1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trog địa bàn nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp

58 582 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NOI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

PHAM THI THU HIEN

SU CHUYEN DICH CO CAU LAO DONG TRONG DIA BAN NONG THON THEO HUONG

CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA O VIET NAM HIEN NAY - THỰC TRẠNG

VÀ GIẢI PHÁP

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Kinh tế chính trị

Người hướng dẫn khoa học

ThS TRAN THI HOA LY

Trang 2

LOI CAM ON

Lời đầu tiên của khóa luận tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn các

thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học vừa qua để tôi có được kết quả học tập như ngày hôm

nay Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sĩ Trần Thị Hoa Lý

đã tận tình chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu giúp tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận của mình

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự cô vũ động viên và giúp đỡ của

gia đình và bạn bè trong suốt thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn nên trong quá trình thực hiện

đề tài tôi vẫn còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự tham gia đóng

góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè gần xa để đề tài của tơi được hồn thiện hơn

Tơi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2013 Sinh viên thực hiện

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi

Công trình này được thực hiện đưới sự hướng dẫn của thạc sĩ Trần Thị Hoa

Lý chuyên ngành Kinh tế chính trị

Các kết quá nêu trong khóa luận chưa công bố trong bất kì công trình nào và cũng không trùng với kết quả nghiên cứu của bất cứ một tác giá nào, đảm bảo tính trung thực khách quan

Tác giả khóa luận

Trang 4

DANH MUC CAC TU VIET TAT

CNH, HDH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

NXB: Nhà xuất bản

Trang 5

MUC LUC

020 1

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÍ LUẬN CHUNG VẺ CHUYEN DICH CƠ CAU LAO ĐỘNG THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA 4 1.1 Một số lí luận cơ bản về cơ cấu lao động

1.2 Sự cần thiết phải thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam

1.3 Vai trò của sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo In s9)15 0805:9080 13 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA SỰ CHUYÊN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG ĐỊA BÀN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY -. -e 15

2.1 Thành tựu của sự chuyên dịch cơ cấu lao động trong địa bản nông thôn

theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay . . <5 5s <++<<ss+sss+ 15 2.2 Hạn chế của sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo

hướng CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay 5555 ++<£*+e+s+sseesex 19 2.3 Nguyên nhân của sự chuyền dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông

thôn theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay . - - «5+ 24 CHƯƠNG 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM DAY MANH SU’ CHUYEN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG TRONG ĐỊA BÀN NÔNG THÔN THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

0080/01 30 3.1 Mục tiêu và phương hướng nhằm đây mạnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam 30 3.2 Những giải pháp nhằm đây mạnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay 31

len 0 51

Trang 6

MO DAU 1.Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang ở trong những năm tăng tốc của quá trình CNH, HĐH

để đạt mục tiêu đến năm 2020: về cơ bản nước ta trở thành một nước công

nghiệp Trong khi đó, cơ cấu kinh tế của nước ta hiện vẫn là nông nghiệp -

công nghiệp - dịch vụ Để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp phát triển thì nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay là phải đấy nhanh quá trình

chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công nhất thiết phải có sự chuyền dịch cơ cấu lao động phù hợp

Nông thôn Việt Nam hiện nay chiếm tới 75,13% dân số cả nước và

70% lực lượng lao động của cả nước Kể từ sau đổi mới, nền kinh tế khu vực nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao.Tuy

nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế, nhiều vấn đề xã hội nổi lên gay gắt

như: tình trạng người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng; sự phân hoá giàu nghèo tăng nhanh; tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng Vì vậy, việc nghiên cứu sự chuyên dịch lao động trong địa bàn nông thôn có một ý nghĩa thiết thực giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, thúc đây sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và hiệu quả trong thời gian tới

Do đó, tôi đã chọn vấn đề: “ Sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HDH ở Việt Nam hiện nay- Thực

trạng và giải pháp” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Từ trước đến nay, có nhiều đề tài nghiên cứu về con người nói chung và nguồn lao động nói riêng trong quá trình CNH, HĐH đất nước như:

Trang 7

TS Lê Thị Ngân với công trình nghiên cứu mang tên: nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam

Tác giả Phạm Đức Thành (2000), “ Quá trình chuyên dịch cơ cấu lao

động theo hướng CNH, HĐH ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta”, Nxb Lao động nhắn mạnh sự cần thiết phát triển nguồn lao động và cho rằng: hai vấn dé then chốt liên quan tới những người lập chính sách ở các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển là đánh giá khả năng của nguồn nhân lực sẵn có đối với nền kinh tế và làm thế nào đề sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó

Ngoài ra, còn có những nghiên cứu đề cập đến những kinh nghiệm về quản lí, phát triển nguồn nhân lực của một số nước trong khu vực, có ý nghĩa

tham khảo đối với nước ta

Các công trình nghiên cứu trên đều có mục tiêu là khẳng định vai trò to lớn của nguồn lực con người đặc biệt là nguồn lực con người ở nông thôn, đó

cũng chính là động lực thực hiện CNH, HĐH, thể hiện xem con người là tài

nguyên vô giá, là yếu tố trung tâm của mọi chính sách đầu tư, phát triển Tuy nhiên, các công trình trên mới chỉ tập trung khai thác nguồn nhân lực nông thôn trên góc độ vai trò của nó hoặc chỉ dừng lại ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ mà chưa nghiên cứu nguồn lực nông thôn trong xu hướng vận

động, chuyên dịch trên phạm vi cả nước

Khóa luận này sẽ góp phần bổ sung cho việc nghiên cứu về lao động nông thôn nước ta, thực trạng của sự chuyên dịch, những giải pháp nhằm đấy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn này

Trang 8

góp phần đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh sự chuyển địch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích trên, khóa luận tập trung giải quyết những

nhiệm vụ sau:

“+ Lam sang tỏ một số vấn đề lí luận về chuyên dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH, HĐH, vai trò của sự chuyên dịch này trong địa bàn nông

thôn nước ta

s* Phân tích, đánh giá thực trạng sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở nước ta

s* Đề xuất một số giải pháp nhằm đây mạnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn nước ta hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ cấu lao động nông thôn và sự chuyền địch của nó

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn giai đoạn hiện nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phương pháp: phân tích, tong hop, logic và lịch sử, so sánh, trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật

6 Đóng góp của đề tài

Khóa luận đã bước đầu làm sáng tỏ thực trạng của sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện

nay Từ đó đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm đây mạnh sự chuyển dịch đó

7 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt và danh mục tài

Trang 9

Chuong 1

MOT SO Li LUAN CHUNG VE CHUYEN DICH CO CAU LAO DONG

THEO HUONG CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA

1.1 Một số lí luận cơ bản về cơ cấu lao động 1.1.1 Nguồn lao động

Các nhà kinh tế học cho rằng hai vấn đề then chốt liên quan tới những người lập chính sách ở các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển là đánh giá khả năng của nguồn lao động sẵn có đối với nền kinh tế và làm thế nào để sử dụng có hiệu quá nguồn lao động đó

Theo nghĩa rộng, nguồn lao động được hiểu như nguồn nhân lực con người, được huy động quản lí cùng với nguồn lực khác (nguồn lực vật chất,

nguồn lực tài chính ) để thực hiện những mục tiêu phát triển đã định Theo

định nghĩa của Liên hợp quốc: “ nguồn lao động là những người cô trình độ lành nghệ, là kiến thức và kĩ năng của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội trong cộng đông” [ trích theo 19, tr.35]

Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực (hay nguồn lao động) được đánh giá

qua khái niệm lực lượng lao động Theo quan niệm của tổ chức lao động thế

giới (ILO): “lực lượng lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định, thực tế đang có việc làm và những người that nghiép”[4,tr 34]

Hiện nay ở Việt Nam tuổi lao động đã được quy định là 15 - 60 (đối với nam) và 15 - 55 (đối với nữ) Trên thực tế khi tính toán, thống kê lực lượng lao

Trang 10

lượng lao động đồng nghĩa với dân số hoạt động kinh tế Nguồn lao động được hiểu là toàn bộ những người có khả năng lao động đưới dang tích cực và tiềm tàng, tức là nguồn lao động bao gồm lực lượng lao động và người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động như: đang đi học, đang làm nội trợ, không có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác, bao gồm cả những người nghỉ hưu trước tuổi theo quy định của bộ luật Lao động

Nguồn lao động là một phạm trù kinh tế, có liên quan mật thiết đến vấn

đề nhân khẩu học và được đặc trưng bởi:

Quy mô của nguồn lao động phụ thuộc vào quy mô và tốc độ gia tăng

dan sé cia một quéc gia, trong đó tỉ lệ sinh đẻ và tỉ lệ tử vong có vai trò đặc

biệt quan trọng vì nó tác động đến cơ cấu lứa tuổi của dân số

Sức lao động là đặc trưng cơ bản của nguồn lao động Trong bất kì nền

sản xuất của xã hội nào sức lao động đều là yếu tố cơ bản của sản xuất là

nguồn gốc của mọi vật chất, đồng thời là yếu tố tạo ra giá trị “Sức lao động là năng lực lao động của một con người cụ thể, là tổng hợp những khả năng

thể lực, trí lực và tâm lực mà người đó có thể sử dụng để tạo ra một giá trị sử

dụng nào đó ”[17, tr 217] Sức lao động chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: nhân tố về thể lực (chiều cao, cân nặng, sức chịu đựng ); nhân tố ý thức xã

hội ( tình cảm, tập quán, truyền thống, đạo đức

1.1.2 Cơ cấu lao động

Cơ cấu lao động là một phạm trù kinh tế, được hình thành, phát triển trên cơ sở của cơ cấu kinh tế và phản ánh quan hệ tỉ lệ cũng như xu hướng

vận động, phát triển của các yếu tố, bộ phận tạo nên nguồn lao động về nội

dung, bao gồm:

e_ Cơ cấu lao động theo giới tính và độ tuổi

Trang 11

Lao động trong độ tuổi và ngoài độ tuổi lao động

Riêng đối với lao động ngoài độ tuổi lao động lại có thể chia thành lao

động trên và dưới độ tuổi, có khả năng và thực tế có tham gia lao động đã

được quy đổi thành lao động tiêu chuẩn © Cơ cấu lao động theo ngành, nghề

Là quan hệ tỉ lệ cũng như xu hướng vận đông, phát triển của các loại lao động có ngành nghề khác nhau ở nông thôn Cũng như cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu lao động theo ngành, nghề là kết quá của sự phát triển phân công lao động theo ngành nghề

Nếu phân chia theo ngành kinh tế - kĩ thuật, cơ cấu lao động sẽ bao

gồm: lao động ở ngành nông nghiệp, lao động ở ngành công nghiệp, xây dựng; lao động ở ngành dịch vụ và lao động ở ngành nghề khác Trong nội bộ từng ngành, lao động lại được chia thành những ngành hẹp hơn như: trong nông nghiệp có lao động trồng trọt, lao động chăn nuôi; trong công nghiệp, xây dựng có lao động tiểu thủ công nghiệp, lao động công nghiệp chế biến, lao động cơ khí

Từ các ngành hẹp, lao động lại tiếp tục được phân chia thành các ngành nghề với chuyên môn hẹp hơn nữa kết quả cuối cùng sẽ tạo nên một cơ cấu

lao động ngành nghề đa dạng với chuyên môn sâu, thậm chí rất sâu Đây

chính là điều kiện cơ bản dé phát triển kĩ năng nghề nghiệp và nâng cao năng xuất lao động của các ngành nghề

© Co cédu lao động theo vùng lãnh thổ

Trang 12

một số ngành sản xuất nhất định bị buộc chặt vào một số vùng nhất định

trong nước ”[17, tr 77] Tuy nhiên, cũng cần thấy giữa cơ cấu lao động theo vùng và cơ cấu lao động theo ngành, nghề trong thực tế khơng hồn tồn đối lập với nhau, trái lại chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Bởi lẽ, không có một cơ sở ngành, nghề nào lại không được triển khai trên một vùng lãnh

thổ nhất định Ngược lại, cơ cấu lao động theo vùng lại chính là sự thể hiện

của cơ cấu lao động theo ngành, nghề trên vùng lãnh thổ đó

©_ Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế

La quan hệ tỉ lệ cũng như xu hướng vận động, phát triển của lực lượng lao động giữa các thành phần kinh tế Hiện nay, ở nước ta tương ứng với 5

thành phần kinh tế, lực lượng lao động cũng được chia thành 5 loại như sau:

lao động làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước, lao động làm việc trong thành phần kinh tế tập thể, lao động làm việc trong thành phan kinh tế tư bản nhà nước, lao động làm việc trong thành phần kinh tế tư nhân và lao động làm

việc trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Về mặt pháp lí, các

loại lao động này đều bình đẳng trước pháp luật và cũng có quyền, nghĩa vụ riêng của mình

©_ Cơ cấu lao động theo yếu tô sử dụng nguồn lao động

Đây là cơ cấu hình thành trên cơ sở căn cứ vào mức độ tham gia lao động của các bộ phận hợp thành nguồn lao động Theo đó cơ cấu lao động theo tiêu chí này sẽ bao gồm:

Dân số hoạt động kinh tế: là những người từ 15 tuổi trở lên đang hoặc

không có việc làm, nhưng có nhu cầu làm việc Đây chính là lực lượng lao động, bộ phận này thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng nguồn lao động hiện

có ở thời điểm hiện tại

“Dân số không hoạt động kinh tế, gồm những người 15 tuổi trở lên

Trang 13

học, làm nội trong gia đình, già cả, ôm đau,tàn tật, mắt sức lao động và đang

ở các tình trạng khác "23, tr 15j

e© Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật

Là quan hệ tỉ lệ cũng như xu hướng biến động giữa các loại lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật khác nhau Theo đó lao động bao gồm các cơ cấu sau:

Cơ cấu theo trình độ văn hóa, bao gồm các loại như: lao động đã tốt

nghiệp phổ thông trung học, lao động đã tốt nghiệp cấp II, lao động có trình

độ văn hóa hết cấp I, lao động chưa biết đọc, biết viết

Cơ cấu theo trình độ chuyên môn kĩ thuật, lao động lại được chia thành: lao động không có chuyên môn kĩ thuật và lao động có chuyên môn kĩ thuật Riêng với lao động có chuyên môn kĩ thuật lại có thê được phân chia thành

các loại như: lao động có trình độ công nghệ kĩ thuật, lao động có trình độ sơ cấp, lao động có trình độ chuyên nghiệp, lao động có trình độ cao đẳng và đại học, lao động có trình độ trên đại học

Trong mỗi loại trình độ nói trên, tùy theo mức độ lành nghề khác nhau,

lao động lại tiếp tục được chia thành các nhóm có trình độ chuyên môn cao,

trung bình và thấp

e© Cơ cấu lao động theo thời gian làm việc thực tế

Là các quan hệ tỉ lệ và xu hướng thay đổi về thời gian lao động thực tế giữa các ngành, nghề khác nhau trong tổng quỹ thời gian lao động thực tế đã sử dụng

Trang 14

xã hội đều phụ thuộc vào việc tiết kiệm thời gian Toàn bộ vấn để tiết kiệm

chung quy lại là vấn đề tiết kiệm thời gian ”[11, tr 17J

1.1.3 Những nhân tỗ chú yếu ảnh hướng đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là cơ sở cho sự chuyên dịch cơ cấu lao động Nhưng sự chuyển địch cơ cấu lao động thường xảy ra chậm hơn (đi

sau) su chuyén dịch cơ cấu kinh tế Bởi vì sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo ra việc làm mới, do đó sẽ đòi hỏi một cơ cấu lao động mới phù hợp với cơ

cấu việc làm Vì vậy, xem xét những nhân tổ ảnh hưởng đến sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng chính là những nhân tố sẽ tác động đến sự chuyên địch của cơ cấu lao động trong khu vực này

e_ Điều kiện tự nhiên

Nhóm này bao gồm: vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên nhóm nhân tố này có ý nghĩa quan trọng và tác động

trực tiếp đến sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao

động nông thôn

© Tiến bộ khoa học - công nghệ

Đây là nhân tổ cơ bản quyết định đến quy mô và trình độ chuyển dịch cơ cấu lao động Tiến bộ khoa học - công nghệ đã làm giảm mức chỉ phí lao động cho đơn vị sản phâm, qua đó làm tăng năng xuất lao động Việc áp dụng kĩ thuật mới đã làm tăng được quy mô sản lượng đầu ra trong khi quy mô đầu vào lao động không thay đổi Tóm lại, việc ứng dụng kĩ thuật mới vào sản xuất sẽ tạo ra khả năng to lớn đề tăng năng xuất lao động, qua đó tạo ra tiền đề vật chất để có thể di chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành, nghề khác

© Von dau tu

Vốn đầu tư là các nguồn lực tài chính và phi tài chính của các chủ thé

Trang 15

hoặc tang năng lực sản xuất sản xuất sẵn có với mục đích sinh lợi Vốn đầu tư được chia thành các loại:

Tiền vốn dùng mua sắm tài sản cô định

Tiền vốn dùng mua sắm tài sản lưu động và dự trữ tiền mặt để thanh tốn trả cơng lao động

Tiền vốn chỉ phí cho việc chuẩn bị đầu tư: khảo sát, xây dựng dự án

đầu tư, làm thủ tục cấp giấy phép trong đó riêng phần tỉ trọng vốn đầu tư dùng cho mua sắm tài sản cố định đang ngày càng có xu hướng phát triển trong cơ cấu vốn đầu tư

e_ Thị trường

Sự tác động của thị trường được thê hiện thông qua quan hệ cung - cầu hàng hóa, dịch vụ và lao động nông thôn để trực tiếp, gián tiếp tạo ra sự chuyên dịch cơ cấu lao động Trên thị trường lao động nông thôn, nếu cầu về sản phẩm của một số ngành, nghề phi nông nghiệp tăng lên sẽ làm tăng cầu

lao động ở các ngành này, qua đó cũng kích thích cung lao động phát triển và tao ra su chuyén dich lao động từ nông nghiệp đến các ngành nghề khác e Hệ thống chính sách

Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng và có sức tác động khá mạnh tới quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn Thực chất của hệ thống chính sách là tổng thể các biện pháp kinh tế và phi kinh tế của chính phủ tác động vào nông thôn nhằm hướng sự tăng trưởng và phát triển của khu vực này theo những mục tiêu và thời hạn đã định

Thực tế cho thấy, thông qua những chính sách cụ thể như: chính sách

ruộng đất, chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách khoa học - công nghệ chính phủ có thể điều chỉnh được quy mô, tốc độ phát triển của các

Trang 16

1.2 Sự cần thiết phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam

O thé ki XVII, XVIIL, khi cách mạng công nghiệp được tiến hành ở Tây Âu, công nghiệp hóa được hiểu là quá trình thay thé lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc Khái niệm công nghiệp hóa mang tính lịch sử, tức là luôn có sự thay đối cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, của khoa học - công nghệ Do đó, việc nhận thức đúng đắn khái niệm này trong từng giai đoạn phát triển của nền sản xuất xã hội có ý nghĩa to lớn cả về lí luận và

thực tiễn

Kế thừa có chọn lọc những tri thức văn minh của nhân loại, rút những kinh nghiệm trong lịch sử tiến hành công nghiệp hóa và từ thực tiễn công

nghiệp hóa ở Việt Nam trong thời kì đổi mới, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khóa VI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đảng Cộng

sản Việt Nam xác định:

“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn

diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã hội từ

sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại

dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm

tạo ra năng xuất lao động xã hội cao ”Ƒ3 ,tr.281 J

Mỗi phương thức sản xuất xã hội chỉ có thể được xác lập vững chắc

trên cơ sở vật chất - kĩ thuật tương ứng Cơ sở vật chất - kĩ thuật của một xã hội là toàn bộ các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất xã hội phù hợp với

trình độ kĩ thuật tương ứng mà lực lượng lao động xã hội sử dụng để sản xuất

ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của xã hội

Nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ tư bản chủ nghĩa, là phải xây dựng cơ sở vật

chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp

Trang 17

hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến Muốn thực hiện thành công nhiệm

vụ quan trọng trên, nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hóa, tức là chuyển nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thành nền kinh tế công nghiệp

Chủ nghĩa xã hội muốn tồn tại và phát triển, cũng cần phải có một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển cao đựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và

chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Cơ sở vật chất - kĩ thuật

của chủ nghĩa xã hội cần phái xây dựng trên cơ sở những thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ Cơ sở vật chất - kĩ thuật đó phải tạo ra được một năng xuất lao động xã hội cao Công nghiệp hóa chính là quá trình tạo ra nền tảng cơ sở vật chất đó cho nền kinh tế quốc dân xã hội chủ nghĩa

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ

sở vật chất - kĩ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới được thiết lập, chưa được hoàn thiện Vì vậy, quá trình công nghiệp hóa chính là quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân Mỗi bước tiến của quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa là một bước tang cường cơ sở vật chất - kĩ thuật cho

chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn

thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Trong xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển

mạnh mẽ, trong điều kiện cách mạng khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện

Trang 18

1.3 Vai trò của sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Người lao động là một trong ba nhân tố của bất cứ một quá trình sản xuất nào và trong thời đại ngày nay khi mà các nguồn lực trở lên khan hiễm thì nó được xem xét là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất, vai trò của nguồn lao động nói chung và nguồn lao động nông thôn nói riêng là rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế đất nước

Trong nền kinh tế mọi yếu tố đều vận động do đó sự chuyên dịch cơ

cấu lao động trong địa bàn nông thôn là một tất yếu

Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự thay đổi tăng, giảm của từng bộ phận trong tông số lao động, theo một không gian và khoảng thời gian nào đó Cơ cấu lao động được chuyển dịch tùy theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, phục vụ và đáp ứng cho chuyên dịch cơ cầu kinh tế

Cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay đang có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH: tỉ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong GDP tăng, tỉ trọng nông - lâm - thủy sản giảm Do đó, cơ cấu lao động cần thiết phải có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương khóa X của Đảng ta đã chỉ rõ: Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí chiến lược

trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ tô quốc, là cơ sở và lực

lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ôn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước Các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân phải gắn với quá trình đây mạnh CNH, HĐH đất nước

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của

quá trình CNH, HĐH đất nước Phát triên nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế thị trường

Trang 19

định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng lĩnh vực để giải phóng và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao

động phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông thôn

Nghị quyết cũng vạch ra mục tiêu: xây dựng nền nơng nghiệp phát triển tồn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng

xuất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an

ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài Xây dựng nông thôn mới có

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tô chức

sản xuất hợp lí, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ

Đề thực hiện được những mục tiêu trên thì việc tiến hành chuyên dịch

cơ cầu kinh tế kết hợp chuyên dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn là

cần thiết, tắt yếu, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội Mặt khác,

khi cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng

CNH, HDH tat yếu sẽ tạo điều kiện cho sự chuyên dịch cơ cấu kinh tế

Nước ta là một trong các nước có dân số ở khu vực nông thôn khá lớn,

khoảng 75,13 % tổng dân số, tương đương 60,05 triệu người (tính đến ngày 1 7 2002) Trong đó, số người trong độ tuôi lao động là 35,44 triệu người,

khoảng 59 % dân số, với 30,9 triệu người tham gia vào lực lượng lao động

Khu vực nông thôn đang tập trung một số lượng lớn lực lượng lao động

của cả nước với tốc độ tăng khoảng 2,5 % / năm; lực lượng lao động ở nông

thôn năm 2002 là 30,98 triệu người và thời gian chưa sử dụng trung bình cả nước là 24,46 %, nếu quy đổi thì sẽ tương đương khoảng 7,5 triệu người

không có việc làm Nếu chúng ta thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm đây

mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trên địa bàn nông thôn thì không những khai thác được tối đa tiềm năng sẵn có mà còn khắc phục được những

Trang 20

Chuong 2

THUC TRANG CUA SU CHUYEN DICH CO CAU LAO DONG

TRONG DIA BAN NONG THON THEO HUONG CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA O VIET NAM HIEN NAY

2.1 Thành tựu của sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HDH ở Việt Nam hiện nay

Trong thời gian qua, dưới tác động của nhiều nhân tố, cơ cấu lao động

nông thôn đã có những thay đôi nhất định

Sự đổi mới của cơ chế quản lí trong nông nghiệp đã tạo ra động lực cho sự phát triển, bởi vì nó mang lại lợi ích trực tiếp cho người nông dân, giải quyết được phần lớn sức sản xuất ở nông thôn và phát huy tiềm năng to lớn

của người nông dân Cùng với chủ trương thực hiện chế độ khoán sán phẩm,

chủ trương giao quyền sử dụng đất lâu đài cho nông dân với năm quyền cụ thể, chúng ta đã kích thích nông đân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, kinh

doanh và sử dụng đất có hiệu quả Chính cơ chế thị trường đã thiết lập một

mô hình việc làm mới, tạo nhiều cơ hội cho người lao động Ở đây người nông dân có quyền tiếp cận trực tiếp đến các nhu cầu của thị trường ngày càng mở rộng Có thể nói yếu tố quan trọng để tăng sản lượng và năng suất trong thời gian qua là tăng cường tổng các yếu tố sản xuất mà trước hết là sự nỗ lực của người nông dân Điều này khẳng định tiềm năng về lao động ở nông thôn đã được phát huy và đã mang lại những hiệu quả không nhỏ: duy

trì tốc độ tăng trưởng liên tục trên 5%, giải quyết vấn đề lương thực, trở thành

nước xuất khâu gạo thứ hai trên thế giới, đóng góp phần quan trọng vào xuất khẩu của đất nước Tính chung cả năm 2009, giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản đạt 219,9 nghìn tỉ đồng, tăng 3% so với năm 2008

Trang 21

Cơ cấu lao động nông thôn đã và đang có sự chuyên dịch theo hướng

CNH, HĐH với nội dung cụ thể:

© Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo ngành, theo nghề

Theo hướng này, cơ cấu lao động nông thôn có sự chuyển dịch: tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động trong các ngành nông - lâm - thủy sản

Lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động

xã hội tăng từ 12,1 % năm 2000 lên 17,9% năm 2005: lao động trong các

ngành dịch vụ tăng từ 19,7% lên 25,3%; lao động các ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 68,2% xuống còn 56,8% (theo Tống điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản nam 2011)

Chuyên địch cơ cấu ngành, nghề hộ nông thôn có nhiều tiến bộ nhất là ở hai vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng Theo kết quả của cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011 thì trong 5 năm 2006 - 2011 cơ cấu ngành nghề của hộ nông thôn có sự chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm số lượng và tỉ trọng nhóm hộ nông - lâm - thủy sản; tăng số lượng và tỉ trọng nhóm hộ công nghiệp, xây dựng và địch vụ

Về số lượng hộ, theo kết quả chính thức đến ngày 1-7 - 2011, số hộ

nông - lâm - thủy sản ở nông thôn là 9,53 triệu hộ, giảm 248 nghìn hộ (2,54%) so với năm 2006 Số hộ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ đạt 5,13

triệu hộ, tăng 1,67 triệu hộ (48,5 %) so với năm 2006

Về cơ cấu lao động theo ngành, tỉ trọng hộ nông - lâm - thủy sản khu

vực nông thôn năm 201 1 là 62,2% so với 71,1% của năm 2006 và 80,9% của năm 2001 Như vậy, xét về cơ cấu thì tỉ trọng hộ nông - lâm - thủy sản từ năm

Trang 22

Tốc độ chuyên dịch cơ cấu ngành nghề hộ nông thôn từ nông - lâm - thủy sản sang công nghiệp, xây dựng và dịch vụ rõ nét nhất xảy ra ở vùng Đông Nam Bộ và tiếp theo là đồng bằng sông Hồng Ở hai vùng này, số hộ

nông - lâm - thủy sản đều dưới 50% tổng số hộ nông thôn, đặc biệt vùng

Đông Nam Bộ chỉ chiếm chưa đến 40%

Bên cạnh đó, cũng theo kết quả của cuộc Tổng điều tra, lao động trong độ tuổi có khả năng lao động ở khu vực nông thôn hoạt động nông - lâm - thủy sản là 59,6% giảm đáng kế so với mức 70,4% của năm 2006 và 79,6% của năm 2001; tỉ trọng lao động công nghiêp, xây dựng lần lượt ở các năm 2011, 2006, 2001 là 18,4%, 12,5%, và 7,4%, tỉ trọng lao động dịch vụ là

20,5%, 15,9% và 11,9% ở 3 năm tương ứng Như vậy, tỉ trọng lao động công

nghiệp, xây dung da tang 11% (2001 - 2011): tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 8,6% (2001- 2011) còn tỉ trọng lao động nông - lâm - thủy sản đã giảm đáng

kế 20 % (2011- 2001) ( theo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy

san nam 2011)

Trong nội bộ ngành cũng có sự chuyên biến tích cực, cụ thể: nội bộ

ngành nông - lâm - thủy sản chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động

hoạt động nông nghiệp, tăng lao động hoạt động lâm nghiệp và thủy sản

Tại thời điểm ngày I - 7 - 2011 cả nước có khoảng 10,37 triệu hộ nông - lâm - thủy sản; trong đó: hộ nông nghiệp chiếm 9,6 triệu hộ, hộ thủy sản gần 720 nghìn hộ, hộ lâm nghiệp có gần 57 nghìn hộ So với năm 2006, tính chung số hộ nông - lâm - thủy sản đã giám 0,9%, trong đó: hộ nông nghiệp giảm l,5% song hộ lâm nghiệp tăng 65,6% và hộ thủy sản tăng 4,6% ( theo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 201 1)

e Trinh d6 chuyên môn kĩ thuật của lao động nông thôn chuyển dịch tích cục:

Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và chương trình đào tạo nghề cho nông dân Với sự hỗ trợ của Nhà nước trong

Trang 23

viéc dao tao nghé miễn phí, trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nông

thôn đã nâng lên Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động có

trình độ chuyên môn kĩ thuật từ sơ cấp trở lên năm 2011 chiếm tỉ lệ 11,2% (năm 2006 đạt 8,2% và năm 2001 đạt 6,2%), trong đó: trình độ trung cấp lần

lượt ở các năm 2011, 2006 và 2001 là 4,3%, 3% và 2,5%; trình độ đại học là

2,2% 1,1% và 0,7% trong 3 năm tương ứng Như vậy, có thể nói trình độ chuyên môn của lao động nông thôn đã đạt được những tiến bộ nhất định

Về trình độ văn hóa của lao động nông thôn: tốt nghiệp trung học phố

thông cơ sở là 34,59%, tốt nghiệp trung học phô thông là 11,18% ( theo Tổng

điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 201 1)

© Co cau lao động nông thôn chuyển dịch theo thành phân kinh tế

Lao động nông thôn xét theo thành phần kinh tế có sự chuyên dịch rõ nét nhất trong hai thành phần kinh tế: thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã

Lao động nông thôn chủ yếu tập trung trong thành phần kinh tế tư nhân với hình thức kinh tế trang trại Bởi đối với trang trại trồng trọt, giá trị thu từ các hoạt động nông - lâm - thủy sản bình quân một trang trại năm 2010 là 1263 triệu đồng Nếu tính bình quân trên Iha đất trồng trọt, giá trị thu từ nông - lâm - thủy sản của trang trại trồng trọt năm 2010 cả nước là 103,5 triệu đồng Nếu so với hộ thì hiệu quả sử dụng đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản của trang trai cao hơn hắn thể hiện qua mức thu trên lha

Tính đến ngày 1-7-2011 cả nước có 20028 trang trại theo tiêu chí trang trại mới, trong đó, các vùng có nhiều trang trại là đồng bằng sông Cửu Long ( 6267 trang trại), Đông Nam Bộ (5387 trang trại) và Tây Nguyên (2528 trang trại), các vùng trang trại sử dụng gần 95000 lao động

Bên cạnh đó, lao động nông thôn cũng tham gia đáng kể vào các hợp

Trang 24

san Cac hợp tác xã sử dung 136,1 nghin lao động thường xuyên, tăng 7,8% so với năm 2006, trong đó có 128 nghìn người (94,1%) là xã viên, 8,1 nghìn

người (5,9%) là lao động làm thuê ngoài Quy mô lao động thường xuyên

bình quân một hợp tác xã là 21,6 người tăng 24,1% so với năm 2006 Các hợp tác xã có doanh thu bình quân một lao động đạt 38,3 triệu đồng (tăng 33,4% so với năm 2005) Hoạt động kinh doanh của hợp tác xã nông nghiệp vừa đảm

bảo nguyên tắc thu đủ bù chỉ lại vừa tạo nền tảng phục vụ sản xuất, kinh tế hộ

và sự phát triển chung của cộng đồng

2.2 Hạn chế của sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay

Bên cạnh những thành tựu trên, quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn vẫn còn ton tại không ít hạn chế

e Tóc độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn còn khá chậm và còn cách

xa so với yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Trong I0 năm, từ 2001- 2011, tỉ trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản mới giảm được 20%, từ khoảng 80% năm 2001 xuống còn khoảng 60% vào năm 2011 Bình quân mỗi năm chỉ giám được 2% Với tốc độ giảm bình quân như những năm qua, thì đến ngày 1 - 7-2020 lao động nông nghiệp trên địa bàn nông thôn sẽ giảm thêm 18%, tức sẽ còn 42%

lao động nông nghiệp trên địa bàn nông thôn (không đạt tiêu chí số 12 về xã

nông thôn mới) Trong khi đó, cả nước đến năm 2020 phải có đến 50% số xã đạt tiêu chí xã nông thôn mới, trong đó tiêu chí số 12 là lao động nông nghiệp còn không quá 35% lao động xã hội trên địa bàn xã

© Lao động nông thôn chủ yếu vẫn là lao động thuần nông

Trong tổng số người trong độ tuổi lao động có tham gia hoạt động nông

nghiệp thì lao động chuyên nông nghiệp (thuần nông) chiếm tí lệ lớn, tới

Trang 25

46%; lao động nông nghiệp kiêm ngành nghề khác chiếm 32,1% và lao động phi nông nghiệp chiếm 21,9%

Riêng trong ngành nông nghiệp: tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng khu vực nông nghiệp, nông thôn không thúc đây tăng trưởng tương ứng việc làm ở nông thôn; lao động tiếp tục bị dồn nén trong nông nghiệp năng xuất thấp (năng xuất lao động nông nghiệp chỉ bằng 1⁄3 so với công nghiệp và dịch vụ), hệ sé co gian viéc lam trong nền kinh tế nói chung và khu vực nông thôn còn thấp(thời kì 2000 - 2009 là 0,28% so với cả nước nói chung và khoảng 0,35% với khu vực nông thôn) chưa đảm bảo thu hút hết lao động dư thừa trong nông nghiệp đề tạo ra bước đột phá phát triển sản xuất hàng hóa và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, nông thôn; mức độ thiếu việc làm còn cao (6,51% người thiếu việc làm và khoảng 25% thoi gian lao động ở nông thôn chưa được sử dụng)

Chuyển địch cơ cấu kinh tế chưa thúc day và tạo điều kiện để có kết

quả chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn tương ứng ( công nghiệp và dịch vụ đã tạo ra 79% GDP cả nước nhưng mới thu hút 49% lao

động xã hội)

©_ Chuyến dịch khơng đơng đều giữa các vùng

Trang 26

thiếu lao động hầu hết mang tính cục bộ và làm lãng phí nguồn nhân lực của đất nước

© Trình độ chuyên môn của lao động nông thôn vẫn còn rất thấp trước yêu câu của sản xuất hàng hóa trong nên kinh tế thị trường

Lao động nông thôn mới chỉ có 4,3% lao động có trình độ trung cấp, 2,2% có trình độ đại học Điều này dẫn đến khả năng chuyên đổi ngành nghề từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ còn chậm và không đồng đều giữa các vùng, địa phương nhất là vùng miền núi vùng sâu, vùng dân tộc thiểu

số Lao động nông nghiệp dư thừa nhiều (thiếu việc làm tuyệt đối và thiếu

việc làm do tính chất thời vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp) nhưng ít lao động chuyên đổi sang lâm nghiệp, thủy sản cũng như công nghiệp, xây dựng và dịch vụ Các khu công nghiệp thiếu rất nhiều lao động kĩ thuật và công nhân lành nghề nhưng không thẻ thu hút được số lượng đông đảo lao động dư thừa ở khu vực nông nghiệp Lao động nông nghiệp dư thừa chủ yếu

là lao động phố thông: năm 2011 có đến gần 93% lao động nông - lâm - thủy

sản chưa được đào tạo tay nghề, chưa có chứng chỉ chuyên môn là bằng chứng cụ thể cho thực trạng đội ngũ lao động nông - lâm - thủy sản hiện nay

Trong quá trình chuyển dịch, ta nhận thấy tỉ trọng lao động trong các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất - đời sống và công nghiệp chế biến còn khiêm tốn chưa tương xứng với vai trò thúc đấy chuyên dịch cơ cấu kinh tế

nông thôn Năm 2009, dịch vụ mới chiếm 21,08%, công nghiệp chế biến

chiếm 13,57% lao động nông thôn Kinh tế nông thôn vẫn cơ bản là nông nghiệp, ở các vùng sâu, vùng xa kinh tế tự cung, tự cấp vẫn là phô biến

e Tích lũy của người lao động và các hộ tăng cao, nhưng còn có sự chênh

lệch lớn giữa các vùng và các nhóm hộ

Ở vùng Đông Nam Bộ, mức tích lũy cao nhất, đạt 23,6 triệu đồng /hộ,

gấp 2,7 lần so với vùng Trung du miền núi phía Bắc - chỉ đạt mức tích lũy

Trang 27

bình quân 8,7 triệu đồng / hộ Mức tích lũy của hộ kinh doanh thương nghiệp gấp 4,5 lần thu nhập của hộ lâm nghiệp và gấp 2,7 lần của hộ nông nghiệp Đây là những khó khăn đặt ra trong việc thực hiện mục tiêu thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, giữa các ngành kinh tế

Sau 5 năm 2005 - 2010, hoạt động của các hợp tác xã nông - lâm - thủy sản đã có sự chuyền biến trên một số mặt Tuy nhiên, hợp tác xã nông - lâm - thủy sản còn không ít khó khăn, bất cập: số hợp tác xã giảm so với năm

2005 (giảm 935 hợp tác xã, chiếm 12,9%), chưa tương xứng với yêu cầu phát triển sản xuất Vai trò hợp tác xã dịch vụ cho kinh tế hộ còn mờ nhạt Hợp tác xã tổ chức hoạt động dịch vụ nhưng phần lớn các dịch vụ chưa hiệu quả do tỉ

lệ hộ nông dân sử dụng còn thấp Quy mô hợp tác xã còn quá nhỏ, vốn bình quân có tăng nhưng còn rất thấp và thiếu; máy móc, phương tiện sản xuất của

hợp tác xã ít về số lượng, kém về chất lượng; doanh thu và lợi nhuận của các

hợp tác xã nông - lâm - thủy sản cũng như các hợp tác xã dịch vụ chuyên ngành còn rất thấp Thu nhập bình quân một lao động hợp tác xã nông - lâm - thủy sán một tháng năm 2010 chỉ đạt 293 nghìn đồng, trong đó: hợp tác xã

thủy sản đạt 1799 nghìn đồng, hợp tác xã lâm nghiệp đạt 231 nghìn đồng,

Trang 28

Trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, vai trò của phát triển kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn bao gồm công nghiệp và dịch vụ là rất quan

trọng Sự phát triển đó có tác dụng tạo việc làm cho lao động dư thừa ở nông

thôn; phát triển thị trường nông thôn, tăng giá trị gia tăng cho nông nghiệp Hơn một nửa thu nhập ở nông thôn là từ phi nông nghiệp nên đó là cái thang để từ không có việc làm đến có việc làm thường xuyên trong kinh tế nông thôn

Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong công nghiệp nông thôn thời gian qua không đáp ứng được yêu cầu của việc chuyên đổi cơ cấu kinh tế và kinh tế nông thôn Nhìn chung sản xuất còn lạc hậu, phát triển không đồng đều giữa các cùng: năng xuất, chất lượng, hiệu quá không cao Hạn chế của công nghiệp nông thôn đã bộc lộ rõ nét trong cơ cấu kinh tế ít chuyên đổi; công nghiệp, ngành nghề nông thôn phát triển chậm; lao động thiếu việc làm; tỉ trọng lao động thủ công trong chế biến nông sản quá cao, hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản phẩm thấp, kết cấu hạ tầng kĩ thuật yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông sản hàng hóa

Trong nông nghiệp (bao gồm cá nông - lâm- ngư nghiệp), lao động vẫn tập trung chủ yếu làm trồng trọt với sản lượng tạo ra chiếm trên 80% tổng giá

trị sản xuất

Như vậy, có thể nói quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng

CNH, HDH trên địa bàn nông thôn nước ta còn diễn ra chậm chạp.Do đó, đù

có sự chuyền biến nhưng đời sống vật chat, tinh thần của nông dân còn thấp, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng (GDP bình quân đầu người ngay trong vùng có nhịp độ tăng trưởng cao nhất nước như Đông Nam Bộ cũng có sự chênh lệch lớn giữa các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh chỉ bằng 1/3 so với

thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa- Vũng Tàu; tỉ lệ hộ nghèo vùng Tây Bắc

và vùng Đông Nam Bộ lên tới 9,8 lần), ô nhiễm môi trường ngày càng nặng

nề nhưng chậm được cải thiện

Trang 29

Hạn chế và bất cập còn nhiều, song đó là những khó khăn trong quá trình phát triển Tuy nhiên, đó là những khó khăn tạm thời, không cơ bản trong quá trình phát triển, khó tránh khỏi đối với một nước trình độ nông thôn có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ đang chuyển mạnh sang giai đoạn đây mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế

thế giới

2.3 Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HDH ở Việt Nam hiện nay

Đạt được những thành tựu trên là do có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua việc ban hành các đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nông thôn Bởi từ thực tiễn quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động nông thôn, Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong thúc đây chuyên dịch cơ cấu lao động nông thôn Nhà nước hoạch định và tổ chức triển khai các chiến

lược, chính sách, kế hoạch phát triển; xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ Sở

hạ tầng phục vụ chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và đời sống Đồng

thời giải quyết các vấn đề an sinh xã hội để đảm bảo phát triển một xã hội

công bằng, bền vững

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông thôn đồng bộ và hiệu quả hơn các thời kì trước

Sự tham gia tích cực của người dân nông thôn vào quá trình triển khai

các chương trình, dự án của nhà nước Sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp trong nước thông qua các chương trình, dự án về hỗ trợ phát

triển kinh tế - xã hội, môi trường nông thôn

Trang 30

Thứ nhất, vốn nhân lực nông thôn còn thấp ( trình độ văn hóa, chuyên

môn kĩ thuật, thể lực, tính năng động, tính thích nghi và kỉ luật còn hạn chế),

gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận kiến thức sản xuất mới, chuyền đôi nghề và chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động nông thôn Nông dân thiếu kiến thức

kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp, thiếu hiểu biết về những công nghệ mới

áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi và chế biến sản phẩm nông nghiệp, trong khi công tác tư vấn và phổ biến kiến thức cũng như chuyển giao công nghệ sản xuất tiên tiến thiếu hệ thống, chưa hiệu quả

Thứ hai, vẫn đề việc làm trong quá trình chuyên dịch cơ cấu lao động,

đặc biệt là đối với lao động di cư nông thôn - thành thị chưa được coi trọng cả

trên giác độ hoạch định chính sách, tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ hỗ trợ và tuyên truyền nâng cao nhận thức xã hội Hầu hết lao động nông thôn đang làm việc trong khu vực không chính thức với các đặc điểm rủi ro cao và không có hệ thông an sinh đảm bảo Vấn đề nổi cộm nhất hiện nay là chuyện

nhà ở và các vấn đề xã hội liên quan như hộ khẩu và chính sách giáo dục, y tế,

an sinh cho con cái và gia đình đi theo lao động di cư Các mâu thuẫn, tranh chấp trong quan hệ lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động

trong các doanh nghiệp gia tăng đã làm cho vấn đề mưu sinh của người lao

động di cư đi từ nông thôn càng thêm bức xúc

Thứ ba, thị trường lao động nông thôn chưa phát triển, cung - cầu lao động nông thôn mắt cân bằng (lao động vẫn thiếu việc làm trong khi các khu công nghiệp thường ở tình trạng thiếu lao động), hệ thống cơ sở thị trường lao

động yếu kém không cung cấp đủ thông tin, cơ hội và các dịch vụ công bằng

đến nông dân trong các vùng miền, khu vực Việc hướng nghiệp cho thanh

niên nông thôn vẫn chỉ mang tính hình thức; các hoạt động giao dịch việc làm

mới chủ yếu ở các thành phố lớn và khu công nghiệp, dịch vụ việc làm chưa thành mạng lưới, quy mô từng tổ chức nhỏ bé, thiếu sự phối hợp, chia sẻ

Trang 31

thông tin và hợp tác trong nội bộ dịch vụ việc làm cũng như hệ thống dịch vụ

việc làm - doanh nghiệp - cơ sở dạy nghề; thông tin thị trường lao động còn nhiều yếu kém, chưa mang tính hệ thống, bị chia cắt giữa các vùng, miễn;

việc theo dõi, giám sát, nắm bắt biến động thị trường lao động được thực hiện một cách phân tán và ít kết nối nên rất kém hiệu quả

Thứ tu, các chính sách, chương trình, chiến lược, kế hoạch phát triển

nông thôn còn chưa đồng bộ và đủ sức để thúc đây nhanh và có hiệu quả

Chính sách bồi thường khi thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất chưa

thỏa đáng, giữa giá bồi thường của nhà nước và giá thị trường còn có sự khác biệt khá lớn; chính sách quy hoạch đất đai canh tác chưa hợp lí và thiếu đồng bộ, hiện tượng đầu tư tràn lan không đúng mục đích gây lãng phí xã hội trong

khi quỹ đất ngày một giảm, đất canh tác cho người dân bị thu hẹp còn bản

thân người nông dân thiếu việc làm; đầu tư công vào nông thôn hay nông nghiệp hầu như không đáng kể, càng xa các khu kinh tế phát triển, xa đô thị, xa khu công nghiệp thì kết cấu hạ tầng càng yếu và kém, thiếu gắn kết với

các vấn đề xã hội và nhu cầu về đời sống văn hóa, tỉnh thần của người lao

động

Thứ năm, các hình thức tô chức sản xuất hiện đại cho năng suất cao chưa phát triển, tỉ lệ các đoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thua lỗ khá lớn (theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế Trung ương thì có đến 1/3 trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp bị thua lỗ), chưa đánh giá, tổng kết và nhân rộng cũng như phố biến áp dụng những mô hình sản xuất có hiệu quả, thu hút nhiều lao động

Ngoài ra, nguyên nhân còn nằm trong mối quan hệ: lao động - đất đai Đó là mâu thuẫn giữa sự gia tăng nhanh của nguồn nhân lực với quỹ đất đai quá hạn hẹp, “ bình quân đất nông nghiệp trên một nhân khẩu của nước ta chỉ

Trang 32

mién Trung ld 662m2”[23, 412- 415] Hang nam sé lao déng néng thén tang

thêm khoảng 2% (tương đương nửa triệu người), nhưng đất nông nghiệp lại không tăng cùng nhịp độ của lao động Trong số 33 triệu ha đất canh tác ở Việt Nam có hơn 8 triệu ha được sử dụng cho nông nghiệp và cũng ít có khả

năng mở rộng đất canh tác trừ một số vùng có sinh thái không phủ hợp lắm

với nông nghiệp và môi trường dễ bị tổn thương Trong những năm gần đây diện tích đất trồng trọt tăng lên chủ yếu là đo tăng diện tích đất trồng lâu năm ở Tây Nguyên và đất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long do khai hoang

Ở ven các đô thị, vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải miền Trung do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và san tách hộ ở cả thành thị và nông thôn diện tích đất trồng cây hàng năm kể cả đất trồng lúa giảm dần Quy mô đất nông nghiệp và đất trồng cây hàng năm bình quân nhân khẩu và lao động nơng nghiệp giảm khống 1,5%/ năm Với xu hướng và tốc độ giảm quỹ đất như hiện nay thì dù cho thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng đến mức cao như đồng bằng sông Hồng vẫn không tránh khỏi sự mắt cân đối giữa dat

đai và lao động trồng trọt Bình quân một lao độngt rồng trọt chỉ làm việc khoảng 150 ngày/ năm; đảm đương 0,4 ha diện tích gieo trồng Như vậy, sự

hạn hẹp về quỹ đất đai là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lao động dư thừa nhiều trong khu vực nông nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, các nhân tố sản xuất mà trước hết là đất đai phải được biến thành hàng hóa Chỉ khi nào

có cơ chế cạnh tranh, đất đai mới được những người nông dân sản xuất giỏi

canh tác đưới phương thức sử dụng đất có lợi nhất Cơ chế thị trường đất đai

sẽ tạo ra và thúc đây quá trình chuyên môn hóa theo hộ, thúc đây phân công lao động và đa dạng hóa kinh tế nông thôn, giải tỏa tình trạng lao động dư thừa như hiện nay

Đầu tư của nhà nước (bao gồm cả đầutư ngân sách, tín dụng, viện trợ và vay nước ngồi) cho nơng dân và kinh tế nông thôn còn thấp, chưa đáp

Trang 33

ung duoc nhu cầu đầu tư thực tế để phát triển sản xuất kinh đoanh, đa dạng

hóa ngành nghề và việc làm Thực tế cho thấy, đầu tư cho nông nghiệp trong những năm qua còn ở mức thấp, so với các nước khác trong khu vực khi bước

vào thời kì công nghiệp hóa thì tỉ lệ trên còn thấp.Hơn nữa, hầu hết các khoản

đầu tư công cộng vào nông thôn là không có hiệu quả vì vốn được rót chủ yếu vào các doanh nghiệp nhà nước

Trong thời gian qua đầu tư cho ngành nghề và dịch vụ nông nghiệp chưa được quan tâm đúng mức cả về chủ trương và giải pháp nên những tiền

đề vật chất cho sự chuyên dịch cơ cấu chưa được hình thành

Đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam cho lĩnh vực nông - lâm- thủy sản

từ năm 1989 đến nay có 225 dự án với tổng số vốn trên 1,9 USD, thu hút 20

nghìn lao động trực tiếp và chục nghìn lao động gián tiếp từ khu vực nông thôn với mức lương bình quân 60 USD/tháng

Tuy nhiên, so với các lĩnh vực khác, đầu tư của nước ngồi vào khu

vực nơng nghiệp còn quá ít Nguyên nhân là do sản xuất nông nghiệp phụ

thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, khả năng rủi ro lớn, kết cấu hạ tầng thấp kém, tỉ suất lợi nhuận thấp, tốc độ thu hồi vốn chậm và môi trường đầu tư chưa hoàn thiện là những cản trở lớn đối với các nhà đầu tư Do vậy, tình trạng thiếu vốn diễn ra khá phổ biến trên nhiều vùng, đối với các bộ phận

đáng kể dân cư và lao động (trên 70% hộ nông dân có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất và tạo việc làm) Vì thế, trong thời gian tới cần có sự điều chỉnh trong việc phân bố vốn cho khu vực nông thôn cũng như cần nâng cao chất lượng đầu tư trong toàn xã hội

Trang 34

Ngoài ra, cơ cấu kinh tế đã có sự chuyên biến chậm: tỉ trọng công nghiệp và xây dựng so với năm 2011 thì năm 2012 tăng 4,52%, tương tự nông - lâm - thủy sản tăng 2,72% và dịch vụ tăng 6,42 Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân trực tiếp tác động đến tốc độ chuyên dịch cơ cấu lao động

Trang 35

Chuong 3

MOT SO GIAI PHAP CHU YEU NHAM DAY MANH SU CHUYEN DICH CO CAU LAO DONG TRONG DIA BAN

NONG THON THEO HUONG CONG NGHIEP HOA, HIEN DAI HOA

O VIET NAM HIEN NAY

3.1 Mục tiêu và phương hướng nhằm đấy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HDH

e Mục tiêu

Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X

của Đảng ta đã xác định mục tiêu đến năm 2020:

Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỉ lệ lao động

nông thôn qua đào tạo trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng

50%

Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa hai vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp, cấp thoát nước

chủ động cho diện tích nuôi trồng thủy sản, làm muối; đảm bảo giao thông thông suốt bốn mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn bản; xây dựng cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền và hạ tầng nghề cá, cấp điện

sinh hoạt cho hầu hết dân cư, các cơ sở công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn;

đảm bảo cơ sở điều kiện học tập, chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, thể dục thế thao ở hầu hết các vùng nông thôn tiến tới mức các đô thị trung bình

Trang 36

đóng góp và hướng lợi nhiều hơn trong quá trình CNH, HĐH đất nước Chính vì vậy mà quá trình chuyên dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyên dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn nói riêng phải nhằm thực hiện được các

mục tiêu trên

e Phuong huwong

Trong thời gian tới quá trình đây mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn cần tập trung vào các phương hướng:

Tiếp tục tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỉ trọng lao động nông - lâm- thủy sản

Tận dụng tối đa số lượng lao động, đồng thời không ngừng nâng cao năng suất lao động nghĩa là sử dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực

Quá trình sử dụng lao động gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn

Quá trình sử dụng lao động gắn với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Để thực hiện được các mục tiêu, phương hướng trên chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp

3.2 Những giái pháp nhằm thúc đẩy sự chuyến dịch cơ cấu lao động trong địa bàn nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay

3.2.1 Nhóm giải pháp về giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật cho người lao động

Đây là nhóm giải pháp quan trọng, cơ bản và lâu dài, là giải pháp then chốt Nó là một giải pháp lớn ở tầm chiến lược phát triển của quốc gia Giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho hiện tại,

vừa chuẩn bị nguồn nhân lực cho tương lai Phát triển, đổi mới giáo dục, đào

tạo nhằm mục tiêu tạo lập nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với yêu

Trang 37

cầu, đòi hỏi của quá trình CNH, HĐH đất nước là một đòi hỏi tat yếu và bức

xúc hiện nay

© Giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nông thôn phải lấy việc nâng cao mặt bằng dân trí tối thiểu làm cơ sở

Nâng cao dân trí là nền tảng để xây dựng, phát triển nguồn nhân lực nhất là ở nông thôn, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa nông thôn Việc phổ cập giáo dục phổ thông là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội Tuy nhiên, không phải cứ có trình độ dan tri cao là có ngay nguồn lao động chất lượng cao mà phải có kế hoạch để đào tạo, phát triển nguồn lao động đó nhất là

nguồn lao động trẻ của đất nước trong một cơ cấu đồng bộ Do vậy, cần phải

động viên toàn dân tham gia xóa mù chữ, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong cả nước cho những đối tượng trong độ tuôi - đặc biệt ở nông thôn

Tích cực thực hiện việc xóa mù chữ, khắc phục tình trạng tái mù chữ và

nâng cao dần trình độ trí tuệ cho nguồn nhân lực nông thôn thông qua việc giáo dục thường xuyên Việc xóa mù chữ cần tập trung vào nhóm dân cư trẻ

nhằm đạt mục tiêu 100% người bước vào tuổi lao động ở nông thôn biết chữ,

mở rộng và nâng cao chất lượng các trường dân tộc nội trú nhằm thu hút con em đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa đến trường

Vấn đề quan trọng là cần tạo ra được cơ chế, chính sách để thu hút giáo viên về nông thôn, vùng sâu, vùng xa công tác; có chính sách đãi ngộ cụ thể để khắc phục tình trạng giáo viên bỏ nghề, thiếu giáo viên trầm trọng hiện nay Để sinh viên ra trường trở về quê hương công tác, cần tăng cường việc

đào tạo địa chỉ ở nông thôn nhằm tạo thêm nguồn nhân lực có tri thức về nông thôn hiện nay Cụ thé, phải nâng dần tỉ lệ biết chữ từ 15 tuổi trở lên từ 89%

hiện nay lên 97% vào năm 2020 Vận động thanh niên dưới 23 tuổi đi học từ

47% hiện nay đến 80% vào năm 2020 Nâng tỉ lệ học vấn ứng với số năm đi

Trang 38

© Doi méi chinh sdch dao tao, sir dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức tao điều kiện để thu hút họ đến công tác tại nông thôn

Nông thôn và miền núi có một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta Tuy vậy, trên thực tế việc huy động các nguồn lực trong đó huy động nhân lực đã qua đào tạo nhất là đào tạo chuyên ngành nông - lâm - ngư nghiệp và các kĩ sư, bác sĩ, cán bộ y tế, giáo viên đang gặp nhiều khó khăn

Hiện nay, ở nông thôn cán bộ có trình độ cao dang, dai hoc dang thiéu

tram trong Tinh hình này gây nên sự mất cân đối nghiêm trọng trong phân bố, sử dụng, phát huy tiềm năng của trí thức trẻ, gây sự lãng phí rất lớn về vật chất, trí tuệ cũng như khó khăn cho vùng nông thôn

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích sinh viên ra trường về công tác, lập nghiệp tại nông thôn, miền núi như: được hưởng 100% lương trong thời gian thực tập, tăng các loại phụ cấp đề thu nhập của họ gấp hai lần lương cơ bản; tăng thời gian nghỉ phép gấp đôi và các chế độ đãi ngộ khác Tuy nhiên, tình hình vẫn

chưa được cải thiện đáng kể

Cần có những chính sách nhằm hỗ trợ sinh viên, học sinh để sau khi tốt

nghiệp họ trở về địa phương làm việc lâu dài Hỗ trợ và khuyến khích chuyển

giao công nghệ ở nông thôn và nông nghiệp đề thu hút lực lượng lao động được đào tạo về nông thôn, phát triển các trung tâm khoa học - công nghệ, các trạm nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi, chuyên giao giống mới cho nông dân nhằm tạo môi trường thuận lợi thu hút đội ngũ trí thức về nông thôn

Thành lập các tô, đội thanh niên, sinh viên tình nguyện về nông thôn tham gia

xóa đói giám nghèo, nâng cao dân trí vấn đề là ở chính sách và cơ chế của nhà nước đối với sinh viên tốt nghiệp ra trường

Trang 39

e_ Tập trung đào tạo hướng nghiệp cho học sinh một cách thiết thực hơn Cần phải tổ chức công phu giáo dục hướng nghiệp và dạy nghề, giáo

dục lí tưởng, tình yêu nghề nghiệp phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực ở nông thôn làm cho thế hệ trẻ có định hướng đúng trong lựa chọn nghề cho tương lai Thông qua hướng nghiệp tạo tâm lí cho người lao động khi bước vào tuổi lao động Đối với quá trình đào tạo nguồn nhân lực nông thôn cần định hướng cho học sinh theo học nghề ngành nông - lâm - ngư nghiệp - chăn nuôi để phục vụ quê hương Tập trung hướng học sinh vào học trung học nghề và các trường nghề tại địa phương Trong những năm tới cần khắc phục

tình trạng dư thừa người có trình độ đại học, cao đẳng mà thiếu nghiêm trọng

công nhân, kĩ thuật viên lành nghẻ, cần định hướng tốt nghề nghiệp đề học sinh được vào trường học nghề phù hợp với khả năng, sở thích của họ, sau khi

tốt nghiệp họ sẽ làm việc tốt

Song song với giáo dục định hướng nghề nghiệp, cần tăng cường mạnh mẽ đầu tu dé phát triển đào tạo nghề Đào tạo nghề trở thành mũi nhọn không thé thiếu cho nguồn nhân lực nông thôn và trong cơ cấu giáo đục, đào tạo ở

nước ta Việc làm và học nghề là hai mặt của chiến lược phát triển nguồn nhân

lực nông thôn Do vậy, cần đây mạnh việc thực hiện Quyết định số 1956/ QD - TT của chính phủ về đề án Đảo tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 hướng đến 3 mục tiêu: nâng cao năng lực cho nông dân sản xuất nông nghiệp, dạy nghề cho lao động nông thôn trong thời gian nông nhàn (nghề phi nông nghiệp); nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở Tuy nhiên, để các hoạt

động đào tạo nghề thực sự đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận cao của người dân, cần lưu ý một số vấn đề sau:

Trang 40

thực tế về nghiệp của người dân chứ không phải là các hoạt động có tính phong trào, nhất thời Vì vậy, cần nắm chắc các nhu cầu (theo từng nghề, nhóm nghề, vị trí công việc ) của người dân ở từng địa phương và của doanh nghiệp thông qua điều tra khảo sát nhu cầu

Thứ hai, cần phải có sự vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể Thực tế

thời gian qua cho thấy, địa phương nào có sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội thì ở đó công tác dạy nghề đạt được kết quả như mong muốn

Thứ ba, do tính đa dạng vùng miễn, tính đặc thù của nông dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đều, lao động theo mùa vụ, thói quen

canh tác ) nên việc tổ chức các khóa đảo tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt, địa điểm đào tạo tại thôn, bản gắn với ruộng, vườn của lao động nông thôn, thời gian đào tạo phải linh hoạt, phù hợp với tập quán canh tác của người dân

Thứ tr, đào tạo nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết

việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, gắn với xóa đói giảm nghèo và góp

phần đảm bảo an sinh xã hội ở nông thôn; gắn với xây dựng nông thôn mới Do vậy, công tác đào tạo nghề trong thời gian tới cần:

4* Tổ chức quy hoạch lại mạng lưới các trường, các cơ sở dạy nghề trong địa bàn nông thôn

Nội dung này thực hiện theo hướng nhà nước chỉ quản lí trực tiếp đối với các cơ sở đào tạo lớn, còn lại giao cho các địa phương và tư nhân quản lí Như vậy, giải pháp sẽ khắc phục được tình trạng vừa thiếu, vừa vô tổ chức trong hoạt động dạy nghề cho nông dân của các cơ sở đào tạo nghề trong thời gian qua; ngoài ra nó còn giúp tăng cường thêm sự phối hợp chặt chẽ giữa các

Ngày đăng: 08/10/2014, 01:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w