CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Một số khái niệm
Có nhiều định nghĩa khác nhau tổ chức:
Theo Duncan (1981): “Tổ chức là một tập hợp các cá nhân riêng lẻ tương tác lẫn nhau, cùng làm việc hướng tới mục tiêu chung và mối quan hệ của họ được xác định theo cơ cấu nhất định”.
Theo T.D.Money và A.C.Reiley: “ Tổ chức là một hình thức tổ chức của nhiều người có mục đích chung Một quần thể tổ chức muốn đạt mục tiêu một cách có hiệu quả thì mỗi người làm việc khác nhau nhưng phải dựa trên nguyên tắc hiệp đồng hợp tác hiệu quả”.
Theo Chester I.Barnard: “Tổ chức là một hệ thống các hoạt động hay nỗ lực của hai hay nhiều người được kết hợp với nhau một cách có ý thức” Nói cách khác khi người ta cùng hợp tác, thỏa thuận một cách chính thức để phối hợp những nỗ lực của họ thì khi đó tổ chức được hình thành.
Mỗi một quan điểm trên lại nhấn mạnh vào 1 khía cạnh khác nhau. Định nghĩa do Ducan đưa ra nhấn mạnh vào yếu tố con người là chủ yếu. Định nghĩa của T.D.Money và A.C.Reiley nhấn mạnh vào sự tương đồng mục đích giữa các cá nhân trong tổ chức Định nghĩa do Barnard đưa ra nhấn mạnh sự phối hợp các nỗ lực là nền tảng tạo nên tổ chức
Nói tóm lại, tổ chức là một chỉnh thể hoạt động độc lập có chính danh và có mục tiêu, mục đích hoạt đông rõ ràng Tổ chức có thể là một doanh nghiệp, công ty hay một cơ quan nhà nước, một tổ chức kinh tế - xã hội nào đó.
Một số định nghĩa về cơ cấu tổ chức:
“Cơ cấu tổ chức là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và
“Cơ cấu tổ chức xác định các công việc, được chính thức phân công, tập hợp và phối hợp như thế nào” (Robbin,1998).
Mục đích của cơ cấu tổ chức là bố trí, sắp xếp, phối hợp các hoạt động các hoạt động riêng lẻ của các cá nhân trong tổ chức nhằm đạt mục tiêu chung.
Cơ cấu tổ chức được thể hiện thông qua sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ thể hiện vị trí, mối quan hệ báo cáo và các kênh thông tin chính thức trong tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức định dạng tổ chức và cho biết mối quan hệ báo cáo và quyền lực trong tổ chức Sơ đồ cơ cấu tổ chức cho biết số cấp quản lý, cấp quyền lực tồn tại trong tổ chức (PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Giáo trình Hành vi tổ chức).
Đặc điểm, vai trò cơ cấu tổ chức
1.2.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức
Chuyên môn hóa công việc để chỉ mức độ ở đó các công việc của tổ chức được phân chia thành những bước công việc, nhiệm vụ khác nhau được thực hiện bởi những người lao động khác nhau.
Bản chất của chuyên môn hóa công việc chính là sự chia nhỏ công việc ra thành các bước, mỗi bước được một cá nhân riêng biệt hoàn tất, các cá nhân này chỉ chuyên về một phần chứ không phải toàn bộ hoạt động. Ưu điểm : Chuyên môn hóa giúptổ chức sử dụng lao động một cách có hiệu quả hơn, làm giảm chi phí đào tạo do chỉ phải đào tạo người lao động thực hiện một phần công việc riêng lẻ, thường là đơn giản Hơn nữa chuyên môn hóa giúp tăng năng suất lao động do khi người la động thực hiện các thao tác, nhiệm vụ lặp đi lặp lại một phần công việc thì tay nghề của họ sẽ được nâng cao, khéo léo và nhanh nhẹn hơn.
Nhược điểm : Chuyên môn hóa quá sâu (Thời gian thực hiện một thao tác quá ngắn, phần công việc quá đơn giản…) sẽ làm giảm năng suất và hiệu quả lao động, có thể gây ra tai nạn lao động Sự chuyên môn hóa cao trong
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B những hành động lặp đi lặp lại gây ra sự nhàm chán, đơn điệu trong công việc,làm giảm hứng thú làm việc, lâu dần làm giảm sự tập trung trong công việc Mức độ chuyên môn hóa cao gây ra áp lực, mệt mỏi và căng thẳng cho người lao động, giảm sự thỏa mãn trong công việc, giảm sự cam kết, gắn bó với công việc, tổ chức.
Bộ phận hóa là việc tập hợp các công việc riêng lẻ để có sự phối hợp hoàn thành các nhiệm vụ chung Nói cách khác, bộ phận hóa là quá trình phân công lại lao động, các nhiệm vụ công việc được kết hợp với nhau và phân bổ cho những nhóm làm việc.
Có nhiều phương pháp bộ phận hóa khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng :
Bộ phận hóa theo chức năng :
Là việc tập hợp, phối hợp các nhiệm vụ, công việc dựa trên các chức năng khác nhau như : tài chính, ngân hàng, kinh doanh, marketing…Bộ phận hóa theo chức năng có thể được áp dụng ở mọi dạng tổ chức. Ưu điểm : Tạo điều kiện phát triển nghề nghiệp, nghiệp vụ cho các cán bộ từng phòng ban Do khi bộ phận hóa theo chức năng người lao động có thể thường xuyên phối hợp, giao tiếp và hợp tác với nhau cùng thực hiện một khối lượng công việc, cùng nhau chia sẻ kiến thức chuyên môn và các khó khăn trong công việc…Bộ phận hóa theo chức năng còn góp phần làm giảm sự trùng lặp các nguồn lực khan hiếm trong tổ chức, có thể tận dụng các nguồn lực này tối đa.
Nhược điểm : Bộ phận hóa theo chức năng thường chú trọng vào chức năng nhiệm vụ các phòng ban nên các bộ phận thường hoạt động độc lập, ít có sự trao đổi thông tin, hợp tác và phối hợp giữa các phòng ban.
Bộ phận hóa theo sản phẩm :
6 vụ mà không cần quan tâm đến chức năng của họ Giúp tăng cường trách nhiệm đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức, tuy nhiên lại gây sự trùng lặp các nguồn lực khi giải quyết các vấn đề khó khăn ở bộ phận giống nhau, mục tiêu bộ phận cao hơn mục tiêu tổ chức.
Bộ phận hóa theo khu vực địa lý và lãnh thổ : Cách phân chia này nhóm những người lao động theo các khu vực địa lý khác nhau Giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc phối hợp các hoạt động giữa các vùng miền khác nhau, phương pháp này giúp tiết kiệm chi phí và có thể bao quát thị trường một cách hiệu quả Tuy nhiên do sự cách biệt về địa lý nên các nếu không có mạng lưới thông tin liên lạc tốt thì tổ chức không thể đạt hiệu quả cao.
Bộ phận hóa theo khách hàng : Là sự phân chia khách hàng ra thành từng nhóm khác nhau với những đặc điểm và tính chất riêng, theo đó sẽ có những nhóm người lao động phụ trách những nhóm khách hàng riêng. Phương pháp này dễ quản lý, khai thác và phát triển thị trường, tìm hiểu được thị hiếu của khách hàng Tuy nhiên phương pháp này dẫn đến tình trạng các bộ phận ít chuyên sâu vào hoạt động của tổ chức.
Phạm vi quản lý là số lượng nhân viên ở các cấp mà mộtngười quản lý có thể điều hành một cách hiệu quả Tùy thuộc vào mô hình và các hoạt động của tổ chức mà phạm vi quản lý rộng hay hẹp.
Phạm vi quản lý rộng : Số lượng nhân viên cấp dưới trực tiếp của một nhà quản lý lớn. Ưu điểm : Các hoạt động quản lý linh hoạt, người lao động có nhiều cơ hội thể hiện khả năng sáng tạo, làm việc độc lập hơn do không bị ảnh hưởng, kiểm soát quá nhiều bởi người quản lý cấp trên.
Nhược điểm : Khả năng kiểm soát quá trình thực hiện công việc không được chặt chẽ do số lượng nhân viên dưới quyền lớn.
Phạm vi quản lý hẹp : Số lượng nhân viên cấp dưới trực tiếp nhỏ.
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B Ưu điểm : Người quản lý có thể giám sát chặt chẽ các hoạt động của nhân viên dưới quyền, có thể hỗ trợ kịp thời các nhân viên khi họ gặp khó khăn.
Nhược điểm : Khả năng sáng tạo và chủ động trong công việc của nhân viên không cao, nếu tổ chức có quy mô lớn thì sẽ gây tình trạng số cấp quản lý nhiều, chi phí quản lý lớn.
Hệ thống điều hành là một hệ thống quyền lực và quan hệ báo cáo liên tục từ cấp cao nhất tới cấp thấp nhất của tổ chức.
Hệ thống điều hành có tác dụng phối hợp các hoạt động tại các vị trí khác nhau trong tổ chức Một hệ thống điều hành mang tính thống nhất khi mỗi nhân viên chịu trách nhiệm trực tiếp trước một người quản lý cấp trên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức được hình thành nhằm phân bổ và sử dụng các nguồn lực của tổ chức sao cho đạt được mục tiêu hoạt động một cách có hiệu quả nhất Như vậy chiến lược hoạt động có mối liên hệ mật thiết với cơ cấu tổ chức Khi chiến lược hoạt động thay đổi tức là mục tiêu và cách thức hoạt động của tổ chức thay đổi, điều này sẽ làm phát sinh các vấn đề mới về quản trị, nhân sự…, khi đó cơ cấu tổ chức cũ không thể giải quyết được những vấn đề này, tất yếu nó sẽ phải thay đổi cho phù hợp để đáp ứng những nhu cầu mới của tổ chức.
1.3.2 Quy mô của tổ chức
Tổ chức có quy mô càng lớn, càng phức tạp thì hoạt động của của tổ chức cũng phức tạp theo Lúc đó một mô hình cơ cấu quản lý hợp lý sao cho đảm bảo quản lý được toàn bộ hoạt động của tổ chức đồng thời phải làm sao để cơ cấu tổ chức không cồng kềnh và phức tạp là điều cần thiết Thường thì khi quy mô tổ chức tăng lên thì bộ máy quản lý ban đầu cũng tăng lên, sau khi tổ chức đi vào giai đoạn ổn định thì bộ máy quản lý có xu hướng giảm
1 0 Đối với các tổ chức vừa và nhỏ thì cơ cấu tổ chức phải tinh giản, gọn nhẹ để tiết kiệm chi phí và dễ thay đổi phù hợp với tình hình hoạt động của tổ chức.
Việc sử dụng công nghệ trong tổ chức cũng ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức Nếu các tổ chức chú trọng đến công nghệ thì thường có định mức quản lý tốt, quá trình thông tin và ra quyết định đến nhân viên được thực hiện nhanh chóng và thống nhất Cơ cấu tổ chức phải được thiết kế sao cho tăng cường khả năng của tổ chức và có thể thích ứng kịp thời với sự thay đổi công nghệ chung của xã hội Một hệ thống cơ cấu tổ chức phải phù hợp với hệ thống công nghệ và phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ trong việc ra các quyết định của tổ chức.
1.3.4 Môi trường hoạt động của tổ chức
Môi trường hoạt động của tổ chức bao gồm các yếu tố : Con người, các yếu tố kinh tế, các tổ chức khác, các yếu tố văn hóa xã hội.
Nếu như tổ chức hoạt động trong lĩnh vực mà môi trường có nhiều biến động thì cơ cấu tổ chức phải linh hoạt, dễ thay đổi, cơ học để có thể ứng biến được khi chiến lược hoạt động và mục tiêu của tổ chức thay đổi (Vd : Thay đổi nhóm khách hàng mục tiêu, chiến lược kinh doanh, marketing…)
Nếu tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường ít biến động thì cơ cấu tổ chức cũng ít phải thay đổi, vì vậy cơ cấu tổ chức phát triển theo hướng chắc chắn, mức độ chuyên môn hóa cao.
Các yêu cầu đối với một cơ cấu tổ chức hiệu quả
Một tổ chức có tính tối ưu khi nó đảm bảo được giữa các khâu và các cấp quản lý đều được thiết lập các mối quan hệ hợp lý, mang tính năng động cao, luôn đi sát và phục vụ cho mục đích đề ra của tổ chức Tổ chức mang tính tối ưu thể hiện qua các mặt:
-Phân công chuyên môn hóa lao động khoa học, hợp lý.
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
-Số lượng nhân viên trong tổ chức và các bộ phận hợp lý.
-Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận rõ ràng, hợp lý.
-Số cấp quản trị phù hợp, gọn nhẹ và hiệu quả.
1.4.2 Tính thống nhất mục tiêu
Bất kỳ một loại hình cơ cấu tổ chức nào cũng phải đảm bảo tính thống nhất mục tiêu cho tổ chức, tức là sự phân công, hiệp tác lao động giữa các nhân viên và các phòng ban được tổ chức dựa trên việc hoàn thành các mục tiêu chung.
Cơ cấu tổ chức có hiệu quả kinh tế khi chi phí bỏ ra trong quá trình xây dựng và sử dụng là thấp nhất nhưng đạt hiệu quả hoạt động cao nhất.
Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của thông tin được xử lý trong hệ thống, nhờ đó đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các hoạt động trong tổ chức.
Cơ cấu tổ chức linh hoạt là cơ cấu tổ chức có khả năng thích ứng linh hoạt với bất kỳ tình huống nào xảy ra trong hệ thống cũng như ngoài hệ thống Trong tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến động như hiện nay, tổ chức muốn tồn tại được thì phải luôn thay đổi kịp thời và phù hợp với điều kiện mới đặt ra Một cơ cấu linh hoạt sẽ giúp tổ chức tăng khả năng cạnh tranh và phát triển trở thành người dẫn đầu.
Đặc điểm cơ cấu tổ chức trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước
Khái niệm tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước :
Vua, Nữ hoàng ) thay mặt nhà nước đảm nhiệm một phần hay một công việc, một nhiệm vụ, hoặc tham gia thực hiện các chức năng của nhà nước….
Các loại hình cơ quan nhà nước: Cơ quan hành chính; Cơ quan sự nghiệp (đơn vị sự nghiệp); Doanh nghiệp nhà nước
1.5.1 Đặc điểm cơ cấu tổ chức trong cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Cơ cấu mang tính khuôn mẫu : Là một cơ cấu ‘‘cứng’’ mang tính bắt buộc và thống nhất chung cho các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng Cơ cấu tổ chức được quy định thành văn bản ban hành kèm theo chức năng nhiệm vụ của tổ chức.
Ví dụ trong các cơ quan hành chính nhà nước : Nghị định mới nhất quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ là nghị định 178/NĐ-CP ban hành ngày mùng 3 tháng 12 năm 2007.
Cơ cấu hành chính quan liêu : Là mô hình cơ cấu hành chính bổ nhiệm
(các quan chức và viên chức được bổ nhiệm chứ không phải được bầu) Nó được đặc trưng bởi các mối quan hệ trên dưới, xác định các lĩnh vực thẩm quyền theo các quy tắc khách quan, phi nhân cách, tuyển mộ, bổ nhiệm và cất nhắc theo tài năng được tiến hành với những thủ tục chuẩn hóa, phân công quyền hạn, trách nhiệm một cách chính thức, thúc đẩy phân công lao động và chuyên môn hóa (Tiến sĩ Nguyễn Quang A – Tạp chí Tin học và Đời sống)
Mô hình cơ cấu và các mối quan hệ ràng buộc:
Cơ quan hành chính nhà nước là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là chính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
Hầu hết các cơ quan hành chính nhà nước đều có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc Các đơn vị, cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Ví dụ Bộ Công an có các đơn vị, Bộ Giáo dục và Đào tạo có các đơn vị sự nghiệp, các trường Đại học trực thuộc,
Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên – dưới, trực thuộc ngang – dọc, quan hệ chéo tạo thành một hệ thống thống nhất mà trung tâm chỉ đạo là Chính phủ Ưu điểm : Cơ cấu tổ chức mang tính thống nhất và được quy định trước giúp cho người quản lý dễ kiểm soát hoạt động của cơ sở hơn, các quy tắc hoạt động giúp cho tổ chức hoạt động đúng hướng, mục tiêu rõ ràng hơn.
Nhược điểm : Cơ cấu tổ chức không linh hoạt, không nhanh nhạy kịp thời với sự thay đổi của thực tiễn, cơ cấu trực thuộc chéo, ngang – dọc …làm chậm quá trình ra quyết định, đôi khi quá rườm rà, mất thời gian cho những việc mà đơn vị tự quyết được
Tham khảo mô hình tổ chức trong bộ máy quản lý nhà nước Việt Nam và sơ đồ cơ cấu tổ chức cụ thể của Bộ Giáo Dục và Đào tạo nhằm hình dung rõ hơn về hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước và mối quan hệ của chúng:
1.5.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước Việt Nam(tóm tắt)
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
1.5.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bộ Giáo Dục (tóm tắt)
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Tổng quan về Cục Khảo Thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục là một cơ quan hành chính nhà nước thuộc Bộ Giáo Dục Cục KT&KĐCLGD ra đời để đáp ứng nhu cầu xã hội cần có một cơ quan chuyên trách việc thi cử đồng thời phát triển chất lượng giáo dục các cơ sở đào tạo trên cơ sở xây dựng các quy chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục (kiểm định CLGD) và các dịch vụ công có liên quan Cục KT&KĐCLGD chính thức ra đời ngày 18 tháng 7 năm
2003, tên Cục được đưa vào cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong Nghị định số 85/2003/NĐ-CP.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
*) Giai đoạn từ năm 2003 đến 2005: Giai đoạn hình thành ban đầu
Giai đoạn này ban đầu Cục chỉ có 3 phòng ban:
Tổ chức sự nghiệp trực thuộc là: Trung tâm Ngân hàng câu hỏi đề thi.
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
Phòng Tổng hợp Phòng Khảo thí Phòng Kiểm định Trung tâm Ngân hàng câu hỏi đề thi
Sơ đồ cơ cấu tổ chức giai đoạn 2003 đến 2005:
Do đến cuối năm 2004 mới có Phó Cục trưởng đầu tiên, trong giai đoạn này vai trò của lãnh đạo Cục trưởng là chủ yếu nên trong sơ đồ tạm thời để người lãnh đạo duy nhất là Cục trưởng, những giai đoạn sau sẽ xuất hiện Ban lãnh đạo.
Ban đầu thành lập Cục KT&KĐCLGD có số nhân sự là 15 người (Nguồn: Văn phòng Cục).
Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục trong giai đoạn được quy định trong quyết định số 407/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 20 tháng 1 năm 2004:
“ Điều 1: Nay quy định quyền hạn, trách nhiệm và cơ cấu tố chức của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục:
1- Quyền hạn và trách nhiệm của Cục trưởng:
1.1- Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quản lý, tổ chức, chỉ đạ toàn bộ hoạt động của Cục, là chủ tài khoản của Cục.
1.2- Cục trưởng có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc Cục; xây dựng và ban hành các quy định để quản lý, chỉ đạo các hoạt động của Cục.
1.3- Quản lý công tác cán bộ, tài chính và tài sản của Cục theo các quy định hiện hành.
1.4- Cục trưởng được ủy quyền quyết định bổ nhiệm các chức vụ của các đơn vị thuộc Cục.
1.5- Giúp việc cho Cục trưởng có các Phó Cục trưởng Phó Cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và Bộ trưởng về từng mặt công tác được phân công; được Cục trưởng ủy nhiệm thay mặt quản lý Cục khi Cục trưởng đi vắng.”
Tham khảo phần còn lại của quyết định trong phụ lục
Năm 2004 – 2005 là năm đầu tiên Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng tham gia vào công tác thi cử của cả nước, cụ thể là hai kì thi: Tốt nghiệp THPT và thi đại học 2004 Giai đoạn này trong công tác khảo thí chủ yếu là chuẩn bị ngân hàng câu hỏi đề thi để chuẩn bị cho việc chuyển biến từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm.
Hoạt động kiểm định là một hoạt động mới được xuất hiện nên gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu khi xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Ngày 02 tháng 12 năm 2004: Phát hành quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học, ban hành kèm quyết định số 38/2004/QĐ- BGD&ĐT
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
Năm 2005 khi Luật Giáo dục được sửa đổi, bổ sung, đã có thêm điểu 17 quy định về kiểm định chất lượng giáo dục:
“Kiểm định giáo dục là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục được thực hiện định kì trong phạm vi cả nước với từng cơ sở giáo dục Kết quả kiểm định giáo dục được công bố công khai để xã hội biết và giám sát.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục.”
*) Giai đoạn từ 2006 đến 2009 : Giai đoạn định hình hoàn thiện các chức năng nhiệm vụ của Cục
- Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông;
- Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp;
- Phòng Công nhận văn bằng;
Tổ chức sự nghiệp trực thuộc: Trung tâm Ngân hàng câu hỏi thi.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức giai đoạn 2006 đến 2009:
Bắt đầu có sự phân chia lại quyền lực trong Cục, điều hành chung các hoạt động của Cục là Ban lãnh đạo, các Phó Cục trưởng có chức năng giúp việc cho Cục trưởng điều hành các hoạt động của Cục.
Văn phòng thể hiện rõ là một bộ phận chức năng, thực hiện các nhiệm vụ quản trị, kế toán, quản lý cơ sở dữ liệu… giúp Cục trưởng và Ban lãnh đạo điều hành chung các hoạt động của Cục Năm 2005 Cục KT&KĐCLGD chính thức có mã số và tài khoản sử dụng ngân sách nhà nước riêng (Phụ lục
Số 9707/BGD&ĐT-KHTC), đầu năm 2006 Cục bắt đầu hạch toán riêng và có kế toán trưởng (Nguồn: Văn phòng Cục).
Cơ cấu của Cục trong giai đoạn này có sự thay đổi, từ 1 phòng Kiểm định tách ra thành 2 phòng Kiểm định với sự phân chia cấp học khác nhau, do yêu cầu thực tiễn và mục tiêu của các cấp học khác nhau nên điều này là tất yếu để hoạt động kiểm định được chính xác và sát với tình hình thực tiễn trong nước.
Tháng 3 năm 2006 Cục KT&KĐCLGD bắt đầu có vị trí Phó trưởng phòng trong một số phòng chuyên môn (Nguồn: Văn phòng Cục).
Trong giai đoạn này, có 2 quyết định do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ.
Quyết định số Số: 4499/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2007 Quyết định Số: 7939/QĐ-BGDĐT ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2008
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
Xét về chức năng của Cục KT&KĐCLGD: Không có sự khác biệt lớn giữa 2 quyết định.
Quyết định số 7939 có phần nhiệm vụ được quy định cụ thể và rõ ràng hơn, chứng tỏ sau 5 năm trình hình thành và phát triển Cục đã và đang định hình các nhiệm vụ trong công tác khảo thí và kiểm định một cách có hệ thống và cụ thể hơn.
- Trình Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và ban hành Quyết định Số: 29/2008/QĐ-BGDĐT ngày 6/6/2008 về việc ban hành Quy định chu kỳ và quy trình kiểm định chất lượng chương trình giáo dục của các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp:
Thực trạng cơ cấu tổ chức tại Cục KT&KĐCLGD
2.2.1 Mô hình cơ cấu tổ chức hiện nay
- Hiện tại có 1 phòng chức năng và 4 phòng chuyên môn :
Phòng Kiểm đinh ĐH, CĐ và TCCN
Phòng Kiểm định Mầm non
Phòng Công nhận văn bằng
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức hiện nay :
2.2.2 Chức năng nhiệm vụ, các mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức và giữa các phòng ban của Cục KT&KĐCLGD.
2.2.2.1 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban :
+ Thực hiện các chức năng kế hoạch - tổng hợp; hành chính - quản trị; tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng, an ninh và đối ngoại; thực hiện chế độ,chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, công chức của Cục; quản lý
Đầu mối xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác, lịch công tác hằng tuần, hằng tháng; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác, lịch công tác và tổng hợp báo cáo về việc thực hiện các nhiệm vụ của Cục.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chuẩn bị điều kiện làm việc cho các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tập huấn; ghi biên bản các cuộc họp Lãnh đạo Cục, họp cơ quan Cục.
Chủ trì, phối hợp thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ.
Giúp Cục trưởng giữ mối liên hệ với các cấp, các cơ quan ban ngành; tổ chức đón tiếp khách; chuẩn bị các điều kiện tiếp công dân, báo chí.
Đầu mối giúp Cục trưởng trong công tác thi đua khen thưởng của Cục Thực hiện công tác hành chính - văn thư, thống kê, tổng hợp, lưu trữ của Cục Phối hợp với Công đoàn Cục giúp lãnh đạo Cục trong công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, công chức của Cục.
Giúp Cục trưởng quản lý biên chế, tiền lương đối với cán bộ, công chức trong Cục; thực hiện các công tác liên quan đến quản lý cán bộ, công chức, nhân viên hợp đồng
Giúp Cục trưởng quản lý về tài chính: lập kế hoạch, dự toán ngân sách; kế toán và quyết toán ngân sách của Cục Tham mưu xây dựng, quản lý, sử dụng, thống kê cơ sở vật chất của các đơn vị và cơ quan Cục theo quy định.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện các dịch vụ công theo quy định, thực hiện việc thanh-quyết toán các hợp đồng và dịch vụ công.
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
+ Chức năng: Giúp Cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác Khảo thí (công tác thi) thuộc phạm vi quản lý của Cục Thực hiện các dịch vụ công về công tác thi.
Giúp Cục trưởng chủ trì, phối hợp với Văn phòng Cục và các đơn vị có liên quan tổ chức các kì thi mang tính chất quốc gia (Hiện tại Cục KT&KĐCLGD là đơn vị tổ chức chính của 4 kì thi quốc gia: Thi học sinh giỏi quốc gia, tốt nghiệp trung học phổ thông, thi tuyển đại học và thi học sinh giỏi quốc tế tại Việt Nam)
Chủ trì, phối hợp Văn phòng Cục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn về thi Hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện văn bản sau khi được ban hành
Tổ chức soạn thảo đề thi và đáp án, thang điểm; chỉ đạo công tác sao in đề thi, đáp án, thang điểm và công tác chấm thi tuyển sinh;
Phối hợp với Vụ Giáo dục Đại học và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong chỉ đạo tổ chức kỳ thi thi tuyển sinh; thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Trưởng ban chỉ đạo kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng của Bộ.
Chủ trì, phối hợp với Văn phòng cục thực hiện việc biên soạn, biên tập câu hỏi thi; tổ chức xây dựng, hoàn thiện và quản lý Ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở ra đề thi cho các kỳ thi; tổ chức hoạt động huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi; nghiên cứu hoàn thiện quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi, công nghệ thi.
Chủ trì tổ chức thực hiện việc thi thử các môn trắc nghiệm, phân tích, đánh giá đề thi; đánh giá việc tổ chức thi ở các địa phương.
Chủ trì giúp Cục trưởng chỉ đạo, kiểm tra các kỳ thi, tổ chức tập huấn cho các đội tuyển quốc gia đi dự Olympic quốc tế; phối hợp với các vụ bậc học trong
Đánh giá cơ cấu tổ chức tại Cục KT&KĐCLGD
2.3.1 Đánh giá theo các yêu cầu cơ bản
Cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ, phân chia rõ ràng chức năng nhiệm vụ các phòng ban, sự hỗ trợ, liên kết khi làm việc của các phòng khá tốt và hiệu quả.
Số lượng nhân viên cấp dưới của của một cấp trên trực tiếp nhỏ giúp người cấp trên dễ giám sát và quản lý các hoạt động của nhân viên cấp dưới.
Do phạm vi quản lý hẹp nên tạo được sợ thống nhất trong quá trình ra quyết định cao, tính chủ động của nhân viên cũng cao hơn so với phạm vi quản lý rộng Vì vậy tạo nên sự linh hoạt chung cho tổ chức.
Thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng và chính xác nhờ các thiết bị hỗ trợ và sự thực hiện công việc nghiêm túc của nhân viên Độ tin cậy của các thông tin rất cao do hầu hết các thông tin đều được bảo mật, chỉ được công bố khi có sự cho phép của lãnh đạo.
2.3.1.4 Tính kinh tế và thống nhất
Cơ cấu tổ chức không có sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các bộ phận, công việc được phân chia hợp lý giúp cho cơ cấu gọn nhẹ, tăng hiệu quả hoạt động, vì vậy giảm thiểu các chi phí quản lý cho tổ chức.
Cục KT&KĐCLGD có mô hình cơ cấu trực tuyến – tham mưu nên tính thống nhất cao, Cục trưởng là người ra các quyết định thống nhất cuối cùng và chịu trách nhiệm về các quyết định đó Khi Cục trưởng vắng mặt thì ra các quyết định thay cho Cục trưởng sẽ do Cục trưởng chỉ định.
2.3.2 Đánh giá cơ cấu tổ chức tại Cục KT&KĐCLGD
Cơ cấu tổ chức hiện tại tạo được sự liên kết, phối hợp giữa các phòng ban nhịp nhàng, các quyết định mang tính thống nhất cao, các công việc chung được phân phối hợp lý giữa các phòng ban
Cơ cấu tổ chức không đáp ứng được yêu cầu phát triển và các chức năng nhiệm vụ của Cục KT&KĐCLGD
- Chức năng, nhiệm vụ của Cục : Không được thực hiện đầy đủ do một số quy trình không thực hiện được do thực tiễn chưa đáp ứng được.
- Yêu cầu phát triển : xã hội đang cần những tổ chức kiểm định, trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục, từ đó có cơ sở để có sự so sánh trong và ngoài nước, làm tiền đề cho sự phát triển giáo dục về sau…
+ Thiếu các hiệp ước về công nhận văn bằng, các tổ chức thực hiện nhiệm vụ đánh giá ngoài cho các cơ sở giáo dục.
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC TẠI CỤC KT & KĐCLGD
Mục tiêu và các đề xuất xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức của Cục KT&KĐCLGD trong thời gian tới (giai đoạn từ 2011 đến….)
- Đề xuất xây dựng Trung tâm đánh giá chất lượng Giáo dục và Trung tâm Dịch vụ công; Các Trung tâm đánh giá ngoại ngữ.
- Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục được thành lập với tư cách là một đơn vị hành chính sự nghiệp, là một trung tâm quản lý nhà nước trong lĩnh vực dịch vụ công.
Việc ra đời Trung tâm là cần thiết nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá chất lượng giáo dục cho các cơ sở (Quy trình : Tự đánh giá – Đánh giá ngoài – Thẩm định kết quả đánh giá – Công nhận kết quả đánh giá) Hiện nay trong quy trình đánh giá CLGD mới chỉ thực hiện được giai đoạn 1 mà chưa thực hiện được bước tiếp theo do không có tổ chức chuyên đánh giá CLGD độc lập tại Việt Nam.
- Trung tâm Dịch vụ công : Trung tâm được thành lập ra để đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ công như : công nhận văn bằng, dịch vụ đánh giá ngoài cho các cơ sở giáo dục, cung cấp đề thi được thiết kế phù hợp với nhu cầu của cơ sở giáo dục.
Có thể nói đây là một trung tâm đa chức năng, chuyên phục vụ và cung ứng các dịch vụ mà xã hội đang có nhu cầu Cơ cấu và chức năng của trung tâm này có thể mở rộng ra không giới hạn tùy thuộc vào yêu cầu thực tiễn và khả năng hoạt động cũng như chiến lược phát triển của trung tâm, hơn nữa có thể loại hình trung tâm này là ‘‘đơn vị sự nghiệp công được giao quyền tự chủ hoàn toàn’’ nên khả năng phát triển của Trung tâm này trong tương lai là rất lớn.
- Trung tâm đánh giá Ngoại ngữ : Dự kiến thành lập 3 trung tâm ở 3 miền Bắc, Trung,Nam Trung tâm ra đời nhằm cung cấp các dịch vụ về
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B chứng chỉ, bằng cấp ngoại ngữ trong nước, các chứng chỉ này dự kiến được xây dựng dựa trên cơ sở trình độ ngoại ngữ để học Cao học, trình độ tương đương Toeic, Ielts hoặc Toefl tùy theo nhu cầu của học viên.
Hiện nay có rất nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam cung cấp nhiều loại bằng cấp, chứng chỉ ngoại ngữ khác nhau (chủ yếu là tiếng anh) Việc các tổ chức này du nhập vào Việt Nam có tác động 2 mặt : Một mặt đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các học viên cần các chứng chỉ tiếng anh để du học nước ngoài Mặt khác việc xuất hiện các tổ chức này cũng làm xuất hiện các nhu cầu và tiêu chuẩn mới trong xã hội : Nhu cầu tiêu chuẩn trình độ tiếng anh tương ứng X điểm Toeic, Ielts hoặc Toefl mới được xét tuyển vào tổ chức.Điển hình của mặt thứ này là Toeic, từ một tiêu chuẩn mới du nhập vào ViệtNam cách đây 10 năm (IIG Việt Nam – Thành viên tập đoàn ETS Hoa kì) nay Toeic đã trở nên rộng rãi và trở thành tiêu chuẩn chung cho các doanh nghiệp trong việc tuyển chọn các ứng viên dự tuyển Câu hỏi đặt ra ở đây làTrung tâm đánh giá Ngoại ngữ của ta có đặc điểm gì nổi trội hơn so với tổ chức khác, khách hàng mục tiêu ? chiến lược phát triển trong ngắn hạn và dài hạn : tối đa hóa chi phí ? xây dựng một tiêu chuẩn đánh giá riêng phù hợp với với các đối tượng khách hàng mục tiêu như thế nào? Liệu trong dài hạn có thể quốc tế hóa chứng chỉ ngoại ngữ do Việt Nam biên soạn ?
Mô hình cơ cấu tổ chức mới
Mô hình cơ cấu tổ chức mới của Cục KT&KĐCLGD sẽ bao gồm
Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên.
Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp.
5 0 Đơn vị sự nghiệp công lập: Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục; Trung tâm dịch vụ công và Trung tâm ngoại ngữ.
Theo Điều 9 Luật viên chức nhà nước (ban hành ngày 15/11/2010)
“2 Đơn vị sự nghiệp công lập gồm: a) Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ); b) Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).”
Theo đó Trung tâm đánh giá CLGD dự kiến sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn, hay còn gọi là đơn vị hành chính sự nghiệp Còn Trung tâm dịch vụ công và Trung tâm ngoại ngữ là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn.
Trong dài hạn khi các Trung tâm này trở thành hiện thực và phát triển đến một mức độ nào đó trong tương lai (Phụ thuộc vào chiến lược phát triển của Trung tâm) thì việc thành lập Hội đồng quản lý trong các trung tâm sự nghiệp này là cần thiết, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực của người đứng đầu Trung tâm Tuy nhiên việc thành lập Hội đồng quản lý cần phải xem xét kĩ lưỡng trên nhiều góc độ để hội đồng có thể hoạt động thực sự hiệu quả.
Dưới đây là sơ đồ mô hình cơ cấu tổ chức mới của Cục KT&KĐCLGD khi có thêm các Trung tâm trong giai đoạn tới :
Các chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ quyền hạn của Ban lãnh đạo và các phòng ban trong Cục không có gì thay đổi Nhưng xuất hiện thêm các mối quan hệ trực thuộc giữa các Trung tâm với cơ quan chủ thể là Cục
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
KT&KĐCLGD, mối quan hệ hỗ trợ phối hợp giữa các phòng ban của Cục và các Trung tâm.
Một số đề xuất nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức mới
3.3.1 Xây dựng chiến lược cung cầu nguồn nhân lực cho các Trung tâm
3.3.1.1 Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục
Lao động của Trung tâm ĐGCLGD sẽ gồm 2 loại lao động : công chức và viên chức nhà nước Trong đó Trung tâm sẽ có 3 chỉ tiêu công chức bao gồm : Giám đốc, Phó giám đốc và Kế toán trưởng.
Trong ngắn hạn (Dưới 1 năm) : Tại Việt Nam hiện nay, lĩnh vực kiểm định CLGD còn khá mới mẻ, việc tìm nhân sự làm việc đúng chuyên ngành là không hiện thực tại thời điểm này, có thể phân tích cung cầu trong thời điểm 2011 – 2012 như sau :
Cầu : Lao động trẻ, quan tâm và hứng thú với lĩnh vực đánh giá chất lượng giáo dục, có khả năng gắn bó lâu dài với tổ chức Trình độ đại học trở lên với các vị trí chuyên môn, các vị trí khác tùy thuộc vào yêu cầu công việc.
Cung : Có thể tuyển dụng lao động đã từng làm trong ngành giáo dục một thời gian để tận dụng những kiến thức về tổ chức giáo dục họ đã từng làm hoặc tuyển mới hoàn toàn rồi đào tạo theo bài bản tất cả các kiến thức liên quan đến đánh giá chất lượng giáo dục cũng như các tổ chức giáo dục tại Việt Nam.
Trong dài hạn : Hiện tại đã có một số công chức của Cục KT&KĐCLGD được cử đi học nước ngoài chuyên ngành đánh giá chất lượng giáo dục, dự tính nguồn nhân lực này sẽ về phục vụ tổ chức sau 2 – 3 năm Trong dài hạn đây sẽ là nguồn nhân lực chính, là nền tảng chuyên môn về sau
Cầu : Lao động chuyên ngành đánh giá chât lượng giáo dục, có trình độ
3.3.1.2 Trung tâm dịch vụ công
Lao động làm việc tại đây có 2 loại lao động : Công chức và viên chức nhà nước Lao động là công chức nhà nước thuộc chỉ tiêu của Cục KT&KĐCLGD, còn lại là nhân viên hợp đồng.
Ngắn hạn : Giống như Trung tâm ĐGCLGD
Dài hạn : Dựa theo lĩnh vực dịch vụ công mà Trung tâm muốn phát triển, từ đó xác định các loại lao động cần bổ sung cho tổ chức VD : cung cấp dịch vụ làm đề thi cho các cơ sở giáo dục thì cần tổ chức hình thành nhóm lao động có trình độ sư phạm chuyên ngành phù hợp, đã từng tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục (Tổ chức dưới dạng hợp tác lâu dài)
Cầu : Lao động có hiểu biết chuyên sâu về ngành giáo dục Việt Nam cũng như quốc tế ; Trình độ tiếng anh thành thạo …
Cung : Nội bộ hoặc có thể xem xét tuyển thành phần người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam (Nếu như trung tâm chuyển đổi hoạt động sang loại hình doanh nghiệp, đây là nguồn lực rất có tiềm năng nếu như có thể tận dụng)
3.3.2 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức
Nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức hiện nay đang rất lớn Thứ nhất là trong tình hình hiện tại khi cơ cấu tổ chức thay đổi và có sự bổ sung thêm các nhân sự mới vào các phòng ban Thứ 2 là nhu cầu đào tạo các kiến thức chung thống nhất về khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cho tất cả nhân viên, hiện nay các kiến thức trong lĩnh vực chưa được phổ biến rộng rãi, ngay cả đến nhân viên trong Cục thuộc các phòng ban khác chỉ lờ mờ nhận biết về các vấn đề này nếu các công việc của họ không có liên quan đến nhau Nên hệ thống các kiến thức này và phổ biến chính thức cho tất cả nhân viên Cục để nâng cao hiệu quả hoạt động của tố chức.
Vấn đề đào tạo của tổ chức có thể kết hợp đào tạo cho nhân viên làm việc tại Cục và nhân sự mới của các Trung tâm ĐGCLGD và Trung tâm dịch vụ công.
SV: Nguyễn Thị Minh Phương Lớp: QTNL 49B
Trong giai đoạn khi các Trung tâm đã được phê duyệt và ở giai đoạn trù bị nên tổ chức tuyển dụng lao động ngay, có thể gọi đối tượng này là nhân sự dự bị Các lao động này sẽ được làm việc một thời gian tại Cục KT&KĐCLGD, tham gia các hoạt động đào tạo do Cục tổ chức, chuẩn bị kiến thức và kĩ năng nền tảng sau đó mới làm việc chính thức tại các Trung tâm.
Kiến nghị phương pháp đào tạo : Kết hợp đào tạo ngoài công việc và đào tạo trong công việc
-Đào tạo ngoài công việc : Thành lập hội đồng chuyên môn gồm những người được trang bị và có kiển thức đầy đủ nhất về khảo thí và kiểm định CLGD Hình thức đào tạo theo kiểu bài giảng, hội nghị hay thảo luận, tổ chức theo đợt khi có nhu cầu, phương pháp này dễ tổ chức và phù hợp với phạm vi hẹp, không đòi hỏi trang thiết bị riêng, có thể tốn thời gian nhưng là cần thiết Đối tượng đào tạo có 2 loại nên phân chia ra làm 2 cấp bài giảng. Cấp 1 là trang bị kiến thức chung cho toàn bộ nhân viên Cục và lao động dự bị Cấp 2 chuyên sâu hơn, mục đích các bài giảng nhằm vào đối tượng cụ thể là lao động dự bị trong các trung tâm, việc đào tạo cấp 2 nên đi kèm với phương pháp đào tạo trong công việc.
-Đào tạo trong công việc : Đối tượng là lao động dự bị, đào tạo theo 2 hình thức chỉ dẫn trong công việc và kèm cặp chỉ bảo (lao động dự bị được phân về các phòng ban tùy theo lĩnh vực sẽ hoạt động sau này)
-Ngoài ra việc đào tạo các kĩ năng xử lý công văn giấy tờ cũng rất cần thiết tổ chức là cơ quan hành chính nhà nước.
3.3.3 Bố trí và sắp xếp lại các lao động trong các phòng ban.
Trong phòng Khảo thí hiện tại có 1 Trưởng phòng, 2 Phó trưởng phòng và 8 nhân viên, sự phân cấp quyền lực trong cùng 1 phòng quá nhiều, gây nhiều áp lực cho nhân viên trong quá trình làm việc Sắp tới có 1 vị trí Phó trưởng phòng nghỉ hưu, các công việc nên phân chia lại và không nên bổ
Kiến nghị khi các Trung tâm được thành lập nên điều động một số nhân sự có trình độ cao vào làm việc tạm thời ở các trung tâm giai đoạn đầu hình nhằm tận dụng chuyên môn của họ và giúp các trung tâm bước đầu hình thành.
3.3.3 Xây dựng công tác đánh giá thực hiện công việc
Kiến nghị đối với nhà nước
Đề nghị Bộ Giáo dục & Đào tạo :
Tạo điều kiện cho Cục KT&KĐCLGD có thêm chỉ tiêu công chức nhằm phục vụ cho sự phát triển của tổ chức.
Phê duyệt cho Cục KT&KĐCLGD được sử dụng thêm ngân sách nhà nước cho các hoạt động chuẩn bị thành lập các Trung tâm đánh giá chất lượng giáo dục và trung tâm dịch vụ công.