nhưng hình thức biểu hiện không giống nhau ở các ngôn ngữ. Tùy theo góc nhìn mà các nhà nghiên cứu hành động hứa trong hội thoại và đã thu được các kết quả khác nhau. Brown và Levinson có đề cập đến vấn đề hứa gắn với bình diện thể diện dương tính và thể diện âm tính. Ở Việt Nam, hành động hứa đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu. Tác giả Vũ Tiến Dũng cho rằng hành động hứa gắn với phép cư xử “đúng mực”. Trong luận văn thạc sĩ “Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết, và tiếp nhận cam kết trong hội thoại”, Vũ Tố Nga đã nghiên cứu rất công phu về hành động cam kết và tiếp nhận lời cam kết. Bùi Thị Phương Anh trong luận văn thạc sĩ “Lịch sự trong lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt” đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về lời hứa, cách tiếp nhận lời hứa và tính lịch sự của nó. Thực chất hành động hứa thuộc nhóm hành động cam kết. Hành động nói trong tiếng Thái, từ trước tới nay cũng là đề tài thu hút được sự quan tâm của một số công trình nghiên cứu. Vũ Tiến Dũng - Cầm Thúy Nga với đề tài nghiên cứu từ xưng hô trong hoạt động giao tiếp, Hoàng Phi Diệp đã

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CÀ THỊ NGÂN

SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ

VIỆT -THÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

CÀ THỊ NGÂN

SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ

VIỆT -THÁI

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Vũ Tiến Dũng

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo, TS Vũ Tiến Dũng, sự quan tâm của Phòng Quản lí khoa học và Quan hệ quốc tế, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Thư viện nhà trường cùng các thầy cô giáo bộ môn tiếng Việt và các bạn sinh viên lớp K50 ĐHSP Ngữ Văn

Nhân dịp khoá luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ đó Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS Vũ Tiến Dũng- người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khoá luận này

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN 3

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NHIÊN CỨU 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

5 Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 3

5.1 Ý nghĩa lí luận 3

5.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 4

6.1 Phương pháp nghiên cứu 4

6.1.1 Phương pháp điều tra 4

6.1.2 Phương pháp khảo sát thống kê 4

6.1.3 Phương pháp miêu tả phân tích 4

6.1.4 Phương pháp hệ thống 4

6.1.5 Phương pháp quy nạp 5

6.1.6 Phương pháp so sánh 5

6.2 Nguồn ngữ liệu 5

7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6

1.1 LÍ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ 6

1.1.1 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin 6

1.1.1.1 Hành vi tạo lời (locutionary act) 7

1.1.1.2 Hành vi mượn lời (Perlocutionary act) 8

1.1.1.3 Hành vi tại lời (illocutionary act) 8

1.1.1.4 Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi 9

Trang 5

1.1.1.5 Động từ ngữ vi 10

1.1.1.6 Điều kiện sử dụng hành vi ở lời theo Austin 10

1.1.2 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Searle 10

1.1.2.1 Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời theo Searle 10

1.1.2.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle 11

1.2 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LỊCH SỰ TRÊN THẾ GIỚI 12

1.2.1 Quan điểm lịch sự của của Lakoff 12

1.2.1.1 Quy tắc 1: Không áp đặt 12

1.1.2.2 Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn 13

1.1.2.3 Quy tắc 3: tăng cường tình bằng hữu 13

1.2.2 Quan điểm về lịch sự của G Leech 13

1.2.3 Quan điểm lịch sự của Brown và Levinson 15

1.2.4 Quan điểm lịch sự phương Đông 16

CHƯƠNG 2; SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI 19

2.1 Một vài nét về cộng đồng dân tộc Thái 19

2.1.1 Môi trường địa lí tự nhiên 19

2.1.2 Môi trường kinh tế - xã hội 20

2.1.3 Môi trường văn hóa 21

2.2 Khái quát chung về lời hứa và lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt 22

2.2.1 Khái niệm hành vi hứa 23

2.2.2 Hứa – xét theo góc độ của văn hóa giao tiếp 24

2.2.2.1 Nguồn gốc của văn hóa ứng xử của người Việt 24

2.2.2.2 Hứa – theo góc nhìn của văn hóa giao tiếp 26

2.2.3 Hứa – xét theo góc độ của lịch sự 27

2.2.4 Hứa – xét theo góc độ của dụng học 29

2.2.5 Tiêu chí nhận diện hành vi hứa 29

2.3 Lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 31

2.3.1 Quan niệm về lời hứa trong văn hoá ứng xử của người Thái 31

2.3.2 Nội dung lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 33

Trang 6

2.3.2.1 Hứa sẽ chấm dứt một hành động 33

2.3.2.2 Hứa không vi phạm vào những sai lầm trước đó 34

2.3.2.3 Hứa hẹn một sự giúp đỡ 35

2.3.2.4 Hứa hẹn đi kèm một giả thiết 35

2.3.3 Hình thức thể hiện lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 36

2.4 So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt-Thái 38

2.4.1 Những điểm tương đồng 38

2.4.1.1 Lời hứa gắn liền với chữ “tín” và thể diện 38

2.4.1.2 Tương đồng về nội dung lời hứa 40

2.4.2 Điểm khác biệt 44

KẾT LUẬN 46

TÀI LIỆU THAM KHẢO 48

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa Mảnh đất chữ S là nơi sinh sống và hội tụ của 54 dân tộc anh em Mỗi dân tộc đều mang trong mình những bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng Dân tộc Thái là dân tộc có số lượng dân cư lớn nhất ở vùng Tây Bắc, có tiếng nói và chữ viết riêng Vấn đề nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Thái đã được nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm (Vũ Tiến Dũng, Lò Thị Hồng Nhung, Hoàng Trần Nghịch, Cầm Cường ) Song việc nghiên cứu về lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái đến nay vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ

Trong khi đó những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều những chính sách quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế, chính trị , văn hóa,

xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có chính sách phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, xây dựng nền văn hóa và giáo dục song ngữ Những chính sách ấy được thể hiện trong nhiều hiến pháp, pháp luật, những nghị quyết, quyết định của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như sau:

Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946

- “Nhân dân đảm bảo cho công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tòa án” (Điều 133)

“Luật phổ cập giáo dục tiểu học” ban hành ngày 6/8/1991 khẳng định:

- “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”

“ Luật giáo dục tiểu học” ngày 10/12/1998 viết rõ hơn:

Trang 8

- “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu

số được thực hiện theo quy định của Chính Phủ”

Quyết định của Hội Đồng Chính Phủ về chủ trương đối với chữ viết các dân tộc thiểu số, số 53 - CP ngày 22/02/1980 viết:

“ Tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nước”

Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đặc biệt là từ tình cảm yêu mến, trân trọng của một người con dân tộc Thái tha thiết mong muốn được đóng góp thêm tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc giúp cho mọi người hiểu đúng, hiểu đầy đủ

lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Ngày nay, sự tiếp xúc với thế giới bằng ngôn ngữ trở nên phổ biến và quan trọng hơn bao giờ hết Lịch sự được nhiều người quan tâm và nó có một vị trí rõ nét trong giao tiếp Nhờ có lịch sự, trong giao tiếp chúng ta có thể đạt được điều chúng ta mong muốn một cách tốt nhất Vấn đề lịch sự trong giao tiếp từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu đặc biệt là

lịch sự trong các hành động ngôn ngữ

Cũng như các hành động ngôn ngữ khác, hành động hứa hầu như xuất hiện trong tất cả các ngôn ngữ nhưng hình thức biểu hiện không giống nhau ở các ngôn ngữ Tùy theo góc nhìn mà các nhà nghiên cứu hành động hứa trong hội thoại và đã thu được các kết quả khác nhau Brown và Levinson có đề cập đến vấn đề hứa gắn với bình diện thể diện dương tính và thể diện âm tính

Ở Việt Nam, hành động hứa đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu Tác giả Vũ Tiến Dũng cho rằng hành động hứa gắn với phép cư xử “đúng mực”

Trong luận văn thạc sĩ “Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết, và tiếp

nhận cam kết trong hội thoại”, Vũ Tố Nga đã nghiên cứu rất công phu về hành

động cam kết và tiếp nhận lời cam kết Bùi Thị Phương Anh trong luận văn thạc

sĩ “Lịch sự trong lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong giao tiếp tiếng

Việt” đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về lời hứa, cách tiếp nhận lời hứa và tính

lịch sự của nó Thực chất hành động hứa thuộc nhóm hành động cam kết

Hành động nói trong tiếng Thái, từ trước tới nay cũng là đề tài thu hút được

sự quan tâm của một số công trình nghiên cứu Vũ Tiến Dũng - Cầm Thúy Nga với đề tài nghiên cứu từ xưng hô trong hoạt động giao tiếp, Hoàng Phi Diệp đã

Trang 9

nghiên cứu một số cách thức xin lỗi và cảm ơn trong ngôn ngữ Thái Cầm Văn Vạn, nguyên là nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái đã có một công trình nghiên cứu về ngôn ngữ Thái tương đối đồ sộ, trong đó tác giả quan tâm nhiều hơn tới lời mời và lời chào Gần đây, Vũ Tiến Dũng và Lò Thị Hồng Nhung đã

nghiên cứu đề tài: Cách thức xưng hô trong tiếng Thái một cách khá công phu

đã chỉ ra các cách thức xưng hô trong hoạt động giao tiếp tiếng Thái Tuy nhiên lời hứa trong ngôn ngữ Thái chưa được quan tâm và nghiên cứu đúng mức, cho đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về lời hứa trong ngôn ngữ Thái Chính vì thế đây là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu Vậy trong tiếng Thái lời hứa được thể hiện như thế nào? Lời hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái có những điểm tương đồng và dị biệt nào? Đề tài này của chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát về lời hứa trong tiếng Việt và Tiếng Thái, và bổ sung thêm vào sự hiểu biết của mọi người về vấn đề này

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN

Mục đích của khóa luận ứng dụng những lí thuyết chung về hành vi ngôn ngữ, lí thuyết lịch sự để xem xét hành động hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái

Từ đó tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của lời hứa giữa hai ngôn ngữ này Từ mục đích đó khóa luận hướng tới nhiệm vụ sau đây:

- Giới thiệu một số quan điểm khác nhau về lịch sự của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, giới thiệu về lí thuyết hành động ngôn ngữ

- Tìm hiểu so sánh lời hứa trong giao tiếp giữa tiếng Việt và tiếng Thái

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NHIÊN CỨU

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Thái

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi mà khóa luận quan tâm là việc sử dụng lời hứa trong giao tiếp người Thái trên địa bàn thành phố Sơn La Khóa luận quan tâm khảo sát lời hứa của người Thái ở khu vực Bản Bó - Phường Chiềng An - Thành phố Sơn La Từ

đó so sánh với lời hứa trong giao tiếp của người Việt (người Kinh) và tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt

5 Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN

5.1 Ý nghĩa lí luận

- Vận dụng những kiến thức về hành vi ngôn ngữ và nghi thức lời nói vào

Trang 10

việc nghiên cứu lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Thái từ đó hiểu sâu sắc hơn về lời hứa

- Thấy được những điểm khái quát nhất về lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái

- Thấy được những điểm tương đồng và dị biệt giữa lời hứa trong ngôn ngữ Việt và ngôn ngữ Thái

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu khóa luận sẽ là một tư liệu thiết thực cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy tiếng Thái nói riêng và các ngôn ngữ dân tộc khác nói chung Ngoài ra khóa luận còn góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ nói chung

và thanh thiếu niên dân tộc Thái nói riêng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU

6.1 Phương pháp nghiên cứu

6.1.1 Phương pháp điều tra

Đây là phương pháp tìm hỏi, xem xét để biết rõ sự thật Phương pháp này được tiến hành bằng cách: quan sát, nghe, ghi chép lại Phương pháp điều tra này được dùng để thu thập ngữ liệu trong giao tiếp

6.1.2 Phương pháp khảo sát thống kê

Phương pháp khảo sát được sử dụng để tiến hành khảo sát những tài liệu, ngữ liệu có liên quan đến đề tài, sau đó thống kê lại toàn bộ những nội dung đã khảo sát Phương pháp này giúp ta sử dụng được nhiều nguồn ngữ liệu một cách

có hiệu quả và biết được vấn đề nào đầy đủ hay còn thiếu sót để bổ sung và chỉnh sửa cho hoàn chỉnh

6.1.3 Phương pháp miêu tả phân tích

Sau khi khảo sát, thống kê được nguồn ngữ liệu, phương pháp miêu tả sẽ giúp nhận dạng đúng đối tượng Tiếp đó dùng phương pháp phân tích để hiểu rõ, hiểu đầy đủ, cụ thể và chi tiết nhất về đối tượng cần tìm hiểu

6.1.4 Phương pháp hệ thống

Phương pháp hệ thống giúp ta kiểm tra toàn bộ những nội dung đã tiến hành điều tra, khảo sát, thống kê nhằm kiểm soát chính xác những nội dung miêu tả, phân tích đã đạt được, căn cứ vào đó để chỉnh sửa, bổ sung nếu cần, giúp tránh được những kết luận thiếu nhất quán

Trang 11

6.1.5 Phương pháp quy nạp

Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ phân tích những luận cứ cụ thể

đến khái quát Xét thấy phương pháp quy nạp phù hợp với khóa luận này, chúng

tôi đã lựa chọn và sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu

6.1.6 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh giúp ta tìm ra và làm nổi bật những điểm tương đồng

và dị biệt của lời hứa trong hai ngôn ngữ Việt - Thái

6.2 Nguồn ngữ liệu

Khóa luận này được thực hiện chủ yếu trên nguồn ngữ liệu tự nhiên, chủ yếu là ngôn ngữ nói mà chúng tôi ghi chép lại từ những cuộc hội thoại trong hoạt động giao tiếp của đồng bào người Thái

Ngoài ra còn một số tư liệu liên quan khác đã được dẫn ở phần tài liệu

7 CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận kết luận và phần tài liệu tham khảo, cấu trúc của đề tài gồm có 2 chương, cụ thể:

Chương 1: Cơ sơ lí thuyết

Chương 2: So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái

Trang 12

“ Ăn như rồng cuốn

Nói như rồng leo

Làm như mèo mửa”

Rõ ràng là người ta quan niệm đi, đứng, ăn, uống mới là hành động còn nói thì không được xếp vào chuỗi hành động Trong thực tế nói là một hành động dùng ngôn ngữ để biểu hiện, diễn tả, thông báo một cái gì đó Thực tế cho thấy nói cũng là một hành động - một dạng hoạt động sống của con người tồn tại song song bên cạnh tất cả những hoạt động khác

Nhà triết học vĩ đại người Đức Hegel cho rằng : “lời nói thực chất là những

hoạt động diễn ra giữa con người cho nên nó không phải là trống rỗng”

Với cách hiểu này Hegel coi nói là một hoạt động của con người Tuy nhiên lúc bấy giờ quan điểm này chưa nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo giới nghiên cứu

1.1.1 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin

Năm 1955, tại đại học tổng hợp Harvard, J.L Austin - một triết gia người Anh đã trình bày 12 chuyên đề Những chuyên đề này, vào năm 1962 được tập hợp lại, xuất bản thành một cuốn sách với nhan đề “ How to do things with words” (có thể tạm dịch là : Người ta hành động như thế nào bằng lời nói) Austin nhận thấy rằng, cho đến thời đó, các nhà logic và các nhà ngôn ngữ chỉ quan tâm đến những câu khảo nghiệm hay còn gọi là những câu khẳng định, trần thuyết, xác tín, miêu tả và xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản Những câu này về mặt ngữ nghĩa đều có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn logic đúng sai Tuy nhiên, còn có những phát ngôn khác, mặc dầu rất giống với những phát ngôn khảo nghiệm về hình thức nhưng lại không thể đánh giá theo tiêu chuẩn

đúng - sai Đó là những câu như : Anh cho biết bây giờ là mấy giờ rồi ; Trời ơi

! Austin cho rằng những phát ngôn này không phải là những phát ngôn giả

khẳng định, cũng không vô nghĩa Chúng được phát ngôn ra không nhằm trình

Trang 13

bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về sự vật, sự kiện, chúng không phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm một việc gì đó như hỏi, đánh cược hay bộ lộ cảm xúc, Austin gọi những phát ngôn này là phát ngôn ngữ vi Phát ngôn ngữ vi là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người ta thực hiện ngay cái việc biểu thị trong phát ngôn Nhờ phân biệt phát ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi mà Austin phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ [ 4 ]

Các hành động được thực hiện bằng lời nói gọi là các hành động ngôn ngữ Theo Austin có ba loại hành động ngôn ngữ trong một phát ngôn, đó là :

- Hành động tạo lời

- Hành động tại lời

- Hành động mượn lời

1.1.1.1 Hành vi tạo lời (locutionary act)

Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như : ngữ

âm, từ, các kiểu kết hợp thành câu để tạo ra một phát ngôn đúng về hình thức

và nội dung

Ví dụ: (1) Sáng nay, tôi dậy sớm

Phát ngôn này đã được tạo thành từ các từ ngữ : sáng nay, tôi, dậy, sớm

Các từ ngữ này được kết hợp theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt về cấu tạo cụm từ và câu như : chủ ngữ đứng trước vị ngữ, trạng ngữ thời gian đặt ở ngay trước nòng cốt câu

Hành động tạo lời là hành động cơ sở của phát ngôn, nhằm tạo ra một câu với hình thức và nội dung ý nghĩa nhất định Điều này cũng cho thấy rằng, nếu một người gặp khó khăn trong việc phát âm các từ để tạo ra một phát ngôn có ý nghĩa trong một ngôn ngữ ( chẳng hạn như người có khiếm khuyết trong bộ máy phát âm hoặc người nước ngoài) thì người đó không thành công trong việc tạo ra một hành động tạo lời Chẳng hạn, một người nước ngoài nói tiếng Việt thường

sẽ nói là:

Ví dụ: (2) a Rat han hanh duoc lam quen !

Sở dĩ người ta nói và chúng ta nghe thấy như vậy là do ảnh hưởng của phát

âm không có dấu thanh, một đặc điểm nổi bật của các ngôn ngữ Ấn Âu Phát ngôn này bình thường sẽ không được coi là một hành vi tạo lời, mà hành vi tạo lời phải là:

b Rất hân hạnh được làm quen !

Trang 14

1.1.1.2 Hành vi mượn lời (Perlocutionary act)

Hành động mượn lời là hành động “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó

ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói

Ví dụ (3) :Khi chủ tọa hội nghị đứng lên nói “ Tôi tuyên bố khai mạc hội

nghị” Phát ngôn này gây ra phản ứng của mọi người trong hội nghị như ngừng

nói chuyện riêng, chờ đợi những nghi thức tiếp theo

Như vậy, bằng hành động nói ra một câu nói, người nói có thể gây ra ở người nghe những hiệu quả về tâm lí, sinh lí, vật lí phù hợp hay không phù hợp với ý muốn của người nói Hành động mượn lời cũng có thể nằm trong ý định của người nói và nằm ngoài ý định của người nghe

Hiệu quả mượn lời rất phân tán, không thể tính toán được, chúng không có tính quy ước

1.1.1.3 Hành vi tại lời (illocutionary act)

Hành động tại lời là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng Hiệu quả của chúng thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận Có rất nhiều hành động tại lời như : hỏi, yêu cầu, ra lệnh, hứa hẹn, khuyên bảo Bình thường khi chúng ta hỏi ai đó về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời, cho dù câu trả lời là không biết Không trả lời hay không đáp lại câu hỏi bị xem là không lịch sự

Một đặc điểm dễ nhận ra là hành động tại lời có ý định (hay có đích) quy ước và có thể chế không hiển ngôn mà được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác Chẳng hạn, đối với người Việt Nam thì hỏi hành động là thể hiện sự quan tâm Ví dụ :

(4) Bác có khỏe không ạ?

(5) Bác bao nhiêu tuổi rồi ạ?

Hỏi nhiều khi không dùng để hỏi mà dùng để chào Ví dụ :

(6) Mẹ đi chợ về ạ?

(7) Bác mời cơm muộn thế ạ?

Từ cách hiểu như trên chúng ta nhận thấy rằng nắm được ngôn ngữ không chỉ có nghĩa là chỉ nắm được âm, từ ngữ, câu của ngôn ngữ đó mà còn nắm được các quy tắc điều khiển hành động tại lời như hỏi, xin lỗi, cảm ơn, hứa

Trang 15

hẹn sao cho đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với ngữ cảnh, thích hợp với “phông văn hóa” với người được hỏi Ví dụ như ở Việt Nam và các nước Á Đông nói chung hỏi thăm sức khỏe, tuổi tác, hôn nhân được xem là sự quan tâm, thân mật nhưng ở phương Tây điều đó lại bị coi là mất lịch sự

Hành động tại lời khác với hành động tạo lời và hành động mượn lời ở chỗ

nó có tính chất của một hành động theo thiết chế Một hành động theo thiết chế gắn với những quyền lực và trách nhiệm của những người nằm trong thiết chế Nói cách khác hành động tại lời làm thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại Chúng đặt người nghe vào những nhiệm vụ và quyền lực mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành động tại lời đó Điều này rất dễ nhận ra ở hành động hứa, khi ta hứa với ai điều gì thì ngay lúc hứa ta đã bị ràng buộc trách nhiệm phải thực hiện cho được lời hứa và người nghe có quyền đợi kết quả từ lời hứa đó

Mặc dù được chia thành ba hành động cụ thể như trên nhưng lí thuyết về hành động ngôn ngữ chủ yếu quan tâm đến hành động tại lời

1.1.1.4 Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi

Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực Phát ngôn ngữ vi có kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó Kết cấu lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi Chẳng hạn chúng ta có phát ngôn ngữ vi :

Ví dụ: (8) Xin bố mẹ cứ yên lòng, con sẽ cố gắng học tập tốt

Phát ngôn trên có biểu thức ngữ vi (nguyên cấp ) là: “con sẽ cố gắng học

tập tốt” và một thành phần mở rộng cho hành vi cầu khiến tạo ra: “xin bố mẹ cứ yên lòng”

Austin cho rằng biểu thức ngữ vi có hai loại: biểu thức ngữ vi nguyên cấp (primary) hay hàm ẩn ( implicit) và biểu thức ngữ vi tường minh (explicit) Cơ

sở để Austin phân loại như vậy là nhờ vào tính chất hoạt động của động từ ngữ

vi (một dạng đặc biệt của động từ nói năng - từ chỉ hành vi ngôn ngữ)

Biểu thức ngữ vi tường minh là biểu thức có động từ ngữ vi nhằm thực hiện một hành vi ở lời nào đó như: hỏi, hứa, mời, cảm ơn, xin lỗi, cam đoan, đánh cược

Ví dụ:

(9) Tôi hứa sẽ đến thăm anh

Biểu thức ngữ vi nguyên cấp hay hàm ẩn là biểu thức không có động từ

Trang 16

ngữ vi nhằm thực hiện một hiệu lực ở lời qua một hành vi ở lời nào đó, những động từ này được dùng trong chức năng miêu tả lại một hành vi ở lời như: hỏi han, sai khiến, chê trách, chế giễu

1.1.1.5 Động từ ngữ vi

Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát ngôn ra là người nói thực hiện luôn cái hành vi ở lời nói do chúng biểu thị Ví dụ, khi ta hứa điều gì với một ai đó thì nghĩa là chúng ta phải thực hiện ngay bằng cách phát ngôn động

từ “hứa”, lời hứa được dùng trong hiệu lực ngữ vi

Ví dụ:

(10) Em hứa với thầy sẽ học hành chăm chỉ

1.1.1.6 Điều kiện sử dụng hành vi ở lời theo Austin

Austin xem các điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện “may mắn” (felicity conditious) nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới thành công

và đạt hiệu quả Austin đã đưa ra những điều kiện may mắn như sau:

A - (i) Phải có thủ tục, phải có tính quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả cũng như tính quy ước

(ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong thủ tục

B - Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) một cách đầy đủ

C - Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành động diễn ra thì có ý nghĩa tình cảm đúng như đã có

1.1.2 Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Searle

Với công trình nghiên cứu “Speech Act”’ (hành vi ngôn ngữ), Searle đã được coi là người có vị trí quan trọng trong sự phát triển của lí thuyết hành vi ngôn ngữ Searle đã vạch ra những hạn chế trong bảng phân loại các động từ ngữ vi của Austin

Trên cơ sở phân tích một số hành vi ở lời Searle đã đưa ra những điều kiện

sử dụng hay còn gọi là “điều kiện thỏa mãn” để việc thực hành hành vi ở lời đạt hiệu quả cao, đúng với đích của nó Có tất cả bốn điều kiện và được biểu hiện theo từng phạm trù, từng hành vi ở lời cụ thể

1.1.2.1 Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời theo Searle

Trên cơ sở phân tích một hành vi tại lời: hành vi hứa trong tiếng Anh, Searle

Trang 17

đã điều chỉnh lại, bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin và Searle gọi chúng là “điều kiện sử dụng” hay “điều kiện thỏa mãn” Mỗi hành vi tại lời đòi hỏi phải có một hệ thống những điều kiện gọi là những quy tắc (Rules)

để cho việc thực hiện đạt hiệu quả đúng với đích của nó Mỗi điều kiện là điều kiện cần còn toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ Có tất cả bốn điều kiện sau:

a Điều kiện nội dung mệnh đề

b Điều kiện chẩn bị

c Điều kiện chân thành

d Điều kiện căn bản

Mỗi điều kiện được biểu hiện một cách khác nhau tùy thuộc theo từng phạm trù, từng loại và từng hành vi tại lời cụ thể

1.1.2.2 Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle

a Tái hiện

Hành vi này được Searle gọi là hành vi xác tín Đích ở lời là miêu tả lại sự tình đang được nói đến hướng khớp ghép là lời - hiện thực, trạng thái tâm lí là niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề

b Điều khiển

Đích ở lời đặt người nghe vào trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai, hướng ghép lời hiện thực - lời, trạng thái tâm lí là sự mong muốn của Sp1 và nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp2

e Tuyên bố

Đích ở lời là tuyên bố hướng ghép lời vừa là lời - hiện thực, vừa là hiện

Trang 18

thực - lời, nội dung mệnh đề, chẳng hạn như: lời tuyên bố, buộc tội

1.2 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LỊCH SỰ TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1 Quan điểm lịch sự của của Lakoff

R.lakoff cho rằng lịch sự là những quy tắc đối với quan hệ liên cá nhân Mặc dù không đưa ra định nghĩa rõ ràng về lịch sự nhưng qua cách diễn đạt của tác giả có thể hiểu lịch sự là làm cho mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp tốt đẹp hơn, bao hàm cả sự nhường nhịn, tránh xung đột, căng thẳng:

“Lịch sự nhiều khi là sự nhân nhượng tuyệt vời người ta trọng nó hơn cả sự rõ ràng, minh bạch, nhằm tránh những điều phiền toái bực mình” Rakoff đã đưa ra hai quy tắc:

1 Quy tắc rõ ràng

Quy tắc rõ ràng là quy tắc của cộng tác hội thoại

2 Quy tắc lịch sự

Quy tắc lịch sự được phân thành các quy tắc dưới bậc sau:

Quy tắc 1: không áp đặt ( Don’t impose)

Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn (Offer option)

Quy tắc 3: Tăng cường tình bằng hữu (Encourage felings camaraderie)

1.2.1.1 Quy tắc 1: Không áp đặt

Quy tắc này thuộc về phép lịch sự quy thức (fomal politeness) thích hợp với hoàn cảnh giao tiếp có sự khác biệt về quyền lực, địa vị giữa những người tham gia tương tác như giữa một sinh viên với chủ nhiệm khoa, giữa một nhân viên với giám đốc

Không áp đặt ở đây được hiểu là không ngăn cản Sp2 thực hiện theo ý muốn của mình Ngược lại với không áp đặt, tức là buộc Sp2 không được hành động theo mong muốn của mình Theo quy tắc này, để lịch sự người nói Sp1 sẽ

giảm sự áp đặt bằng cách xin phép, xin lỗi, tránh cả những hành động khiến Sp2

xao nhãng việc Sp2 đang làm, hay điều Sp2 đang nghĩ tới khi Sp1 đang nói Không áp đặt còn có nghĩa là không đưa ra hoặc không tìm hiểu quan điểm riêng tư, tránh đề cập đến cái riêng của cá nhân như đời sống gia đình, thu nhập, thói quen Quy tắc này khiến chúng ta tránh những lời nói tục tằn, thô lỗ, những tiếng lóng, tiếng địa phương, tránh ngôn ngữ cảm xúc, tránh cả những đề tài có tính chất kiêng kị như các đề tài về tình yêu, giới tính, chính trị, tôn giáo, bệnh

Trang 19

tật, khó khăn về kinh tế vì chúng được xem là quá cá nhân trong những cuộc trao đổi ngoài xã hội

1.1.2.2 Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn

Quy tắc này được áp dụng trong bối cảnh phi quy thức (imformal) Quy tắc này thích hợp với những tình huống trong đó người tham gia hội thoại có sự bình đẳng nhau về quyền lực, địa vị, nhưng không có quan hệ gần gũi nhau, chẳng hạn mối quan hệ giữa thương nhân và khách hàng mới, giữa hai người xa

lạ trên cùng một chuyến xe

Để ngỏ sự lựa chọn tức là bày tỏ ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình sao cho Sp2 tự suy diễn ra và như vậy Sp1 sẽ không có nguy cơ bi Sp2 phản bác hay từ chối Nói cách khác Sp1 sẽ tìm lối nói sao cho mình không buộc phải chịu trách nhiệm về hàm ý cầu khiến đưa ra Tính áp đặt trong lời khẳng định hay lời thỉnh cầu của Sp1 sẽ được giảm nhẹ thông qua cách nói gián tiếp hoặc dùng biểu thức rào đón

1.1.2.3 Quy tắc 3: tăng cường tình bằng hữu

Đây còn gọi là quy tắc về phép lịch sự bạn bè hay thân tình Quy tắc này thích hợp với những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân mật với nhau Khi những người này đối xử với nhau theo các hành vi lịch sự quy thức thì có nghĩa là quan

hệ của họ không còn được như trước và đang có nguy cơ rạn nứt Trong phép lịch sự này, đề tài của những người giao tiếp khá phong phú, họ đề cập đến mọi

đề tài trong cuộc sống, đơn giản hay phức tạp, chung hay riêng đều có thể được đem ra để trò chuyện Đối với quy tắc này, lối nói gián tiếp, ngụ ý là không thích hợp Bằng chứng là khi người ta nói với nhau bằng lối nói gián tiếp, hàm ẩn thì quan hệ của họ chưa thật thân tình Đối lập lại với phép lịch sự phi quy thức, nguyên tắc chi phối ở đây không phải là chỉ dừng ở chỗ tỏ ra quan tâm thực sự đến nhau mà còn phải tỏ ra săn sóc nhau, tin cậy nhau, thổ lộ mọi chi tiết của cuộc sống riêng tư, những kinh nghiệm, cảm xúc… của mỗi người với nhau Những người đối thoại theo phép lịch sự này có thể nói năng rất “phóng túng” bằng cách dùng các từ xưng hô thân thuộc, các biệt danh, tiếng lóng, thổ ngữ, thậm chí cả chửi thề

1.2.2 Quan điểm về lịch sự của G Leech

Lý thuyết về lịch sự của G Leech được trình bày trong cuốn sách mang tên

“Principles of pragmatics” (Những nguyên lý của dụng học), Leech quan niệm rằng lịch sự là sự bù đắp của những hao tổn, thiệt thòi do những hành động nói năng của người nói gây ra cho người đối thoại Quy tắc này dựa trên khái niệm

Trang 20

“thiệt” (cost) và “lợi” (benefit), nội dung khái quát của nó như sau: tối thiểu hoá những lối nói bất lịch sự và tăng tối đa những lối nói lịch sự” Nội dung của nguyên tắc lịch sự đã được Leech cụ thể hóa trong 6 phương châm giao tiếp lịch

sự đó là:

1 Phương châm khéo léo (tact maxim)

a Giảm thiểu tổn thất cho người

b Tăng tối đa lợi ích cho người

2 Phương châm hào hiệp (Genrosity maxim)

a Giảm thiểu lợi ích cho ta

b Tăng tối đa tổn thất cho ta

3 Phương châm tán thưởng (Approbation maxim)

a Giảm thiểu sự chê bai người

b Tăng tối đa khen ngợi người

4 Phương châm khiêm tốn (Modesty maxim)

a Giảm thiểu khen ngợi ta

b Tăng tối đa sự chê bai ta

5 Phương châm tán đồng (agreement maxim)

a Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người

b Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người

6 Phương châm thiện cảm (simpathy maxim)

a Giảm thiểu các ác cảm giữa ta và người

b Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người Theo Leech thì mức độ lịch sự của hành vi tại lời phụ thuộc vào 3 nhân tố:

Thứ nhất: phụ thuộc vào bản chất của hành động nói được thực hiện

Ví dụ: (12)

a, Học bài đi!

b, Đóng cửa lại đi!

c, Đưa tờ báo đây!

d , Mời bạn dùng thêm chút bánh nữa!

Trang 21

Trong các phát ngôn trên, phát ngôn (d) có mức độ lịch sự cao hơn cả

Vì S tỏ ra là người hào hiệp và đem lại lợi ích cho cả H (nếu H có nhu cầu dùng bánh)

Thứ hai: phụ thuộc vào hình thức ngôn từ thể hiện hành vi đó

Thứ ba: tuỳ theo mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người được cầu

khiến Chẳng hạn như ở phát ngôn (a) nếu S và H có quan hệ thân hữu thì phát ngôn (a) có thể được coi là biểu hiện của lịch sự thân hữu

1.2.3 Quan điểm lịch sự của Brown và Levinson

Dựa trên định nghĩa “thể diện” của Goffman, Brown và Levinson đã đưa ra định nghĩa của mình: Lịch sự là hình - ảnh - ta công cộng của một con người mà mọi thành viên ( trong xã hội - ĐHC) muốn mình có được (“face” the public self

- imga thateverymember wants to claim for himself) Hai ông đã phân biệt hai phương diện của thể diện đó là thể diện dương tính (Positive face) và thể diện

âm tính (negative face)

Thể diện âm tính được Brown và Levinson đinh nghĩa: “Là sự tự do hành động” mà thực chất đó là mong muốn của mọi thành viên trưởng thành và có năng lực hiểu biết rằng hoạt động của mình không bị người khác ép buộc Thể diện dương tính được Brown và Levinson xác định là sự mong muốn

sở hữu (Solidarity) tức là: Mong muốn của người được trưởng thành hay nói cách khác là mong muốn hình ảnh cá nhân được người khác xác nhận, bênh vực

Trang 22

Brown và Levinson căn cứ vào các khái niệm thể diện với sự phát triển thể diện dương tính và thể diện âm tính, hai ông đã cho rằng trong tương tác có thể hiểu ra bốn kiểu thể diện:

- Thể diện dương tính của người nói

- Thể diện âm tính của người nói

- Thể diện dương tính của người nghe

- Thể diện âm tính của người nghe

Cả bốn thể diện này đều được đưa vào một cuộc giao tiếp và nó có quan hệ theo kiểu “cộng sinh” với nhau

Phần lớn các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể diện của các nhân vật giao tiếp Những hành vi này được Brown và Levinson gọi là Face Threatening Acts - Hành vi đe dọa thể diện (viết tắt là FTA)

Chính các hành vi động ngôn ngữ thường đe dọa thể diện của người nói và của người nghe nên khi thực hiện một hành động ngôn ngữ cần xem xét và điều chỉnh các hành vi ở lời nói cũng như những cuộc giao tiếp cho phù hợp với quan

hệ liên cá nhân mới được giao tiếp Hành động ấy được Brown và Levinson gọi

là hành động cứu vãn thể diện

1.2.4 Quan điểm lịch sự phương Đông

Các nhà nghiên cứu phương Đông đưa ra sự phê phán đối với các lí thuyết lịch sự của Lakoff, Leech, Brown và Levinson; đặc biệt sự phê phán tập trung chủ yếu vào các tuyên bố của Brown và Levinson về tính phổ niệm của lịch sự

là quan niệm coi lịch sự thuần túy chỉ là chiến lược giao tiếp cá nhân

Theo một số tác giả như Matsumoto, Gu thì khái niệm lịch sự của Brown

và Levinson nhấn mạnh đến mong muốn đạt được tính tự chủ và riêng tư, bắt nguồn tự sự đánh giá cao cái “tôi” trong văn hóa phương Tây, không phản ánh đúng quan niệm về thể diện và lịch sự trong các xã hội phương Đông

Xét về mặt văn hóa, người phương Tây và người phương Đông có cách nhìn nhận khác nhau về phạm trù cái tôi với tư cách là một thực thể xã hội Nếu văn hóa phương Tây luôn thừa nhận cái tôi, đề cao các ý muốn về tự do cá nhân thì văn hóa phương Đông lại quan tâm đến việc giữ gìn tính cộng đồng, tương quan vị thế và bổn phận Chẳng hạn, văn hóa ứng xử của người Nhật, theo Matsumoto (1988), hướng đến tập thể hơn là cá nhân, do đó thể diện âm tính không đóng vai trò quan trọng trong ứng xử lịch sự Quan niệm lịch sự của người Nhật có quan hệ chặt chẽ với mặt xã hội của thể diện, biểu hiện ở thừa

Trang 23

nhận vị thế xã hội của người đối thoại và sự tôn trọng trật tự thứ bậc đã được quy định Do vậy, trong giao tiếp, người Nhật không có ý niệm về sự độc lập hoàn toàn của mình như một cá thể có quyền và sự tự do cá nhân, mà như một thành viên của nhóm, một phần tử của cộng đồng, có quan hệ với các thành viên khác trong nhóm, trong cộng đồng đó Cái tôi như vậy, theo quan niệm của họ,

là cái tôi trong quan hệ

Cũng với cái nhìn tương tự về lịch sự, Gu (1990) cho rằng khái niệm lịch

sự trong tiếng Trung Quốc hiện đại bắt nguồn từ khái niệm “Lễ” của Nho giáo Khái niệm này mặc dù có tính chiến lược nhưng vẫn là một hiện tượng “thuộc

về cấp độ xã hội, có sự áp đặt chuẩn mực lên mọi cá nhân” [15] Và như thế, bất

cứ việc gì đi chệch khỏi chuẩn mực ấy sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích

Trong tiếng Trung Quốc, khái niệm lịch sự hiện đại có nghĩa là “khiêm với mình và tôn kính người” Điều này được phản ánh rất rõ ràng trong cách thức xưng hô, nói năng của người Trung Quốc Họ tự xưng mình là “bỉ nhân” (người

ở vùng xa không biết lễ nghi), gọi con mình là “khuyển tử” (chó con), gọi văn mình viết là “chuyết tác” (tác phẩm thô vụng), họ gọi ý kiến, suy nghĩ của mình

là “ngu ý”, “thiển ý”… Đến cả hoàng đế Trung Quốc cũng tự xưng mình là “quả nhân” (người cô độc) hoặc “cô gia” (người không được ai hỏi han)… Trong khi

đó, họ lại tôn vinh người đối thoại bằng cách gọi: “tiên sinh”, “đại ca”, “hiền muội”… gọi ý kiến của người đối thoại là: “cao ý”, “tôn ý”…

Như vậy, ứng xử theo quan niệm của người Nhật, người Trung Quốc không phải là hệ quả của tính toán cá nhân mà là áp lực chuẩn mực của xã hội lên hành

vi cá nhân, người ta gọi đó là lịch sự chuẩn mực

Lịch sự chuẩn mực là hành động ứng xử ngôn ngữ phù hợp với chuẩn mực giao tiếp xã hội nhằm mục đích tôn trọng các giá trị xã hội (địa vị, quyền lực, thứ bậc, tuổi tác, giới tính, uy tín…) của người đối thoại và cũng chính là của người nói [14] Do đó, trong giao tiếp lời nói, cá nhân nào vi phạm quy tắc lịch

sự chuẩn mực thường bị đánh giá tiêu cực về tư cách đạo đức, nhân cách… và điều này đồng nghĩa với thái độ vô lễ

Trong giao tiếp, lịch sự chuẩn mực thường được gắn với các nghi thức lời nói như chào hỏi, mời mọc, cảm ơn, xin lỗi, chúc tụng… trong từng ngôn ngữ Đối với một số nền văn hóa phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Nghi thức lời nói thường đi kèm với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ khác như: cúi chào, chắp tay, quỳ gối… mới được nhìn nhận là chuẩn mực Như vậy, tính áp đặt của chuẩn mực xã hội lên hành vi cá nhân đã chi phối quan niệm lịch sự của người phương Đông, đó là quan niệm lịch sự chuẩn mực

Trang 24

vi ngôn ngữ

Một hiện tượng phổ quát đang được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm đó là lịch sự Tuy có những điểm khác biệt về nội dung và phương pháp song các nhà nghiên cứu ở phương Tây đều nhìn nhận lịch sự trên quan điểm chung, đó

là chiến lược của các cá nhân Đó là cách ứng xử vừa khéo léo vừa tế nhị nhằm tránh sự tổn hại đến người nói, người nghe và tránh áp đặt ý muốn chủ quan của người nói đối với người nghe nhằm mục đích tăng cường sự tôn trọng của người nói đối với đối tác để đạt được hiệu quả trong giao tiếp

Đối với các nhà nghiên cứu phương Đông thì quan niệm lịch sự là những chuẩn mực, những ước định của xã hội chấp nhận tuân theo nó là những phương châm xử thế lễ phép và khiêm nhường Các chuẩn mực này chứa đựng những sự

áp đặt nhất định lên các thành viên khi tham gia các hoạt động tương tác trong

xã hội

Nếu như hai quan điểm của người phương Đông và người phương Tây là trái ngược nhau thì có quan điểm thứ 3 là quan điểm dung hòa và tiếp nhận hai quan điểm về lịch sự của văn hóa phương Đông và phương Tây, đó là xem xét lịch sự trên cả hai bình diện lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực

Khóa luận này sẽ tiếp nhận quan điểm trên cơ sở phân tích, đánh giá hành

vi ngôn ngữ (lời hứa) hướng tới phép lịch sự trong giao tiếp của người Việt nói chung và của tiếng Thái nói riêng

Trang 25

CHƯƠNG 2

SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI

2.1 Một vài nét về cộng đồng dân tộc Thái

2.1.1 Môi trường địa lí tự nhiên

Nằm trong thành phần của dân tộc Việt Nam, sau người Tày, người Thái là

dân tộc thiểu số đông thứ hai ở Việt Nam Với tên gọi “phủ Táy” (người Thái)

Theo thống kê gần đây, dân tộc Thái ở Việt Nam có hơn một triệu năm trăm nghìn người, cư trú tập trung dọc dải miền Tây của tổ quốc, ở các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, miền tây Thanh Hóa và Nghệ

An Sau năm 1954 có một bộ phận đồng bào Thái di cư vào sinh sống tại các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng [11]

Người Thái có những câu thơ nổi tiếng ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng thời đó cũng như một lời giới thiệu khéo léo về địa bàn cư trú của mình :

Địa bàn cư trú của người Thái là những vùng đất có địa hình phong phú

Đó là những miền đất của những dãy núi cao thấp gối kề nhau, chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng lớn, những bình nguyên lòng chảo được hình thành trên cấu trúc của hệ thống đá vôi, thung lũng sâu với các dòng chảy của các con suối khi êm đềm khi dữ dội Đó còn là miền đất của những cánh rừng già đã được hình thành từ rất lâu đời với quần thể động thực vật vô cùng phong phú Khí hậu nhiệt đới phức tạp, thời tiết mỗi vùng một khác, lại hay thay đổi đột ngột, mùa khô lạnh với những trận gió mùa Đông Bắc, với sương muối bao phủ; mùa mưa với những trận mưa rừng kéo dài, độ ẩm cao, mùa xuân rực rỡ với hoa Ban nở trắng rừng, vạn vật sinh sôi nảy nở Và nếu như

người Thái ở Vân Nam- Trung Quốc sinh sống ở “Xíp xoong păn ná” (mười hai nghìn ruộng), ở”cảu păn ná” (Chín nghìn ruộng) vùng Bắc Lào, ở “Lan ná”

(Một triệu ruộng) vùng Đông Bắc Thái Lan, thì ở Việt Nam người Thái sinh sống ở vùng các cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, rộng nhất miền Tây được phản

ánh trong câu tục ngữ “ Xí tông quảng Thanh, Lò, Than, Tấc” (Bốn cánh đồng

rộng: Mường Thanh, Mường Lò, Mường Than, Mường Tấc)

Trang 26

Môi trường tự nhiên như vậy tạo nên một vùng ngụ cư khép kín bao quanh bởi núi tiếp núi trập trùng, rừng tiếp rừng xanh thẳm Con người sống với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên và chia sẻ mọi điều cùng thiên nhiên

Khung cảnh thiên nhiên với núi rừng, sông suối, đất đai không đơn thuần là cảnh quan môi trường sinh thái mà còn là cội nguồn cho sự sống con người, là mạch ngầm nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng cảm hứng cho sáng tác thơ văn Ở đó tràn đầy âm hưởng của thiên nhiên, của nước nguồn khe suối Những điều kiện tự nhiên ấy được phản ánh trong nội dung các tác phẩm văn học dân gian Thái

2.1.2 Môi trường kinh tế - xã hội

Sinh sống trong hoàn cảnh địa lí tự nhiên như thế, cộng đồng dân tộc Thái

có những đặc trưng rất riêng về đời sống kinh tế -xã hội

Dân tộc Thái là dân tộc có bề dày lịch sử Sau nhiều thế kỉ “thiên di ” nhọc nhằn trên bước đường chinh chiến tìm “mường”, người Thái đã sớm sinh tụ ở dải đất miền tây của Tổ Quốc Họ cư trú ổn định theo các cánh đồng lớn, mở rộng diện tích canh tác bằng cách làm ruộng ven sông, ven suối Là một dân tộc cần cù lao động, lại sớm có nền văn minh lúa nước với nhiều bài học trong công tác làm thủy lợi Họ đã nghĩ ra hệ thống tưới tiêu rất độc đáo, phù hợp với địa

hình đồng ruộng miền núi, được đúc kết trong câu tục ngữ ngắn gọn “mương,

phai, lái, lin” (khơi mương, đắp đập, bắc máng, dẫn nước vào ruộng) Chính hệ

thống tưới tiêu này đã làm nên nét đặc trưng khá cơ bản của văn hóa Thái, như cách gọi của các nhà văn hóa đó là “văn hóa thung lũng” Người Thái sống tự cấp, tự túc Họ làm nương rẫy để trồng thêm lúa, ngô, khoai, sắn và các loại hoa màu khác như vừng, lạc, đậu, đỗ Họ nuôi trâu, bò để đảm bảo sức kéo và chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng để cung cấp thực phẩm Từ trồng bông đến chế biến sợi, dệt, tạo hoa văn, tạo mẫu trên những chiếc khăn piêu, váy, áo cóm Những điều kiện kinh tế - vật chất trên ảnh hưởng đậm nét đến đời sống văn hóa tinh thần và liên quan chặt chẽ tới quan niệm sống của người Thái qua các thời đại

Xã hội Thái cho đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 là một xã hội thuộc thời kì đầu của chế độ phong kiến còn nhiều tàn dư của xã hội trước, lớn nhất là mường, dưới mường là phìa, là bản Bộ máy cai trị bao gồm: Chẩu mường, Tạo phìa, Tạo bản, hoàn chỉnh về nội chính, quân sự, ngoại

giao Các lãnh chúa cai trị mỗi vùng theo quy luật cổ truyền, “Luật đời

xưa” Xã hội Thái có hai tầng lớp chính: quý tộc, quan lại và dân “gánh vác” “cuông, nhốc, pua, pai” Quan hệ giữa các tầng lớp này theo hệ

thống khép kín từ trên xuống

Trang 27

Đồng bào Thái ở nhà sàn, mỗi nếp nhà sàn là một đơn vị gia đình Nhà sàn thường làm bằng gỗ, bằng tre, cấu trúc hình tròn khum tựa mai rùa, có “khau cút” đặt trên đầu hồi Tục ngữ Thái có câu miêu tả rất cụ thể không gian nhà sàn của họ:

“Hươn Táy mí hạn, quản mí xau”( Nhà người Thái có gác, bên sàn có cột)

Đồng bào Thái có một tâm lí thống nhất là cần cù, dũng cảm trong lao động

và trong đấu tranh Tâm lí này biểu hiện rất rõ trong nội dung của câu tục ngữ “Hặc

phủ hánh, panh phủ dượn” (yêu người khỏe, mến người chăm làm), “Mướng xấc panh côn han” (Mường có giặc thì ưa người gan dạ) Tính tình của họ thật thà,

chất phác, giản dị, làm nhiều nhưng nói ít Đặc điểm nay đã được tục ngữ ghi lại

“Nặm xaư chaư xư” (Lòng thẳng như nước trong), “Xắc dệt mắn dượn, báu đảy quám lai”( Chăm làm cố sức làm tới, chứ không nên lắm lời) Họ ưa tính từ tốn

chứ không hay dữ dội nôn nóng “coi dệt nọi mứa xú luông mắn há puông hang

chạng”( Làm từ nhỏ đến lớn nó mới tỏa đuôi voi) Quan hệ gia đình và hôn nhân

của người Thái có những đặc trưng khu biệt Người Thái xưa sống thành đại gia đình, ông bà, bố mẹ, con cháu sống chung một mái nhà Sinh hoạt gia đình đầm

ấm, vợ chồng ít có trường hợp cãi cọ, mắng chửi nhau hoặc cha mẹ ít mắng chửi con cháu Đàn ông thì xốc vác, chăm chỉ, ưa uống rượu và thường dùng rượu để thổ lộ tâm tình Phụ nữ thì trung hậu, đảm đang, thương yêu chồng con hết mực Quan hệ họ hàng giữa các gia đình rất chồng chéo, phức tạp Người Thái rất coi

trọng tình họ hàng thân thuộc này Quan hệ trong gia đình, thân tộc của người Thái gọi là “Ải nọong”, “Lúng ta” và “nhính xao”.Đó là quan hệ “báu ải cọ nọong” (không anh cũng em , không anh em phía vợ cũng anh em phía mẹ, phía bà), “báu

lung cọ ta” (không anh em phía chồng các chị gái, cũng là anh em phía chồng các

con gái) và “báu nhinh cọ xao” Họ lấy tình cảm làm tiêu chuẩn, làm thước đo nhân cách, cách ứng xử của một con người Và đó cũng là những “quám xon cốn” (Lời

răn người): “ Pi noọng ma, lung ta tẩu, lẩu xú mu ha” (Anh em đến, họ ngoại tới, phải có rượu, lợn đón tiếp), hay câu “Pi noọng tắt cỏng lín báu khát, tốc cảu lạt báu xìa” (Anh em như thể dùng dao chém dòng nước chảy trên máng không bao giờ đứt, cho dù đi đến chín chợ (ý bôn ba phiêu bạt) cũng không thể bỏ được) [11]

Cuộc sống vì vậy mang tính cộng đồng rất sâu sắc;

Ngoài ra tính chất phức tạp của xã hội còn thể hiện ở tục lệ cưới xin và nghi lễ ma chay, cúng tế nặng nề

2.1.3 Môi trường văn hóa

a Về tôn giáo tín ngưỡng

Các nhà nghiên cứu dân tộc học đều khẳng định tôn giáo của người Thái hầu như không bị ảnh hưởng, xâm nhập của tôn giáo bên ngoài mà chủ yếu là

Ngày đăng: 09/06/2014, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Thị Phương Anh (2012), Lịch sự trong lời hứa và cách thức tiếp nhận lới hứa trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự trong lời hứa và cách thức tiếp nhận lới hứa trong tiếng Việt
Tác giả: Bùi Thị Phương Anh
Năm: 2012
2. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt, tập hai
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1996
3. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập một, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập một
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
4. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai. NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập hai
Tác giả: Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1993
5. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập hai Ngữ dụng học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, tập hai Ngữ dụng học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
6. Đỗ Hữu Châu (2000), Tìm hiểu ngôn ngữ qua văn hoá, Ngôn ngữ, (10), tr.1-18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Năm: 2000
7. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ dụng học, tập 1
Tác giả: Nguyễn Đức Dân
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2000
8. Hoàng phi Diệp (2010), Một số cách thức xin lỗi và cảm ơn trong ngôn ngữ Thái, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số cách thức xin lỗi và cảm ơn trong ngôn ngữ Thái
Tác giả: Hoàng phi Diệp
Năm: 2010
9. Hà Thị Kim Doan (2008), Lời chào lời mời trong giao tiếp tiếng Thái, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời chào lời mời trong giao tiếp tiếng Thái
Tác giả: Hà Thị Kim Doan
Năm: 2008
11. Vũ Tiến Dũng (2007), Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự trong tiếng Việt và giới tính (qua một số hành động nói)
Tác giả: Vũ Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
13. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dụng học Việt ngữ
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
14. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng
Tác giả: Cao Xuân Hạo
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 1991
15. Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, tr.135-175 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự và phương thức biểu hiện tính lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt"”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội
Tác giả: Vũ Thị Thanh Hương
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội"
Năm: 2000
16. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà (1995), Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1995
17. Vi Trọng Liên (2002), Vài nét về người Thái ở Sơn la, NXB Văn hoá Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về người Thái ở Sơn la
Tác giả: Vi Trọng Liên
Nhà XB: NXB Văn hoá Dân tộc
Năm: 2002
18. Nguyễn Ngọc Mai (2011), Lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Ngọc Mai
Năm: 2011
19. Vũ Tố Nga (2000), Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết và tiếp nhận cam kết trong hội thoại, Luận văn thạc sĩ Ngữ Văn ĐHSP Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết và tiếp nhận cam kết trong hội thoại
Tác giả: Vũ Tố Nga
Năm: 2000
21. Lê Thị Ngọc (2012), Lịch sự với lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong tiếng Việt, Khoá luận tốt nghiệp, Đại học Tây Bắc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sự với lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong tiếng Việt
Tác giả: Lê Thị Ngọc
Năm: 2012
22. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê (chủ biên)
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
Năm: 2005
23. Nguyễn Quang (2002), Giao tiếp và giao tiếp văn hoá, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp và giao tiếp văn hoá
Tác giả: Nguyễn Quang
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w