Vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu sâu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực này để có các giải pháp cụ thể, hữu hiệu là điều rất cần thiết cho sự phát triển của cả một hệ thống nôn
Trang 1LAO ĐỘNG NễNG NGHIỆP, NễNG THễN VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
AGRICULTURAL LABOUR AND RURAL AREAS IN VIETNAM – CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS
TRẦN THỊ NGUYỆT
Trường Đại học Kinh tế Quốc dõn Hà Nội
TểM TẮT
Lao động và nguồn nhõn lực luụn là vấn đề nhạy cảm của xó hội hiện đại Đặc biệt, ở một quốc gia đang phỏt triển như Việt Nam thỡ lao động nụng nghiệp và nụng thụn luụn luụn cú sự dịch chuyển dần về cơ cấu, phõn bố, chất lượng tạo ra sự hoỏn đổi rất năng động Bài viết này tập trung phõn tớch thực trạng lao động nụng nghiệp nụng thụn hiện nay trờn nhiều gúc
độ như số lượng, chất lượng, quy mụ, cơ cấu, tỷ lệ và phõn bố, vấn đề dụi thừa, vấn đề năng suất và hiệu quả lao động Từ đú đưa ra một số giải phỏp cải thiện và phỏt triển nguồn lao động quan trọng này
ABSTRACT
Labour and human resources are always a sensitive issue of a modern society In a developing country like Vietnam, agricultural and rural areas are changing in structure, distribution and quality to create a very dynamic transformation This article concentrates on analyzing the current labour and rural areas from different views such as quality, scale, structure, proportion and distribution, redundancy, productivity and effectiveness of labour The author also provides some solutions to improve and develop this important labour supply
1 Thực trạng lao động nông thôn Việt Nam hiện nay
1.1 Dân số vùng nông thôn đông và tỷ lệ lao động nông nghiệp, nông thôn rất cao
Tỷ lệ cả về dân số và lao động ở nông nghiệp, nông thôn có sự thay đổi theo hằng năm, nhưng so với đô thị thì sự thay đổi này nhỏ hơn, chậm hơn Lao động nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 3/4 lao động của cả nước Thế nhưng nguồn nhân lực này chưa phát huy hết tiềm năng Nguyên nhân chính là do trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động còn thấp, mà thực chất là giá trị của hàng hóa sức lao động còn thấp Cũng chính vì vậy con số gần 80% dân
số sống ở nông thôn và 74,6% lao động cả nước là lao động nông nghiệp, nông thôn chưa có thay đổi gì đáng kể trong suốt một thập kỷ vừa qua dù rằng tỷ lệ này có xu hướng giảm Một thực tế đáng buồn là nguồn lao động này không hoặc chưa thể đáp ứng được các nhu cầu của một nền kinh tế công nghiệp hóa, hiên đại hóa Vấn đề đặt ra là cần tìm hiểu sâu trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực này để có các giải pháp cụ thể, hữu hiệu là điều rất cần thiết cho sự phát triển của cả một hệ thống nông nghiệp, nông thôn Việt Nam khi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang là một quá trình tất yếu để hội nhập và phát triển
1.2 Dôi thừa lao động nông nghiệp ngày một gia tăng, tình trạng "nông nhàn" trở nên
đáng báo động
Đó là do sự mất cân đối ngành nghề trong sản xuất nông nghiệp Ngành nghề chủ yếu hiện nay vẫn còn là trồng trọt các loại cây nông nghiệp (cây lương thực là chính) Trong khi
đó đất đai canh tác lại ít Bình quân đất canh tác theo đầu người khoảng 800m2
/nhân khẩu trên toàn quốc Chăn nuôi chưa thực sự phát triển Chính vì vậy lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay rơi vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng Theo tính toán của các chuyên gia thống
Trang 2kê, nếu huy động 250 ngày công/người/năm thì cả nước có thể huy động được 6,5 tỷ ngày công lao động nông nghiệp, trong khi nhu cầu sử dụng lao động nông nghiệp hiện nay chỉ vào khoảng 4 tỷ đến 4,5 tỷ ngày công, điều đó có nghĩa là luôn dư thừa 2 tỷ đến 2,5 tỷ ngày công, tương đương với 8,5 triệu lao động quy đổi Nhìn bề ngoài thấy rằng ai cũng có việc làm nhưng tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn chỉ đạt khoảng 75% (Có tài liệu đã tính hiện nay ở nông thôn có 7 triệu lao động chưa có hoặc thiếu việc làm) Trong sản xuất nông nghiệp thì tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở khu vực nông thôn cho hoạt động trồng trọt của cả nước là 67%, vùng Đồng Bằng Sông Hồng chỉ dước 62%
1.3 Vấn đề phân bố dân cư và lao động nông nghiệp ở Việt Nam thực sự không đồng
đều
Theo lẽ tự nhiên, dân số và lao động nông thôn chủ yếu tập trung ở vùng Đồng Bằng và Duyên Hải Hai Đồng Bằng Sông Hồng và Sông Cửu Long chỉ chiếm 15,7% lãnh thổ cả nước nhưng có tới 47,51% hộ nông nghiệp, 45,95% số khẩu nông nghiệp và 46,29% số lao động nông nghiệp cả nước Trong khi đó vùng Núi và vùng Trung Du đất đai nhiều nhưng dân cư thưa thớt, lao động nông nghiệp lại quá ít, vì vậy mà diện tích đất chưa được sử dụng còn nhiều (5270m2/người ở Thái Nguyên so với 421m2/người ở Đồng Bằng Sông Cửu Long)
Về phân bố ngành nghề trong lao động nông thôn cho thấy sự mất cân đối trầm trọng Lao động nông thôn chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp Trong sản xuất nông nghiệp thì chủ yếu là trồng trọt Chăn nuôi vẫn chỉ được coi là nghề phụ trong các hộ gia đình Họ nuôi gia súc, gia cầm cũng là để tận dụng sản phẩm dư thừa của gia đình mình, nuôi theo tập quán cũ, theo kinh nghiệm mà chưa thấy có sự vận dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách
đáng kể Tính chung trên cả nước thì lao động nông thôn dùng trong sản xuất nông nghiệp chiếm 78%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 7%, lao động thương mại - dịch vụ chiếm 15%
1.4 Về chất lượng lao động hiện còn rất thấp
- Trình độ học vấn của lực lượng lao động khu vực nông thôn rất thấp, thấp hơn nhiều so với lực lượng lao động khu vực thành thị Tỷ lệ người chưa tốt nghiệp tiểu học vẫn còn tới 25%, trong khi đó ở thành thị là 11% Tỷ lệ người tốt nghiệp Trung học phổ thông của lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chỉ có 11% trong khi đó ở thành thị là 38% Điều đó khiến cho trình độ văn hoá phổ thông bình quân cho một người ở khu vực nông thôn là lớp 7/12, còn ở thành thị là lớp 9/12
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động nông thôn hiện nay ở tình trạng vẫn còn tồi tệ cho dù mấy năm gần đây đã bước đầu có cải thiện Trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, kinh tế đất nước đang phát triển rất cần lao động có chuyên môn kỹ thuật nhưng thực tế tỷ trọng lực lượng này quá thấp, có gia tăng hàng năm nhưng chậm, số lượng tăng không đáng kể Ước tính mỗi năm chỉ tăng chỉ chừng 27 ngàn người, tốc độ tăng đạt 1,2% một năm trong khi đó ở khu vực thành thị tăng 48 ngàn người/năm tốc độ tăng đạt 10%/ năm
Nhìn tổng quát hơn thì thấy rằng hầu hết lao động nông thôn không có trình độ chuyên môn kỹ thuật (91%) cao hơn tỷ lệ chung của cả nước là 5%
Số lao động nông thôn được đào tạo vốn đã rất ít lại phân bố không đồng đều giữa các tỉnh Số lao động này đặc biệt thấp ở tỉnh Lai Châu có 2555 người/881 ngàn người, KonTum
có 2414 người/314 ngàn người,
- Đối với cán bộ các hợp tác xã thì trình độ quản lý cũng còn quá thấp Tổng kết 1.347 hợp tác xã đã chuyển đổi theo luật hợp tác xã ở 10 tỉnh phía Bắc cho thấy số chủ nhiệm hợp tác xã có trình độ đại học chỉ chiếm 6,3%, trung cấp 13,7%, sơ cấp 22,4% và chưa qua đào tạo chiếm 57,5% Số kế toán trưởng có trình độ đại học chỉ chiếm 37%, trung cấp chiếm 12,5%,
Trang 3sơ cấp chiếm 48% và chưa qua đào tạo là 37% Có không ít chủ nhiệm hợp tác xã nhất là ở vùng sâu, vùng xa mới có trình độ văn hóa tiểu học, kế toán trưởng mới qua lớp tập huấn ngắn hạn,
- Cũng bởi số lao động nông thôn có trình độ chuyên môn kỹ thuật không nhiều nên hầu hết lao động nông thôn chỉ thuần nghề nông Số lao động kiêm các nghề khác và lao động phi nông nghiệp không nhiều cả về số lượng và thời gian làm việc Tình trạng nông nhàn vì thế không tránh khỏi
1.5 Năng suất lao động và thu nhập vẫn quá thấp
Từ những phân tích trên đây có thể thấy rõ tất cả thể hiện ở hiệu quả lao động Có thể nói rằng năng suất lao động trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thấp là do chất lượng lao
động quá thấp cùng với sự dôi thừa về số lượng Thống kê cho thấy GDP tính theo giá thực tế bình quân lao động nông nghiệp chỉ 3,5 triệu đồng/người/ năm bằng 1/7 trong công nghiệp, xây dựng và bằng 1/6 trong dịch vụ Năng suất lao động thấp, khiến cho thu nhập bình quân của lao động nông thôn chỉ đạt khoảng 200.000đ/tháng và chỉ bằng 37% của lao động khu vực thành thị
Từ những phân tích trên đây chúng ta có thể kết luận rằng, lao động nông thôn nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng ở Việt Nam hiện nay dư thừa nhiều về số lượng nhưng chất lượng còn quá thấp và chưa thể đáp ứng được yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Sự mất cân đối về lao động theo khu vực địa lý và ngành nghề làm giảm đáng kể khả năng và hiệu quả sử dụng lao động nông thôn hiện nay
2 Một số giải pháp cải thiện và phát triển nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn
2.1 Phát triển mạnh các ngành nghề, lĩnh vực phi sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam Có như vậy mới thực hiện được mục tiêu chiến lược là đến năm 2020 Việt Nam
phải trở thành một nước công nghiệp Điều đó có nghĩa là có ít nhất 50% lao động nông thôn
sẽ làm việc trong các lĩnh vực phi nông nghiệp
2.2 Để khắc phục tình trạng dôi thừa lao động nông thôn, Nhà nước cần có các chính sách và biện pháp khôi phục, phát triển mạnh mẽ và liên tục các làng nghề truyền thống, đó
cũng là một tiềm năng, thế mạnh của nông thôn Việt Nam
2.3 Thúc đẩy thương mại quốc tế nông nghiệp phát triển bằng việc quy hoạch và hình
thành những vùng sản xuất tập trung để sản xuất nông sản xuất khẩu Nâng cao trình độ công nghệ sau thu hoạch Phát triển hoạt động chế biến nông sản trước khi tiêu thụ, đồng thời tạo mạng lưới thương mại, dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn
2.4 Nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp, nông thôn bằng cách đa dạng hóa công tác đào tạo cho họ Bên cạnh việc xoá mù chữ và phổ cập tiểu học cần phải chú trọng công tác
đào tạo nghề và huấn luyện chuyên môn Hiệu quả nhất hiện nay là đào tạo và huấn luyện tại chỗ Tuy nhiên không thể bỏ qua các hình thức đào tạo khác như đào tạo tập trung dài hạn hay ngắn hạn, đào tạo từ xa,
2.5 Cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với lao động có chuyên môn kỹ thuật cao
mà nguồn này không nên phụ thuộc vào ngân sách xã như hiện nay nữa, cần phải có chính sách tài chính riêng
2.6 Nhà nước xem xét lại tính khả thi và mục đích của chính sách đào tạo, hỗ trợ đào tạo các đối tượng chính sách như, cử tuyển, dân tộc ít người Mọi chính sách hỗ trợ, khuyến
khích, ưu tiên dành cho họ nên bảo đảm thực hiện bằng các ràng buộc sau đào tạo để tránh tình trạng họ sau khi được đào tạo không muốn, không quay về làm việc ở địa bàn cử đi Có
Trang 4những cán bộ địa phương lợi dụng chủ trương cử tuyển đã cho con em mình đi học rồi bằng mọi cách ở lại thành phố kiếm việc làm vì thế mà những năm qua chính sách ưu đãi của Nhà nước trong việc đào tạo con em nông dân và miền núi chưa đem lại hiệu quả mong muốn, chưa đạt được mục đích nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu lao động
Kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng nền nông nghiệp phải được nuôi dưỡng và có hiệu quả, nhằm làm cho các bộ phận còn lại của quá trình phát triển kinh tế bám rễ nhanh hơn Các nước có nền nông nghiệp lành mạnh tăng trưởng nhanh hơn các nước phân biệt đối xử nặng nề với nông nghiệp Theo quan điểm kinh tế Mácxít, lao động nông nghiệp là lao động tất yếu, và đây là điều kiện để có lao động thặng dư và lao động thặng dư là cơ sở để thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng Vì vậy chúng tôi thấy rằng không thể để tồn tại và kéo dài hơn nữa thực trạng lao động nông nghiệp, nông thôn như hiện nay ở Việt Nam
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lờ Hồng Thỏi, Nguyễn Văn Đoàn, Chớnh sỏch phỏt triển nụng nghiệp, nụng thụn Việt
Nam hiện nay, Tài liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội, 2004
[2] Phạm Thế Tri, Chớnh sỏch đào tạo và phỏt triển nguồn nhõn lực trong nụng nghiệp ở
đồng bằng sụng Cửu Long, Đại học Cần Thơ, 2004
[3] Đại học Kinh tế Quốc dõn, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Kinh tế cỏc trường đại học
“Chớnh sỏch và cỏc hỡnh thức tổ chức sản xuất trong nụng nghiệp, nụng thụn Việt Nam thập niờn đầu thế kỷ XXI”, Hà Nội, 2004
[4] Tổng cục Thống kờ, Niờn giỏm Thống kờ cỏc năm 2000-2004