1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những Biện Pháp Phối Hợp Giữa Kết Quả Đọc Truyện Vợ Chồng A Phủ Của Học Sinh Với Tiến Trình Dạy Học Đoạn Trích 1.Docx

124 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 157,55 KB

Cấu trúc

  • I. Lí do chọn đề tài (1)
  • II. Lịch sử vấn đề (3)
  • III. Nhiệm vụ nghiên cứu (5)
  • IV. Phơng pháp nghiên cứu (6)
  • V. Đóng góp mới của luận văn (6)
  • VI. Cấu trúc của luận văn (7)
  • Chơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xác lập những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng a phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích (0)
    • 1.1. Cơ sở lí luận (7)
      • 1.1.1. Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, đang đợc áp dụng vào thực tiễn dạy học Văn (7)
      • 1.1.2. Việc phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích là một sự đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng tích hợp (12)
      • 1.1.4. Những hạn chế của hớng dạy học tách biệt tác phẩm - đoạn trích (41)
    • 1.2. Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (45)
      • 1.2.1. Mục đích khảo sát (45)
      • 1.2.2. Đối tợng, nội dung, hình thức và kết quả khảo sát (45)
      • 1.2.3. Nhận xét qua kết quả khảo sát......................................................58 Chơng 2: những nguyên tắc và biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh (49)
    • 2.1. Những nguyên tắc của việc xác lập các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích (52)
      • 2.1.1. Đảm bảo tính chỉnh thể của tác phẩm trong quá trình dạy học đoạn trích (52)
      • 2.1.2. Phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong việc tự học ngoài giờ lên lớp (53)
      • 2.1.3. Giáo viên có thể kiểm soát đợc việc tự học ngoài giờ lên lớp của học sinh thông qua tiến trình dạy học (55)
      • 2.1.4. Thông qua việc phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích (56)
      • 2.1.5. Từ việc phối hợp ấy để rút ra những kết luận cần thiết về việc thay đổi tiến trình dạy học (57)
    • 2.2. Những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích (58)
      • 2.2.1. Giáo viên hớng dẫn học sinh đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (58)
      • 2.2.2. Phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích (66)
      • 2.2.3. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập thông qua việc phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích (83)
  • Chơng 3: Thực nghiệm những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng a phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích (0)
    • 3.1. Mục đích thực nghiệm (87)
    • 3.2. Đối tợng, địa bàn thể nghiệm (87)
    • 3.3. Chọn mẫu và nội dung thực nghiệm (87)
    • 3.4. Phơng pháp thực nghiệm (88)
    • 3.5. Quy trình thực nghiệm (89)
    • 3.6. Chuẩn đánh giá (89)
    • 3.7. Mô hình thiết kế bài học thực nghiệm (90)
    • 3.8. Đánh giá kết quả thực nghiệm (111)

Nội dung

PhÇn më ®Çu PhÇn më ®Çu I LÝ do chän ®Ò tµi 1 D¹y häc phèi hîp gi÷a kÕt qu¶ ®äc toµn bé t¸c phÈm cña häc sinh víi tiÕn tr×nh d¹y häc ®o¹n trÝch lµ mét vÊn ®Ò thêi sù khoa häc, nh»m ph¸t huy tÝnh tÝch[.]

Lịch sử vấn đề

Từ trớc đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan điểm dạy học tích hợp Trong đó có thể kể nh: Chuyên luận "Khoa s phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển năng lực ở nhà tr ờng" (NXB Giáo dục, 1996) của tác giả Xavier Roegiers Qua đây, ngời đọc có thể lí giải đợc những khái niệm xung quanh quan điểm tích hợp cũng nh chỉ rõ những ảnh hởng của Khoa S phạm tích hợp đối với chơng trình SGK, kiến thức mà học sinh lĩnh hội Hay khi biên soạn chơng trình và lựa chọn phơng pháp giảng dạy ởTHCS, Giáo s Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên) đã dành phần mở đầu để hớng dẫn cụ thể tinh thần biên soạn chơng trình theo quan điểm tích hợp đến

Ngọc Thống cũng có chung quan điểm nh vậy trong bài viết "Dạy học theo quan điểm tích hợp" (Đổi mới dạy và học môn Ngữ Văn ở THCS, NXB Giáo dục, 2002) Nói chung, các giáo s, Tiến sĩ đã nhìn nhận một cách khách quan những u điểm, hạn chế của việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học Tuy nhiên trong những bài viết ấy, các tác giả cũng mới chỉ đề cập đến những cách tích hợp nh: Tích hợp ngang (giữa các môn với ngay giữa các phân môn trong môn và tích hợp dọc (giữa kiến thức trong các lớp học, bậc học khác nhau) Hay tác giả Chu Lan Anh với đề tài: "Ph ơng hớng dạy - học đoạn trích "Hạnh phúc của một tang gia" trong mối quan hệ hữu cơ với giá trị độc đáo của tiểu thuyết "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng" (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục - 2002, ngời hớng dẫn GS TS Nguyễn Thanh Hùng) Cũng chỉ đề cập đến mối quan hệ hữu cơ giữa một đoạn trích và giá trị độc đáo của toàn bộ tác phẩm Còn việc tích hợp trong nội bộ một tác phẩm với tiến trình dạy học đoạn trích thì đến nay, ch a có công trình nào tập trung nghiên cứu.

Thực tế chơng trình ngữ văn THPT cho thấy: Việc dạy học đoạn trích của một tác phẩm văn học chiếm tỉ lệ rất lớn Gáo viên và học sinh luôn phải đối mặt với hiện thực là dạy học tác phẩm thông qua một đoạn trích cụ thể.

Do đặc điểm riêng của các đoạn trích nên có thể nó việc dạy học ấy khó hơn so với dạy học cả tác phẩm Nó đòi hỏi mỗi giáo viên và học sinh phải nắm vững kiến thức chung về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh lịch sử.Và điều cơ bản nhất là cả giáo viên và học sinh phải tìm đọc kĩ toàn bộ tác phẩm từ tr ớc khi dạy học để có thể vận dụng, phối hợp giữa kết quả đọc ấy với tiến trình dạy học đoạn trích trên lớp sao cho hiệu quả đợc tốt hơn.

Vấn đề đọc tác phẩm của học sinh trớc đây cũng đợc đề cập đến trong tiến trình dạy học Nhng nó đợc coi nh một công thức cứng nhắc mà mỗi giáo viên bắt buộc phải thực hiện ở cuối giờ học Khi ấy giáo viên cũng chỉ dặn dò chung chung gần nh hô hào (sau khi đã học xong đoạn trích) mà không kiểm soát đợc hiệu quả thực tế của việc đọc và không phối hợp đ ợc kết quả đọc tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích.

"Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm hay và khó trong chơng trình THPT Có rất nhiều công trình nghiên cứu, luận văn, chuyên luận, bài viết về Tô Hoài, về tập "Truyện Tây Bắc", về "Vợ chồng A Phủ" hay đoạn trích phần một Với những bài viết ấy, giáo viên có thể tìm thấy nhiều ý kiến hay, nhiều phát hiện mới làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy: Chẳng hạn nh "Những bài giảng về tác giả Văn học Việt Nam hiện đại" (Bài "Tô

Hoài") của GS Nguyễn Đăng Mạnh [34-518] NXBĐHSP - 2005; "Giảng văn văn học Việt Nam" (Bài "Vợ chồng A Phủ") của tác giả Đỗ Kim Hồi NXB Giáo dục 1999; Cuốn "Tô Hoài - về tác gia và tác phẩm" Phong Lê giới thiệu, Vân Thanh tuyển chọn NXB Giáo dục 2001; cuốn Chuyên đề dạy - học Ng văn 12 "Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài" của tác giả Hoàng Dục, NXB giáo dục 2009; Cuốn "Thiết kế bài học Ngữ văn, tập 2" do GS Phan Trọng Luận chủ biên NXB giáo dục 2008 (Trong đó bài "Vợ chồng A Phủ" do tác giả Bùi Minh Đức thiết kế); Cuốn "Giới thiệu giáo án Ngữ văn 12, tập 2" của hai tác giả Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Lê Huân cùng với những tài liệu bồi dỡng giáo viên thờng xuyên và định kì, những cuốn sách giáo khoa, chơng trình chuẩn và chơng trình nâng cao Hầu hết các công trình nghiên cứu, những bài viết trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát về tác giả và tác phẩm, hoặc phân tích, bình giảng sâu đoạn trích hay thiết kế bài học đoạn trích theo một khuôn mẫu mà cha chú ý đến việc dạy học đoạn trích có hiệu quả trên cơ sở phối hợp với kết quả đọc truyện của học sinh Xuất phát từ điều đó, chúng tôi thấy cần thiết phải thực hiện đề tài này và mong muốn đợc đóng góp thêm những phơng pháp dạy học đoạn trích phần một của truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ"; Trong đó, đặc biệt chú ý đến những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích Đây là ý kiến của ng ời viết với hi vọng đợc đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc đổi mới phơng pháp dạy học văn hiện nay, để nâng cao chất lợng dạy học "Vợ chồng A Phủ" nói riêng và chất lợng dạy - học văn trong nhà trờng THPT nói chung GS.TS Nguyễn Thanh Hùng có cho rằng: "Không có kết luận duy nhất và chân lí tuyệt đối về tác phẩm văn chơng nhng vẫn tồn tại chân lí nghệ thuật của tác phẩm Để đảm bảo chân lí nghệ thuật ấy trong dạy văn, không thể tách rời việc vận dụng thành tựu của các ngành khoa học khác mà trớc hết là khoa học văn học và khoa học dạy văn.Những thành tựu của khoa học văn học giúp giáo viên khẳng định chân lí nghệ thuật của tác phẩm Những thành tựu của khoa học dạy học văn giúp giáo viên lựa chọn, vận dụng phơng pháp dạy học một cách linh hoạt nhằm phát huy vai trò hớng dẫn, tổ chức, điều khiển, định hớng của ngời dạy và phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận tác phẩm văn chơng Trên cơ sở những thành tựu khoa học đó, chúng tôi vừa vận dụng, vừa đa ra những biện pháp cụ thể,và các biện pháp đợc thể nghiệm bằng một bài soạn giảng chi tiết.

Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Trình bày quan điểm dạy học tích hợp, sau đó lí giải việc phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích là một sự đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng tích hợp Trong đó,

"Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là một tác phẩm hội tụ đầy đủ những đặc điểm cần thiết để đa ra những biện pháp phối hợp ấy Những điều lí giải đó là căn cứ vững chắc để xác lập cơ sở lí luận cho đề tài.

2 Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài theo xu hớng tách rời giữa kết quả đọc tác phẩm với tiến trình dạy học đoạn trích nhằm rút ra một số kết luận cần thiết để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài.

3 Từ cơ sở lí luận và thực tiễn đã xác định, b ớc đầu dề xuất một số nguyên tắc và biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng

A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích.

4 Tiến hành thiết kế, thực nghiệm một số giờ học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" ở trờng THPT theo hớng giáo viên tổ chức thực hiện các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích Thông qua đó có thể kiểm chứng, đánh giá hiệu quả và tính khả thi của những biện pháp đã đợc đề xuất.

Phơng pháp nghiên cứu

1 Phơng pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu về những vấn đề lí luận có liên quan.

2 Phơng pháp điều tra, khảo sát và phân tích số liệu thống kê.

3 Phơng pháp thực nghiệm tự nhiên một số tiết giảng văn trên lớp về tác phẩm "Vợ chồng A Phủ "

Đóng góp mới của luận văn

Luận văn đã xác định và làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc xác lập những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích Đặc biệt, luận văn nhấn mạnh đến hiệu quả thực tế của việc tự đọc tác phẩm một cách có suy nghĩ của học sinh để phục vụ cho việc học tập đoạn trích đợc tốt hơn Theo đó, đề xuất một số ý kiến có thể thay đổi tiến trình dạy học so với những quan niệm trớc đây.

Luận văn đề xuất những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện

"Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích nhằm nâng cao chất lợng dạy học đoạn trích, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong việc tự học ngoài giờ lên lớp và khắc phục đ ợc tình trạng dạy học tách biệt đoạn trích với tác phẩm.

Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xác lập những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng a phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích

Cơ sở lí luận

1.1.1 Tích hợp là một quan điểm dạy học hiện đại, đang đợc áp dụng vào thực tiễn dạy học Văn

Trong những thập kỉ gần đây, thế giới đã chứng kiến những thành tựu to lớn của nhiều ngành khoa học kĩ thuật Cùng với những thành tựu ấy là sự phát triển nh vũ bão của công nghệ thông tin Nó không chỉ mang lại những thuận lợi trong cuộc sống sinh hoạt của con ngời mà còn làm thay đổi mọi quan điểm của con ngời trong các lĩnh vực khác mà bấy lâu ta vẫn quen với suy nghĩ tởng chừng chúng không thể biến đổi.

Cũng xuất phát từ những biến đổi đó, chúng ta dần làm quen với những khuynh hớng, t tởng nh: tích hợp, liên ngành, liên môn, xuyên môn

Nói chung, tất cả các quan điểm ấy đều có một mục đích là chấm dứt tình trạng "chia ô các bộ môn", "phân chia rạch ròi kiến thức", cần phải v ơn đến sự thấu hiểu thế giới hiện nay mà một trong những đòi hỏi cấp bách là sự nhất thể hoá về nhận thức.

Quan điểm tích hợp hiện nay đợc coi là sự lựa chọn của các nớc trong khu vực và trên thế giới nh: Thái Lan - Inđônêxia, Nhật Bản, Đức, Pháp, Mĩ, Ôxtrâylia Quan điểm này đợc vận dụng từ lâu và có những thành tựu lớn Nhng ở Việt Nam, quan điểm này xem ra còn cha đợc áp dụng rộng rãi, cha có sự vận dụng linh hoạt và thành tựu cha thật cao Gần đây, chơng trình đã đợc biên soạn lại theo quan điểm ấy từ cấp Tiểu học, THCS đến THPT và lấy quan điểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức chơng trình, biên soạn sách giáo khoa và lựa chọn các phơng pháp giảng dạy.

1.1.1.1 Khái niệm quan điểm tích hợp

Quan điểm tích hợp từ khi mới ra đời đã có những ý kiến khác nhau.

Có ý kiến cho rằng tích hợp là tổng hợp (Combination) hay phối hợp (Co - ordination) các môn học Lại có ý kiến cho rằng: tích hợp là sự lắp ghép cơ giới; một phép cộng đơn thuần giữa các môn học Và nếu tích hợp (Integration) đợc quan niệm nh trên cũng cha thật đầy đủ và chặt chẽ Vậy tích hợp vẫn phải đợc hiểu là một phơng hớng nhằm phối hợp một cách tối - u các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng những mục tiêu, mục đích và yêu cầu cụ thể khác nhau. Định nghĩa trên cho thấy tích hợp là một vấn đề quan trọng, nó giúp chúng ta có một cái nhìn thấu đáo trong việc biên soạn ch ơng trình, đặc biệt là vận dụng vào phơng pháp dạy học Dạy học theo quan điểm tích hợp cần phải đợc hiểu là sự hợp nhất, hoà trộn vào nhau trong nhiều môn học, học cái này thông qua cái kia và ngợc lại.

Từ nền tảng của quan điểm tích hợp, nhiều quan điểm mới mẻ đã xuất hiện nh: quan điểm trong nội bộ môn học, quan điểm đa môn, quan điểm liên môn, quan điểm xuyên môn Khi nền giáo dục của mỗi quốc gia, dân tộc chú trọng đến quan điểm tích hợp thì cách nhìn nhận về bộ môn phải thay đổi Có thể nói, tích hợp là một mảnh đất mới mẻ và đầy thú vị giúp chúng ta có thể tìm hiểu và khám phá ra những điều bổ ích Hiện nay, những quốc gia có nền giáo dục phát triển đã có khoa S phạm tích hợp Nó đã có những cách nhìn nhận, tiếp cận khác nhau trên nền tảng của khoa học Việc đa ra một định nghĩa về khoa S phạm tích hợp nhằm khẳng định những thành tựu của một chuyên ngành mặc dù còn non trẻ nhng đã có những bớc đi vững chắc Khoa

S phạm tích hợp đã đợc định nghĩa "là một quan niệm về quá trình học tập, trong đó toàn thể quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trớc những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho quá trình học tập trong tơng lai, hoặc nhằm hoà nhập học sinh vào cuộc sống lao động" 41-73.

Nh vậy, định nghĩa về khoa S phạm tích hợp đã chỉ rõ mục tiêu, mục đích đào tạo học sinh ở nhà trờng hiện nay Nó không chỉ trang bị cho các em những kiến thức cơ bản làm hành trang bớc vào đời mà còn giúp các em hoà nhập với cuộc sống thực tại, với môi trờng xung quanh Bên cạnh đó, khoa S phạm tích hợp còn dự định những hoạt động tích hợp, trong đó học sinh học cách sử dụng phối hợp những kiến thức, những kĩ năng và những động tác đã lĩnh hội một cách rời rạc Từ đó, học sinh sẽ năng động hơn trong học tập, giáo viên sẽ có điều kiện để rèn kĩ năng cho học sinh Muốn vậy, khoa S phạm tích hợp phải sàng lọc cẩn trọng những thông tin có ích để hình thành các năng lực và mục tiêu tích hợp Đây cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm mục đích vừa nâng cao chất lợng dạy học, vừa hạn chế tình trạng quá tải kiến thức ở nhà trờng phổ thông.

1.1.1.2 Dạy học theo quan điểm tích hợp phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trờng phổ thông hiện đại

Khi xã hội đã phát hiện ở một giai đoạn lịch sử nhất định nào đó ng ời ta thờng nhìn nhận vào thời kì trớc đó và nhận thấy những cái ra đời sau bao giờ cũng tiến bộ hơn những cái có trớc Nhng không phải ta phủ nhận hoàn toàn những cái trớc đó bởi cái mới, tiến bộ hơn đợc ra đời bao giờ cũng có nền móng từ những cái có trớc, nó là sự kế thừa và phát huy những cái có trớc Nh vậy, nhân loại sẽ luôn luôn phát triển theo hớng đi lên, đi về phía trớc Có những cái trong quá khứ vẫn còn đợc áp dụng nhng có những yếu tố không còn phù hợp nữa Phơng pháp dạy học cũng vậy Phơng pháp truyền thống trớc kia đã đem lại vinh quang cho biết bao thế hệ nhng đứng trớc sự phát triển chung của thế giới, nó không còn vai trò lịch sử nữa, mà phải nhờng chỗ cho một phơng pháp dạy học mới, tiến bộ hơn, phù hợp cho học sinh một số kiến thức cơ bản hiểu biết thế giới xung quanh để khi ra trờng các em hoà nhập đợc vào cuộc sống Ngày nay, chúng ta phải đặt ra một mục tiêu chung nhất: không những sau khi ra tr ờng, các em thích nghi với cuộc sống, mà các em hoà nhập đợc với cuộc sống hiện tại ngay từ khi còn ở trờng, ở lớp.

Mục tiêu giáo dục ở nhà trờng phổ thông hiện đại không thể chỉ làm tròn nhiệm vụ đặt ra của từng môn học mà mục tiêu đó còn đặt trong sự gắn kết, xuyên suốt, thông suốt của nhiều môn học, cấp học, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó giữa chúng phải có mối quan hệ hữu cơ với nhau Mục tiêu giáo dục và đào tạo không thể gói trọn, hạn hẹp trong một khung chơng trình cứng nhắc mà phải đợc liên kết với những sự kiện thời sự, những phát minh về khoa học kĩ thuật với công nghệ thông tin hiện đại Muốn nh vậy, phải vận dụng quan điểm tích hợp vào giáo dục phổ thông ở tất cả các cấp học.

Quan điểm tích hợp đợc hầu hết các nớc trên thế giới vận dụng từ lâu và đạt hiệu quả thực tế Nhng ở Việt Nam, quan điểm này vẫn còn mới mẻ và đang đợc thực hiện từng bớc GS Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định:

"Quan điểm tích hợp của Việt Nam hiện nay cha thể áp dụng một cách triệt để” Vì thế, chơng trình THPT mới đây đã khách quan nhìn nhận: "Nguyên tắc tích hợp cần đợc hiểu toàn diện và phải quán triệt trong toàn bộ môn học, đọc văn đến làm văn, quán triệt trong mọi khâu của quá trình dạy học, quán triệt mọi yếu tố của quá trình học tập, tích hợp trong ch ơng trình, tích hợp trong SGK, tích hợp trong phơng pháp dạy học của giáo viên và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh, tích hợp trong các sách đọc thêm, tham khảo".

Dạy học tích hợp những năm gần đây đang đợc chú ý bởi nó phù hợp với mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện đại và mang lại những u điểm nổi bật: không chỉ tiết kiệm đợc thời gian đào tạo; tránh d thừa, trùng lặp kiến thức trong đào tạo mà còn rèn luyện t duy tổng hợp cho học sinh.

Trớc đây, quan điểm dạy học luôn theo lối mòn và hiện nay vẫn còn tồn tại, đó là dạy học biệt lập các môn học, bộ phận Điều đó dẫn đến việc học sinh sẽ suy luận, t duy vấn đề theo kiểu khép kín Những ngời này trong xã hội hiện đại gọi là những "Ngời mù chữ chức năng", có nghĩa là những ngời này đã lĩnh hội kiến thức ở trờng học nhng không có khả năng sử dụng các kiến thức đó vào cuộc sống hằng ngày Nếu nền giáo dục của chúng ta vẫn giữ quan điểm dạy học nh cũ (biệt lập các bộ phận, môn học) thì kết quả là sẽ đào tạo ra những con ngời hiểu biết rất khập khiễng Điều đó không chỉ ảnh hởng đến cơ hội tìm kiếm việc làm của họ mà còn ảnh h- ởng đến sự phát triển của xã hội Nếu một xã hội toàn những con ngời "mù chữ chức năng" t duy của họ khép kín, biệt lập thì xã hội ấy sẽ có nguy cơ tụt hậu Đành rằng con ngời đợc đào tạo phải đi đến khả năng t duy độc lập trong hành động Nhng không thể t duy độc lập ở một lĩnh vực, một khía cạnh, một trình độ chuyên môn, mà kết quả của khả năng t duy độc lập trong hành động phải qua lăng kính của năng lực tổng hợp tri thức Nh chúng ta đã biết, cơ sở của t duy là "khả năng kết hợp các khái niệm theo một cách mới nên không có con đờng nào khác là phải vận dụng quan điểm tích hợp vào trong dạy học Chỉ có cách tích hợp mới có khả năng hình thành cho học sinh một cái nhìn khái quát tổng hợp, mới thấy các kiến thức cần lĩnh hội phải có quan hệ hữu cơ với nhau Và nh vậy trình độ t duy của học sinh sẽ đợc nâng lên một bớc mới.

Nói về mối quan hệ hữu cơ và sự thống nhất của các tri thức trong thế giới tự nhiên, nhà giáo Đặng Hiển đã đa ra một kinh nghiệm quý báu: "Thế giới hiện thực luôn luôn vận động và phát triển mang tính hệ thống, và tính hệ thống cũng là thuộc tính của hoạt động t duy Tính hệ thống càng lôgic, càng chặt chẽ, tiêu chí hệ thống càng khái quát thì độ t duy càng cao" 37- 185 Tính hệ thống ở đây đòi hỏi ngời t duy phải có một lợng kiến thức hữu cơ tổng hợp Kiến thức tích hợp đợc càng logic, càng chặt chẽ, càng khái quát thì trình độ t duy càng cao Nếu dạy học biệt lập các bộ môn, phân môn hay các bộ phận thì không đáp ứng đợc yêu cầu đó Vì vậy, yêu cầu cần thiết là phải vận dụng quan điểm tích hợp vào trong dạy học Quan điểm tích hợp cần đợc áp dụng đối với tất cả các môn học Đối với mônNgữ văn, điều đó lại càng thích hợp hơn.

1.1.1.3 Quan điểm tích hợp đang đợc vận dụng vào việc dạy học môn Ngữ văn ở trờng THPT

Trớc đây, môn Ngữ văn ở trờng THPT đợc tách biệt thành ba bộ phận chính: Văn học, Tiếng Việt và Làm văn Ngoài ra, nhiều mảng kiến thức nh: Lí luận văn học, lịch sử văn học vẫn nằm rải rác trong các bộ phận. Việc các em học sinh THPT phải học riêng rẽ từng bộ phận cũng có những thuận lợi nh: Kiến thức sẽ đợc chuyên sâu và không làm ảnh hởng nhiều đến những em có năng lực Văn, có ớc nguyện sau này theo nghiệp văn ch- ơng Nhng sẽ có những hạn chế mà phần đa các em phải chấp nhận là không thấy và không thể thực hiện đợc sự liên kết hữu cơ, gắn bó, hỗ trợ nhau giữa kiến thức của các bộ phận trong môn Ngữ văn Vì thế, sự hiểu biết về môn ngữ văn của các em vẫn là những mảng kiến thức rời rạc, chắp vá.

Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

Từ những nghiên cứu về mặt lí luận trên đây, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài theo xu hớng tách biệt giữa việc đọc tác phẩm của học sinh và tiến trình dạy học đoạn trích qua một số giờ dạy học cụ thể ở trờng THPT Việc khảo sát nh vậy nhằm mục đích xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích và để đem lại hiệu quả cao hơn đối với giờ dạy học văn.

1.2.2 Đối tợng, nội dung, hình thức và kết quả khảo sát:

1.2.2.1 Khảo sát giáo viên văn THPT về tình hình dạy học đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài:

- Đối tợng khảo sát: Giáo viên tổ văn thuộc bốn trờng.

1.2.2.1.1 Khảo sát về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy học:

Chúng tôi đã đa ra câu hỏi nh sau: Anh (chị) đã gặp những thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình dạy học đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài?.

Thái độ của học sinh ý thức đọc văn bản của GV Thời gian phân phối cho bài giảng

HS đọc tác phẩm soạn bài ở nhà

Thích Không thích Đầy đủ chỉ đọc đoạn trích Hợp lý Cha hợp lý Tốt Cha tốt

1.2.2.1.2 Khảo sát các biện pháp cụ thể khi dạy học đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài ở trờng THPT

Câu hỏi của chúng tôi đa ra là: Hiện nay, anh (chị) đang tiến hành những biện pháp cụ thể nào khi dạy học đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài.

Tổng số giáo viên Các biện pháp tiến hành trong quá trình dạy học Số lợng ý kiÕn

- GV thuyết trình về đoạn trích, HS lắng nghe và ghi chép 6

- GV và HS cùng phân tích đoạn trích tác phẩm, giáo viên nhắc HS về nhà đọc toàn bộ tác phẩm sau khi phân tích

- GV hớng dẫn học sinh đọc ở nhà và soạn bài học về đoạn trích nhng hai khâu rời rạc, không phối hợp.

1.2.2.2 Khảo sát tình hình học sinh học tập đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài

- Đối tợng khảo sát: Học sinh khối 12 tại các trờng THPT Xuân Mai, THPT Chúc Động, THPT Chơng Mỹ B, THPT Tây Hồ (Hà Nội).

1.2.2.2.1 Việc đọc toàn bộ tác phẩm.

- Hình thức khảo sát: Chúng tôi đã đa ra câu hỏi phỏng vấn nh sau:

Khi học đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", em có đọc toàn bộ tác phẩm không? Hình thức đọc nh thế nào?

Tổng số HS ý thức đọc Thời gian đọc (nếu có)

Lớp Sĩ số Có Không Trớc giờ học đoạn trích

Sau giê học đoạn trÝch

1.2.2.2.2 Khả năng tóm tắt truyện:

- Hình thức khảo sát: Chúng tôi yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ra giấy: Em hãy tóm tắt một cách đầy đủ, chi tiết truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (trong khoảng hai trang)?.

Yêu cầu: Học sinh không thể chỉ tóm tắt sơ lợc cốt truyện gồm đoạn trích và phần tóm tắt in sẵn ở cuối đoạn trích trong sách giáo khoa mà phải tóm tắt một cách đầy đủ, chi tiết về cốt truyện trong khoảng hai trang giấy. Muốn vậy, học sinh phải đọc toàn bộ tác phẩm, thậm chí đọc nhiều lần.

Trờng Lớp Tổng sè HS

Khả năng tóm tắt truyện

Tốt Khá Trung bình Yếu Kém

SL % SL % SL % SL % SL %

1.2.2.2.3 Khả năng liên hệ, đối chiếu, so sánh hai phần của truyện ngắn và đánh giá khái quát tác phẩm

Chúng tôi đã nêu câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời ra giấy nh sau:

Câu 1: Em hãy trình bày những ý kiến đánh giá khái quát của mình về giá trị nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" ?

Yêu cầu: Học sinh phải trả lời ngắn gọn nhng đầy đủ giá trị của tác phẩm về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật.

Câu 2: Em hãy liên hệ phần một và phần hai của truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" để thấy đợc mạch phát triển logic tất yếu của tác phẩm? Qua hai phần đã học và đọc thêm, em hãy đối chiếu, so sánh và nhận xét vai trò, vị trí của từng phần đối với toàn bộ tác phẩm?.

Yêu cầu: Học sinh phải liên hệ phần một và phần hai để thấy mạch phát triển logic tất yếu của tác phẩm Nếu phần một là nội dung chống phong kiến thì phần hai là nội dung chống thực dân Nếu phần một là quá trình đấu tranh tự phát của Mị và A Phủ thì phần hai là quá trình đấu tranh tự giác của họ Và quan trọng hơn cả, phải đến phần hai mới thấy đợc ý nghĩa đầy đủ của nhan đề "Vợ chồng A Phủ" Nhng xét về giá trị nghệ thuật trong chỉnh thể tác phẩm thì phần một vẫn có giá trị nổi bật hơn.

Khả năng đánh giá tác phÈm

Khả năng đối chiếu, so sánh hai phần của tác phÈm Đúng Sai Có Không

1.2.3 Nhận xét qua kết quả khảo sát

1.2.3.1 Phơng pháp dạy học truyền thống vẫn còn tồn tại, hoạt động tổ chức dạy học của giáo viên cha đạt hiệu quả cao

Kết quả khảo sát trên đây cho thấy: Mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố trong cơ chế mới của dạy học tác phẩm văn chơng cha đợc chú ý. Học sinh vẫn chỉ đợc coi là đối tợng dạy Giáo viên không hớng dẫn các em tự đọc có suy nghĩ, soạn bài trớc ở nhà Thậm chí giáo viên cũng không đọc Vì thế, không hình thành cho các em thói quen đọc tác phẩm, soạn bài (với những tác phẩm có dung lợng lớn) để học đoạn trích đợc tốt hơn Thực tế, giáo viên chỉ nhắc các em soạn bài chung chung qua việc chuẩn bị các câu hỏi ở phần hớng dẫn học bài trong sách giáo khoa và chắc về nhà đọc toàn bộ tác phẩm ở cuối giờ một cách chiếu lệ sau khi đã phân tích xong đoạn trích Kết quả là các em chỉ nhớ những ý chính về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích một cách dập khuôn, máy móc hoặc ghi những đánh giá, nhận xét về tác phẩm một cách áp đặt Vì thế, các bài kiểm tra của các em thờng có hiện tợng nội dung trình bày giống nhau Vô tình, giáo viên đã biến các em thành những cái máy ghi chép một cách thụ động Bản thân khi giảng tác phẩm cũng thụ động, ỷ lại vào giáo án, mà những giáo án ấy thực chất chỉ là sự rút gọn những nội dung trong sách giáo viên và một số sách tham khảo mà thôi Giáo viên không đọc, hoặc đọc nhng không suy nghĩ thực sự về tác phẩm, không có ý thức liên hệ đối chiếu giữa đoạn trích hoặc với đoạn lợc trích, giữa đoạn trích học và toàn bộ tác phẩm, không có khả năng đánh giá khái quát, sâu sắc về tác phẩm cũng nh từng phần của tác phẩm.

1.2.3.2 Học sinh cha chủ động, cha tích cực hoá trong quá trình học tËp

Do không đọc tác phẩm, không chuẩn bị bài trớc ở nhà, hoặc đọc nh- ng không có định hớng của thầy cô, cách đọc cha phù hợp để có thể phối hợp giữa kết quả đọc ấy với tiến trình học đoạn trích ở trên lớp nên các em không thể tóm tắt một cách cụ thể cốt truyện, không có khả năng liên hệ đối chiếu và đánh giá các phần của truyện Vì thế, trong suốt tiến trình học đoạn trích tác phẩm ở trên lớp các em không thể tích cực tham gia phát biểu, xây dựng bài Không tích cực bởi các em cha chủ động trong giờ học, cha có sự chuẩn bị sẵn sàng Và vì vậy, các em lại rơi vào trạng thái thụ động: ngồi nghe, ghi chÐp

Nh vậy, qua việc khảo sát bớc đầu tình hình dạy học đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài ở bốn trờng THPT thuộc thành phố HàNội, chúng tôi nhận thấy: mặc dù kết quả khảo sát cha phản ánh thật đầy đủ thực trạng dạy, học bài này, những con số thống kê còn thấp hơn so với thực tế, nhng nó chứng tỏ còn nhiều hạn chế về nội dung và phơng pháp dạy học mà chúng ta cần phải khắc phục, phải đổi mới Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi cho rằng, cần thiết phải suy nghĩ và đa ra một số biện pháp dạy học bài này để đạt hiệu quả cao hơn và phù hợp với mục tiêu giáo dục của nhà trờng phổ thông thời hiện đại Đó là "những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện

"Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích".

Chơng 2 những nguyên tắc và biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trìnH dạy học đoạn trích

Những nguyên tắc của việc xác lập các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích

Khi dạy học đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, giáo viên và học sinh phải tuân thủ những nguyên tắc chung của việc dạy học đoạn trích tác phẩm văn chơng, trên cơ sở tôn trọng và đảm bảo tính khách quan, khoa học, quán triệt đầy đủ quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đảm bảo quan hệ logic thờng xuyên giữa tri thức khái quát và tri thức cụ thể Ngoài ra, còn phải chú ý tới khả năng nhận thức dựa trên hoạt động học tập, sự phát triển trí tuệ, tâm lí lứa tuổi học sinh THPT, và tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể của từng giai đoạn, từng vùng miền khác nhau.

Bài học về đoạn trích tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài có màu sắc riêng so với các nhiều bài khác Nét riêng thể hiện từ cấu trúc bài học đến mục tiêu cần đạt, rồi kiến thức, kĩ năng và biện pháp Vì thế, mỗi giáo viên và học sinh cần chú ý những nguyên tắc cụ thể khi dạy học bài học này, để phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm với tiến trình dạy học đoạn trích sao cho có hiệu quả.

2.1.1 Đảm bảo tính chỉnh thể của tác phẩm trong quá trình dạy học đoạn trích. ở phần cơ sở lí luận, chúng tôi đã trình bày cụ thể về đặc trng của tác phẩm văn học, quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chơng và tiếp nhận thông qua đọc Những điều đó cho phép chúng ta có thể phối hợp giữa việc đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích Đó cũng là một sự đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng tích hợp.

Tác phẩm văn học là một hệ thống chỉnh thể Tính chỉnh thể là mặt ổn định của mỗi tác phẩm văn chơng Nó không cho phép ngời đọc tuỳ tiện suy diễn chủ quan, gán ghép ý nghĩa cho nó Chỉnh thể ở đây đợc hiểu là: Một tổng thể gồm các yếu tố có mối liên hệ mật thiết nội tại, tơng đối vững bền, đảm bảo cho sự hoạt động của nó cũng nh mối quan hệ của nó với môi trờng xung quanh Tuy nhiên, chỉnh thể cũng không phải là tổng cộng giản đơn của các yếu tố tạo nên nó mà là sự liên kết siêu tổng cộng để tạo ra nội dung mới,chức năng mới, vốn không có khi tách rời ra Chỉnh thể của các tác phẩm văn học còn đợc hiểu theo trình tự bố cục gồm các đoạn phần, chơng hay kết cấu nội dung và hình thức nghệ thuật Chính vì thế, khi tìm hiểu tác phẩm phải chú ý tới các cặp phạm trù: nội dung - hình thức, chỉnh thể - bộ phận, chúng luôn luôn thống nhất với nhau Tiếp nhận phải dựa trên cơ sở những đặc điểm về tính chỉnh thể ấy của tác phẩm văn học Tiếp nhận văn học đòi hỏi ngời tiếp nhận phải biết tri giác, cảm thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn từ, tình tiết, cốt truyện, thể loại, để có thể cảm nhận hình tợng trong sự toàn vẹn các chi tiết, các mối liên hệ là vì thế Đọc là hoạt động có vai trò đặc biệt trong quá trình tiếp nhận Chúng tôi muối nói đến trong đề tài này là sự phối hợp giữa kết quả đọc của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích để mang lại hiệu quả dạy học cao hơn ở đây là sự phối hợp chỉnh thể - bộ phận trong dạy học tác phẩm văn chơng Mà quá trình dạy học là quá trình giáo viên định hớng, dẫn dắt giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm Những tác phẩm có dung lợng lớn mà do thời gian học tập trên lớp có hạn, các em chỉ đợc học đoạn trích thì giáo viên cần có những biện pháp phù hợp để hớng dẫn Trên cơ sở đó, các em sẽ có sự đánh giá, nhận thức vừa toàn diện hơn, vừa chi tiết hơn Tức là thông qua đoạn trích, học sinh không chỉ hiểu giá trị của tác phẩm mà còn biết liên hệ, đối chiếu, so sánh giữa các đoạn, phần với nhau "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là tác phẩm hội tụ đầy đủ những đặc điểm cần thiết để đa ra các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện của học sinh và tiến trình dạy học đoạn trích. Đây là một chỉnh thể nghệ thuật có giá trị toàn vẹn giá trị của tác phẩm là sự thống nhất các yếu tố bên trong của chỉnh thể nghệ thuật ấy: Đề tài, chủ đề, t tởng, nhân vật, kết cấu, cố truyện, lời văn Vì thế, về nguyên tắc chúng ta phải thừa nhận rằng: Không thể học một phần mà hiểu đợc cả tác phẩm Dù đoạn trích có hay đến đâu cũng không thể thay thế đợc toàn bộ tác phẩm Những hạn chế của việc dạy học tách biệt giữa việc đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích cho thấy cần phải phối hợp hai quá trình học: trên lớp và ngoài giờ lên lớp để mang lại hiệu quả Yêu cầu cần thiết là khi hớng dẫn học sinh học đoạn trích, giáo viên phải chú ý đến tính chỉnh thể của tác phẩm Có thể nói, hệ thống chỉnh thể là đặc điểm mang tính nguyên tắc bắt buộc trong quá trình dạy học tác phẩm văn chơng Nó vừa mang tính khoa học, vừa phù hợp với thực tiễn và lí luận dạy học văn trong nhà trờng phổ thông hiện nay.

2.1.2 Phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong việc tự học ngoài giờ lên lớp.

Phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy học là một nguyên tắc cơ bản của tất cả các môn học chứ không riêng gì môn văn Đó là nguyên tắc quyết định hiệu quả dạy và học và cũng là đầu mối quy tụ, là thớc đo hiệu lực thực sự của các nguyên tắc khác, cũng nh của bất kì một phơng pháp nào đợc sử dụng trong quá trình dạy học Nhng thực tế dạy học văn ở tr- ờng phổ thông nhất là dạy học các đoạn trích tác phẩm, nguyên tắc này luôn bị vi phạm Vì thế, những biện pháp đa ra trong đề tài này nhằm đảm bảo nguyên tắc cơ bản, vừa mang tính lịnh sử lại mang tính thời sự trong dạy học văn Việc phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy học văn mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là việc tự học ngoài giờ lên lớp Nh vậy ở khoảng thời gian này, các em phải có ý thức tự giác cao, luôn thể hiện vai trò chủ động, tích cực của mình trong quá trình học tập.

Thứ nhất : Khoảng thời gian học tập trên lớp có hạn mà một tác phẩm có dung lợng khá dài nh "Vợ chồng A Phủ" thì các em không thể tìm hiểu hết toàn bộ ở trên lớp Đoạn trích trong sách giáo khoa cũng không thể thay thế cho cả tác phẩm, các em phải có ý thức tự giác trong việc chuẩn bị bài, cụ thể ở đây là đọc tác phẩm ở nhà trớc khi học đoạn trích Nhng nếu để các em tự đọc mà không có sự định hớng của giáo viên thì tính chủ quan trong tiếp nhận sẽ là rất lớn Đối tợng bạn đọc, học sinh trong trờng phổ thông không giống với ngời đọc ngoài xã hội Các em đã có sự phát triển về tâm lí lứa tuổi, về trình độ nhận thức nhất định, thêm nữa lại có sự định hớng của giáo viên nên việc đọc có suy nghĩ của các em không thể tản mạn mà phải tập trung, để h- ớng đến kết quả cần đạt trong bài Mặc dù đã có sự định hớng nhng kết quả đọc của mỗi đối tợng học sinh là khác nhau Điều này phụ thuộc vào cách đọc, mức độ đọc, những hoạt động đọc khác nhau, hay trình độ nhận thức, năng lực cảm thụ khác nhau ở từng em Nhng dù là kết quả nh thế nào (mức độ khác nhau) thì việc đọc ấy vẫn là vô cùng cần thiết đối với tiến trình dạy học đoạn trích trên lớp Nó không chỉ cung cấp những kiến thức trong tính định hớng ban đầu về việc chiếm lĩnh tác phẩm mà còn giúp cho t duy nhận thức về tác phẩm của các em đợc nâng cao Tự giác vì thế không chỉ cần thiết trong dạy học tácphẩm văn chơng, những tác phẩm có dung lợng lớn mà còn cần thiết đối với việc dạy học tất cả các môn nói chung Rèn đợc ý thức tự giác trong học tập tức là đã rèn luyện cho các em ngày một hoàn thiện hơn về nhân cách của mình trong học tập cũng nh trong cuộc sống.

Thứ hai: Khi học sinh đã có ý thức tự giác trong học tập, giáo viên sẽ không quá vất vả đối với việc dạy học Bởi vì sự tự giác của học sinh bao giờ cũng đem lại những kết quả nhất định Từ những kết quả ban đầu ấy, các em sẽ chủ động hơn trong quá trình học tập Lứa tuổi 17, 18 của các em đã có những chuyển biến lớn trong suy nghĩ, bớc đầu là những suy nghĩ độc lập, tự chủ trong những hành vi của mình.

Trong học tập cũng vậy, hiểu nh thế nào là kết quả suy nghĩ, cảm nhận thực sự của các em nh thế ấy Các em có thể biện minh, bảo vệ cho ý kiến của mình Khi vận dụng vào quá trình học tập đoạn trích trên lớp, chắc chắn các em sẽ không rơi vào trạng thái bị động nh một chiếc bình chứa kiến thức Việc đọc tác phẩm có dung lợng lớn nh "Vợ chồng A Phủ", không phải em nào cũng thực hiện tốt đợc Vì thế, giáo viên phải rèn cho các em ý thức tự giác, tự giác đọc tác phẩm ở nhà trớc khi học đoạn trích dới sự định hớng của giáo viên Mỗi em sẽ có cách đọc khác nhau, vào những thời điểm khác nhau sao cho có hiệu quả Điều này các em có thể linh hoạt, chủ động mà không bị gò bó hay phụ thuộc vào thầy cô hay nội dung bài học.

Thứ ba: Nếu đã có ý thức tự giác trong học tập thì các em sẽ rất chủ động, và nếu chủ động thì các em sẽ tích cực học tập Nh tôi đã trình bày ở phần trớc Tích cực là "để chỉ sự hăng hái, tỏ ra nhiệt tình đối với nhiệm vụ, đối với công việc" Mức độ tự giác còn thể hiện ở sực tích cực Có tích cực trong việc tự học ngoài giờ lên lớp thì tiến trình học tập ở trên lớp mới tích cực.

Tự giác, chủ động và tích cực là những từ ngữ để chỉ sự phát huy vai trò chỉnh thể của học sinh Điều này không phải tự nhiên mà có, sự phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích trên lớp có thể phát huy đợc vai trò ấy Vì thế, đảm bảo nguyên tắc chủ thể của học sinh trong việc tự học ngoài giờ lên lớp đòi hỏi những cố gắng, nỗ lực của mỗi thầy cô giáo ở đây không phải chỉ là trách nhiệm mà còn là sự tận tình với học sinh, niềm say mê nghề nghiệp cùng với sự nhanh nhạy trong suy nghĩ và vận dụng các phơng pháp dạy học.

2.1.3 Giáo viên có thể kiểm soát đợc việc tự học ngoài giờ lên lớp của học sinh thông qua tiến trình dạy học.

Việc tự học ngoài giờ lên lớp của học sinh là rất quan trọng nh đã trình bày ở trên Nếu học sinh không tự giác học tập trong khoảng thời gian này thì việc học bài trên lớp sẽ kém hiệu quả Trớc đây, giáo viên vẫn hay ra bài tập về nhà cho học sinh ở cuối giờ học việc đọc tác phẩm cũng vậy, giáo viên chỉ nhắc chung chung mang tính hô hào ở cuối giờ sau khi đã học xong đoạn trích Một số em chăm chỉ thì về nhà sẽ đọc còn đa số các em học thực hiện đúng nh lời thầy cô dặn dò Giáo viên sẽ không kiểm soát đợc việc này Hoặc muốn kiểm tra xem học sinh có chịu đọc tác phẩm không và mức độ đọc, kết quả đọc đến đâu thì giáo viên lại phải dành thời gian vào tiết học ở bài hôm sau trong phần kiểm tra bài cũ Nh vậy sẽ rất mất thời gian ảnh hởng đến tiến trình dạy học bài mới mà vẫn không thực sự hiệu quả Nếu giáo viên định h- ớng để các em tự đọc trớc tác phẩm ở nhà, đọc có suy nghĩ, đọc đúng với tinh thần học tác phẩm văn chơng và phối hợp kết quả đọc ấy với tiến trình dạy học đoạn trích thì chắc chắn hiệu quả sẽ cao (nh đã nói) Vì đọc trớc tác phẩm ở nhà chủ yếu là khái quát hoá nghệ thuật và để chuẩn bị cho sự phối hợp với tiến trình dạy học trên lớp là để cụ thể kiểm soát đợc ý thức học tập ngoài giờ lên lớp của từng học sinh Mỗi em có sự chuẩn bị bài khác nhau, một phần do kết quả đọc của từng em khác nhau Từ việc kiểm soát đợc điều đó, giáo viên sẽ đánh giá đợc sự nhận thức của từng học sinh và có những biện pháp phù hợp để giúp các em học tốt hơn.

2.1.4 Thông qua việc phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học để nâng cao hiệu quả dạy học đoạn trích.

Trọng tâm của vấn đề chúng tôi đa ra ở đề tài này là những biện pháp

"phối hợp", chứ không phải "kết hợp", nếu "kết hợp" thì gần nh giáo viên phải hớng dẫn học sinh học toàn bộ tác phẩm ở trên lớp Điều đó là không thể Bởi nh đã nói "Vợ chồng A Phủ" cũng giống một số tác phẩm khác trong chơng trình THPT, dung lợng lớn mà thời gian học tập trên lớp lại ít "Phối hợp" giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích, có nghĩa: trọng tâm dạy học vẫn là đoạn trích còn sự phối hợp ấy để hiểu toàn bộ tác phẩm và đánh giá các phần khác nhau đem lại hiệu quả thực tế đến đầu và phụ thuộc vào kết quả đọc truyện của học sinh Đọc trớc tác phẩm ở nhà theo sự định hớng của giáo viên là một sự chuẩn bị của học sinh để cho việc học tập đoạn trích đợc tốt hơn Nói cách khác, học sinh đọc toàn bộ tác phẩm là đọc sơ bộ, đọc nắm vấn đề còn đọc đoạn trích trên lớp là đọc hiểu, đọc để phân tích, bình giá, cắt nghĩa Phối hợp để thấy đợc cái hay của đoạn trích trong mối quan hệ với chỉnh thể tác phẩm Phối hợp giữa tác phẩm và đoạn trích là sự phối hợp giữa cái nền và cái điểm, giữa khái quát hoá nghệ thuật và chi tiết hoá nghệ thuật, giữa chỉnh thể và yếu tố Phối hợp ở đây có nghĩa là với một mức độ nào đó chứ không phải đi giảng lại toàn bộ tác phẩm Bấy lâu nay, hầu hết giáo viên và học sinh TPHT khi dạy học "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài thờng chỉ chú ý đến đoạn trích Cứ đến giờ học bài này là giáo viên đi vào "trổ tài" khảo sát từ ngữ cho học sinh thấy Còn học sinh thì cắm cúi nghi chép một cách thụ động, không có ý niệm gì về tác phẩm Nếu có sự đánh giá thì dờng nh không phải dành cho bài học mà là "chầm trồ" khen thầy cô nói hay Vai trò chủ thể của học sinh vì thế không đợc phát huy. ở phần một tôi đã trình bày về "Vợ chồng A Phủ" một tác phẩm có dung lợng khá lớn (trong khuôn khổ một truyện ngắn) và có kết cấu hai phần rõ rệt Đoạn trích phần một trong sách giáo khoa phải nói một điều không thể phủ nhận là tiêu biểu, hấp dẫn hơn Nhng không có nghĩa là phần hai không có giá trị Nếu không có phần hai thì ý nghĩa t tởng, chủ đề, nhân vật, cốt truyện cha đợc hoàn chỉnh mà ngời đọc cũng không hiểu rõ ý nghĩa nhan đề của tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" Phối hợp cả phần một và phần hai để học sinh thấy ý nghĩa nhiều mặt của toàn bộ tác phẩm Không chỉ có áp bức mà còn có đấu tranh, không chỉ có bóng tối mà còn có ánh sáng Việc Mị và A Phủ trốn khỏi nhà thống lí Pá Tra, sang Phiềng Sa không phải chỉ là cách tự giải phóng, đi tìm hạnh phúc cho mình mà còn là giải phóng cho quê hơng, đem lại hạnh phúc cho nhiều ngời ở đây không chỉ là vấn đề giác ngộ cách mạng của A Phủ và Mị mà cốt lõi vẫn là vấn đề bản năng sống, ý thức về sự sống của con ngời nói chung, ngời miền núi, đồng bào H Mông nói riêng là rất mãnh liệt Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm nói chung rất thống nhất trong một chỉnh thể Nhng đánh giá khách quan thì giá nghệ thuật của phần một vẫn là nổi bật hơn ở phần một có những đoạn văn điển hình đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật Có lẽ không thể dùng lời nào để bình hết đợc mà chỉ có thể học thuộc, nh đoạn văn tả đêm tình mùa xuân, với diễn biến tâm trọng hành động của Mị, hay đoạn văn diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm Mị cởi trói cho A Phủ Làm sao trong tiến trình dạy học, giáo viên vừa để học sinh thấy đợc tác phẩm là một hệ thống chỉnh thể, lại vừa có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh hai phần để đánh giá một cách đúng đắn giá trị của từng phần? chỉ có thể là sự phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích ở trên lớp.

2.1.5 Từ việc phối hợp ấy để rút ra những kết luận cần thiết về việc thay đổi tiến trình dạy học. ở phần cơ sở lí luận, chúng tôi đã trình bày sơ bộ về tiến trình dạy học văn đến nay vẫn còn nhiều ý kiến, vấn đề này cần đợc tiếp tục nghiên cứu để đa ra những kết luận thống nhất Nhng quan niệm dạy học truyền thống vẫn là

5 bớc lên lớp: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, củng cố và luyện tập, dặn dò Tiến trình dạy học văn nằm gọn trong năm bớc lên lớp kể tên Đó là tiến trình của một hệ thống hoạt động: Học sinh soạn bài ở nhà thông qua hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa, rồi kiểm tra bài cũ, đến bài mới Bài mới bao gồm các thao tác: Giáo viên dẫn lời vào bài sau đó tìm hiểu khái quát về tác phẩm, tiếp theo là tổ chức nghiên cứu (phân tích) tác phẩm Kết thúc bài giảng là phần tổng kết tiếp sau, giáo viên sẽ củng cố bài (nhắc lại những kiến thức cơ bản) rồi nếu còn thời gian thì làm bài tập luyện tập Cuối cùng là dặn dò về nhà học bài hay đọc toàn bộ tác phẩm và soạn bài Việc đọc toàn bộ truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" theo tiến trình dạy học trớc đây chỉ đợc giáo viên nhắc vào cuối giờ một cách chung chung, giáo viên sẽ không kiểm soát đợc việc đọc hoặc kiểm tra sẽ mất nhiều thời gian (nh đã nói) Việc phối hợp giữa kết quả đọc truyện trớc đó của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích sẽ khắc phục đợc những hạn chế đó khắc phục bằng cách thay đổi tiến trình dạy học Thay vì kiểm tra bài cũ hay lời vào bài, giáo viên có thể giới thiệu khái quát về tác phẩm (hoặc gọi học sinh thuyết trình vắn tắt) Tiến trình dạy học đoạn trích thì có sự phối hợp cụ thể (cả giáo viên và học sinh cùng phối hợp) với kết quả đọc để sao cho hiệu quả dạy học cao hơn, còn ở phần tổng kết, thay vì trớc đây giáo viên tóm tắt lại giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích thì khi phối hợp, giáo viên có thể nêu câu hỏi để học sinh đánh giá khái quát giá trị của từng phần, vào trò vị trí của nó đặt trong chỉnh thể Thay vào củng cố và luyện tập trớc đây, giáo viên có thể cho học sinh tóm tắt một cách chi tiết toàn bộ tác phẩm Rồi kể tiếp, dự đoán tiếp nội dung phần hai, đặt giả thiết về một vấn đề ngợc lại rồi đa ra kết luận về cách tổ chức tác phẩm xây dựng nhân vật của tác giả Thời gian còn lại ở cuối giờ, giáo viên dành để hớng dẫn việc tự học ở nhà, làm bài tập nêu cao đối với các bài học, đọc tr- ớc có suy nghĩ và soạn bài đối với những bài học sau đó tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm văn chơng, thay đổi tiến trình dạy học vừa thể hiện một sự đổi mới về phơng pháp, vừa thể hiện sự linh hoạt trong việc vận dụng các phơng pháp dạy học lại vừa thay đổi không khí học tập, thu hút sự chú ý, hăng say tìm hiểu của học sinh để hiệu quả học tập cao hơn Đây là nguyên tắc có tính đặc trng của luận văn vừa là một sự đóng góp, vừa tạo ra nét khác biệt so với các đề tài đã ứng dụng trớc đây.

Những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích

2.2.1 Giáo viên hớng dẫn học sinh đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài Để thực hiện đợc các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích ở trên lớp thì trớc hết học sinh phải đọc toàn bộ tác phẩm để chuẩn bị bài từ khi cha học trích đoạn Nhng nh tôi đã trình bày ở phần cơ sở lí luận, nếu để học sinh đọc một cách tự do, tuỳ thích thì kết quả đọc sẽ không tập trung, sẽ tản mạn, mang tính chủ quan Vì vậy, việc đọc toàn bộ toàn bộ tác phẩm của học sinh phải đ- ợc thực hiện dới sự định hớng của giáo viên. Đọc là một hoạt động cơ bản của mỗi học sinh khi học môn văn Đọc không chỉ là hành động trực quan sinh động giàu cảm xúc, có tính tự giác và khái quát trong nếm trải của con ngời Vì thế, xuất hiện kinh nghiệm đọc và sự biến đổi cách thức cũng nh chất lợng đọc Đọc tác phẩm văn chơng theo GS.TS Nguyễn Thanh Hùng là giải quyết vấn đề tơng quan của các cấu trúc tồn tại trong tác phẩm Trớc hết là cấu trúc ngôn ngữ, thứ đến là cấu trúc hình tợng thẩm mĩ, sau nữa là cấu trúc ý nghĩa: Việc đọc tác phẩm văn chơng từ tr- ớc đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đạt đợc những thành tựu đáng kể, chẳng hạn nh: "Phơng pháp luận dạy văn học" của A Nhikônxki,

"Phơng pháp luận dạy văn học " do I.A - Rer chủ biên, kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế đợc tổ chức lần thứ t tại Britane (Australia) từ ngày 25 đến 27 tháng 8 năm 1978 đã tập trung đợc sự tham gia nghiên cứu về hoạt động đọc của nhiều nhà khoa học uy tín trên thế giới nh M Hilliday, C Caruso Họ đã trình bày trong tập nội dung "khái niệm, lý thuyết và nhận thức đọc hiểu thông qua truyện đọc" Chuyên luận "Đọc và tiếp nhận văn chơng" (NXB Giáo dục,

2002) cũng khẳng định :"Tiếp nhận văn học là một quá trình, vì nó chỉ thực sự diễn ra theo một hoạt động duy nhất là đọc văn" Giáo s Trần Đình Sử có bài viết: "Môn văn - thực trạng và giải pháp" (báo "Văn Nghệ" số ra ngày 14 tháng 2 năm 1998) đã nhấn mạnh một trong ba mục tiêu của dạy học văn là

"rèn luyện khả năng đọc hiểu các văn bản, đặc biệt là văn bản văn học" Giáo sự Phan Trọng Luận cũng là một trong những nhà khoa học đi sâu vào vấn đề đọc văn bản sớm nhất Trong chuyên luận "cảm thụ văn học, giảng dạy văn học" (NXB giáo dục, 1983) Giáo s đã phân tích rõ tầm quan trọng của hoạt động đọc: Quá trình đọc chính là quá trình từng bớc thâm nhập, tiếp nhận tác phẩm Nhìn chung, các tác giả đều chỉ ra vai trò vị trí của việc đọc Và đọc

"trong những công trình ấy mặc dù đợc gọi với những tên khác nhau (phơng pháp đọc, biện pháp đọc, hoạt động học)" nhng đều có điểm chung là: đọc để hiểu, đọc để tiếp nhận.

Trong cuốn sách "Đọc - hiểu tác phẩm văn chơng trong nhà trờng, GS.

TS Nguyễn Thanh Hùng đã chia một cách tơng đối rành mạch ba dạng đọc. Một là đọc tìm hiểu, một cách đọc cho mình Hai là đọc cho ngời khác, hay đọc trong số đông, một cách đọc hiểu hiện Ba là đọc trong nhà trờng, một cách đọc mang tính chất đào tạo s phạm Nhng nếu để mọi ngời tự do đọc theo suy nghĩ của mình thì kết quả hiểu sẽ khác nhau: hiểu nhanh, hiểu chậm, hiểu rõ, hiểu thêm, hiểu lớt phớt qua loa hiểu sâu sắc, hiểu ra, hiểu toàn diện hoặc là hiểu sai Đối tợng học sinh trung học phổ thông phải áp dụng dạng đọc trong nhà trờng vừa là tiền đề đọc, hiểu của học sinh vừa là kết quả đọc hiểu của giáo viên và học sinh Giáo viên cần chú trọng cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức đọc, hiểu cần mở rộng các hình thức đọc, phơng pháp đọc, biện pháp đọc, kiểu đọc, mục đích yêu cầu đọc đối với các em giáo viên lại phải khơi gợi hứng thú đọc, động cơ đọc của học sinh đối với tác phẩm cần đọc và chỉ ra tác dụng tích cực của chúng trong tiến trình dạy học tác phẩm.

"Vợ chồng A Phủ" là một tác phẩm khá dài (trong khuôn khổ một truyện ngắn) Nh tôi đã trình bày ở phần trớc Dạy tốt đoạn trích trong sách giáo khoa, giáo viên cần hớng dẫn học sinh đọc toàn bộ truyện trớc đó, khi các em chuẩn bị bài ở nhà Việc tìm đọc toàn bộ truyện ngắn này cũng không phải dễ dàng Vì vậy, giáo viên có thể gợi ý để các em tìm đọc ở th viện, mua ở hiệu sách

Nếu không, giáo viên có thể cho các em phôtô toàn bộ phần lợc trích của tác phẩm Nên hớng dẫn các em đọc tác phẩm từ trớc đó khoảng một hai tuần, thậm chí có thể một tháng để các em có thời gian suy nghĩ, tìm hiểu Với đọc để tìm hiểu, giáo viên có thể hớng dẫn học sinh đọc sơ bộ bao quát vấn đề của tác phẩm Hoặc đọc từng phần(trong hai phần), rồi đọc để tóm tắt cố truyện, đọc chéo, đọc lớt, đọc thầm đọc rất nhiều lần để tái hiện và làm quen với hiện thực đời sống, cảnh tợng và tâm tình đợc lựa chọn trong tác phẩm

Cụ thể, khi hớng dẫn học sinh đọc toàn bộ truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", giáo viên cần lu ý các dạng đọc nh sau:

Nh tôi đã trình bày ở phần cơ sở lý luận: "Đọc kĩ trớc hết là phải đọc thật nhiều lần Đây là một dạng đọc có tần số cao là đọc sử dụng thao tác phân tích và tổng hợp, là đọc không bỏ sót một đơn vị nào của văn bản" Vậy với tác phẩm "Vợ chồng A Phủ", học sinh phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần Các em có thể sử dụng các hoạt động và thao tác nh: Đọc để giới thiệu quang cảnh và bối cảnh xã hội trong tác phẩm - xã hội phong kiến Việt Nam ở miền núi Tây Bắc những năm đầu thập niên 50 của thể kỉ trớc Đọc tác phẩm để tìm vấn đề của con ngời qua việc xác lập đờng dây sự kiện, tình huống, trạng thái trong quan hệ với nhân vật văn học ở đây là vấn đề số phận ngời dân lao động miền núi Tây Bắc dới ách thống trị của bọn phong kiến, thực dân và con đờng đấu tranh để tự giải phóng của họ Vấn đề ấy đợc thể hiện thông qua số phận của hai nhân vật chính là Mị và A Phủ Khi đọc, cần lu ý các em phải xác lập đờng dây sự kiện trong tác phẩm bằng cách ghi ra nháp, chuẩn bị vào vở soạn của mình.

Mị: xinh đẹp, nết na, có tài thổi sáo - > bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà Thống lí Pá Tra - > Sống lặng câm, lùi lũi - > Sức sống tiềm tàng bỗng trỗi dậy vào đêm tình mùa xuân - > Bị A Sử trói, lại chấp nhận cảnh sống cũ -

> Cắt dây trói cho A Phủ - > cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài, sang Phiềng Sa

- > trở thành vợ chồng - > Gặp gỡ cách mạng và đợc giác ngộ - > đấu tranh để giải phóng bản thân và quê hơng mình.

A Phủ: mồ côi, khoẻ mạnh, tính tình ngang bớng - > Đánh A Sử con quan làng - > Bị bắt, phạt vạ, trở thành ngời ở trừ nợ trong nhà Thống lý Pá Tra - > Đi chăn, để hổ ăn mất bò - > Bị phạt, trói suốt mấy ngày đêm - > Đợc

Mị cứu - > Trốn khỏi Hồng Ngài, sang Phiềng Sa cùng Mị - > Trở thành vợ chồng - > Gặp gỡ và giác ngộ cách mạng (sau phút hiểu lầm) - > Đấu tranh để giải phóng bản thân, gia đình và quê hơng mình.

Từ đờng dây sự kiện này học sinh sẽ hình dung ra sự phát triển tất yếu trong logic cốt truyện, ở đó hai nhân vật chính sẽ hiện lên với những chi tiết về cuộc đời, số phận, tính cách, con đờng đấu tranh của họ.

2.2.1.2 Đọc sâu: Đọc sâu là "đọc để biểu hiện, làm bộc lộ mối liên hệ thống nhất nhiều mặt của đời sống và nghệ thuật, của trí tuệ và tình cảm ngày càng bao quát, trọn vẹn văn bản" Khi hớng dẫn học sinh đọc sâu truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" giáo viên cần lu ý.

- Đọc chậm, phát hiện những cái mới lạ của từ ngữ, của hình ảnh, sự kiện, độc thoại trong giao tiếp với môi trờng sống của nhân vật.

Nhân vật Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ" đã đợc tác giả xây dựng thông qua những yếu tố ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đáng chú ý Khi Mị nói với cha "Nay con đã biết cuốc nơng, làm ngô, con phải làm nơng ngô trả nợ thay cho bố Bố đừng bán con cho nhà gi u” Câu nói ấy chứng tỏ Mị là côàu” Câu nói ấy chứng tỏ Mị là cô gái chăm làm, sẵn sàng lao động, không quản ngại khó khăn, Mị biết làm ăn, gách vác công việc lao động trong gia đình Hơn thế, cũng chỉ một câu nói nh- ng ta thấy nổi lên ở Mị những phẩm chất tốt đẹp khác: Rất yêu đời, yêu cuộc sống tự do, không ham giàu sang phú quý Mị còn là một ngời con hiếu thảo, sẵn sàng lao động vất vả để trả món nợ truyền kiếp cho cha mẹ Những lời kể chuyện của tác giả nhập vào dòng tâm t của nhân vật nh nhân vật đang tự thổ lộ, những dòng độc thoại nội tâm "Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố

Thực nghiệm những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng a phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích

Mục đích thực nghiệm

3.1.1 Kiểm chứng những luận điểm khoa học trong nghiên cứu lý thuyết về tính thể của tác phẩm văn học, tiếp nhận văn học, tiếp nhận thông qua đọc, dạy học tích hợp, phối hợp chỉnh thể - bộ phận Từ đó suy xét, bổ sung và khẳng định ý nghĩa của chúng.

3.1.2 Kiểm nghiệm tính khả thi và bớc đầu đánh giá hiệu quả thực tế của các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện " Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích mà luận văn đã đa ra.

3.1.3 Từ việc kiểm nghiệm, đối chứng một số giờ dạy cụ thể ở trờng trung học phổ thông, chúng tôi đã rút ra những kết luận cần thiết cho hớng nghiên cứu lý luận cũng nh tìm các biện pháp s phạm và mô hình thiết kế bài học nhằm nâng cao chất lợng và hiệu quả dạy học truyện ngắn " Vợ chồng APhủ" của Tô Hoài

Đối tợng, địa bàn thể nghiệm

Một số lớp 12 ở trờng THPT

Hai trờng THPT ở Hà Nội.

Líp 12A14 - Trêng THPT Xu©n Mai

Lớp 12A1 - Trờng THPT Tây Hồ

Chọn mẫu và nội dung thực nghiệm

3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm Để tiến hành thực nghiệm và đối chứng kết quả một cách tự nhiên chúng tôi đã chọn đối tợng học sinh và giáo viên tham gia các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện " Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích trên lớp nh sau:

- Học sinh: Những lớp học bình thờng trong các trờng nói trên.

- Giáo viên: Các thầy, cô giáo tốt nghiệp Đại học s phạm ngành Văn, hệ đào tạo chính quy, tuổi nghề trên 5 năm, hiện đang dạy trong hai trờng THPT Êy.

Luận văn tiến hành thực nghiệm và đối chng để bớc đầu nhận định, đánh giá hiệu quả s phạm của việc vận dụng các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện " Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích thông qua hai phơng diện chủ yếu sau:

- Đánh giá hiệu quả thực tế dạy học đoạn trích tác phẩm qua quá trình phối hợp của giáo viên và học sinh bằng những biện pháp cụ thể mà luận văn đã đề xuất và vận dụng trong giờ dạy học.

- Nhìn nhận và đánh giá khách quan việc vận dụng các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích để thấy những u điểm trong việc đổi mới phơng pháp và tiến trình dạy học.

Phơng pháp thực nghiệm

Chúng tôi đã sử dụng phơng pháp so sánh, đối chứng để tiến hành thực nghiệm Cùng một đối tợng thực nghiệm (ngời dạy) cùng một nội dung bài dạy (vợ chồng A Phủ), nhng đối tợng ngời học đợc áp dụng ở hai cách khác nhau Một là nh sự khảo sát ban đầu về thực trạng dạy học "Vợ chồng A Phủ" theo hớng tách rời tác phẩm - đoạn trích, hai là theo sự phối hợp giữa kết quả đọc truyện của học sinh vơi tiến trình dạy học đoạn trích nh luận văn đa ra. Sau đó, kiểm tra kết quả học tập ở hai lớp cùng trờng, cùng một cách kiểm tra.

Từ kết quả ấy, đối chiếu, so sánh và đánh giá hiệu quả thực tế của các biện pháp dạy học mà luận văn đề xuất.

Quy trình thực nghiệm

3.5.1 Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

Xác định mục đích và nội dung thực nghiệm Lựa chọn đối tợng, địa bàn, thời gian, giáo viên cộng tác thực nghiệm Xây dựng chuẩn đánh giá, mô hình thiết kế bài học trên lớp, phiếu khảo sát kết quả và xử lý kết quả thực nghiệm.

3.5.2 Phối hợp cùng giáo viên thể nghiệm thiết kế giáo án.

3.5.3 Dự giờ thể nghiệm, đối chứng.

3.5.4 Sau mỗi giờ dạy, hội thảo nhỏ với giáo viên dạy và giáo viên cùng dự, tổ chuyên môn trong trờng để rút kinh nghiệm.

3.5.5 Thống kê, phân tích, tổng hợp kết quả, đúc rút bài học, kết luËn.

Chuẩn đánh giá

3.6.1 Chuẩn đánh giá mô hình thiết kế.

- Phải phù hợp với yêu cầu chung của thiết kế giờ dạy học theo phơng pháp đổi mới Đảm bảo nguyên tắc học sinh đóng vai trò trung tâm trong giờ học, là chủ thể tích cực, chủ động, sáng tạo.

- Vận dụng linh hoạt các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện

"Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích và các biện pháp khác Tất cả phải đợc cụ thể hoá thành các thao tác, việc làm và sắp xếp một cách hợp lí vừa nhằm định hớng, dẫn dắt học sinh tiếp cận, chiếm lĩnh tác phẩm một cách tích cực, sáng tạo, vừa nhằm mục đích làm nổi bật vai trò, vị trí đoạn trích.

3.6.2 Chuẩn đánh giá giờ dạy học trên lớp.

Giờ dạy học trên lớp trích đoạn phần một tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài có sử dụng các biện pháp phối hợp với kết quả đọc toàn bộ tác phẩm của học sinh phải đảm bảo nguyên tắc lấy học sinh làm trung tâm Dới sự điều khiển, dẫn dắt của giáo viên, học sinh phải phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của mình.

- Tiến trình giờ dạy thực nghiệm phải thực sự là một tiến trình hoạt động của bản thân chủ thể học sinh Việc vận dụng các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện "Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học trên lớp đòi hỏi sự tham gia của cả giáo viên và học sinh, nghĩa là giáo viên làm và học sinh làm Nhng giáo viên chỉ là ngời định hớng và tổ chức để học sinh phối hợp sao cho có hiệu quả nhất.

- Việc vận dụng các biện pháp phối hợp nh trên cũng nên linh động trong giờ học, tuỳ theo từng đối tợng học sinh Giáo viên phải nắm bắt diễn biến tâm lí, tình cảm nhận thức của các em để thực hiện các biện pháp chứ không nên rập khuôn một cách máy móc nh lí thuyết và giáo án đặt ra.

3.6.3 Chuẩn đánh giá kết quả giờ dạy học thực nghiệm.

- Những tình cảm, ấn tợng của học sinh về tác phẩm.

- Những kiến thức học sinh lĩnh hội đợc về tác phẩm qua giờ học đoạn trích trên lớp có sử dụng các biện pháp phối hợp nh luận văn đã đề xuất Đó là những tri thức khái quát chỉnh thể về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, những tri thức cụ thể về trích đoạn đợc học, vai trò và vị trí của đoạn trích trong toàn bộ tác phẩm.

- Những kĩ năng mà học sinh đợc rèn luyện thông qua giờ học; kĩ năng phân tích, đánh giá, khái quát hoá, cụ thể hoá, xâu chuỗi tình tiết

Mô hình thiết kế bài học thực nghiệm

Thiết kế bài học "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - Ngữ văn 12, tập 2. Tổng số: 2 tiết.

A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Hiểu đợc cuộc sống cơ cực, tối tăm của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao dới ách áp bức, kìm kẹp của thực dân và chúa đất thống trị, quá trình ngời dân các dân tộc thiểu số từng bớc giác ngộ cách mạng và vùng lên tự giải phóng đời mình, đi theo tiếng gọi của Đảng.

- Nắm đợc những đóng góp của nhà văn trong nghệ thuật khắc hoạ tính cách các nhân vật: sự tinh tế trong diễn tả đời sống nội tâm; sở trờng của nhà văn trong quan sát những nét lạ về phong tục, tập quán và cá tính ngời Mông; nghệ thuật trần thuật linh hoạt, lời văn tinh tế, mang màu sắc dân tộc và giàu chất thơ.

Giáo viên tổ chức giờ dạy học theo phơng pháp đọc sáng tạo, nghiên cứu, tái hiện, gợi tìm và áp dụng các biện pháp phối hợp đã đợc đề xuất.

1 Hớng dẫn học sinh thuyết trình ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

Sau khi hớng dẫn học sinh đọc toàn bộ tác phẩm và soạn bài ở nhà từ trớc đó cùng với việc đọc phần tiểu dẫn trong sách giáo khoa, giáo viên đặt câu hỏi: Dựa vào những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, về tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" và đoạn trích đợc học ?

Học sinh: Cú thể trình bày theo nhiều cách khác nhau Nhng chỉ giới thiệu khái quát, thâu tóm những ý cơ bản.

Tô Hoài là nhà văn lớn, có số lợng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học Việt Nam hiện đại Ông có quan niệm "Nghệ thuật vị nhân sinh" rất độc đáo và có phần quyết liệt: "Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật Đã là sự thật thì không tầm thờng, cho dù phải đập vỡ thần tợng trong lòng ngời đọc". Ông cũng là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về con ngời và phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nớc ta Văn Tô Hoài luôn luôn hấp dẫn ngời đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên cơ sở vốn sống, vốn từ vựng giàu có "Vợ chồng A Phủ" (1952) là một trong ba tác phẩm (Vợ chồng A Phủ, cứu đất cứu Mờng, Mờng Giơn) in trong tập "Truyện Tây Bắc" - Tác phẩm đợc giải nhất, giải thởng của Hội Văn Nghệ Việt Nam 1954 - 1955. Tác phẩm là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm

1952 Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng, sống với đồng bào các dân tộc thiểu số từ khu du kích trên núi cao đến những bản làng mới giải phóng của nhà văn. Truyện kể về cuộc đời và số phận của một đôi trai gái ngời Mông - hai nhân vật chính trong truyện - Mị và A Phủ Họ có hoàn cảnh sống và số phận tơng tự nhau, cùng xuất thân nghèo khó, cùng chung kiếp sống của tôi tớ, nô lệ trong gia đình thống lí giàu có, tuy danh nghĩa của họ khác nhau Cả hai đều có lòng yêu cuộc sống tự do, sức sống mãnh liệt, sự phản kháng táo bạo Họ cùng trốn khỏi nhà Pá Tra - trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa: Mị và A Phủ trở thành vợ chồng Họ đợc gặp gỡ và giác ngộ cách mạng Cách mạng đã giúp vợ chồng

A Phủ đấu tranh giải phóng bản thân mình và giải phóng quê hơng Tác phẩm đợc chia thành hai phần rõ rệt Phần đầu kể về cuộc đời Mị và A Phủ ở Hồng Ngài Phần sau kể cuộc sống nên vợ nên chồng, tham gia cách mạng của Mị và

A Phủ ở Phiềng Sa Đoạn trích học trong sách giáo khoa là phần mở đầu của truyện ngắn.

2 Hớng dẫn học sinh tóm tắt tác phẩm.

- Trớc khi lên lớp, giáo viên đã yêu cầu học sinh đọc toàn bộ tác phẩm ở nhà rồi tóm tắt, ghi vào vở soạn.

- Giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh tóm tắt tác phẩm Định hớng học sinh tóm tắt theo những cách khác nhau (theo nhân vật, theo kết cấu, bố cục ).

- Học sinh tóm tắt theo cách riêng của mình, cốt thể hiện đợc những sự kiện, chi tiết chính làm nổi bật chủ đề của truyện.

Có thể tóm tắt theo diễn biến cuộc đời, số phận của hai nhân vật chính Mị và

"Tác phẩm kể về cuộc đời của đôi trai gái ngời Mông là Mị và A Phủ Mị là một cô gái trẻ, đẹp Cô bị bắt về làm vợ A Sử - con trai thống lý Pá Tra để trừ một món nợ truyền kiếp của gia đình Lúc đầu, khi mới về nhà thống lí, đêm nào Mị cũng khóc, cứ nh vậy suốt mấy tháng ròng Mị đã định ăn lá ngón tự tử nhng vì thơng cha nên cô lại thôi Cô đành sống tiếp những ngày tủi cực trong nhà thống lí Từ đó trở đi, Mị phải chịu kiếp sống "lùi lũi nh con rùa nuôi trong xó cửa", phải làm việc quần quật suốt ngày, thân khổ hơn trâu ngựa Mùa xuân đến, khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình thiết tha Mị nhớ lại mình ngày trớc, "Mị muốn đi chơi" nhng A Sử bắt gặp và trói đứng Mị vào cột nhà.

A Phủ vốn là một chàng trai mồ côi, nghèo, khoẻ mạnh, lao động giỏi. Không chịu đợc sự ức hiếp của bọn con quan nên A Phủ đã đánh A Sử và bị bắt, đa về nhà thống lí Pá Tra Anh bị đánh đập, phạt vạ rồi trở thành đầy tớ không công - ở trừ nợ cho nhà thống lí Một lần, A Phủ đi chăn ngoài bìa rừng, do mải mê bẫy nhím không để ý đến hổ ăn mất một con bò Anh đã bị thống lí Pá Tra trói đứng vào cột nhà Lúc đầu, nhìn cảnh tợng ấy, Mị vẫn thản nhiên Nhng rồi sự đồng cảm và lòng thơng ngời trỗi dậy, Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ rồi cả hai cùng trốn khỏi Hồng Ngài.

Mị và A Phủ đã thành vợ chồng, đa nhau đến vùng Phiềng Sa, dựng nhà trên một đồi gianh trông xuống cánh đồng Bản Pe Họ ớc mong làm đợc ngôi nhà gỗ tốt, có một cuộc sống yên bình Một lần bọn lính đồn Bản Pe lên, bắt lợn nhà A Phủ, lại bắt A Phủ khiêng lợn về đồn A Phủ bị bọn Tây vo cho là nuôi cán bộ Rồi chúng đánh đập, cắt cả tóc nhng may sao anh trốn về đợc. Sau đó, A Châu - cán bộ cách mạng đã tím đến nhà A Phủ Qua phút hiểu lầm ban đầu, A Phủ đã nhận ra cán bộ là ngời tốt, cùng một bụng ghét thằng Tây.

Lễ ăn thề kết nghĩa anh em giữa A Phủ và A Châu diễn ra đơn sơ mà thiêng liêng, cảm động Ngày tết đến, trong du kích Phiềng Sa, Mị và A Phủ cùng đi chơi tết Giữa lúc ấy, giặc kéo lên càn quét Mị và nhiều ngời già, phụ nữ khác bị chúng bắt, đa về đồn Du kích chặn đánh, Mị thoát về đợc Cô vô cùng hoảng hốt khi nghe tin Pá Tra đã theo Tây về ở trong đồn Bản Pe Nhng A Phủ vẫn rất vững vàng, thuyết phục Mị không sợ Hai ngời đi họp đội du kích để chuẩn bị đánh đồn cứu ngời già, trẻ con về.

3 Hớng dẫn học sinh phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua trích đoạn văn bản trong sách giáo khoa.

GV: Sau khi học xong tác phẩm, em hãy ghi lại trình tự diễn biến những sự kiện, chi tiết chính xảy ra trong cuộc đời Mị.

HS: Nhớ lại rồi ghi theo sơ đồ trình tự diễn biến nh sau:

Mị: Một ngời con gái xinh đẹp, nết na, sinh ra trong một gia đình nghèo  Bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra  Định tử tử nhng thơng cha nên lại thôi  Chấp nhận sống nh nô lệ, đầy tớ  Sức sống tiềm tàng trỗi dậy vào đêm tình mùa xuân khiến Mị muốn đi chơi  Bị A Sử trói,

Mị quay về với kiếp sống trâu ngựa  Khi A Phủ bị trói, Mị đã cắt dây trói cứu A Phủ  Cùng trốn khỏi Hồng Ngài  Sang Phiềng Sa, họ thành vợ chồng  Mị mong muốn có cuộc sống hạnh phúc bình dị nh bao ngời phụ nữ khác  Bị quân giặc đến cớp phá gia đình  Nhờ cán bộ cách mạng A Châu và sự động viên của A Phủ, Mị đã vững tin  Đi đấu tranh cùng với A Phủ để giải phóng gia đình và quê hơng mình.

GV hớng dẫn học sinh phân tích nhân vật. a Những ấn tợng ban đầu :

GV: Mị xuất hiện ngay ở những dòng đầu tiên của truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" Anh (Chị) có hình dung và cảm nhận nh thế nào về nhân vật ở đoạn văn mở đầu ?

HS: Cảm nhận, đánh giá (sau khi đọc đoạn đầu).

- Một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống nh gắn vào những vật vô tri, vô giác

"Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thờng trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trớc cửa, cạnh tàu ngựa".

Đánh giá kết quả thực nghiệm

Có thể nói: Thớc đo cuối cùng của quá trình dạy học chính là học sinh.Mục đích của thiết kế bài dạy là giúp giáo viên và học sinh vận dụng những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện " Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích sao cho có hiệu quả nhất Thông qua việc phối hợp đó để hiểu tính chỉnh thể của tác phẩm văn chơng và vai trò, vị trí của đoạn trích học. Để đánh giá hiệu quả thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra học sinh bằng một bài viết ngắn ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Từ đó thống kê, tổng hợp những số liệu cụ thể và phân loại Kết quả phân loại đợc đợck sắp xÕp nh sau:

+ Loại giỏi : Đạt điểm 9 hoặc 10.

+ Loại khá : Đạt điểm 7 hoặc 8.

+ Loại trung bình: Đạt điểm 5 hoặc 6.

+ Loại yếu: Điểm 4 trở xuống.

Bảng thống kê phân loại kết quả kiểm tra ở hai trờng nh sau:

Lớp dạy Tên trờng Số bài

Tây Hồ 86 7 8,1 32 37,2 36 41,9 11 12,8 Đối chứng Xuân Mai 95 4 4,2 28 29,5 44 46,3 19 20

Nhìn vào bảng thống kê ấy chúng tôi đã nhận định khái quát về tình hình chất lợng học tập thông qua kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng nh sau:

+ Số học sinh lớp thực nghiệm đạt kết quả từ khá trở lên có tỉ lệ % cao hơn so với lớp đối chứng Cụ thể:

- Trêng THPT Xu©n Mai: Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn điểm giỏi ở lớp đối chứng là:

8,9 - 4,2 = 4,7% Điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn điểm khá ở lớp đối chứng là:

- Trờng THPT Tây Hồ: Điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn điểm giỏi ở lớp đối chứng là:

8,1 - 4,3 = 3,7% Điểm khá ở lớp thực nghiệm cao hơn điểm khá ở lớp đối chứng là:

+ Số học sinh lớp thực nghiệm đạt kết quả từ trung bình trở xuống có tỉ lệ % thấp hơn so với lớp đối chứng Cụ thể:

- Trêng THPT Xu©n Mai: Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn điểm trung bình ở lớp đối chứng là:

46,3 - 44,5 = 1,8% Điểm yếu ở lớp thực nghiệm thấp hơn điểm trung bình ở lớp đối chứng là:

- Trờng THPT Tây Hồ: Điểm trung bình ở lớp thực nghiệm thấp hơn điểm trung bình ở lớp đối chứng là:

43,4 - 41,9 = 1,5% Điểm yếu ở lớp thực nghiệm thấp hơn điểm trung bình ở lớp đối chứng là: 19,7 - 12,8 = 6,9%.

Từ những kết quả nêu trên, có thể rút ra kết luận: Các biện pháp dạy học do luận văn đề xuất có khả năng thực thi và đem lại hiệu quả thực tế trong chừng mực tơng đối nào đó.

- Tuy nhiên , việc đánh giá kết quả một giờ dạy học Văn cũng nh việc thẩm định hiệu quả thực tiễn đem lại bởi các biện pháp s phạm đang đợc vận dụng thể nghiệm hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản, một sớm một chiều và không phải chỉ dựa vào những con số có tính chất định lợng nh trên. Dựa vào những chuẩn đánh giá đã nêu ở mục 3 (Phần VI) Chúng tôi đã rút ra nh÷ng nhËn xÐt ban ®Çu nh sau:

+ Giờ dạy học thực nghiệm đã phát huy vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh Học sinh đóng vai trò trung tâm, trở thành chủ thể nhận thức d- ới sự định hớng, dẫn dắt của giáo viên Thông qua bài học, các em không chỉ phát huy năng lực nhận thức, cảm thụ văn học mà còn đợc giáo dục và tự giáo dục nhân cách, hiểu đợc những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà bài học đặt ra.

+ Giờ thực nghiệm đặc đặc biệt chú ý vào việc vận dụng các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện " Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích trên lớp Nghĩa là " Các biện pháp phối hợp" chứ không phải giờ dạy học chỉ có những biện pháp ấy Trong quá trình phối hợp,cả giáo viên và học sinh cùng tham gia (giáo viên làm và học sinh làm) Học sinh dựa vào kết quả đọc toàn bộ tác phẩm, sự chuẩn bị bài ở nhà của mình để phối hợp vào quá trình học tập đoạn trích trên lớp dới sự định hớng, điều khiển của giáo viên Qua quá trình phối hợp, giáo viên đã giúp học sinh cảm thụ, đánh giá tác phẩm một cách chỉnh thể, hiểu đợc sự thống nhất giữa các phần trong một bài văn và đồng thời thấy đợc vai trò, vị trí của trích đoạn đợc học.

 Giờ dạy thực nghiệm đã chứng minh rằng: Hoàn toàn có thể phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm " Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích để đem lại hiệu quả đích thực.

- Thế nhng, bên cạnh những nhận xét về u điểm của giờ dạy học thực nghiệm trên đây, chúng tôi cũng nhận thấy còn một số khó khăn mắc phải và cần có hớng giải quyết để đảm bảo yêu cầu thực hiện tốt giờ dạy học, cụ thể nh sau:

Thứ nhất: Giờ dạy học thực nghiệm các biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện " Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích phải có sự tham gia của cả giáo viên và học sinh (nh đã nói) Trong đó, học sinh phải đóng vai trò trung tâm, là chủ thể, tích cực, chủ động, sáng tạo. Đây là một công việc rất khó khăn Bởi vì khi ta nói phối hợp chỉ đợc hiểu với ý nghĩa khái quát chứ không hiểu là những biện pháp cụ thể Và trong quá trình thực hiện các biện pháp phối hợp, nếu giáo viên không khéo léo tổ chức giờ dạy học thì sẽ rơi vào tình trạng chỉ có giáo viên " làm" còn học sinh bị coi nh đối tợng ngoài cuộc, ngồi nghe, xem Nh vậy thì phối hợp cũng nh không phối hợp, không có hiệu quả Giáo viên phải là ngời khéo léo, biết dẫn dắt, định hớng để học sinh - tự mình tham gia vào quá trình phối hợp ấy Nh vậy, giáo viên phải chuẩn bị rất kĩ, đa ra hệ thống câu hỏi phù hợp, lại phải suy nghĩ những khả năng mà học sinh có thể trả lời để có cách tổ chức giờ học hợp lý Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học là vô cùng quan trọng.

Thứ hai: Điều mà chúng tôi luôn băn khoăn đối với việc dạy học bài "

Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là thời gian Một tác phẩm khá dài nhng thời gian trên lớp chỉ có hai tiết Vậy nếu giáo viên không khéo léo thì chỉ riêng việc đọc đoạn trích phần một và tìm hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm đã hết một tiết Nửa số thời gian còn lại thật khó có thể đảm bảo cho việc dạy học đạt kết quả cao Vậy việc đọc toàn bộ tác phẩm - càng nên để học sinh đọc (và chuẩn bị bài) trớc ở nhà Sau việc đọc, chuẩn bị bài ấy là tiến trình dạy học đoạn trích trên lớp Nh chúng tôi đã trình bày, ở đây không phải là dạy toàn bộ tác phẩm, cũng không phải là chỉ dạy phần hai của tác phẩm mà là phối hợp giữa kết quả đọc toàn bộ tác phẩm với tiến trình dạy học đoạn trích Thông qua đó, học sinh có thể hiểu tính hệ thống chỉnh thể của tác phẩm, lại có thể so sánh, đối chiếu hai phần rồi đánh giá khái quát trọng tâm giờ dạy học vẫn phải là tìm hiểu nội dung và trích đoạn phần một của tác phẩm Vậy để phối hợp đợc, giáo viên phải khéo léo đan xen các biện pháp này vào quá trình dạy học khiến học sinh không cảm thấy có sự rời rạc giữa việc tìm hiểu đoạn trích và việc phối hợp với kết quả đọc truyện.

Thứ ba: Vấn đề đặt ra thông qua giờ dạy thực nghiệm là làm thế nào để học sinh có thể đọc đợc toàn bộ tác phẩm Đây quả là một việc rất khó khăn. Bởi nh chúng tôi đã trình bày: Không phải giáo viên nào cũng có trong tay văn bản truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ" một cách đầy đủ Việc đọc đối với giáo viên đã khó, với học sinh lại càng khó hơn Giải quyết đợc khó khăn này, chúng ta sẽ khắc phục đợc lối mòn trong dạy học từ trớc đến nay, nhất là dạy học tác phẩm văn chơng - những tác phẩm có dung lợng lớn Trớc hết, giáo viên phải từ bỏ thói quen dạy tác phẩm, dạy đoạn trích mà không đọc kĩ; không đọc toàn bộ tác phẩm Từ mọi nguồn khác nhau, giáo viên bắt buộc phải đọc, phải hiểu về tác phẩm, phải nắm vững kiến thức, chủ động trong quá trình dạy học Giáo viên có đọc thì học sinh mới thể đọc Học sinh có thể mua truyện, mợn th viện, mợn từ giáo viên, bạn bè, ngời thân, hoặc giáo viên cho học sinh phôtô phần hai của tác phẩm để đọc toàn bộ Có đợc thì mới hiểu, có hiểu mới có thể phối hợp Thông qua phối hợp để nâng cao chất lợng dạy học.

Nói tóm lại, những biện pháp phối hợp giữa kết quả đọc truyện " Vợ chồng A Phủ" của học sinh với tiến trình dạy học đoạn trích đã đợc xác lập và có tính khả thi khi ứng dụng vào thực tiễn Những biện pháp ấy mở ra nhiều triển vọng cho quá trình đổi mới dạy học tác phẩm văn chơng (những tác phẩm có dung lợng lớn) ở trờng phổ thông.

1 Sau hơn sáu mơi năm lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã để lại một di sản văn học đồ sộ, có giá trị lớn lao, gồm 200 đầu sách thuộc các thể loại khác nhau: truyện ngắn, kí, tự nguyện, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác Ông là một nhà văn lớn, có số lợng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam Sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thờng Theo ông: " Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật Đã là sự thật thì không tầm thờng, cho dù phải đạp vỡ những thần tợng trong lòng ngời đọc". Tô Hoài cũng là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nớc ra.Tác phẩm của ông luôn luôn hấp dẫn ngời đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của ngời từng trải. Vốn từ vựng giàu có - nhiều khi bình dân và thông tục nhng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn lay động ngời đọc Năm 1996, Tô Hoài đợc tặng giải thởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật Truyện ngắn " Vợ chồng A Phủ" (1952) in trong tập ' Truyện Tây Bắc" đợc tặng giải nhất - giải thởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 Sau hơn nửa thế kỉ đến nay, tác phẩm vẫn giữ gần nh nguyên vẹn giá trị và sức thu hút đối với nhiều thế hệ ngời đọc.

2 Không phải mọi tác phẩm văn học đều giống nhay về nội dung và hình thức "Mỗi tác phẩm văn học là một hệ thống phức tạp gồm nhiều yếu tố nh: chủ đề t tởng, kết cấu, ngôn ngữ, hình tợng, cốt truyện, nhân vật ở những tác phẩm có giá trị, sự kết hợp hài hoà và tác động qua lại giữa các yếu tố ấy khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật mang tính hệ thống hữu cơ, biện chứng giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật". Khi tiếp nhận tác phẩm văn chơng, ngời tiếp nhận cũng phải dựa trên những đặc điểm về tính chỉnh thể ấy Đọc là một hoạt động vô cùng quan trọng của quá trình tiếp nhận Có thể có nhiều cách đọc khác nhau nhng mục đích cuối cùng của đọc tác phẩm văn chơng trong nhà trờng là đọc - hiểu "Vợ chồng

A Phủ" của Tô Hoài là một chỉnh thể nghệ thuật có giá trị toàn vẹn Việc tiếp nhận tác phẩm này cũng không nằm ngoài quy luật tiếp nhận tác phẩm văn chơng.

Ngày đăng: 15/08/2023, 12:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w