1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân cách

22 1,5K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 103 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ: Như các đồng chí đã biết giáo dục mầm non là một bậc họcđầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo quan điểm của giáodục học: “Người giáo viên mầm non là người đặt những

Trang 1

Đề tài: Một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhân

cách

BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI:

Phần I: ĐỀ CƯƠNG

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

IV KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊNCỨU:

Phần II: NỘI DUNG CHÍNH

A ĐẶT VẤN ĐỀ

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

C KẾT QUẢ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Phần III: KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Phần IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 2

Phần I: ĐỀ CƯƠNG

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong xã hội hiện đại ngày nay cùng với xu thế phát triển củatoàn toàn cầu phần lớn luôn lo nghĩ làm giàu và tính kế sinh nhainên phần thời gian để lo cho sự hình thành và phát triển của con nhỏ

là rất ít

Cùng với sự phát triển của nguồn thông tin đại chúng, luônkích động đến tâm hồn trong sáng của trẻ thơ song với lứa tuổi mầmnon hầu hết các cháu chưa phân biệt Thiện - ác, tốt – xấu mà chỉ bắtchước theo cảm tính

Cùng với yêu cầu của ngành giáo dục cũng như yêu cầu của

bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi theo những tiêu chí, chỉ số cụ thểchính vì vậy tôi lựa chọn đề tài

II ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Trẻ mẫu giáo lớp 5 tuổi D nămhọc 2013 – 2014

Số lượng 29 trẻ: 13 trẻ nữ, 16 trẻ nam

IV KẾ HOẠCH VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:

- Qua quan sát, trao đổi với phụ huynh để nắm bắt tình hình vềđặc điểm, thói quen của các cháu trong lớp

- Phân loại trẻ theo nhóm đặc điểm đã thu thập được

- Giáo dục, định hướng phát triển về nhân cách theo hướngtích cực qua các hoạt động trong ngày của trẻ: Hoạt động học, hoạtđộng góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động lao động

- Thời gian nghiên cứu: Từ 19/08/2013 đến 20/05/2014

Trang 3

PHẦN THỨ II: NỘI DUNG CHÍNH

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

Như các đồng chí đã biết giáo dục mầm non là một bậc họcđầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, theo quan điểm của giáodục học: “Người giáo viên mầm non là người đặt những viên gạchđầu tiên làm nền móng để xây dựng nên một tòa lâu đài nhân cách”

(Trích Tâm lý học đại cương)

Theo quan điểm Hồ Chí Minh: “Làm mẫu giáo tức là thay

mẹ dạy trẻ” thấm nhuần lời căn dặn ấy của Bác mà bản thân tôi luôn

canh cánh trong lòng là làm thế nào để các con của mình có thể cónhân cách tốt

Trên tình hình thực tế hiện nay nhân cách của con người nóichung của trẻ em nói riêng đang trên đà phát triển theo một chiềuhướng xấu, chiều hướng của nền kinh tế thị trường, chiều hướng của

Trang 4

sự âu hóa, đặc biệt hơn là hiện nay trên thông tin đại chúng hàngngày trẻ đã được hấp thụ những thói hư tật xấu của xã hội như mộtnguồn dinh dưỡng nuôi sống trẻ em lớn lên hàng ngày.

Khi tiếp xúc với trẻ đặc biệt hơn tôi làm nghề nuôi dạy trẻ,hàng ngày được ở bên trẻ, nuôi trẻ, nhìn trẻ lớn lên hàng ngày phầnnào cũng hiểu trẻ: “Cái tốt thì nhận thức chậm, cái xấu thì nhận thứcnhanh” thậm chí chúng chuyền tin cho nhau lại càng nhanh hơn nữa

Với tình hình đất nước hiện nay cũng như trên toàn thế giớiđang có sự biến động lớn tác động đến sự sống còn của đất nước, sựsống còn đến những chủ nhân tương lai của đất nước Vậy làm thếnào để những chủ nhân tương lai của chúng ta giữ vững được chủquyền, toàn vẹn lãnh thổ có một cuộc sống ấm no hạnh phúc nhưBác Hồ đã cả một đời xây dựng

Chính vì những lý do đó mà bản thân tôi mạnh dạn lựa chọn

đề tài “Một số phương pháp giúp trẻ hình thành và phát triển nhâncách”

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

I CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN:

Hoà cùng với không khí phát triển của đất nước nói chung, sựphát triển của ngành giáo dục mầm non nói riêng mà bản thân tôiluôn trăn trở là mình phải làm như thế nào để nâng cao chất lượnggiảng dạy trẻ đặc biệt là làm thế nào để giúp cho trẻ tự tin, mạnhdạn, sáng tạo, nhận biết phân biệt cái tốt – cái xấu, cái gì cần phảihọc - phải lưu giữ, cái gì là cái mà không thể chấp nhận được – cái

Trang 5

gì cần phải tránh xa Nói chung là làm thế nào để giáo dục đượcđạo đức, lẽ sống cho trẻ: Biết yêu đồng bào, biết kính trên nhườngdưới, yêu quý – kính trọng người thân, biết bảo vệ các truyền thốngbất khuất của dân tộc ta, những sản vật quý của ông cha ta đã đểlại

Cùng với Nghị quyết trung ương Đảng lần thứ XI và chuyên

đề giáo dục hiện nay đó là “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

hồ Chí Minh”

Cùng với sự tin tưởng của các phụ huynh học sinh: Đưa con

em mình đến các cơ sở giáo dục với mong muốn là con mình đượchọc tập tốt, có đạo đức tốt, nói chung là mong muốn là con mìnhđược tốt toàn diện

Cũng như lời dạy của bác phạm Văn Đồng con người cần phải

có 2 thứ đó là kiến thức và đạo đức thông qua câu nói:

“Có Tài mà không có Đức là người vô dụng,

Có Đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Hay bất cứ ai bước chân đến các cổng trường cũng đều nhìn

thấy biểu ngữ: “Tiên học lễ, hậu học văn” tức là vào học ở trường

trước hết phải học đạo đức, lễ nghĩa, đạo làm người sau đó mới làhọc kiến thức, học cái sinh tồn của con người

Điều đó chứng tỏ rằng cái “Đạo đức”, hay “Nhân cách” con

người lúc nào cũng thực sự quan trọng trong sự nghiệp trồng người

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ:

Trong xã hội phát triển hiện nay mỗi gia đình chỉ có một đếnhai con, ai cũng mong muốn là làm thế nào để con của mình đượchưởng “Vinh hoa phú quý” hay được “Sung sướng” vì bố mẹ của

Trang 6

chúng cũng đã rất vất vả rồi, chính vì thế mà đã vô tình nới lỏng cho

sự đức độ của con mình Hay chiều theo ý thích của trẻ đã vô tìnhtạo cho trẻ tính ích kỷ chỉ biết đến bản thân mà không hay biết sựvất vả của bố mẹ và những người xung quanh

Từ tình yêu thương con vô bờ bến, cùng với sự chạy theođồng tiền để làm giàu, cùng với sự phát triển của thông tin đại chúngquảng bá những hình ảnh vô thức đã vô tình thâm nhập vào trẻ lúcnào mà không hay

Như ta đã biết lứa tuổi mầm non thì đây lại là lứa tuổi kỳ hiếu:Thích khám phá tìm tòi, thích được làm người lớn, thích được trảinghiệm, mà lứa tuổi này ít có khả năng phân biệt đúng sai hoặc biếtnhưng vẫn thích thực hiện cho thỏa chí tò mò, hiếu kỳ

III CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT.

Qua việc tìm hiểu tâm sinh lý trẻ, trao đổi với phụ huynh vàqua nghiên cứu tài liệu bản thân tôi đã lựa chọn 5 phương pháp,nguyên tắc giáo dục trẻ em của Hồ Chí Minh vào sáng kiến kinhnghiệm của mình:

1 Lòng thương yêu là cơ sở của công tác giáo dục.

2 Phải tôn trọng và tin ở trẻ.

3 Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp thời.

4 Giáo dục phải phù hợp với tâm lý lứa tuổi, không làm mất

đi tính hồn nhiên của trẻ.

5 Kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục trẻ em.

sau khi đã lựa chọn được các phương pháp tôi tiến hành thựchiện các phương pháp vào thực tế như sau:

Trang 7

Với phương pháp: Lòng thương yêu là cơ sở của công tác giáo dục

Như các đồng chí đã biết trong một gia đình đâu có phải cứcùng một mẹ sinh ra là tất cả các con đều có Đức dục – Trí dục – Mĩdục giống nhau, huống chi là một lớp học tập hợp của các gia đình

có hoàn cảnh, gia cảnh, cách nhìn, cách dạy con khác nhau Cho nênđến lớp người giáo viên cần phải sáng tạo trong cách dạy trẻ như lớptôi phụ trách có những cháu thì tố chất thông minh, thể lực phát triểntốt, nhưng lại rất hiếu động hay quậy phá - nghịch ngợm, có nhữngcháu thì tố chất tốt nhưng lại rụt dè – nhút nhát, có những cháu thìphát triển chậm, thể lực yếu, nhút nhát – rụt dè Với tôi tôi sử dụngphương pháp này qua sự gần gũi, động viên, khích lệ trẻ, yêu thươngtrẻ coi trẻ như con của mình Chẳng hạn ở lớp tôi cháu Thành, cháuTuấn b, cháu Tuấn Huy nhận thức rất nhanh, thể lực tốt nhưng lạihay nghịch ngợm thì mỗi lần trẻ mắc lỗi tôi thường gọi trẻ lại gầnhỏi han lý do đánh bạn, hay trèo cây, ngứt lá, vứt rác không đúngnơi quy định Trước hết để trẻ trình bày, tự nhận ra lỗi của mình, tựnhận hình phạt, rồi tôi mới ân cần nói những điều con vừa nêu côthấy cũng có lý do song việc con đánh bạn là chưa ngoan, lần saunếu bạn có lỗi gì với con thì trước hết con phải thưa với cô để côphân tích bảo bạn chứ không được đánh bạn, đồng thời cũng gọicháu bị bạn đánh tôi cũng hỏi lại, cho trẻ nêu được lý do vì sao màbạn đánh con, rồi phân tích cho trẻ, cuối cùng là động viên cả haitrẻ, lúc nào cũng phải coi trẻ như con mình để cư xử, từ đó mới cóhiệu quả Đối với hoạt động học thì tôi thường giảng nội dung nhưtrong bài hát, câu chuyện kể, bài thơ có những nhân vật có tính cáchgiống trẻ tôi thường hỏi trong chuyện này nhân vật này giống với

Trang 8

bạn nào trong lớp, con có thích nhân vật này không (Với nhữngnhân vật phản biện thì cho trẻ đưa ra lời khuyên với nhân vật để tất

cả mọi người đều yêu quý, hoặc những nhân vật yếu đuối khôngvượt qua được những thử thách tôi cũng hỏi trẻ để vượt qua đượcnhững thử thách này thì các con có ý kiến gì?) vậy với bạn A tronglớp con rất giống nhân vật trong chuyện nhút nhát như chú Dê trắngthì rất hay bị bắt nạt vậy con có sợ bị bắt nạt không? Vậy con cómạnh mẽ như Dê Đen không con hãy cố gắng lên cô tin con sẽ làmđược, theo con con có thể làm được không nếu cứ nhút nhát như vậythì đôi lúc rất nguy hiểm đến tính mạng của mình Hay trong giờhoạt động góc trước khi vào hoạt động tôi thường hỏi con sẽ chơi ởgóc nào, chơi gì trong góc đó, khi chơi phải chơi như thế nào rồi chotrẻ về các góc để tham gia hoạt động, trong khi trẻ đã ổn định ở cácgóc tôi đến từng góc chơi để quan sát xem trẻ sẽ hoạt động như thếnào, có tuân thủ theo các quy định của nhóm chơi không, có biết bảoquản đồ dùng đồ chơi không, khi đó tôi thường tạo cho trẻ nhữngtình huống (Có tình huống mang tính tích cực – có tình huống mangtính tiêu cực) để xem trẻ xử lý thế nào nếu trẻ xử lý tốt tôi khen vàcho trẻ cùng nhóm chơi khen cổ vũ bạn đồng thời cho cả nhóm chơibiết đó là điều tốt, điều cô mong muốn cô cũng muốn tất cả các concũng xử lý tình huống tốt như bạn Nếu trường hợp trẻ xử lý tìnhhuống không đúng với những điều giáo dục mong đợi thì hỏi nhữngbạn cùng chơi là con con sẽ làm như thế nào, một vài ý kiến mà vẫnkhông toát lên được nội dung giáo dục trẻ tôi sẽ nêu lên kết quả củavấn đề đó và cũng nhấn mạnh cho trẻ hiểu các cháu còn nhỏ việcnào chưa hiểu cần phải hỏi cô hoặc bố mẹ mình chứ không được tự

ý quyết định từ đó để rèn cho trẻ khả năng biết được sự cần thiết

Trang 9

khi cần giúp đỡ và chọn được người có thể giúp được trẻ Từ nhữngtình thương yêu trẻ như thế đầu năm học lớp tôi có thể tính đến 60%trẻ nhút nhát không thể hiện được bản ngã của mình đến giờ thì đã

có 100% trẻ sống hòa đồng, tự tin và mạnh dạn đề xuất những gì trẻmong muốn

Với phương pháp Phải tôn trọng và tin ở trẻ

Chắc hẳn không ai quên câu thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh nói

về trẻ:

“Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”

Với câu thơ đầu Bác ví “ Trẻ em như búp trên cành” ta liên tưởng đến câu nói “Trẻ em như một tờ giấy trắng” đây là những thứ

tinh khôi, là cái nôi để bắt đầu sinh sôi ra sự sống Vậy để cho cáibúp non ấy nó có sinh sôi nảy nở thành một cái cành to – chắc khỏetrên cây cổ thụ hay không thì lại phải nhờ vào bàn tay chăm sócđêm ngày của người chủ của nó Trẻ em cũng vậy trẻ có ngoan haykhông cũng phải nhờ vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của cô giáo –người thay mẹ dạy trẻ đặc biệt hơn chúng ta phải luôn đặt niền tinvào trẻ ta không nên tỏ thái độ với trẻ mà lúc nào cũng phải ân cần,gần gũi Ở lớp tôi cũng có những trẻ trong khoảng 2 tháng đầu củanăm học như cháu Thắng, cháu Thảo đến lớp có thể nói cháu chỉngồi yên một chỗ, không nói chuyện – không giao tiếp với bất cứ aitrong lớp, bố cháu Thảo đến gặp gỡ và trao đổi nếu cô đào tạo đượccháu mạnh dạn, tự tin và giao tiếp với mọi người thì em thật sự cảm

ơn cô Trong 2 tháng đầu của năm học khi bước vào tổ chức bất cứhoạt động nào trong ngày cháu cũng không tham gia chỉ ngồi yên vôhồn thậm chí đến nhu cầu cá nhân mà cháu cũng không thực hiện để

Trang 10

đến lúc cô phát hiện rồi bế ra nhà vệ sinh để giải quyết “Hậu quả”.

Từ những biểu hiện trên tôi bắt đầu chú ý đầu tiên tôi mời cháu thamgia chơi cùng các bạn cháu chỉ nhìn mà không đáp lời cô, các cháutrong lớp thì nói ở nhà bố mẹ bạn ấy gọi bạn ấy là “Con súng” đấy

cô ạ, các đồng chí có biết “Con súng” là gì không? nó có nghĩa là

súng bắn cũng không lay chuyển Tôi tiếp tục dùng lời khích lệ vàmời cháu tham gia trong một vài cuộc chơi, trò chơi với sự độngviên dần dà cháu đã nhập hội Trong hoạt động học tôi chưa khẳngđịnh là cháu nhận thức chậm nhưng ở đầu năm học khi giao nhiệm

vụ nào, bài tập nào thực hiện cháu cứ ngồi yên như phỗng khôngthực hiện, có cháu nói bạn ấy “Ngu” lắm cô giáo ạ, bạn trả làm được

gì đâu? Tôi đến bên cháu tôi hỏi: Con có biết đây là chữ gì không,

số gì không, khi vẽ tranh này thì bắt đầu từ đâu nào con chưa biếtcon nhìn kỹ lần nữa cô sẽ giúp con, rồi tôi cầm tay cháu con làmnhư thế này này, con làm được chứ, rồi đi quanh lớp bao quát quátrình hoạt động của lớp - đó chỉ là giả vờ để xem cháu sẽ làm thếnào, lúc sau tôi quay lại thấy cháu bắt đầu thực hiện, tôi bắt đầuđộng viên: Con giỏi lắm đấy cô thấy đẹp hơn cả bạn Hùng ngồi cạnhcon rồi, cuối buổi nêu gương những bạn có sản phẩm đẹp, tốt tronglớp tôi không quên nêu gương cháu: Cả lớp cùng nhìn xem đây làbài của ai các con có đoán được không? bài của bạn Thảo đấy, giờtrước bạn còn làm bài chưa được tốt nhưng hôm nay bạn đã thật tiến

bộ bạn đã hoàn thành bài của mình rồi, cả lớp hãy khen bạn nào!đồng thời tôi dùng lời nói để khuyến khích và hỏi cháu: Giờ sau con

có cố gắng để có sản phẩm đẹp hơn hôm nay không? Con nói to cho

cả lớp cùng nghe nào! Cứ như thế đến những tháng đầu của học của

kỳ 2 cháu đã dần mạnh dạn – tự tin, bắt đầu có nhóm bạn chơi,

Trang 11

mạnh dạn giao tiếp Khi tôi tổ chức hoạt động học và hoạt động góctrong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, lúc đầu tôi cũng lo cháu

sẽ không dám hoạt động khi có người lạ đến dự lớp, nhưng thật kỳdiệu chỉ những lời động viên kịp thời, chỉ những niềm tin tôi đặt vàocháu, bằng tình thương yêu vô bờ bến ấy mà cháu thực hiện hoạtđộng một cách không chút do dự Tôi tự nghĩ thế là bước đầu tôi đãthành công, cái búp non của tôi giờ đã bắt đầu chuyển màu xanh

Với vế sau của câu thơ: “Biết ăn, biết ngủ, biết học hành làngoan”, ý nghĩa của vế này là gì? Ăn thế nào cho đúng, cho đẹp, ngủthế nào cho cho khỏe – cho hay, học hành thế nào là ngoan, là đúngmục tiêu của giáo dục câu thơ này tôi thấy nó cũng giống như lờinói “Trẻ em như một tờ giấy trắng, xấu hay đẹp là do cô giáo vẽ”

Để làm được việc này tôi nghĩ rằng trước mặt trẻ, người giáo viênluôn phải làm cho trẻ tin, phải là cái gương phản chiếu cho trẻ soi vàbắt chước Trước hết người lớn phải biết tôn trọng lẫn nhau, tôntrọng trẻ, thể hiện những cái hay cái đẹp qua cách cư sử và qua cáchoạt động giáo dục hàng ngày đặc biệt hơn chúng ta không được nóidối trẻ đã nói là phải đúng, chúng ta phải hòa mình đặt cương vịmình vào cương vị của trẻ để thể hiện Chắc chắn ai cũng nhớ đoạnchuyện một câu chuyện rất cảm động về sự tôn trọng các cháu của

Bác Hồ trong câu chuyện “Niềm vui bất ngờ” (Tuyển tập thơ ca chuyện kể lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi NXB Giáo dục).

“Có một lớp mẫu giáo được vào thăm phủ Chủ Tịch Tronglúc vào cửa, có một cháu gái vấp ngã òa khóc Cô giáo vội bế cháulên và dỗ dành:

Trang 12

- Cháu nín đi! Nín đi rồi cô cho cháu xem con thỏ của Bác Hồnuôi Nghe được câu đó, Bác ra vườn hái một bông hoa hồng đưacho cháu bé, Bác nói:

- Bác không có thỏ đâu, nhưng Bác có hoa này, Bác tặng cháunhé!

Nghe giọng nói ân cần, nhận bông hoa của Bác, cháu bé nín.Bác mới nói nhỏ với cô giáo:

- Đối với các cháu dù là rất nhỏ, ta phải nói đúng sự thật Cháukhông biết Bác có nuôi thỏ hay không mà sao lại nói với cháu bénhư vậy?”

Qua đoạn chuyện đó như đã dạy chúng ta rằng làm việc gì, nóicâu gì với trẻ trước hết ta cũng phải suy nghĩ mình nói ra điều đấyliệu có đúng không, liệu rằng ta có thực hiện được không? Nếu tachỉ nói cho vui, khôi hài, rồi xua tay thì chắc chắn rằng ta cũng sẽđào tạo được một thế hệ trẻ thơ cũng chỉ nói bâng quơ Mà hãy đặtmình vào cương vị trẻ nếu cha mẹ ta, thầy cô, đồng nghiệp của tacũng là người chỉ nói nhưng không thực hiện thì ta sẽ có phản ứngthế nào Chính vì vậy mà “Tin tưởng và tôn trọng trẻ em” là mộtnguyên tắc quan trọng, chi phối toàn bộ phương pháp, hình thứcgiáo dục trẻ em Đó cũng là tư tưởng của khoa học giáo dục tiến bộ

là coi trẻ em, đối tượng được giáo dục là chủ thể của quá trình giáodục và đào tạo nhân cách của con người trong suốt quá trình sống vàlàm việc

Với phương pháp Động viên, khuyến khích, nêu gương, khen thưởng kịp thời.

Trong một ngày hoạt động ở trường của bé, ta không quêntrong ngày ta có hoạt động “Nêu gương – Cắm cờ ”, trong một tuần

Ngày đăng: 08/06/2014, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w