Báo cáo nghiên cứu khoa học đạt giải nhì 2012
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” ( Nghiên cứu tại trường
THPT Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh) được thực biện bởi 3 thành
viên lớp k54 Xã hội học – Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân văn
Chúng tôi xin giới thiệu kết quả khảo sát thực trạng bạo lực học đường và một
số giải pháp Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, song chúng tôi hivọng rằng công trình nghiên cứu này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất về hành
vi bạo lực học đường trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế - xã hội của đất nước nóichung và những biến đổi xã hội Nhóm nghiên cứu cũng mong rằng báo cáo sẽ đemlại những kết quả hữu ích về mặt xã hội
Nhân dịp này, chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ củacác cấp lãnh đạo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Khoa Xã hội học.Xin chân thành cảm ơn cô GS.TS Lê Thị Qúy đã hướng dẫn và chỉ bảo nhóm trongquá trình nghiên cứu Thầy TS.Nguyễn Tuấn Anh cũng chỉ bảo, góp phần hoàn thiệnhơn bài nghiên cứu
Đồng thời nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn các cơ quan hữu quan, cácđiều tra viên đã giúp đỡ chúng tôi trong quá trình khảo sát ở cơ sở Chúng tôi cũngbày tỏ lòng biết ơn đến các phụ huynh học sinh và học sinh tại địa bàn khảo sát đãdành thời gian chia sẻ góp sức cho cuộc nghiên cứu thành công tốt đẹp
Trang 2THỰC TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG HIỆN NAY (Nghiên cứu tại trường THPT Bãi Cháy Thành Phố Hạ Long – Quảng Ninh)
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do ch n đ tài ọn đề tài ề tài.
Hiện nay, trẻ vị thành niên có nhiều hành động đem lại sự lo ngại cho gia đình,nhà trường và toàn xã hội Ngoài gia đình thì nhà trường là môi trường giáo dục trẻnhững kiến thức kỹ năng cơ bản trong cuộc sống nhằm hoàn thiện bản thân, nhâncách của mình Trong những năm gần đây, dư luận xã hội đang phản ánh tình trạnghọc sinh trong độ tuổi vị thành niên có hành vi bạo lực trong trường học ngày càngnhiều Theo số liệu thống kê đưa ra tại “ Hội thảo giải pháp phòng ngừa từ xa và ngănchặn tình trạng học sinh đánh nhau” được Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội ngày28/07/2010 cho thấy từ năm 2009 – 2010 có gần 1.600 em tham gia vào các vụ đánhnhau trong và ngoài trường [1] Và những hành vi bạo lực này diễn ra dưới hình thức
và biểu hiện có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực Học sinh không chỉ đánh nhaubằng vũ lực của bản thân mà còn sử dụng các dụng cụ gây hậu quả nghiêm trọng, nhất
là tình trạng nữ học sinh đánh nhau được phản ánh gần đây, đánh nhau hội đồng, làmnhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng mang lại nhiều thông tin phản hồi tiêu cực từphía dư luận xã hội
Hành vi bạo lực mang lại nhiều hậu quả cho chính bản thân cho các em gâyhành vi bạo lực, gia đình, nhà trường và toàn xã hội Các em bị bạo lực cũng chịu rấtnhiều hậu quả xấu, thân thể các em bị tổn thương, tâm lý bất an, lâu ngày có thể dẫnđến sự hoảng loạn về tinh thần, ức chế tâm lý, sự hãi, những bệnh tâm lý như trầmcảm, tự kỷ…gây ảnh hưởng xấu đối vợi sự phát triển nhân cách bản thân
Trang 3Việc tăng cường thiết chế giáo dục đối với trẻ em, đặc biệt các thiết chế trongtrường học là rất quan trọng Hoạt động giáo dục trong môi trường học đường cónhiều thuận lợi vì đây là nơi duy trì những giá trị chung và phổ biến các khuôn mẫuứng xử được xã hội và pháp luật thừa nhận Chính vì vậy việc nghiên cứu vấn đề giảipháp phòng chống bạo lực học đường hiện nay cần lưu ý và đưa ra những giải phápphù hợp đặc biệt với học sinh trung học phổ thông Dư luận xã hội có rất nhiều quanđiểm và các luồng ý kiến về vấn đề các giải pháp phòng chống bạo lực học đường Bộgiáo dục đề nghị các Sở chỉ đạo nhà trường tăng cường giáo dục đạo đức, lối sốngtrong học sinh Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động phổ biến giáo dụcpháp luật, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc gắn liền với thực hiện phong trào thiđua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Chủ động phối hợp chặt vớichính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể và gia đình học sinh trong công tác bảođảm an ninh, trật tự trường học và quản lý giáo dục học sinh Các trường định kỳ tổchức giao ban với công an địa phương để nắm tình hình, kịp thời xử lý các mâu thuẫn,ngăn chặn các biểu hiện vi phạm pháp luật, bạo lực trong học sinh Các địa phươngcần thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn học sinh mang hung khí, chất nổ, chất cháy vàotrong trường học Và đồng thời gia đình, nhà trường cũng nên chủ động phối hợp xử
lý khi có vụ việc xảy ra, báo cáo kịp thời về Bộ GD-ĐT và các cơ quan quản lý cấptrên Bên cạnh đó việc tăng cường sự quan tâm, giáo dục của gia đình định hướng chotrẻ có hướng đi đúng đắn cũng rất quan trọng Nhưng giải pháp này gặp nhiều vấn đềtrong nền kinh tế hiện nay, cha mẹ ít có điều kiện quan tâm đến con cái, buông lỏngquản lý con em mình Vậy nên trên thực tế, các giải pháp đó vẫn chưa mang lại hiệuquả cao, chưa tác động nhiều đến bản thân tâm lý của các em học sinh
Trường THPT Bãi Cháy là một trong những trường có chất lượng đào tạo họcsinh đứng thứ 2 tại tỉnh Quảng Ninh Trong những năm gần đây, theo dư luận phảnảnh hành vi bạo lực của học sinh đang diễn ra cả trong và ngoài trường Nhà trường
đã có những hình thức kỉ luật, đuổi học và xây dựng mạng lưới thông tin trong các em
Trang 4học sinh nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa cao Ban giám hiệu nhà trường đã cónhiều biện pháp khác phối hợp cùng gia đình học sinh, giáo dục ý thức học sinh vàcác cơ quan có chức năng nhằm hạn chế tình trạng trên nhưng hành vi bạo lực giữacác học sinh trong trường vẫn còn tồn tại
Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng bạo lực trong trường THPT Bãi Cháy hiện naynhư thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Gia đình, nhà trường và xãhội đã có những giải pháp như thế nào nhắm hạn chế tình trạng đó? Những giải pháp
đó được nhìn nhận như thế nào từ phía gia đình, nhà trường và bản thân học sinh
Với tất cả những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng bạolực học đường hiện nay” ( nghiên cứu tại trường THPT Bãi Cháy, Thành phố HạLong – Quảng Ninh) hy vọng nghiên cứu này có thể đem lại ý nghĩa thực tế về mặt xãhội
2 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tế.
2.1 Ý nghĩa lý luận
Về mặt lý luận, báo cáo này đã vận dụng hệ thống lý thuyết và cách tiếp cận xãhội học, thông qua đó để tìm hiểu thực trạng, việc áp dụng các biện pháp chống bạolực trong học đường hiện nay tại trường THPT Bãi Cháy Đồng thời tìm hiểu ý kiếncủa huynh học sinh và học sinh về thực trạng, các giải pháp hạn chế bạo lực họcđường Đề tài sẽ góp phần làm rõ một số quan điểm của các lý thuyết xã hội học đạicương; các lý thuyết xã hội học chuyên biệt ( xã hội học gia đình, xã hội học giới, xãhội học giáo dục…) và các lý thuyết xã hội học hiện đại cụ thể là trong bài nghiên cứunày có vận dụng quan điểm của lý thuyết về lý thuyết xã hội hóa cá nhân, lý thuyếtmâu thuẫn, lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 5Những phát hiện được đưa ra từ cuộc khảo sát này sẽ đem lại những thông tin
về việc áp dụng các biện pháp phòng chống, cũng như thấy được những nguyên nhânmới làm nảy sinh tình trạng bạo lực trong học đường tại thời điểm hiện nay
Chỉ trên cơ sở nhận thức khách quan thực trạng của vấn đề này trong trườnghọc chúng ta mới có được các nhìn nhận đúng hơn trong việc giáo dục tư cách, hành
vi của trẻ ở gia đình, nhà trường và toàn xã hội trong thời đại mới
Chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ đem lại những nguồn thông tin hữu ích, mộthình thức truyền thông về phòng chống bạo lực trong trường học hiện nay
3 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay tại trường THPT Bãi Cháy, Thành phố HạLong – Quảng Ninh
3.2 Khách thể nghiên cứu
- Thầy cô giáo dạy trong trường học
- Phụ huynh học sinh
- Học sinh tham gia bạo lực trong trường học
- Học sinh không tham gia bạo lực trong trường học
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh
Thời gian: Tháng 12/2010 – 3/2011
3.4 Mẫu nghiên cứu
* Cơ cấu mẫu định lượng:
Trang 6- Phân định mẫu theo học lực
Trang 7* Cơ cấu mẫu định tính:
Hiệu trưởng/ hiệu phó/ giáo viên nhà trường: 2 mẫu
Phụ huynh học sinh: 2 mẫu Học sinh : 2 mẫu
4 Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng bạo lực trong trường THPT Bãi Cháy hiện nay.
Tìm hiểu những nguyên nhân làm nảy sinh hành vi bạo lực trong trường THPTBãi Cháy hiện nay
Những hậu quả của hành vi bạo lực trong học đường đến trẻ em, gia đình, nhàtrường và toàn xã hội
Tìm hiểu dư luận xã hội về thực trạng và những giải pháp phòng chống bạo lưchọc đường đã được thực hiện
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu:
Dựa trên nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử vàchủ nghĩa duy vật biện chứng
Nghiên cứu giải pháp phòng chống bạo lực trong trường học hiện nay dựa và cơ sởkhoa học của phương pháp duy vật biện chứng, tức là đặt nó trong tác động qua lạivới hoàn cảnh gia đình, nguồn gốc xuất thân, học lực, môi trường giáo dục…
Việc nghiên cứu cũng cần căn cứ vào cơ sở khoa học của phương pháp duy vậtlịch sử, dựa vào quá trình hình thành và phát triển của trẻ
Trang 85.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
Thu thập thông tin thông qua tài liệu ở:
Các tài liệu lưu trữ tại các trường được tiến hành khảo sát điều tra
Các thư viện ; thư viện trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn, phòng tưliệu khoa Xã hội học, khoa Tâm lý học
Các cửa hàng sách, những bài nghiên cứu về phòng chống bạo lực học đường đãđược công bố
Trên các số liệu về học sinh tại thành phố Hạ Long và trên các báo các websidenhư dantri.com, baoquangninh.com.vn, …
* Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi ( định lượng):
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể thu thập thông tin của một nghiên cứu xãhội học thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi và ngườiđược hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiêncứu Căn cứ vào mục tiêu và đối tượng thu thập thông tin, chúng tôi tiến hành haiphương pháp phỏng vấn là phỏng vấn bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu cá nhân
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi được sử dụng để có cơ sở lượng hóahành vi diễn ra bạo lực học đường diễn ra với biểu hiện, hành động, địa điểm …cácbiện pháp phòng chống bạo lực đã và đang được triển khai như thế nào
Phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi đã được chuẩn hóa để đưa racác câu hỏi và ghi nhận lại thông tin từ người trả lời Đây là phương pháp điều tra chủyếu được sử dụng với đối tượng là học sinh độ tuổi vị thành niên đang theo học tạitrường Bảng hỏi được xây dựng cho 150 khách thể, được kết cấu thành 4 phần vớinội dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề dư luận xã hội về hành vi bạo lực trong
Trang 9trường THPT Bãi Cháy đang biểu diện và diễn ra qua những hình thức nào; nguyênnhân chủ yếu dẫn đến hành vi bạo lực; tác động của hành vi bạo lực đó đến bản thânhọc sinh, gia đình, nhà trường và toàn xã hội; những giải pháp phòng chống bạo lựchọc đường.
Thông tin thu được từ bảng hỏi được xử lý trên computer bằng phần mềm xử lýthống kê xã hội học SPSS phiên bản 16.0 for Window
* Phương pháp phỏng vấn sâu (định tính)
Phỏng vấn trực diện dựa trên gợi ý phỏng vấn sâu, dùng băng ghi âm sau đóphân tích Với 1 số trường hợp nhạy cảm ta có thể ghi chép nhanh, sử dụng các kí tựkhi ghi chép, chú trọng các thông tin mang tính nóng, đặc trưng, tiêu biểu của kháchthể
Thời lượng tiến hành phỏng vấn từ 30 đến 40 phút
Liên hệ phỏng vấn theo kiểu mạng xã hội
* Phương pháp quan sát :
Thời gian quan sát được chia làm 2 giai đoạn chính là: Thứ nhất là giai đoạnđiều tra thử: quan sát diễn ra trong thời gian các em theo học ở trường các hành viứng xử với bạn bè các mâu thuẫn có thể xảy ra Thứ hai là giai đoạn quan sát, phỏngvấn sâu cá nhân nhằm thu thập thông tin một cách chân thực nhất
Cách thức quan sát có thể là không tham dự, quan sát bí mật, quan sát có thểlặp lại nhiều lần cho cùng một khách thể Khi quan sát tiến hành ghi chép nhanhnhững biểu hiện hay những dòng hồi tưởng một cách vắn tắt có chất lượng cao
Các tiêu chí quan sát chủ yếu là quan sát đặc điểm hình thể của các học sinhhay đánh nhau và các em thường là nạn nhân của những cuộc đánh nhau đó : tầm vóc,chiều cao, cách ăn mặc, đầu tóc, Thứ hai là quan sát hành vi của các học sinh đótrong lớp học trong cách ứng xử giao tiếp với bạn bè (có thể là quan sát nơi ở của gia
Trang 10đình các em nếu có thể tiếp cận được) Thứ ba là quan sát trực tiếp thái độ của ngườiđược phỏng vấn : học sinh, phụ huynh học sinh, thầy cô giáo, chính quyền địaphương…
6 Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng bạo lực học đường tại trường THPT Bãi Cháy hiện nay đang diễn ratheo nhiều hướng khác nhau, với hình thức, biểu hiện có chiều hướng xấu đi, học sinh
nữ tham gia bạo lực có chiều hướng tăng lên
Nguyên nhân học sinh gây bạo lực là do sự thiếu quan tâm của bố mẹ, giáo viênchủ nhiệm lớp, sự ảnh hưởng của game online đến hành vi của học sinh Học sinhkhông hiểu pháp luật
Biện pháp nhằm hạn chế hành vi bạo lực của học sinh cũng đang mang lạinhững hiệu quả nhất định, có hiệu quả nhất là giải pháp đuổi học có thời hạn nhưngcác giải pháp vẫn chưa giải quyết được hết vấn đề đang tồn tại
Trang 11NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận chung
Vận dụng nguyên tắc lý luận và phương pháp luận của nghĩa duy vật lịch sử vàchủ nghĩa duy vật biện chứng Nghiên cứu biện pháp phòng chống bạo lực học đường
phải dựa vào cơ sở khoa học của phương pháp duy vật biện chứng, đặt nó nằm trong
Hành vi bạo lực của học sinh
Ảnh hưởng đến bản thân học sinh, gia đình,nhà trường và toàn xã hội
Giải pháp phòng chống bạo lực học đường
Trang 12sự tác động qua lại với môi trường mà lứa tuổi đó học tập và sinh sống, Đồng thờicũng phải đặt trong bối cảnh cụ thể, trong tiến trình phát triển của xã hội, trong mốiliên hệ tương tác với hệ thống xã hội tổng thể và các quá trình xã hội khác Một mặt,xem xét nguyên nhân, hệ quả xã hội ngay trong chính bản thân xã hội Mặt khác, phảinhìn nhận sự ảnh hưởng của nhận thức, ý thức xã hội quy định sự hình thành và phát
triển hành vi của học sinh trong trường học.
Các lý thuyết áp dụng
1.1.2.1 Lý thuyết xã hội hóa cá nhân [3]
Thuật ngữ xã hội hóa được sử dụng trong xã hội học để chỉ quá trình chuyểnbiến từ chỉnh thể sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnhthể đại diện của xã hội loài người Đây chính là quá trình xã hội hóa cá nhân [2]Trong quá trình xã hội hóa cá nhân khẳng định được tính tích cực, sáng tạo của bảnthân mình Cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần là chỉ tiếp xúc, thunhận những kinh nghiệm xã hội mà còn chuyển nó thành cái của mình Trong quá
trình tác động này cá nhân và môi trường có sự ảnh hưởng qua lại với nhau Môi
trường xã hội hóa là nơi các cá nhân thực hiện hoạt động sống của mình, nơi này nhâncách của bản thân con người được xây dựng hình thành và phát triển Môi trường xãhội hóa đó là gia đình, trường học và các tổ chức trước tuổi đi học, các nhóm thànhviên, thông tin đại chúng Mỗi cá nhân hoàn thiện bản thân trong môi trường chínhthức và không chính thức
Trẻ em trong độ tuổi vị thành niên là độ tuổi có nhiều biến động về tâm lý,hành động còn sốc nổi Môi trường xã hội hóa của trẻ em trong độ tuổi này là giađình, nhà trường và các thông tin đại chúng Các thông tin khác nhau ảnh hưởng đếntrẻ vị thành niên, nếu không có sự chọn lọc luồng thông tin thì quá trình xã hội hóa sẽ
gặp phải nhiều vấn đề Gia đình giúp trẻ hình thành những giá trị, khuôn mẫu đầu tiên
của bản thân sau đó là nhà trường giúp trẻ có kiến thức phông nền về cuộc sống, trong
Trang 13quá trình này bản thân cá nhân thực hiện thêm rất nhiều sự tương tác và các mối quan
hệ Và trong xã hội hiện đại chúng ta không thể không kể đến sự ảnh hưởng đến quátrình xã hội hóa là nguồn thông tin đại chúng cung cấp cho các cá nhân những địnhhướng và các quan điểm đối với các sự kiện và những vấn đề xảy ra trong cuộc sốnghàng ngày
Như vậy, chúng ta thấy rằng nếu như trẻ vị thành niên trong môi trường xã hộihóa không tốt thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển, hoàn thiện nhân cách Sự giáo dụccủa gia đình, nhà trường giúp cho trẻ định hướng đi đúng đắn, khi mà xã hội ViệtNam có nhiều biến động mạnh về kinh tế - xã hội Nguồn thông tin đại chúng đặc biệt
là nguồn thông tin trên mạng không có sự kiểm soát và chọn lựa thông tin thì có thể
sẽ không tự định hướng được bản thân
1.1.2.2 Lý thuyết mâu thuẫn [3]
Theo quan niệm của Park, sự mâu thuẫn và cạnh tranh là một hiện tượng của lốisống xã hội, là đặc trưng của mối quan hệ giữa cá nhân và các nhóm xã hội Ông cũngcho rằng mâu thuẫn không chỉ xảy ra giữa các nhóm mà còn diễn ra giữa các cá nhântrên cùng một thang bậc, cùng một tầng lớp của cấu trúc phân tầng xã hội [3] Do đó
mà mâu thuẫn hoàn toàn có thể nảy sinh bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào Và hình thức đểcon người giải quyết những mâu thuẫn của bản thân mình có thể là nói chuyện, hòagiải đó là đối với phần đông những người trong xã hội đã được hình thành, nhận thứcmột cách đầy đủ và đúng đắn về bản thân mình có khả năng kiểm soát hành vi cánhân cao Nhưng với tầm tuổi thanh thiếu niên thì điều đó hoàn toàn là không dễdàng Vì vậy, hành vi bạo lực đánh nhau xuất phát từ những mâu thuẫn với nhau làđiều đã và đang xảy ra Mâu thuẫn đó có thể nảy sinh từ một cá nhân với cá nhânnhưng cũng có thể là cá nhân và nhóm xã hội
Vì vậy ta có thể nhận thấy rằng trong việc giải quyết các mâu thuẫn thì nhiềutác giải chủ trương phê phán đấu tranh chứ không thỏa hiệp Trong quá trình giảiquyết mâu thuẫn thì hệ các giá trị và các chuẩn mực văn hóa được coi là vũ khí
Trang 14phương tiện đấu tranh vô cùng lợi hại Nhưng hiện nay trong giới học sinh chúng tathấy rằng những chuẩn mực văn hóa giá trị xã hội đó đã dần không có chỗ đứng đốivới những học sinh có hành vi bạo lực Phái nữ giới nói chung hay nói ngắn gọn hơn
là các em nữ sinh vẫn thường được coi là phái yếu chân yếu tay mền nhưng hiện nayđang có những hành vi trái lại với điều đó Gia đình, nhà trường hay chính bản thânchúng ta đều có những ý kiến không tốt về hành vi của nữ học sinh đánh nhau, làmnhục bạn Điều đó cho ta thấy rằng hiện nay khi nảy sinh mâu thuẫn thì các hệ thốnggiá trị chuẩn mực xã hội không còn được dùng làm thước đo để giải quyết
Nguồn gốc của mâu thuẫn là các hiện tượng tâm lý nó xuất phát từ trạng tháicảm xúc của con người Tâm lý con người nảy sinh những trạng thái cảm xúc làm chongười ta không thể kiểm soát được bản thân hành động của họ, hay chính họ cũngnhận ra sự thay đổi trong trạng thái cảm xúc của mình nhưng cố tình hành động theotrạng thái cảm xúc không đúng đó Học sinh ngày nay, ngay từ cấp THCS đến cấpTHPT đều nảy sinh rất nhiều hiện tượng tâm lý cảm xúc khác nhau Đó là những cảmxúc tâm lý tự nhiên hay do chính những quan hệ trong xã hội tạo nên cho các em Tất
cả đều có thể là nguyên nhân làm nảy sinh những mâu thuẫn, đó chỉ là sự đố kị, khóchịu khi nhìn thấy nhau, tình cảm lứa đôi…
Mâu thuẫn xảy ra giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực chứ không phải thảo hiệpthì sau những hành vi bạo lực đó mâu thuẫn có được giải quyết hay không? Có phânđịnh được ai là người thắng cuộc hay không ? Chúng ta đều không thể biết cũngkhông thể lý dải hành vi đó cũng như hậu quả của nó để phân định ai đúng ai sai Vàhành động trả thù là điều mà chúng ta thường hay thấy xuất hiện, dó đó mà mâu thuẫnvẫn tiếp tục, vẫn tồn tại và không có hướng giải quyết Như vậy ta thấy rằng hành vibạo lực trong học sinh xuất phát từ những mâu thuẫn ngày càng gây ra sự lo lắng chogia đình, nhà trường và toàn xã hội Mâu thuẫn sẽ thúc đẩy phát triển xã hội hay chỉ làchất xúc tác cho sự gắn kết các cá nhân trong xã hội khi mâu thuẫn được giải quyếtdựa trên những giá trị văn hóa, những chuẩn mực xã hội của con người
Trang 151.1.2.3 Thuyết hành vi lựa chọn hợp lý
Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc, tính toán
để ra quyết định sử dụng loại phương tiện tối ưu trong số những điều kiện có để đạtđược mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực
Thuyết Lựa chọn hành vi hợp lý dựa trên tiên đề cho rằng con người luôn hànhđộng một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực mộtcách hợp lý nhằm đạt hiệu quả tối đa vơi chi phí tối thiểu Theo Marx, mục đích tựgiác của con người là quy luật quyết định toàn bộ cấu trúc, nội dung, tính chất củahành động và ý chí của con người [3]
Áp dụng Lý thuyết lựa chọn hành vi hợp lý vào vấn đề nghiên cứu ta thấy:trong hành vi bạo lực học đường, học sinh thực hiện hành vi của mình cũng có sự lựachọn cân nhắc xem là hành động thảo hiệp hay sử dụng bạo lực là có hiệu quả và cóthể giải quyết mâu thuẫn của cá nhân mình Và khi lựa chọn hình thức bạo lực thì lạilựa chọn xem việc xử dụng hình thức bạo lực nào đấm, đá, tát, hay các dụng cụ có thểgây thương tích…
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Vấn đề “dư luận xã hội” đã và đang là đề tài được các nhà khoa học quan tâm vànghiên cứu Dư luận xã hội có vai trò quan trọng đối với cá nhân, con người và vớitoàn xã hội
Trang 16Ngày 26/1/2008, Viện Nghiên cứu dư luận xã hội (Ban Tuyên giáo T.Ư) đã
ra mắt tại Hà Nội Theo quyết định thành lập, Viện Nghiên cứu dư luận xã hội có nhiệm vụ nắm bắt, phân tích, tổng hợp và phản ánh nhanh dư luận của các tầng lớp nhân dân trước những vấn đề, sự kiện quan trọng trong nước và trên thế giới, đặc biệt là trước các chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước
Trong những năm gần đây vấn đề dư luận xã hội về thực trạng trong giáo dục ngày càng được quan tâm và đặc biệt chú ý đến Dư luận xã hội đã và đang
có những vai trò ngày càng quan trọng, có tác động không nhỏ lên mọi mặt của đời sống xã hội Thực trạng bạo lực học đường hiện nay đang là vấn đề được dư luận xã hội đang trở nên phổ biến và được dư luận xã hội quan tâm và báo động.
Tác giả Nguyên Đức với bài: “ Bạo lực học đường xuất phát từ … game online?” [4] chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của học sinh xuất phát
từ game online bởi các trò chơi mang tính chất bạo lực cao Bộ trưởng VH – TT&DL Hoàng Anh Tuấn “vất vả” với các câu hỏi của đại biểu QH Bộ trưởng cho rằng: Nguyên nhân do chúng ta hội nhập, bên cạnh việc tốt cũng không tránh khỏi những sự độc hại tràn vào làm làm vẩn đục môi trường văn hóa Bên cạnh đó, công tác giáo dục chưa tốt và các văn bản pháp quy, các quy định về hành vi ứng xử chưa chặt chẽ cũng làm trầm trọng thêm vấn đề này Bài báo cũng nêu lên được quan điểm của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân về thực trạng bạo lực học đường: Game “đen” tạo nên xu hướng bạo lực” Phó thủ tướng cho biết: “ chúng tôi đã cho kiểm tra và thấy, 77% trò chơi game hiện nay
là đánh nhau, giết người, 9% là cờ bạc, chỉ 14% là có yếu tố tích cực” Với những số liệu mà phó thủ tướng đưa ra thì cũng có rất nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc Hội về vấn đề này Tuy nhiên thì vấn đề giải pháp phòng chống bạo lực học đường vẫn chưa được nêu ra một cách chi tiết mà mới chỉ dừng lại ở thảo luận để đưa vào thực hiện thì còn phải trải qua thời gian khá dài nữa.
Trang 17Trong bài: “Thực trạng bạo lực học đường - ngày càng nóng” [5] tác giả Nguyên Minh có nêu lên thực trạng của tình trạng bạo lực trong trường học hiện nay Các hành vi bạo lực xuất hiện trong và ngoài trường học ngày một tăng, từ đầu năm học 2009 – 2010 cả nước có khoảng 16000 vụ học sinh đánh nhau Các
nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách, cảnh cáo và buộc thôi học có thời hạn (3ngày, 1 tuần, 1 năm học) Nhưng các biện pháp đó chưa mang lại hiệu quả cao vì sauthời gian nghỉ học đó thì trẻ chưa có sự thay đổi về nhận thức và tiếp tục có nhữnghành vi bạo lực Tác giả đã nêu lên một số các biện pháp phòng chống bạo lực họcđường của nhà trường tuy nhiên thì kết quả của những biện pháp đó không đáng kể,thực trạng bạo lực học đường vẫn đang diễn ra theo chiều hướng tăng lên Tuy nhiênthì tác giả vẫn chưa nêu ra được những nguyên nhân cơ bản của bạo lực học đường,biện pháp để giải quyết thực trạng này
Tác giả Lê trang đã có bài: “Học sinh ngày càng có xu hướng xử sự kiểu bảnnăng” [6] cũng đã đưa ra những ý kiến mới về vấn đề bạo lực trong trường học quacuộc trao đổi với Ths tâm lý Phạm Mạnh Hà, PGĐ Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm líĐHQG Hà Nội Theo ông thì thực trạng bạo lực học đường hiện nay rất đáng báođộng, nó thể hiện sự lỏng lẻo về thiết chế văn hóa, về phương pháp giáo dục trong nhàtrường và gia đình, sự lệch chuẩn trong suy nghĩ của trẻ Yếu tố quyết định đến hành
vi của trẻ là sự kết hợp của cả ba yếu tố đó là: gia đình, nhà trường và xã hội Ôngcũng đưa ra được một giải pháp định hướng để ngăn chặn và đẩy lùi thực trạng bạolực học đường đó là cần có nhà tâm lý học đường trong trường học đây là một biệnpháp mới Tuy nhiên thì với thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay thìgiải pháp đó mang tính lâu dài và việc áp dụng vào thực tế thì còn nhiều điểm cầnquan tâm
Thực trạng bạo lực học đường đang được dư luận quan tâm đặc biệt là tronggiai đoạn hiện nay những biểu hiện của bạo lực học đường ngày càng phức tạp Hiệntượng nữ sinh đánh hội đồng Thực trạng bạo lực học đường những con số biết nói
Trang 18Ths Phạm Phúc Thịnh đã đưa ra các thống kê cho thấy rằng thực trạng bạo lực họcđường được dư luận xã hội quan tâm: Nếu bạn vào trang google và gõ vào ô tìm kiếm
từ khóa “nữ sinh đánh nhau” thì trong thời gian 0,28 giây bạn sẽ có được kết quả là1.830.000 kết quả, nếu tìm kiếm theo từ khóa “video nữ sinh đánh nhau” và giới hạncho các trang từ Việt Nam thì trong thời gian 0,30 giây bạn sẽ có được 97.000 kếtquả, Ông viết: về địa điểm xảy ra sự việc, có thể thấy địa điểm được chọn để thựchiện hành vi bạo lực là bất cứ nơi nào, từ trong lớp học, sân trường, nhà vệ sinhtrường học, đường phố, công viên v.v điều này cho chúng ta thấy được hành vi sửdụng bạo lực của các em không chỉ giới hạn trong trường học mà có thể xảy ra mọinới, mọi lúc, và có thể nói rằng, dấu hiệu này báo động cho toàn thể xã hội một nguy
cơ lớn hơn đang dần hình thành trong giới trẻ ngày nay đó là sự coi thường trật tự kỷcương của xã hội, các em không biết “sợ” là gì” Tuy nhiên thì giải pháp đưa ra đểgiải quyết vấn đề này chưa được đưa ra, ý kiến của dư luận xã hội về thực trạng nàychưa được đưa ra
Trên thực tế đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về dư luận xã hội với thực trạngbạo lực học đường; nghiên cứu dư luận xã hội về tình trạng dạy thêm, học thêm; tìnhtrạng gian lận học đường… tuy nhiên thì chưa có một cuộc điều tra nghiên cứu cụ thểnào về dư luận xã hội với các giải pháp phòng chống bạo lực học đường hiện nay Cácgiải pháp phòng chống bạo lực học đường chỉ được đưa ra và áp dụng mà những kếtquả và tính khả thi của nó thì mới chỉ được đề cập rất ít, ý kiến của dư luận xã hộichưa được nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu này thì chúng tôi sẽ tập trung chỉ rõ thực trạng của bạolực học đường; giải pháp để giả quyết thực trạng bạo lực học đường do nhà trường và
dư luận xã hội đưa ra; một số giải pháp mới để giải quyết và ngăn chặn thực trạng bạolực học đường; tổng hợp ý kiến của dư luận xã hội đối với thực trạng bạo lực họcđường; với các giải pháp phòng chống bạo lực học đường
Trang 191.3 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.3.1 Một vài nét về điều kiện kinh tế - xã hội tại thành phố Hạ Long –
Quảng Ninh
Quảng Ninh nằm vào khoảng 20040’ đến 21044’ vĩ độ Bắc, và từ 106035’ đến
1080 31’ độ kinh Đông, có diện tích là 7076 km2 với chiều dài hơn 300 km, rộng hơn
100 km Quảng Ninh còn là cửa ngõ thông ra biển của vùng đồng bằng sông Hồng,trung du và miền núi phía Bắc Do đó, Quảng Ninh mở rộng giao lưu phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội với mọi miền trong cả nước và quốc tế, thông qua đường biển trởthành đầu mối giao lưu buôn bán xuất nhập khẩu và mở rộng kinh tế đối ngoại QuảngNinh là tỉnh miền núi, trung du ven biển, có nhiều đảo chiếm khoảng 13% diện tíchtoàn tỉnh với hàng nghìn hòn đảo
Thành phố Hạ Long nằm ở phía Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ, cách Hà Nội 165 km vềphía Tây Nam, cách Hải Phòng 60 km về phía Tây Thành phố nằm ở giữa trung tâmtỉnh Quảng Ninh
Thành phố Hạ Long gồm 18 phường và 2 xã, cùng với thuận lợi về đường bộ;đường sắt và các tuyến đường bộ, đường sông và một số cảng biển cho phép giao lưuthuận lợi với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng, các tỉnh miềnnúi phía Bắc và biên giới của tỉnh Đặc biệt với hệ thống đường biển và cảng biển, HạLong là cửa ngõ quan trọng của các tỉnh miền Bắc trong việc giao lưu với các nướctrong khu vực quốc tế, nhất là với Trung Quốc
Quảng Ninh có tiềm năng phát triển kinh tế đa dạng, tài nguyên khoáng sảnphong phú với trữ lượng khoảng 3 tỉ tấn Bên cạnh đó Quảng Ninh còn còn có trữlượng cát trắng rất lớn, hàm lượng silic trên 90% đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu chocông nghệ thủy tinh cao cấp Nhiều đất sét để làm gạch ngói, gạch trang trí có chấtlượng cao, nhiều đá vôi để làm ximăng, cao lanh, gốm sứ… Diện tích rừng của QuảngNinh là 193,231 ha với những loại cây đặc sản: thông, quế, hồi, xamu , phát triểnngành nuôi trồng và chế biến lâm sản
Trang 20Hạ Long là thành phố trẻ có thế mạnh về công nghiệp khai thác và dịch vụ dulịch, có điều kiện địa lý địa hình và đặc điểm tự nhiên khá thuận lợi cho việc pháttriển kinh tế xã hội Thành phố Hạ Long có nhiều loại tài nguyên khoáng sản, chủ yếu
là than đá với 592 triệu tấn, đá vôi có trữ lượng 1,3 tỉ tấn; công nghệ đất sét tốt nhất đểsản xuất ra những loại sản phẩm đất nung có mặt trên thế giới với khoảng 41,5 triệum3
Hạ Long có một vịnh biển dài 1500 km với hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ Vịnh
Hạ Long 2 lần được thế giới công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị ngoạihạng của cảnh quan và giá trị địa chất, địa mạo thu hút khách du lịch trong và ngoàinước đến thăm quan Nhiều vùng nước sâu, kín gió thuận lợi cho việc phát triển hệthống cảng biển và công nghiệp đóng tàu Bờ biển dài thích hợp với nhiều giống hảisản phong phú và quý hiếm, là cơ sở cho ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản
Mật độ dân cư trung bình hơn 500 người/ km2, có nhiều trường trung học phổthông và trung học cơ sở trên địa bàn thành phố 100% số xã phường được công nhậnxoá mù chữ và phổ cập tiểu học Thành phố cũng là nơi tập trung nhiều trường học,cao đẳng, trung tâm hướng nghiệp và dạy nghề
Thành phố Hạ Long là nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền,các đoàn thể xã hội của tỉnh
Về công tác giáo dục, thực hiện Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI đề
ra định hướng và giải pháp phát triển giáo dục đào tạo ở tất cả các ngành học, cấp họcnhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và góp phần thực hiện chiến lược conngười trong giai đoạn cách mạng mới Mạng lưới trường lớp được quy hoạch hợp lý,đến nay mỗi xã, phường đã có từ một đến bốn trường học phổ thông, số lớp này và tỷ lệhuy động học sinh đến trường tăng qua các năm học đặc biệt số học sinh vào trung học
cơ sở và phổ thông tăng, số lượng cán bộ giáo viên cũng được tăng cường, chất lượngdạy và học luôn được coi trọng Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng đã được quan tâmchỉ đạo và tổ chức triển khai ở tất cả các cơ sở mầm non bằng nhiều hình thức, tỷ lệ trẻđến trường trong độ tuổi nhà trẻ ngày càng nâng cao, cơ sở vật chất các trường lớp
Trang 21được tăng cường Thành phố đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng
độ tuổi
Công tác công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, phục vụ thông tin kịp thời,
số máy điện thoại trang bị trên 100 dân qua các năm được nâng lên và cao hơn nhiều
Quá trình hội nhập kinh tế thế giới, hiện đại hóa đất nước mang lại cho đătnước nhiều thành tựu phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội Sự phát triển đó thúc đẩy
sự phát triển kinh tế cả nước nói chung và các vùng kinh tế trọng điểm nói riêng Cácvùng có điều kiện đẩy mạnh sự phát triển của địa phương mình
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009,dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người [7] Quảng Ninh xếp thư 5 cả nước
về thu ngân sách nhà nước (2010)
Mặc dù đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây về tốc độtăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội nhưng Quảng Ninh đang gặp không ít nhữngkhó khăn hay hạn chế về xã hội, dân cư, trường học… Tỷ lên thanh thiếu niên viphạm phạp pháp luật có chiều hướng gia tăng
Quảng Ninh hiện có khoảng 60 trường THPT [8], trong đó có 11 trường nằmtrên địa bàn thành phố Hạ Long Điều này cho chúng ta thấy số lượng học sinh đangtheo học tại cá trường THPT tại Hạ Long Pháp- Quảng Ninh là tương đối lớn, đem lạinhững khó khăn nhất định cho quá trình quản lý giáo dục
1.3.2 Một vài nét về trường THPT Bãi Cháy
Trường THPT Bãi Cháy là một trường với hơn 1000 học sinh đang theo học và
có khoảng 50 giáo viên giảng dạy tại trường Trường với 3 dãy học chính cho họcsinh ngoài ra còn có khu thể dục khu nghỉ cho giáo viên riêng Khu dành cho bangiám hiệu ở một dãy nhà riêng
Ban giám hiệu nhà trường đang tích cực nâng cao hiệu quả giảng dạy tạitrường, với nhiều giải pháp nhằm hạn chế hành vi bạo lực của học sinh Trường có hệ
Trang 22thống hàng rào bao quanh, một công chính vào trường và một cổng phụ, phòng bảo vệnằm gần cổng trường.
Trường có 3 người làm công tác bảo vệ trường, quản giáo học sinh Trường cómột khu căng tin nằm ngay trong trường, nằm gần khu nghỉ chờ của giáo viên
Trường tổ chức nhiều hoạt động nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh, cáchoạt động trong các ngày lễ lớn 20/11,26/03,8/03,26/03… Năm học 2010 – 2011trong kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh, học sinh Nhà trường đạt 30 giải, tăng 14 giải sovới năm học 2009 – 2010 [9] Trường có web liên hệ với nhiều thông tin phong phú
về trường, học sinh, giáo viên, các hoạt động và diễn đàn tâm sự mang lại nhiều hiệuquả Tuy nhiên, ban giám hiệu nhà trường vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việcquản lý học sinh, thay đối hành vi nhận thức của các em học sinh hư trong trường
1.4 Khái niệm công cụ
1.4.1 Khái niệm “Dư luận xã hội”
Dư luận xã hội là một thuật ngữ được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến Tuynhiên, trong lịch sử cũng như hiện tại, khái niệm về dư luận xã hội vẫn đang trong quátrình hoàn thiện, và nhìn chung, hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa đưa ra một kháiniệm thống nhất về dư luận xã hội
Từ những lập trường khác nhau, khái niệm Dư luận xã hội cũng gây ra những tranhcãi Dư luận xã hội là một hiện tượng xã hội phức tạp, do đó khó có thể liệt kê hết nộihàm của nó trong vài dòng định nghĩa ngắn gọn
Từ điển Xã hội học – Thanh Lê (nhà xuất bản khoa học xã hội) có định nghĩa : Dưluận xã hội là một hiện tượng tâm lý xã hội thông qua sự phán xét, đánh giá của quầnchúng về những vấn đề mà họ quan tâm [10]
Theo B.K.Phaderrin – người Nga thì “ Dư luận xã hội là tổng thể các ý kiến, trong
đó chủ yếu là các ý kiến thể hiện sự phán xét, đánh giá, sự nhận định ( bằng lòng hoặckhông bằng lòng ) phản ánh ý nghĩa của các thực tế, quá trình, hiện tượng, sự kiện đốivới các thể chế, giai cấp xã hội nói chung và thái độ công khai hoặc che đậy của các
Trang 23nhóm xã hội lớn nhỏ đối với những vấn đề của cuộc sống xã hội có động chạm tới cáclợi ích chung của họ”.
Theo A.K.Uledop “ Dư luận xã hội là sự phán xét thể hiện sự đánh giá và thái độcủa mọi người đối với các hiện tượng của đời sống xã hội” [11]
Theo trung tâm nghiên cứu Dư luận xã hội thuộc Ban Tư tưởng Văn hóa Trungương ( nay là Ban Tuyên giáo trung ương ): “Dư luận xã hội là tập hợp các luồng ýkiến cá nhân trước các vấn đề, sự kiện, hiện tượng có tính thời sự”
Theo Tác giả Lưu Minh Trị trong cuốn “ 1 số vấn đề về công tác tư tưởng vànghiên cứu Dư luận xã hội ở Hà nội” dẫn ra định nghĩa “ Dư luận xã hội là các tậphợp ý kiến cá nhân giống nhau có thành phần chủ yếu là phán xét, đánh giá nó phảnánh tâm tư, nguyện vọng, ý chí của các nhóm xã hội nhất định đối với các sự kiện,hiện tượng, vấn đề xã hội có động chạm tới lợi ích các chuẩn mực giá trị của họ”.Như vậy, hầu hết các tác giả định nghĩa Dư luận xã hội đều thống nhất rằng: Dưluận là sự phán xét, sự đánh giá, sự biểu thị thái độ của một nhóm người, một cộngđồng người trong xã hội đối với các vấn đề, các sự kiện có liên quan trực tiếp hoặcgián tiếp đến lợi ích của họ Đó có thể là những lợi ích về vật chất cũng có thể lànhững lợi ích liên quan đến đời sống tinh thần, bao gồm cả chính trị, văn hóa, tôngiáo…
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thì khái niệm Dư luận xã hội được hiểu nhưsau : “ Dư luận xã hội là các tập hợp ý kiến cá nhân giống nhau có thành phần chủ yếu
là phán xét, đánh giá nó phản ánh tâm tư nguyện vọng , ý chí của các nhóm xã hộinhất định đối với các sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội có động chạm đến lợi ích, cácchuẩn mực giá trị hay lợi ích cho họ” [12]
1.4.2 Khái niệm “Bạo lực học đường”
Trang 24Trong thời gian gần đây, nhiều vấn đề liên quan đến văn hoá học đường, đến chấtlượng giáo dục đạo đức trong nhà trường đang được dư luận xã hội quan tâm, trong
đó hiện tượng “bạo lực học đường” là tiêu điểm gây sốc không chỉ với phụ huynh,nhà giáo mà còn với lãnh đạo các cấp Có nhiều luồng ý kiến bàn luận về Bạo lực họcđường dưới các góc độ khác nhau của (tâm lý học, xã hội học, pháp luật, đạo đức, vănhoá, giáo dục )
Chúng ta có thể hiểu “Bạo lực chính là những hành động dẫn đến hay có khả năngdẫn đến những tổn thất về mặt thể chất, tinh thần, văn hóa, xã hội cho người chịu bạolực” Hay theo từ điển Tiếng việt – Viện ngôn ngữ học thì “Bạo lực chính là đùng sứcmạnh để lấn áp hoặc lật đổ”
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đedoạ, khủng bố người khác (thường xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò hoặcngược lại), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gâytổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm sinh lý cho những đối tượng trựctiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những aiquan tâm tới sự nghiệp giáo dục
Dựa vào kết quả phân tích, tổng quan từ nhiều những tài liệu về Bạo lực học đường
và kết quả điều tra thực tiễn đối với các khách thể Trong đề tài này, để làm cơ sở tiếnhành tìm hiểu một cách thống nhất, chúng tôi sẽ nghiên cứu Bạo lực học đường theokhái niệm sau:
“Bạo lực học đường” là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường giáo dục “Bạo lực học đường” là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể thi hành có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường hay giữa thầy với trò hoặc ngược lại Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người
bị hại cảm thấy bất tiện được xem là Bạo lực học đường.
1.4.3 Khái niệm “Vị thành niên”
Trang 25Thời kỳ Vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ lứa tuổi thơ ấu đến tuổi trưởngthành, thuật ngữ Vị thành niên ám chỉ nhiều hơn đến các đặc điểm tâm lý xã hội vànhân cách của thanh thiếu niên, bao gồm cả hai giới, giới Nam và giới Nữ về mặtsinh lý Vị thành niên là giai đoạn đang lớn, dậy thì và có sự trưởng thành về tình dục.
Về mặt tâm lý xã hội, Vị thành niên là lứa tuổi có những biến đổi nội tâm phức tạp, ítphụ thuộc hơn về mặt kinh tế, muốn tự khẳng định mình
Về độ tuổi vị thành niên, theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì lứatuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên Thanh niên trẻ là lứa tuổi 19 - 24 tuổi.Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành niên - thanh niên của khốicộng đồng chung châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) lấy độ tuổi
15 - 24 tuổi Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi Thanh niên là từ
16 - 24 tuổi Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi Về mặtluật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi Hội KHHGĐVN xác định vị thành niên - thanhniên là 10 - 24 tuổi
Vị thành niên:10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi
Giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi
Trong đề tài này, thuật ngữ “Vị thành niên” được dùng để chỉ nhóm đối tượng làlớp người từ 10-18 tuổi Đây nhóm đối tượng diễn ra rất nhiều thay đổi về tâm sinh lýlứa tuổi dậy thì, đồng thời chịu sự chi phối của các mối quan hệ trong cuộc sống vànhững tác động mạnh mẽ của những yếu tố xã hội Điều đặc biệt là các em có tâm lýmuốn làm người lớn, thích sống độc lập, thích tự khẳng định mình
Trang 26CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2 Thực trạng bạo lực học đường tại trường THPT Bãi Cháy
2.1 Quan niệm của học sinh về bạo lực học đường
Theo kết quả nghiên cứu mà chúng tôi thu được thì phần lớn số học sinh được hỏihiểu thế nào về bạo lực học đường đều cho rằng: Bạo lực học đường là học sinh đánhnhau, gây tổn thương thân thể nhau, chiếm tới 74.8%; 30.8% cho rằng bạo lực họcđường là giáo viên đánh học sinh; 27,9% cho rằng bạo lực học đường là nói xấu bạn,làm mất danh dự bạn, gây sợ hãi, xúc phạm nhau Thực chất những quan niệm đó chỉ
là một phần của bạo lực học đường, mà trong đó nó xuất hiện nhiều dưới hình thức làhọc sinh đánh nhau gây tổn thương thân thể nhau, xúc phạm nhân phẩm Chúng tôi đãkhảo sát về nhận thức của học sinh THPT về nhận thức hành vi bạo lực học đường vàbên cạnh đó đưa ra một số lí giải, phân tích “hành vi bạo lực học đường” giúp một sốtrường hợp học sinh hiểu rõ hơn về hành vi bạo lực học đường và hậu quả của nó.Mối tương quan nhận thức về bạo lực học đường giữa nam và nữ không có sựkhác biệt, chêch lệch khi &= 2.8%, học sinh nam và nữ đều nhận thức: Bạo lực họcđường là học sinh đánh nhau, gây tổn thương thân thể nhau, những con số trên chothấy sự nhận thức về bạo lực học đường của học sinh nói chung là chưa đầy đủ, chưasâu sắc, mới chỉ thấy được một mặt của bạo lực học đường, vì vậy mà xã hội nóichung và gia đình, nhà trường cần phải có những bài học giáo dục, phổ biến kiến thức
cơ bản cho học sinh nhằm nâng cao hiều biết của học sinh cũng như nhằm giảm thiểu
và đẩy lùi hành vi bạo lực học đường
2.2 Quan niệm của học sinh về thực trạng bạo lực học đường
Cùng với sự phát triển của xã hội những luồng văn hóa mới du nhập vào đời sống
xã hội và chịu tác động trực tiếp và nhiều nhất chính là học sinh hiện nay đặc biệt làhọc sinh THPT Môi trường nhà trường là nơi để giáo dục và khuyến khích học sinhhọc tập và phát triển thì lại có một thực tế đáng buồn, theo kết quả nghiên cứu tạitrường THPT Bãi Cháy thì có tới 91.8% học sinh đã chứng kiến hiện tượng bạo lực
Trang 27học đường, số còn lại chưa chứng kiến không phải do không có hiện tượng này trongtrường học mà là vì nó diễn ra quá nhanh, chứng tỏ thực trạng bạo lực học đường đã
và đang tồn tại trong môi trường giáo dục
Biểu đồ 1: Mức độ chứng kiến bạo lực của học sinh
Trước thực tế đó thì nhóm nghiên cứu tìm hiểu và thu được một kết quả đáng chú
ý là có 75.3% quan tâm và lo lắng trước thực trạng bạo lực học đường, số còn lại24.7% số học sinh được hỏi không quan tâm hay lo lắng trước thực trạng bạo lực họcđường
Trang 2875.3%
Không quan tâm, lo lắng Quan tâm,
lo lắng
Biểu đồ 2: Thái độ của học sinh trước thực trạng bạo lực học đườn
Thực tế cho thấy số học sinh trả lời là không quan tâm, lo lắng gì trước thực trạngbạo lực học đường chiếm tới gần ¼ chính vì vậy mà nhà trường và giáo viên phải cónhững giờ học hay có những biện pháp khác nhằm giáo dục nhằm giúp học sinh hiểu
rõ hơn về bạo lực học đường và vai trò và trách nhiệm của bản thân mỗi học sinh, cần
có những hành động cụ thể nào khi thấy hiện tượng bạo lực học đường xảy ra Kếtquả là khi hiện tượng bạo lực học đường xảy ra thì số học sinh này sẽ có hành động làkhông quan tâm, bỏ đi, không có hành động gì, chỉ đứng xem
Tương quan giữa độ tuổi và đánh giá của học sinh về bạo lực học đường: kết quảthu được khi tiến hành khảo sát thì có tới 87.9% học sinh lớp 10 quan tâm lo lắng tớithực trạng bạo lực học đường, nguyên nhân có thể do tâm lí mới lên, sợ các anh chịlớp trên, càng lên lớp cao hơn thì mức độ quan tâm lo lắng càng giảm đi phải chăng là
do bản thân mỗi học sinh đã quen dần với thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra
và tồn tại trong môi trường học tập
Trang 292.3 Hành động của học sinh trước hành vi bạo lực học đường
Nghiên cứu thu được kết quả sau:
Biểu đồ 3: Hành động của học sinh khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường
Theo kết quả nghiên cứu số học sinh trong trường khi chứng kiến hành vi bạo lựchọc đường thì chủ yếu là đứng xem 75% con số này nói lên một thực trạng đáng báođộng trong học sinh hiện nay: thái độ thờ ơ mặc cho hành vi bạo lực xảy ra Bên cạnh
đó một số khác lại reo hò, cổ vũ cho các bạn học sinh gây bạo lực 14.6% một con sốcũng không hề nhỏ, cho thấy một điều nữa là nhận thức của các em còn hạn chềkhông nhận thức được hậu quả, tác hại của hành vi bạo lực học đường Tuy nhiên thìkết quả nghiên cứu thu được 24.6% thông báo cho ban quản lí, bảo vệ, giáo viên…
và có 15.4% có hành động là can ngăn Như vậy bên cạnh những học sinh không cóbiểu hiện hành động nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực học đường thì vẫn có những họcsinh ý thức được hậu quả và trách nhiệm của bản thân Cần có những biện pháp tích
Trang 30cực hơn nữa nhằm giáo dục ý thức, trách nhiệm cho các em, nhận thức được các vấn
đề bởi các em là chủ nhân tương lai của đất nước sau này Nếu như phần lớn các emkhông phải là đứng xem mà quan tâm, gần gũi với bạn của mình hơn thì sẽ không đểxảy ra những xích mích, hiểu lầm giữa các học sinh với nhau, sẽ không dẫn đến hành
vi bạo lực gây ra những hậu quả không mong muốn cho cả hai phía Trách nhiệm vềvấn nạn này không phải của riêng mình ai, mà là của toàn xã hội Không chỉ phụthuộc vào riêng một người, một cơ quan, nhưng hơn ai hết những người gần gũi các
em chính là những nhân tố quan trọng nhất, gia đình, người thân, bạn bè, thầy cô giáo
là những người có vai trò và trách nhiệm đối với các em Hơn nữa giai đoạn này đang
là giai đoạn phát triển tâm lý có ý nghĩa lớn trong quá trình hình thành nhân cách chotrẻ em
Dư luận xã hội đã và đang bức xúc với một thực trạng đáng buồn là thực trạng nữsinh đánh nhau xuất hiện và ngày một gia tăng trong những năm gần đây Theonghiên cứu của chúng tôi thống kê được cho kết quả đáng báo động là có tới 68.9% sốhọc sinh trong mẫu được hỏi trả lời rằng thỉnh thoảng chứng kiến hành vi bạo lực củacác học sinh nữ, 22.2% thường xuyên chứng kiến, số chưa chứng kiến nhưng nghenói đến chiếm 5.9%, số chưa chứng kiến và chưa nghe nói đến chỉ rất ít 3.0% Nhữngcon số thống kê trên cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn nữa về thực trạng của hành vi bạolực học đường, hiện tượng nữ sinh có hành vi bạo lực học đường dường như trở thànhđiều bình thường trong bản thân mỗi cá nhân, hành vi mà tưởng rằng chỉ có nhữngnam sinh thì giờ đây nó lại đang tồn tại và được hầu hêt mọi người trong xã hội côngnhận Chính vì thực trạng này mà nhóm chúng tôi đã đưa ra một giải pháp nhằm giảmthiểu thực trạng trên và xin trình bày ở phần sau Tương quan giữa giới tính ngườiđược hỏi khi chứng kiến bạo lực học đường nữ thì có 28.9% số học sinh nam đãchứng kiến hành vi bạo lực của các bạn nữ nhưng lại có tới 71.1% học sinh nữ trả lời
đã chứng kiến hành vi bạo lực giữa các học sinh nữ Như vậy tình trạng bạo lực họcđường giữa các nữ sinh chủ yếu diễn ra trong nhóm các học sinh nữ, giải quyết nội
Trang 31bộ Trước hành vi bạo lực của các nữ sinh thì có 15.5% học sinh quan niệm răng bìnhthường, một con số không nhỏ 2.1% không quan tâm đến thực trạng trên.
2.4 Hình thức biểu hiện của hành vi bạo lực học đường
Nghiên cứu cũng chỉ ra được các hình thức biểu hiện của bạo lực học đường,sau đây là biểu đồ thể hiện:
Biểu đồ 4: Hình thức biểu hiện hành vi bạo lực học đường.
Học sinh trong trường THPT Bãi Cháy thừa nhận rằng biểu hiện của hành vibạo lực rất đa dạng, ngoài những hành vi gây tổn thương về thể chất, còn có một hìnhthức khác tuy không gây đau đớn về thể chất nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến bản thâncác em là nạn nhân của bạo lực học đường như dọa nạt, xúc phạm đến nhân phẩm
có ảnh hưởng tâm lí của học sinh dẫn đến tình trạng chán học, bỏ học
Kết quả thu được trong cuộc khảo sát tại trường cho thấy: hình thức biểu hiệncủa hành vi bạo lực bằng lời nói ( dọa nạt, nói xấu, chửi tục ) là 85.1%, tát, đấm, đá
là trên 90% Ngoài hai hình thức trên thì chiếm một tỉ lệ khá cao là xé quần áo 87.3%,
Trang 32túm tóc là 82.3% Đặc biệt là hiện tượng quay video chiếm 65.4% Chính nhữngthành tựu mới của khoa học, công nghệ đã và đang là công cụ để các em thực hiệnhành vi bạo lực học đường mang tính chất bạo lực về tinh thần Thực tế cho thấy đó là
sử dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng Internetnhư là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích của mình ngàymột gia tăng
2.5 Địa điểm chủ yếu diễn ra hành vi bạo lực học đường tại trường THPT Bãi Cháy
Hành vi bạo lực học đường diễn ra chủ yếu ở ngoài cổng trường, trong căng tin
và nhà vệ sinh, và hiện nay thì hiện tượng này còn diễn ra ngay trên lớp học gây lo sợcho không ít học sinh Nguyên nhân gây bạo lực thu được qua cuộc khảo sát với cácmẫu học sinh được chọn thu được kết quả: Thực hiện hành vi bạo lực ngoài cổngtrường nguyên nhân đưa ra: 83.6% có thể nhờ người giúp đỡ; dễ chạy trốn 59.3%; ít
bị thầy cô kiểm soát 55.7%; cũng có một số em cho rằng nguyên nhân là thích thểhiện Địa điểm trong căng tin: 40% cho rằng ít bị thầy cô kiểm soát, 23.6% nhờ ngườigiúp đỡ, dễ chạy trốn 9.3% Địa điểm trong nhà vệ sinh thì có tới 50% học sinh chorằng ít bị thầy cô kiểm soát, 12.1% nhờ người giúp đỡ và 7.9% dễ chạy trốn Có thểthấy hành vi bạo lực học đường diễn ra chủ yếu ngoài cổng trường do ít chịu sự quản
lí của nhà trường, gia đình, vì vậy mà công tác giáo dục ngay trong trường học có vịtrí to lớn, giải quyết triệt để tận gốc vấn đề thì mới không gây hậu quả sau này Hyvọng rằng nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn nữa vai trò và tráchnhiệm của giáo viên chủ nhiệm, người thầy, người mẹ thứ hai của các em khi cắp sáchtới trường
Trang 332.6 Giới tính tham gia bạo lực
Bạo lực học đường thường thấy giữa các bạn nam tuy nhiên thì trong nhữngnăm gần đây số lượng các vụ bạo lực học đường do các nữ sinh gây ra ngày mộtnhiều hơn, nhưng không đồng nghĩa với việc số lượng các vụ bạo lực giữa các namsinh ít đi Theo thống kê của cuộc khảo sát thì có tới 44,4% học sinh cho rằng đốitượng tham gia bạo lực là các nữ sinh, 13,3% là nam sinh và có tới 42,2% cho rằng cảnam sinh và nữ sinh gây bạo lực
Biểu đồ 5: Đối tượng tham gia bạo lực
Tương quan giữa nam và nữ tham gia bạo lực học đường: Khảo sát cho thấyquan niệm chung của học sinh là cả hai đối tượng nam và nữ đều có khả năng gây bạolực, phương án cả nam và nữ tham gia bạo lực là 42.2% số học sinh được hỏi Nghiêncứu cũng đề cập đến hình thức của bạo lực học đường là có đến 93.2% học sinh trongmẫu được hỏi trả lời rằng hình thức đánh hội đồng là chủ yếu, một phần nhỏ xử lí cánhân Chính vì hình thức đánh hội đồng mà có nhiều vụ án nghiêm trọng đã xảy ra
Trang 34gây hậu quả nặng cho cả hai phía người tham gia hành vi bạo lực Nhiều vụ án thươngtâm đã xảy ra chỉ vì không làm chủ được bản than, nông nổi mà nhiều học sinh đãphải trả cái giá đắt cho bài học đầu đời.
Do xích mích nhỏ, nhóm bốn người của N.H.P kéo nhau đến Trường THCS và tiểuhọc An Thới 2 (Phú Quốc, Kiên Giang) để cự cãi và đánh nhau với nhóm của N.Đ.G.(học sinh lớp 9) Sự việc được thầy cô giải quyết, những tưởng đã xong, không ngờnhóm thanh niên này đợi đến giờ tan trường chặn đánh nhóm của G
Giữa lúc hai bên đang đánh nhau, Nguyễn Văn Đen chạy đến nhà kêu anh ruột củaPhúc là Nguyễn Anh Giàu đến tiếp viện Nhóm của G đánh không lại, bỏ chạy.Nhóm Phúc rượt theo không kịp
Một lúc sau, G rủ thêm năm học sinh cấp III quay trở lại dùng đá ném, hai bên tiếptục đánh nhau Đánh không lại, nhóm của G lại bỏ chạy Rồi sau đó quay lại ném đá,đánh nhau tiếp G dùng thắt lưng đánh nhau với Đen, Giàu thấy thế lấy khúc gỗvuông đánh G
G bỏ chạy Giàu rượt theo quất liên tiếp vào đầu khiến G bị chấn thương sọ não, tửvong hai ngày sau đó
Hội đồng xét xử phiên tòa sơ thẩm TAND tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáoNguyễn Anh Giàu 15 năm tù về tội giết người, các bị cáo khác từ 6 tháng đến 1 năm
tù về tội gây rối trật tự công cộng
Giá như G và các bạn được trang bị kỹ năng sống, cách ứng xử khi bị gây hấn thì
có lẽ chuyện thương tâm trên không xảy ra
Đăng trên trang: http://diendan.hocmai.vn/archive/index.php/t
Thực tế còn rất nhiều vụ án gây những hậu quả nặng khác nữa, tuy nhiên thìmức độ cảnh tỉnh chỉ diễn ra sau khi hậu quả đã xảy ra Số lượng các vụ bạo lực học
Trang 35đường diễn ra không ngừng gia tăng mà mức độ và tính chất cũng biểu hiện khác.Không đơn thuần chỉ dùng tay, chân, đấm, đá mà các công cụ gây bạo lực còn tinh vi
và phức tạp hơn đó là dùng máy quay, dùng súng Bản thân các em chưa thấy đượctác hại của các công cụ này hay cố tình vi phạm pháp luật, cố tình lách luật Về mặtpháp lý, vị thành niên là những người chưa có tư cách pháp nhân, nói chung, đó lànhững người dưới 18 tuổi Xã hội và pháp luật nói chung chỉ quan tâm đến những vụbạo hành: thầy cô giáo đánh học sinh, học trò chém giết nhau… Nhưng những sự việcrất nhỏ như chuyện bắt nạt nhau chuyện tâm lý học sinh vẫn chưa được quan tâm đến
và cũng chính những nguyên nhân nhỏ mà dẫn đến những hậu quả thương tâm, phảitrả giá đắt Khi có những hành vi bạo lực phần lớn các em không nhận thức được hậuquả của hành vi, chỉ đơn giản là giải quyết khúc mắc, mâu thuẫn cá nhân Không phảichịu sự trừng phạt của pháp luật nếu như các hành vi bạo lực không gây tổn thươngnghiêm trọng đến tính mạng, tinh thần của người chịu bạo lực cũng chính vì vậy mànhiều học sinh không hề sợ hay ngần ngại đánh bạn ngay trong lớp học
2 7 Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường
Theo kết quả nghiên cứu thì tình trạng học sinh nữ có hành vi bạo lực họcđường đang tồn tại và đáng báo động và một kết quả đáng chú ý là nguyên nhân dẫnđến hành vi đánh nhau giữa các học sinh nữ thì có tới 43.5% học sinh được hỏi chorằng nguyên nhân dẫn đến hành vi đánh nhau là do ghen tuông, tranh giành ngườiyêu, 33.8% nguyên nhân “nhìn ngứa mắt thì đánh”, còn một số nguyên nhân: chánhọc, thiếu kĩ năng sống, bố mẹ không quan tâm được học sinh cho là nguyên nhân chủyếu dẫn đến hành vi bạo lực học đường Xã hội phát triển cùng với nền kinh tế thịtrường, sự du nhập và tiếp nhận những luống văn hóa mới, nếu như giới trẻ khôngnhận được sự quan tâm, định hướng đúng đắn của cha mẹ, của thầy cô sẽ có thể bịlệch hướng Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường do ảnh hưởng của gameonline 38.7%, những trò bạo lực, chém giết nhau được các em một cách thích thú,theo quan sát thu được trong một giờ học tin học tại một lớp trường THPT BC Do
Trang 36đặc điểm tâm lí của lứa tuổi rất dễ tiếp nhận những luồng thông tin văn hóa mới về cảphương diện tích cực và tiêu cực vì vậy mà sự quan tâm, chăm sóc của gia đình,người thân, của giáo viên cán bộ giảng dạy là rất quan trọng, đặc biệt trong giai đoạnnày là giai đoạn hình thành nhân cách cho con người.
2.8 Vai trò của giáo viên chủ nhiệm và nhận thức của học sinh về vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Thực tế cho thấy vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm ngày một ít,tiến hành phỏng vấn một giáo viên chủ nhiệm cho biết: “ chính vì thực tế cuộc sống,cơm áo gạo tiền mà thời gian giành cho học sinh ít đi, bản thân mỗi giáo viên ngoàicông việc giảng dạy ở lớp còn có gia đình, thực hiện vai trò của người phụ nữ…thờigian để quan tâm đến học sinh cũng ít ” Kết quả của cuộc khảo sát thu được:
Vai trò của giáo viên chủ
Trang 37lớp” tại khoản 2 điều 31 quyết định về việc ban hành điều lệ trường trung học cơ sở,trường trung học phổ thong và trường phổ thông có nhiều cấp học Bộ Trưởng BộGiáo Dục Và Đào Tạo số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 4 năm 2007 BộTrưởng Bộ Giáo Dục đã kí Như vậy bên cạnh công tác dạy và học thì giáo viên chủnhiệm còn có vai trò là người bạn, giải quyết mâu thuẫn tâm lí của học sinh
Tương quan giữa nhận thức vai trò của giáo viên chủ nhiệm và hạnh kiểm củahọc sinh được hỏi thì có sự khác biệt tương đối: trong đó học sinh có hạnh kiểm tốtnhận thấy vai trò của giáo viên chủ nhiệm của lớp mình là rất quan trọng, thấy sựquan tâm, gần gũi của giáo viên chủ nhiệm 61.2% còn đối với học sinh có hạnh kiểmtrung bình thì chỉ có 50% em nhận thấy được vai trò của giáo viên chủ nhiệm củamình Nếu như bóc tách thêm về học lực của các học sinh trong mẫu được hỏi thìchắc chắn sẽ có sự khác biệt về cách nhìn nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm, tuynhiên trong nghiên cứu này chúng tôi không đưa ra bởi thực tế có thể giúp bản thânmỗi cá nhân trong xã hội có thể nhận ra được thực tế đó
2.8 Quan niệm của học sinh về giáo dục thông qua việc sử dụng các hình phạt
Đánh giá của học sinh về các biện pháp xử phạt
57.5 61.6
0 20 40 60 80
Không hiệu quả 43.3 25.7 6.8 13
Ít hiệu quả 46.6 64.3 35.6 25.4
Hiệu quả 9.9 10 57.5 61.6
Khiển trách, phê bình Cảnh cáo Kỷ luật
Buộc thôi học có
kỳ hạn
Biểu đồ 6: Quan niệm của học sinh về giáo dục thông qua việc sử dụng các
hình phạt
Trang 38Qua quan sát biểu đồ ta thấy sự đánh giá của học sinh về các biện pháp xử phạthọc sinh gây bạo lực, các biện pháp đó thực hiện theo hình thức tăng dần của nhàtrường, các biện pháp ban đầu không mang lại nhiều hiệu quả Hình thức xử phạtkhiển trách, phê bình có 43,3% đánh giá là không hiệu quả Hình thức cảnh cáo làhình thức được đánh giá là ít hiệu quả với 64,3% và hình thức buộc thôi học là hìnhthức học sinh được đánh giá là hiệu quả nhất với 61,6% Như vậy, các biện pháp xử lýmới chỉ được học sinh đánh giá hiệu quả ở mức độ nhất định, hầu như các biện phápnhẹ không mang lại hiệu quả cao trong vệc thay đổi hành vi của học sinh.
3 Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực học đường.
3.1 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi vị thành niên.
Giai đoạn này là giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách của lứa tuổi vị thànhniên, đặc biệt là đặc điểm tâm sinh lí đang phát triển: thích thể hiện cá tính, thíchđược mọi người quan tâm, chú ý, đặc điểm cơ bản nhất: bắt đầu ý thức mình khôngcòn là trẻ con, muốn được độc lập, muốn được tôn trọng, quan tâm đến hình thức bênngoài, thích tò mò khám phá, thử nghiệm, đặc biệt giai đoạn này có những hành vimang tình thử nghiệm, bốc đồng Giai đoạn lứa tuổi này chịu ảnh hưởng nhiều củabạn bè cùng trang lứa, quan tâm đến bạn khác giới, dễ ngộ nhận tình bạn khác giớivới tình yêu Đó chính là những đặc điểm là nguyên nhân dẫn tới hành vi bạo lực họcđường
3.2 Nguyên nhân từ phía gia đình:
Gia đình là cái nôi đầu tiên định hình nhân cách cho trẻ Tuy nhiên,trong nhữngnăm qua, do nhiều nguyên nhân nên một bộ phận phụ huynh học sinh thiếu quan tâmđến việc học tập, rèn luyện của con em mình, hơn thế nữa là chính trong bản thân giađình bố mẹ xảy ra mẫu thuẫn, những hành vi, thái độ của cha mẹ có ảnh hưởng trựctiếp đến bản thân các em
Trang 39Môi trường gia đình đặc biệt quan trọng bởi thời gian các em sống và học tập kinhnghiệm sống nhiều nhất Hơn nữa giai đoạn tuổi vị thành niên mang nhiều đặc điểm
dễ chịu sự tác động từ bên ngoài: dễ bị kích động, dễ dàng và nhanh chóng tiếp thu vàchịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài Hầu hết các em được hỏi về nguyên nhâncủa hành vi gây bạo lực đều cho rằng phần lớn các bạn có hành vi bạo lực đều xuấtthân trong gia đình mà bố mẹ có quan hệ bất hòa, gia đình bố mẹ li hôn… như vậynguyên nhân gây ra hành vi bạo lực học đường bắt nguồn từ phía gia đình
3.3 Nguyên nhân từ phía nhà trường:
Nhà trường là môi trường thứ hai hình thành nhân cách cho trẻ Tác động của nhàtrường không những chỉ giáo dục mà còn hình thành hình thành, hoàn thiện bản thânhọc sinh hơn Tuy nhiên thì một số tác động khác từ phía nhà trường đó chính là: Cơchế quản lí khu vực trường học chưa nghiêm ngặt, vai trò của giáo viên chưa phát huyđược hết vai trò: Thực tế cuộc sống đã và đang đòi hỏi rất nhiều ở con người, đặc biệt
là vai trò xã hội của giáo viên Thu nhập còn thấp, tuy nhiên đối với những người tâmhuyết với nghề thì vấn đề đó không ảnh hưởng đến lòng yêu nghề của giáo viên,nhưng các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, thiếu công bằng, thiếu dân chủ…trong giáo dục khiến những giáo viên tâm huyết buông xuôi, chán nản dẫn đến nhữnglời nói, hành vi thiếu kiềm chế Vì vậy, không nên yêu cầu hay kêu gọi tâm huyết củanhà giáo một cách chung chung mà phải có những cơ chế, chính sách, giải pháp đểkhuyến khích, bảo vệ và nuôi dưỡng tâm huyết ấy Hơn nữa mối quan hệ thầy trò “đãkhác xưa”: học trò ngang nhiên coi thường thầy, ngỗ ngược, vô lễ, thậm chí đánh giếtthầy ngay tại bục giảng! Phổ biến nhất là hiện tượng lười học, vi phạm kỉ cương nềnếp, “dân chủ quá trớn”, nói năng, cư xử thiếu văn hoá… Đây là một yếu tố khiếnnhiều GV không kiềm chế được do cảm thấy bị xúc phạm nên đã có những hành vibạo lực Các biện pháp chế tài xử phạt chưa đủ mạnh và chưa đạt hiệu quả tối đa.Đặc biệt là trong những những năm gần đây vai trò của môn giáo dục công dân chưaphát huy hiệu quả tốt, chỉ giáo dục trong cấp trung học cơ sở
Trang 403.4 Nguyên nhân từ phía xã hội:
Ngoài phạm vi nhà trường và gia đình, học sinh còn chịu ảnh hưởng từ môi trườngthứ ba, đó là môi trường xã hội Môi trường giúp các em hoạt động và lớn lên, hoạtđộng của cá nhân là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách Thực tếthời gian hoạt động của các em chủ yếu là ngoài xã hội mà ngày nay một thực tế đángbáo động đó chính là sự du nhập nhiều nền văn hóa ngoại lai, những nền văn hóa mànếu không có sự chắt lọc và lựa chọn hợp lí thì bản thân người tiếp nhận sẽ chịu tácđộng tiêu cực, Ảnh hưởng của tò chơi điện tử game online, chủ yếu là những trò mangtính hành động bạo lực cao… ảnh hưởng rất lớn đến hành động và suy nghĩ của cánhân các em Những biện pháp cụ thể, như thắt chặt an ninh, tăng cường kiểm tra, sửdụng camera, tuyên truyền, vận động… nhưng điều quan trọng nhất không phải ởnhững hành động bề ngoài Một khi không có sự quan tâm đúng mức, một khi khôngtạo cho học sinh một môi trường học tập, sinh sống lành mạnh thì bạo lực vẫn cứ diễn
ra không hình thức này thì hình thức khác, không lúc này thì lúc khác
3.5 Ảnh hưởng của bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường không những để lại hậu quả rất nghiêm trọng đốivới bản thân học sinh mà còn ảnh hưởng đến xã hội, nhà trường và gia đình
Theo thống kê của cuộc khảo sát trên 148 mẫu nghiên cứu thì có 74,5 % số họcsinh cho rằng bạo lực học đường sẽ làm thân thể bị tổn thương, 82,1% cho rằng sẽdẫn đến hoang mang lo sợ, 55,2% cho rằng sẽ dẫn đến chứng tự kỷ, trầm cảm xa lánhbạn bè, 74,3% cho rằng học sinh sẽ nuôi hy vọng và ý nghĩ trả thù, còn lại 61,4 %cho rằng sẽ dẫn đến học tập sa sút của các bạn học sinh Hậu quả của bạo lực họcđường có thể thấy rõ và kết quả nghiên cứu thu được cũng chứng tỏ một thực tế đó lànhận thức về hậu quả của hành vi bạo lực học đường Đối với gia đình, bạo lực họcđường tác động đến tâm lí các bậc phụ huynh lo lắng Không những vậy chính nhữnghành vi bạo lực học đường của cá nhân mỗi học sinh gây bạo lực ảnh hưởng đến các