NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Tổng quan về thanh toán quốc tế
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm
Trong xu thế hội nhập và quốc tế hoá như hiện nay thì bất kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế. Quan hệ giữa các nước với nhau bao gồm nhiều lĩnh vực như : kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội….trong các mối quan hệ đó thì quan hệ kinh tế chiếm vị trí chủ đạo và là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác cùng tồn tại và phát triển Quá trình tiến hành các hoạt động quốc tế dẫn đến nhu cầu chi trả, thanh toán về hàng hoá Từ đó hình thành và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế và ngân hàng là người thực hiện trung gian thanh toán.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với một tổ chức kinh tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan.
Từ khái niệm trên ta có thể nhận thấy thanh toán quốc tế có một số đặc điểm sau :
- TTQT liên quan đến đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán.
Do có sự khác biệt về ngôn ngữ, luật pháp, tập quán, trình độ, cơ chế chính sách và tiền tệ nên khi tiến hành hoạt động TTQT trước hết cần phải xác định 5 vấn đề quan trọng là: đồng tiền, địa điểm, phương tiện, phương thức và thời gian thanh toán Việc lựa chọn đồng tiền nào phù hợp? địa điểm thanh toán ở đâu là thuận lợi? dùng phương tiện gì để thanh toán? Phương thức thanh toán nào là tối ưu ? thời gian thanh toán khi nào là thích hợp nhất ? sẽ quyết định việc thanh toán có nhanh chóng hay không, nguy cơ rủi ro thanh toán là thấp hay cao, có đáp ứng được yêu cầu của các bên hay không Do vậy khi ký kết hợp đồng thương mại, các bên đối tác thường thống nhất với nhau về ngoại tệ sử dụng là đồng tiền của nước mình, của nước đối tác hoặc của nước thứ ba.
- TTQT được chia làm hai loại là thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.
+ Thanh toán mậu dịch là việc thực hiện thanh toán trên cơ sở hàng hoá XNK và các dịch vụ thương mại cung ứng theo giá cả quốc tế Cơ sở để các bên tiến hành mua bán và thanh toán cho nhau là hợp đồng ngoại thương.
+ Thanh toán phi mậu dịch: Là việc thực hiện thanh toán không liên quan đến hàng hoá XNK cũng như cung ứng dịch vụ cho nứơc ngoài, nghĩa là thanh toán cho các hoạt động không mang tính thương mại Đó là chi phí của các cơ quan ngoại giao, ngoại thương ở các nước sở tại, các chi phí về vận chuyển và đi lại của các đoàn khách nhà nước, tổ chức…
- TTQT phục vụ hai lĩnh vực là hoạt động là kinh tế và phi kinh tế:
Tuy nhiên, trong thực tế thì hai lĩnh vực này thường giao thoa với nhau, không có ranh giới rõ rệt và chủ yếu là phục vụ cho hoạt động kinh tế đối ngoại Thanh toán là khâu quan trọng của quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, cụ thể là khi hoạt động thanh toán diễn ra thì cũng là lúc kết thúc một phần hoặc toàn bộ giá trị của một quy trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ Nếu công tác TTQT được tổ chức tốt thì quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau mới được thực hiện và từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ ngoại thương phát triển.
- TTQT là lĩnh vực gặp nhiều rủi ro : TTQT thường gặp rủi ro là do sự khác biệt về ngôn ngữ, luật pháp, cơ chế chính sách, tập quán, do sự bất ổn về chính trị, sự biến động về của tiền tệ…vì TTQT phục vụ cho hoạt động ngoại thương là chủ yếu trao đổi buôn bán hàng hoá, dịch vụ giữa cá nhân và tổ chức
1.1.2 Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT
Hoạt động TTQT gắn liền với các chủ thể ở các quốc gia khác nhau với nền văn hoá, phong tục tập quán…khác nhau Chính vì vậy, việc phát sinh những vứớng mắc, tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi.Để khách quan và công bằng người ta đã xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, mang tính quốc tế bao gồm : Đối với phương thức chuyển tiền: đây là nghiệp vụ khá đơn giản nên không cần có các văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh Việc chuyển tiền chỉ được điều chỉnh bằng luật quốc gia của nước chuyển tiền và các thoả thuận đại lý ký kết giữa ngân hàng các nước. Đối với phương thức tín dụng chứng từ: Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) được ICC ban hành lần đầu tiên vào năm 1933 Qua quá trình ứng dụng hàng ngày và sự phát triển của thương mại quốc tế, UCP đã được sửa đổi và bổ sung nhiều lần vào các năm 1951, 1962, 1974, 1983, 1993,
2003 và bản sửa đổi cuối cùng vào năm 2007 gọi tắt là UCP 600. Đối với phương thức nhờ thu : Quy tắc thực hành thống nhất về nhờ thu được ban hành lần đầu vào năm 1956 bởi ICC Sau đó được tái bản vào các năm 1967,1978 và lần tái bản gần đây nhất được ICC chấp thuận là vào tháng 5 năm 1995, được gọi là URC 522 URC 522 bao gồm 26 điều kiện, quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, hình thức, cơ cấu của phương thức thanh toán nhờ thu, về quyền lợi và nghĩa vụ của ngân hàng và các bên liên quan,về chi phí và chứng từ nhờ thu Các văn bản hiện nay chủ yếu đã được luật hoá, tuy nhiên bên cạnh đó hệ thống văn bản pháp lý tuỳ ý cũng song song tồn tại.Trên thực tế ta có thể rút ra các đặc điểm sau:
Thứ nhất, trình tự ưu tiên về tính pháp lý theo thứ tự giảm dần sẽ là :
Công ước và luật quốc tế, luật quốc gia, thông lệ và tập quán quốc tế Nếu có mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với Luật quốc gia.
Thứ hai, thông lệ và tập quán quốc tế chỉ là những văn bản pháp luật tuỳ ý Điều này thể hiện ở các nội dung sau :
- Chúng không bắt buộc các bên tham gia thanh toán phải áp dụng Chúng chỉ có hiệu lực khi mà trong hợp đồng có dẫn chiếu áp dụng rõ ràng.
- Có thể sử dụng bất kỳ một bản nào trong các bản đã ban hành để dẫn chiếu.
- Các bên tham gia sử dụng có thể loại trừ, bổ sung hay sửa đổi các điều khoản của thông lệ và tập quán quốc tế Khi đó những quy định khác rõ ràng trong hợp đồng sẽ được ưu tiên vượt lên trên về mặt pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế.
1.1.3 Các phương thức thanh toán của ngân hàng thương mại Đây là điều kiện quan trọng nhất trong hoạt động TTQT Phương thức
TTQT là toàn bộ quá trình, điều kiện quy định để người mua trả tiền và nhận hàng, còn người bán nhận tiền và giao hàng trong thương mại quốc tế.
Có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau, trong đó mỗi phương thức đều có ưu nhược điểm nhất định, thể hiện những mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người XK và người NK Để phù hợp với từng mối quan hệ thương mại và trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể, các bên sẽ thỏa thuận một phương thức thanh toán nhất định Việc lựa chọn PTTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó quyết định tới hiệu quả cũng như góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh đối với các bên tham gia thanh toán Hiện nay, các phương thức TTQT chủ yếu được thừa nhận và sử dụng rộng rãi bao gồm: phương thức thanh toán chuyển tiền, phương thức thanh toán nhờ thu, phương thức thanh toán TDCT.
1.1.3.1 Phương thức thanh toán chuyển tiền. a.Khái niệm
Chuyển tiền là phương thức thanh toán,trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời
Người chuyển tiềni chuy n ti nển tiền ền
(Remitter) Người chuyển tiềni th hụ hưởng ưởngng
Ngân h ng tr ti nàng trả tiền ả tiền ền (Paying bank )
Ngân h ng chuy n ti nàng trả tiền ển tiền ền
(Remitting bank) b.Các hình thức chuyển tiền
Phát triển hoạt động TTQT của các NHTM
1.2.1 Khái niệm phát triển hoạt động TTQT
Phát triển được hiểu là sự cải cách, tăng tiến từ nhỏ đến lớn, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Nói cách khác đó là sự vận động, sự cố gắng của chủ thể dưới một môi trường hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định để mở rộng và nâng cao cả về mặt chất lẫn mặt lượng.
Hoạt động TTQT là hoạt động quan trọng của bất kỳ ngân hàng thương mại nào Nó vừa giúp ngân hàng gia tăng doanh thu vừa giúp ngân hàng đa dạng hóa hoạt động của mình để có thể thu hút thêm nhiều nguồn khách hàng, thông qua đó nâng cao năng lực tài chính, uy tín và sức cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Chính vì vậy, phát triển hoạt động TTQT là một nhiệm vụ mà mọi ngân hàng phải quan tâm và có sự đầu tư một cách đúng mức.
Phát triển hoạt động TTQT là phạm trù kinh tế thể hiện sự nỗ lực của một ngân hàng thương mại trong việc tập trung mọi nguồn lực nhằm hoàn thiện hoạt động hiện có của mình bên cạnh đó cố gắng đa dạng hoá và nâng cao hơn nữa chất lượng của các phương thức Thanh toán quốc tế nhằm gia tăng doanh số và lợi nhuận cũng như sự tín nhiệm và hài lòng của khách hàng. 1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động TTQT
Có thể nói, quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam buộc các NHTM phải phát triển hoạt động TTQT - một hoạt động có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với quốc gia và các tác nhân trong xã hội. a Đối với nền kinh tế quốc gia
Trong xu thế quốc tế hoá kinh tế quốc tế, mỗi quốc gia muốn phát triển không thể đứng ngoài cuộc mà phải ra sức mở cửa, hội nhập, hợp tác và phát triển kinh tế thị tế thị trường TTQT có vai trò quan trọng không chỉ đối với chính ngân hàng mà còn đối với quốc gia và các tác nhân trong xã hội Vai trò của hoạt động TTQT với nền kinh tế thể hiện trên các giác độ:
TTQT bôi trơn và thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế như một tổng thể.
TTQT bôi trơn và thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp.
TTQT thúc đẩy và mở rộng hoạt động dịch vụ như du lịch,hợp tác quốc tế.
Tăng cường thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác.
Thúc đẩy thị trường tài chính quốc gia hội nhập quốc tế.
Với sự phát triển của hoạt động TTQT, lượng ngoại tệ mà quốc gia thu được thông qua các hình thức như thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, tín dụng quốc tế … sẽ đựợc tăng cường–đó là nguồn vốn cần thiết giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng nhanh hơn và mạnh hơn TTQT chính là chiếc cầu nối kinh tế trong nước với kinh tế thế giới Hoạt động TTQT ngày càng được khẳng định trong kinh tế quốc dân nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng Vì thế TTQT luôn gắn liền với quá trình phát triển thương mại quốc tế và là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. b Đối với ngân hàng thương mại Đối với NHTM việc mở rộng và phát triển hoạt động TTQT có một vai trò hết sức quan trọng Đó là một kênh lợi nhuận rất hấp dẫn đối với các ngân hàng, nó đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng không những về số luợng mà cả về tỷ trọng Hoạt động này được xem là hoạt động trung tâm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế và là dịch vụ đang chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động dịch vụ ngân hàng Điều đó được thể hiện :
Hoạt động TTQT giúp NHTM thu hút thêm nhiều khách hàng có nhu cầu TTTQ, từ đó mở rộng quy mô và đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng.
Hoạt động TTQT không những là hoạt động hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như hoạt động KDNT, tài trợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh NH trong ngoại và các dịch vụ khác phát triển.Từ đó giúp đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng đã cung cấp, nâng cao uy tín của ngân hàng, tạo niềm tin cho khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh Thực tế cho thấy, chỉ khi hoạt động TTQT phát triển thì các hoạt động kia mới có cơ hội để mở rộng cả về quy mô lẫn chất lượng hoạt động, trong đó hoạt động TTQT luôn giữ vai trò trung tâm, kết nối các hoạt động khác cùng phát triển.
Hoạt động TTQT còn giúp ngân hàng thu các khoản phí như phí chuyển tiền, phí bảo lãnh, phí thông báo… để bù đắp các chi phí và tạo ra lợi nhuận kinh doanh cho NH, giúp ngân hàng giảm thiểu được rủi ro. c Đối với khách hàng
Khách hàng của ngân hàng trong hoạt động TTQT chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh XNK Đối với các doanh nghiệp XNK thì TTQT là khâu cuối cùng của hợp đồng ngoại thương.Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí.Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì NH sẽ chiết khấu bộ chứng từ Qua việc thực hiện thanh toán, NH còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược của khách hàng.
Thông qua việc thực hiện các hợp đồng ngoại thương và TTQT với các đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp XNK có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước cũng như hiểu bíêt thêm về đối tác của mình Trên cơ sở đó các doanh nghiệp cân đối lại tiềm lực của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, đồng thời có những biện pháp phòng ngừa rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách tốt nhất.
1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của NHTM
Bất kỳ hoạt động nào đều được đánh giá dựa trên những chỉ tiêu cụ thể, thông qua các chỉ tiêu được phản ánh mà có thể phân loại và đưa ra những kết luận về hoạt động đó Vấn đề đặt ra là phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu đo lường để có thể đánh giá được một cách tương đối, toàn diện hoạt động này.
1.2.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá chung
Doanh số TTQT: Doanh số TTQT của một ngân hàng bao gồm doanh số XNK từ tất cả các phương thức TTQT của NH trong một giai đoạn nhất định, thường được coi là một năm Đây là chỉ tiêu tuyệt đối cho phép xác định quy mô hoạt động TTQT của NH So sánh chỉ tiêu này qua từng thời điểm hay thời kỳ khác nhau sẽ thấy được mức độ phát triển hoạt động TTQT của NH Doanh số TTQT ngày càng tăng chứng tỏ sự mở rộng không ngừng của hoạt động TTQT Doanh số TTQT càng cao đồng nghĩa với việc TTQT phát triển càng mạnh.
Phát triển TTQT còn được hiểu là tăng thị phần hoạt động TTQT của NH so với các NH khác trong cùng địa bàn hoặc các NH khác trong cùng hệ thống. Thị phần TTQT được xác định theo công thức:
Thị phần TTQT = Doanh số TTQT/ Tổng doanh số của chi nhánh.
Thị phần nói rõ phần doanh số TTQT mà chi nhánh đạt được so với tổng doanh số của chi nhánh Thị phần TTQT là chỉ tiêu chứng tỏ sự phát triển hoạt động TTQT tại các NHTM.Một NHTM có thị phần TTQT lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng có uy tín lớn và chất lượng TTQT tốt Việc nghiên cứu thị phần cho biết ngân hàng đang ở vị trí trên thị trường.Ngân hàng nên xem xét cả thị phần tương đối đối với các ngân hàng trên cùng địa bàn để xem xét mình mạnh hơn đối thủ để có các chiến lược phù hợp.
Các chỉ tiêu về lợi nhuận hoạt động TTQT
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTQT
1.3.1.Các nhân tố khách quan
Một sự ổn định về chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế một nước phát triển, trên cơ sở đó các hoạt động TMQT sẽ phát triển, nhu cầu hoạt động thanh toán XNK sẽ tăng theo Mọi sự thay đổi về quan điểm, chính sách điều hành vĩ mô của chính phủ đều có tác động trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đến cơ hội kinh doanh của nhà đầu tư Tính ổn định chính trị càng cao thì mức độ an toàn trong đầu tư càng lớn, sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong nước bỏ vốn kinh doanh, cơ hội mở rộng thị trường kinh doanh XNK càng lớn thì yêu cầu thanh toán XNK qua ngân hàng càng tăng, hoạt động đầu tư nước ngoài càng lớn thì nhu cầu lưu chuyển vốn ngoại tệ ra, vào ngân hàng sẽ tăng lên, hiệu quả mang lại cho hoạt động TTQT cũng tăng theo.
Bất cứ hoạt động kinh doanh nào vượt ra ngoài biên giới của một quốc gia sẽ phải tuân thủ hệ thống pháp luật trong nước, luật pháp nước sở tại và các quy tắc, thông lệ quốc tế Hoạt động TTQT của NHTM không những chịu sự chi phối bởi các cơ chế, chính sách, pháp luật trong nước và quốc tế mà còn phải tuân thủ theo những nguyên tắc, chuẩn mực, thông lệ quốc tế theo từng loại hình nghiệp vụ phát sinh.
Môi trường kinh tế trong nước và thế giới
Môi trường kinh tế luôn luôn thay đổi tác động đến các ngân hàng Môi trường kinh tế của một nước bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: trình độ phát triển cuả nền kinh tế,sự tham gia của mọi thành viên vào hoạt đông thị trường với một trình độ phát triển nhất định của sức sản xuất Sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc vào đường lối phát triển kinh tế của một nước Với đường lối phát triển kinh tế tốt sẽ tạo cho nền kinh tế phát triển đúng hướng với tốc độ tăng trưởng cao, sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.
Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu và đang diễn ra mạnh mẽ ở các khu vực trên toàn thế giới.Các quốc gia muốn phát triển được đều phải mở cửa nền kinh tế của mình để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa,khu vực hóa nền kinh tế thế giới.Sự phát triển cuả thương mại và đầu tư quốc tế tất yếu dẫn đến sự phát triển của TTQT.
Các chính sách vĩ mô của nhà nước : Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng,tình hình xuất nhập khẩu qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT của NHTM.
Các chính sách bao gồm : chính sách thuế, chính sách quản lý ngoại hối, chính sách kinh tế đối ngoại Căn cứ vào tình hình cụ thể trên thị trường ngoại hối mà nhà nước có những chính sách phù hợp Ví dụ, nếu trong giai đoạn mở cửa, nếu chính sách đối ngoại của quốc gia đó thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn, cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên hướng về tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.
Sự cạnh tranh của các ngân hàng trong nước và ngoài nước
Cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu của các NHTM.Đặc thù của các NHTM là các sản phẩm dịch vụ tươngd đối giống nhau, chi phí đầu vào và giá thành tương đối giống nhau, không chỉ cạnh tranh về giá cả mà còn phải cạnh tranh về chất lượng dịch vụ Sự đa dạng các sản phẩm đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng, sự thuận lợi,nhanh chóng,an toàn và hiệu quả, tên tuổi của NHTM trong nước và quốc tế là những yếu tố tạo nên sức cạnh tranh cho các ngân hàng có tham gia TTQT.
Các yếu tố về phía khách hàng
Khách hàng chính là người sử dụng dịch vụ của NH, vì vậy họ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, họ là yếu tố quyết định sống còn đến sự phát triển của
NH Khách hàng của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT là những doanh nghiệp kinh doanh XNK, là những khách hàng có quan hệ đối tác với thương nhân nước ngoài càng đòi hỏi họ là những khách hàng năng động, có năng lực trình độ về TTQT và pháp luật nước ngoài, có khả năng giao tiếp với người nước ngoài để có thể có những quyết định nhanh nhạy, chớp thời cơ trong kinh doanh, không bị nước ngoài lừa đảo.
1.3.2.Các nhân tố chủ quan
Quy mô hoạt động của NHTM
Các NHTM có quy mô hoạt động lớn, rộng khắp các tỉnh,thành phố và trung tâm thương mại sẽ có khả năng tiếp cận và thu hút được số lượng lớn khách hàng, tăng thị phần TTQT, có uy thế hơn trong cạnh tranh Quy mô hoạt động của NHTM thể hiện khả năng tài chính cũng như khả năng đáp ứng được nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng Tuy nhiên, quy mô hoạt động của NHTM cũng đòi hỏi phải phù hợp với năng lực và trình độ quản lý cũng như khả năng về vốn của mỗi ngân hàng Nếu xây dựng quy mô hoạt động lớn mà khả năng không đáp ứng được yêu cầu thì sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán và giảm uy tín của ngân hàng.
Mạng lưới ngân hàng đại lý:
NHTM thiết lập mạng lưới ngân hàng đại lý của mình nhằm giải quyết công việc ngay tại một nước,địa phương trong khi chưa có chi nhánh tại đó. Mạng lứơi ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, NH có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.
Mặt khác, vì là quan hệ hai chiều nên các NHTM ở Việt Nam có thể làm đại lý cho các NH ở các quốc gia khác, trên cơ sở đó các NHTM kiếm lời thông qua hoạt động TTQT của mình như trở thành NH xác nhận,NH bảo lãnh, NH chỉ định…Nhờ việc thiết lập các quan hệ mới, nhiều L/C xuất,nhập khẩu sẽ về thẳng ngân hàng mà không phải qua trung gian giúp khách hàng được thông báo L/C ngay, nhờ đó đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của khách hàng.
Công nghệ của ngân hàng
Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngành ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng Công nghệ làm nối liền mọi khoảng cách,làm việc tìm hiểu thông tin về đối tác dễ dàng hơn, làm giao dịch trở nên nhanh chóng và chính xác Bởi lẽ, công nghệ ngân hàng hiện đại, tốc độ xử lý nhanh sẽ giúp ngân hàng thực hiện một cách chính xác các thao tác, đẩy nhanh tốc độ của từng khâu trong quy trình nghiệp vụ, phục vụ khách hàng một cách hiệu quả nhất, cung cấp cho khách hàng dịch vụ có chất lượng tốt nhất, từ đó nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của ngân hàng.
Vì vậy, mỗi ngân hàng cần tiếp cận kỹ thuật, công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu nhanh chóng, kịp thời và chính xác trong TTQT Đặc biệt, việc xây dựng quy trình nghiệp vụ của mỗi hoạt động luôn luôn phải dựa trên công nghệ hiện đại đang áp dụng và ngược lại, công nghệ ngân hàng cũng cần phải được cải tiến đồng bộ với việc thay đổi, đổi mới quy trình nghiệp vụ.
Trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng
Hoạt động TTQT đòi hỏi cán bộ TTQT cần thông thạo tập quán quốc tế, luật pháp quốc gia, ngôn ngữ nghiệp vụ, thao tác nghiệp vụ tốt, giàu kinh nghiệm thực tế mới có thể giải quyết công việc một cách hiệu quả, hạn chế rủi ro cho khách hàng, rủi ro cho ngân hàng Ngoài ra, việc hoạt động kinh doanh trên trường quốc tế đòi hỏi cán bộ phải có khả năng phân tích thị trường, nhạy bén với tỷ giá hối đoái và biến động của từng loại ngoại tệ, phải có những quyết định nhanh và chính xác mới đem lại hiệu quả kinh doanh Không những thế họ còn có thể tư vấn cho khách hàng các điều kiện có lợi, phát hiện ra những rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt động…tạo uy tín tốt cho NH.
Phát triển TTQT trong mối quan hệ với nâng cao chất lượng và hiệu quả của
Hoạt động phát triển TTQT của một NHTM được nhìn nhận trong mối quan hệ với nâng cao chất lượng và và hiệu quả hoạt động TTQT.
1.4.1 Phát triển hoạt động TTQT trong mối quan hệ với nâng cao chất lượng TTQT
Vấn đề đối với các NHTM là nếu các NHTM chỉ quan tâm tới việc đưa ra các chính sách để thu hút khách hàng nhằm tăng doanh số mà không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro trong TTQT thì các chính sách đó cũng không hiệu quả Các NHTM cần cố gắng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động TTQT của mình như thủ tục đơn giản, quy trình nhanh chóng thuận lợi…qua đó vừa giúp cho khách hàng thuận lợi trong giao dịch vừa giúp cho cán bộ TTQT được dễ dàng trong việc thực hiện nghiệp vụ. Việc phát triển hoạt động TTQT cần phải song song với việc nâng cao chất lượng hoạt động TTQT thì ngân hàng mới có thể giữ được lòng tin của khách hàng.
1.4.2 Phát triển hoạt động TTQT trong mối quan hệ với nâng cao hiệu quả TTQT
Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT.Nó được đo bằng hiệu số giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT.
Phát triển hoạt động TTQT cần phải quan tâm đến các giải pháp nhằm vừa làm giảm chi phí bỏ ra cho hoạt động TTQT vừa làm tăng doanh thu do hoạt động TTQT đem lại thì mới đạt được hiệu quả cao Hiệu quả đó được thể hiện ở thời gian thanh toán, độ tin cậy và chi phí giao dịch cho một thanh toán.Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT thì cần phải phát triển hoạt động TTQT vì hoạt động TTQT có phát triển thì mới hoàn thiện được quy trình nghiệp vụ, công nghiệp hóa các thiết bị từ đó tăng tốc độ xử lý, tăng độ an toàn trong thanh toán, giảm chi phí thanh toán.
Như vậy, các NHTM cần phải xây dựng chiến lược phát triển hoạt động TTQT song song với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động TTQT phù hợp với đặc điểm của từng ngân hàng, từng chi nhánh Điều đặc biệt là cả sự phát triển cũng như hiệu quả hoạt động TTQT đều được thể hiện rõ nét nhất qua chỉ tiêu lợi nhuần ròng từ hoạt động TTQT Chỉ tiêu lợi nhuận ròng hoạt động TTQT được tính bằng hiệu số giữa doanh thu hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT.
Nội dung chương I đã khái quát nhứng “Lý luận chung về hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM “ đã làm rõ những các vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động TTQT, cụ thể là : Khẳng định tầm quan trọng của hoạt động TTQT đối với nền kinh tế trong quá trình hội nhập,đồng thời làm rõ khái niệm,đặc điểm,vai trò chủ yếu,các công cụ TTQT,các quy chuẩn quốc tế liên quan đến hoạt động TTQT…Trình bày những khái niệm cơ bản về phát triển TTQT,những chỉ tiêu theo chiều rộng,theo chiều sâu để đánh giá phát triển TTQT và chỉ ra những nhân tố cơ bản tác động đến sự phát triển TTQT. Đây là cơ sở quan trọng để đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng sự phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng kỹ thương Việt Nam chi nhánhHoàng Quốc Việt, từ đó tìm ra được những kết quả đạt được và những tồn tại trong việc phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank-HQV.
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI TECKCOMBANK CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
Khái quát về Techcombank Hoàng Quốc Việt
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua hơn 16 năm hoạt động, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 6932 tỷ đồng (tính đến hết tháng 6/2010).Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần Với mạng lưới gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch hơn 42 tỉnh thành trong cả nước.Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu “Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ” Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới 7000 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng Techcombank hiện phục vụ trên một triệu khách hàng cá nhân và gần 40000 khách hàng doanh nghiệp.
Tháng 12/2004 Techcombank thành lập phòng giao dịch Hoàng QuốcViệt - Hà Nội dựa theo quyết định số 0135 TCB/QĐ- TGĐ chỉ với 7 nhân viên hoạt động Và để tăng cường mạng lưới hoạt động rộng và có hiệu quả hơn thì đến ngày 15/09/2007 PGD đã được nâng cấp lên thành chi nhánh TechcombankHoàng Quốc Việt theo quyết định số 2476 TCB/QĐ-TGĐ Đây là quyết định đánh dấu bước ngoặt trong quá trình phát triển của chi nhánh TechcombankHoàng Quốc Việt Chi nhánh được thành lập theo định hướng phát triển thành một chi nhánh ngân hàng bán lẻ của ngân hàng Techcombank.TechcombankHoàng Quốc Việt chịu sự quản lý trực tiếp của Techcombank trụ sở tại 193C3
Bà Triệu, Hà Nội và tổ chức hoạt động của chi nhánh theo sự chỉ đạo của Techcombank hội sở.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Techcombank Hoàng Quốc Việt Để ngân hàng có thể điều hành cũng như hoạt động hiệu quả thì cần có một cơ cấu tổ chức hợp lý.Trước đây, trong cơ cấu của chi nhánh có khá nhiều phòng ban.Tuy nhiên trong những năm gần đây do thay đổi trong chính sách của Techcombank đặc biệt là chính sách tổ chức thẩm định, phê duyệt, giải ngân tập trung tại hội sở nên cơ cấu tổ chức của chi nhánh hiện nay khá gọn nhẹ:
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của Techcombank-HQV
Trong cơ cấu tổ chức của mình, chi nhánh Techcombank Hoàng Quốc Việt đã thể hiện rõ đây là một đơn vị có kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý Đơn vị có một cơ cấu hợp lý và vững chắc thể hiện tính chịu trách nhiệm của từng phòng ban và các vị lãnh đạo trong ngân hàng Tất cả các phòng ban đều chịu sự quản lý trực tiếp của ban giám đốc và người có quyền cao nhất trong ngân hàng là giám đốc.Ban giám đốc đã xây dựng quy chế làm việc, phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban giám đốc theo từng lĩnh vực
P điện toán tuân thủ đúng quy định chỉ thị của Techcombank Công tác quản lý và điều hành của ban lãnh đạo chi nhánh có sự năng động và thận trọng nhằm mục đích đưa chi nhánh phát triển nhanh, mạnh, vững chắc
Chi nhánh phụ trách 11 phòng giao dịch:
Bảng 2.1: Danh sách các PGD của Techcombank- HQV
1 PGD BigC 17 lô 14A Trung Hòa, Cầu Giấy
2 PGD Đội Cấn Tầng 1,tòa nhà HKC số 285 Đội Cấn
3 PGD Đào Tấn 37 Đào Tấn
4 PGD Lạc Long Quân 667 Lạc long Quân, phường Xuân La, Tây hồ
5 PGD Xuân La Tổ 11 cụm 2, Xuân La, quận Tây Hồ
6 PGD Trần Duy Hưng Tầng 1, CT1, Tòa nhà Vimeco, Trung Hòa, Cầu Giấy
7 PGD Cầu Giấy 59 Cầu giấy
8 PGD Mỹ Đình Tòa nhà The Manor,Mễ Trì,Từ Liêm
9 PGD Xuân Diệu Số 107-111 Xuân Diệu, Quận Tây Hồ
10 PGD Hoàng Hoa Thám Số 141 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà
11 PGD Ngọc Khánh 52 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình
2.1.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh của Techcombank Hoàng Quốc Việt 2.1.3.1 Đánh giá chung kết qủa hoạt động thực hiện giai đoạn 2008-2010
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng, đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát của NHNN, kinh doanh của Techcombank vẫn đạt được những thành tựu to lớn Mặc dù là một chi nhánh mới với khoảng gần 3 năm trong vai trò là một phòng giao dịch nhỏ và chỉ có chưa đầy 4 năm hoạt động dưới vị thế là một chi nhánh có quy mô, tổ chức nhỏ nhưng Techcombank- HQV đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trong toàn bộ hệ thống Techcombank Trước sự xuất hiện của nhiều NHTM cổ phần cũng như các ngân hàng có 100% vốn nước ngoài, các ngân hàng nói chung và Techcombank-HQV nói riêng cần phải luôn đặt công tác huy động vốn lên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày một tăng Sau đây là kết quả tăng trưởng của Techcombank- HQV trong giai đoạn 2008-1010:
Tăng trưởng huy động vốn:11,5%/năm
Tăng trưởng dư nợ: 10.3%/năm
Tỷ lệ dư nợ xấu: dưới 2%
Tăng trưởng LNST/người: 75%/năm
2.1.3.2 Thực trạng huy động vốn
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Techcombank –HQV năm 2008-2010 Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Số dư Tỷ trọng %
(Nguồn :Bảng cân đối kế toán Techcombank-HQV 2008-2010)
Xu hướng chung của các NHTM Việt Nam hiện nay là kinh doanh đa năng và trở thành một ngân hàng bán lẻ Và muốn làm được điều đó thì cácNHTM cần có nguồn vốn ổn định bởi lẽ có nguồn vốn ổn định thì mới đảm bảo cho vay và tiến hành các hoạt động khác của ngân hàng Techcombank cũng không nằm ngoài xu thế đó Hoạt động của Techcombank-HQV theo định hướng phát triển của toàn hệ thống Techcombank nên công tác huy động vốn luôn luôn được chú trọng với nhiều hình thức huy động vốn phong phú với các mức lãi suất hấp dẫn.
Qua tình hình huy động vốn,có thể thấy những điểm đáng lưu ý sau:
Tổng lượng vốn huy động được trong 3 năm đều có xu hướng tăng mạnh.
Cụ thể, năm 2009 đạt 1382 tỷ đồng tăng 816.6 tỷ đồng tướng ứng tỷ lệ 244.4
% Cho đến năm 2010, vốn huy động đã đạt 1890 tỷ đồng và tăng 136.8 % so với năm 2009 (tương ứng 508 tỷ đồng).
Xét về cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn: Ta thấy từ năm 2008-
2010 thì tỷ trọng của tiền gửi không kỳ hạn chỉ dao động trong khoảng 10%- 12% Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn đều tăng, tuy nhiên tỷ lệ tăng mạnh nhất phải kể đến năm 2009, đây là năm mà TGCKH đạt mức 1223.1 tỷ đồng với tỷ lệ rất cao khoảng 240% so với năm 2008 (tương ứng mức 715.2 tỷ đồng) Việc tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng thấp là do mặt bằng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn khá thấp không hấp dẫn bằng các kênh đầu tư khác như mua bán đô la hay đặc biệt là vàng.
Xét về cơ cấu vốn huy động theo đối tượng khách hàng: Trong giai đoạn 2008-2010: Nguồn tiền gửi của các TCKT chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh nhưng vào năm 2009 lại giảm một phần do trong thời kỳ khủng hoảng nên các DN cũng gặp khó khăn trong tài chính Tỷ trọng của vốn huy động từ dân cư đều chiếm phần lớn trong cơ cấu huy động vốn của chi nhánh Cụ thể, năm 2008 vốn huy động từ dân cư là 267.4 tỷ đồng chiếm 47.3% tỷ trọng trong tổng số vốn huy động Năm 2009 đạt
865 tỷ đồng và đến năm 2010 con số đã lên đến 1108 tỷ đồng Cho thấy nguồn vốn từ dân cư là một kênh huy động vốn nhiều tiềm năng và ngân hàng nên chú trọng vào nguồn vốn huy động này để nâng cao hiệu quả huy động vốn.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm,có kết quả như trên là do Techcombank- HQV đã giữ vững nền tảng mạnh huy động vốn từ khách hàng tiềm năng mới như: tập đoàn bưu chính viễn thông, tổng công ty xây dựng Vinaconex, tổng công ty xăng Việt Nam…
2.1.3.3 Thực trạng sử dụng vốn
Bảng 2.3 : Tình hình hoạt động tín dụng của Techcombank Đơn vị:tỷ đồng
II.DN theo loại tiền 143.2 100 175.75 100 22.2 217.57 100 23.79 1.DN nội tệ 116.07 81.11 157.61 89.2 35.79 189.03 86.87 19.94
II.Dư nợ quá hạn 1.1 0.76 1.23 0.7 11.81 1.54 0.71 10.43
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Techcombank-HQV)
Trong những năm qua,Techcombank- HQV đã không ngừng phấn đấu hoàn thiện công tác cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế: Cho vay bất động sản với “Ước mơ trong tầm tay”, Cho vay mua ô tô với
“Không chỉ ước mơ, hãy tận hưởng”,…đã đạt được nhiều thành công đáng kể. Nhìn vào biểu đồ ta thấy dư nợ tín dụng tăng và tốc độ tăng trưởng cao qua từng năm Đến 31/12/2009 dư nợ cuối kỳ đạt 175.75 tỷ đồng tăng 32.55 tỷ đồng so với năm 2008 Đặc biệt là sự tăng trưởng trong năm 2010, dư nợ lên đến 217.57 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1 Tổng dư nợ của Techcombank-HQV 2008-2010 Đơn vị:tỷ đồng
(Nguồn : báo cáo KQHĐ kinh doanh tại Techcombank –HQV)
Trong đó, dư nợ nội tệ tăng mạnh một phần là kết quả của chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ, nhu cầu của nền kinh tế và công tác tìm kiếm khách hàng của chi nhánh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó dư nợ ngoại tệ vẫn ở mức thấp do thị trường ngoại hối của Việt Nam chưa phát triển, giá trị của VND chưa ổn định cộng với cung cầu thị trường không cân bằng, tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân và các tổ chức do đó tỷ giá thường xuyên thay đổi mà chủ yếu là đi lên nên vay bằng ngoại tệ không có lợi so với vay bằng VND
Thực trạng phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng Techcombank chi nhánh Hoàng Quốc Việt
2.2.1 Cơ pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT tại chi nhánh Hoàng Quốc Việt
Ngoài các văn bản pháp lý mang tính chất quốc gia và quốc tế như trong phần 1.1.2 của khóa luận đã đề cập, hoạt động TTQT của chi nhánh còn hoạt động dựa trên các văn bản pháp lý sau:
Bộ luật dân sự năm 2005
Luật các tổ chức tín dụng năm 1997
Luật thương mại có hiệu lực từ 01/01/2006
Pháp lệnh quản lý ngoại hối, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005,có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
Quyết định 711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001 do NHNN ban hành về việc mở thư tín dụng nhập hàng trả chậm.
Quyết định 61/2001/QĐ – TTg ngày 25/04 /2001 của thủ tướng chính phủ về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức.
Thông tư 05/2001/TT-NHNN của NHNN ngày 31/05/2001 hướng dẫn thi hành quyết định 61
Nghị định 64/2001/NĐ – CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quyết định số 226/2002/QĐ –NHNN ngày 26/03/20202 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Quyết định số 1325/2004/QĐ - NHNN ngày 15/10/2004 về việc ban hành quy chế chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ có giá.
Các quyết định, các hướng dẫn về quy trình thanh toán, quy trình giao dịch TTQT tại Techcombank do ban quản trị Techcombank ban hành.
2.2.2 Thực trạng phát triển hoạt động TTQT của Techcombank-HQV
2.2.2.1.Doanh thu của hoạt động TTQT
Bảng 2.5: Doanh thu từ phí của hoạt động TTQT của Techcombank-HQV Đơn vị: Tỷ đồng
Giá trị Giá trị +/-% Giá trị +/-%
Thu từ hoạt động TTQT 4.1 3.6 -12.19 4.7 +30.55
(Nguồn : Báo cáo kết quả phòng TTQT Techcombank-HQV)
Nguồn thu từ hoạt động TTQT chủ yếu là từ phí thanh toán Hiện nay Techcombank-HQV đang cung cấp các dịch vụ chính: nhận chuyển tiền đến, chuyển tiền ra nước ngoài, thư tín dụng XNK, nhờ thu XNK Các sản phẩm dịch vụ của chi nhánh chưa được đa dạng là một phần nguyên nhân năm 2008 doanh thu hoạt động TTQT của chi nhánh chỉ đạt khoảng 4.1 tỷ đồng là một con số khá thấp so với các chi nhánh khác của cùng Techcombank (chi nhánh Hoàn Kiếm đạt 5.7 tỷ đồng, chi nhánh Thăng Long là 6.5 tỷ đồng) cũng như là ngoài hệ thống Techcombank Điều này cũng được lý giải bởi việc chi nhánh vừa được nâng cấp lên từ một PGD từ năm 2007, hoạt động TTQT còn chưa có nhiều kinh nghiệm lại chịu tác động của đợt khủng hoảng tài chính Sang năm
2009, doanh thu từ phí hoạt động TTQT giảm xuống còn 3.6 tỷ đồng Đây là tình hình chung của cả nền kinh tế và nhất là khối các ngân hàng TMCP Ngay cả ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là ngân hàng đối ngoại đầu đàn của ViệtNam, chiếm được uy tín lớn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế cũng có sự giảm sút tương tự.
Năm 2010, nền kinh tế có những dấu hiệu của sự phục hồi Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank thì tổng thu từ phí thanh toán quốc tế đạt 513.97 tỷ đồng chiếm 36.48% tổng thu phí dịch vụ Trong khi đó Techcombank-HQV doanh thu từ phí chỉ chiếm 28% tổng thu nhập chi nhánh chứng tỏ hoạt động TTQT của chi nhánh phát triển chưa tương xứng với quy mô và tiềm năng của chi nhánh, cần có giải pháp hợp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT Mặt khác, Techcombank có một biểu phí dịch vụ thanh toán chưa cạnh tranh và linh hoạt ví dụ như đối với phí thẻ Techcombank visa thì phí thường niên thẻ hạng chuẩn là 100000 VND, thẻ hạng vàng là 200000 VND chưa linh hoạt như Eximbank thu phí thường niên có sự phân chia như sau: năm đầu tiên thì thu phí 100000VND đối với thẻ chính và 50000VND đối với thẻ phụ, năm thứ hai thì sẽ miễn phí cho thẻ có doanh số sử dụng thẻ trong năm 50 triệu VND Đây cũng chính là một trong những vấn đề mà Techcombank cần phải quan tâm để có sự điều chỉnh phù hợp.
Bảng 2.6 :Doanh số TTQT của Techcombank-HQV giai đoạn 2008-2010 Đơn vị:1000USD Năm
Giá trị tỷ trọng Giá trị tỷ trọng tăng trưởng Giá trị tỷ trọng tăng trưởng Doanh số
Tổng doanh số 150590 100 107889 100 -28.36 187241 100 73.55(Nguồn: báo cáo tổng hợp phòng TTQT của Techcombank-HQV)
Biểu đồ 2.3: doanh số TTQT của Techcombank-HQV giai đoạn 2008-2010 Đơn vị: 1000 USD
(Nguồn : Báo cáo tồng hợp phòng TTQT của Techcombank-HQV)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, doanh số hoạt động TTQT tại Techcombank – HQV có sự biến động qua các năm Nếu như năm 2008 doanh số TTQT của chi nhánh là 150590 nghìn USD Năm 2009 chi nhánh vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên Techcombank-HQV chỉ đạt được doanh số là 107889 nghìn USD Năm 2009, doanh số thanh toán hàng NK giảm mạnh và doanh số hàng XK tăng nhẹ là do trong năm nay,Chính phủ thực hiện chính sách kích cầu nền kinh tế trong nước, khuyến khích người dân dùng hàng sản xuất nội địa Mặt khác khủng hoảng kinh tế làm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của các nước vốn là thị trường XK chủ lực của Việt Nam giảm khiến cho doanh số thanh toán hàng XK giảm.
Năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 71.6 tỷ USD, tăng 25.5% so với năm 2009 và gấp hơn bốn lần so với chỉ tiêu kế hoạch đã được quốc hội thông qua (hơn 6%) Giá cả nhiều mặt hàng XK được cải thiện góp phần tăng trưởng XK cả năm Từ đó, góp phần tăng doanh số TTQT của hệ thống NHTM nói chung và đưa doanh số của Techcombank- HQV lên 187241 nghìn USD
Tuy nhiên, điều dễ dàng nhận ra tại chi nhánh là sự mất cân đối giữa TTQT hàng NK và XK Doanh số TTQT hàng nhập luôn chiếm hơn 95% tổng doanh số TTQT Năm 2008, doanh số hàng nhập chiếm 98% tổng doanh số TTQT, đến năm 2009 chiếm 95.5% và năm 2010 thì con số đó là 97% Có sự mất cân đối lớn như vậy là vì khách hàng của Techcombank-HQV chủ yếu là các doanh nghiệp NK, ít xuất hiện các doanh nghiệp XK Ngoài ra cũng là do chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa lâu nên còn đang tập trung vào lượng khách hàng sẵn có mà chưa chú trọng thu hút những doanh nghiệp XK.
Có được sự tăng trưởng như thế là nhờ sự phát triển của các yếu tố như: a Số lượng khách hàng tham gia giao dịch TTQT. Đây là một chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự phát triển tốt hay không tốt của hoạt động TTQT.
Bảng 2.7: Số lượng khách hàng nội địa giao dịch TTQT
Khách hàng vừa và nhỏ 34 21.38 58 23.29 70.59 105 29.75 81.03 Tổng số khách hàng 159 100 249 100 56.6 353 100 41.77
(Nguồn : Báo cáo tổng hợp phòng TTQT của Techcombank-HQV) Lượng khách hàng nội địa sử dụng dịch vụ TTQT tại Techcombank – HQV ngày một tăng lên điều này thể hiện chi nhánh đã bước đầu thành công trong việc thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp Một trong những giá trị cốt lõi của Techcombank đưa ra là “Khách hàng là trên hết” cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, hoạt động TTQT trong nước phát triển đáng kể Cho đến thời điểm cuối năm 2010, số doanh nghiệp XNK mà chi nhánh ngân hàng đã phục vụ đã lên đến 353 tăng trưởng 41.77% tương ứng với 104 doanh nghiệp Đây là con số đáng tự hào của chi nhánh nói chung và phòng TTQT nói riêng vì đã thực hiện thành công chiến lược tiếp cận khách hàng mà ban quản trị đề ra Bên cạnh sự phát triển về số lượng các doanh nghiệp XNK là sự đa dạng về loại hình khách hàng tham gia giao dịch TTQT. Ngoài các doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã có sự tăng trưởng về số lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Năm 2008 số khách hàng vừa và nhỏ chỉ là 34 chiếm 21.38% trong tổng số khách hàng, đến năm 2010 con số đó là 105 và chiếm 29.75% tổng số khách hàng.Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia còn rất ít, đây là đối tượng khách hàng chi nhánh cần quan tâm để phát triển hơn nữa. b Mạng lưới ngân hàng đại lý của Techcombank-HQV
Bước vào thời kỳ hội nhập, cùng với sự phát triển của kinh tế đối ngoại Techcombank đã mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý ở khắp các châu lục, tạo điều kiện cho hoạt động TTQT phát triển.
Bảng 2.8: Mạng lưới ngân hàng đại lý của Techcombank- HQV
Giá trị Giá trị +/-% Giá trị +/-%
Số nước quan hệ đại lý 107 110 2.8 120 9.1
(Nguồn : Báo cáo thường niên của Techcombank-HQV)
Sự phát triển của mạng lưới ngân hàng đại lý được thể hiện rõ qua bảng trên Năm 2008, trong giao dịch TTQT chi nhánh thiết lập được 978 mối quan hệ đại lý với các ngân hàng trong nước và nước ngoài Sang năm 2009, số lượng đó đã tăng lên 1197 tức là tăng thêm 219 đại lý nữa, tương ứng 22.39%. Với quan điểm không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường mới, cùng với sự giúp đỡ của Techcombank, chi nhánh Hoàng Quốc Việt đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với nhiều đối tác ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản …nâng số ngân hàng đại lý năm 2010 lên 1534 Techcombank-HQV nằm trong hệ thống Techcombank với hơn 30000 ngân hàng đại lý tại gần 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, giao dịch TTQT của Techcombank tăng trưởng hàng năm trung bình từ 50-60% Với số lượng ngân hàng đại lý tương đối lớn, cộng với sự thông suốt của hệ thống SWIFT đã giúp cho các nghiệp vụ TTQT của chi nhánh được thực hiện nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.
Cùng với việc thiết lập với các ngân hàng nước ngoài, trong những năm qua Techcombank còn liên tục mở và duy trì các tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài bằng các loại ngoại tệ khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán XNK đa dạng và ngày càng phát triển Cho đến nay, Techcombank-HQV đã mở và duy trì hơn 40 tài khoản thanh toán USD, EUR tại các ngân hàng hàng đầu ở Mỹ như Bank of New York, JP Morgan Chase, Citibank…Tuy nhiên, chất lượng của ngân hàng đại lý của Techcombank-HQV chưa cao, vì thế chi nhánh cần quan tâm tới việc mở rộng ngân hàng đại lý một cách có chọn lọc bởi uy tín và chất lượng dịch vụ của ngân hàng đại lý có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của chi nhánh thông qua các hợp đồng giao dịch. c Thương hiệu, uy tín của Techcombank-HQV
Số liệu trên đã cho thấy khách hàng đã tin tưởng ở chất lượng nghiệp vụTTQT mà Techcombank-HQV cung cấp, nhờ đó uy tín của Techcombank ngày càng được khẳng định Thương hiệu của Techcombank đã được khẳng định trên thị trường Điển hình là năm 2009, Techcombank đã nhận giải thưởng “Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động TTQT” do NH Wachovina trao tặng Nằm trong thương hiệu TECHCOMBANK nên từ ngày thành lập Techcombank-HQV đã có những lợi thế nhất định Tuy nhiên, để xây dựng uy tín trongTTQT, Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ nhân viên phòng TTQT tại ngân hàng đã phải cố gắng rất nhiều bởi TTQT vốn không phải là thế mạnh củaTechcombank Từng khâu của từng nghiệp vụ được tiến hành cẩn trọng để tránh gây ra sai sót, ảnh hưởng tới khách hàng và ngân hàng Và thực tế đã chứng minh là từ ngày đầu thành lập đến nay chi nhánh chưa để xảy ra bất kỳ sai sót nghiêm trọng nào.
Hiện nay, Techcombank-HQV không chỉ thực hiện thông báo L/C xuất, một khâu trong cả quá trình L/C xuất mà còn thực hiện tư vấn cho khách hàng về các điều khoản của L/C, những điều khoản bất lợi để yêu cầu ngân hàng nước ngoài sửa đổi giúp khách hàng chuẩn bị những bộ chứng từ hàng xuất hoàn hảo gửi đi đòi tiền ở ngân hàng nước ngoài Thực tế đã cho thấy số món L/C hàng xuất được thanh toán ngày càng cao với doanh số tăng dần qua các năm Năm 2007, chi nhánh chỉ thực hiện thanh toán với 136 món với trị giá
1799 nghìn USD, đến năm 2010 là 86 món với trị giá 3005 nghìn USD
Với kết quả đạt được thể hiện qua doanh số TTQT cũng như các số liệu đã cung cấp trong khóa luận, có thể khẳng định rằng Techcombank-HQV đã bắt đầu xây dựng được uy tín của mình trong TTQT với các cá nhân và DN trên địa bàn Hà Nội. d Trình độ phát triển công nghệ ngân hàng
Định hướng phát triển của Techcombank – HQV
3.1.1 Định hướng phát triển chung của Techcombank- HQV
Techcombank – HQV đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2011 trong mối quan hệ chặt chẽ gắn liền với kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2011-2012 dựa vào tiềm năng, thế mạnh truyền thống, vai trò của chi nhánh trong mục tiêu chung của toàn ngành Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong giai đoạn 2008-2010, chi nhánh xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2011 là tiếp tục tăng cường bền vững, đảm bảo cơ cấu Nợ - Có thích hợp, an toàn trong hoạt động, đạt lợi nhuận bình quân nhóm 1 của Techcombank.
Mục tiêu của chi nhánh trong 2 năm 2011-2012:
Phát triển hoạt động quản trị điều hành một cách chuyên nghiệp, kiểm soát hoạt động, đảm bảo thông tin minh bạch, an toàn , hiệu qủa, chế độ thông tin báo cáo có chất tạo cơ sở cho các chỉ đạo được thông suốt, kịp thời.
Đẩy mạnh và phát triển các dich vụ truyền thống và triển khai mạnh hơn nữa các sản phẩm dịch vụ mới, tiến tới nâng cao tỷ trọng của hoạt động dịch vụ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh.
Mở rộng và phát triển ngân hàng bán lẻ hướng tới nhu cầu khách hàng là đông đảo các tầng lớp dân cư tạo sự phát triển bền vững, phấn đấu năm 2014 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Chủ động cơ cấu lại nguồn vốn huy động và công tác sử dụng vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản, chuyển dịch theo hướng tích cực, tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế.
Tỷ lệ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2012 đạt khoảng 25% đối với huy động vốn; 32-35% đối với tín dụng; 60-70% đối với dịch vụ.
Quảng bá rộng rãi hình ảnh, thương hiệu của Techcombank-HQV, thực hiện chiến lược Marketing để tiếp tục duy trì và phát triển nền tảng khách hàng, mở rộng hơn nữa mạng lưới phục vụ khách hàng.
Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, năng động, có nghiệp vụ vững vàng và đặc biệt là có đạo đức nghề nghiệp,tác phong giao dịch chuẩn mực.
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động TTQT tại Techcombank – HQV
Với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập theo thông lệ quốc tế,Techcombank–HQV đã xác định định hướng từ đầu là hoạt động TTQT phải luôn tuân thủ các quy định, thông ước quốc tế trong hoạt động thương mại,tài trợ thương mại để hạn chế thấp nhất rủi ro ngân hàng khi thực hiện TTQT Nhận thức được điều đó, chi nhánh đã xây dựng, định hướng cho sự phát triển hoạt động TTQT như sau:
Tiếp tục duy trì và phát triển tốt hơn nữa doanh thu từ hoạt động TTQT.
Nâng cao công tác quản trị điều hành hoạt động TTQT,đẩy mạnh kiểm soát nội bộ nhằm hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
Thực hiện hoạt động tiếp thị một cách bài bản, có hệ thống nhằm quảng bá, giới thiệu dịch vụ TTQT và các tiện ích mới cuả chi nhánh cho khách hàng.
Mở rộng nền khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh,các doanh nghiệp vừa và nhỏ Cải thiện và làm tốt hơn nữa công tác phục vụ khách hàng tạo sự hài lòng và tin tưởng cho khách hàng.
Phối hợp chặt chẽ hạt hoạt động TTQT với các hoạt động bổ trợ khác như kinh doanh ngoại tệ,tín dụng XNK nhằm đảm bảo cân đối nguồn ngoai tệ phục vụ cho hoạt động TTQT.
Tuyển dụng nguồn nhân lực có trình độ cao,am hiểu nghiệp vụ thương mại quốc tế Từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng cán bộ TTQT cả về nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp.
Củng cố những phương thức thanh toán hiện có,mở r ộng thêm các phương thức và các loại hình thanh toán mới hoặc chưa áp dụng tại ngân hàng.
Giải pháp phát triển hoạt động TTQT của Techcombank- HQV
Techcombank-HQV là đơn vị đạt khá nhiều thành tích cao trong hoạt động TTQT Tuy nhiên nhằm hoàn thiện và trở thành đơn vị đi đầu để các đơn vị khác noi theo thì Techcombank-HQV cần thiết phải có những giải pháp để khắc phục những khó khăn hiện tại, phát huy điểm mạnh của chi nhánh.
3.2.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý
Hoạt động TTQT có liên quan đến mối quan hệ kinh tế trong nước cũng như quốc tế, liên quan đến thông lệ quốc tế.Vì vậy Việt Nam cần quan tâm đến những điều luật, những văn bản hướng dẫn quy định về TTQT một cách rõ ràng, cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ này trong mối tương quan với thông lệ quốc tế (UCP, ISBP, URC, URR…) Không những thế chúng ta còn cần quan tâm đến các văn bản điều chỉnh các nghiệp vụ liên quan như: quản lý ngoại hối, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất…Như vậy, việc nghiên cứu soạn thảo và áp dụng những văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT tạo môi trường pháp lý an toàn cho hoạt động TTQT là rất cần thiết.
Mỗi NHTM có các điều kiện khác nhau nên ngoài áp dụng những bộ luật chung thì mỗi NHTM lại có những văn bản pháp lý riêng để điều chỉnh quy trình TTQT.Tất nhiên, những văn bản này một mặt phải phù hợp với các thông lệ quốc tế, mặt khác lại phải cụ thể hơn và phù hợp với tập quán cũng như đặc điểm của nền kinh tế Việt Nam.
3.2.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng:
Trong quá trình hội nhập hiện nay, Techcombank-HQV phải đối mặt với sự cạnh tranh về sản phẩm, giá cả của các NHTM trong nước và ngoài nước
Vì vậy, điều quan trọng là cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh.
Thứ nhất, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.
Nâng cao năng lực tài chính là để đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, mở rộng mạng lưới hoạt động và thị phần, nâng cao khả năng đối phó với sự biến động của thị trường Việc quan trọng nhất trong nâng cao năng lực tài chính ảnh hưởng đến hoạt động TTQT là việc đảm bảo nguồn vốn ngoại tệ Đẩy mạnh huy động nguồn vốn ngoại tệ bằng việc phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền mặt bằng ngoại tệ kết hợp các chính sách khuyến mãi khách hàng như tăng lãi suất huy động để cạnh tranh với các ngân hàng khác (hiện nay mức lãi suất cao nhất là 6.2% /năm của Viettinbank) Ngoài ra phải đẩy mạnh thu hút vốn ngoại tệ qua các kênh như: kiều hối, mở rộng các đại lý thu đổi ngoại tệ ở trên toàn quốc không chỉ ở các thành phố lớn như mà còn ở các tỉnh thành có biên giới giáp với Lào,Campuchia…Khai thác các nguồn vốn tài trợ, thực hiện tốt nghiệp vụ bảo lãnh quốc tế cho các nhà thầu xây dựng có các công trình có vốn tài trợ hoặc có sự tham gia của đối tác nước ngoài vì tiềm lực về ngoại tệ của các đối tác này rất lớn, đây là nguồn lực để chi nhánh có thể đảm bảo cân đối nguồn vốn ngoại tệ.
Thứ hai,hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.
Hiện nay, dịch vụ của các ngân hàng gần như là tương đương, ngân hàng nào có công nghệ tiên tiến hơn thì ngân hàng đó sẽ được ưu thế trong cuộc chạy đua giành lấy niềm tin khách hàng Yếu tố công nghệ chính là yếu tố quyết định để tạo nên sự khác biệt trong các ngân hàng Tuy nhiên, việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại không thể thực hiện một cách cứng nhắc mà phải ứng dụng sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam và của từng ngân hàng Cụ thể đối với hoạt động TTQT, bên cạnh việc tham gia vào hệ thống thanh toán SWIFT thì các ngân hàng cần ứng dụng thêm những chương trình công nghệ khác như: tài trợ thương mại, vi tính hóa hệ thống hạch toán kế toán, hệ thống báo cáo, thống kê về TTQT, tiến dần đến triển khai hoạt động ngân hàng ảo nghĩa là khách hàng hàng không cần đến ngân hàng mà vẫn có thể thực hiên các giao dịch thông qua các phương tiện hiện đại Điều này sẽ góp phần đáng kể trong việc tạo lợi nhuận, tiết kiệm chi phí cho khách hàng và ngân hàng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Nhìn chung, có thể thấy công nghệ thanh toán của hệ thống NHTM Việt Nam nói chung chưa được đến mặt bằng công nghệ của hệ thống ngân hàng trên thế giới Chính vì thế, trong thời gian tới,Techcombank – HQV cần tiếp tục hoàn thiện, củng cố và xây dựng hệ thống máy móc kỹ thuật, phần mềm máy tính, công nghệ hiện đại tiên tiến mức tự động hóa cao.
Thứ ba, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Đầu tư vào nguồn nhân lực hiện nay mới là yếu tố sống còn và khôn ngoan của các doanh nghiệp trong đó có các NHTM Đối với nghiệp vụ TTQT, thanh toán viên là người trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thanh toán Để có được đội ngũ nhân viên vừa có chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, Techcombank- HQV cần có một chiến lược mang tính tổng thể và lâu dài:
Khi tuyển dụng, ngoài yếu tố bằng cấp, ngân hàng cần quan tâm đến những kỹ năng “mềm” như có khả năng làm việc nhóm, làm việc trong môi trường áp lực,khả năng giao tiếp, phản ứng và xử lý nghiệp vụ nhanh, chính xác…Ngoài các bài thi IQ thì các bài thi EQ cũng cần được đưa vào quá trình tuyển dụng.
Cơ chế chính sách thưởng phạt cũng như xây dựng một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá nhân viên toàn ngành ngân hàng nói chung và các cán bộ TTQT nói riêng Điều này vừa làm gia tăng sự thi đua giữa các cán bộ của ngân hàng, vừa giúp Techcombank-HQV biết được những nhân viên còn yếu kém của mình để có kế hoạch phân loại đào tạo hoặc chuyển qua bộ phận phù hợp.
Thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo về nghiệp vụ để bổ sung kiến thức về TTQT, nghiệp vụ XNK và thanh toán theo các phương thức để các cán bộ có thể tư vấn cho khách hàng lựa chọn phương thức tốt nhất Việc tổ chức các lớp đào tạo ngắn này cũng là tạo cơ hội cho các cán bộ nghiệp vụ có dịp gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm trong công tác Bên cạnh đó,Techcombank – HQV cần tổ chức các lớp học riêng đối với hàng ngũ lãnh đạo,nhân viên TTQT tại chi nhánh vềTTQT, ngân hàng quốc tế và luật pháp quốc tế, đảm bảo tất cả cán bộ, nhân viên không chỉ có trình độ chuyên môn TTQT, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, có phẩm chất đạo đức,có tinh thần trách nhiệm cao mà trong công việc còn am hiểu luật pháp, tập quán quốc tế thực tiễn hoạt động ngân hàng của từng nước,từng vùng,từng khu vực để có khả năng tư vấn cho khách hàng, thậm chí tham dự cùng khách hàng khi được yêu cầu để đàm phán ký kết hợp đồng thương mại nhằm thoả thuận được những điều khoản thanh toán có lợi nhất.
Hiện nay,cán bộ TTQT của ngân hàng chưa đáp ứng được những yêu cầu đặt ra nhất là còn tỏ ra lúng túng trong việc bắt lỗi chứng từ hay trong khâu tư vấn cho khách hàng Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, đòi hỏi chi nhánh trong thời gian tới cần phải có chiến lược nhằm nâng cao trình độ kinh nghiệm của cán bộ TTQT, nhằm đáp ứng đủ yêu cầu về an toàn, hiệu quả bền vững trong hoạt động ngân hàng phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.
3.2.3 Xây dựng chiến lược marketing Ngân hàng cho dịch vụ TTQT
Hoạt động Marketing tuy đã được đưa vào ứng dụng trong hoạt đông TTQT nhưng chưa sâu, chủ yếu mới chỉ thông qua website của ngân hàng Bởi vậy, muốn phát triển hoạt động TTQT trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì Techcombank cần phải tăng cường ứng dụng Marketing hơn nữa. Techcombank- HQV là một thành viên còn non trẻ trên thị trường tài chính ngân hàng, để thực hiện tốt hoạt động Marketing cho hoạt động TTQT thì chi nhánh cần chú trọng đến những vấn đề chủ yếu sau:
Chiến lược thị trường: Chi nhánh cần phải nắm bắt tổng hợp các lĩnh vực cơ bản của thị trường NH đang hoạt động và thị trường NH dự tính sẽ thâm nhập để từ đó tìm ra đâu là thị trường triển vọng phù hợp với chi nhánh và tìm ra giải pháp nhằm thu hút khách hàng.
Chiến lược khách hàng: Để thu hút khách hàng chi nhánh cần phải thực hiện các công việc cụ thể sau:
Thứ nhất: Thực hiện đa phương hóa khách hàng và xây dựng một chính sách khách hàng linh hoạt theo hướng: củng cố quan hệ với khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới, bằng cách đưa ra chính sách phân loại khách hàng từng nhóm và có chính sách ưu tiên thích hợp Đối với khách hàng uy tín giao dịch thường xuyên, có giá trị giao dịch lớn qua chi nhánh thì sẽ được hưởng mức phí thanh toán đặc biệt và ngược lại.
Thứ hai: nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng bằng cách đổi mới phong cách phục vụ, giao tiếp văn minh lịch sự Thực hiện chính sách khách hàng khép kín, đảm bảo phục vụ ngân hàng tất cả các khâu.
Thứ ba: tăng cường công tác tư vấn cho khách hàng.
Kiến nghị
Một môi trường hoạt động kinh doanh thuận lợi là điều kiện cần thiết để chi nhánh có thể phát triển hoạt động TTQT của mình Do đó, việc Techcombank-HQV có những kiến nghị đối với chính phủ, các bộ ngành liên quan, đối với NHNN và đối với chính ngân hàng Techcombank là việc quan trọng và cần thiết.
3.3.1 Kiến nghị đối với chính phủ và các bộ ngành liên quan
3.3.1.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
Khi mà ảnh hưởng của lạm phát vẫn còn cộng với đó là những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu thì sự ổn định nền kinh tế là vô cùng quan trọng Chính phủ cần theo dõi sát sao, phân tích kịp thời tình hình biến động của thị trường tài chính, từ đó đưa ra những giải pháp đối phó kịp thời, luôn luôn đảm bảo tính an toàn và tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.
Hoạt động TTQT của NHTM sẽ an toàn và phát triển hiệu quả khi môi trường kinh tế ổn định và tăng trưởng bền vững Đó là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp XNK có thể tiếp tục có cơ hội để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, qua đó gián tiếp thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển Ngược lại, trong bối cảnh nền kinh tế vĩ mô biểu hiện sự sa sút, giá trị đồng nội tệ và mức lãi suất không ổn định thì các doanh nghiệpXNK sẽ không dám đầu tư, khi đó hoạt động TTQT khó mà phát triển được.
3.3.1.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý hoàn chỉnh,thống nhất cho hoạt động TTQT.
Muốn phát triển hoạt động TTQT đòi hỏi cần phải có khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động này Ở Việt Nam hiện nay, trong hoạt động TTQT,các NHTM chỉ chủ yếu căn cứ vào một số quy tắc thực hành theo thông lệ quốc tế như UCP 600,UCR 522…và các nguồn luật quốc tế khách mà không có bất kỳ sự điều chỉnh nào.Tuy nhiên đây chỉ là những thông lệ thanh toán nên trong đó không có quy định mức độ xử lý khi có vi phạm xảy ra.
Trong quá trình hội nhập sâu rộng như hiện nay,việc Việt Nam chưa có văn bản pháp luật riêng quy định cho hoạt động TTQT gây tác động xấu cho các doanh nghiệp kinh doanh XNK và cho cả các NHTM cung ứng dịch vụ Bởi lẽ, khi tham gia hoạt động thương mại quốc tế,bên cạnh việc tuân theo các thông lệ quốc tế luật quốc gia của một số nước vẫn có sự điều chỉnh giữa các chủ thể và trong mọi trường hợp vẫn phải tuân theo luật quốc gia.Và tất nhiên, khi có tranh chấp xảy ra thì phía Việt bao giờ cũng chịu thiệt vì bao giờ luật quốc gia cũng bảo vệ cho quyền lợi của công dân nước họ.
Chính vì lẽ đó,Chính phủ cấn nghiên cứu để ban hành ra một văn bản pháp luật làm cơ sở điều chỉnh hoạt động TTQT.Các văn bản này nên được ban hành theo hướng xuất phát từ tình hình thực tiễn Việt Nam,phải phù hợp với các bộ luật Việt Nam,phù hợp với môi trường đầu tư, tình hình kinh tế xã hội và đặc biệt là không nên đối nghịch với thông lệ quốc tế Muốn vậy, việc ban hành cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, nghành liên quan như:NHNN,bộ thương mại,tổng cục hải quan…với nhau,tạo sự thống nhất,đồng bộ trong việc ban hành và thực thi luật pháp.
3.3.1.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế
Cán cân TTQT là một trong những điều kiện có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động TTQT vì tình trạng cán cân TTQT luôn liên quan đến khả năng thanh toán của các nước, các ngân hàng, tác động đến tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại khiến cho cung cầu về ngoại tệ không gặp nhau,dẫn đến tình trạng khan hiếm ngoại tệ trên thị trường gây khó khăn cho hoạt động TTQT.Để cải thiện cán cân TTQT, Nhà nước cần phải:
Đẩy mạnh hoạt động XNK,cân bằng cán cân TTQT Để hạn chế tình trạng nhập siêu như hiện nay, Nhà nước cần có những biện pháp đẩy mạnh hoạt động XK đồng thời kiểm soát chặt chẽ NK như:
+ Hạn chế NK các mặt hàng tiêu dùng và các mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được như: hàng điện tử, oto, xe máy…
+ Đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế,đặc biệt hướng vào các thị trường lớn như Mỹ, Nhật bản, Mỹ…thông qua hiệp định thương mại được chính phủ các nước ký kết.
+ Cải thiện cơ cấu hàng XNK, tăng sản phẩm đã qua chế biến, hạn chế XK hàng thô, nguyên liệu…
Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hóa,đa dạng hóa,duy trì mở rộng thị phần trên các thị trường truyền thống và tranh thủ mọi cơ hội phát triển, đồng thời hội nhập sâu hơn vào các thị trường.
Đẩy mạnh thu hút nguồn vốn và quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài Đặc biệt chú ý,vay nợ nước ngoài cần đáp ứng hai mục tiêu cơ bản là nâng cao hiệu quả sử dụng và giữ được mức nợ ở một tỷ lệ hợp lý.
3.3.1.4 Chính phủ cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác XNK
- Có biểu thuế XNK phù hợp Biểu thuế của Nhà nước luôn thay đổi làm cho các đơn vị XNK không chủ động được trước các diễn biến trong tương lai,dẫn đến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh Chính vì thế, Chính phủ cần phải có những quy định rõ ràng và ổn định cho luật thuế thu nhập.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp XNK
Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp XNK thông qua chế độ lãi suất ưu đãi, để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện mặt hàng chiến lược theo yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn,phát huy lợi thế so sánh của nước ta Trước mắt nên trợ cấp cho các doanh nghiệp sản xuất thu mua xuất khẩu gạo,than,cà phê,cao su,lạc nhân….Ngoài việc có chiến lược XNK, có chính sách trợ giá tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các nhà sản xuất, có sự đầu cơ bảo trợ của Nhà nước cho các doanh nghiệp XNK còn cần có một đường lối chính sách đúng đắn về ngân hàng sao cho các ngân hàng Việt Nam phát huy được vai trò giúp đỡ nền kinh tế.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước
Thứ nhất, NHNN cần tổ chức thực hiện tốt thị trường tiền tệ liên ngân hàng, tiến tới thành lập một thị trường hối đoái ở Việt Nam.
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các mối quan hệ về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Hoạt động XNK của thị trường và hoạt động TTQT của NHTM gắn liền với hoạt động của thị trường ngoại hối Chính vì vậy, việc hoàn thiện và phát triển hai thị trường này luôn là một trong những điều kiện quan trọng để các NHTM mở rộng kinh doanh ngoại tệ và tạo điều kiện cho nghiệp vụ TTQT được thực hiện tốt hơn.Tuy nhiên,ở Việt Nam hai thị trường này có vai trò mờ nhạt và hoạt động kém sôi động, ít nghiệp vụ,chưa thể hiện được vai trò của mình đối với hoạt động XNK và TTQT.
Hoạt động kinh doanh ngoại hối ở nước ta chưa phát triển do các công cụ phái sinh (Swap,Forwảd,Option,Future) hoạt động còn kém hiệu quả, chủ yếu là giao dịch giao ngay Thành viên tham gia thị trường còn hạn chế, chỉ có các NHTM và sở giao dịch NHNN Vì vậy, NHNN cần sớm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ liên ngân hàng để các NHTM mở rộng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và tạo điều kiện phát triển hoạt động TTQT Thông qua thị trường này, NHNN có thể điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt và chính xác nhất.
Thứ hai: đổi mới chính sách quản lý ngoại hối.