ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ LỜI NÓI ĐẦU Sự phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán cùng với xu thế cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước đã thúc đẩy công tác định giá doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọn[.]
Sự cần thiết khách quan của việc định giá doanh nghiệp
Định giá doanh nghiệp là một khâu vô cùng quan trong trong quá trình CPH, sát nhập, mua bán doanh nghiệp Đặc biệt sự phát triển của TTCK trong những năm gần đây đã làm cho công việc ĐGDN trở nên hết sức cần thiết cho rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế Vai trò của công tác ĐGDN được thể hiện qua những điểm sau:
Trước hết, với người bán doanh nghiệp ĐGDN giúp cho người bán đưa ra giá bán khởi đầu Nếu không biết được giá trị thực tế của doanh nghiệp thì người bán khó có thể đưa ra được mức giá phù hợp Cũng trên cơ sở kết quả định giá này mà người bán định hình được khung giá mặc cả và từ đó chấp nhận giá bán hợp lý
Việc XĐGTDN giúp chủ sở hữu biết rõ được giá trị thực tế của doanh nghiệp, từ đó họ có thể lập các kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp Vấn đề chia tách sát nhập cổ phần hoá hoặc huy động vốn cũng trở lên thuận lợi hơn rất nhiều.
Thứ hai, đối với người mua ĐGDN cũng có vai trò quan trọng đối với người mua doanh nghiệp Người mua cũng ĐGDN mà mình muốn mua để đưa ra giá có thể mua một cách hợp lý nhất và đồng thời cũng xác định được biên độ giá để mặc cả.
Thứ ba, đối với cổ đồng hoặc nhà đầu tư muốn nắm bắt một cách chi tiết về tình hình hiện tại của công ty trước khi đưa ra quyết định cuối cùng Quyết định của nhà đầu tư phụ thuộc rất lớn vào GTDN được xác định Việc phát hành mua bán cổ phiếu đều dựa trên GTDN.
Với bất kỳ một nhà đầu tư nào trên thị trường họ luôn mong muốn đồng vốn đầu tư của mình không những được bảo toàn mà còn phải có lãi với từng mức độ chấp nhận rủi ro khác nhau Tại cùng một mức rủi ro họ luôn muốn nhận được mức lợi nhuận cao nhất Do đó, việc ĐGDN là một cơ sở quan trọng cho nhà đầu tư ra các quyết định của mình Nhà đầu tư sẽ trả lời được các câu hỏi: Có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không? Mức giá là bao nhiêu thì phù hợp? Bên cạnh đó những thông tin nhận được trong quá trình định giá sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được một phần tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai
Thứ tư, đối với chủ doanh nghiệp Ông ta tiến hành ĐGDN tại thời điểm bất kỳ mà ông ta muốn và thấy rằng cần thiết để xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp như thế nào trên cơ sở so sánh với giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm trước Trong trường hợp doanh nghiệp tiến hành CPH, thì ĐGDN là cơ sở để xác định giá trị phần vốn nhà nước và cũng là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần bán lần đầu, thực hiện chính sánh ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp, người sản xuất và cung cấp nguyên vật liệu, xác định mức giá
“sàn” để tổ chức bán cổ phần lần đầu
Thứ năm, với mục đích cổ phần hoá, tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước. ĐGDN sẽ giúp cho việc xác định được phần vốn của nhà nước trong doanh nghiệp và giá cả hợp lý của cổ phiếu bán ra, đồng thời để xác định xem liệu nhà nước có nên nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp nữa hay không và tỷ lệ nắm giữ là bao nhiêu cho phù hợp.
Công tác ĐGDN cũng là mối quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc xem xét đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu GTDN tăng, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tốt Còn nếu GTDN không tăng thì chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không tốt, nhà quản lý cần có các biện pháp hiệu quả để khắc phục Quá trình XĐGTDN sẽ đánh giá một cách khách quan các điểm mạnh và điểm yếu của công ty.
Bằng việc xác định và chỉ ra những vấn đề hoặc các khu vực thể hiện rõ nhất các điểm yếu của công ty, quá trình XĐGTDN là một công cụ nhằm giúp công ty đánh giá một cách khách quan hoặc “mở khoá” các cơ hội hay tiềm năng và gia tăng giá trị cho các cổ đông hiện tại và tương lai.
Thứ sáu , đối với các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường: Đối với các tổ chức tài chính trung gian trên thị trường hay các chủ nợ, bạn hàng của doanh nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn hoặc hợp tác làm ăn, đầu tư vào doanh nghiệp là xem xét khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tuơng lai cũng như khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp trong tương lai. Quá trình XĐGTDN sẽ cung cấp rất nhiều thông tin về doanh nghiệp Qua đó họ có thể dễ dàng đưa ra các quyết định trong mối quan hệ với doanh nghiệp.
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp
Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh
Môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến GTDN giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp Vị trí địa lý, uy tín kinh doanh, tính chất độc quyền về sản phẩm, mẫu mã, thương hiệu và khả năng sinh lời của doanh nghiệp đều ảnh hưởng đến GTDN Nếu các yếu tố trên thuận lợi sẽ làm cho giá trị của doanh nghiệp tăng lên Thực tế cho thấy các công ty danh tiếng sẽ dễ dàng thành công khi tung một sản phẩm mới ra thị trường Một sản phẩm mang nhãn hiệu có uy tín bao giờ giá cả cũng cao hơn những sản phẩm cùng loại khác của các công ty vô danh.
Các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp
Thứ nhất, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Khi định giá trị tài sản để đầu tư, thực chất nhà đầu tư không mua tài sản đó mà muốn sở hữu dòng thu nhập do tài sản đó mang lại cho họ trong tương lai Do đó, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư khi mua doanh nghiệp.
Thứ hai, xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai Đầu tư có nghĩa là mua tương lai và là hoạt động có tính rủi ro Chỉ có xu thế tăng trưởng của lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra trong tương lai cao hơn mức lợi tức hiện tại mới hấp dẫn được nhà đầu tư
Thứ ba, sự lành mạnh của tình hình tài chính Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh sẽ làm giảm rủi ro của đồng vốn đầu tư, hay nói cách khác các nhà đầu tư đánh giá cao các cơ hội đầu tư tương đối an toàn Những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính yếu sẽ khó tìm được người mua hoặc phải bán với giá rất thấp. Nhà đầu tư trả giá thấp để có thể đạt được một tỷ suất lợi nhuận cao bù đắp cho mức rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu
Thứ tư, hiện trạng của tài sản hữu hình Tài sản hữu hình là những trang thiết bị cũ hay mới, trình độ công nghệ như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, đồng thời cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường về mặt chi phí sản xuất và chất lượng.
Thứ năm, tài sản vô hình Các mối quan hệ hợp tác, các nguồn lực và đặc quyền kinh doanh, hợp đồng thuê bao, bằng phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa, là những yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Ngoài ra yếu tố còn người cũng có ảnh hưởng đến GTDN Trong thời đại ngày nay, mọi thứ đều cơ bản được quyết định bởi năng lực hoạt động của con người Doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt được trình độ công nghệ như đối thủ, tuy nhiên để có được một đội ngũ lao động giỏi, nhiệt tình, có thái độ đúng đắn trong lao động, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một chính sách nhân sự phù hợp, phải xây dựng được văn hoá tổ chức đặc trưng cần thiết mà điều đó không thể thực hiện trong một thời gian ngắn Do đó vấn đề con người trong lao động sản xuất và hoạt động quản lý cực kỳ quan trọng, quyết định lợi thế nhiều mặt của doanh nghiệp
Yếu tố con người được quan tâm khi định giá là lẽ tất nhiên, vì nó quyết định năng suất lao động, một yếu tố chi phí của đầu vào, đồng thời nó cũng quyết định đến quá trình đổi mới công nghệ và hoàn thiện sản phẩm cũng như khả năng thích ứng của doanh nghiệp đối với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
Các phương pháp định giá doanh nghiệp
Phương pháp các định giá doanh nghiệp trực tiếp
1.1.2.1 Phương pháp tài sản ròng:
Phương pháp giá trị tài sản ròng là phương pháp XĐGTDN theo giá trị thị trường các tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ Tài sản doanh nghiệp được hình thành bởi hình thành từ nguồn vốn góp góp ban đầu của các cổ đông và được bổ sung trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Trên thực tế, giá trị tài của một doanh nghiệp được thể hiển trên sổ sách kế toán không phải là giá trị hợp lý của doanh nghiệp đó, mà là giá trị hợp lý chính là giá trị tài sản tính theo giá trị trường
Như vậy, GTDN được hiểu theo phương pháp tài sản ròng không bao gồm các khoản sau đây:
- Giá trị các tài sản do doanh nghiệp thuê, mượn, nhận góp vốn liên doanh, liên kết và các tài sản khác không phải của doanh nghiệp.
- Giá trị các tài sản của doanh nghiệp không cần dùng, ứ đọng, chờ thanh lý nếu đến thời điểm định giá mà chưa được xử lý thì bị loại trừ không tính vào GTDN.
- Giá trị các tài sản thuộc công trình phúc lợi: nhà trẻ, nhà mẫu giáo, bệnh xá và các tài sản khác đầu tư bằng nguồn quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi của doanh nghiệp và nhà ở của cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.
- Các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.
- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang của những công trình đã bị đình hoãn trước thời điểm XĐGTDN.
- Các khoản đầu tư dài hạn vào các doanh nghiệp khác được chuyển giao cho đối tác khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Phương pháp tiến hành: Để xác định giá trị ròng của tài sản có của doanh nghiệp, không chỉ căn cứ vào sổ sách kế toán mà phải tiến hành điều chỉnh đánh giá lại các tài sản của doanh nghiệp dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về nguyên tắc kế toán, về tính chất, công dụng của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng, về môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động.
Theo phương pháp này, GTDN gồm hai phần:
- Giá trị tài sản hữu hình: giá trị này do các tài sản đã và đang được theo dõi trên sổ kế toán của doanh nghiệp tạo nên và được tính trực tiếp thông qua đánh giá tài sản này.
- Giá trị tài sản vô hình: phần giá trị do các yếu tố không được hạch toán trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp như khả năng nghề nghiệp của người lao động, uy tín doanh nghiệp, các mối liên hệ với khách hàng được tính gián tiếp qua giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp.
Chúng ta đều biết giá trị tài sản của một doanh nghiệp không chỉ thuộc về người chủ sở hữu doanh nghiệp mà chúng còn thuộc về các nhà tài trợ khác như người cho vay Vì vậy, để thực hiện việc xác định giá trị của một doanh nghiệp người ta phải xác định giá trị tài sản ròng hay giá trị của vốn chủ sở hữu theo giá trị trường Công thức tổng quát được xác định như sau:
Giá trị tài sản ròng = Tổng giá trị tài sản - Tổng nợ phải trả
Trong đó: Tổng tài sản = Nợ + Vốn chủ sở hữu
Tổng giá trị tài sản và Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp đều được xác định theo giá trị thị trường tại thời điểm XĐGTDN Vấn đề đặt ra là tại sao phảiXĐGTDN theo giá thị trường? Ngay cả khi một doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán thì số liệu trên Bảng cân đối kế toán cũng không phản ánh hết được giá trị thị trường của toàn bộ tài sản trong doanh nghiệp vì những lý do sau đây:
Thứ nhất, toàn bộ giá trị tài sản phản ánh trên bảng cân đối kế toán đều tại một thời điểm bất kỳ nó đều được tập hợp từ những hoá đơn mua bán hàng hoá, các bảng kê trong kỳ kế toán Mặc dù các số liệu này phản ánh chính xác các chi phí phát sinh tại thời điểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng nó không còn chính xác ở thời điểm xác nhận GTDN đó là chưa kể đến yếu tố thời gian của tiền.
Thứ hai, giá trị còn lại của Tài sản cố định (TSCĐ) phản ánh trên sổ sách kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào phương pháp khấu hao mà doanh nghiệp lựa chọn, phụ thuộc vào thời điểm xác định nguyên giá của TSCĐ và phụ thuộc vào tuổi thọ kỹ thuật của tài sản đó Vì vậy, giá trị TSCĐ trên sổ sách kế toán không thể hiện đúng giá trị thị trường tại thời điểm xác định GTDN.
Thứ ba, giá trị hàng hoá, vật tư tồn kho hoặc đang dùng trong quá trị sản xuất nó không những phụ thuộc vào cách tính giá hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước…Mặc khác nó còn phụ thuộc vào tiêu chí phân bổ chi phí khác nhau cho hàng hoá dự trữ Do đó, số liệu kế toán không đủ độ tin cậy ở thời điểm xác định GTDN.
Chính vì những lý do trên khi xác định GTDN chúng ta phải tính theo giá trị trường, các số liệu kế toán chỉ là được coi là số liệu tham khảo.
Phương pháp xác định giá trị tài sản theo giá trị trường Để xác định giá trị tài sản theo giá trị trường, trước hết người ta phải loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần thiết hoặc không có khả năng đáp ứng những nhu cầu của sản xuất kinh doanh Những tài sản còn lại được đánh giá theo nguyên tắc sử dụng giá trị trường để tính cho từng loại tài sản hoặc tứng loại sản sản cụ thể như sau:
Đối với TSCĐ và Tài sản lưu động (TSLĐ) là hiện vật thì đánh giá theo giá thị trường nếu thị trường đang bán những loại như thế Tuy nhiên trong thực tế thường không tồn tại thị trường TSCĐ cũ, đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau Vì thế, người ta phải dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sản xuất của tài sản đó để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ trên giá trị của TSCĐ mới Đối với những tài sản không còn tồn tại trên thị trường thì người ta áp dụng một tỷ lệ quy đổi so với những TSCĐ khác loại những có tính năng tương đương Giá trị thực tế của tài sản được tính theo công thức sau:
Giá trị thực tế của tài sản = Nguyên giá theo giá thị trường x
Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá Trường hợp tài sản là công trình xây dựng cơ bản thì giá thị trường của tài sản là đơn giá xây dựng cơ bản, suất đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định. Trường hợp chưa có quy định thì tính theo giá trị quyết toán công trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Riêng đối với các công trình mới hoàn thành đầu tư xây dựng trong ba năm trước khi XĐGTDN thì giá trị thị trường ở đây được sử dụng là giá trị quyết toán công trình đã được cơ quan có thẩm quyền phê đuyệt.
Phương pháp các định GTDN gián tiếp
1.2.2.1 Phương pháp dòng tiền chiết khấu (DCF)
Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị của doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai.
Đối tượng áp dụng phương pháp:
Phương pháp dòng tiền chiết khấu chủ yếu được áp dụng cho các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, tư vấn, thiết kế xây dựng, tin học và chuyển giao công nghệ Phương pháp chiết khấu dòng tiền được áp dụng phổ biến ở những nước mà TTCK phát triển, nơi có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp Hiện nay áp dụng công thức này ở Việt nam được nhiều người chấp nhập bởi giá cổ phiếu xác định theo phương pháp này phản ánh đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác Phương pháp này cũng khá đơn giản đối với các nhà đầu tư.
GTDN được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai theo giá trị của tiền theo thời gian
Khi tiến hành XĐGTDN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu, doanh nghiệp căn cứ vào những dữ liệu sau:
Báo các tài chính của doanh nghiệp trong 5 năm liền kề trước khi XĐGTDN.
Phương án hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ 3 năm đến
Lãi suất trả trước cuả trái phiếu chính phủ có kì hạn 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm XĐGTDN và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp.
Theo thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị Định số 109/2007/NĐ-CP của Chính Phủ về chuyển công ty Nhà nước thành công ty cổ phần, giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm định giá là giá trị thực tế phần vốn nhà nước xác định lại cộng với nợ thực tế phải trả, quỹ khen thưởng phúc lợi và nguồn kinh phí sự nghiệp Công thức như sau:
Giá trị thực tế doanh nghiêp Giá trị thực tế phần vốn nhà nước +
Nợ thực tế phải trả +
Số dư quỹ khen thưởng, phúc lợi +
Nguồn kinh phí sự nghịêp Như vậy, doanh nghiệp phải đi xác định giá trị của 4 thành phần cơ bản:
- Xác định giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp được xác định như sau:
Trong đó: i : thứ tự các năm kế tiếp từ khi XĐGTDN (i : 1 n )
Di : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i n : Là số năm tương lai được lựa chọn (3- 5 năm)
Pn : Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n
K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỉ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần.
Chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao
Giá trị thực tế phần vốn nhà nước = + P n +/-
Do Di là khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức năm thứ i, và K là tỷ lệ chiết khấu, nên là giá trị hiện tại của cổ tức năm thứ i.
Tương tự như vậy, là giá trị hiện tại của phần vốn nhà nước năm thứ n.
Giá trị phần vốn nhà nước năm thứ n được xác định như sau:
Dn+1 : Khoản lợi nhuận sau thuế dùng để chia cổ tức dự kiến của năm thứ (n+1)
K : tỷ lệ chiết khấu được xác định bằng công thức:
Rf : Tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro, được tính bằng lãi suất trả trước của trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 10 năm trở lên ở thời điểm gần nhất với thời điểm XĐGTDN.
Rp : Tỷ lệ phụ phí rủi ro khi đầu tư mua cổ phần của các công ty ở Việt Nam, được xác định theo bảng chỉ số phụ phí rủi ro chứng khoán quốc tế tại niên giám định giá hoặc do các công ty định giá xác định cho từng doanh nghiệp, nhưng không vượt quá tỷ suất lợi nhuận thu được từ các khoản đầu tư không rủi ro. g : tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của cổ tức, được xác định như sau: g = b x R Trong đó b : tỷ lệ lợi nhuận sau thuế để lại bổ sung vốn.
R : Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân của các năm tương lai.
Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất được xác định như sau: doanh nghiệp phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất theo giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định Khoản chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất xác định lại với giá trị
K − g hạch toán trên sổ kế toán được tính vào giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Sau khi xác định giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, phần chênh lệch tăng của vốn nhà nước giữa giá trị thực tế và giá trị ghi trên sổ kế toán được hạch toán như một khoản lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xác định nợ thực tế phải trả theo công thức sau:
- Xác định số dư quỹ khen thưởng phúc lợi: lấy trên Bảng cân đối kế toán
- Xác định số dư nguồn kinh phí sự nghiệp: lấy trên Bảng cân đối kế toán
Với những thành phần nhỏ đã đựơc xác định như trên, doanh nghiệp hoàn toàn có thể xác định đựơc giá trị của doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Ưu điểm của phương pháp
XĐGTDN theo phương pháp chiết khấu dòng tiền có một số ưu điểm như sau:
Trước hết, phương pháp này có xem xét đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, như vậy doanh nghiệp ở đây được xem xét trong trạng thái động chứ không phải là trong trạng thái tĩnh như phương pháp tài sản
Thứ hai, khi XĐGTDN theo phương pháp chiết khấu dòng tiền, doanh nghiệp không phải tiến hành kiểm kê, phân loại tài sản và xác định giá trị của từng tài sản riêng lẻ, do vậy giảm được khá nhiều rắc rối cho bản thân doanh nghiệp đồng thời tránh khỏi ý muốn chủ quan khi XĐGTDN.
Nợ thực tế phải trả
Tổng nợ phải trả trên sổ kế toán
Giá trị các khoản nợ không phải thanh toán
Giá trị quyền sử dụng đất của diện tich đất mới được giao
Nhược điểm của phương pháp
Cái khó nhất của phương pháp này là nó sử dụng rất nhiều các số liệu dự tính trong tương lai như lợi tức, tỷ lệ chiết khấu, phần góp vốn của Nhà nước trong tương lai Việc xác định tỷ lệ chiết khấu K là rất khó khăn, việc xác định lợi nhuận sau thuế của các năm tương lai sao cho chính xác cũng không phải là điều dễ dàng. Việc xác định số năm tương lai sao cho thu nhập sau thuế của doanh nghiệp vẫn trong cái xu thế tăng trưởng cố định ban đầu cũng là vấn đề rất phức tạp Vì vậy, nó đòi hòi khả năng dự báo chính xác, phù hợp, nếu không, GTDN xác định được sẽ không phản ánh đúng giá trị thực tế của doanh nghiệp
Có thể nói, đây là một phương pháp rất phức tạp, đòi hỏi người tiến hành phải có khả năng và trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao thì mới có thể thực hiện đựơc chính xác.
1.2.2.2 Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM)
Phương pháp chiết khấu luồng cổ tức (DDM: Devident discounted Model) là phương pháp XĐGTDN dựa trên dòng thu nhập tương lai của cổ phiếu, dùng lợi suất yêu cầu làm chiết khấu Phương pháp định giá chiết khấu luồng cổ tức (DDM) được dựa trên một nguyên lý cơ bản là "tiền có giá trị theo thời gian”, một đồng tiền của ngày hôm nay luôn có giá trị hơn một đồng tiền của ngày mai, một đồng đầu tư vào trong doanh nghiệp này có mức sinh lời khác với một đồng đầu tư trong doanh nghiệp khác, do đó, GTDN được xác định bằng các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó thu được trong tương lai được quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng bằng một mức lãi suất chiết khấu phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó Trong phương pháp DDM có 3 thông số cơ bản nhất cần được xác định, đó là luồng thu nhập công ty sẽ thu về trong tương lai, mức lãi suất chiết khấu luồng thu nhập đó và thời hạn tồn tại dự tính của doanh nghiệp Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở những nước mà TTCK phát triển, nơi có đầy đủ thông tin về lịch sử cũng như thông tin hiện tại và dự báo hợp lý về tình hình tài chính và rủi ro của doanh nghiệp Hiện nay, việc áp dụng công thức này ở Việt Nam cũng được nhiều người chấp nhận bởi giá cổ phiếu tính theo phương pháp này phản ánh được tương đối đầy đủ mọi mặt bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các phương pháp khác và đứng trên quan điểm của nhà đầu tư thì, ngoài việc tính toán theo phương pháp này rất đơn giản, nó còn đáp ứng đúng suy nghĩ, nguyện vọng của họ khi đầu tư vào một doanh nghiệp
Chất lượng định giá doanh nghiệp
Nguyên tắc của hoạt động định giá doanh nghiệp
ĐGDN cũng có những yêu cầu và nguyên tắc riêng Việc thực hiện tốt các nguyên tắc và đảm bảo được các yêu cầu đó sẽ giúp cho hoạt động định giá có hiệu quả hơn ĐGDN phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, ĐGDN phải dựa trên giá trị hiện hành của thị trường, phù hợp với cơ chế thị trường và quy luật thị trường ĐGDN chính là xác định giá trị ước tính của doanh nghiệp theo giá cả thị trường Vì vậy, cần phải phản ánh đúng thực tế khách quan doanh nghiệp theo sự chấp nhận của thị trường Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị định giá cao hoặc thấp hơn giá trị thực của nó.
Thứ hai, định giá cho từng doanh nghiệp theo từng phương pháp cụ thể cho các doanh nghiệp thuộc các nhóm nghành khác nhau, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau theo đúng giá hiện hành Không áp dụng dập khuôn một mô hình, một kiểu định giá cho mọi doanh nghiệp Bởi vì, mỗi một doanh nghiệp là một hàng hoá đặc biệt của thị trường, nó có sự khác biệt về nguồn lực, về điều kiện cạnh tranh Các doanh nghiệp xét dưới các góc độ khác nhau, chúng có những yếu tố đặc trưng riêng biệt Khi XĐGTDN cần phải dựa trên những hiểu biết sâu sắc về từng doanh nghiệp từ đó có thể đưa ra các quyết định lựa chọn phương pháp và cách làm cho phù hợp.
Thứ ba, ĐGDN phải tuân theo các quy luật kinh tế như quy luật cung cầu, quy luật giá trị Ngoài ra ĐGDN cần phải linh hoạt trong quá trình xác định, phải đặt doanh nghiệp trong tổng thể phát triển chung của toàn thị trường, của nghành nghề mà doanh nghiệp tiến hành kinh doanh Khi đó ĐGDN sẽ phản ánh chính xác hơn triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai
Quan điểm về chất lượng định giá doanh nghiệp
Chất lượng có lẽ là từ được nhắc nhiều nhất khi nói về một sản phẩm và dịch vụ nào đó Trong thực tế người ta thường hay nhắc đến khái niệm chất lượng như chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ khách hàng, chất lượng huy động vốn Vậy chất lượng là gì? Chất lượng là một khái niệm trìu tượng và mang tính chủ quan của người đánh giá nhất là đối với một công việc, một hoạt động Trong từng giai đoạn phát triển của sản xuất đã xuất hiện nhiều định nghĩa về chất lượng Có thể kể đến một số khái niệm điển hình như sau:
Theo Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa, trong tiêu chuẩn ISO 8402:2000 (Quality Management and Quality Assurance): “Chất lượng là toàn bộ các đặc tính của một thực thể, tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn các nhu cầu đã được công bố hay còn tiềm ẩn”.
Theo Tổ chức kiểm tra chất lượng Châu Á (European Quality Control Organization): “Chất lượng là mức độ phù hợp với yêu cầu người tiêu dùng”.
Theo tiêu chuẩn Pháp: “Chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng”.
Theo Giáo sư P B Crosby: “Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu”.
Theo J M Juran, một chuyên gia về chất lượng nổi tiếng của Mỹ:
“Chất lượng bao gồm những đặc điểm của sản phẩm phù hợp với các nhu cầu của khách hàng và tạo ra sự thỏa mãn đối với khách hàng”.
Các định nghĩa trên đều chỉ ra rằng đạt chất lượng đồng nghĩa với việc đáp ứng được các yêu cầu Chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của sản phẩm hay dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
Nói chung, chất lượng là một khái niệm trìu tượng, việc xác định chất lượng của sản phẩm hữu hình đã khó, chất lượng của một dịch vụ hay sản phẩm vô hình lại càng khó hơn ĐGDN không chỉ là một khoa học chính xác mà là cả một nghệ thuật Có rất nhiều phương pháp định giá và mỗi phương pháp cho một đáp số khác nhau, con số cao nhất có thể cách xa con số thấp nhất đến vài lần Do vậy, để định nghĩa thế nào là chất lượng công tác ĐGDN một cách đầy đủ chính xác là một điều rất khó khăn, chưa có một tài liệu nào đưa ra một khái niệm đầy đủ về chất lượng ĐGDN Tuy nhiên, trên cơ sở nghiên cứu về công tác ĐGDN, chúng ta có thể hiểu công tác ĐGDN được coi là có chất lượng khi kết quả của công tác ĐGDN sát đúng với giá thị trường, thực hiện đúng theo quy trình, dựa trên phương pháp định giá khoa học, đảm bảo thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của các chủ thể tham gia định giá với thời gian và chi phí ít nhất.
Việc xác định đúng GTDN là một vẫn đề có ý nghĩa trọng quá trình CPH cácDNNN Một mặt nó đảm bảo lợi ích thiết thực của Nhà nước và lợi ích của người mua doanh nghiệp hay các thành viên trong công ty cổ phần khi tiến hành CPH.Mặt khác còn là yếu tố lý cho các thành viên tham gia mua cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước, nó tạo tâm lý ổn định, tin tưởng của các cá nhân tổ chức khi tham gia quá trình CPH.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (LẤY CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN LÀM ĐIỂM NGHIÊN CỨU)
Khái quát về công tác CPH và ĐGDN của Việt Nam
2.1.1 Tổng quan về công tác CPH DNNN trong thời gian vừa qua
CPH doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các DNNN tuy nhiên việc thực hiện CPH một cách có hiệu quả không đơn giản Sau 17 năm thực hiện CPH, cần có sự nhìn nhận lại thực trạng, đánh giá triển vọng nhằm nâng cao hiệu quả của quá trình CPH.
Thực tế cho thấy, chủ trương CPH các DNNN là một trong những giải pháp quan trọng nhằm giải quyết những tồn tại và tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của các DNNN đang gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Việc CPH các DNNN có các tác dụng xét trên các phương diện sau:
Thứ nhất, CPH sẽ xoá bỏ tình trạng quản lý lỏng lẻo, dàn trải, chồng chéo của Nhà nước đối với DNNN, tạo ra một cơ chế quản lý khoa học, hiệu quả.
Thứ hai, CPH giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước trong công tác quản lý, tạo điều kiện cho Nhà nước tập trung vào những ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm, thực hiện định hướng phát triển chiến lược của Đảng và Nhà nước.
Thứ ba, CPH là một bước sắp xếp và cơ cấu lại doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện cho việc đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật và công nghệ, rà soát lại tính ổn định và hiệu quả của chu trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ tư, CPH tạo điều kiện tự chủ cho người lao động trong các công tác phát triển như chủ động trong vấn đề vốn và nguồn vốn, nguồn nhân lực, đầu tư đổi mới trang thiết bị, thu hút vốn đầu tư tạo khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong điều kiện nền kinh tế hội nhập thế giới và khu vực
Thứ năm, CPH tạo điều kiện để người lao động làm chủ thực sự, có trách nhiệm và nghĩa vụ vụ thể đối với hoạt động của doanh nghiệp, gắn quyền lợi của người lao động với quyền lợi của doanh nghiệp.
Thứ sáu, CPH là bước khởi đầu quan trọng để tiến lên định chế tài chính cao cấp – kinh tế thị trường, từng bước chuẩn bị cho sự phát triển của thị trường chứng khoán - thị trường tài chính cao cấp.
Thực tế cho thấy, sau khi CPH, có tới 90% doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, góp phần tăng ngân sách nhà nước, tăng thu nhập cho người lao động, huy động vốn xã hội cũng tăng lên, chấm dứt tình trạng bù lỗ của ngân sách nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm Chỉ có 10% số doanh nghiệp sau CPH hoạt động kém hiệu quả vì trước khi CPH các doanh nghiệp này đã hoạt động rất kém, nội bộ mất đoàn kết, không thống nhất; mặt khác còn do sự can thiệp không đúng của chính quyền địa phương
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì hiệu quả công tác CPH chưa cao, tiến trình CPH hoá còn chậm
Theo Ban Chỉ đạo đổi mới và Phát triển DNNN, tính đến cuối năm 2007 Việt nam đã có 3.756 DNNN được CPH và chuyển đổi hình thức sở hữu Trong đó, giai đoạn 1992 - 1999 có 376 doanh nghiệp; giai đoạn 2000 – 2004 có 1.866 doanh nghiệp và giai đoạn 2005 – 2007 có 1.514 doanh nghiệp Theo đánh giá của các chuyên gia, tốc độ CPH những năm gần đây có xu hướng chậm lại Nếu như năm
2005 có 724 doanh nghiệp được CPH thì năm 2006 còn 640 và năm 2007 chỉ có
150 DN Năm 2008 cả nước sắp xếp được 121 doanh nghiệp, trong đó CPH được
73 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp So với kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt trong năm 2008 mới chỉ đạt 28% (73/262) Số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp CPH mới chỉ đạt khoảng 20% tổng số vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp
Những tồn tại trên là do các nguyên nhân sau:
+ Sự suy thoái của nền kinh tế và TTCK Việt Nam trong giai đoạn gần đây đã có do những tác động bất lợi tới tiến trình CPH TTCK và công tác CPH có mối liên hệ mật thiết với nhau Sự phát triển của TTCK là tiền đề, là động lực thúc đẩy công tác CPH tại các DNNN Thực tế cho thấy, mọi tính toán của các nhà thiết kế TTCK Việt Nam đều bị đảo lộn Trong năm 2005, khi vốn hoá trên TTCK chỉ tương đương với 7,8% GDP, các nhà hoạch định đã đặt ra mục tiêu tham vọng: tăng gấp 3 quy mô TTCK vào năm sau, tức mức vốn hoá sẽ tương đương với 20% GDP Tuy nhiên, những diễn biến vượt bậc trong thực tế cho thấy mục tiêu này là quá khiêm tốn Tính đến tháng 12 năm 2007, mức vốn hoá trên TTCK đã đạt 48% GDP của Việt Nam, đạt 470 nghìn tỉ đồng Bước phát triển này làm các nhà hoạch định chính sách đưa ra kế hoạch tham vọng hơn: đưa quy mô TTCK lên tương ứng 50% GDP năm 2008 Tuy nhiên, kế hoạch này đã không đúng với thực tế khi TTCK Việt Nam đang trượt dốc trong giai đoạn hiện nay.
+ Nhiều Bộ, ngành, địa phương, Tổng công ty chưa quán triệt sâu sắc và chấp hành quyết định CPH, thiếu chương trình, kế hoạch cụ thể chỉ đạo thực hiện song Nhà nước lại chưa có chế tài xử lý Công tác chuẩn bị CPH ở một số đơn vị chưa tốt, dẫn tới việc các tổng công ty thực hiện CPH trong khi nhiều đơn vị thành viên chưa CPH Việc chỉ đạo CPH chưa kiên quyết, mang tính hình thức và chưa tạo sự nhất trí cao trong ban lãnh đạo và người lao động, dẫn tới khiếu kiện ở nhiều nơi Quy trình CPH (từ xây dựng đề án đến thực hiện đề án) chưa sát thực tế, còn rườm rà, phức tạp nên đã kéo dài thời gian CPH Sự phối hợp giữa các Bộ ngành,địa phương trong việc xử lý các khó khăn vướng mắc về tài chính, tài sản, xử lý đất đai khi xác định giá trị DN, về quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sau CPH cũng chưa được thực hiện đồng bộ, triệt để và kịp thời.
+ Chất lượng công tác ĐGDN chưa cao gây cản trở cho tiến trình CPH Việc XĐGTDN để CPH trong giai đoạn vừa qua còn nhiều bất cập, gây nên thất thoát và lãng phí tài sản nhà nước trong và sau quá trình CPH Việc XĐGTDN trải qua hai giai đoạn khác nhau Trong giai đoạn chưa có Nghị định 187 thì việc xác ĐGDN do một Hội đồng hoặc doanh nghiệp tự đảm nhận Điều đó dẫn đến việc xác định thấp hoặc quá thấp GTDN, do đó, phần lớn cổ phần rơi vào tay một nhóm người Trong giai đoạn sau khi có Nghị định 187 sự thất thoát tài sản nhà nước đã được hạn chế, nhưng lại nảy sinh tình trạng liên kết, gian lận trong đấu thầu Đặc biệt, Nghị định 109/NĐ-CP và Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 6- 12- 2007 ra đời quy định phải tính thêm giá trị vị trí địa lý để đưa vào GTDN thì việc CPH các DNNN gần như “giậm chân tại chỗ”
+ Hơn nữa, chất lượng ĐGDN của nhiều tổ chức cung ứng dịch vụ thẩm định giá trị có độ tin cậy thấp Quy chế lựa chọn, giám sát hoạt động tư vấn và XĐGTDN chưa được quy định rõ, chưa gắn trách nhiệm của tổ chức tư vấn, định giá với việc bán cổ phần. Để nâng cao hiệu quả của tiến trình CPH trong giai đoạn hiện nay đòi hỏi Nhà nước phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó phải chú trọng đến các giải pháp nâng cao chất lượng ĐGDN vì kết quả của công tác ĐGDN có ảnh hưởng quan trọng tới tiến trình CPH.
Thực trạng chất lượng ĐGDN trong công tác CPH ở Việt Nam hiện nay
Công tác ĐGDN ở Việt Nam hiện nay gắn với công tác CPH các DNNN, để xem xét thực trạng chất lượng của công tác ĐGDN ta hãy đánh giá thông qua các chỉ tiêu chất lượng đã trình bầy ở trên
2.2.1 Quy trình định giá doanh nghiệp ĐGDN không phải là một công việc đơn giản mà nó là cả một nghệ thuật. Xây dựng quy trình định giá là điều kiện cần thiết để tiến hành XĐGTDN đạt hiệu quả cao nhất, đó là một cơ sở quan trọng để người ta có thể chỉ ra được những quan điểm, những nguyên tắc, những cơ sở phương pháp luận ẩn chứa trong việc ĐGDN và đó cũng là cơ sở, niềm tin của các số liệu được đưa ra Mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình một quy trình định giá phù hợp tuy nhiên quy trình định giá các DNNN gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và hoàn thiện những tài liệu, chứng từ doanh nghiệp làm căn cứ để XĐGTDN Bao gồm:
- Các hồ sơ pháp lý khi thành lập DNNN
- Các hồ sơ pháp lý về quyền quản lý và sử dụng tài sản tại doanh nghiệp (bao gồm cả diện tích đất được giao hoặc thuê)
- Hồ sơ về công nợ (đặc biệt là các khoản nợ tồn đọng)
- Hồ sơ về vật tư, hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩm chất
- Hồ sơ các công trình đầu tư xây dựng (kể cả các công trình đã có quyết định đình hoãn)
- Báo cáo tài chính của doanh nghiệp đến trước thời điểm định giá
- Báo cáo quyết toán thuế có xác nhận của cơ quan thuế địa phương
- Các tài liệu khác (nếu có)
Bước 2: Kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của doanh nghiệp
Việc kiểm kê nhằm tiến hành xác định đúng số lượng và chất lượng của tài sản thực tế hiện có mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng tại thời điểm kiểm kê, từ đó xác định giá trị tài sản thừa, thiếu so với sổ sách kế toán Tài sản của doanh nghiệp được phân thành: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Việc kiểm kê tài sản sẽ được tiến hành theo hướng là phân loại ra 4 nhóm để tiến hành kiểm kê và xác định giá trị.
Nhóm 1: Tài sản đang dùng
Nhóm 2: Tài sản không cần dùng
Nhóm 3: Tài sản chờ thanh lý
Nhóm 4: Tài sản hình thành từ Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi (nếu có)
Bước 3: Tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp
Ban đổi mới quản láy doanh nghiệp tiến hành:
-Đánh giá khái quát hiện trạng doanh nghiệp
-Xác định giá trị các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
-Xây dựng phương án kinh doanh mới, ước tính vốn điều lệ, vốn Nhà nước trong công ty cổ phần mới và mệnh giá cổ phiếu.
Bước 4: Thẩm định giá trị doanh nghiệp
Trên cơ sở tính toán bước ba, Ban đổi mới quản lý doanh nghiệp xẽ trìnhGTDN và giá trị thực tế phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp với Hội đồng thẩm định GTDN Việc thẩm định GTDN theo nguyên tắc biểu quyết đa số Kết quả thẩm định được Bộ trưởng Bộ chủ quản, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố hoặcTổng giám đốc các Tổng công ty quyết định theo sự phân cấp của Thủ tướng Chính phủ.
2.2.2 Phương pháp định giá doanh nghiệp
Như đã trình bày, công tác ĐGDN ở Việt Nam được thực hiện đồng thời với tiến trình CPH các DNNN Việc lựa chọn phương pháp phù hợp là rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả định giá Ở nước ta, việc lựa chọn và xây dựng phương pháp ĐGDN được thể hiện trên các văn bản pháp quy từ năm
1992 đến nay đã từng bước hoàn thiện Thực trạng của phương pháp định giá được thể hiện qua ưu điểm và nhược điểm của phương pháp định giá.
Ưu điểm Ở Việt Nam công tác định giá được gắn liền với quá trình CPH, các phương pháp định giá cũng dần dần được hoàn thiện hơn trong từng giai đoạn của tiến trình CPH.
Giai đoạn từ năm 1992 -6/1996: Đây là giai đoạn thí điểm CPH
Trong giai đoạn này số lượng các doanh nghiệp CPH rất ít Những doanh nghiệp tự nguyện và làm ăn có lãi được lựa chọn để thí điểm tiến hành cổ phần hóa. Trong giai đoạn này, cả nước CPH được 30 doanh nghiệp, trong đó 5 doanh nghiệp được CPH theo cơ chế.
Việc định GTDN trong giai đoạn này chủ yếu được để cập trong ba văn bản pháp quy chủ yếu là:
- Quyết định số 202-CT của Chủ tịch HĐBT ngày 8/6/1992 về việc thí điểm chuyển DNNN thành công ty cổ phần.
- Chỉ thị 84/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/8/1193 về việc thí điểm CPH DNNN và các giải pháp đa dạng hoá hình thức sở hữu DNNN.
- Thông tư 36/TC/CN hướng dẫn những vấn đề tài chính trong việc thực hiện thí điểm CPH các DNNN theo quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 và chỉ thị số 84/TTg ngày 4/3/1993 của thủ tướng chính phủ.
Theo thông tư số 36/TC/CN thì GTDN doanh nghiệp không bao gồm lợi thế thương mại và giá trị đất đai Phương pháp xác định GTDN trong giai đoạn này chỉ được xác định đơn giản hoá bằng cách xác định đơn giản hoá bằng cách xác định giá trị của các tài sản hữu hình và những chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất. Thông tư 36/TC/CN cũng chỉ rõ: GTDN là giá trị các tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và được xác định bằng cách kiểm kê đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và đánh giá thực trạng hao mòn đối với từng loại tài sản trong doanh nghiệp và dựa trên số liệu về nguồn vốn của Nhà nước mà doanh nghiệp phải bảo toàn theo quy định tính đến thời điểm CPH và các tài sản nhận liên doanh, thuê mượn, công nợ sẽ được đảm bảo để bàn giao lại để Công ty cổ phần tiếp tục xử lý.
Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy: phương pháp XĐGTDN trong giai đoạn thí điểm chỉ được xác định đơn giản hoá bằng cách xác định giá trị của các tài sản hữu hình và những chi phí ban đầu về quyền sử dụng đất.
Giai đoạn từ 7/1996 đến 6/1998: Giai đoạn CPH theo Nghị định số 28/NĐ-CP Chính phủ
Trong giai đoạn này việc CPH được bắt đầu triển khai trên quy mô rộng, việc ĐGDN được tính hành theo Nghị định 28/CP của Chính phủ Trong đó chỉ rõ
“GTDN ở thời điểm CPH là giá trị thực tế của doanh nghiệp mà người bán và người mua có thể chấp nhận được”, phương pháp XĐGTDN đã có những điểm thay đổi, bổ sung Cụ thể như sau:
+ Nhà nước hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định lợi thế thương mại để tính vào GTDN.
+ Việc XĐGTDN phải được thực hiện trên số liệu đã được kiểm toán Đây là một yếu tố làm cho việc XĐGTDN trở nên chính xác và minh bạch hơn.
+ Các chi phí CPH được tính vào GTDN.
Giai đoạn từ 7/1998 đến 12/2004: Đây là giai đoạn CPH được thực hiện theo Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998, Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002.
Rút kinh nghiệp trong quá trình thực hiện CPH theo QĐ 202/CT và Nghị định 28/CP, những vấn đề về XĐGTDN trong giai đoạn này đã có nhiều điểm sửa đổi và bổ sung Cụ thể:
+ Việc ĐGDN không nhất thiết phải dựa trên số liệu kiểm toán trừ những doanh nghiệp nào không thực đúng các quy định pháp luật về kế toán và thống kê.
+ Cho phép áp dụng nhiều phương pháp ĐGDN để CPH, đồng thời quy định giá trị quyền sử dụng đất được tính vào GTDN.
+ Không tính vào GTDN chi phí CPH, chi phí này do Nhà nước tài trợ toàn bộ.
+ Nhà nước chỉ cho tính vào GTDN 30% giá trị lợi thế kinh doanh.
Ví dụ minh hoạ công tác định giá tại Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Bưu điện để tiến hành cổ phần hoá
2.3.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
+ Tên gọi: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
+ Tên giao dịch quốc tế: Post and Telecommunications Investment and Construction Joint Stock Company (Viết tắt là: PTIC)
+ Địa chỉ: Pháp Vân - Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội
+ Ngành nghề kinh doanh: xây lắp các công trình kiến trúc và thông tin như mạng cáp thông tin, tổng đài, cột anten, các nhà bưu điện, trụ sở cơ quan, các nhà máy công nghiệp…Tư vấn, thiết kế các công trình xây dựng
Cơ cấu vốn điều lệ tại thời điểm 01/11/2006:
Bảng 1: Cơ cấu Vốn điều lệ thời điểm 01/11/2006
Chỉ tiêu Số lượng cổ phần
Cổ phần của Nhà nước (VNPT) 1.785.000 17.850.000.000 35,7%
Cổ phần của cổ đông là CBCNV trong Công ty 747.450 7.474.500.000 14,9 %
Cổ phần của cổ đông bên ngoài 2.467.550 24.675.500.000 49,4 %
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện, tiền thân là Công ty Xây dựng nhà Bưu điện, được thành lập ngày 30/10/1976 theo Quyết định số
1348/TCCB-LĐ của Tổng cục Bưu điện Sau 20 năm hoạt động, ngày 09/09/1996, Tổng Cục Bưu điện ra Quyết định số 435/TCCB-LĐ thành lập DNNN Công ty Xây dựng Bưu điện, một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở Công ty Xây dựng nhà Bưu điện cũ Với những thành tựu đạt được trong 20 năm kể từ ngày thành lập, ngày 27/12/1996, Công ty Xây dựng Bưu điện được chính thức xếp hạng Doanh nghiệp hạng I ngành xây dựng
Cùng với tiến trình CPH của các doanh nghiệp trong ngành Bưu chính viễn thông, ngày 19/01/1999, Công ty Xây dựng Bưu điện nhận được Quyết định của Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam về việc CPH Công ty Xây dựng bưu điện Ngày 15/12/2006, Công ty Xây dựng bưu điện chính thức nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần và đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện.
Cơ cấu tổ chức PTIC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÒNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
CÁC NHÀ MÁY VẬT LIỆU VIỄN THÔNG 1,2
XÍ NGHIỆP TƯ VẤN THIẾT KẾ
PHÒNG KẾ HOẠCH THỊ TRƯỜNG
PHÒNG TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN - THỐNG KÊ
PHÒNG TỔ CHỨC NHÂN SỰ - HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
CHI NHÁNH TẠI TP HỒ CHÍ MINH
CHI NHÁNH TẠI MIỀN TRUNG
Hình 1: Cơ cấu Tổ chức của PTIC
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
2.3.2 Các bước tiến hành công tác định giá doanh nghiệp tại PTIC
2.3.2.1 Lựa chọn tổ chức XĐGTDN
Với qui hoạt động và giá trị tài sản theo sổ sách trên 30 tỷ đồng, PTIC đã lựa chọn một công ty có uy tín trong việc tư vấn ĐGDN đó là Công ty Cổ phần Chứng Khoán Sài Gòn (SSI).
2.3.2.2 Lựa chọn phương pháp ĐGDN Ở Việt Nam hiện nay sử dụng chủ yếu hai phương pháp ĐGDN đó là Phương pháp tài sản ròng và phương pháp chiết khấu dòng tiền PTIC đã lựa chọn phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) để XĐGTDN của mình.
Việc ĐGDN của PTIC được thực hiện theo Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2004 của Chính phủ và thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày
24 tháng 12 năm 2004 của Bộ Tài chính Quy định chuyển Công ty Nhà nước thành Công ty Cổ phần
2.3.3 Kết quả XĐGTDN tại PTIC
Từ khi thành lập đến nay, với chức năng và nhiệm vụ được giao, PTIC luôn phát huy thế mạnh của mìnhsự phát triển không ngừng của PTIC, kết quả kinh doanh của PTIC ngày càng tăng trưởng, năm cao hơn năm trước Bảng số liệu sau đây thể hiện kết quả kinh doanh của PTIC trong năm 2004 -2005.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của PTIC 2004- 2005
GT (Triệu đồng) % GT (Triệu đồng) %
Tổng giá trị tài sản 173.486 35,9 211.140 21,7
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 7.138 294,3 13.613 98,4
Tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức - - 35,8% -
Nguồn: Báo cáo tài chính PTIC năm 2004-2005
Trên cơ sở dựa trên kết quả kinh doanh trong các năm vừa qua, năng lực của PTIC và mức tăng trưởng dự tính sắp tới của ngành, PTIC đã có những dự báo giai đoạn 2006-2010 theo các kết quả dưới đây:
+ Kế hoạch kinh doanh và lợi nhuận của PTIC giai đoạn 2006 -2010
Căn cứ vào doanh thu các năm trước, tỷ lệ chi phí các năm trước, căn cứ vào chính sách thuế hiện hành, PTIC xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và doanh thu như sau:
Bảng 3: Kế hoạch lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2006-2010
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
+ Mức cổ tức giai đoạn 2006-2010:
Trên cơ sở lợi nhuận sau thuế của năm trước, PTIC dự kiến mức lợi nhuận bổ sung cho năm sau bằng 50% lợi nhuận sau thuế của năm trước.
Bảng 4: Mức cổ tức giai đoạn 2006-2010
3 Quỹ dự phòng tài chính 1.443 2.158 2.542 2.869 3.161
4 Quỹ Đầu tư Phát triển 4.122 9.249 12.105 8.198 9.030
4 Tỷ lệ chia cổ tức 30% 35% 40% 45% 50%
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện + Dự kiến vốn chủ sở hữu giai đoạn 2006-2010:
Bảng 5: Vốn chủ sở hữu giai đoạn 2006-2010 Đơn vị: triệu đồng
2 Tổng vốn chủ sở hữu 57.500 63.065 74.472 89.119 100.186
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện + Chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2006-2010:
Bảng 6: Xác định tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE)
1 Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 13.740 20.554 24.209 27.326,5 30.100
2 Vốn chủ sở hữu (tr.đ) 57.500 63.065 74.472 89.119 100.186
3 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn nhà nước ROE (%) 23,9% 32,6% 32,5% 30,7% 30,0%
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
ROE trung bình của 5 năm giai đoạn 2006-2010 được tính như sau:
+ Tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của doanh nghiệp giai đoạn 2006-2010
Bảng 7: Xác định tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của doanh nghiệp
1 Lợi nhuận sau thuế (tr.đ) 13.740 20.554 24.209 27.326,5 30.100
2 Vốn chủ sở hữu (tr.đ) 57.500 63.065 74.472 89.119 100.186
3 Tỷ suất lợi nhuận/Vốn nhà nước ROE (%) 23,9% 32,6% 32,5% 30,7% 30,0%
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
Tỷ lệ tái đầu tư bình quân b= 37% được tính như sau
Tính toán các số liệu định giá: Để XĐGTDN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu cần xác định bốn thành phần cơ bản của công thức tính:
Giá trị Giá trị thực Nợ phải trả
Số dư bằng tiền Số dư nguồn thực tế = tế phần vốn + + Quỹ khen thưởng, + kinh phí sự doanh nghiệp Nhà nước phúc lợi nghiệp (nếu có)
Xác định giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp :
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ở thời điểm định giá được xác định theo công thức:
Giá trị thực tế phần vốn Nhà nước = + ± Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao Với n=5 kể từ năm 2006 đến 2010 Theo tổ chức tư vấn xác định GTDN, các thành phần cơ bản được tính như sau:
-Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm của cổ tức:
PTIC dự kiến mức lợi nhuận sau thuế bổ sung vào vốn là b = 37%, vì thế tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm
Xác định K : Tỷ lệ chiết khấu hay tỷ lệ hoàn vốn cần thiết của các nhà đầu tư khi mua cổ phần và được xác định theo công thức:
R f là lãi suất trả sau Trái phiếu Chính phủ 10 năm đợt phát hành ngày giai đoạn gần nhất với thời điểm định giá là: 8.51%
R p là phụ phí rủi ro được công ty xác định là: 7.4%
Giá trị vốn Nhà nước cuối năm 2010 được xác định như sau:
15 91 %−11 08 % 45 965 triệu đồng Giá trị hiện tại vốn nhà nước cuối năm 2010:
- Chênh lệch về giá trị quyền sử dụng đất đã nhận giao không được tính vào vốn của Nhà nước góp vào PTIC vì toàn bộ diện tích đất đai sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh là do Công ty đang đi thuê và mua Cụ thể quyền sử dụng đất đai của PTIC được thể hiện trong Bảng 8 sau đây: g=b∗ROE7%*29.94%.08%
Bảng 8: Tình hình nhà xưởng đất đai của Công ty tại thời điểm 31/12/2005
STT Địa điểm Diện tích
Trụ sở PTIC và nhà máy nhựa
Bưu điện- Pháp Vân, Hoàng
2 Nhà máy Vật liệu viễn thông
I, Quốc Oai, Hà Tây 9.726 01/2002 30 Thuê
3 Nhà máy vật liệu viễn thông I mở rộng, Quốc Oai, Hà Tây 27.031 8/2006 30 Thuê
Nhà máy vật liệu viễn thông 2,
Nhuận Đức, Củ Chi, TP Hồ
Nguồn: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
Vậy giá trị thực tế vốn góp Nhà nước
Giá trị thực tế vốn
Giá trị thực tế vốn Nhà nước = 194.568(triệu đồng)
Xác định nợ thực tế của doanh nghiệp:
Theo Bảng cân đối kế toán tại thời điểm 31/12/2005 thì Tổng nợ phải trả của PTIC là: 167,082 triệu đồng.
Khách hàng của PTIC là những khách hàng có uy tín nên Công ty không có nợ khó đòi.
Số dư bằng tiền Quỹ khen thưởng
Theo Bảng cân đối kế toán được kiểm toán năm 2005, quỹ khen thưởng phúc lợi của PTIC tính đến 31/5/2009 là: 1.559 triệu đồng
Nguồn kinh phí sự nghiệp
Tại thời điểm tiến hành ĐGDN công ty không có nguồn kinh phí sự nghiệp.
Giá trị thực tế của doanh nghiệp :
+ Giá trị thực tế vốn Nhà nước :194.568 triệu đồng
+ Nợ phải trả :160.082 triệu đồng
+ Quỹ khen thưởng, phúc lợi :1.559 triệu đồng
+ Nguồn kinh phí sự nghiệp :0
Tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp :363.209 triệu đồng
2.3.4 Nhận xét về công tác định giá tại PTIC
Qua việc nghiên cứu quá trình XĐGTDN tại PTIC ta rút ra một số nhận xét như sau:
PTIC là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, thiết kế, tuy thời gian hoạt động chưa dài nhưng kết quả kinh doanh của PTIC rất khả quan thể hiện qua các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận các năm gần đây luôn ở mức cao Công tác định giá tại PTIC được thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính, PTIC đã lựa tổ chức định giá là Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn để tiến hành định giá Trên cơ sở kết quả định giá đã giúp cho công ty nhìn nhận hiện trạng giá trị tài sản doanh nghiệp của mình, từ đó công ty có những quyết định đúng đắn trong việc bán cổ phần của doanh nghiệp.
Ban chỉ đạo CPH của PTIC đã thuê trọn gói Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn để đế tiến hành tổ chức định giá Tổng phí phải trả cho công tác định giá là 200.000.000 đồng Mức chi phí này cũng tương đối hợp lý so với mặt bằng chung của các DNNN cổ phần hoá ở Việt Nam.
Tuy nhiên, công tác định giá của PTIC cũng có một số hạn chế thường gặp khi tiến hành CPH tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.
Thứ nhất, phương pháp định giá mà PITC sử dụng là phương pháp dòng tiền chiết khấu Phương pháp này có ưu điểm là tính đến khả năng sinh lời của đồng tiền trong lai, tuy nhiên việc sử dụng phương pháp DCF để tiến hành ĐGDN tại PTIC là chưa thực sự phù hợp bởi vì PTIC là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là chủ yếu Tài sản cố định của công ty khá nhiều, giá trị khấu hao tài sản lớn tuy nhiên công ty lại lựa chọn phương pháp định giá là phương pháp chiết khấu dòng tiền Măt khác, dùng phương pháp chiết khấu dòng tiền, PTIC phải dùng một loạt các số liệu giả định về lợi nhuận trước thuế, mức cổ tức Trong khi đó, việc dự báo các chỉ tiêu này chưa có cơ sở tin cậy Như vậy, phương pháp định giá chưa phù hợp với lĩnh vực hoạt động của công ty nên kết quả định giá chưa phản ảnh đầy đủ giá trị thực tế của doanh nghiệp Với lĩnh vực xây lắp, sản xuất, PTIC nên lựa chọn phương pháp Tài sản ròng Sau đây là giá trị một số tài sản chính của PTIC tại thời điểm ngày 31/12/2005
Bảng 9: Một số TSCĐ hữu hình của Công ty tại thời điểm 31/12/2005 ĐV tính: đồng
Diễn giải Nhà cửa, vật kiến trúc
Máy móc và thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thiết bị, dụng cụ quản lý Cộng
Mua trong năm 83,714,285 841,815,407 296,437,775 1,221,967,467 Đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành 7,659,857,636 514,429,596 8,174,287,232
Số cuối năm 14,035,192,816 24,989,060,856 5,221,580,328 1,315,775,745 45,561,609,745 Giá trị hao mòn
Số cuối năm 3,223,833,988 20,444,198,221 3,130,797,801 1,236,863,303 28,035,693,313 Giá trị còn lại
Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm của PTIC
Bảng 10: Một số TSCĐ thuê tài chính của Công ty tại thời điểm 31/12/2005
Diễn giải Máy móc và thiết bị
Phương tiện vận tải, truyền dẫn
Thuê tài chính trong năm 13,270,229,818 1,337,712,014 14,607,941,832
Mua lại TSCĐ thuê tài chính 0
Số cuối kỳ 13,270,229,818 2,974,164,715 16,244,394,533 Giá trị hao mòn
Mua lại TSCĐ thuê tài chính
Trả lại TSCĐ thuê tài chính
Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2005 của PTIC Thứ hai, thời gian định giá kéo dài
Nhận quyết định CPH từ năm 1/2005, trong đó thời gian tiến hành định giá bắt đầu từ tháng 5/2005 và hoàn thành công tác định giá vào 5/2006 Thời gian tiến hành định giá tại PTIC tương đối dài, khoảng 12 tháng Thời gian kéo dài không chỉ làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty mà còn làm giảm tính chính xác khi xác định giá trị công ty.
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỊNH GIÁ
Quan điểm về nâng cao chất lượng định giá doanh nghiệp ở Việt Nam
Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đây là một môi trường hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam Tuy nhiên, nó cũng đặt cho Việt Nam những thách thức lớn, đòi hỏi quá trình cải cách kinh tế của Việt Nam phải diễn ra một cách nhanh chóng Một trong những công tác trọng tâm của quá trình cải cách là đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN Chính vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng ĐGDN ở Việt Nam hiện nay là vấn đề vô cùng cấp thiết.
Hoạt động ĐGDN là một hoạt động rất phức tạp, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên sâu thì mới đảm bảo được tính chính xác của kết quả định giá Thực tế cho thấy, ngay cả một số nước có thị trường tài chính phát triển, việc XĐGTDN sát với thực tế vẫn là một công việc khó khăn Điều này chúng ta có thể thấy khi phát hành cổ phiếu lần đầu, cổ phiếu đó đã được chuyển nhượng với giá cao hơn rất nhiều so với mệnh giá ban đầu Ở Việt Nam khái niệm ĐGDN mới chỉ xuất hiện trong một số năm gần đây và gắn liền với tiến trình CPH Để công tác định giá ở Việt Nam thực sự có chất lượng, cần thống nhất một số định hướng và quan điểm như sau:
Một là, phương pháp định giá cần hoàn thiện theo hướng sau:
- Phương pháp định giá phải xác định chính xác giá trị thực tế của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định:
GTDN được xác định một cách chính xác sẽ tránh được những thiệt hại cho các chủ thể tham gia, nếu như doanh nghiệp được định giá cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thực tế của nó thì đều gây thiệt hại cho bên mua hoặc bên bán hoặc rất khó khăn cho việc bán cổ phiếu ra thị trường Đối với quá trình CPH, việc XGTDN một cách chính xác sẽ giúp các DNNN có những quyết định đúng đắn trong việc bán cổ phiếu và thực hiện các chính sách đối với người lao động thông qua lượng cổ phần và giá bán cho cổ phần cho người lao động áp định giá có vai trò quan trọng quyết định tính chính xác của kết quả định giá Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp ĐGDN phù hợp với đặc điểm, loại hình doanh nghiệp là hết sức quan trọng
+ Phương pháp ĐGDN phải khoa học, dễ hiểu, dễ thực hiện và phải phù hợp với từng đặc điểm và loại hình của doanh nghiệp.
Phương pháp ĐGDN hiện nay của Việt Nam chủ yếu là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu Thực tế cho thấy hai phương pháp này vẫn còn khá phức tạp, có nhiều vấn đề khó hiểu, chưa khoa học Hơn thế nữa, phương pháp định giá vẫn chưa bao quát hết được mọi loại hình doanh nghiệp, theo quy định hiện hành thì nhiều doanh nghiệp không biết phải lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp Chính vì vậy, để công tác định giá có chất lượng thì phương pháp áp dụng phải khoa học, dễ hiểu, dễ thực hiệ và tính được GTDN sát với thực tế của nó. Bên cạnh đó, phương pháp định giá phải được bổ sung, mơởrộng thêm so với các phương pháp hiện hành, các phương pháp cần phải phong phú và đa dạng phù hợp với các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam.
+ Phương pháp ĐGDN không bị chi phối bởi chính sách bán cổ phần.
Công tác ĐGDN ở Việt Nam thường gắn với tiến trình CPH các DNNN, thời gian vừa qua Nhà nước có quy định việc ĐGDN phải luôn kết hợp với giải quyết chính sách cho người lao động sau khi CPH Quy định này dẫn đến hậu quả là các phương pháp định giá thường đưa ra một GTDN CPH thấp hơn giá trị thực tế của doanh nghiệp nhằm thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu và giải quyết các chính sách đối với người lao động Chính điều này làm cho kết quả của GTDN CPH được công bố thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của doanh nghiệp Nhà nước không nắm được giá trị thực tế của doanh nghiệp mình đem bán, không biết được mức độ ưu đãi đối với người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện như thế nào, còn người lao động cũng không biết mình được ưu đãi đến mức độ nào Điều này làm cho tiến trình CPH bị chậm lại và người lao động luôn đòi hỏi Nhà nước phải định giá GTDN thấp xuống.
Vì vậy, trong thời gian tới cần quán triệt tư tưởng là phương pháp định giá không bị ảnh hưởng bởi chính sách bán cổ phần Sau khi được định giá bằng phương pháp phù hợp, GTDN được định giá là cơ sở để tổ chức bán đấu giá cổ phiếu, Nhà nước quy định tỷ lệ bán ưu đãi giảm giá cho người lao động trên cơ sở giá bán cổ phiếu đã hình thành qua giá
Hai là, thời gian định giá thời gian cần phải rút ngắn lại
Thời gian định giá thường chiếm một nửa quá trình CPH, thời gian định giá kéo dài không những làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà còn làm ảnh hưởng tới sự chính xác của kết quả định giá Vì vậy, rút ngắn thời gian định giá không chỉ là yêu cầu của quá trình định giá mà còn là điều kiện cần thiết để thúc đẩy nhanh chóng tiến trình CPH các DNNN Tuy nhiên cũng cần thống nhất quan điểm, theo đuổi mục tiêu rút ngắn thời gian định giá nhưng không làm ảnh hưởng tới kết quả ĐGDN.
Giải pháp nâng cao chất lượng ĐGDN ở Việt Nam hiện nay
3.2.1 Nhận thức rõ và đúng về giá trị doanh nghiệp
Quan niệm về GTDN cũng có ảnh hưởng tới công tác định giá, nếu hiểu sai lầm về GTDN sẽ dẫn đến quá trình XĐGTN bị sai lệch Hiện nay có nhiều quan điểm vẫn cho rằng, GTDN là giá bán và tính vào GTDN cả giá trị đem sử dụng cho các khoản nợ trong hoạt động kinh doanh và cả những tài sản không xác định rõ nguồn gốc được Nhà nước giao cho quản lý, sử dụng
Với cách hiểu như trên về GTDN thì khi áp dụng các phương pháp định giá sẽ dẫn đến nhiều sai sót
Vì vậy, cần phải đưa ra cách hiểu chính xác về giá trị thực tế của doanh nghiệp Như chương 1 đã đề cập, GTDN là sự biểu hiện bằng tiền của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đó mang lại cho các nhà đầu tư trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Giá trị thực tế của doanh nghiệp CPH là toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm có quyết định CPH do doanh nghiệp tự mua sắm hoặc do Nhà nước giao cho quản lý, sử dụng, có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp mà người mua, người bán có thể chấp nhận được.
3.2.2 Hoàn thiện phương pháp định giá doanh nghiệp
Kết quả của công tác ĐGDN phụ thuộc rất lớn vào phương pháp tiến hành định giá Như trên đã phân tích, các phương pháp định giá hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế Theo hướng dẫn tại Thông tư 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện một số vấn đề tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/06/2007 của Chính Phủ gồm Phương pháp tài sản và Phương pháp chiết khấu dòng tiền Tuy nhiên khi doanh nghiệp tiến hành định giá thì vẫn còn nhiều vướng mắc Vì vậy, việc hoàn thiện phương pháp ĐGDN là rất cần thiết.
3.2.2.1 Hoàn thiện phương pháp định giá theo tài sản ròng
Phương pháp tài sản ròng là một phương pháp mà Việt Nam hay áp dụng vì nó đơn giản, dễ thực hiện Tuy nhiên phương pháp này mới chỉ xem xét GTDN ở trạng thái tĩnh mà chưa tính đến khả năng sinh lời của doanh doanh nghiệp, tiềm năng phát triển và mức độ rủi ro của doanh nghiệp trong tương lai Để nâng hoàn thiện phương pháp tài sản ròng cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất, đối với việc xác định nguyên giá và giá trị còn lại của tài sản
Giá trị thực tế của tài sản bằng (=) Nguyên giá tính theo giá thị trường tại thời điểm tổ chức định giá nhân (x) Chất lượng còn lại của tài sản tại thời điểm định giá.
Theo công thức ở trên, đối với những tài sản mà tại thời điểm định giá vẫn có những tài sản thay thế thì việc xác định nguyên giá theo giá thị trường rất đơn giản Còn đối với những tài sản không mua bán trên thị trường, không còn biểu giá hiện hành thì lấy mức giá của tài sản có cùng trình độ công nghệ, cùng tính năng tác dụng, cùng công suất để thay thế Đối với những tài sản không có trên thị trường cho việc đánh giá và khó tìm được tài sản tương đương thì có thể căn cứ vào mức độ hao mòn của tài sản để xác định lại nguyên giá Hao mòn vô hình được căn cứ vào trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, căn cứ vào mức độ hiện đại của máy móc này đã tăng bao nhiêu phần so với máy móc cũ trước đây Để đơn giản ta có thể xét mực độ hiện tại hoá tính cho cả ngành sản xuất ra sản phẩm đố chứ không tính riêng cho từng nhà máy sản xuất Tuy nhiên, đây là công việc tương đối phức tạp đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm cao Vì vậy doanh nghiệp cần thuê những chuyên viên định giá giỏi trong vấn đề kỹ thuật để xác định chính xác được loại tài sản tương tương Để xác định được chất lượng giá trị còn lại của tài sản tại thời điểm định giá cần xác định tỷ lệ phẩm chất còn lại thực tế của tài sản mà không còn phụ thuộc vào giá trị hao mòn ghi trên sổ sách kế toán Đây cũng là một công việc khó khăn, phức tạp, vì vậy cần phải có những chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm cao
Thứ hai, định giá tài sản vô hình
Việc định giá tài sản vô hình khó khăn không phải ở kỹ thuật mà là ở các số liệu kinh tế vĩ mô và vi mô làm đầu vào cho mọi kỹ thuật định giá Rất khó xác định được chính xác giá trị của tài sản vô hình của doanh nghiệp Làm sao chỉ dựa trên giá trị sổ sách mà xác định được giá trị thương hiệu của một ngân hàng hay một công ty bảo hiểm? Do vậy những quy định hiện hành theo thông tư 144 của Bộ tài chính (dựa trên giá trị vốn của Nhà nước trên sổ sách, tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp và lãi suất trái phiếu Chính phủ) là rất không hợp lý và không có cơ sở. Việc định giá tài sản vô hình là rất phức tạp Có những loại có thể định giá và mua bán được như bản quyền phát minh sáng chế, chi phí phí thành lập doanh nghiệp, vị trí kinh doanh nhưng có những tài sản vô hình rất khó có thể xác định được như thương hiệu, chữ tín trong kinh doanh Loại tài sản này không thể mua bán được, nó được tạo ra bởi chính hoạt động của doanh nghiệp Nó không thể mang ra cân đong đo đếm được nhưng nó được thể hiện ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp
Theo quy định hiện hành, việc xác định giá trị của tài sản vô hình căn cứ vào giá trị còn lại của tài sản đố trên sổ sách kế toán Quy định này là hợp lý nhưng chưa đầy đủ, chưa cụ thể đối với các chuyên giá ĐGDN Để nâng cao chất lượng định giá tài sản vô hình cần xem xét thực hiện các công việc sau đây:
- Cần phải xác định về mặt số lượng và chất lượng các tài sản vô hình trong doanh nghiệp, chỉ những tài sản nào chưa hết khấu hao và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mới được tính vào GTDN Tài sản vô hình có rất nhiều loại khác nhau nhưng có thể tổng kết thành các loại như sau:
+ Các sáng chế, phát minh, công thức, quy trình, mô hình, kỹ năng;
+ Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật;
+ Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá;
+ Quyền kinh doanh, giấy phép, hợp đồng;
+ Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật;
+ Các loại tài sản vô hình khác (như đội ngũ nhân lực, vị trí kinh doanh )
- Cần đa dạng hoá phương pháp định giá tài sản vô hình:
Trên thế giới có nhiều phương pháp định giá tài sản vô hình Các chuyên gia đã hệ thống hóa rất nhiều kỹ thuật định giá tài sản vô hình thành 3 nhóm phương pháp: (1) phương pháp tiếp cận thị trường, (2) phương pháp giá thành và (3) phương pháp lợi tức
Theo quy định của Bộ Tài chính trong Thông tư số 146 thì hai kỹ thuật định giá được phép áp dụng chính thức là (1) tài sản ròng và (2) dòng tiền chiết khấu.Hai kỹ thuật này thuộc nhóm phương pháp định giá theo lợi tức Đây là những kỹ thuật định giá phổ biến nhất Tuỳ từng trường hợp cụ thể các chuyên gia có thể tư vấn về định giá có thể vận dụng những kỹ thuật khác nhau Có nhưng trường hợp không thể dụng phương pháp định giá theo lợi tức như định giá một phần mềm thì phải dùng các phương pháp khác.
Thứ ba, xác định giá trị hàng hoá, vật tư tồn kho Để việc xác định giá trị hàng tồn kho được chính xác cần có sự kiêm kê chính xác, đánh giá chất lượng còn lại của từng loại vật tư, hàng hoá Đối với vật tư, hàng hoá tồn kho lâu năm nay đã lỗi thời cần tổ chức bán đấu giá hoặc thanh lý để thu hồi vốn giảm gánh nặng cho doanh nghiệp vì nếu không làm như vậy khi định giá hàng tồn kho sẽ làm GTDN tăng lên một cách bất thường.
Thứ tư, xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp
Trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp khi tiến hành định giá không tính giá trị lợi thế kinh doanh vào GTDN bởi vì việc xác định giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề hết sức khó khăn không những ở Việt Nam mà còn ở một số nước trên thế giới Ở Việt Nam, môi trường ĐGDN chưa thuận lợi, thị trường biến động thường xuyên và ít ổn định nên việc định giá lợi thế doanh nghiệp càng trở nên khó khăn hơn Để khắc phụ được phần nào khó khăn và để GTDN được sát thực nhất Nhà nước cần có quy định cụ thể hơn về cách tính toán giá trị lợi thế doanh nghiệp Bên cạnh đó cũng cần phải tính yếu tố con người vào giá tri lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.
3.2.2.2 Hoàn thiện phương pháp định giá dòng tiền chiết khấu ĐGDN theo phương pháp dòng tiền chiết khấu chính là việc hiện tại hoá các nguồn thu nhập tương lai của doanh nghiệp dựa trên việc phản ánh sự phát triển trong quá khứ Để xác định GTDN theo phương pháp này đòi hỏi phải dự đoán được sự phát sinh của các nguồn tài chính trong trương lai một cách chuẩn xác trong khoản thời gian từ 5 -10 năm Việc cần thiết đầu tiên của phương pháp này là tiến hành phân tích tình hình hoạt động trong quá khứ của doanh nghiệp căn cứ vào các tài liệu sau:
Báo cáo tài chính các năm trước năm tiến hành định giá (từ 5 đến 10 năm tuỳ vào số liệu của doanh nghiệp)
Xem xét một cách kỹ lưỡng các phương án kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới để có những dự đoán chính xác.
Chiến lược phát triển kinh doanh trong các năm tới của ngành, vùng thuộc lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.
Phải sử dụng tổng hợp các thông tin liên quan đến ngành, vùng của doanh nghiệp, sự biến động của tình hình kinh tế trong những năm tới để phân tích đánh giá các thông tin dự báo của doanh nghiệp Để tạo thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp DCF, cần tiến hành những công việc sau:
Các kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng định giá doanh nghiệp
Thứ nhất, Nhà nước cần khung pháp lý và hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đế công tác định giá
Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động tư vấn và ĐGDN nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng cơ sở pháp lý cho các hoạt động ĐGDN và các phương pháp ĐGDN chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp chứ không chỉ riêng cho các DNNN Các phương pháp hiện nay chủ yếu để phục vụ cho quá trình CPH các DNNN chứ chưa áp dụng rộng rãi cho mọi loại hình doanh nghiệp.
- Ban hành, bổ sung và hướng dẫn một số phương pháp ĐGDN để làm cơ sở cho việc lựa chọn phương pháp định giá thích hợp với từng doanh nghiệp; làm căn cứ cho việc kiểm tra, so sánh và đối chiếu kết quả ĐGDN
Chính phủ nên giao cho Bộ tài chính chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc xác định GTDN của các Bộ, ngành và các địa phương
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin thị trường về các doanh nghiệp CPH và các tổ chức định giá và tư vấn CPH Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về các tổ chức doanh nghiệp có đủ năng lực trong công tác định giá.
Thứ hai, Nhà nước cần thành lập các tổ chức tín nhiệm và xây dựng các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam.
Tổ chức tín dụng là tổ chức trung gia chuyên hoạt động độc lập đánh giá rủi ro của các ngành kinh tế và các chương trình đầu tư của chính phủ Các tổ chức tín nhiệm có một vai trò to lớn trong việc thẩm định các dự án cho vay, giảm thiểu rủi ro vốn Ngoài ra các tổ chức tín nhiệm còn cung cấp các công cụ dự báo sự phát triển của doanh nghiệp, định giá cổ phiếu và đưa ra các quyết định đầu tư.
Trên thế giới các tổ chức tín nhiệm đã ra đời vào cuối thế kỷ 19 nhưng ở Việt Nam đây vẫn là một lĩnh vực hết sức mới mẻ Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp là đơn vị sự nghiệp duy nhất ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp Hầu hết đánh giá xếp hạng doanh nghiệp trước đây là cấp trên đánh giá cấp dưới, cơ quan chủ quản đánh giá doanh nghiệp thuộc quản lý của mình Vì vậy, nó thường mang tính chất quản lý hành chính nhiều hơn, và chắc chắn yếu tố khách quan không thật sự cao Chỉ các đánh giá của công ty, tổ chức thẩm định độc lập mới đưa ra được kết quả bảo đảm ba yếu tố: khách quan, trung thực, và độc lập Trung tâm Khoa học Thẩm định Tín nhiệm Doanh nghiệp xây dựng tiêu trí đánh giá dựa trên tham khảo của các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực này, đồng thời lượng hoá các tiêu chuẩn cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam Để phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam thì Chính phủ cần thiết lập một khuôn khổ pháp lý phù hợp để tổ chức định mức tín nhiệm được hoạt động một cách độc lập, đảm bảo cho kết quả định mức tín nhiệm được chính xác, toàn diện và phù hợp với các tiêu chí quốc tế; cho phép tăng cường công khai thông tin, các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán; tự do hoá thị trường vốn, nhất là trong việc tạo nhu cầu về định mức tín nhiệm và tạo sức ép đối với các tổ chức định mức tín nhiệm trong nước phát triển.
Thứ ba, Nhà nước cần tăng cường vai trò của các cấp quản lý đối với vấn đề thông tin thị trường.
Quản lý Công khai các báo cáo thẩm ĐGDN trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi tổ chức đấu giá để tất cả các nhà đầu tư tiềm năng trong xã hội có thể tham gia, tránh tình trạng thông thầu, ép giá, hoặc cổ phiếu chỉ tập trung và một số ít nhà đầu tư lớn, còn dân chúng khó tham gia.
Thứ tư, kiểm tra chặt chẽ các cơ quan chức năng và các tổ chức tiến hành công tác định giá và tư vấn
Nhà nước cần nghiên cứu ban hành và hướng dẫn cơ chế, tạo điều kiện cho các công ty ĐGDN chuyên nghiệp hoạt động và phát triển Nhà nước cần đưa ra các tiêu chuẩn và điều kiện của một tổ chức được lựa chọn thực hiện công tác ĐGDN Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của tổ chức định giá như: chịu trách nhiệm về kết quả định giá, nếu vi phạm chế độ về định giá dẫn đến sai lệch kết quả định giá của doanh nghiệp thì ngoài việc không được nhận chi phí dịch vụ mà còn chịu trách nhiệm về những thiệt hại do kết quả định giá sai lệch mang lại Cần phải có quy chế kiểm tra, giám sát các tổ chức tư vấn định giá về quy trình định giá, chất lượng, chuyên môn, nhân sự Ban hành các quy định về tiêu chuẩn của chuyên gia định giá và các cán bộ thực hiện hoạt động định giá nhằm nâng cao chất lượng định giá Bộ tài chính cũng cần công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về các tổ chức đủ điều kiện tham hoạt động tư vấn định giá.
3.3.2 Về phía các doanh nghiệp được định giá
- Quy định chặt chẽ việc các doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi hình sở hữu phải có hệ thống sổ sách kế toán đầy đủ và hợp lý theo pháp luật về kế toán, thống kê Phải thực hiện nghiệm túc việc nộp báo cáo tài chính theo đúng thời hạn cho Cơ quan thuế và cơ quan quản lý tài chính kiểm tra Nếu doanh nghiệp nào không thực hiện đúng cần có chế tài xử phạt nghiêm bởi vì có như vậy thì hệ thống kế toán mới được minh bạch, làm cơ sở cho đối chiếu so sánh số liệu định giá.
- Phải xây dựng được kế hoạch kinh doanh trong vòng 5 năm tới một cách sát thực nhất để làm cơ sở tính các chi tiêu dự báo trong ĐGDN Việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách chiếu lệ, thiếu khoa học và chuẩn xác sẽ làm sai lệch giá trị của doanh nghiệp, giảm sức hút với các nhà đầu tư vì các chỉ tiêu tài chính cơ bản để XĐGTDN không được coi trọng.
- Thực hiện minh bạch hoá các thông tin của doanh nghiệp giúp cho kết quả định giá được chính xác hơn.
- Doanh nghiệp cũng cần lựa chọn những tổ chức tư vấn, định giá có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao, có đạo đức nghề nghiệp Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lựa chọn phương pháp ĐGDN phù hợp nhất với lĩnh vực hoạt động của mình.
3.3.3 Về phía các tổ chức định giá
+ Thực hiện chuyên nghiệp hoá các tổ chức định giá
Như chúng ta đều biết, bắt đầu từ Nghị định 187 đã xoá bỏ việc XĐGTDN theo cơ chế hội đồng Điều này hoàn toàn đúng, bởi vì trong nền kinh tế thị trường định giá là một nghề và các tổ chức định giá làm nghề này Tính chuyên nghiệp đòi hỏi người thực hiện phải có năng lực chuyên môn về nghiệp vụ, đạo đức, đồng thời để hành nghề phải dựa trên những nguyên tắc, chuẩn mực và phương pháp thống nhất Vì thế, tổ chức định giá định giá nhất thiết phải là những người có trình độ chuyên môn nhất định và có những kinh nghiệm về nghề nghiệp.
Trên thực tế, lĩnh vực ĐGDN còn mới mẻ cả về lý thuyết và thực hành Để lựa chọn các tổ chức ĐGDN phù hợp, có năng lực thực sự và bảo đảm tính đúng đắn kết quả trong việc ĐGDN là một vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc XĐGTN Muốn vậy, tổ chức ĐGDN phải có đội ngũ cán bộ về số lượng chuyên gia, có trình độ chuyên môn nhất định, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Những tổ chức định giá phải đảm bảo đủ những tiêu chuẩn đó thì tổ chức ĐGDN mới chất lượng và có độ tin cậy cao
+ Đào tạo đội ngũ các bộ có kiến thức chuyên sâu về định giá:
- Khuyến khích các nhân viên thực hiện các công trình tự nghiên cứu phát huy nội lực của chính cá nhân;
- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo phổ biến kiến thức về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tế trong nội bộ Công ty;
- Khuyến khích và tạo điều kiện để các nhân viên tự túc đi học và nghiên cứu sau đó về phục vụ Công ty;
- Tích cực, chủ động thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau về phục vụ công ty;
- Luôn luôn tạo ra những điều kiện cho các nhân viên có thể phát huy tốt nhất năng lực của mình. kiện được trao đổi, học hỏi lẫn nhau Các tổ chức định giá cũng có thể hợp tác với các tổ chức định giá nước ngoài để học hỏi cả về kiến thức chuyên môn lẫn kinh nghiệm nghề nghiệp.
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng nhằm hoàn thiện hơn chất lượng ĐGDN Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính Phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần có thể coi là một bước đột phá lớn trong quá trình chuyển đổi công tác định giá ở nước ta hiện nay. Nghị định 109 ra đời sẽ thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đưa cổ phần hóa về đúng mục tiêu ý nghĩa thiết thực của nó, hạn chế tình trạng thất thoát tài sản nhà nước trong quá trình ĐGDN cổ phần.