TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN KINH
Giới Thiệu tổng quan về Công ty
1.1.1 Lịch sử ra đời và quá trình thay đổi của công ty
Công ty cổ phần Chế biến Kinh doanh Lương thực - Thực phẩm Hà nội
(Hanoifood) được thành lập vào tháng 10 năm 1967 Với hơn 40 năm hoạt động và phát triển, công ty tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt nam trong lĩnh vực sản xuất và chế biến thực phẩm
Thành lập năm 1967 với tên gọi là Xí nghiệp bột Hoàng Mai, là đơn vị của
Sở Công nghiệp Hà Nội, thộc UBND Thành phố Hà Nội
Năm 1989 Công ty Hanoifood góp vốn liên doanh với Công ty kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam (VIFON) để thành lập Xí nghiệp liên doanh Vifon Hà Nội với sản phẩm chính là Mì ăn liền nhãn hiệu VIFON HÀ NỘI.
Năm 1992 Xí nghiệp bột Hoàng Mai đổi tên thành công ty Chế biến Kinh doanh lương thực Hà Nội, là đơn vị thành viên của Sở Lương thực Hà Nội, thuộc UBND Thành phố Hà Nội.
Từ năm 1994 đến nay Công ty đã liên tục hợp tác với Công ty Pepsico Việt Nam để gia công sản xuất các sản phẩm nước giải khát
Từ năm 1994 đến năm 2003, các sản phẩm nước giải khát mang thương hiệu Pepsi đã được sản xuất tại Nhà máy Nước ngọt Đông Dương Năm 2003 Công ty Hanoifood đầu tư xây dựng Nhà máy máy Liên hợp Thực phẩm Đông Nam Á (tại xã Lạc đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng yên) và tiếp tục gia công sản xuất các sản phẩm nước giải khát cho PepsiCo Việt nam từ đó đến nay.
Năm 1996 sau khi chấm dứt liên doanh với Công ty Kỹ nghệ Thực phẩm Việt Nam, Công ty Hanoifood đã tiếp nhận toàn bộ Xí nghiệp liên doanh Vifon Hà nội để Thành lập Nhà máy Mì ăn liền Hà nội.
Năm 2001 công ty chuyển về trực thuộc Tổng công ty Lương thực Miền Bắc và đổi tên thành công ty Chế biến và Kinh doanh Lương thực – Thực phẩm Hà Nội.
Tháng 4/ 2006 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần và tiếp tục là thành viên của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc.
Năm 2009 Công ty xây dựng Nhà máy nước chấm SHI-FU với dây chuyền sản xuất nước chấm hiện đại theo qui mô công nghiệp và áp dụng công nghệ truyền thống của Nhật bản Sản phẩm Nước tương và Nước chấm nhãn hiệu SHI-FU đã được đưa ra thị trường đúng vào dịp nhân dân cả nước đón chào Đại lễ Một Nghìn Năm Thăng Long - Hà Nội.
1.1.2 Thông tin chung về công ty
Các ngành sản xuất kinh doanh chính của công ty
Chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm, nước giải khát;
Xuất nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu phục vụ chế biến Lương thực - Thực phẩm - Nước giải khát;
Sản xuất và in ấn bao bì.( trừ loại Nhà nước cấm)
Thương nghiệp bán buôn, bán lẻ lương thực, nông sản, vật tư nông nghiệp, kinh doanh tổng hợp(không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật )
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khu vui chơ giải trí;
Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, nhà khách, nhà nghỉ( không bao gồm quán Bar; phòng hát karaoke; vũ trường )
Dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng ô tô theo hợp đồng.
Đào tạo nghề trong lĩnh vực: Chế biến thực phẩm; xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, khách sạn.
Kinh doanh bất động sản.
Các thành tích đã đạt được Được chính phủ tặng:
Được nhận bằng khen ( năm 1979)
Huân chương lao động hạng Ba( năm 1981)
Huân chương lao động hạng Hai( năm 1985)
Huân chương lao động hạng Nhất( năm 1990)
Huân chương lao động hạng Ba( năm 2009) Được hội đồng Bộ trưởng tặng bằng khen (năm 1983)
Năm 2006, công ty được nhận Huy chương đồng về chất lượng do tập đoàn Pepsico toàn cầu trao tặng.
Năm 2008, công ty được nhận Huy chương Bạc về chất lượng do tập đoànPepsico toàn cầu trao tặng. Đặc biệt, đã được Quacert cấp chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000 liên tục từ năm 2001 đến nay.
1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Cơ cấu tổ chức của công ty được mô tả sơ bộ qua sơ đồ sau:
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban chức năng mời xem Phụ lục 1
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần chế biến kinh doanh
Lương thực –thực phẩm Hà Nội
BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tài chính kế toán
Nhà máy liên hợp Đông
Xưởng sản xuất bao bì định công
Nhà máy chế biến nước chấm SHI-FU
Nhà máy mì ăn liền
Xí nghiệp chế biến nông sản Nhân Chính
Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hanoifood
1.2.1 Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm từ 2007 đến
2009 ta thấy lợi nhuận của công ty luôn đạt kết quả tốt Tuy nhiên có thể thấy được rõ nét là năm 2007 công ty đã đạt lợi nhuận cao nhất trong các năm Năm 2008 giảm đi hơn 2 lần sao với năm 2007, nhưng đến năm 2009 đã tăng mạnh trở lại( tăng hơn 50% so với năm 2008).
So với kế hoạch đã đặt ra thì năm 2007 đã đạt 269,4%, năm 2008 tăng 121,9% và năm 2009 đã tăng 212,3% Điều này cho thấy sau khi công ty nhận biết có sự giảm sút rõ rệt về lợi nhuận đã kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 1.2.2a Phân tích mức độ độc lập về tài chính
Hệ số tài trợ = VCSH/NV 0,468 0,561 0,472
Hệ số tài trợ TSDH = VCSH/TSDH 3,702 1.940 1,445
Hệ số tài trợ TSCĐ = VCSH/TSCĐ 3,702 3,498 2,507
( Nguồn: Bảng cân đối kế toán qua các năm từ 2007-2009)
Qua bảng trên ta thấy, hệ số tài trợ qua 3 năm gần đây có sự tăng giảm nhưng không quá đột ngột, năm 2008 tăng 0,561 còn năm 2009 chỉ tăng 0,468 xấp xỉ bằng năm 2007 Điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty chưa được ổn định lắm.
Ta chú ý đến 2 hệ số tài trợ tài sản cố định và hệ số tài trợ tài sản dài hạn luôn lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty luôn đảm bảo đầu tư dài hạn hay tài sản cố định khi quyết định mở rộng quy mô sản xuất Đây là tín hiệu tốt cho tình hình tài chính của công ty.
Bảng 1.2.2b Chỉ số thanh toán
Chỉ số thanh toán hiện thời 2.183 1.823 2.218
Chỉ số thanh toán nhanh 1.015 0.186 0.773
(Nguồn: tính toán từ bảng báo cáo tài chính)
Chỉ số thanh toán hiện thời = vốn lưu động/ Nợ ngắn hạn
Chỉ số thanh toán nhanh = ( vốn lưu động – giá trị lưu kho)/nợ ngắn hạnQua bảng tính toán các chỉ số thanh toán từ bảng bảo cáo tài chính từ năm2007-2009 ta thấy: chỉ số thanh toán hiện thời lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán hiện thời của công ty là cao Còn chỉ số thanh toán nhanh ta cũng thấy được các năm 2007,2008 chỉ số này nhỏ hơn 1 nhưng năm 2009 đã bắt đầu tăng lên và đạt trên 1 Điều này cho thấy khả năng tài chính của công ty đang được cải thiện và khả năng thanh toán nhanh được đảm bảo.
Bảng 1.2.2c Bảng tính chỉ số lợi nhuận
Doanh lợi doanh thu bán hàng 0,00415 0,00352 0,00454 Doanh lợi của toàn bọ vốn kinh doanh 0,00473 0,02564 0,02016
(Nguồn: tính toán từ bảng báo cáo tài chính từ 2007-2009) Doanh lợi doanh thu bán hàng = lợi nhuận ròng/doanh thu bán hàng
Doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh = (lợi nhuận ròng – chi phí lãi vay)/nguồn vốn kinh doanh
Qua bảng tính toán hai chỉ số lợi nhuận ta thấy doanh lợi doanh thu bán hàng năm 2009 không tăng nhiều so với các năm trước, so với năm 2008 thì có tăng khoảng 0,001 nhưng so với năm 2007 thì còn giảm đi Cũng nhìn vào chỉ số doanh lợi trên toàn bộ vốn kinh doanh thì thấy năm 2009 cũng giảm đi rõ rệt so với năm
2008 và 2007 Điều này cho thấy hiệu quả kinh doanh năm 2009 không cao so với 2 năm trước. Đánh giá chung qua các phân tích và đánh giá trên ta thấy nổi bật nhất là tình hình tài chính của công ty khá ổn định thể hiện ở khả năng thanh toán Nhận thấy hiệu quả kinh doanh của năm 2009 là không cao và thấp hơn khá nhiều so với năm
2008 và 2007 Tuy vậy, ta có thể thấy công ty vẫn đang đầu tư vào việc mở rộng quy mô và không ngừng đầu tư vào tài sản cố định hay tài sản dài hạn.
Những ưu điểm – nhược điểm và khó khăn thách thức đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
1.3.1 Những ưu điểm – nhược điểm về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty có truyền thống và nền tảng về sản xuất, chế biến kinh doanh lương thực thực phẩm ở Việt Nam.
- Do trong những năm về trước Hanoifood liên doanh với công ty khác như VIFON, PEPSICO… nên sau khi kết thúc hợp đồng liên doanh với các công ty trên, Hanoifood được thừa hưởng hệ thống dây chuyền sản xuất mì ăn liền, nước giải khát hiện đại, cùng với đó là đội ngũ nhân viên, công nhân trung thành và ổn định đã quen với việc sử dụng các dây chuyền đó.
- Là một công ty vừa trong ngành lương thực – thực phẩm, công ty có khả năng giảm các thủ thục hành chính, tăng tốc độ xử lý các hoạt động sản xuất kinh doanh làm đẩy nhanh và mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Đã áp dụng hế thống Quản lý chất lượng từ năm 2001 và được Quacert cấp chứng nhận Điều này chứng tỏ ban lãnh đạo công ty đã xác định được việc định hướng chiến lược lâu dài đó là hướng tới lợi ích của khách hàng.
- Từ năm 2001 đến nay Công ty đã liên tục cải tiến hoạt động Quản lý chất lượng và cập nhật phiên bản tiếp theo của bộ ISO 9000: Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2000; bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
- Công ty đã áp dụng tương đối thành công hệ thống QLCL theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000, đã hướng dẫn, đào tạo cho đa số nhân viên công ty hiểu biết, làm theo và liên tục cải tiến các quy trình trong hệ thống Những thành công khi áp dụng ISO đã làm thay đổi cách nhìn lãnh đạo, của nhân viên về quản lý chất lượng bởi nhờ có hệ thống QLCL nên công ty đã xây dựng được thương hiệu cho mình trên thị trường, công nhân viên có môi trường làm việc thân thiện hơn, các hoạt động sản xuất kinh doanh dễ dàng hơn, các hoạt động kiểm soát, theo dõi trong công ty cũng thuận tiện hơn.
- Bên cạnh rất nhiều những ưu điểm của công ty thì vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như: tình trạng nhân viên làm việc chưa nghiêm túc, mang tính chất đối phó vẫn còn; sử dụng công nghệ sản xuất cũ kĩ, cơ sở hạ tầng xuống cấp; một số điểm sản xuất chưa đảm bảo môi trường lao động cho công nhân; cơ sở sản xuất nằm tại trung tâm nội thành thành phố Hà Nội; khối lượng văn bản và công việc đôi khi vượt quá khả năng kiểm soát;…
1.3.2 Những khó khăn thách thức đối với tình hình sản xuất của công ty.
- Trong thời buổi kinh tế thị trường yêu cầu của khách hàng ngày càng trở nên khắt khe, khó tính với sản phẩm Điều này buộc Doanh nghiệp phải luôn không ngừng thay đổi trong sản xuất, kinh doanh
- Đội ngũ nhân viên, công nhân cũng cần luôn phải được đào tạo, cập nhật các kiến thức mới về công nghệ, các quy trình lao động.
- Bài toán về quản lý trong công ty cũng là một trong những lời giải chưa toàn diện, công ty cần bổ sung lực lượng lãnh đạo, cán bộ quản lý có đủ năng lực phù hợp với sự phát triển của mình.
- Cũng từ việc trước đây công ty sản xuất thuê cho Vifon nên việc thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm của Hanoifood là rất khó khăn Điều quan trọng trong thời kì này và thời gian tới đó là công ty phải vượt qua cái bóng của các hãng khác trong mắt người tiêu dùng.
- Việc áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng trong công ty còn gặp nhiều khó khăn do trình độ lao động của công nhân chưa cao, chưa được đào tạo sâu rộng về hệ thống Quản lý chất lượng ISO 9001:2008 dẫn đến dễ mắc sai lầm trong các quá trình áp dụng.
- Sản phẩm mì ăn liền là một loại lương thực được khá nhiều công ty trong và ngoài nước tập trung sản xuất và có chất lượng khá cao, đã có chỗ đứng trên thị trường Việc Hanoifood phải đối mặt với tính cạnh tranh gay gắt của thị trường mì ăn liền là rất cao.
“Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2008, tại Việt Nam có hơn 50 doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền, sản lượng đạt khoảng 5 tỷ gói/năm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 15% -20% Việt Nam được xem là một trong những quốc gia tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất châu Á Theo dự báo của các chuyên gia, ngành sản xuất mì ăn liền sẽ tiếp tục tăng trưởng ở tốc độ cao, sản lượng sẽ tăng lên khoảng 6-7 tỷ gói trong vòng 3 năm tới Hướng tới, các doanh nghiệp sẽ không đi vào sản xuất theo chiều rộng mà tập trung vào chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm với mì gói, mì ly, mì tô, mì không chiên, mì tươi Suy cho cùng, mì ăn liền tuy không phải là một sản phẩm mới mẻ nhưng nếu cạnh tranh một cách sòng phẳng, chắc chắn phần thắng sẽ nghiêng về các doanh nghiệp có sự đầu tư bài bản, biết lắng nghe và đưa ra những sản phẩm vừa có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng.”
(Theo Doanh Nhân - dddn.com.vn)
- Hanoifood là một công ty vừa, nguồn lực về con người cũng như tài chính chưa thực sự lớn mạnh dẫn đến khả năng cạnh tranh trên thị trường còn nhiều hạn chế Bên cạnh đó, nó còn ảnh hưởng tới việc đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Trong khi đó, yếu tố kỹ thật công nghệ là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của sản phẩm, chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường.
TÌNH HÌNH ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2000 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN KINH
Tình hình áp dụng Hệ thống QLCL ISO 9001:2008 tại công ty
2.1.1 Thực trạng áp dụng Hệ thống QLCL ISO 9001:2008 tại công ty
Thực trạng áp dụng hệ thống QLCL ở công ty được mô tả dựa trên 5 nội dung chính:
- Trách nhiệm của lãnh đạo
- Các tiêu chuẩn, quy trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 áp dụng trong công ty
- Tổ chức đào tạo, hướng dẫn
- Áp dụng hệ thống QLCL trong công ty
2.1.1.1 Trách nhiệm của lãnh đạo
Giám đốc chịu trách nhiệm xây dựng HTQLCL trong toàn Công ty và không ngừng cải tiến tính hiệu quả của hệ thống đó Dựa trên 08 nguyên tắc quản lý chất lượng và thông qua các cuộc họp chiến lược của lãnh đạo, Giám đốc cam kết phát triển các nội dung cụ thể như sau:
1 Truyền đạt cho mọi nhân viên hiểu rõ tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng như các quy định của pháp luật.
2 Lập chính sách chất lượng
3 Đảm bảo các mục tiêu chất lượng được thiết lập.
4 Thực hiện việc xem xét.
5 Đảm bảo sự sẵn có của nguồn lực để thoả mãn nhu cầu khách hàng và không ngừng nâng cao tính hiệu quả của nó Những nguồn lực này dựa trên những kế hoạch nhân sự, đào tạo, kế hoạch cải tiến thiết bị, cải tiến môi trường làm việc…
Ban lãnh đạo công ty cũng xác định rất rõ ràng rằng, việc nâng cao hệ thống Quản lý chất lượng sản phẩm sẽ là nền tảng cho việc nâng cao hệ thống Quản lý chất lượng chung cho toàn Công ty Điều này sẽ dẫn đến việc Công ty nâng được thương hiệu của sản phẩm nói riêng và công ty nói chung.
“Các Nhà Quản trị cao cấp nhận thức được tính cấp bách của QT định hướng chất lượng và cam kết thực hiện Quản trị theo hệ thống đó Theo W.E.Deming:
“Bạn không buộc phải áp dụng ISO 9000 nếu không cảm nhận thấy bị thúc bách bởi sự sống còn”” ( trang 239 giáo trình Quản trị Kinh doanh )
2.1.1.2 Hệ thống các văn bản Quản lý chất lượng ISO 9001:2008
Công ty Hanoifood đã và đang áp dụng đầy đủ hệ thống các tiêu chuẩn, thủ tục của bộ ISO 9001:2008
Hệ thống các tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn sổ tay chất lượng
- Sổ tay chất lượng là tài liệu ở tầng thứ nhất trọng hệ thống tài liệu về Quản lý chất lượng.
- Đại diện lãnh đạo và nhóm ISO soạn thảo STCL theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và ban hành sau khi giám đốc phê duyệt STCL.
- Sổ tay gốc do đại diện lãnh đạo về chất lượng QMR giữ Các đơn vị giữ các bản sao có kiểm soát.
- STCL có thể cung cấp cho khách hàng và những nhà cung ứng của công ty, nhưng dưới dạng bản sao không có dấu kiểm soát có nghĩa là chúng không được soát sét và phải được sự đồng ý của đại diện lãnh đạo.
STCL được đại diện lãnh đạo xem xét lại khi có yêu cầu nhằm phản ánh những thay đổi trong tổ chức, các chính sách hay hoạt động chất lượng của công ty – quá trình kiểm soát việc sửa đổi ban hành tài liệu được tuân thủ theo thủ tục kiểm soát tài liệu.
Tiêu chuẩn kiểm soát tài liệu
Công ty thiết lập và duy trì một thủ tục dạng văn bản nhằm đảm bảo mọi tài liệu có liên quan đến các yêu cầu của HT QLCL được kiểm soát thống nhất kể cả những tài liệu có nguồn gốc từ bên ngoài (như các tài liệu kỹ thuật, các bộ tiêu chuẩn liên quan,….) đảm bảo các tài liệu cần sử dụng đều sẵn có, dễ nhận biết, ở nơi cần sử dụng và được cập nhật thống nhất trong toàn Công ty.
Mọi tài liệu lỗi thời đều được kiểm soát để ngăn ngừa việc sử dụng vô tình. Những tài liệu gốc được lưu giữ để xác định nguồn gốc đều phải có dấu hiệu nhận biết.
Tiêu chuẩn kiểm soát hồ sơ
Công ty thiết lập thực hiện và duy trì một thủ tục kiểm soát hồ sơ dạng văn bản để cung cấp các bằng chứng về sự phù hợp với yêu cầu và hoạt động có hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời cung cấp các dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích, cải tiến chất lượng.
Việc thiết lập, lưu giữ và sử dụng hồ sơ được tuân thủ theo nội dung thủ tục kiểm soát hồ sơ.
Xem xét của lãnh đạo
Ban lãnh đạo phải xem xét lại hệ thống QLCL vào thời điểm sau khi đánh giá nội bộ hàng năm Trong trường hợp cần thiết, lãnh đạo có thể tổ chức các cuộc họp bất thường để xem xét HTQLCL Cuộc họp xem xét của Lãnh đạo được thảo luận các vấn đề sau:
- Sự phù hợp của chính sách chất lượng
- Mức độ đạt được của các mục tiêu chất lượng.
- Cơ cấu tổ chức và các nguồn lực.
- Các vấn đề chưa phù hợp trong các quá trình và chất lượng sản phẩm.
- Yêu cầu mới và khiếu nại của khách hàng.
- Hiệu quả của hàng động khắc phục, phòng ngừa.
- Cấu trúc hiệu lực và hiệu quả của hệ thống QLCL: Những thay đổi, cải tiến cần thiết.
- Hồ sơ việc xem xét của Lãnh đạo được lưu giữ ít nhất 2 năm.
Tiêu chuẩn năng lực nhận thức và đào tạo
Công ty đảm bảo tất cả cán bộ, công nhân viên đều được đào tạo thích hợp với vị trí công việc của mình và có đủ trình độ, năng lực cần thiết thực hiện tốt công việc.
Trên cơ sở phân tích nhu cầu đào tạo, công ty xây dựng “kế hoạch đào tạo” trong đó xác định được đối tượng, nội dung, hình thức và thời gian đào tạo Kế hoạch đào tạo phải được Giám đốc phê duyệt.
Nhân viên thực hiện các công việc đặc biệt như chuyên gia đánh giá nội bộ phải được đào tạo thích hợp trên cơ sở những người có trình độ và kinh nghiệm công tác cần thiết.
Việc đào tạo được thực hiện thông qua các chương trình đào tạo huấn luyện từ bên ngoài hoặc các khoá huấn luyện tại Công ty.
Các tiêu chuẩn bậc thợ, tay nghề cũng như các bản mô tả công việc đối với những vị trí có ảnh hưởng tới chất lượng phải được xác định rõ.
Các kết quả đào tạo đều phải được lưu hồ sơ Hồ sơ đào tạo của nhân viên phải được thiết lập, kiểm soát và duy trì.
Tiêu chuẩn cơ sở hạ tầng
Công ty đảm bảo cung cấp và duy trì cơ sở hạ tầng cần thiết để đạt được sự phù hợp đối với các yêu cầu của sản phẩm như:
- Điều kiện làm việc: Không gian và các phương tiện kèm theo.
- Các dịch vụ hỗ trợ.
Những yếu tố ảnh hưởng tới sự hoàn thiện Hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của công ty Hanoifood
Yếu tố lãnh đạo dù trong một công ty luôn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình, hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty Áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng thành công hay không cũng phải là do yếu tố lãnh đọa công ty quyết định.
Lãnh đạo công ty phải cam kết thực hiện ISO theo đúng các tiêu chuẩn của bộ ISO, “làm những điều mình nói và đã nói là phải làm”
Người đứng đầu Công ty cũng như trưởng các phòng ban phải có trách nhiệm truyền nhiệt huyết về Quản lý chất lượng cho nhân viên dưới quyền để từ đó có một sự thống nhất trong quá trình thực hiện.
Người hoặc nhóm người định hướng và kiểm soát Công ty ở mức cao nhất phải có trách nhiệm:
- Chủ động và là tấm gương điển hình;
- Có tầm nhìn rõ ràng về tương lai;
- Xác lập các chỉ tiêu và mục tiêu phân bổ;
- Phân bổ nguồn lực, quyền hạn và trách nhiệm;
- Biết ghi nhận công trạng của nhân viên.
2.2.2 Yếu tố người lao động
Con người là nguồn lực quan trọng nhất của mọi tổ chức và sự thực hiện nghiêm túc có hiểu biết là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của Công ty nói chung và áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng nói riêng: Điều nói đến ở đây chính là ý thức làm việc của người lao động có thực sự làm theo những gì lãnh đạo hướng dẫn, làm đúng theo nhưng tiêu chuẩn do ISO đề ra Nếu người lao động nhận biết được trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của mình và những lợi ích công ty sẽ đạt được thì họ sẽ phải:
- Chủ động thực hiện công việc.
- Chấp nhận công việc và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình
- Nghiên cứu các cơ hội cải tiến Cải tiến là yếu tố quan trọng nhất trong áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng.
- Chia sẻ công việc, kinh nghiệm với mọi người.
2.2.3 Đại diện lãnh đạo Đại diện lãnh đạo ở đây là người hoặc nhóm người sẽ tổ chức và duy trì hệ thống ISO trong công ty Người này có trách nhiệm kịp thời phát hiện ra những sai phạm trong các quá trình và kịp thời đưa ra các phương án ngăn chặn/phòng ngừa.
Bên cạnh đó, đại diện lãnh đạo cũng có trách nhiệm giám sát, kiểm soát các quá trình thực hiện công việc, tập hợp và thống kê các bảng biểu, số liệu của từng công việc để đưa ra những phân tích, đánh giá Sau đó so sánh với những tiêu chuẩn đã đặt ra rồi đưa ra các phương án cải tiến để nâng cao chất lượng quản lý: hiệu quả lao động, tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng lợi nhuận…
2.2.4 Đội ngũ cán bộ nhân viên Đội ngũ cán bộ nhân viên phải thường xuyên được cập nhật các thông tin nội bộ và các thông tin bên ngoài.
Các thông tin nội bộ sẽ được các cán bộ cấp cao, đại diện công ty tổ chức hướng dẫn, trao đổi để áp dụng vào các công đoạn, quá trình nhằm tránh các lỗi nhỏ hoặc cập nhật các cải tiến mới, mục tiêu mới trong sản xuất của ban lãnh đạo công ty Đối với các thông tin bên ngoài, các cán bộ nhân viên phải thường xuyên theo dõi các thông tin như: Chính sách của nhà nước, các Quy định, quyết định trong kinh doanh, sản xuất của ngành, các thông tư, nghị định hướng dẫn khi đưa sản phẩm ra thị trường…Hoặc cũng có thể là việc yêu cầu trong chất lượng sản phẩm của ngành thay đổi nhằm đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Trong quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, việc ghi chép các biểu mẫu, báo cáo phải trung thực, chính xác, kịp thời Tránh tình trạng làm việc mang tính chất đối phó hoặc tình trạng làm việc mà không hiểu gì về ISO9001:2008 – hệ thống Quản lý chất lượng mà công ty đang áp dụng.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008 Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN KINH
Định hướng phát triển hệ thống Quản lý chất lượng của công ty đến năm 2012 .34
Với việc định hướng tổng thể của công ty là trong kế hoạch 5 năm (2008-
2012) sẽ tập trung vào phát triển sản phẩm mì ăn liền, cháo ăn liền và nước chấm. Công ty đưa ra các định hướng và quản lý chất lượng đến năm 2012 cũng sẽ tập trung vào các sản phẩm trên.
Thứ nhất, Công ty sẽ tập trung cái tiến các thiết bị công nghệ: Đối với công nghệ, dây chuyền sản xuất hiện tại của công ty hiện vẫn là những công nghệ do Vifon để lại nên việc công nghệ sản xuất sản phẩn dễ bị lỗi thời, sản phẩm sẽ không đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng
Cùng với công nghệ sản xuất sản phẩm, công ty cũng sẽ thay đổi công nghệ trong quản lý Trước kia vấn đề quản lý nhân viên, các công cụ quản lý công đoạn, quá trình còn thủ công Công ty đang hướng tới các công cụ quản lý hiện đại: Máy chấm công tự động, hệ thống máy móc phát hiện sai phạm, ngăn chặn và phòng ngừa…
Thứ hai, định hướng tới năm 2012 công ty sẽ đặt ra các mục tiêu chất lượng cho từng loại sản phẩm Tức là, hướng tới giảm tối thiểu các chi phí sản xuất, chi phí lãng phí, bao gồm:
- Tỷ lệ mì ăn liền bị bể vụn giảm từ 2% xuống còn 1% hoặc 0,8%
- Tỷ lệ tiêu hao giấy OPP ( bao bì đóng gói ) giảm từ
- Giảm chi phí nguyên vật liệu từ việc áp dụng công nghệ mới( thay đổi công nghệ từ chiên mì trực tiếp sang công nghệ hút ẩm bằng chân không )
Thứ 3, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Với việc tăng cường cải tiến hệ thống các thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho từng bộ phận, phòng ban càng phải được nâng cao Một mặt công ty sẽ cử các nhân viên có thành tích xuất sắc, có tư duy sáng tạo được đi đào tạo chuyên sâu về chuyên môn Một mặt, tuyển các nhân viên mới có chất lượng cao, trình độ phù hợp với các mảng công việc, cập nhật các kiến thức mới từ bên ngoài để áp dụng vào công ty.
Thứ 4, Phát triển thương hiệu sản phẩm mì ăn liền từ đó xây dựng hình ảnh của Công ty Từ năm 2008 công ty đã quyết định sản phẩm mì ăn liền sẽ là sản phẩm trọng tâm sản xuất của công ty, coi đây sẽ nguồn thu chính cho công ty trong kế hoạch dài hạn Từ kết quả phân tích thị trường cũng như tầm nhìn dài hạn của ban lãnh đạo công ty thì mì ăn liền vẫn là một sản phẩm tiện lợi và dễ sử dụng, cùng với thị trường tiềm năng như nước ta thì sản phẩm mì ăn liền sẽ không thể thiếu trong sinh hoạt của người tiêu dùng nếu sản phẩm đó đạt chất lượng tốt, đảm bảo an toàn thực phẩm và không gây hại sức khỏe cho con người
Nhìn chung với 4 hướng phát triển chính của công ty như trên đã cho thấy một sự quyết tâm đầu tư vào sản phẩm mì ăn liền của công ty Gắn liền với đó là không ngừng cải tiến công nghệ phục vụ cho áp dụng hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
3.1.2 Phương hướng hoàn thiện hệ thống Quản lý chất lượng của công ty
Dựa theo những định hướng phát triển về hệ thống Quản lý chất lượng của công ty thì phương hướng đặt ra trong quá trình này là:
- Phát triển dựa trên những nền tảng có sẵn của công ty;
- Xây dựng, phát triển, cải tiến và làm mới song phải dung hòa được những truyền thống sản xuất của công ty, đồng thời phải không ngừng cải tiến, áp dụng công nghệ hiện đại vào trong sản xuất – kinh doanh.
- Phát triển dựa trên các nguồn lực có giới hạn của công ty, vì hiện nay thương hiệu của Công ty là chưa cao, khả năng tài chính có hạn,…
- Ban ISO của công ty phải kịp thời phát hiện và phòng ngừa các hoạt động không phù hợp để kịp thời đưa ra các phương án ngăn chặn để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra ổn định.
Một số giải pháp hoàn thiện HT QLCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 ở công
3.2.1 Một số giải pháp và lý do chọn giải pháp
Căn cứ vào những ưu điểm, nhược điểm, những khó khăn thách thức trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung, cũng như thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 của công ty nói riêng có thể đưa ra một số giải pháp khắc phục về: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát huy những lợi thế của Công ty; cải tiến về công nghệ sản xuất; cải tiến mẫu bao bì sản phẩm, cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ.
Chính sách chất lượng Đào tạo
XD tiêu chuẩn đào tạo
Kiểm định tính hiệu lực Đánh giá kết quả
3.2.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực về chất lượng và ISO 9001:2008
Công tác đào tạo nhân lực về chất lượng luôn luôn phải được chú trọng thự hiện bởi những ảnh hưởng của nó tới quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là rất lớn như đã đề cập ở trên Đào tạo nguồn nhân lực dựa trên những chính sách về chất lượng do ban lãnh đạo Công ty đưa ra, từ đo tiếp tục triển khai theo từng mục tiêu, yêu cầu của các bộ phận chức năng Theo đó, quá trình đào tạo cũng phải áp dụng theo đúng các quy trình đã vạch ra:
Sơ đồ 2: Quy trình đào tạo nguồn nhân lực
3.2.1.2 Phát huy những thế mạnh của Công ty
Dựa trên những nguồn lực có sẵn, những những kết quả đã làm được trong hơn 10 năm áp dụng hệ thống Quản trị chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000: nhân viên đã quen với việc thực hiện ISO; luôn có hướng suy nghĩ là phải cải tiến liên tục quy trình, cải tiến chất lượng…
Công ty phải không ngừng cải tiến trong mọi công đoạn, quá trình của hệ thống khi áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng quản lý, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trách nhiệm của lãnh đạo
Quản lý nguồn lực Đo lường phân tích cải tiến
Tạo sản phẩm Sản phẩm
Hoạt động gia tăng giá trị Dòng thông tin Áp dụng mô hình cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng (PDCA):
Với giải pháp này công ty sẽ thúc đẩy được các đối tượng liên quan luôn tích cực cải tiến trong các công việc của mình để đạt được hiệu quả tối đa Bên cạnh đó, hoạt động giám sát, đo lường, phân tích cũng được đẩy mạnh với hiệu quả cao hơn. Đồng thời, với việc cải tiến liên tục như vậy thì khả năng đổi mới sản phẩm xảy ra sẽ là điều tất yếu
3.2.1.3 Cải tiến công nghệ trong quá trình sản xuất mì ăn liền Để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm cũng như tăng chất lượng cho sản phẩm công ty nên áp dụng dây chuyền sản xuất mì mới với công nghệ hiện đại mà nhiều hãng sản xuất khác đang sử dụng Hoặc nếu có điều kiện thì nên sáng tạo ra một công nghệ sản xuất riêng để tạo sự khác biệt về mọi mặt cho sản phẩm Giải pháp về cải tiến công nghệ sản xuất trong dây chuyền sản xuất mì ăn liền:
Sơ đồ 3: Cải tiến liên tục hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008
Yêu cầu của sản phẩm
QUÁ TRÌNH TẨM GIA VỊ
QUÁ TRÌNH HÚT ẢM BẰNG
Sản phẩm thoả mãn khách hàng
Sơ đồ 4: Sơ đồ cải tiến quy trình công nghệ sản xuất mì ăn liền
QUÁ TRÌNH PHÂN LOẠI QUÁ TRÌNH ĐÓNG GÓI Ở giải pháp này sẽ đưa ra phương pháp cải tiến hơn trong dây chuyền đang sử dụng đó là sự thay đổi ở cách chiên mì bằng dầu vào đó bằng cách hút ẩm chân không.
Khi áp dụng công nghệ hút ẩm bằng chân không, vấn đề đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng sẽ được nâng cao lên rất nhiều Đặc biệt là giảm tỷ lệ chất béo trong mì ăn liền ( Mì ăn liền không có trans fat ):
Sản phẩm mì ăn liền của hanoifood hiện nay vẫn được sản xuất dựa trên dây chuyền sản xuất cũ Tức là, mì được chiên khô với dầu để trờ thành sản phẩm trước khi đóng gói Người ta dùng một lượng dầu lớn để chiên với một khối lượng mì cũng rất lớn, do vậy hiện tượng mì được chiên lại bằng dầu cũ là điều khó tránh khỏi vì nó làm giảm chi phí sản xuất đi rất nhiều Với việc sử dụng dầu chiên lại như vậy, công ty nên áp dụng hình thức chiên mì khác mà phổ biến hiện nay đó là công nghệ sản xuất mì không chiên hay có cách gọi là hút ẩm bằng chân không với bộ điều khiển nhiệt Nhờ đó, mì được sản xuất có hương vị thơm ngon và không cần phải chiên, nướng Dây chuyền có thể áp dụng được với nhiều loại bột: bột mì, ngô, gạo,… nên có thể đa dạng hóa các loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
“Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Trans fat gây tăng mức cô-lét-tơ-rôn xấu trong máu dẫn đến nguy cơ tăng các bệnh tim mạch: Ngoài ra khi xâm nhập cơ thể, chất béo này tạo ra những mảng mỡ bám vào thành mạch máu gây hẹp lòng động mạch làm giảm sự lưu thông của máu, dần dần bịt kín mạch máu khiến máu không lưu thông được, gây tắc nghẽn và dẫn đến nguy cơ đột qụy Trans fat nguy hiểm như vậy, ở nhiều nước phát triển đã có luật cấm dùng chất béo Trans fat trong thực phẩm và bắt buộc các nhà sản xuất phải ghi đầy đủ hàm lượng Trans fat có trong thực phẩm ngay trên nhãn mác Cũng vì vậy, trên nhãn sản phẩm mì ăn liền ở những nước này đều có ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hoà, axit béo dạng Trans fat. Còn tại nước ra hiện vẫn chưa có bất cứ quy định nào của cơ quan quản lí thực phẩm về Trans fat Tuy nhiên hiện nay đã có nhà sản xuất mì ăn liền tiên phong trong việc ghi rõ thông tin không có Trans fat trên bao bì sản phẩm.”
Nguồn: báo khoa học đời sống 3.2.1.4 Cải tiến thiết kế mẫu mã bao bì sản phẩm
Dựa trên quá trình nghiên cứu thị trường, phỏng vấn trực tiếp nhân viên phòng kinh doanh, phòng Marketing và 115 khách hàng đã sử dụng và chưa sử dụng sản phẩm của công ty.
Kết quả nhận được: 65% Cho rằng nên thay đổi mẫu bao bì
25% Không cần thiết phải thay đổi 10% Sản phẩm có mẫu mã đẹp Sản phẩm mì ăn liền được cho là tiện lợi nhất, phục vụ được đa số đối tượng nhất do vậy yếu tố bên ngoài là hình thức bao gói cho sản phẩm được bắt mắt, tạo ấn tượng cho khách hàng từ cái nhìn đầu tiên
Do vậy, bảo bì của sản phẩm cần được cải tiến theo hướng sau:
Thứ nhất, trên bao bì của sản phẩm cần phải ghi rõ nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, tỷ lệ các thành phần trong mì, đặc biệt là tỷ lệ chất béo (không quá 20%), rồi đưa ra các khuyến cáo khi ăn như: nên ăn cùng với rau xanh…; đưa ra một số khẩu hiệu về an toàn thực phẩm: “sản phẩm không có Trans fat”, “sản phẩm tốt cho sức khỏe”…
Thứ hai, đối tượng sử dụng sản phẩm là trẻ em cũng là rất lớn, một số sản phẩm mì được sản xuất riêng nên có các hình thức bắt mắt phù hợp để thu hút sự quan tâm của đối tượng tiêu dùng lớn này.
3.2.1.5 Nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ
Thường xuyên đánh giá nội bộ, tần suất cao hơn: 3 tháng/ lần hoặc cần thiết sẽ là 01 tháng /lần Có thể đánh giá rằng với tần suất 3 tháng/lần là cao, bên cạnh đó là chi phí cho hành động đánh giá nội bộ này Song chi phí đó sẽ là không lớn nếu hoạt động đánh giá nội bộ làm tăng tính chặt chẽ khi áp các tiêu chuẩn, tăng chất lượng cải tiến các công đoạn, quá trình… từ đó giúp ban ISO nhận ra được những điểm còn thiếu sót, những lỗi sai mà các nhân viên chưa nhận ra để có thể đưa ra các phương án khắc phục/phòng ngừa Với việc thường xuyên đánh giá như vậy, Ban lãnh đạo Công ty sẽ kiểm soát tốt hơn trong quá trình áp dụng ISO để từ đó đưa ra những chính sách, mục tiêu phát triển mới cho công ty