1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Và Xây Dựng Thành Nam
Tác giả Lê Thị Lệ Thủy
Người hướng dẫn Cô Lê Thị Xuân
Trường học Trường Cao Đẳng Nghề Đà Nẵng
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 120,71 KB

Cấu trúc

  • Chương 1 Những lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp (3)
    • 1.1. Khái niệm phân loại và vai trò của vốn trong doanh nghiệp (3)
      • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm vốn (3)
      • 1.1.2. Phân loại vốn (4)
      • 1.1.3. Vai trò của vốn (8)
    • 1.2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp (10)
      • 1.2.1. Khái niệm (10)
      • 1.2.2. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp (11)
      • 1.2.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp (11)
    • 1.3. Những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ (15)
      • 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan (15)
      • 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan (17)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN (20)
    • 2.1. Vài nét về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam (20)
      • 2.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty (20)
      • 2.1.2. Lĩnh vực hoạt động (21)
      • 2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý (23)
      • 2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (26)
    • 2.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam (28)
      • 2.2.1. Đánh giá kết quả chung về hoạt động của công ty (29)
      • 2.2.2. Tình hình cơ cấu vốn kinh doanh của công ty (30)
      • 2.2.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam (33)
      • 2.2.5. Thực trạng công tác quản lý và sử dụng vốn đầu tư tài chính (43)
    • 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam (45)
      • 2.3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn nói chung (45)
      • 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty (48)
      • 2.3.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động (49)
    • 2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty (52)
      • 2.4.1. Những thành tích đạt được (52)
      • 2.4.2. Những tồn tại trong hiệu quả sử dụng vốn (53)
      • 2.4.3. Những nguyên nhân của những tồn tại (54)
    • 3.1. Những định hướng hoạt động của công ty trong những năm tới (57)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn chung của công ty đầu tư và xây dựng Thành Nam (59)
      • 3.2.1. Nâng cao hơn nữa năng lực thắng thầu trong đấu thầu xây dựng đặc biệt đối với các công trình xây dựng có giá trị lớn (59)
      • 3.2.2. Nâng cao hơn nữa năng lực đánh giá các khoản đầu tư, cũng như các khoản đầu tư tài chính của công ty (62)
      • 3.2.3. Nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý vốn về hàng tồn kho (62)
      • 3.2.4. Xây dựng và áp dụng các giải pháp nhằm sử lý tốt hơn và hạn chế lượng vốn bị các chủ đầu tư và khách hàng chiếm dụng (63)
      • 3.2.5. Nâng cao hệ số sử dụng máy móc thiết bị bằng cách bán, cho thuê, cầm cố, thế chấp và đi thuê tài sản theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn (65)
      • 3.2.6. Xây dựng và hoàn thiện các biện pháp kinh tế nhằm giải quyết hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, khuyến khích mọi thành viên trong công ty hoàn thành công việc của mình hiệu quả nhất (66)
    • 3.3. Những giải pháp và khiến nghi chủ yếu nâng cao hiệu quả dụng vốn cố định, và vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam (67)
      • 3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định (67)
      • 3.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (69)

Nội dung

Những lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Khái niệm phân loại và vai trò của vốn trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm vốn

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong bất cứ lĩnh vực nào đều gắn liền với vốn, không có vốn thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh được Vồn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Chính vì vậy người ta nói vốn là chìa khóa phát triển kinh doanh.

Theo sự phát triển của lịch sử, các quan điểm về vốn xuất hiện và ngày càng hoàn thiện Dưới đây là một số khái niệm về vốn của một số nhà kinh tế học thuộc các trường phái kinh tế khác nhau.

Các nhà kinh tế cổ điển tiếp cận vốn dưới góc độ hiện vật Họ cho rằng, vốn là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Cách hiểu này phù hợp với trình độ quản lý kinh tế còn sơ khai - giai đoạn kinh tế học sơ khai và bắt đầu phát triển.

Theo quan điểm của MAC – nhìn nhận vốn dưới góc độ của các yếu tố sản xuất thì ông cho rằng : “ Vốn chính là tư bản, là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là một đầu vào của quá trình sản xuất “ Tuy nhiên, MAC quan niệm chỉ trong khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế Đây là một hạn chế trong quan điểm của MAC.

Còn Paul A.Samuelson, một đại diện tiêu biểu của học thuyết kinh tế hiện đại cho rằng : “ Đất đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hóa vốn là yếu tố kết quả của quá trình sản xuất Vốn bao gồm các loại hàng hóa lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó “.

Theo Davíd Begg, Stabdley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “ kinh tế học “ : Vốn là một loại hàng hóa được sử dụng tiếp tục vào quá trính sản xuất kinh doanh tiếp theo Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính”

Theo một số nhà tài chính thì vốn là tổng số tiền do những người có cổ phần trong công ty đóng góp và họ nhận được phần thu nhập chia cho chứng khoán của công ty Như vậy, các nhà tài chính đã chú ý đến mặt tài chính của vốn, làm rõ được nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp đồng thời cho các nhà đầu tư thấy được lợi ích của việc đầu tư, khuyến khích họ tăng cường đầu tư và mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.

Một số nhà kinh tế học khác cho rằng vốn bao gồm các yếu tố kinh tế được bố trí để sản xuất hàng hóa, dịch vụ như tài sản tài chính mà còn cả các kiến thức về kinh tế kỹ thuật của doanh nghiệp đã tích lũy được, trình độ quản lý và tác nghiệp của các cán bộ điều hành cùng chất lượng đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp

Một số quan niệm về vốn ở trên tiếp cận vốn dưới góc độ nghiên cứu khác nhau về vốn, trong điều kiện lịch sử khác nhau Tuy nhiên có thể hiểu : Vốn là một phạm trù kinh tế Vốn là giá trị ứng ra ban đầu cho các tài sản trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm mục tiêu sinh lời

1.1.2.1 Căn cứ theo nguồn hình thành vốn.

Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp Khi doanh nghiệp mới thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn, được sử dụng để đầu tư mua sắm các loại tài sản của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn này được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Số vốn này không phải là một khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, không phải chi trả lãi Tuy nhiên, lợi nhuận thu được do kinh doanh có lãi của doanh nghiệp sẽ được chia cho các cổ đông theo tỉ lệ vốn góp

Có ba nguồn cơ bản tạo nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đó là :

+ Vốn kinh doanh : gồm vốn góp (nhà nước, các bên tham gia liên doanh, cổ đông, chủ doanh nghiệp) và phần lợi nhuận chưa phân phối của kết quả sản xuất kinh doanh.

+ Chênh lệch đánh giá lại tài sản khi được nhà nước cho phép hoặc các bên tham gia quyết định.

+ Các quỹ của doanh nghiệp: hình thành từ kết quả kinh doanh như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính,

Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp.

 Vốn vay ( hay nợ phải trả ).

Vốn vay là khoản vốn được hình thành từ nguồn đi vay, đi chiếm dụng của các tổ chức, đơn vi, cá nhân và sau một thời gian nhất định doanh nghiệp phải hoàn trả cho người cho vay cả gốc lẫn lãi Phần vốn này doanh nghiệp được sử dụng với những điều kiện nhất định (như thời gian sử dụng, lãi suất thế chấp…) nhưng không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Vốn vay có hai loại là vốn vay ngắn hạn và vốn vay dài hạn.

1.1.2.2 Căn cứ theo công dụng kinh tế của vốn.

VCĐ là số vốn mà doanh nghiệp ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp

Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu trong doanh nghiệp mà đặc điểm của chúng là có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc điểm lưu chuyển của vốn cố định :

+ Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

+ Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển.

+ Vốn cố định chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản suất được tài sản cố định về mặt giá trị - tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao tài sản cố định

Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn và giải quyết một nhu cầu nhất định trong phát triển sản xuất (đầu tư phát triển) và trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Về mặt lượng, hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở mối tương quan giữa kết quả thu được từ hoạt động bỏ vốn đó mang lại với lượng vốn bỏ ra Mối tương quan đó thường được thể hiện bằng công thức

Chỉ tiêu này dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng vốn đến kết quả kinh tế.

Dạng nghịch : Vốn đã bỏ ra

E Kết quả Chỉ tiêu này là cơ sở để xác định quy mô tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực.

Về mặt định tính hiệu quả sử dụng vốn thể hiện trình độ khai thác quản lý và sử dụng vốn của doanh ngiệp.

1.2.2 Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp, sử dụng vốn có hiệu quả giúp doanh nghiệp có uy tín để huy động vốn tài trợ dễ dàng

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín của mình trên thị trường, nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên Khi doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, doanh nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước, cải thiện được điều kiện lao động cho người lao động, đồng thời còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh.

Cuối cùng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tăng khả cạnh tranh của mình trên thị trường Từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì kéo theo nó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt từ khi nước ta ra nhập WTO và những biến động trên thị trường như hiện nay Cạnh tranh là quy luật tất yếu của thị trường, cạnh tranh để tồn tại Khi doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, doanh nghiệp mở rộng quy mô, đầu tư vào công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có tay nghề cao… từ đó hạ giá thành sản phẩm đồng thời đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, tăng khả năng chiến thắng trong cạnh tranh.

Như vậy, việc nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp không những đem lại hiệu quả thiết thực cho doanh nghiệp và người lao động mà còn tác động tích cực tới nền kinh tế.

1.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

1.2.3.1 Các chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung của doanh nghiệp.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao trong quá trình kinh doanh Mà quá trình kinh doanh cũng là quá trình hình thành và sử dụng vốn Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ và mức sinh lời của một đồng vốn bỏ ra Xét trên góc độ sử dụng vốn, lợi nhuận thể hiện kết quả tổng thể của quá trình phối hợp tổ chức đảm bảo vốn và sử dụng vốn cố định, vốn lưu động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, để đánh giá đầy đủ hơn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn từ nhiều góc độ, nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá mức sinh lời của đồng vốn

Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá đó :

- vòng quay toàn bộ vốn

Doanh thu thuần bán hàng đạt được trong kỳ Vòng quay toàn bộ vốn Vốn bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh vốn trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần Chỉ tiêu này càng cao, hiệu suất sử dụng vốn càng cao.

- Tỷ suất sinh lời tổng vốn

Tỷ suất sinh lời tổng vốn Vốn bình quân

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn.

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( ROE)

Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra được.

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định.

Với vai trò quan trọng của vốn cố định việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là rất quan trọng Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau :

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng Vốn cố định Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao thì hiệu suất sử dụng vốn cố định càng cao.

1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

+ Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ.

Phản ánh số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ, được xác định như sau :

Mức luân chuyển VLĐ trong kỳ

Số vòng quay vốn lưu động vốn lưu động bình quân Tổng mức lưu chuyển VLĐ trong kỳ thường được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.

Chỉ tiêu này càng lớn, thường thể hiện VLĐ của doanh nghiệp lưu chuyển càng nhanh, hoạt động tài chính càng tốt, doanh nghiệp cần ít vốn mà tỷ suất lợi nhuận lại cao.

- Số ngày luân chuyển vốn lưu động

Là số ngày để thực hiện một vòng quay vốn lưu động Được xác định:

Số ngày lưu chuyển của vốn lưu động Số vòng quay vốn lưu động

Số ngày trong kỳ * VLĐ bình quân Tổng mức lưu chuyển VLĐ trong kì.

Số ngày trong kỳ thường là 360 ngày đối với chu kỳ là một năm.

- Hàm lượng vốn lưu động

Vốn lưu động bình quân Hàm lượng VLĐ Doanh thu thuần trong kỳ Chỉ tiêu cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu thuần trong kỳ thì doanh nghiệp cần bao nhiêu đồng vốn lưu động Hệ số này càng nhỏ càng tốt.

- Mức tiết kiệm vốn lưu động.

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động tiết kiệm được ( hay lãng phí ) do tăng (giảm) tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước :

+ cách 1 : Doanh thu thuần kỳ này Mứu tiết kiệm hay lãng phí VLĐ = VLĐ bình quân kỳ này –

Số vòng quay VLĐ kỳ trước

Doanh thu chênh lệch thuần kỳ này Mức tiết kiệm hay lãng phí VLĐ = kỳ luân chuyển VLĐ - kỳ này so với kỳ trước số ngày trong kỳ

- Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

Những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn trong kỳ

1.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

Môi trường này là tổng hợp các yếu tố tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế , tỷ lệ lạm phát, lãi xuất ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp, thị trường, cạnh tranh một doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường luôn gắn liền hoạt động sản xuất kinh doanh của mình với sự vận động của nền kinh tế Khi nền kinh tế có biến động thì hoạt động của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng Do vậy mọi nhân tố có tác động đến việc tổ chức và huy động vốn từ bên ngoài đều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những tác động đó có thể xảy ra khi nền kinh tế có lạm phát, sức ép của môi trường cạnh tranh gay gắt, những rủi ro mang tính hệ thống mà doanh nghiệp không tránh khỏi. Các nhân tố này ở mức độ nào đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên hoạt động sản xuất kinh doanh, đến công tác quản lý và sử dụng vốn tại doanh nghiệp.

Môi trường pháp luật là hệ thống các chủ trương, chính sách, hệ thống pháp luật do nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các doanh nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật về thuế, về lao động, bảo vệ môi trường, an toàn lao động các quy định này tác động trực tiếp và gián tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực được nhà nước khuyến khích thì họ sẽ được tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển và ngược lại Ngoài ra trong điều kiện cơ chế thị trường , chỉ một sự thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý của nhà nước sẽ làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp Vì vậy, nếu nhà nước tạo ra cơ chế chặt chẽ, đồng bộ ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng.

- Môi trường công nghệ : Để có thể thắng trên thị trường đương đầu với cạnh tranh gay gắt yếu tố công nghệ là một yếu tố quyết định Doanh nghiệp nào có công nghệ càng cao thì chất lượng, và năng suất sản xuất càng cao khả năng đứng vững trên thị trường càng lớn và ngược lại Trong xã hôi, nhiều công nghệ mới không ngừng ra đời làm cho các máy móc thiết bị trước đây trở lên lạc hậu hơn làm cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp giảm, giảm hiệu quả sử dụng vốn Như vậy yếu tố công nghệ vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp.

Môi trường này là toàn bộ các yếu tố tự nhiên tác động đến doanh nghiệp như thời tiết, khí hậu, thiên tai,tính thời vụ… khoa học công nghệ càng phát triển thì con người càng nhận thức rằng họ là bộ phận không thể tách rời của tự nhiên Các điều kiện làm việc trong môi trường tự nhiên phù hợp sẽ làm tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả công việc mặc khác, điều kiện tự nhiên phù hợp còn tác động đến các hoạt động kinh tế và cơ sở vật chất cả doanh nghiệp Điều kiện tự nhiên không tốt sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

1.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

1.3.2.1 Nhân tố con người. Để tiến hành hoạt động sản xuất thì không thể thiếu nhân tố con người, nhân tố con người thể hiện ở hai mặt quản lý và lao động.

Vai trò của nhà quản lý thể hiện thứ nhất thông qua khả năng kết hợp một cách tối ưu các yếu tố sản xuất để tạo lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, giảm thiểu chi phí,…Thứ hai đó là sự sắc bén nhanh nhạy, biết nắm bắt cơ hội kinh doanh, nhìn ra được những nguy cơ và thách thức đối với doanh nghiệp, biết cách sử dụng nhân tài, mặt khác có tác dụng tốt tạo được niềm tin đối với khách hàng và đối tác … nếu nhà quản lý thực hiện tốt vai trò của minh sẽ làm cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, kết quả hoạt động tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao.

Vai trò của người lao động thể hiện ở trình độ lao động kỹ thuật, cũng như ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công việc Nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố này, người lao động sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển, tiết kiệm chi phí và những hao tổn không cần thiết cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm Đây là nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Yếu tố tài chính bao gồm các yếu tố sau: quy mô vốn đầu tư, khả năng huy động vốn, tính linh hoạt của cơ cấu nguồn vốn, và trình độ quản lý tài chính kế toán của doanh nghiêp…

Tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiêp Quy mô vốn đầu tư và khả năng huy động vốn sẽ quyết đến quy mô hoạt động của công ty, cũng như trình độ trang thiết bị kỹ thuật, từ đó ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đến lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn.

Về trình độ quản lý tài chính có trách nhiệm quản lý các luồng tiền của doanh nghiệp, lên kế hoạch sử dụng khoản vốn tài chính một cách có hiệu quả, cung cấp các thông tin tài chính một cách kịp thời và chính xác cho các nhà quản lý để có những biện pháp cụ thể trước mọi tình huống.

1.3.2.3 Trình độ trang thiết bị kỹ thuật.

Xã hội càng phát triển, thị trường càng cạnh tranh gay gắt Để có thể đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm Để đạt được điều này thì đổi mới trang thiết bị công nghệ là hết sức cần thiết Tuy nhiên việc đổi mới này phải tùy vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể chứ không phải đổi mới một cách tràn lan, lãng phí, thiếu định hướng thì hoạt động đầu tư này không đem lại hiệu quả,…

1.3.2.4 Trình độ tổ chức quản lý quá trình sản suất.

Nếu doanh nghiệp làm tốt công tác tổ chức quản lý sẽ làm cho quá trình hoạt động sản xuất được diễn ra một cách liên tục, giảm chi phí, tăng hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả sử dụng vốn Do đó các doanh nghiệp cần có đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ có năng lực, tổ chức huy động và và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, chúng ta phải tìm cách hạn chế tốt nhất những nhân tố gây ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng vốn, đồng thời phát huy tích cực những nhân tố tác động tốt đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Chương 1 khóa luận tập trung làm rõ vấn đề cơ bản về vốn, về hiệu quả sử dụng vốn như khái niêm, phân loại vốn, vai trò của vốn, khái niệm hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn Toàn bộ chương 1 là cơ sở lý luận để đi tới việc đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam ở chương 2.

THỰC TRẠNG HIỆUQUẢ SỬ DỤNG VỐN

Vài nét về công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam (gọi tắt là COTANA., JSC) tiền thân là công tuy TNHH xây dựng Thành Nam được thành lập vào ngày 01/06/1993 theo quyết định số 2162/QĐ-UB của chủ tịch UBND thành phố Hà nội, sau đó chuyển đổi thành công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103003621 ngày 04/02/2004 (Đăng ký lần đầu) do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội Với độ ngũ cán bộ chuyên môn lành nghề và công nhân lành nghề, giàu kinh nghiệm, Cotana đã sớm nhận được sự tín nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu công trình trong cả nước Từ đó đến nay công ty đã có 9 lần thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần thứ 9 ngày 29/07/2010:

+ Tên Việt Nam : Là công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam + Tên giao dịch quốc tế : Thành Nam costruction and investment joint stock company

+ Trụ sở chính tại : Lô CC5A, bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội. + Với số vốn điều lệ hiện nay là 50.000.000.000 VNĐ ( năm mươi tỷ việt nam đồng )

Người đại diện là ông Đào Ngọc Thanh, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc. Đến nay, COTANA., JSC đã trở thành một tập đoàn kinh tế trong lĩnh vực xây dựng Nhằm đa dạng hoá sở hữu và đa dạng về ngành nghề,

COTANA GROUP đã được hình thành gồm: 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, 13 công ty thành viên và 4 công ty liên doanh, liên kết Trong đó, COTANA., JSC đóng vai trò là công ty mẹ.

COTANA GROUP đã trở thành một nhà thầu xây dựng có tên tuổi trên thị trường, được nhiều chủ đầu tư tín nhiệm Không chỉ là một nhà thầu có uy tín mà COTANA GROUP đã trở thành nhà đầu tư và sản xuất Với thương hiệu kính an toàn và cửa nhựa TSG của nhà máy kính an toàn Thành Nam, khu sản xuất vật liệu xây dựng tại Quốc Oai – Hà Nội gồm các sản phẩm đồ gỗ, nội thất, sản phẩm bê tông thương phẩm và kết cấu bê tông đúc sẵn đã minh chứng cho quá trình trưởng thành của Công ty Đặc biệt với việc liên doanh với Hàn Quốc thành lập công ty BMS-THÀNH NAM chuyên sản xuất các cấu kiện cốt thép và hệ thống nối thép bằng khớp trong kết cấu bê tông đã khẳng định sự phát triển không ngừng của công ty . Trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, COTANA GROUP là cổ đông sáng lập của VIHAJICO hiện là chủ đầu tư của thành phố

ECOPARK có diện tích gần 500ha Hợp tác với các đối tác lớn của ngành xây dựng để được tham gia đầu tư như: Tổng công ty HUD thành lập Công ty HUDLAND đang đầu tư xây dựng nhiều khu đô thị tại Hà Nội, Bắc Ninh, hợp tác với Tổng công ty COMA hiện đang thực hiện dự án BT đường Hà Nội - HưngYên

Cùng với sự phát triển của đất nước, của nền kinh tế lĩnh vực hoạt động của công ty ngày càng được mở rộng Với tầm nhìn là xây dựng COTANA,JSC trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, hoạt động có hiệu quả, tăng trưởng bền vững của Việt Nam SLOGAN là COTANA,JSC – Niềm tin cho ngôi nhà Việt, lĩnh vực hoạt động của công ty bao gồm :

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi,công trình kĩ thuật cơ sở hạ tầng;

- Xây lắp đường dây và trạm biến áp đến 35KV.

- Sản xuất và buôn bán: vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị xây dựng, tấm trần, vật liệu chống thấm, đồ gỗ gia dụng, hàng trang trí nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ;

- Kinh doanh bất động sản;

- Đại lý mua, đại lý bán và kí gửi hàng hoá;

- Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng;

- Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch;

- Khai thác gỗ và lâm sản (trừ các loại Nhà nước cấm);

- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét;

- Sản xuất: Hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm); thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh; xi măng, vôi và thạch cao; vật liệu xây dựng từ đất sét; các kết cấu kim loại, thùng bể chứa và các sản phẩm khác từ kim loại; các thiết bị nâng hạ bốc dỡ.

- Buôn bán : Máy móc thiết bị và phụ tùng khác, xăng dầu và các sản phẩm có liên quan, khí đốt và các sản phẩm có liên quan.

- Vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng và tuyến cố định, vận tải hàng hóa bằng đường bộ, nhà hàng và dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động, cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng.

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh

Chủ tịch hội đồng quản trị

Văn phòng hội đồng quản trị

Giám đốc tài chính kiêm kế toán trưởng

Các phó tổng giám đốc

P đầu tư chứng khoán Đội thi công số 1 Đội thi công số 2

2.1.3 Mô hình tổ chức quản lý

- Sơ đồ tổ chức công ty.

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức công ty

- Mô hình nhân sự quản lý chất lượng hiện trường và sơ đồ tổ chức nhân sự thi công công trình Để có được sự phát triển lớn mạnh như hiện nay, Thành Nam đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng các công trình, các dự án mà công ty nhận được Một trong những biển hiện về việc nỗ lực ấy được thể hiện ngay dưới cơ cấu quản lý nhân sự hiệu quả Dưới đây là Mô hình nhân sự quản lý chất lượng hiện trường và sơ đồ tổ chức nhân sự thi công công trình.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

Các phó tổng giám đốc Các phòng ban chức năng Đội trưởng Chủ nhiệm dự án Đơn vị trắc địa Kỹ sư giám sát chất lượng Đơn vị thí nghiệm xây dựng

Kiểm tra bằng trắc đạc

Kiểm tra bằng giám sát

Các bộ phận kết cấu xây

Các giai đoạn hình thành quy ước

Vật liệu, kết cấu xây dựng

Sơ đồ 2 : Mô hình nhân sự quản lý chất lượng hiện trường.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

Các phòng chức nằng của công ty

Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật

Các bộ phụ trách vật tư kho tàng bảo vệ

Chỉ huy trưởng công trình

Các bộ kỹ thuật giám sát thi công

Cán bộ phụ trách an toàn lao động, điện nước

Cán bộ phụ trách thanh quyết toán Đội sắt Đội mộc cốp pha Đội bê tông Đội nè hoàn thiện Đội điện máy thí công Đội thi công điện nước

Sơ đồ 3 : Sơ đồ tổ chức nhân sự thi công công trình

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.1.4 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : triệu đồng ( trđ )

Doanh thu bán hàng và cung cấp dich vụ

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán 111.371 213.295 305.518 101.924 91,52 92.223 43,24 Lợi nhuận gộp về bán hàng 7.694 9.332 15.209 1.638 21,29 5.877 62,98 Doanh thu hoat động tài chính 226 704 5.520 478 211,50 4.816 684,09

Chi phí hoạt động tài chính 1.315 865 2.916 -450 -34,22 2.051 237,11 Chi phí bán hàng 1.081 564 2.892 -517 -47,83 2.328 412,77 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.864 4.381 5.577 1.517 52,97 1.196 27,30 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận khác 345 4.144 -2 3.799 1101,16 -4.146 -100,05 Lợi nhuận kế toán trước thuế 4.085 8.935 12.235 4.850 118,73 3.300 36,93 Lợi nhuận sau thuế 2.928 6.764 9.716 3.836 131,01 2.952 43,64

( Nguồn : phòng tài chính kế toán của công ty Cotana ).

Về doanh thu : Doanh thu thuần của công ty liên tục tăng trong 3 năm. Năm 2009 tăng 103.561 triệu đồng (86,98%) so với năm 2008, năm 2010 tăng 98.101 trđ (44,07 %) đây là một thành quả đáng kể của công ty, đặc biệt trong năm 2009 khi đất nước và thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoàng kinh tế. Doanh thu thuần tăng là do năm 2009, 2010 ngoài sự tăng lên của doanh thu hợp đồng xây dựng thì trong 2 năm này doanh nghiệp có doanh thu cung cấp dịch vụ Từ đó có thể thấy mặc dù tốc độ tăng của doanh thu có giảm so với năm 2009 chủ yếu là do năm 2009 hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp bắt đầu tạo doanh thu Doanh thu cung cấp dịch vụ năm 2010 là 3.252 trđ, năm

2009 là 1.597 trđ, năm 2008 là 0 trđ Vậy có thể thấy chất lượng công trình cũng như dich vụ của doanh nghiệp khá tốt, doanh nghiệp tạo được nhiều uy tín trên thị trường cùng với sự phát triển và không ngừng mở rộng hoạt động đầu tư, làm cho hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp khá cao Ngoài doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng đáng kể năm 2009 tăng 478 trđ (211%), năm 2010 là 4.816 trđ (684%). Doanh thu hoạt động tài chính cũng có những hiệu quả đáng kể cho thấy hoạt động đầu tư tài chính của công ty được mở rộng đã có kết quả

- Giá vốn hàng bán của năm 2009, 2010 đều tăng tuy nhiên nhiên tốc độ tăng giảm đi, đặc biệt năm 2010 tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần Giá vốn hàng bán năm 2009 tăng 101.924 trđ (91,52%), năm 2010 tăng 92.223 trđ (3,24%) Cũng như doanh thu năm

Tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

2.2.1 Đánh giá kết quả chung về hoạt động của công ty

Với 17 năm kinh nghiệm trong công việc xây dựng chuyên dụng, nhiều năm trong lĩnh vực đầu tư và trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, COTANA,JSC (gọi tắt trong bài khóa luận này là Thành Nam) đã đầu tư và thi công rất nhiều công trình, hạng mục công trình trong nước cũng như liên doanh với nước ngoài trong nhiều công trình lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật, và tính thẩm mỹ cao trong nhiều lĩnh vực như các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, khách sạn du lịch,…

Có thể thấy Giá trị sản lượng của công ty trong những năm gần đây liên tục tăng: năm 2006 là 152.917 trđ, năm 2007 là 170.000 trđ, năm 2008 là 200.000 trđ, năm 2009 là 324.220 trđ và năm 2010 là 476.580 trđ.

Trong 18 năm qua công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam đã và đang tham gia rất nhiều dự án đóng góp đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật của thủ đô Hà Nội và nhiều địa phương trong cả nước Truyền thống vẻ vang ấy đã được Nhà nước,

Bộ xây dựng, công đoàn ngành xây dựng công nhận trong đó có ;

- “ Huy chương vàng chất lượng công trình”, sản phẩm xây dựng VN năm 1988 cho công trình bệnh viên Xanh Pôn, công trình Khách sạn Kim Liên do bộ xây dựng và công đoàn VN trao tặng.

-Tổng cục thuế - Bộ Tài Chính tặng giấy khen “ Đã có thành tích hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế năm 2005.

- Đạt : Cúp Doanh nghiệp, Doanh nhân Hà Nôi vàng 2005.

- Đơn vị tổ chức tốt đời sống và làm việc của công nhân viên chức ngành xây dựng năm 2006.

-Bộ trưởng bộ tài chính tặng bằng khen: Đơn vị đã có thành tích thực hiện tốt chính sách thuế năm 2006.

- 5 năm liền 2005 – 2009 đạt giải thưởng “ thương hiệu mạnh VN “ do thời báo kinh tế, cục xúc tiến thương mại – bộ công thương trao tặng.

2.2.2 Tình hình cơ cấu vốn kinh doanh của công ty

2.2.2.1 Cơ cấu vốn của công ty phân loại theo nguồn hình thành

Vốn của doanh nghiệp vận động liên tục, do đó mỗi năm cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp cũng biến động không ngừng Sự biến động này nhiều hay ít đều phụ thuộc vào sự quản lý và quá trình sản xuất kinh doanh của công ty Mặc khác cơ cấu vốn cũng ảnh hưởng nhiều đến công tác quản lý vốn một cách hiệu quả Bằng việc sử dụng số liệu của các năm 2008, 2009,

2010 ta sẽ nhìn nhận được sự biến động của cơ cấu nguồn vốn của công ty qua các năm, cũng như xu hướng biến động đó ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả sử dụng vốn.

Bảng 2 2.2.1a: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2008, 2009, 2010. Đơn vị : triệu đồng.

II Vốn vay dài hạn 4.127 3,65 3.958 1,81 155.190 32,92

II Các quỹ của công ty 1.647 1,45 2.586 1,18 3.962 0,84

(Nguồn : Phòng kế toán tài chính của công ty )

Bảng 2.2.2.1b: Bảng chênh lệch nguồn vốn đầu năm và cuối năm Đơn vị : triệu đồng

II Vốn vay dài hạn

II Các quỹ của công ty 939 57,07 1.376 53,21

( Nguồn : Tính toán dựa vào bảng 2.2.2.1.a )

Qua bảng số liệu ta thấy quy mô nguồn vốn của công ty tăng liên tục trong ba năm Năm 2008 là 113.219 trđ năm 2009 tăng 105.551 trđ (93,23%), năm 2010 tăng 252.610trđ (115,47%) cho thấy công ty không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh Vốn của doanh nghiệp tăng cả về vốn vay cả về vốn chủ sở hữu Trong nguồn vốn của công ty vốn vay chiếm phần lớn đặc biệt là vay ngắn hạn Với xu hướng tỉ trọng vốn vay tăng trong các năm 2009, 2010 so với năm 2008, đi kèm với nó chính là sự giảm đi của tỷ trọng vốn chủ sở hữu. Năm 2008 tỷ trọng vốn vay là 72,07% (vốn chủ sở hữu là 27,93% ) trong năm

2009 là 83,26% (16,74%), năm 2010 là 80,25% (18,75%) Trong ba năm này vay ngắn hạn chiếm lần lượt là 68,99 % ; 81, 93%; 47,33% Tỷ trọng vốn vay lớn và tăng lên cho thấy tính tự chủ về mặt tài chính của công ty là tương đối thấp, công ty sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn có thể sẽ chịu lãi suất cao hơn, hoặc khó có thể mua chịu thêm yếu tố đầu vào để phục vụ sản xuất từ đó làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm.

2.2.2.2 Cơ cấu vốn kinh doanh theo công dụng kinh tế.

Bảng 2.2.2.2a: Bảng cơ cấu vốn theo công dụng kinh tế. Đơn vị : Triệu đồng

3 Vốn đầu tư tài chính 18.957 16,74 40.361 18,45 185.174 39,28

(Nguồn : phòng tài chính kế toán của công ty )

Bảng 2.2.2.2.b: Bảng so sánh nguồn vốn giữa các năm. Đơn vị : Triệu đồng

3 Vốn đầu tư tài chính 21.404 112,91 144.813 358,79

( Nguồn : tính toán dựa vào bảng 2.2.2.2.a )

Trong 3 năm cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi liên tục đặc biệt có sự tăng của tỷ trọng vốn đầu tư tài chính, vốn cố định có xu hướng biến động nhẹ và giảm so với năm 2008 Vốn cố định vào năm 2008 là 34,95%, năm

2009 chiếm 21,13% đến năm 2010 là 21,54%, còn vốn lưu động có sự biến động mạnh, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong 2 năm đầu đến 2010 vốn lưu động giảm mạnh, tỷ trong các nguồn vốn hầu như được san đều Năm

2009 vốn lưu động tăng vọt lên từ 48,30% lên 60,42% đến năm 2010 giảm đi còn 39,17%, vốn tài chính tăng từ 16,74% năm 2008 đến năm 2010 đạt39,28% Về mặt tỷ trọng thì nguồn vốn có sự biến động như trên nhưng về tổng nguồn vốn nói chung và các nguồn vốn nói riêng đều có sự tăng lên trong 3 năm cho thấy doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô hoạt động, nhất là hoạt động đầu tư Năm 2009 tổng nguồn vốn tăng 105.551 trđ (93,23%) so với năm 2008 trong đó vốn lưu động tăng 77.492 trđ (141,7%), vốn cố định tăng 6.653 trđ (16,81%), vốn đầu tư tài chính tăng 21.404 trđ (112,91%) Năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 252.610 trđ (115,47%) so với năm 2009 trong đó vốn lưu động tăng 52.480 trđ (39,7%), vốn cố định tăng 55.319 trđ (119,67 %), vốn đầu tư tài chính tăng 144.813 trđ (358,79 %).

Thành Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng trong đó bao gồm cả sản xuất vật liệu xây dựng và gia dụng nên việc phân chia cơ cấu vốn trong năm 2010 như trên là phù hợp với hoạt động của đơn vị.

2.2.3 Công tác quản lý và sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

2.2.3 1 Cơ cấu vốn cố định và sự biến động của nó.

Vốn cố định của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam là toàn bộ số tiền ứng ra để hình thành nên tài sản cố định của công ty bao gồm: tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và chi phí xây dựng cơ bản dở dang

Dưới đây là bảng cho thể hiện cơ cấu vốn cố định của công ty cuối 3 năm 2008, 2009, 2010

Bảng 2.2.3.1a: Cơ cấu vốn cố định cuối các năm. Đơn vị: Triệu đồng

Số tiền ứng ra để hình thành

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty )

Bảng 2.2.3.1.b: So sánh vốn cố định giữa các năm. Đơn vị: Triệu đồng

Số tiền ứng ra để hình thành

3 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang -26.302 -87,13 53.962 1388,63

( Nguồn : tính toán dựa vào bảng 2.2.3.1.a ) Căn cứ vào 2 bảng trên ta thấy :

Trong cuối năm 2008 số tiền ứng ra để hình thành TSCĐ hữu hình chiếm có 9,93% trong tổng số vốn cố định, đến cuối năm 2009 số tiền này chiếm 75,24% đến cuối năm 2010 giảm đi chỉ còn chiếm 35,66% Như vậy trong năm 2009 số tiền này tăng 30.851 trđ (785,21%), năm 2010 tăng 1.432 trđ (4,12%) Trong khi đó sự biến động của số tiền ứng trước cho chi phí xây dựng cơ bản dở dang lại biến động ngược lại, năm 2008 số vốn cố định này chiếm 76,28% , năm 2009 là 8,41%, đến năm 2010 là 56,97% Nguyên nhân là do số tiền ứng ra hình thành nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2009 giảm mạnh (giảm 87,13%), năm 2010 tăng mạnh trở lại (tăng1.388,63 % ).

Còn đối với số vốn cố định trong TSCĐ vô hình có xu hướng biến động không ổn định năm 2009 tăng từ 10,16% đến 15,47%, năm 2010 giảm 7,04% nguyên của sự thay đổi tỷ trọng này là do năm 2009 số vốn này tăng 78,33% năm 2010 thì không có sự biến động. Đối với số tiến ứng ra hình thành nên tài sản cố định thuê tài chính thì có xu hướng giảm cả về tỷ trọng lẫn số tiền Năm 2009 giảm 71,78% (chiếm từ 3,65% còn 0,88%), năm 2010 giảm 18,38% (chiếm 0,33%).

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

2.3.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn nói chung Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn nói chung ta sử dụng các chỉ tiêu sau :

Bảng 3.1: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung Đơn vị : Triệu đồng

2 Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 5.996 5.167 9.499 15.126 5.413 5.627 3.Lợi nhuận trước thuế 3.661 4.086 8.935 12.235 6.007 3.300

7 Vốn chủ sở hữu cuối năm 23.525 31.325 35.564 93.089 8.139 57.525

8 Vốn chủ sở hữu bình quân 27.425 33.445 64.327 33.443 30.882

9 Vòng quay toàn bộ vốn (vòng ) 1,11 1,34 0,93 0,23 -0,41

10 Tỷ suất sinh lời trước thuế và lãi vay của tổng vốn (%)

11 Tỷ suất sinh lời trước thuế của tổng vốn (%)

12 Tỷ suất sinh lời sau thuế của tổng vốn (%)

13.Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu(%) – ROE

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty )

Chú ý: Trong đó các chỉ tiêu số 9, 10, 11, 12 trong bảng được tính bằng cách lần lượt lấy chỉ tiêu số 1, 2, 3, 4 của bảng chia cho chỉ tiêu số 6.

Trong bảng trên ta có:

Nhìn vào bảng trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chung đều tăng lên mạnh vào năm 2009 sau đó giảm đi thấp hơn năm 2008 vào năm 2010 Nguyên nhân của việc này là do trong năm 2009 doanh thu và lợi nhuận cũng như vốn kinh doanh và vốn chủ sở hữu đều tăng nhưng tốc độ tăng của doanh thu và lợi nhuận lại cao hơn so với các khoản vốn đó và ngược lại vào năm 2010.

Trong năm 2008 toàn bộ tổng vốn luân chuyển được 1,11 vòng năm

2009 được 1,34 vòng tăng 0,23 vòng, năm 2010 quay được 0,93 vòng giảm 0,41 vòng so với năm 2009 Như vậy trong năm 2010 thay vì tạo ra 1,34 đồng doanh thu như ở năm 2009 thì một đồng vốn kinh doanh chỉ tạo ra được 0,93 đồng doanh thu giảm 30,7% sức sản xuất toàn bộ vốn giảm, từ đó làm giảm khả năng sinh của đồng vốn.

Tỷ suất sinh lời trước thuế và lãi vay (EBIT) của tổng vốn cũng nằm trong xu hướng chung đó, chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bỏ ra trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong kỳ Tỷ suất sinh lời này năm 2009 tăng 0,89 lần do lợi nhuận trước thuế và lãi vay tăng 5.413 trđ (104,76%) trong khi tổng vốn bình quân tăng 55,3% (59.100 trđ). Năm 2010 giảm đi 1,34 lần do EBIT tăng 5.627 trđ (59%) còn tổng vốn tăng 179.081 trđ (108%) Như vậy khả năng năng sinh lời của đồng vốn bỏ ra giảm: năm 2010 giảm đi 23,4% so với 2009.

Do lợi nhuận trước thuế tăng 6.007 trđ (147%) vào năm 2009 và 3.300 trđ (36,93%) vào năm 2010 do đó năm 2009 một đồng vốn tạo ra được nhiều hơn 1,56 đồng doanh thu so với năm 2008, năm 2010 tạo ra ít hơn 1,84 đồng doanh thu so với năm 2009.

Tỷ suất sinh lời tổng vốn sau thuế của doanh nghiệp và tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tương đối thấp so với các doanh nghiệp trong ngành và có xu hướng biến đổi không đều tỷ suất sinh lời tổng vốn sau thuế năm 2008 là 2,75%, năm 2009 là 4,07%, năm 2010 là 2,66 % giảm đi1,42% Còn tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2009 là 20,22% tăng 9,55%, năm 2010 giảm còn 14,26% nguyên nhân chính của việc giảm này là do năm nay doanh nghiệp đã huy động gấp đôi vốn góp của chủ sở hữu làm vốn chủ sở hữu bình quân tăng 92,34% (30.882 trđ) trong khi đó lơi nhuận sau thuế tăng có 36% (2.412 trđ).

Trong năm 2010 công ty đang đầu tư vào nhiều công trình, và các dự án đầu tư làm lượng vốn tăng cao trong khi chưa thu được kết quả làm hiệu quả sử dụng vốn giảm mạnh so với năm 2009 Công ty cần tìm cách khắc phục đẩy nhanh tiến độ công trình, quay vòng vốn nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.

2.3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty

Bảng 2.3.2: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Chỉ tiêu

Vốn cố định cuối năm 19.825 39.574 46.227 101.546 trđ

Vốn cố định bình quân 29.699,5 42.900,

5 73.886,5 trđ Hiệu suất sử dụng vốn cố đinh 4,01 5,19 4,34 lần

Hàm lượng vốn cố định 0,25 0,19 0,23 lần

(Nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty )

Qua bảng trên ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2009 và năm 2010 có xu hướng tăng lên so với năm 2008, năm 2010 lại giảm đi so với năm 2009.

- Năm 2008 một đồng vốn cố định tạo ra được 4,01 đồng doanh thu trong kỳ

- Năm 2009 một đồng VCĐ tạo ra được 5,19 đồng doanh thu tăng 1,18 đồng

- Năm 2010 một đồng VCĐ tạo ra được 4,34 đồng doanh thu tăng 0,33 đồng so với năm 2008 nhưng giảm đi 0,85 đồng so với năm 2009

Như vậy, hiệu suất sử dụng VCĐ có hướng biến động không đồng đều, năm 2010 có xu hướng giảm trong khi quy mô kinh doanh đang được mở rộng, doanh thu trong năm tạo ra không bằng với sự tăng lên của VCĐ, làm hiệu quả sử dụng vốn giảm hay nói cách khác doanh nghiệp chưa sử dụng hiệu quả vốn cố định

Về hàm lượng vốn cố định thì trong năm 2008 cứ một đồng doanh thu thì cần 0,25 đồng VCĐ Năm 2009 tỷ lệ này giảm đi còn 0,19 đến năm 2010 lại tăng lên đến 0,23 đồng VCĐ

2.3.3 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Bảng 2.3.3.a: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 7.694 9.332 15.209 Trđ

Vốn lưu động cuối năm 70.833 54.689 132.181 184.661 Trđ

Vốn lưu động bình quân 62.761 93.435 158.421 Trđ

Số vòng quay vốn lưu động 1,90 2,38 2,02 Vòng số ngày lưu chuyển vốn lưu động 190 151 178 Ngày

Hàm lượng vốn lưu động 0,53 0,42 0,49 Lần

Mức tiết kiệm vốn lưu động

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty )

Vòng quay vốn lưu động phản ánh mỗi đồng vốn lưu động bỏ vào sản xuất kinh doanh có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác vốn lưu động lưu chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ Đây là chỉ tiêu đầu tiên phản ánh việc công ty sử dụng hợp lý, tiết kiệm VLĐ hay không, từ đó cho thấy hiệu quả sử dụng VLĐ Vốn lưu động lưu chuyển càng nhanh thì phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao, hiệu quả và ngược lại Đi kèm với chỉ tiêu này là chỉ tiêu số ngày một vòng quay VLĐ (kỳ luân chuyển VLĐ) Đối với công ty Thành Nam, qua bảng 2.3.3.a ta thấy năm 2009 vòng quay VLĐ tăng từ 1,9 đến 2,38 vòng (kỳ luân chuyển giảm từ 190 ngày xuống còn 151 ngày) đến năm 2010 vòng quay VLĐ giảm còn 2,02 vòng (kỳ luân chuyển tăng lên 178 ngày) Việc vòng quay vốn tăng lên vào năm 2009 và giảm đi vào năm 2010 cho thấy công tác quản lý và sử dụng VLĐ cũng như hiệu quả sử dụng vốn này không ổn định, và không tốt đây là một dấu hiệu xấu của doanh nghiệp Vòng quay VLĐ giảm vào năm 2010 chứng tỏ trong năm này doanh nghiệp đang bị ứ đọng vốn và bị chiếm dụng vốn Thực vậy, trong năm 2010 các khoản phải thu của doanh nghiệp chiếm tới 62,14% tăng lên 111,50% so với năm 2009, còn hàng tồn kho là do khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 22,9% mặc dù tỷ trọng giảm nhưng nó vẫn tăng lên 31,16% so với năm 2009 Nguyên nhân chính là do trong năm công ty vẫn đang tiến hành nhiều công trình và dự án chưa được hoàn thành, đồng thời có nhiều cổng trình đã hoàn thành nhưng chưa thu được tiền

Do vòng quay vốn lưu động biến động như trên làm cho trong năm

2009 công ty đã tiết kiệm được 23.914,6 trđ, đến năm 2010 công ty đã lãng phí 23.813,5 trđ do vậy, nếu năm 2009 công ty chỉ phải vay ngắn hạn thêm 27,4% so với năm 2008 thì đến năm 2010 phải vay ngắn hạn thêm 59,66% so với năm trước để đầu tư cho sản xuất.

Hàm lượng vốn lưu động cũng chịu sự biến động chung như vậy Năm

2008 nếu một đồng doanh thu trong kỳ cần 0,53 đồng VLĐ, đến năm 2009 là 0,42 đồng, năm 2010 là 0,49 đồng VLĐ. Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng VLĐ ta đi xem xét thêm các chỉ tiêu dưới đây.

Bảng 2.3.3.b: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động (tiếp ).

Giá vốn hàng bán 111.371 213.295 305.518 Trđ Phải thu cuối năm 30.595 25.959 54.254 114.746 Trđ

Phải thu bình quân 28.277 40.106,5 84.500 Trđ

Hàng tồn kho cuối năm 28.716 19.342 32.242 42.288 Trđ

Hàng tồn kho bình quân 24.029 25.792 37.265 Trđ

Vòng quay khoản phải thu 4,21 5,55 3,80 Vòng

Kỳ thu tiền bình quân 85 65 95 Ngày

Vòng quay hàng tồn kho 4,63 8,27 8,20 Vòng

Số ngày một vòng quay

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty )

Căn cứ vào 2 chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân để đánh giá tốc độ luân chuyển các khoản phải thu Căn cứ vào bảng 2.3.3.b ta thấy, năm 2009 vòng quay khoản phải thu tăng 1,34 vòng (kỳ thu tiền bình quân giảm 20 ngày) so với 2008 cho thấy tốc độ lưu chuyển khoản phải thu năm này tăng lên nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 103.561 trđ (86,98%), trong năm này hoạt động xây lắp cũng như sản xuất của công ty tăng gần gấp đôi đồng thời hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp đã tốt hơn năm trước làm doanh thu của hoạt động này tăng cao, trong khi đó khoản phải thu bình quân tăng có 11.829,5 trđ (41,83%) Năm 2010 vòng quay khoản phải thu giảm 2,25 vòng (kỳ thu tiền bình quân tăng 30 ngày) so với năm

2009 như vậy năm 2010 sẽ phải mất thêm 30 ngày để công ty có thể thu được tiền từ khi bán bàng, công ty bị ứ đọng vốn ở khâu thanh toán, bị chiếm dụng vốn lớn Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn của phải thu bình quân Doanh thu thuần tăng 98.101 trđ (44,07%), phải thu bình quân bình quân tăng 44.393,5 trđ (110.69 %).

Tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho được đánh giá thông qua 2 chỉ tiêu là vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho Đối với công ty Thành Nam trong năm 2008 HTK lưu chuyển được 4,63 vòng số ngày một vòng quay HTK là 78 ngày hay thời gian từ khi công ty bỏ vốn mua nguyên vật liệu đến khi sản xuất xong mất 78 ngày, năm 2009 tăng mạnh lên 3,64 vòng, số ngày một vòng quay giảm đi 34 ngày, năm 2010 số vòng quay giảm nhẹ so với năm 2009 là 0,07 vòng Số ngày 1 vòng quay dường như không thay đổi có thể thấy trong năm này tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho dường như không đổi Nguyên nhân là do năm 2009 giá vốn hàng bán tăng 91,52%, năm 2010 tăng 43,24%, trong khi đó hàng tồn kho bình quân tăng tương ứng là 7,34% ,44,4 % Cho thấy trong những năm này công tác quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp đã tốt hơn, HTK lưu chuyển đã tốt hơn công ty có bị ứ động vốn ở khâu dự trữ nhưng không cao.

Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại công ty

2.4.1 Những thành tích đạt được

Trong 3 năm qua, cùng với việc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động, và quy mô hoạt động của công ty không ngừng mở rộng, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, doanh nghiệp tạo được uy tín trên thị trường được các bạn hàng và đối tác tin cậy Thể hiện ở chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp không ngừng tăng Mặc dù tốc độ tăng có giảm nhưng đây vẫn là một thành tích đáng kể góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đặc biệt năm 2009 ngoài doanh thu bán hàng thì từ năm này công ty có thêm doanh thu cung cấp dịch vụ, làm cho doanh thu trong năm này tăng mạnh. Công tác quản lý chi phí có thể coi là tốt, các chi phí đầu vào phục vụ cho sản xuất đã được tiết kiệm tối đa làm giá vốn hàng bán đơn vị giảm, tốc độ tăng của giá vốn hàng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu góp phần tăng lợi nhuận của công ty đặc biệt trong năm 2010.

Công tác quản lý vốn cố định và vốn lưu động công ty đã đạt được một số kết quả nhất định, cơ cấu vốn đã dần được phân bổ đều hơn Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cao hơn rất nhiều tỷ suất lợi nhuận toàn bộ vốn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu tỏ ra rất tốt, một số chính sách của công ty đã tỏ ta hiệu quả Vốn huy động cho các dự án, một phần tận dụng được nguồn vốn rẻ đó là các khoản chiếm dụng của bên thứ ba như phải trả người bán, các khoản phải trả phải nộp khác, tận dụng được nguồn vốn này là do công ty chấp hành khá tốt các chính sách thanh toán, và chính sách thuế của nhà nước, một phần vốn khác là các khoản vay và huy động vốn chủ sở hữu tương đối tốt Hiện nay tỷ trọng nợ dài hạn đã tăng và khá cao như vậy so với việc sử dụng vốn vay ngắn hạn để trang trải cho hoạt động đã làm cho chi phí giảm đi, giảm bớt sức ép thanh toán cho công ty, cơ cấu vốn của doanh nghiệp đỡ mạo hiểm.

Trong những năm qua công ty trúng thầu nhiều công trình có giá trị lớn, vị trí của công ty không ngừng được khẳng định, do vậy công ty đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao đông, nâng cao vị thế và uy tín cho công ty Một phần là do kinh nghiệm, một phần là trong quá trình hoạt động công ty đã có gắng đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên, từ đó nâng cao chất lượng công trình Các sản phẩm mà công ty sản xuất ra cũng đã có uy tín trên thị trường, cũng như các chính sách marketing và quảng cáo cho sản phẩm của công ty đã có hiệu quả.

Ngoài ra trong công ty còn có đội ngũ cán bộ năng động có trình độ quản lý, chỉ đạo thi công chặt chẽ và động ngũ công nhân lành nghề Tất cả đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao kết quả hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

2.4.2 Những tồn tại trong hiệu quả sử dụng vốn

Hiệu quả sử dụng vốn nói chung của công ty không ổn định và có xu hướng giảm đi trong năm 2010, trong đó hiệu quả sử dụng vốn cố định và vốn lưu động cũng chịu sự biến động chung đó, hiệu quả của hai vốn này còn thấp và giảm mạnh vào năm 2010.

Khả năng tự chủ về tài chính của công ty thấp, khả năng huy động vốn bằng đi vay của công ty thấp, công ty sẽ phải chịu những điều khoản khắc khe hơn khi đi vay.

Công ty bị ứ động vốn trong thanh toán lớn, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, công tác quản lý khoản phải thu và hàng tồn kho là chưa được tốt. Sức cạnh tranh trên thị trường của công ty còn thấp, khả năng thắng thầu của công ty chưa cao đặc biệt là các công trình có giá trị lớn.

Trong hoạt động thi công xây dựng của công ty đôi khi còn chậm tiến độ, làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả sử dụng vốn vì đây là là hoạt động chính của công ty.

2.4.3 Những nguyên nhân của những tồn tại

- Những nguyên nhân chủ quan:

Quy mô hoạt động của công ty được mở rộng nhưng kết quả thu được không ổn định trong từng năm Trong năm 2009 kết quả đạt được khá tốt, năm 2010 thì kết quả thu được chưa tương xứng với vốn đầu tư bỏ ra Từ đó làm hiệu quả sử dụng vốn không cao và có xu hướng giảm đi Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động nhìn chung còn thấp và giảm đi vào năm 2010. Công ty đầu tư vào tài sản cố định lớn nhưng năng lực hoạt động của tài sản chưa cao Số vốn cố định còn phải thu hồi khá lớn chiếm hơn 80%, hệ số hao mòn tài sản cố định nằm trong khoảng dưới 2, hệ số sử dụng máy móc thiết bị chuyên dụng vào thi công còn thấp do đó vẫn chưa phát huy được hết năng lực hoạt động của máy móc thiết bị, hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình là 7 đồng doanh thu trên 1 đồng nguyên giá Công tác quản lý tài sản cố định chưa được tốt, công ty vẫn phải thuê TSCĐ để hoạt động, nên chi phí cao.

Cơ cấu vốn của công ty thì tỷ trọng vốn vay chiếm tỷ trọng lớn, có thể nói việc sử dụng hệ số nợ cao của công ty là không an toàn, sự phụ thuộc vào các chủ nợ lớn, với hệ số nợ như vậy sẽ làm khả năng huy động vốn bằng đi vay của công ty gặp khó khăn.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản lưu động cho thấy công ty bị chiếm dụng vốn lớn năm 2009 khoản này tăng 28 tỷ năm 2010 tăng 60 tỷ, ngay cả chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tương đối lớn vốn bị ứ đọng ở khâu dự trữ Làm việc triển khai các công trình mới gặp khó khăn Trong lĩnh vực xây dựng vốn lưu động trong khâu sản xuất chủ yếu nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trong công ty Thành Nam thì chỉ có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, còn trong khâu lưu thông nằm trong các khoản phải thu Vì vậy tốc độ lưu chuyển vốn lưu động trong khâu này phụ thuộc nhiều vào công tác quản lý sản phẩm dở dang và quản lý nợ Trong khi đó tại công ty Thành Nàm công tác quản lý này vẫn chưa được tốt, hiệu quả sử dụng vốn biến động thất thường trong 3 năm vừa qua năm 2010 lại giảm mạnh, tốc độ lưu chuyển vốn giảm

Trong hoạt động sản xuất chưa đem lại hiệu quả cao Hầu như mọi sản phẩm của công ty đều phục vụ cho các công trình xây dựng làm hàng tồn kho của công ty chỉ có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Thị trường tiêu thụ còn hạn chế, trong các cuộc đấu thầu nhiều lúc khả thắng thầu chưa cao Một phần cũng do công tác quảng cáo marketing của doanh nghiệp chưa cao, nhiều khách hàng tiềm năng chưa có nhiều thông tin và biết về sản phẩm của công ty.

Công tác phân tích tài chính và phân tích hoạt động kinh tế của công ty cũng chưa được tốt, công tác này mới được thực hiện trên một số chỉ tiêu tài chính và một số mặt, còn một số mặt chưa được thực hiện và đi sâu Do đó một số quyết định quản lý chưa phù hợp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

Năm 2009, 2010 là năm phục hồi của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng cuối năm 2007 đầu năm 2008, do vậy nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.Lạm phát tăng, lãi suất cũng như tỷ giá tăng việc huy động vốn của doanh nghiệp găp khó khăn và phải chịu chi phí cao hơn, cũng như phải chịu các điều khoản chặt chẽ của tổ chức cho vay Đồng thời ngành đầu tư, xây dựng phải có thời gian dài mới có được kết quả, mà việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư chịu ảnh hưởng rất nhiều từ nền kinh tế, do đó kết quả thu được khi kết thức dự án có thi không được như mong đợi Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành bị kéo dài, đã đẩy số lãi tiền vay phải trả của công ty lên cao làm hiệu quả sử dụng vốn giảm trong năm 2010 Do vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, tham gia đấu thầu nhiều công trình, công ty cần chú trọng tới khâu thanh toán vốn Cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt không chỉ là các đối thủ trong nước mà cả doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm có vốn lớn cộng với trang thiết bị hiện đại Hiện nay có rất nhiều công ty xây dựng, đầu tư, thiết kế xây dựng, bất động sản, cũng như các hoạt động khác mà công ty đang hoạt động ngày càng phát triển trong điều kiện các dự án đầu tư không phải lúc nào cũng có, tốc độ xây dựng không còn cao như trước, làm ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của công ty không những thế giá cả các yếu tố đầu vào đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng ngày càng tăng làm chi phí tăng, giá cả hàng bán ra cũng tăng cao làm ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiêu thụ. Mặc khác các chủ đầu tư trong năm qua cũng chịu khó khăn gây ra việc chậm thanh toán nốt số tiền cho các công trình mà công ty đã thi công, các sản phẩm khác mà họ đã mua của công ty mà chưa thanh toán.

Thủ tục hành chính trong công tác đấu thầu còn rườm rà, còn nhiều bất cập trong công tác đấu thầu Do vậy khả năng thắng thầu, đặc biệt khi tham gia đấu thầu quốc tế còn thấp công ty chưa nhận được nhiều công trình có giá trị lớn.

Những định hướng hoạt động của công ty trong những năm tới

- Mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để nhận được nhiều hơn nữa các công trình, các khoản đầu tư, cũng như bán được nhiều sản phẩm trên thị trường Đưa công ty thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh, hoạt động hiệu quả và bền vững Ngoài việc tập trung vào thị trường truyền thống là hàNội công ty sẽ mở rộng tìm kiếm thêm nhiều thị trường khác trên các vùng miền trong cả nước

- Công ty chủ trương coi chất lượng là yếu tố tiên quyết dẫn tới sự thành công Trong những năm tới công ty sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất, hoàn thiện quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 9001 Về lâu dài, công ty không ngừng nâng cao chất lượng tư vấn, khảo sát và thiết kế các công trình xây dựng và tăng cường uy tín với khách hàng. Toàn bộ các hoạt động tư vấn khảo sát thiết kế công trình phải có kế hoạch, được tiến hành trong hệ thống chất lượng quốc tế.

- Hoàn thiện hơn nữa bộ máy quản lý công ty và xây dựng đội ngũ các bộ quản lý năng động, chuyên nghiệp có trình độ và uy tín cao trên thị trường Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh tạo nên mối liên hệ thông suốt toàn công ty Công ty sẽ củng cố các đơn vị thi công, phân công lao động tạo điều kiện chuyên môn hóa cao để tăng năng suất lao động Công tác quản lý tài chính phải đảm bảo nguồn vốn cho các dự án, đáp ứng yêu cầu phát triển dài hạn đồng thời cũng phải thể hiện được sự tự chủ tài chính của công ty.

- Tiến hành khai thác có hiệu quả các nguồn vốn bên trong và bên ngoài doanh nghiệp, cố gắng xây dựng các biện pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao kết quả hoạt động của công ty, nâng cao chất lượng đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Năm 2010 là năm mà công ty đã đạt được một số thành công nhất định, quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng Doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng ở mức tương đối cao Mặc dù còn một số hạn chế nhưng đó vẫn là một kết quả tốt Năm 2011, công ty sẽ tiếp tục phấn đấu và phát huy những thành tích đã đạt được, trong năm này công ty đặt ra một số mục tiêu cụ thể sau :

- Giá trị sản lượng : 598.960 triệu đồng

- Giá vốn hàng bán : 435.550 triệu đồng

- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh : 20.560 triệu đồng

- thu nhập bình quân ước đạt : 4 triệu đồng/người trở lên.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn chung của công ty đầu tư và xây dựng Thành Nam

3.2.1 Nâng cao hơn nữa năng lực thắng thầu trong đấu thầu xây dựng đặc biệt đối với các công trình xây dựng có giá trị lớn

Hiện nay nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế là rất lớn đặc biệt trong sự phát triển của đất nước, nhà nước đã có kế hoạch hàng năm trích một phần ngân sách để đầu tư vào đây Cùng với những chính sách khuyến khích đầu tư khác đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam hiện nay tạo ra cho các doanh nghiệp xây dựng nước ta không ít cơ hội Kéo theo đó là sự cạnh tranh trên lĩnh vực này càng gay gắt, để chiến thắng buộc các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình vươn lên bằng chính khả năng của mình.

Nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn vốn đầu tư cũng như khai thác tốt các nguồn lực trong nước tránh tham ô, tham nhũng trong hoạt động đầu tư xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài quy mô lớn phải sử dụng phương thức đấu thầu công khai công khai để đảm bảo công bằng Không chỉ những công trình có vốn đầu tư của nhà nước mà nhiều dự án có quy mô lớn khác hiện nay cũng sử dụng phương thức này. Đây vừa là cơ hội và thách thức đối với công ty Để có thể thắng thầu thì công ty phải tìm mọi cách để luôn luôn là nhà thầu có khả năng đáp ứng các yêu cầu của chủ đầu tư một cách tốt nhất.

Việc đánh giá xếp hạng để lựa chọn nhà thầu được thực hiện thông qua so sánh các hồ sơ dự thầu, dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, kinh nghiệm, tài chính, giá cả và tiến độ thi công công trình Do vậy để thắng thầu nhiều công trình đặc biệt là các công trình lớn mang lại nhiều doanh thu và lợi nhuận, thì công ty phải tự hoàn thiện trên nhiều phương diện :

Thứ nhất : Nâng cao năng lực máy móc thiết bị.

Khoa học ngành càng phát triển thì máy móc thiết bị càng hiện đại. Máy móc thiết bị hiện đại là một lợi thế của công ty trong cạnh tranh với các nhà thầu khác, do công ty dễ dàng đáp ứng những đòi hỏi cao về kỹ thuật, về chất lượng công trình những yêu cầu về an toàn lao động và điều kiện về môi trường Do công ty cần phải đầu tư nhưng phải đầu tư có trọng điểm vào máy móc thiết bị, cũng như những thành tựu về công nghệ trong thi công và trong hoạt động để tạo ra được ưu thế tốt nhất trong cạnh tranh.

Thứ hai : nâng cao trình độ của cán bộ kinh tế kỹ thuật trong lập hồ sơ dự thầu.

Hồ sơ dự thầu là đặc biệt quan trong việc đấu thầu mà nhà thầu phải đặc biệt quan tâm Một hồ sơ đầy đủ, hợp lệ với các giải pháp kỹ thuật, …và thi công hợp lý khả thi và một trong những điều kiện cần thiết để thắng thầu.

Do vậy, cán bộ kinh tế kỹ thuật được giao nhiệm vụ lập hồ sơ dự thầu phải là những người giàu kinh nghiệm, có năng lực, có trình độ cao, biết phán đoán để đưa ra giải pháp cho mọi tình huống Đội ngũ này phải thường xuyên được đào tạo thêm, cập nhập thêm kiến thức về lĩnh vực chuyên môn, lĩnh vực lập hồ sơ… ngoài những các bộ trong công ty, thì công ty có thuê thêm các chuyên viên tư vấn có uy tín có kinh nghiệm trong những vấn đề quan trọng mà công ty chưa tự mình giải quyết được.

Thứ ba : Nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức, sản xuất thi công.

Sản xuất xây dựng mang tính chất tổ hợp, cơ cấu sản xuất phức tạp và nhiều thành phần công việc xen kẽ và ảnh hưởng lẫn nhau, và thường có nhiều đơn vị tham gia xây dựng một công trình Ngoài ra sản xuất xây dựng thiếu tính ổn định, biến động theo địa điểm xây dựng và giai đoạn xây dựng.

Do đó, công tác tổ chức, quản lý trên công trường rất phức tạp, thiếu ổn định và rất khó khăn trong việc phối hợp hoạt động giữa các nhóm lao động làm việc khác nhau trên cùng một hạng mục công trình Năng lực tổ chức, sản xuất thi công trong xây dựng thể hiện ở việc tổ chức sản xuất, bố trí sắp xếp lao động đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo tiến độ, chất lượng Đối với những công trình có giá trị lớn thì đòi hỏi năng lực này càng cao hơn Năng lực tổ chức của công ty được giải trình trong tài liệu là yếu tố quan trọng thuyết phục bên mời thầu Do vậy đội ngũ lãnh đạo và quản lý của công ty phải không ngừng trau dồi và nâng cao năng lực tổ chức Bằng cách đúc kết kinh nghiệm thực tế những công trình đã thi công, nắm chắc yêu cầu của công việc cần thực hiện và điều kiện thi công cụ thể, nắm chắc số lượng của đơn vị, có kế hoạch bố trí hợp lý và điều phối lực lượng thiết bị, vận dụng phương pháp sơ đồ mạng và lập tiến độ thi công, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những đơn vị tổ chức khác…

Thứ tư : Tích cực thu thập thông tin phục vụ cho công tác kế hoạch và đấu thầu.

Thông tin là một trong những yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp có được những thông tin chính xác kịp thời sẽ giúp các doanh nghiệp có kế hoạch về nguồn lực, tổ chức và nắm bắt các cơ hội kinh doanh tốt cũng như hạn chế những rủi ro đến với mình Đối với doanh nghiệp xây dựng, thông tin càng quan trọng hơn Nhờ những thông tin này họ sẽ có những đánh giá đúng đắn về nhà thầu khác Trên cơ sở đó đánh giá đúng các mặt mạnh, mặt yếu, và các phương hướng chiến lược của các nhà thầu khác để doanh nghiệp lập hồ sơ và các biện pháp để có thể thắng thầu.

Thứ năm : Tạo được mối quan hệ tốt với các đối tác cũng như các đơn vị chức năng như các cơ quan thuộc bộ xây dựng, cơ quan trong ngành và các đơn vị trong tổng công ty, củng cố và tăng cường các mối quan hệ này nhờ đó có những thông tin hữu ích cho hoạt động của mình.

Thứ sáu : Tăng cường quảng cáo, giới thiệu hình ảnh, kinh nghiệm sản xuất của công ty dựa trên ưu thế thực sự của mình Đây cũng là một trong những tiêu chuẩn để nhà mời thầu đánh giá và ra quyết định.

3.2.2 Nâng cao hơn nữa năng lực đánh giá các khoản đầu tư, cũng như các khoản đầu tư tài chính của công ty

Như đã nói ở trên hiệu quả hoạt động đầu tư nói chung và đầu tư tài chính nói riêng phụ thuộc nhiều vào công tác đánh giá dự án đầu tư Đánh giá chính xác mức độ đáng tin cậy đối tượng đầu tư cũng như kết quả có thể thu được cũng như những rủi ro của dự án đem lại sẽ đem lai hiệu quả cao cho hoạt động Để nâng cao năng lực này thì công ty cần:

- Không ngừng đào tạo và nâng cao trình độ, kinh nghiêm, nắm vững thị trường của cán bộ nhân viên, cũng như cán bộ lãnh đạo quản lý lĩnh vực này

- Xây dựng mạng lưới thông tin nhanh nhạy đảm bảo cung cấp được các thông tin chính xác và kịp thời về đối tượng đầu tư cũng như các vấn đề khác.

- Cung cấp các công cụ thiết bị cần thiết để phục vụ công tác đánh giá.

3.2.3 Nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý vốn về hàng tồn kho

Việc quản lý hàng tồn kho chiếm một vị trí quan trọng trong công tác quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty, mặc dù hiện nay công ty đầu tư vốn vào HTK với tỷ trọng không lớn lắm chủ yếu nằm dưới dạng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Nếu công ty dư trữ được một lượng hàng tồn kho hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phí, đảm bảo đủ nguyên vật liệu để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách liên tục. công ty cần thực hiện những việc sau :

Những giải pháp và khiến nghi chủ yếu nâng cao hiệu quả dụng vốn cố định, và vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam

cố định, và vốn lưu động tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam.

Trong những năm qua công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam đã đạt được những hiệu quả sử dụng vốn nhất định tuy nhiên vẫn còn những tồn tại làm cho công ty chưa đạt được tốt nhất hiệu quả sử dụng vốn dưới đây là một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, và vốn lưu động của công ty

3.3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động của công ty, đặc biệt trong các hoạt động đầu tư dài hạn của công ty Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định công ty cần phải thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo tồn mà còn phát triển được vốn cố định sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

Thứ nhất : Cần nâng cấp đổi mới máy móc thiết bị vì đối với hoạt động xây dựng đặc biệt là xây dựng cơ bản thì máy móc thiết bị thi công đóng vai trò sống còn đối với công ty Mặc dù công ty đã chú trọng đầu tư vào máy móc thiết bị cũng như các tài sản cố định khác, nhất là trong năm 2009 nhưng hiệu quả sử dụng máy móc thiết còn chưa cao, trong công ty vẫn còn một số máy móc thiết bị đã trở lên lạc hậu Bên cạnh việc đầu tư vào những TSCĐ trên công ty cũng nên chú trọng đầu tư vào những dây chuyền sản xuất, những trang thiết bị lớn hiện đại đáp ứng như cầu sản suất và nâng cao chất lượng cũng như mỹ quan các công trình, sản phẩm, dịch vụ của công ty. Bên cạnh bỏ vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm thì công ty cũng nên cân nhắc để thuê tài sản nếu nó tiết kiệm chi phí và hiệu quả Công ty cần lập kế hoạch đầu tư phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế tránh tình trạng đầu tư vượt quá nhu cầu gây lãnh phí và giảm hiệu quả sử dụng vốn Trên thực tế hiên tượng này đã từng xảy ra.

Bên cạnh đó công ty nên thanh lý, nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không cần thiết, những tài sản đã khấu hao hết không còn sử dụng nữa nhằm thu hồi vốn để đầu tư cho TSCĐ mới.

Thứ hai : Lựa chọn phương pháp khấu hao, mức khấu hao hợp lý.

Quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý quỹ khấu hao tài sản cố định thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định Công việc này giúp công ty xác định được định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn, xử lý kịp thời những tài sản cố định bị mất giá để chống sự thất thoát vốn, đặc biệt như hiện nay hiện tượng hao mòn vô hình diễn ra rất nhanh

Thứ ba : Công ty phải quản lý chặt chẽ TSCĐ và nên phân cấp quản lý tài sản cố định cho từng bộ phân trong công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong việc chấp hành nội quy, quy chế sử dụng tài sản, giảm tối đa thời gian ngừng việc giữa ca hoặc ngừng việc do sửa chữa tài sản Quy định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng bộ phận cá nhân trong việc sử dụng và bảo quản tài sản, quy định rõ các biện pháp thưởng phạt vật chất trong sử dụng tài sản để tăng cường ý thức trách nhiệm của người quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Thứ tư : Huy động tối đa tài sản hiện có vào hoạt động của công ty nhằm tận dụng hết công suất máy móc thiết bị hiện có, bên cạnh đó phải thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề của công nhân sản xuất và mở các lớp bồi dưỡng kiến thức, tay nghề, thi nâng bậc cho công nhân có chính sách khuyến khích đối với những tay nghề giỏi.

Thứ năm : Phải thực hiện tốt chế độ bảo dưỡng, tu sửa, dự phòng tài sản cố định, không để xảy ra tình trạng TSCĐ hư hỏng trước thời hạn hoặc hư hỏng bất thường gây ngừng sản suất, chậm tiến độ thi công.

Thứ sáu: Công ty phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan bằng cách mua bảo hiểm tài sản , lập quỹ dự phòng tài chính,…

3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Thứ nhất : Xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh Đây là một trong những giải pháp tài chính quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Đầu tiên, công ty cần xác định nhu cầu vốn tối thiểu cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có kế hoạch huy động hợp lý các nguồn bổ xung Việc xác định thiếu hoặc thừa đều gây ra những khó khăn cho công ty, có thể gây ngừng trệ sản xuất hoặc lãng phí vốn Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản hay khi trúng thầu các công trình phòng kế toán cần vạch ra kế hoạch sản lượng, kết cấu vật tư, kế hoạch chi tiết cho từng hạng mục công trình để phòng tài vụ lấy đó làm cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng giai đoạn Đối với hoạt động sản xuất khác công ty cũng cần xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết để phục vụ hoạt động sản xuất trong kỳ trong từng khâu từ dự trữ, sản xuất rồi đến lưu thông.

Thứ hai : Quản lý chặt chẽ khoản phải thu, hoàn tất thủ tục thanh toán, nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu Đối với công ty Thành Nam khoản phải thu luôn chiếm trên 45% tổng tổng tài sản lưu động, công ty bị chiếm dụng vốn ,để bù đắp khoản vốn này hiện nay công ty phải đi vay nợ Vì vậy rút ngắn thời gian thu hồi lại công ty sẽ giảm được các khoản vay, đồng thời đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển vốn Để đẩy nhanh tốc độ thu hồi vốn các khoản phải thu công ty cần phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu, xắp xếp phân loại chúng theo độ dài thời gian, mức độ thu hồi để theo dõi và có những biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn Thường xuyên sử dụng các chỉ tiêu tài chính như vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền bình quân để đánh giá mức độ bị chiếm dụng vốn của công ty. Để thúc đẩy nhanh qua trình thu hồi vốn công ty cần thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ thanh toán Quyết toán giá trị công trình với chủ đầu tư và nhà thầu chính Công ty nên lưu giữ tất cả các hồ sơ liên quan đến công trinh, những chứng từ mua bán hợp lý với khách hàng để có thể đối chiếu khi cần thiết.

Thư ba : Đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển vốn lưu động, giảm bớt giá trị sản phẩm dở dang, công ty căn cứ vào các nguyên nhân để đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu sản phẩm dở dang, đẩy nhanh tiến độ công trình và sản xuất sản phẩm cũng như lưu thông sản phẩm Bên cạnh đó công ty cần tiến hành thu mua thêm nguyên vật liệu từ bên ngoài, tiến hành dự trữ vật tư nếu thấy cần thiết khi trên thị trường có sự biến động như giá cả tăng, có dấu hiệu cho thấy nguyên vật liệu đang cạn kiệt…

Thứ tư : Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp ly Tiền mặt là một tài sản không sinh lời những cũng rất cần thiết trong hoạt động của công ty Do vậy phải dự trữ một lượng tiền mặt vừa đủ nhằm đảo bảo cho các hoạt động và khả năng thanh toán của công ty, lượng tiền mặt này phải không thừa gây ứ đọng vốn cho công ty.

Thứ năm : Hoàn thiện bộ máy quản lý và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ Bộ máy công ty cần tinh giảm, gọn nhẹ, làm việc có hiệu quả, tránh tình trạng bộ máy cồng kềnh gây tác động không tốt đến hoạt động của công ty Trong bộ máy cần phân rõ quyền hạn trách nhiệm phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người để phát huy hết thế mạnh của họ.

Bên cạnh đó công ty cũng cần tổ chức tốt công tác hoạch toán kế toán và phân tích tài chính Thường xuyên bồi dưỡng đào tạo những các bộ tài chính, kế toán để họ nắm bắt chính sách của nhà nước về lĩnh vực này Đồng thời làm tốt công việc cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra những quyết định quan trọng.

3.3.3 Một số kiến nghị vè phía nhà nước

Ngày đăng: 07/08/2023, 08:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức công ty - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Sơ đồ 1 Sơ đồ tổ chức công ty (Trang 23)
Sơ đồ 2 : Mô hình nhân sự quản lý chất lượng hiện trường. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Sơ đồ 2 Mô hình nhân sự quản lý chất lượng hiện trường (Trang 24)
Sơ đồ 3 : Sơ đồ tổ chức nhân sự thi công công trình - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Sơ đồ 3 Sơ đồ tổ chức nhân sự thi công công trình (Trang 25)
Bảng 2.1.4.  : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.1.4. : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 26)
Bảng 2.2.2.1b: Bảng chênh lệch nguồn vốn đầu năm và cuối năm - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.2.2.1b Bảng chênh lệch nguồn vốn đầu năm và cuối năm (Trang 30)
Bảng 2. 2.2.1a: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2008, 2009, 2010. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2. 2.2.1a: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2008, 2009, 2010 (Trang 30)
Bảng 2.2.2.2a: Bảng cơ cấu vốn theo công dụng kinh tế. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.2.2.2a Bảng cơ cấu vốn theo công dụng kinh tế (Trang 31)
Bảng 2.2.3.1a:  Cơ cấu vốn cố định cuối các năm. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.2.3.1a Cơ cấu vốn cố định cuối các năm (Trang 33)
Bảng 2.3.1a: Bảng cơ cấu nguyên giá tại sản cố định thời điểm cuối  các năm 2008, 2009, 2010. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.3.1a Bảng cơ cấu nguyên giá tại sản cố định thời điểm cuối các năm 2008, 2009, 2010 (Trang 36)
Bảng 2.2.4.3: Bảng cơ cấu các khoản phải thu - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.2.4.3 Bảng cơ cấu các khoản phải thu (Trang 42)
Bảng 2.2.5 : Cơ cấu vốn đầu tư tài chính - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.2.5 Cơ cấu vốn đầu tư tài chính (Trang 44)
Bảng 2.5. Vốn đầu tư tài chính vào công ty con và công ty liên kết Đơn vị : VNĐ - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.5. Vốn đầu tư tài chính vào công ty con và công ty liên kết Đơn vị : VNĐ (Trang 45)
Bảng 3.1: Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 3.1 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung (Trang 46)
Bảng 2.3.3.a: Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng thành nam 1
Bảng 2.3.3.a Bảng chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w