1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi

77 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Minh
Trường học Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại báo cáo thực tập tổng hợp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 93,8 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP 13 (2)
    • 1. Lịch sử hình thành và phát triển (2)
    • 2. Xu hướng phát triển của Công ty trong những năm tới (5)
    • 3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty (7)
    • 4. Nguồn nhân lực (8)
    • 5. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty (11)
    • 6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua một số năm (13)
    • 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm vừa qua (17)
    • 1. Quy trình công nghệ sản xuất (21)
    • 2. Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (22)
    • 3. Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh (23)
  • PHẦN II TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÁC PHẦN HÀNH CÔNG VIỆC KẾ TOÁN T ẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13 (28)
    • 2. Chế độ kế toán áp dụng (31)
      • 2.1. Hệ thống tài khoản kế toán (31)
      • 2.2. Hệ thống chứng từ (32)
    • 3. Hình thức sổ kế toán (33)
    • 1. Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (38)
    • 3. Hạch toán tiền gửi ngân hàng và tiền mặt (41)
    • 4. Hạch toán tiền lương (43)
    • 5. Hạch toán doanh thu và các khoản công nợ với khách hàng, nhà cung cấp (45)
    • 6. Hạch toán chi phí sản xuất (47)
      • 6.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (47)
      • 6.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (48)
      • 6.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung (49)
    • 7. Kế toán tổng hợp hạch toán kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính (50)
      • 7.1. Hạch toán kết quả kinh doanh (50)
      • 7.2 Lập Báo cáo tài chính (52)
  • KẾT LUẬN.....................................................................................................60 (65)

Nội dung

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ GIỚI VÀ XÂY LẮP 13

Lịch sử hình thành và phát triển

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần cơ giới và xây lắp 13

Tên giao dịch tiếng anh: Erectionand Mechanized Construction joint stock company No13

Trụ sở chính: Đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân

Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội Điện thoại: (84_04)5530151 (84_04)8542560

Công ty cổ phần cơ giới và xây lắp 13 _ LICOGI 13 tiền thân là công ty cơ giới và xây lắp 13 thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI được thành lập vào năm 1960 theo quyết định của Bộ xây dựng Đây là một doanh nghiệp nhà nước chuyên ngành xây dựng công nghiệp, xử lý móng công trình, xây dựng các công trình giao thông thủy lợi, thủy điện, lắp máy, sản xuất vật liệu xây dựng.

Khi mới thành lập năm 1960 công ty mang tên là đội thi công cơ giới trực thuộc công ty thi công cơ giới của Bộ xây dựng Cùng với sự phát triển của đất nước, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngành xây dựng năm 1965 đội thi công cơ giới được đổi tên thành công trường cơ giới 57 Đến năm

1980 công ty thi công cơ giới ngày càng phát triển và Bộ xây dựng đã ra quyết định thành lập liên hiệp công ty thi công cơ giới để phù hợp với xu thế phát triển đó Chính vì thế, theo quyết định thành lập số 359/QĐ_ BXD ngày 8/3/1980 công trường cơ giới 57 được đổi tên thành xí nghiệp thi công cơ giới số 13 Đến năm 1989 lại được đổi tên thành xí nghiệp cơ giới và xây lắp số 13 theo quyết định số 034A/QĐ_BXD ngày 20/2/1989.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Thời kỳ từ năm 1980 đến năm 2000 là thời kỳ đổi mới toàn diện nền kinh tế quốc dân Ngành công nghiệp xây dựng cơ bản phát triển mạnh trên khắp các lĩnh vực Tốc độ và quy mô đầu tư toàn xã hội ngày càng cao, chiếm tỉ lệ lớn trong GDP, nhiều tổng công ty xây dựng đã ra đời Trong xu thế chung của đất nước tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng LICOGI đã được thành lập theo quyết định số 998/ BXD_TCLĐ ngày 20/11/1995 của Bộ trưởng

Bộ xây dựng trên cơ sở hợp nhất liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới trước đây và công ty xây dựng số 18 Trước tình hình mới đó, ngày 02/01/1996 Bộ xây dựng có quyết định số 01/QĐ_BXD đổi tên xí nghiệp thi công cơ giới và xây lắp 13 thành công ty cơ giới và xây lắp 13 thuộc tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng.

Năm 2005 công ty cơ giới và xây lắp 13 được cổ phần hoá theo quyết định số 2080/QĐ_BXD ngày 29/12/2004 và đến ngày 10/6/2005 công ty tiến hành xong quá trình cổ phần hoá Công ty cơ giới và xây lắp 13 chuyển sang công ty cổ phần cơ giới và xây lắp 13 Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% vốn điều lệ, bán một phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp cho cán bộ, công nhân viên công ty là 49% Trong quá trình hoạt động khi có nhu cầu và có đủ điều kiện công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo phương thức cổ phần hoá:

Vốn điều lệ của công ty : 10.000.000.000

Vốn điều lệ được chia thành : 100.000 cổ phần

Mệnh giá thống nhất của mỗi cổ phần: 100.000 đồng

Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 231 ngày 02/06/1997 Trụ sở chính của công ty đóng tại Đường Khuất Duy Tiến, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội Chức năng chính đáp ứng mọi nhu cầu về xây dựng dân dụng, công nghiệp, phục vụ cho tiến trình đổi mới của đất nước.

Là đơn vị chuyên thi công san nền, xử lý nền móng ở khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận, những năm qua công ty đã mở rộng sản xuất ở các lĩnh vực giao thông, thoát nước, hạ tầng khu vực công nghiệp và đô thị, xử lý nền móng, các nhà máy công nghiệp, phạm vi hoạt động công ty rộng khắp các

3 tỉnh phía Bắc từ Quảng Ninh đến Nghệ An và một số tỉnh nhỏ ở các tỉnh phía Nam.

Trong quá trình xây dựng và trưởng thành công ty cổ phần cơ giới và xây lắp 13 đã tham gia nhiều công trình trọng điểm của đất nước Những năm đầu thành lập công ty đã thi công những công trình lớn nhất lúc đó như: Nhà máy thuỷ điện Bắc Hưng Hải, nhiện điện Lào Cai, rạp xiếc Trung ương, bảo tàng Hồ Chí Minh, khu tham tán đại sứ quán Liên Xô Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm chuyển đổi công ty đã tham gia thi công các công trình trọng điểm như: Thuỷ điện Hoà Bình, thuỷ điện Trị An, thuỷ điện Thác Mơ, nhiệt điện Phả Lại, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Hoàng Thạch, đường cao tốc Bắc Thăng Long, Nội Bài, đường quốc lộ số 5

Bước vào hội nhập nền kinh tế quốc tế, công ty đã tham gia xây dựng các công trình sau: Nhà máy bóng hình ORION_Hanel, trung tâm thương mại DAEHA, nhà máy thép VINAUSTEEL, nhà máy CROWN_VINALIMEX, nhà ga T1, Nội Bài…

Hiện nay, với năng lực và quy mô hoạt động ngày càng được nâng cao, công ty đã thực hiện được một số công trình tiêu biểu như: Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Đài Tư, khu công nghiệp Bắc Thăng Long giai đoạn hai, đường bao biển và khu công nghiệp Lán Bè_cột 8 Quảng Ninh, gói thầu C1C thoát nước Hải Phòng, nền móng nhà máy xi măng Phúc Sơn, công trình thuỷ điện Sơn La và một số hạng mục tại công trình trọng điểm Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia.

Bên cạnh đó các sản phẩm vật liệu xây dựng của công ty LICOGI 13 được mở rộng Ban đầu chỉ có một dây chuyền block tại Hà Nội, sau công ty đã tăng thêm một dây chuyền tại Quảng Ninh, một dây chuyền sản xuất ống cống theo công nghệ ly tâm tại Hải Phòng, các dịch vụ cho thuê thiết bị, kinh doanh vật liệu xây dựng cho các doanh nghiệp.

Từ chỗ nhà thầu, nhà cung cấp thuần tuý công ty đã và đang chuyển mạnh sang các hoạt động đầu tư và dịch vụ, tổ chức thêm một xí nghiệp xây dựng, một xí nghiệp dịch vụ, một ban quản lý các dự án đầu tư xây dựng.Thêm vào đó là khu sản xuất vật liệu và gia công cơ khí sửa chữa trên khu đất1,8 ha tại khu công nghiệp Quang Minh (Vĩnh Phúc).

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Như vậy, qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần LICOGI 13 đã đạt được nhiều thành tích đóng góp vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ chống Mỹ cũng như trong thời kỳ đổi mới Ghi nhận những đóng góp đó, Tổng công ty và Bộ xây dựng đã trao tặng cho đơn vị nhiều bằng khen và huân chuân chương cao quý Với sự cố gắng của toàn thể công ty từ một đội thi công nhỏ trong những năm qua công ty đã phát triển quy mô và công suất trở thành một doanh nghiệp nhà nước có quy mô gồm năm chi nhánh và hai xưởng sản xuất với nhiều đội thi công và ngày càng phát triển để đóng góp và sự nghiệp chung _ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Xu hướng phát triển của Công ty trong những năm tới

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, việc đề ra một chiến lược đúng đắn là một vấn đề quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Hiểu rõ điều đó nên hàng năm Công ty cổ phần LICOGI 13 đều xác định rõ chiến lược và mục tiêu phát triển trong những năm tiếp theo Chiến lược phát triển của Công ty đến năm năm 2010 như sau:

Thứ nhất xác định phải nhanh chóng xây dựng Công ty trở thành một doanh nghiệp quan trọng và có sự phát triển hoàn chỉnh trong ngành xây dựng cơ bản

Thứ hai Công ty vẫn tiếp tục đẩy mạnh các ngành mũi nhọn trọng yếu của mình điển hình như: xây dựng, san nền lấp mặt bằng, nền móng, đúc cọc nhồi cho các loại công trình.

Thứ ba tiếp tục những chiến lược nhằm mở rộng thị trường theo thực tế xã hội Không chỉ tập trung vào xây dựng mà Công ty còn phải mở rộng sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng, cải thiện mẫu mã và chất lượng của gạch xây và gạch lát.

Thứ tư Công ty sẽ tập trung nguồn lực hoàn thành các công trình hiện đang thi công, đảm bảo công trình hoàn thành theo kế hoạch, khắc phục mọi khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ thi công, phấn đấu hoàn thành sớm trước thời hạn vẫn đảm bảo chất lượng công trình Cụ thể, phải tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các công trình thuỷ điện mà Công ty đang thi công như: thuỷ điện

Sơn La, thuỷ điện Bản Chác; xây dựng khu nhà chung cư; xây dựng văn phòng cho thuê.

Thứ năm Công ty sẽ đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ống cống bê tông cốt thép chất lượng cao, tham gia thi công các nhà máy thuỷ điện và đầu tư kinh doanh các nhà máy thuỷ điện nhỏ như Hiện nay, Công ty đang thi công dự án khu nhà ở LICOGI 13 tại khu đất của Công ty tọa lạc tại đường Khuất Duy Tiến_ Hà Nội và khẩn trương chuẩn bị đầu tư dự án toà nhà văn phòng cho thuê Đây là những dự án do LICOGI 13 là chủ đầu tư và được Bộ xây dựng và UBND Hà Nội phê duyệt quy hoạch Dự án đến cuối năm 2006 Công ty sẽ đưa vào sử dụng khu nhà chung cư và đến cuối năm 2008 sẽ bàn giao cho khách hàng toà nhà văn phòng cho thuê.

Thứ sáu Công ty sẽ tiếp tục xúc tiến đầu tư vào các dự án đô thị và nhà ở Nam Định và Thanh Hoá như khu tái định cư dịch vụ thương mại tổng hợp và nhà ở cho công nhân viên khu công nghiệp Hoà Xá tỉnh Nam Định Đây là công trình mà LICOGI 13 liên doanh với Công ty cổ phần máy tính Hồng Nam là chủ đầu tư đã được phê duyệt chi tiết.

Thư bảy Công ty đang có kế hoạeh cử cán bộ đi học ở nước ngoài để nâng cao tay nghề và trình độ, học hỏi những kinh nghiệm, kỹ thuật xây dựng tiên tiến, hiện đại của các nước có ngành xây dựng cơ bản phát triển mạnh như: Pháp, Anh, Singapore, Nhật…

Thứ tám sử dụng tối đa hiệu quả nguồn vốn cố định, vốn lưu động, vốn xây dựng cơ bản, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trên thị trường Duy trì tỉ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu ở mức 50%- 60% và phấn đấu đến cuối năm 2010 tỉ lệ này giảm xuống còn 40%- 55%.

Thư chín là không ngừng nâng cao chất lượng của công trình và các sản phẩm vật liệu xây dựng, luôn đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu Để thực hiện hệ thống quản lý chất lượng một cách hiệu quả, Công ty thiết lập và duy trì các tài liệu để mô tả các vị trí công việc và trách nhiệm Dựa trên các bản mô tả công việc và trách nhiệm các nhân viên sẽ hiểu và hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt hơn, hiệu quả hơn.

Cuối cùng đó là phấn đấu đạt doanh thu thuần năm 2006 là 260 tỷ đồng và ngày càng tăng lên về quy mô Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế được chia dự tính

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Phương của năm 2006 là 16% một cổ phần Phấn đấu tăng thu nhập bình quân theo đầu người của công ty lên 1.500.000 VNĐ vào năm 2010 Đồng thời dự tính đến năm 2010 nguồn vốn cố định sử dụng là 22 tỷ, nguồn vốn lưu động sử dụng là

Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

Trong thời kỳ đầu mới thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ đơn giản là san lấp mặt bằng phục vụ cho công tác xây dựng và xây lắp các công trình trên cả nước Nhưng trong nền kinh tế thị trường hiện nay nói chung và trong ngành công nghiệp xây dựng nói riêng đều có sự cạnh tranh mạnh mẽ, các công ty đều phải mở rộng hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm công trình của mình và nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm mục đích thu lợi nhuận cao để tạo được chỗ đứng trên thị trường Chính vì vậy công ty đã mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình Do đó đặc điểm kinh doanh hiện nay của công ty tương đối phức tạp Từ việc đa dạng hóa các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, các công trình giao thông cầu, đường bộ, sân bay, bến cảng, thủy lợi, đường dây, trạm biến thế Ngoài ra còn việc san lấp mặt bằng nền móng các công trình với lực lượng các đội sản xuất cơ giới trực tiếp đông đảo Công ty có thể xử lý móng các loại công trình bằng cơ giới (Đóng cọc, khoan nhồi, ép), sản xuất gạch block (gạch xây và gạch lát), sản xuất cọc bê tông, cốt cấu thép, cấu kiện bê tông

Theo phương án cổ phần hoá công ty cổ phần LICOGI 13 năm 2005 chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty bao gồm:

Thứ nhất là thi công nền móng và hạ tầng kỹ thuật các công trình bao gồm các công việc sau:

+ San nền, đào đắp đất đá + Đóng ép cọc, bấc thấm + Khoan cọc nhà, cọc cát + Lắp đặt đường dây và các trạm biến thế +Cầu đường giao thông

+ Các công trình thuỷ lợi, sân bay, bến cảng + Cấp và thoát nước

+ Các dịch vụ xử lý nền móng

Thứ hai là xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp

Thứ ba là sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng gồm các loại gạch block, cầu kiện bê tông đúc sẵn

Thứ tư là kinh doanh nhà ở, khu đô thị mới, khu công nghiệp

Thứ năm là kinh doanh máy móc thiết bị và vật tư kỹ thuật

Thứ sáu là khảo sát địa hình, địa chất

Thứ bảy là sửa chữa lắp đặt máy móc thiết bị và gia công cơ khí

Trong đó hoạt động kinh doanh chính của công ty là san lấp mặt bằng, nền móng đúc cọc nhồi cho các loại công trình

Với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như hiện nay, công ty cũng chuẩn bị đầy đủ cả về nhân lực và vật lực để đáp ứng cho sản xuất và các yêu cầu của khách hàng.

Với đặc điểm riêng có của sản phẩm xây lắp, công tác tổ chức quản lý tại công ty đòi hỏi phải có những thay đổỉ thích hợp Địa bàn của công ty trải rộng khắp các tỉnh phía bắc, phía nam vì vậy việc chỉ đạo, chăm lo đời sống cho các cán bộ công nhân viên của công ty gặp rất nhiều khó khăn Công việc xây dựng và vận chuyển nguyên vật liệu, công cụ làm việc chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi thời tiết, khí hậu như: mưa lũ, đường trơn, nước dâng cao nên nhiều khi tiến trình thực hiện các công trình bị ngừng trệ Ngoài ra, qui mô công trình xây lắp rất lớn, sản phẩm lại mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại các yếu tố đầu vào đa dạng đòi hỏi phải có nguồn đầu tư vốn lớn. Để đảm bảo sử dụng hiệu qủa nguồn vốn này, một yêu cầu bắt buộc đối với công ty là phải lên mức giá dự toán hay mức giá dự thầu Trong quá trình thi công, giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí thực tế phát sinh Sau khi hoàn thành công trình thì giá dự toán lại trở thành cơ sở để nghiệm thu, kiểm tra chất lượng công trình, xác định giá thành quyết toán của công trình và thanh lý hợp đồng đã ký.

Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là một yếu tố mang tính quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh Đồng thời, nó cũng là một trong những động lực quan trọng đảm bảo cho công ty không ngừng phát triển và đứng vững trên thị trường Công ty cổ phần LICOGI 13 hiện nay có một đội ngũ nguồn nhân lực

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Phương mạnh và có chất lượng cao Đây cũng chính là một trong những nhân tố giúp công ty ngày càng lớn mạnh.

Do ngành nghế kinh doanh trong công ty ngày càng được đa dạng hoá và công ty tiến hành xây dựng nhiều công trình cùng một lúc nên số lượng cán bộ, công nhân viên trong công ty tương đối đông Cụ thể:

Năm 2003 tổng số cán bộ, công nhân viên là 380 người Năm 2004 tổng số cán bộ, công nhân viên là 450 người Năm 2005 tổng số cán bộ, công nhân viên là 460 người Như vậy nguồn nhân lực trong công ty có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 70 người tương ứng tăng 18,4% Năm

2005 tăng so với năm 2004 là 10 người tương ứng là 2,22% Ta thấy rằng nguồn nhân lực năm 2004 tăng mạnh Tuy nhiên nó không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng lao động Việc tăng lao động với số lượng lớn năm 2004 là do công ty đã đấu thầu được nhiều công trình lớn, trọng điểm Đồng thời công ty cũng đã đầu tư mở rộng sản xuất và chuẩn bị bước vào quá trình cổ phần hoá.

Số lao động có trình dộ đại học và trên đại học ngày càng chiếm đa số và không ngừng tăng lên

Trên đại học 3 0,65 Đại học 149 32,4

Bảng 1: cơ cấu lao động của công ty theo trình độ

Như vậy trong tổng số 460 lao động hiện nay của công ty thì có 32,4% lao động có trình độ đại học chiếm tỉ lệ rất cao và có xu hướng ngày càng tăng trong các năm tiếp theo Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ cao này công ty thuận tiện hơn trong việc quản lý chất lượng cũng như quản lý về

9 mọi mặt để có điều kiện nâng cao về quản lý sử dụng vốn, về lao động, về tài sản cố định. Đối với mỗi doanh nghiệp việc xác định số lao động trực tiếp và gián tiếp có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề hình thành cơ cấu lao động tối ưu.

Bảng 2: Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp

Qua số liệu về cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp của công ty cho thấy sự tăng giảm lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp trong năm 2004 và năm 205 không đáng kể Điều này cho thấy việc quản lý lao động ở công ty là rất chặt chẽ và có hiệu quả Bên cạnh đó, bộ phận lao động trực tiếp nhiều hơn bộ phận lao động gián tiếp điều này là hợp lý vì công ty LICOGI 13 là một công ty xây dựng Số công nhân lao động trực tiếp được phân về các đội xây dựng, đội xe, đội khoan cọc nhồi và các xưởng phù hợp với chuyên môn của họ và quy mô của từng đội, từng xưởng sản xuất Trong tổng số công nhân trực tiếp sản xuất này thì công nhân bậc 5/7 chiếm 85% Hơn nữa phần lớn cán bộ, công nhân viên trong công ty đều đã qua đào tạo tại các trường lớp, đủ ngành nghề khác nhau về kỹ thuật và quản lý, số cán bộ này do công ty tuyển chọn hoặc cử đi đào tạo Đồng thời trong số cán bộ, công nhân viên có những người đã qua những năm công tác tại các đơn vị khác, ở các công trình khác nên có nhiều kinh nghiệm làm việc Chính vì vậy công ty mới có điều kiện thuận lợi trong việc tăng năng suất lao động, phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm tạo nên thế mạnh cạnh tranh trên thị trường.

Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty cũng từng bước được nâng cao, Thu nhập bình quân của nhân viên trong công ty năm 2004 tăng 10% so với năm 2003 Năm 2005 tăng 9,1% so với năm 2004

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Thu nhập bình quân đầu người

Các chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được thực hiện theo đúng pháp luật và điều lệ của công ty Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo bộ luật lao động và theo hợp đồng lao động đã kí

Về thời gian lao động và nghỉ ngơi, người lao động làm việc một ngày 8 tiếng, nghỉ trưa 1 tiếng Ngày nghỉ hàng tuần là vào ngày thứ 7 và chủ nhật.

Ngoài ra công ty còn tổ chức khám chữa sức khoẻ định kỳ cho cán bộ công nhân viên mỗi năm một lần.

Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động Hiện nay, công ty đang khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân viên học đại học, cao đẳng và công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề Đồng thời theo phương án cổ phần hoá trong 10 tỷ đồng vốn điều lệ, tỷ lệ cổ phần nhà nước nắm giữ là 51%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 49% Điều này sẽ giúp phát huy quyền làm chủ của người lao động và khuyến khích họ nâng cao năng suất làm việc

Có điểm cần lưu ý công ty thường sử dụng hình thức hợp đồng lao động ngắn hạn để giải quyết nhu cầu lao động mang tính chất thời vụ Đây là giải pháp phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của công ty nhằm tiết kiệm chi phí tiền lương, giảm chi phí nhân công trực tiếp góp phần hạ thành sản phẩm.

Cán bộ công nhân viên đều rất yêu mến công ty Đó là những người vững và cứng về chuyên môn, nghiệp vụ Những kỹ sư trẻ thì năng động có trí tiến thủ Chính vì thế công ty mới có thể đáp ứng được nhu cầu về đấu thầu và nhu cầu của nền kinh tế thị trường ngày càng phong phú và đa dạng.

Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty

Là một doanh nghiệp xây lắp nên cơ sở vật chất kỹ thuật là vấn đề quan trọng của Công ty Tính đến ngày 31/12/2005 tình hình tài sản cố định của Công ty như sau:

Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại

A Máy móc, thiết bị điện lực 141.150.696 13.435.535 127.715.161

B Máy móc, thiết bị thi công 3.817.035.910 1.931.493.880 1.931.493.881

F Nhà cửa, vật kiến trúc 1.997.636.671 1.140.789.042 856.847.629

G Các loại tài sản khác 41.428.568 12.173.528 29.255.040

H Tài sản thuê tài chính 1.134.754.770 167.678.399 967.076.371

I Tài sản cố định vô hình 500.000.000 90.000.000 410.000.000

J Thiết bị tăng thêm năm

Bảng 3: Tình hình tài sản cố định của Công ty

Nhìn chung, trong thời gian gần đây, Công ty đã quan tâm đến việc mua sắm, đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của nền kinh tế thị trường Trong số máy móc của Công ty thì 60% là mua vào năm 2004 và 2005, phần lớn là máy móc thiết bị của Nhật và Thái Lan.

Hệ số hao mòn của Công ty tính đến ngày 31/12/2005 là 0,33 còn hệ số đầu tư là 0.67 Điều đó cho thấy tình trạng máy móc trong công ty rất tốt.Tuy nhiên, để có thể tiếp tục cạnh tranh được với các doanh nghiệp xây lắp khác thì trong tương lai Công ty vẫn phải tiếp tục đầu tư hơn nữa để đổi mới trang thiết bị, kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, tăng khối lượng sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Theo bảng trên ta thấy rằng, ngoài các máy móc do văn phòng Công ty quản lý thì tại các chi nhánh, xí nghiệp vẫn được trang bị máy móc, thiết bị đầy đủ và hiện đại góp phần làm tăng năng suất lao động và đóng góp vào sự phát triển chung của Công ty.

Trong số các máy móc, thiết bị của Công ty thì tình hình quản lý và sử dụng tương đối tốt, không có tài sản nào không cần dùng và cũng không có tài sản nào chờ thanh lý Tuy nhiên, hiện nay Công ty vẫn đang sử dụng một số loại tài sản cố định đã khấu hao hết hoặc hết thời gian sử dụng. Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trong khâu sản xuất, đảm bảo chất lượng của sản phẩm thì trong thời gian tới Công ty phải tăng cường hơn nữa việc trang bị mới các trang thiết bị, kỹ thuật nhằm tăng chất lượng của sản phẩm, củng cố thêm uy tín của Công ty trên thị trường.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua một số năm

Căn cứ vào bảng 4 ta thấy, tổng tài sản năm 2004 tăng so với năm 2003 là 93.539.746 655 VNĐ tương ứng với 123,32% (trong đó, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 131,4%; tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn tăng 103,28%); năm 2005 tăng so với năm 2004 là 87.286.431.142 VNĐ tương ứng 51,53% (trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 63,34%; tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 18,2%) Điều đó chứng tỏ quy mô tài sản của Công ty tăng lên nhưng với tốc độ chậm dần Đó là do môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh cao.

Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng sơ với năm 2003 là 339.742.251 VNĐ hay 3,75%; năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1.301.931.654 VNĐ hay 13,84% Như vậy qua 3 năm, vốn chủ sở hữu của Công ty tăng cả về quy mô và tốc độ Tuy nhiên ta có thể thấy rằng tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu luôn nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản Điều đó có thể thấy tài sản của Công ty tăng lên chủ yếu là từ nguồn vốn đi vay Năm

2004 nợ phải trả tăng so với năm 2003 là 139,56% (trong đó nợ ngắn hạn tăng 119,86% và nợ dài hạn tăng 315,37%) Năm 2005 nợ phải trả tăng so với năm

2004 là 53,75% (trong đó nợ ngắn hạn tăng 51,98%, nợ dài hạn tăng 242,9%, nợ khác giảm 72,86%) Mặc dù tốc độ tăng nợ phải trả đã giảm đi nhưng vẫn còn rất lớn đòi hỏi Công ty phải phấn đấu hơn nữa

13 Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty từ năm 2003-2005 ta phân tích một số chỉ tiêu sau:

1 Tỉ suất tự tài trợ =(NVCSH/Tổng tài sản)*100

2 Hệ số thanh toán nhanh = (Vốn bằng tiền + ĐTNH)/ Nợ ngắn hạn

3 Hệ số thanh toán tức thời 0,81 0,782 0.83

Dựa vào bảng trên ta thấy tỉ suất tự tài trọ có xu hướng giảm qua các năm Chứng tỏ tài sản được đầu tư bằng nguồn đi vay là chủ yếu Điều này sẽ làm Công ty gặp khó khăn về vấn đề chủ động trong hoạt động tài chính. Chính vì vậy, Công ty cần phải chú ý nâng cao tỉ suất tự tài trợ trong tương lai để chủ động hơn trong hoạt động tài chính Về khả năng thanh toán, ta có thể thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp mặc dù đã tăng lên qua các năm Nhưng hệ số thanh toán tức thời của Công ty lại tương đối cao Tuy nhiên Công ty cần có thêm biện pháp nhằm góp phần ổn định tình hình tài chính.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh Phương

Chỉ tiêu Năm2003 Năm 2004 Năm 2005 So sánh (%)

- Hàng tồn kho 28.920.280.292 47.172.275.858 75.792.374.496 63,11 60,67 -Tài sản lưu động khác 1.151.672.511 4.256.339.584 8.151.843.440 269,58 91,52

2 Nguồn vốn chủ sở hữu 9.069.880.816 9.409.623.067 10.711.554.721 3,75 13,84 -Nguồn vốn, quỹ 8.778.622.003 8.951.895.569 10.613.219.411 1,96 18,56

Bảng 4: Tình hình nguồn vốn và tài sản của công ty qua 3 năm 2003- 2005

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty một số năm vừa qua

Căn cứ vào bảng 5, ta có thể thấy doanh thu thuần của Công ty năm

2004 tăng so với năm 2003 là 72.307.511.646 VNĐ tương ứng với 98,96%, năm 2005 tăng so với năm 2004 là 14.245.335.330 VNĐ tương ứng với 9,8%. Như vậy qua 3 năm từ 2003-2005 doanh thu của Công ty có xu hướng tăng nhưng với tốc độ giảm dần Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là các doanh nghiệp xây dựng đang cạnh tranh với nhau rất quyết liệt Chính vì thế, việc giữ cho doanh thu ổn định đã là một thử thách không nhỏ cho các doanh nghiệp Trước tình hình trên Công ty vẫn tiếp tục phát triển, không những chỉ giữ vững doanh thu qua các năm mà còn không ngừng tăng lên Do đó, dù tốc độ tăng doanh thu năm 2005 không được như năm 2004 nhưng không phải là một dấu hiệu chứng tỏ Công ty đang đi xuống.

Giá vốn hàng bán năm 2004 tăng mạnh hơn rất nhiều so với năm 2003 tăng đến 110,58%, còn giá vốn hàng bán năm 2005 tăng so với năm 2004 là 10,3% Như vậy tốc độ tăng giá vốn hàng bán trong 3 năm đều cao hơn tốc độ tăng của doanh thu Mặc dù tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nhưng đó không phải là một yếu điểm của Công ty Nguyên nhân của tình hình này là do: Công ty là một doanh nghiệp xây dựng nên khi đấu thầu công trình bao giờ cũng có giá dự toán; tuy nhiên trong quá trình mua sắm nguyên vật liệu để tiến hành thi công thì giá của chúng lại tăng lên đột ngột mà doanh ngiệp không thể lường trước được Chính vì thế mặc dù Công ty luôn có kế hoạch tiết kiệm tối đa chi phí nhưng giá thành vẫn cao giá vốn vì thế cũng tăng lên rất nhiều.

Lợi nhuận gộp của công ty ngày một tăng lên về giá trị tuyệt đối, mặc dù tốc độ tăng có giảm đi Tốc độ tăng giảm đi không phải là một dấu hiệu xấu của Công ty mà do năm 2004 Công ty đã đạt được bước phát triển mạnh, tăng 17,24% so với năm 2003 Chính vì thế năm 2005 vẫn tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn vẫn là một dấu hiệu rất tốt của Công ty.

Ta thấy rằng, lợi nhuận sau thuế qua 3 năm ngày càng tăng lên Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 504.585.933 VNĐ hay 200%, năm 2005 tăng so với năm

2004 là 744.323.017 VNĐ hay 95% Mặc dù tốc độ tăng có giảm đi, nhưng quy mô lợi nhuận của Công ty vẫn tăng đều qua các năm chứng tỏ Công ty đang trên đà phát triển.

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh Phương

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch

4 Lợi nhuận từ hoạt động TC -4.871.410.931 -6.086.000.107 -4.627.450.142 -24,93 31,51

7 Tổng lợi nhuận trước thuế 363.560.000 824.176.101 1.776.897.042 126,7 115,6

Các chỉ tiêu phân tích

2.Lợi nhuận gộp/ Doanh thu 0,12 0,07 0,069

3.LN trước thuế/ Doanh thu 0,005 0,006 0,011

4 LN sau thuế/ Doanh thu 0,0034 0,0052 0,0094

6 LN gộp/ Tổng tài sản 0,12 0,063 0,62

Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2003-2005

Ta cũng có thể thấy các chỉ tiêu LN trước thuế/doanh thu, LN sau thuế/ doanh thu đều có xu hướng tăng lên Tuy chỉ tiêu LN gộp/ doanh thu có giảm đi qua các năm nhưng do lợi nhuận khác của Công ty ngày càng tăng làm cho lợi nhuận trước thuế vẫn tăng lên Thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng tăng chứng tỏ đời sống của cán bộ, công nhân viên trong Công ty ngày càng được cải thiện hơn Đó cũng là một điều kiện rất quan trọng để người lao động yên tâm làm việc, đóng góp hết sức mình vào sự phát triển chung của Công ty

Lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng qua các năm chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty đã đạt hiệu quả cao Trong những năm tới, Công ty cần phải phát huy thật tốt những kết quả mà mình đã đạt được. Đồng thời, có những tìm tòi, sáng tạo hơn trong công tác quản lý nhằm thu được kết quả cao hơn nữa

Từ những con số đã đạt được ta có thể thấy rằng, Công ty đã luôn quan tâm, chú trọng đến các biện pháp nhằm mở rộng thị trường, đa dạng hoá các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô và hoạt động của Công ty được mở rộng Hàng năm luôn hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước, đời sống của cán bộ,công nhân viên đã có những thay đổi theo hướng tích cực hơn Mặt khác,trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Công ty đã và đang phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Để tồn tại và phát triển trong điều kiện kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, Công ty cần phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để phấn đấu tăng lợi nhuận.

Khảo sát, thiết kế, lập dự toán

Tổ chức thi công xây dựng, san nền và đúc cọc Hoàn thiện xây dựng

Nghiệm thu, bàn giao công trình Quyết toán xây dựng

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

II/ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀHOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY

Quy trình công nghệ sản xuất

Trong ngành xây dựng nói chung và công ty cổ phần LICOGI 13 nói riêng thì qui trình công nghệ của sản phẩm xây lắp mà công ty sử dụng có vai trò vô cùng quan trọng Nó không chỉ quyết định chất lượng và năng suất xây dựng mà nó còn quyết định cả việc quản lý hạch toán doanh thu, chi phí và lợi nhuận Hiện nay công ty đang thực hiện qui trình sản xuất sau:

Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

Trên cơ sở các khâu chủ yếu như trên thì tuỳ thuộc vào mỗi công trình thì từng khâu đó lại được mở rộng ra thành những bước cụ thể.

Quy trình sản xuất sản phẩm này không phức tạp Tuy nhiên do đặc điểm riêng có của sản phẩm và giá trị của sản phẩm là rất cao nên để thực hiện được qui trình này một cách tốt nhất thì công ty phải có một đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao cả về chuyên môn trong lĩnh vực xây dựng lẫn chuyên môn trong lĩnh vực đánh giá tình hình tài chính của dự án Về phần trang thiết bị cũng như máy móc

Công ty cổ phần LICOGI 13

Ban điều hành công trình

Xưởng, bộ phận kinh doanh

Ban điều hành công trình Đội xe cơ giới

Xưởng sửa chữa tài sản cố định

Xưởng sản xuất gạch BLOCK Đội khoan nhồi cọc phục vụ cho việc sản xuất ra các loại sản phẩm đó đòi hỏi phải mang tính cơ động rất cao và có thể vận chuyển được một cách dễ dàng Đây chính là điều kiện cần thiết để công ty nâng cao được năng suất lao động của mình trong những năm qua.

Về hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất gạch block, sản xuất cấu kiện bê tông, bê tông thương phẩm và tấm lợp kim loại màu các loại chỉ là các hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ chiếm một phần rất ít trong tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên không vì thế mà qui trình công nghệ để sản xuất các phẩm này lại đơn giản Nó cũng tươngđối phức tạp và công ty đang có xu hướng mở rộng dầu tư tìm kiếm thị trường để tăng doanh thu đối với sản phẩm này Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.

Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty trực tiếp điều hành các đơn vị trực thuộc theo “ Quy chế quản lý các đơn vị trực thuộc và khoán nội bộ” với quan hệ trực thuộc

Sơ đồ 2: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Văn phòng Công ty trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Từ văn phòng Công ty, Giám đốc sẽ đưa ra chiến lược chỉ đạo chung cho các xí nghiệp, các đội thi công, ban điều hành và các xưởng, các bộ phận kinh doanh.

Tuỳ theo quy mô và tính chất các công trình, tuy theo lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, ban điều hành công trình sẽ trực tiếp quản lý điều hành hoặc giao khoán cho các đội thi công và các xưởng.

Các xí nghiệp Đội xe cơ giới

Xưởng sửa chữa tài sản cố định

Xưởng sản xuất gạch BLOCK Đội khoan nhồi cọc Đội trưởng

Thủ kho Các công nhân sản xuất

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Sơ đồ 3: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh

Tại mỗi đội công trình của Công ty lại được tổ chức thành các bộ phận chức năng khác nhau, đảm bảo hiệu quả sản xuất một cách tối đa.

Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức các đội thi công

Tổ chức bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh

Là công ty nhà nước mới được cổ phần hóa nên cơ cấu tổ chức của công ty đã có những thay đổi để phù hợp với loại hình doanh nghiệp mới chuyển đổi này Theo phương án cổ phần hoá năm 2004, phương thức quản lý của Công ty đã chuyển từ tính chất tập trung vào một vài cá nhân lãnh đạo và chịu sự quản lý của cấp trên sang tính chất được tự quyết, lãnh đạo và kiểm soát của một tập thể các cổ đông Xuất phát từ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, đồng thời để đảm bảo phát huy tính sáng tạo của cấp quản lý, đảm bảo tính cân đối và đồng bộ của các phòng ban chức năng và số lượng cán bộ quản lý công ty đã tiến hành tinh giảm bộ máy quản lý, sử dụng đúng người, đúng việc nhằm phân công lao động và hợp tác lao động một cách hợp lý Với quan hệ chỉ đạo rõ ràng, quan hệ nghiệp vụ chặt chẽ, khăng Đại hội đồng cổ đông

Ban kiểm soát Hội đồng quản trị

Kế toán trưởng Ban lãnh đạo vể QLCL

Các giám đốc công ty

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kinh tế kỹ thuật

Phòng cơ giới vật tư

Ban quản lý các dự án đầu tư XD

Phòng tài chính kế toán

Các chi nhánh trực thuộc

Xưởng sửa chữa, đội khít đã nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong cuộc cạnh tranh khốc liệt để tồn tại.

Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được tổ chức và điều hành theo cơ cấu trực tuyến chức năng, đây là một cơ cấu tối ưu hạn chế được những nhược điểm trong quản lý điều hành Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty như sau:

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Sơ đồ 5: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

 Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty. Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát.

 Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện các quyết định của đại hội đồng cổ đông, hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của công ty, đứng đầu hội đồng quản trị là chủ tịch hội đồng quản trị, thay mặt hội đồng quản trị điều hành công ty là tổng giám đốc.

 Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của hội đồng quản trị và báo cáo lại ở cuộc họp đại hội đồng cổ đông Số lượng, quyền hạn, trách nhiệm và lợi ích của ban kiểm soát được quy định tại luật doanh nghiệp và điều lệ của công ty sau khi cổ phần hoá.

 Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước hội đồng quản trị của công ty về điều hành hoạt động của Công ty Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty, phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: thị trường, tổ chức nhân sự, tài chính kế toán, kinh tế kế hoạch, hợp đồng kinh tế, đầu tư phát triển, giao khoán nội bộ, an ninh quân sự, ban hành các cơ chế quản lý, công tác đối ngoại.

 Phó giám đốc _ Đại diện lãnh đạo về quản lý chất lượng của công ty: là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty về công việc được giao Đại diện cho công ty giải quyết các vấn đề liên quan đến việc xây dựng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.

 Các phó giám đốc khác bao gồm phó giám đốc điều hành, phó giám đốc cơ giới, phó giám đốc thi công: là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc công ty trong lĩnh vực được phân công và ủy quyền, chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về công việc được giao Mỗi phó giám đốc được giám đốc phân công phụ trách trực tiếp một hoặc một số nhóm công việc nhất định và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những việc được giao.

 Kế toán trưởng: tham mưu cho lãnh đạo công ty trong công tác tài chính kế toán Tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và trước pháp luật về công tác tài chính kế toán của công ty.

Các phòng chức năng bao gồm

 Phòng Kinh tế – kỹ thuật : có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, kinh tế và kế hoạch Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức quản lý kinh tế, quản lý thi công các công trình. Thực hiện các hoạt động tổ chức thi công, quản lý khối lượng, chất lượng, kinh tế, tiến độ công trình, quản lý công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp Tham mưu cho giám đốc trong công tác tiền lương, thực hiện các công tác nghiệp vụ thoanh toán tiền lương cho các bộ phận.

 Phòng Tài chính Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ tài chính, kế toán, thống kê theo đúng pháp luật, đáp ứng nhu cầu tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh Phản ánh kịp thời chính xác các nghiệp vụ kinh tế pháp sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Nhà nước để cung cấp thông tin kịp thời cho giám đốc công ty trong quá trình chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh Quản lý các nguồn vốn, cân đối sử dụng các nguồn vốn hợp lý, hiệu quả trên cơ sở tuân thủ pháp luật, tạo nguồn tài chính kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổ chức khai thác thông tin kinh tế tài chính, phân tích đánh giá, tham mưu cho giám đốc trong quá trình ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh Thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định đối với các cơ quan quản lý Nhà nước và Tổng công ty.

 Phòng Tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tổ chức nhân sự , xây dựng lực lượng cán bộ, công nhân viên theo yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng quy chế quản lý nội bộ Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ, tổ chức nhân sự, hành chính quản trị theo yêu cầu sản xuất kinh doanh dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo công ty Có nhiệm vụ xác định nhu cầu nhân lực, tiến hành tuyển chọn, tuyển dụng, sắp xếp trình giám đốc quyết định Xây dựng kế hoạch nhân sự hàng năm, tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ nhà nước quy định về lao động, bảo hiểm, phúc lợi Thực hiện các nhiệm vụ về văn thư lưu trữ, chế độ bảo mật, quản lý và bổ sung theo dõi hồ sơ cán bộ,

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Phương công nhân viên Theo dõi sức khoẻ và tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ, công nhân viên

 Phòng cơ giới vật tư: có chức năng tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác quản lý kỹ thuật đối với toàn bộ thiết bị xe máy và vật tư Trong đó, bộ phận cơ giới có nhiệm vụ quản lý và thực hiện quản lý toàn bộ xe máy, thiết bị hiện có của công ty về hồ sơ, tình hình kỹ thuật, tình hình sử dụng, khai thác đúng yêu cầu kỹ thuật và đạt hiệu quả kinh tế cao Thực hiện các dự toán đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới theo quy định của giám đốc.Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện bảo dưỡng định kỳ, đại tu máy móc thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới, thiết kế thực hiện các sáng kiến, đề tài khoa học kỹ thuật phục vụ sản xuất Tổ chức công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công nhân Bộ phần vật tư có nhiệm vụ khai thác theo kế hoạch và nhiệm vụ của giám đốc giao Đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất kinh doanh, đảm bảo đúng số lượng, chất lượng chủng loại, giá cả hợp lý và thủ tục pháp lý Tổ chức kho tàng hợp lý, tiếp nhận, dự trữ, bảo quản bảo dưỡng vật tư theo yêu cầu kỹ thuật, cấp phát vật tư kịp thời, chính xác cho các nhu cầu sử dụng Theo dõi, thống kê tình hình sử dụng vật tư, nguyên vật liệu.

 Ban quản lý các dự án đầu tư và xây dựng: có nhiệm vụ tổ chức các dự án đầu tư từ khâu tìm kiếm cơ hội đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư, ngiệm thu thanh toán đưa công trình vào khai thác sử dụng và kinh doanh Trình lãnh đạo Công ty để duyệt hoặc Công ty tiếp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực được giao của Công ty.

Bên dưới các phòng ban là các Ban điều hành công trình.

Dưới văn phòng công ty là các chi nhánh, các xưởng sửa chữa và các tổ, đội

Công ty có các chi nhánh sau:

TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ CÁC PHẦN HÀNH CÔNG VIỆC KẾ TOÁN T ẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LICOGI 13

Chế độ kế toán áp dụng

Trước đây Công ty LICOGI 13 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Vì vậy chế độ kế toán gồm hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán được áp dụng theo Quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính, Quyết định 167/2000/QĐ_BTC và bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT _ BTC Sau khi thực hiện cổ phần hoá, Công ty vẫn áp dụng chế độ kế toán này.

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 hàng năm

Kỳ kế toán: mỗi kỳ kế toán tương đương với một quý Đơn vị tiền tệ hạch toán : VNĐ- Việt Nam đồng

2.1.Hệ thống tài khoản kế toán

Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, trình độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính của Công ty, hệ thống tài khoản của công ty bao gồm hầu hết các tài khoản theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT và các tài khoản sửa đổi, bổ sung theo các thông tư hướng dẫn Mặc dù là công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nhưng Công ty không mở theo quyết định1864/QĐ_BTC Chính vì thế công ty không sử dụng tài khoản 623 để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công mà chi phí này được hạch toán vào tài khoản cấp hai của tài khoản 627 Tài khoản của công ty bao gồm các tài khoản sau: 111, 112, 113, 121, 128, 129, 131, 133, 136, 138, 139, 141, 142,

Các tài khoản ngoài bảng: 001, 002, 003, 004, 007, 008, 009.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu quản lý cụ thể và thực hiện công tác hạch toán, Công ty còn mở thêm các tài khoản cấp 2 và cấp 3 để theo dõi

Bảng hệ thống tài khoản : phụ lục 1

Về hệ thống chứng từ sử dụng trong Công ty hiện nay thì Công ty đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ do Bộ tài chính phát hành, có thể chia thành 5 loại chứng từ sau:

 Loại 1: Chứng từ về lao động tiền lương

 Loại 2: Chứng từ về hàng tồn kho

 Loại 3: Chứng từ về bán hàng

 Loại 4: Chứng từ về tiền tệ

 Loại 5: Chứng từ về tài sản cố định

Tóm lại, Công ty đã thực hiện đúng chế độ kế toán do Bộ tài chính ban hành về chứng từ Các chứng kế toán được ghi chép đầy đủ, kịp thời và đúng với tình hình thực tế phát sinh Dựa vào các chứng từ, kế toán trong phần hành ghi chép vào các sổ sách kế toán liên quan đảm bảo cung cấp kịp thời các thông tin kế toán cho ban giám đốc trong Công ty

2.2.2 Trình tự luân chuyển một số chứng từ chủ yếu

(1) Người giao hàng đề nghị nhập kho vật tư

(2) Ban kiểm nghiệm thực hiện kiểm nghiệm vật tư

(3) Phòng cơ giới vật tư lập phiếu nhập kho

(4) Trưởng phòng kinh doanh kí phiếu nhập kho, chuyển cho thủ kho

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

(5) Thủ kho nhập, ghi sổ thực nhập, ký vào phiếu nhập kho và ghi vào thẻ kho, chuyển phiếu nhập cho kế toán vật tư

(6) Kế toán vật tư kiểm tra đơn giá, tính thành tiền, ghi sổ và lưu

(1) Nhân viên bộ phận sản xuất yêu cầu xuất vật tư

(2) Phó giám đốc cơ giới và kế toán trưởng kí lệnh xuất kho

(3) Phòng cơ giới lập phiếu xuất kho, chuyển cho thủ kho

(4) Thủ kho căn cứ vào lệnh xuất và phiếu xuất kho tiến hành kiểm giao vật tư xuất, ghi sổ thực xuất, ghi thẻ kho rồi chuyển cho kế toán vật tư

(5) Kế toán vật tư căn cứ vào phương pháp tính giá của Công ty ghi đơn giá vật liệu xuất kho, định khoản và ghi sổ tổng hợp đồng thời bảo quản và lưu trữ phiếu xuất kho

(1) Người nộp tiền viết giấy đề nghị

(2) Kế toán tiền mặt viết phiếu thu

(3) Kế toán trưởng kí duyệt phiếu thu

(4) Thủ quỹ thu tiền, kí nhận và chuyển cho kế toán tiền mặt

(5) Kế toán tiền mặt ghi sổ, bảo quản và lưu trữ phiếu thu

(1) Người nhận tiền viết giấy đề nghị

(2) Kế toán tiền mặt viết phiếu chi

(3) Kế toán trưởng hoặc giám đốc kí duyệt

(4) Thủ quỹ chi tiền kí vào phiếu chi rồi chuyền cho kế toán tiền mặt

(5) Kế toán tiền mặt ghi sổ, bảo quản và lưu trữ

Hình thức sổ kế toán

Công ty tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung Hiện nay,Công ty đang áp dụng hình thức "Nhật ký chung" và được thực hiện trên máy vi tính bằng phần mềm IEAS 2.0 Đây là phần mềm do công ty tự viết căn cứ vào tình hình cụ thể của công ty nên rất phù hợp Việc sử dụng kế toán

Chứng từ gốc Nhập chứng từ vào máy

Xử lý của phần mềm IEAS 2.0 Nhật ký chung

Sổ cái các tài khoản

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết các tài khoản

Hệ thống báo cáo tài chính

Sổ chi tiết tổng hợp các tài khoản máy bằng phần mềm do công ty thuê viết đã đắp ứng kịp thời yêu cầu của công tác kế toán trong công ty, nó giúp cho các nhân viên kế toán phát huy tối đa khả năng của mình, giảm thiểu khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán. Đặc điểm của hình thức nhật ký chung được thực hiện trên máy vi tính là các hoạt động kinh tế tài chính đã được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để nhập chứng từ vào máy Sau khi nhập chứng từ vào máy phần mềm kế toán trên máy tính sẽ xử lý để chạy lên nhật ký chung, sổ cái các tài khoản và báo cáo kế toán

Trình tự ghi sổ kế toán máy theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung được thực hiện trên máy vi tính bằng phần mềm kế toán IEAS 2.0

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc các kế toán viên thuộc mỗi phần hành sẽ vào sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi tiết và các bảng kê của những phần hành mà mình đảm nhiệm Sau đó, các kế toán viên này sẽ tập hợp các bộ chứng từ và chuyển cho kế toán tổng hợp Kế toán tổng hợp sẽ tiến hành nhập chứng từ vào máy để lên Nhật ký chung Sau khi các chứng từ đã được vào Nhật ký chung phần mềm kế toán IEAS 2.0 sẽ xử lý để chạy số liệu lên các Sổ cái liên quan Từ đó sẽ tiến hành đối chiếu với sổ tổng hợp chi tiết.

Cuối tháng và cuối mỗi quý, kế toán tổng hợp căn cứ vào Sổ cái các tài khoản tiến hành chạy chương trình máy tính để lên Bảng cân đối số phát sinh. Cuối quý từ Bảng cân đối số phát sinh và Bảng tổng hợp chi tiết kế toán tổng hợp sẽ lên Hệ thống Báo cáo tài chính Đánh giá ưu nhược điểm:

Hình thức Nhật ký chung rất phù hợp với Công ty vì phải theo dõi nhiều công trình cùng một lúc và dễ cho Công ty quản lý các đơn vị thành viên.

 Hệ thống sổ kế toán tổng theo hình thức nhật ký chung được sử dụng trong công ty là:

+ Nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, là căn cứ để vào sổ cái các tài khoản liên quan.

+ Sổ cái: Là sổ tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo tài khoản kế toán Cơ sở để ghi sổ cái là nhật ký chung và nhật ký đặc biệt (nếu có) Số liệu ghi trên sổ cái để kiểm tra đối chiếu với số liệu ghi trên các sổ, thẻ kế toán chi tiết, đồng thời là cơ sở để lập báo cáo tài chính cuối năm Các sổ cái sử dụng trong Công ty được thiết kế theo hình thức Sổ Cái ngang

+ Bảng cân đối số phát sinh: Là sổ tổng hợp dùng để kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ kế toán Cơ sở ghi là sổ cái của các tài khoản Trong bảng cân đối số phát sinh thì:

Số dư Nợ của tài khoản = Số dư Có của tài khoản

Số phát sinh Nợ của tài khoản = Số phát sinh Có của tài khoản

 Hệ thống sổ chi tiết của công ty

+ Sổ chi tiết: Là các sổ mở theo yêu cầu quản lý nhằm chi tiết hoá một đối tượng cụ thể Căn cứ để vào sổ chi tiết là các chứng từ và các bảng phân bổ Các sổ kế toán chi tiết của công ty gồm

 Sổ chi tiết tài sản cố định

 Sổ mua sắm tài sản cố định

 Sổ chi tiết vật liệu, công cụ dụng cụ

 Sổ theo dõi tiền vay, tiền vay

 Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh

 Thẻ tính giá thành sản phẩm, hàng hoá

 Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả

 Sổ chi tiết tiền gửi, tiền vay theo từng đối tượng công nợ

 Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, với Ngân sách Nhà nước, thanh toán nội bộ

Cuối tháng, các kế toán viên sẽ thực hiện lập các bảng tổng hợp chi tiết để phục vụ cho nhu cầu quản lý và lên Báo cáo tài chính

 Các bảng phân bổ của Công ty

 Bảng phân bổ tiền lương

 Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

 Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ

 Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty

 Hệ thống báo cáo tài chính

Hệ thống báo cáo tài chính của các chi nhánh và của văn phòng Công ty là đồng nhất với nhau và theo quy định của Bộ tài chính ban hành Theo quyết định số 167/2000/QĐ- BTC và sửa đổi theo thông tư số 89/2002/TT- BTC, các báo cáo của Công ty được lập bao gồm:

 Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01- DN

 Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B02- DN

 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03- DN

 Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B04-DN

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Ngoài ra, trong Công ty còn sử dụng một số loại báo cáo để giúp cho việc hạch toán được dễ dàng hơn và theo dõi được toàn bộ tình hình của toàn Công ty Các báo cáo này bao gồm

 Bảng cân đối số phát sinh

 Bảng cân đối tài khoản

 Báo cáo tổng hợp kiểm kê tài sản cố định, tài sản lưu động

 Bảng kê chi tiết tài khoản công nợ phải thu phải trả kèm theo biên bản đối chiếu công nợ

 Chế độ báo cáo tài chính

Giữa ban quản lý, công trường trực thuộc, văn phòng đại diện với đơn vị quan lý trực tiếp sử dụng các báo cáo sau: Cân đối số dư, Cân đối số phát sinh của các tài khoản, phân tích tạm ứng, công nơ, biên bản kiểm quỹ tiền mặt Các báo cáo khác bao gồm: Báo cáo sản lượng thực hiện trong tháng, báo cáo nhập- xuất-tồn

Giữa các chi nhánh và văn phòng Công ty: hàng quý, các chi nhánh gửi báo cáo của mình về văn phòng Công ty với các mẫu biểu là: Bảng cân đôi kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính, Báo cáo tình hình tăng giảm tài sản và nguồn vốn, Báo cáo về quản lý và sử dụng nguồn khấu hao cơ bản, Báo cáo về tình hình phân phối lợi nhuận, Bảng cân đối phát sinh các tài khoản

 Thời gian lập và gửi:

Báo cáo tài chính quý: Thời gian gửi chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

Báo cáo tài chính năm: Thời gian gửi chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính

 Bộ phận lập: Báo cáo tài chính do kế toán tổng hợp lập và phải có đầy đủ 3 chữ ký và con dấu của: Người lập, Kế toán trưởng, Giám đốc

Phòng đăng ký kinh doanh quận Thanh Xuân

Ban giám đốc, Hội đồng quản trị Công ty

Phiếu nhập Sổ giao nhận chứng từ nhập

Bảng kê nhậpBảng luỹ kê nhập – xuất – tồn

Thẻ kho Sổ số dư

Phiếu xuất Sổ giao nhận chứng từ xuất Bảng kê xuất

II/ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU CỦA

Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Phương pháp tính giá xuất: phương pháp nhập trước, xuất trước

Công ty tiến hành phân bổ công cụ dụng cụ: với những công cụ có giá trị lớn thực hiện phân bổ thông qua tài khoản 242, những công cụ có giá trị nhỏ thì phân bổ một lần hoặc phân bổ nhiều lần thông qua tài khoản 142

Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu nhận hàng

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất điều chuyển kho

Biên bản kiểm nghiệm, tờ kê chi tiết kiểm kê vật tư

Phiếu yêu cầu sử dụng vật tư

Hiện tại, công ty đang áp dụng phương pháp sổ số dư Nhưng do điều kiện cụ thể của công ty nên ngoài các sổ của hình thức sổ số dư Công ty sử dụng thêm bảng kê xuất sử dụng vật tư.

Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập, xuất thủ kho ghi chép vào thẻ kho sự biến động nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về mặt số lượng.

Sơ đồ 8: Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Bảng cân đối số phát sinh Hệ thống BCTC

Chứng từ gốc về vật liệu, CCDC

Chứng từ vật liệu, CCDC trên máy

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Thẻ kho được lập thành hai sổ: một do thủ kho quản lý, một do phòng vật tư quản lý.Thẻ kho được lập cho từng danh điểm vật tư ở từng kho

Cuối tháng, thủ kho tiến hành cộng số liệu và đối chiếu với kế toán vật tư

 Ở phòng kế toán: Định kỳ, sau khi nhận được phiếu giao nhận chứng từ nhập, xuất vật tư do thủ kho chuyển đến, kế toán vật tư lập bảng kê nhập, xuất vật tư về mặt giá trị Từ bảng kê nhập, xuất kế toán nhập vào phần mềm kế toán Từ đó kế toán sẽ tổng hợp nên Bảng kê luỹ kế nhập, xuất, tồn Bảng kê luỹ kế nhập – xuất – tồn được ghi theo giá trị và được lập tương ứng theo từng kho vật tư.

Sổ số dư được lập trên cơ sở phiếu nhập, phiếu xuất cả về số lượng và giá trị, được lập bằng tay không nhập máy Khi công việc tính toán được thực hiện xong kế toán vật từ lập kế hoạch đối chiếu số liệu với thẻ kho về mặt hiện vật và sổ tổng hợp về mặt giá trị

Phương pháp hạch toán tổng hợp: kiểm kê định kỳ được thực hiện vào ngày 1/7 và ngày 31/12 hàng năm.

Trình tự hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty được tiến hành như sau:

Sơ đồ 9 Hạch toán tổng hợp vật liệu, công cụ dụng cụ

Tại Công ty không lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu Nguyên nhân là do: chỉ những vật liệu phụ hoặc vật liệu chính phục vụ cho các công trình gần kho Công ty mới đưa vào kho, còn những vật liệu chính của các công

Sổ chi tiết TSCĐ Sổ tổng hợp chi tiết TSCĐ Sổ cái TK 211, 214

Sổ cái TK241 trình xa kho Công ty sẽ được chuyển đến tận chân công trình và được dùng ngay Bên cạnh đó công ty đã có sẵn các đại lý cung cấp nguyên vật liệu nên giá cả sẽ được giữ ổn định.

2.Hạch toán tài sản cố định

Tài sản cố định được đánh giá theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, thời gian sử dụng phải được ấn định căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ trong quy định tại phụ lục I ban hành kèm theo thông tư số 206/2003/QĐ_ BTC ngày 12/12/2003 Khấu hao được tính hàng tháng và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.

Tài sản cố định trong công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình,tài sản cố định vô hình và tài sản thuê tài chính Việc tính khấu hao được thực hiện tại phòng kế toán của Công ty Hàng tháng phòng quản lý cơ giới theo dõi tình trạng máy móc, việc điều chuyển máy móc giữa các đội, số giờ chạy máy thông qua sổ nhật trình sau đó chuyển lên phòng kế toán Kế toán tài sản cố định sẽ tính khấu hao theo số giờ chạy máy thực tế và theo từng công trình cụ thể.

Hợp đồng mua bán, hợp đồng sửa chữa lớn tài sản cố định.

Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản thanh lý tài sản cố định

Bảng trích khấu hao, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định

Hiện tại, Công ty sử dụng sổ chi tiết tài sản cố định phân chia theo loại tài sản nhưng chi tiết theo từng bộ phận, công trình sử dụng Phòng kế toán không lập thẻ tài sản cố định mà thẻ này do phòng cơ giới lập và quản lý.

Chứng từ gốc về TSCĐ

Chứng từ TSCĐ trên máy

Sổ cái TK 211, 214 Bảng cân đối số phát sinh Hệ thống BCTC

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Sơ đồ 10: Hạch toán chi tiết tài sản cố định

Từ các chứng từ mua- bán, tăng- giảm tài sản cố định kế toán tài sản cố định vào phần mềm kế toán để tập hợp vào tài khoản 241 và lên sổ mua bán tài sản cố định Sau khi xác định được nguyên giá tài sản cố định từ sổ mua bán tài sản cố định kế toán sẽ đưa lên sổ chi tiết tài sản cố định

Hàng tháng căn cứ vào Sổ nhật trình do phòng cơ giới cung cấp, kế toán sẽ tính khấu hao đồng thời lập Bảng trích khấu hao và Bảng phân bổ khấu hao.

Từ bảng trích khấu hao và biên bản thanh lý tài sản cố định kế toán đưa lên sổ chi tiết tài sản cố định Từ sổ chi tiết tài sản cố định sẽ lên bảng tổng hợp chi tiết tài sản cố định Định kỳ bảng tổng hợp chi tiết tài sản cố định sẽ được đối chiếu với sổ cái TK211 và TK214

Trình tự hạch toán tổng tài sản cố định diễn ra theo quy trình sau:

Sơ đồ 11: Hạch toán tổng hợp tài sản cố định

Hạch toán tiền gửi ngân hàng và tiền mặt

Sổ quỹ Sổ cái TK 111

Chứng từ tiền gửi tiền vay, giấy báo nợ, giấy báo cóVào sổ chi tiết theo dõi theo từng đối tượng

Sổ phụ của ngân hàng

Trong Công ty không quản lý ngoại tệ

Chứng từ tiền gửi, chứng từ tiền vay

Giấy báo nợ, giấy báo có

Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng

Sơ đồ 12: Hạch toán chi tiết tiền mặt

 Với tiền gửi ngân hàng Trình tự ghi sổ như sau:

Sơ đồ 13: Hạch toán chi tiết tiền gửi ngân hàng Đầu năm, ngân hàng sẽ gửi số dư các khoản tiền gửi và tiền vay củaCông ty tại ngân hàng cho doanh nghiệp, kế toán ngân hàng sẽ tiến hành đối chiếu với sổ cái TK112 của Công ty.

Chứng từ trên máy Nhật ký chung

Bảng cân đối số phát sinh Hệ thống BCTC

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Từ chứng từ tiền gửi và tiền vay, kế toán ngân hàng vào sổ theo dõi chi tiết các khoản tiền vay, tiền gửi theo từng đối tượng.

Cuối kỳ, kế toán ngân hàng cộng sổ theo dõi chi tiết để đối chiếu với sổ cái TK112 và đối chiếu với sổ phụ của ngân hàng.

 Hạch toán tổng hợp tiền mặt, tiền gửi ngân hàng

Sơ đồ 14: Hạch toán tổng hợp tiền mặt và tiền gửi ngân hàng

Hạch toán tiền lương

Lao động trong Công ty được chia thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Việc tính lương cho lao động trực tiếp và gián tiếp là khác nhau Lao động trực tiếp tính lương theo sản phẩm tức là theo khối lượng công việc hoàn thành và khoán gọn công việc Còn lao động gián tiếp tiền lương tính theo thời gian lao động Trong lao động trực tiếp lại chia thành hai bộ phận: nhân công thuê ngoài và nhân công trong biên chế Cách tính lương của hai bộ phận trực tiếp này là như nhau nhưng lao động thuê ngoài có hệ số lương là 1, còn lao động trong biên chế có hệ số lương lớn hơn 1 mặc dù cùng hoàn thành khối lượng công việc như nhau.

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Sổ tổng hợp chi tiết TK334, 338

Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng kê sản phẩm hoàn thành

Bảng thanh toán tiền lương

Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm và công việc hoàn thành

Phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội

Phiếu báo làm thêm giờ

Sơ đồ 15: Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương

Căn cứ vào các chứng từ tiền lương, phòng kinh tế sẽ tính ra tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân viên Sau đó phòng kinh tế sẽ lập bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương rồi gửi cho phòng kế toán. Tại các đội thi công, kế toán đội sẽ tính lương cho nhân công lao động trực tiếp ở đội Đối với lao động thuê ngoài, kế toán đội căn cứ vào các chứng từ ban đầu và hợp đồng giao khoán công việc để tính lương và lập bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài, bảng chia lương cho từng lao động và bảng thanh toán tiền lương thuê ngoài Đối với lao động trực tiếp tại các đội thi công trong biên chế của công ty, kế toán đội sẽ tính lương cho từng người lao động và các khoản trích theo lương theo chế độ quy định Sau đó kế toán đội lập Bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Công ty không trích bảo hiểm đối với nhân công thuê ngoài, còn với các lao động trong biên chế, Công ty sẽ trích vào chi phí 19% số tiền lương

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Nhật ký chung Chứng từ trên máy

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Phương phải trả công nhân trong tháng, 6% khấu trừ vào lương để tính ra các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ.

Sau khi tính xong tiền lương phải trả cho nhân công trong biên chế và nhân công thuê ngoài, kế toán đội sẽ tập hợp chứng từ và các bảng thanh toán, phân bổ gửi lên phòng kế toán của Công ty.

Kế toán tiền lương vào sổ chi tiết phải trả công nhân viên và Bảng tổng hợp các khoản phải trả công nhân viên theo từng công trình Đồng thời kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương là cơ sở để tính chi phí nhân công trực tiếp

Sơ đồ 16: Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

Hạch toán doanh thu và các khoản công nợ với khách hàng, nhà cung cấp

Hoá đơn bán hàng, mua hàng

Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho

Biên bản nghiệm thu khối lượng, chất lượng công trình hoàn thành

Hoá đơn dịch vụ mua ngoài

Sổ chi tiết giá vốn và bán hàng, sổ chi tiết thanh toán với khách hàng, nhà cung cấp

Sổ tổng hợp chi tiết giá vốn và bán hàng, sổ tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng nhà cung cấpSổ cái TK 511, 632, 331, 131, 154

Bảng đối chiếu tài khoản khách hàng

 Hạch toán chi tiết doanh thu, công nợ với khách hàng và nhà cung cấp

Sơ đồ 17: Hạch toán chi tiết doanh thu, công nợ với khách hàng và nhà cung cấp

Từ biên bản nghiệm thu khối lượng công trình giữa hai bên, ban quản lý các công trình sẽ viết phiếu giá, nếu chưa có phiếu giá thì công trình chỉ được coi là sản lượng Từ phiếu giá ban quản lý sẽ viết hoá đơn thuế giá trị gia tăng sau đó gửi lên phòng kế toán Từ hoá đơn này kế toán sẽ vào sổ chi tiết doanh thu và giá vốn hàng bán Nếu khách hàng chưa thanh toán ngay kế toán sẽ vào sổ chi tiết thanh toán với khách hàng Định kỳ sẽ lập sổ tổng hợp chi tiết thanh toán với khách hàng để đối chiếu với sổ cái TK131 và lập bảng đối chiếu tài khoản khách hàng

Khi mua vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản nếu chưa trả tiền, kế toán sẽ căn cứ vào hoá đơn để vào sổ chi tiết thanh toán với nhà cung cấp Định kỳ lên sổ tổng hợp chi tiết thanh toán với nhà cung cấp để đối chiếu với sổ cái TK 331

Bảng cân đối số phát sinh Hệ thống BCTC

Chứng từ trên máy Sổ chi tiết TK 621

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Sơ đồ 18: Hạch toán tổng hợp doanh thu, công nợ với khách hàng và nhà cung cấp

Hạch toán chi phí sản xuất

Đối tượng tính giá thành là hạng mục công trình, phương pháp tính giá là phương pháp trực tiếp Hình thức thanh toán là theo tiến độ thi công (hàng tháng).

6.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Phiếu xuất, phiếu xuất điều chuyển kho.

Các nguồn khác như: Bảng kê xuất vật liệu, bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, các phiếu kế toán

Phiếu thu, phiếu trả liên quan

Chi phí nguyên vật liệu là một yếu tố chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xây lắp bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng…

Chi phí nguyên vật liệu chính trong Công ty bao gồm giá trị vật liệu xây dựng như: gạch, xi măng, sắt, thép, cát, sỏi, đá… dùng trực tiếp vào công trình.

Chi phí nguyên vật liệu phụ bao gồm giá trị các vật liệu phụ như: ván, khuân, giàn dáo, cốp pha… được các đội thi công thuê ngoài là chủ yếu để phục vụ công trình

 Trình tự hạch toán chi tiết và tổng hợp

Bảng cân đối số phát sinh Hệ thống BCTC

Sổ tổng hợp chi tiết TK 622

Sơ đồ 19: Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

6.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Bảng thanh toán tiền lương

Chứng từ sử dụng trong phần hành kế toán vốn bằng tiền như: phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có

Phiếu kế toán báo sản phẩm hoàn thành Phiếu thu, phiếu trả liên quan

Chi phí nhân công trực tiếp chiếm tỷ trọng tương đối trong giá thành sản phẩm xây lắp Việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công trực tiếp có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương và trả lương chính xác cho người lao động và góp phần vào việc hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp.

Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp được mở theo từng công trình.

Bảng cân đối số phát sinh Hệ thống BCTC

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Sơ đồ 20: Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

6.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung.

Các chứng từ gốc gồm: phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn thanh toán

Các bảng phân bổ: bảng phân bổ công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ tiền lương, bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định

Chi phí sản xuất chung là chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi toàn doanh nghiệp Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK627 Chi phí sản xuất chung trong Công ty bao gồm:

Chi phí nhân công quản lý đội: bao gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội và các khoản trích theo lương, ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất Kế toán sử dụng TK6271 để hạch toán.

Chi phí nguyên vật liệu phụ phục vụ quản lý đội Kế toán sử dụng TK6272 Chi phí công cụ, dụng cụ quản lý đội Kế toán sử dụng TK6273 để hạch toán. Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý phân xưởng Kế toán sử dụng TK6274

Chi phí sửa chữa nhỏ phục vụ cho việc sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị đảm bảo việc vận hành của máy, tạo điều kiện cho quá trình thi công đúng tiến độ Kế toán sử dụng TK6275 để hạch toán

Chi phí mua ngoài Kế toán sử dụng TK6277

Chi phí khác bằng tiền: là những chi phí về giao dịch như tiếp khách, văn phòng phẩn, về cầu phà, cước điện thoại cố định, di động, nước uống Kế toán sử dụng TK6278

Bảng cân đối số phát sinh Hệ thống BCTC

Sổ tổng hợp chi tiết TK 627

 Sơ đồ trình tự hạch toán chi tiết và tổng hợp

Sơ đồ 21: Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí sản xuất chung

Trên cơ sở các bảng tính toán phân bổ chi phí vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho các đối tượng tập hợp chi phí đã được xác định kế toán tổng hợp sẽ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp vào cuối kỳ kế toán hoặc khi công trình hoàn thành toàn bộ. Chi phí sản xuất từ sổ chi tiết các tài khoản mở theo từng công trình, hạng mục công trình, được kết chuyển vào Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và sổ chi tiết tài khoản 154.

Tóm lại trình tự hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong Công ty được thực hiện theo đúng các chuẩn mực kế toán ban hành cũng như các quy định của Bộ tài chính ban hành Việc hạch toán các nghiệp vụ trong Công ty được thực hiện chi tiết theo từng bộ phận để tiện lợi cho việc quản lý và ra quyết định của bộ phận quản lý.

Kế toán tổng hợp hạch toán kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính

7.1 Hạch toán kết quả kinh doanh

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

Hệ thống báo cáo tài chính

Bảng cân đối số phát sinh

Sổ chi tiết các tài khoản 511, 515,

Sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản 511, 515,711, 632, 635, 811,911,421,641,642

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

Kế toán tổng hợp quản lý mảng chi phí, giá thành cũng như các khoản chi phí chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, doanh thu tài chính và doanh thu khác.

Hoá đơn giá trị gia tăng

Hoá đơn cước vận chuyển.

Các hợp đồng tiền vay ngắn hạn, dài hạn, hợp đồng cho vay.

Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.

Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định.

 Hạch toán xác định kết quả sản xuất kinh doanh.

Trình tự hạch toán tổng hợp và chi tiết

Sơ đồ 22: Xác định kết quả sản xuất kinh doanh

Hàng ngày các kế toán viên phụ trách từng phần hành sẽ tập hợp chứng từ và chuyển lên cho kế toán tổng hợp Từ các chứng từ này kế toán tổng hợp sẽ vào máy và lên Nhật ký chung Từ Nhật ký chung các kế toán viên sẽ lên được các Sổ cái do mình phụ trách Kế toán tổng hợp trực tiếp quản lý mảng chi phí và doanh thu trừ doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và kế toán tổng hợp lập sổ chi tiết các tài khoản mà mình quản lý từ các chứng từ gốc và các bảng phân bổ gồm các tài khoản 515, 711, 632, 635, 811, 641, 642.

Việc phân bổ 641 và 642 dựa trên doanh thu của từng công trình, hạng mục công trình

Cuối mỗi quý kế toán tổng hợp lập sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản trên, sau đó căn cứ vào các chứng từ của phần hành kế toán doanh thu tiến hành kết chuyển các tài khoản doanh thu và chi phí về TK 911 đồng thời xác định kết quả kinh doanh trong quý.

7.2 Lập Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị Theo đó, báo cáo tài chính chứa đựng những thông tin tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày thực trạng tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp cho những người quan tâm (chủ doanh nghiệp, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng…).

Công ty cổ phần LICOGI 13 là một doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá trực thuộc Tổng Công ty xây dựng và phát triển nhà ở có quy mô tương đối lớn Chính vì vậy, Công ty phải lập và gửi các báo cáo tài chính theo đúng chế độ Các báo cáo tài chính được lập và gửi vào cuối mỗi quý (cuối tháng 3, tháng 6, tháng 9 tháng 12 kể t ừ ngày bắt đầu niên độ kế toán) để phản ánh tình hình tài chính của các kỳ kế toán và cả niên độ kế toán cho các cơ quan quản lý Nhà nước và cho Tổng Công ty.

Cơ sở số liệu và trình tự lập các báo cáo tài chính của công ty như sau

7.2.1 Lập bảng cân đối kế toán

 Nguồn số liệu để lập bảng cân đối kế toán bao gồm:

 Bảng cân đối kế toán kỳ kế toán trước.

 Số dư của các tài khoản Tài sản và Nguồn vốn trên Bảng cân đối số phát sinh của kỳ lập Bảng cân đối kế toán.

 Số dư của các tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán

Báo cáo thực tập tổng hợp GVHD: PGS TS Nguyễn Minh

 Trước khi lên được báo cáo tài chính kế toán tổng hợp phải tiến hành các công việc sau:

 Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các tài khoản, sổ sách liên quan, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa sổ kế toán của đơn vị với các đơn vị có liên quan

 Khoá sổ kế toán tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán Xác định số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ, số dư cuối kỳ để chạy lên Bảng cân đối số phát sinh

 Kế toán tiến hành lập Bảng cân đối kế toán theo trình tự sau

 Số đầu kỳ : Từ số liệu cột 'Số cuối kỳ' của Bảng cân đối kế toán cuối kỳ kế toán trước, kế toán sẽ chạy phần mềm kế toán để đưa vào cột 'Số đầu kỳ' của Bảng cân đối kỳ hiện tại tương ứng với từng chỉ tiêu

 Số cuối kỳ: Số liệu để đưa lên cột 'Số cuối kỳ' được căn cứ vào số dư các tài khoản cấp 1 và cấp 2 của các sổ kế toán có liên quan gồm Sổ cái các tài khoản và Bảng cân đối số phát sinh đã khoá sổ tại thời điểm lập Bảng cân đối kế toán Cụ thể:

+ Số dư Nợ của các tài khoản được phần mềm kế toán đưa lên các chỉ tiêu tương ứng ở phần Tài sản Số dư Có của các tài khoản được phần mềm kế toán đưa lên chỉ tiêu tương ứng ở phần Nguồn vốn

+ Các trường ngoại lệ: Các tài khoản về hao mòn gồm TK2141- Hao mòn tài sản cố định hữu hình, TK2142- Hao mòn tài sản cố định thuê tài chính, TK2143- Hao mòn tài sản cố định vô hình mặc dù có số dư Có nhưng máy tính sẽ tự động chạy lên phần Tài sản nhưng sẽ được ghi âm.

 Các chỉ tiêu ngoài Bảng: Do các tài khoản đều là các tài khoản ghi đơn nên máy tính sẽ chuyển số liệu trực tiếp từ số dư Nợ trên Sổ cái các tài khoản này.

7.2.2 Lập báo cáo kết quả kinh doanh

 Nguồn số liệu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm

 Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước.

 Sổ cái các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và Bảng cân đối số phát sinh.

 Sổ kế toán các tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ và tài khoản333- Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

 Sổ kế toán chi tiết thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm

 Báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm 3 phần:

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được miễn giảm, thuế GTGT hàng nội địa.

 Kế toán tiến hành lập Báo cáo kết quả kinh doanh theo trình tự sau

 Kỳ trước: Từ số liệu của cột 'Kỳ này' của Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước phần mềm kế toán sẽ chạy số liệu lên cột 'Kỳ trước' của Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này theo từng chỉ tiêu dòng tương ứng.

 Kỳ này: Căn cứ để lên cột 'Kỳ này' là số phát sinh Nợ/Có của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 và tài khoản 421, 333 được lấy từ Bảng cân đối số phát sinh.

 Luỹ kế từ đầu năm: Số liệu để đưa lên cột 'Luỹ kế từ đầu năm' được căn cứ vào số liệu ghi ở cột 'Luỹ kế từ đầu năm' của Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ trước cộng với số liệu của cột 'Kỳ này' trên báo cáo theo từng chỉ tiêu tương ứng.

Ngày đăng: 10/08/2023, 16:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: cơ cấu lao động của công ty theo trình độ - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng 1 cơ cấu lao động của công ty theo trình độ (Trang 9)
Bảng 2: Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng 2 Cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp (Trang 10)
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2003-2005 - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng 5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm 2003-2005 (Trang 19)
Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Sơ đồ 1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty (Trang 21)
Sơ đồ 3: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Sơ đồ 3 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 23)
Sơ đồ 6: Tổ chức bộ máy kế toán - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Sơ đồ 6 Tổ chức bộ máy kế toán (Trang 31)
Bảng cân đối số  phát sinh - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 34)
Bảng kê nhập Bảng luỹ kê nhập – xuất – tồn - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng k ê nhập Bảng luỹ kê nhập – xuất – tồn (Trang 38)
Bảng thanh toán tiền lương - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng thanh toán tiền lương (Trang 44)
Sơ đồ 16: Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Sơ đồ 16 Hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương (Trang 45)
Bảng cân đối số phát sinh Hệ thống BCTC - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng c ân đối số phát sinh Hệ thống BCTC (Trang 50)
Bảng cân đối số  phát sinh Chứng từ trên máy - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng c ân đối số phát sinh Chứng từ trên máy (Trang 51)
Bảng kê xuất sử dụng vật tư cho công trình Trung Tâm Hội Nghị Quốc Qia - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng k ê xuất sử dụng vật tư cho công trình Trung Tâm Hội Nghị Quốc Qia (Trang 70)
Bảng kê xuất dầu mỡ, phụ tùng tháng 12/2005 - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng k ê xuất dầu mỡ, phụ tùng tháng 12/2005 (Trang 71)
Bảng kê xuất sử dụng vật tư tháng 12 năm 2005 - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
Bảng k ê xuất sử dụng vật tư tháng 12 năm 2005 (Trang 71)
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH - Qui trình sản xuất sản phẩm chính của công ty là thi công san nền và đúc cọc mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cổ phần licogi
BẢNG CÂN ĐỐI SỐ PHÁT SINH (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w