1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phương pháp đổi mới trong canh tác trên đất dốc

9 500 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 121 KB

Nội dung

Phương pháp đổi mới trong canh tác trên đất dốc

LỜI NÓI ĐẦU Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển, đa dạng và phong phú về các chủng loại cây trồng. Như chúng ta đã biết, ngày nay trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, muốn phát triển, muốn xoá đói giảm nghèo thì tất cả chúng ta phải đặt mình trong thời cuộc để phát triển đất nước, trong đó mỗi thành viên chúng ta là một yếu tố tất yếu góp phần trong việc phát triển toàn diện. Nhưng để phát triển và có những sản phẩm phong phú như vậy, thì ta phải có những phương pháp để đổi mới, những loại cây trồng khác, đa dạng về chủng loại. Vậy ngoài cây lúa ra thì ta còn có những cây trồng chính mà cho ta năng suất và chất lượng cao, nó rất quan trọng cho người và gia súc, đó chính là những cây công nghiệp, là những loại cây trồng ngắn ngày và là nguồn thực phẩm quan trọng, nó có vị trí quan trọng trong hệ thống canh tác: xen canh, gối vụ, tăng vụ, góp phần tăng sản phẩm của xã hội cũng như thu nhập của người nông dân, nhất là đối với các nông dân vùng sâu vùng xa. Ngoài ra cây công nghiệp nói chung và những cây trồng ngắn ngày còn có giá trị cải tạo đất, chống xói mòn trên vùng đất trống đồi núi trọc và là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến. Hiện nay diện tích và sản lượng các cây công nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa, sản xuất ra chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh. Để đáp ứng thực tiển nhu cầu sản xuất, thì ta phải tìm hiểu rõ về nguồn gốc, cơ sở sinh vật học, kỹ thuật trồng trọt (Chế độ trồng trọt, cơ cấu giống, mật độ, bón phân, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản). Để nâng cao năng suất và chất lượng thì chúng ta phải thực hiện đầy đủ các khâu kỹ thuật, thâm canh các loại cây trồng. PHẦN A - MỞ ĐẦU I. Những vấn đề chung: Quan Sơn là một huyện vùng cao biên giới, nằm phía Tây của tỉnh Thanh Hóa, có tổng diện tích đất tự nhiên là: 93.108,92 ha nhưng chủ yếu là diện tích đất rừng. Dân số khoảng 36.000 người gồm có bốn dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Thái Dân tộc Mường. Dân tộc Kinh. Dân tộc Hơ Mông. dân số như vậy, nhưng đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của nhân dân còn quá thấp. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và ủy ban 1 nhân dân các dân tộc trong huyện luôn giữ vững tình đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau xây dựng quê hương ngày một phát triển. Những năm gần đây, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách lớn ưu tiên và hỗ trợ đồng bào vùng sâu vùng xa, vùng còn gặp nhiều khó khăn, nhất là công tác xóa đói giảm nghèo như CT135, WB, CC661, xóa tranh tre lớp học. Nhưng đến nay đời sống của nhân dân trong huyện chưa cải thiện được bao nhiêu, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao = 29,41% là do nhiều nguyên nhân như: Địa hình vùng núi cao hiểm trở, giao thông đi lại trong huyện còn nhiều khó khăn, địa bàn dân cư của huyện còn chưa tập trung và đang còn rải rác, trình độ dân trí còn thấp, dân số trong huyện có tới 90% sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông lâm nghiệp 1. Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ những vấn đề trên mà tôi quyết định chọn đề tài “ Phương pháp đổi mới trong canh tác trên đất dốc”. Vậy để áp dụng những kiến thức, những khoa học kỹ thuật trực tiếp vào quá trình sản xuất nhằm tăng năng suất, góp phần tăng thu nhập để nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người dân. Hơn nữa là sự giao tiếp về ngôn ngữ còn gặp nhiều khó khăn, vì trên một huyện như vậy nhưng có bốn dân tộc anh em cùng chung sống, sự đi lại của bà con trong huyện cũng còn nhiều vất vả. Chính vì những lý do đó, là giáo viên, cán bộ công tác tại Trung tâm GDTX - DN Quan Sơn, tôi nguyện đem hết sức mình và kiến thức về chuyên môn, đem đến cho bà con nhân dân đang sinh sống trên toàn huyện Quan Sơn, những người con vùng cao với những phương pháp, phương hướng, những khoa học kỹ thuật về sự phát triển nông lâm nghiệp, như chúng ta đã biết có tới 90% dân số trong huyện sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, lâm nghiệp. Vậy để truyền đạt những hiểu biết của mình về phương pháp, những biện pháp, những khoa học kỹ thuật đó đến cho các em học sinh vùng sâu, vùng xa đã là khó rồi nhưng những khoa học kỹ thuật, những biện pháp, kỹ thuật, phương pháp đó đến cho những học viên, bà con đặc biệt là những học viên lớn tuổi chưa nắm bắt được những khoa học kỹ thuật tiên tiến, biện pháp đó và sự học vấn của bà con còn chưa cao cho nên việc truyền đạt những kinh nghiệm, những phương pháp, biện pháp, những vấn đề khoa học kỹ thuật tiên tiến lại càng khó hơn. Do đó mà tôi quyết định chọn đề tài “ Phương pháp đổi mới trong canh tác trên đất dốc”. Để nâng cao, cải thiện những vấn đề đời sống, xã hội của người dân trên địa bàn huyện trong những năm tới. 2 2. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp, ta đi từ sản xuất nhỏ tiến lên sản xuất lớn thì phải dựa vào chính nền sản xuất ấy, cải tạo dần những yếu tố nội tại để ngày càng có hiệu quả hơn. Phương pháp canh tác trên đất dốc là một nhu cầu cấp bách cho quá trình phát triển ngành nông lâm nghiệp nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. Mục đích chính trong quá trình này nhằm chúng ta nâng cao quá trình sinh trưởng và phát triển của ngành nông lâm nghiệp, vì địa bàn huyện Quan Sơn có tới 90% dân số sống chủ yếu bằng ngành nông lâm nghiệp. Đặc biệt là trong những năm gần đây, sự thay đổi lớn về thời tiết, khí hậu, ẩm độ, nhiệt độ nên mục đích chính ở đây là chúng ta phải xác định một cách rõ dàng về các biện pháp, phương pháp canh tác trên đất dốc để đạt hiệu quả cao. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng chính ở đây là: - Cơ cấu lãnh thổ: phân công lao động theo lãnh thổ ( Bố trí sản xuất nông lâm nghiệp) - Cơ cấu thành phần: Xét về chế độ sở hữu với cơ chế quản lý hiện nay trong nông lâm nghiệp có sự đan xen giữa thành phần kinh tế và nông thôn. - Học sinh, Học viên và nhân dân toàn huyện trên địa bàn Quan Sơn. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Áp dụng phương pháp thực hành nhưng kết hợp với lý thuyết một cách sáng tạo, có khoa học, có thông tin. - Dựa trên lý luận dạy học. -Điều tra thu thập số liệu, phân tích, đánh giá thông tin của ngành nông lâm nghiệp. II. Cơ sở lý luận: 1. Cơ sở lý luận: Từ trước tới nay trong quá trình sản xuất nông lâm nghiệp là một vấn đề rất gần gủi với người dân nhưng mặt khác thì đây là một vấn đề mà học sinh, học viên, bà con vùng sâu vùng xa còn chưa nắm bắt được những khoa học, kỹ thuật, phương pháp để áp dụng một cách có khoa học. Chính vì vậy mà chúng ta phải làm như thế nào đó để họ nắm bắt được một cách nhuần nhuyễn. Vậy phương pháp đổi mới trong canh tác trên đất dốc là một vấn đề mà chúng ta cần quan tâm, để tạo ra các phương pháp canh tác có hiệu quả, tăng thu nhập thường xuyên cho mỗi gia đình, cho toàn xã hội, cải thiện bộ mặt nông lâm nghiệp, tận dụng các quỹ đất, áp dụng những phương pháp để làm cho xã hội ngày càng phát triển. - Phương pháp đổi mới kỹ thuật canh tác trên đất dốc là một kết quả tổng hòa của nhiều nhân tố khác nhau ảnh hưởng đến, phương pháp này cũng mang tính 3 khách quan, tính lịch sử. -Phương pháp đổi mới canh tác này, Chúng gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống, đồng thời phát huy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố bất lợi, những nhân tố ấy có thể chia như: Nhóm thuộc về các điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, đất đai, tài nguyên, nguồn nước, độ dốc. 2.Thực tiễn của đề tài Để giải quyết việc làm và nâng cao đời sống thì tổng sản phẩm xã hội thu nhập quốc dân trên một đơn vị diện tích, nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao. Thực trạng cần thiết của đề tài là chúng ta phải đầu tư cho phát triển sản xuất nông – lâm nghiệp, ngoài đầu tư công trình thuỷ lợi thì còn có chính sách hỗ trợ con, cây giống, phân bón. Với những năm gần đây thì nhân dân đã có những cải tiến trong sản xuất nông - lâm nghiệp nhưng do địa hình, khí hậu, đất đai, nên quá trình nâng cao năng suất và chất lượng có hiệu quả là một vấn đề cấp bách cho tiền đề khai thác tiềm năng thế mạnh về nông - lâm nghiệp. Do có tính cấp thiết như vậy nên tình hình sử dụng đất lâm nghiệp là 63.607,3 ha nhưng do công tác trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng giảm, khai thác chưa đúng quy trình đầu tư, bảo vệ chăm sóc và trồng mới chưa đúng mức nên hiện trạng rừng nghèo kiệt là chủ yếu, lượng dự trữ rừng đạt trung bình 45 % .Do đó mà ta có các phương pháp canh tác trên đất dốc. Chính vì vậy nên tổng sản lượng lương thực hoạt tính theo đầu người còn quá thấp, cho nên đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy mà ta phải có những biện pháp, phương pháp xác định cụ thể của từng địa bàn, từng vùng, từng loại độ dốc, từng loại giống, từng thời vụ để giúp bà con nông dân có cái nhìn một cách thực tiễn vào những biện pháp, phương pháp đấy để phát triển nông - lâm nghiệp một cách khách quan. PHẦN B - NỘI DUNG 1. Nội dung Để áp dụng các phương pháp đổi mới trong canh tác trên đất dốc thì nội dung chủ yếu của chúng ta. - Đánh giá được điều kiện canh tác rất khó khăn, không đủ điều kiện thâm canh cây trồng, lâm nghiệp, đất bị xói mòn và rữa trôi. - Đánh giá được đất có độ dốc ở những vị trí khác nhau. - Nghiên cứu và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng hợp lý với từng độ dốc. + Nghiên cứu cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng tiểu vùng sinh thái. 4 + Nghiên cứu cơ cấu cây trồng hợp lý cho từng mùa vụ và từng loại đất. + Đánh giá và thử nghiệm một số mô hình nông lâm với những tiến bộ kỹ thuật. 2. Phương pháp: - Áp dụng phương pháp luân canh rẫy truyền thống. - Áp dụng phương pháp canh tác nương rẫy tự do. - Áp dụng phương pháp canh tác trên ruộng nương bậc thang. - Áp dụng phương pháp canh tác tổng hợp trên đất dốc. 3. Yêu cầu của đề tài: - Phân tích, đánh giá đúng các điều kiện tự nhiên xã hội, đặc điểm sinh thái, tình hình thị trường, hiện trạng của từng phương pháp, biện pháp. - Xây dựng được các biện pháp, phương pháp, kỹ thuật để áp dụng trên địa bàn huyện Quan Sơn. - Hướng dẫn được bà con có những cái nhìn một cách thực tiễn về những phương pháp đó để hợp lý với từng loại độ dốc, đất, cây, con, khác nhau trên địa bàn. 4. Cách thức thực hiện: 4.1 Phương pháp luân canh rẫy truyền thống: - Đây là phương pháp canh tác miền núi trong điều kiện đất rộng người thưa. Kỹ thuật canh tác như sau: - Chặt trắng cây rừng phơi khô đốt cháy cành lá nhằm lợi dụng đất rừng còn tốt bổ sung một lượng phân từ tro do đốt thân cành và lá cây rừng. - Trồng lúa rẫy 1 – 2 năm cuối vụ lúa trồng ngô 1 – 2 năm. - Cuối cùng trồng một vụ sắn. - Canh tác theo phương pháp này liên tục trong vòng 3 – 5 năm, do không được bón phân, không có biện pháp chống xói mòn, cải tạo đất do đó đất ngày càng xấu đi. Sau đó người ta cho đất nghỉ, để cho cây rừng mọc trở lại. Trong thời gian từ 6 – 7 năm để cho đất trở lại màu mỡ và xốp, nhiều chất dinh dưỡng. Chu kỳ của phương pháp này từ 10 – 12 năm. 4.2Phương pháp canh tác nương rẫy tự do: Đối với phương pháp này là đốt nương rẫy tùy tiện trên khu rừng ở xa nhà, phương pháp này làm mất rừng - Mất đấtMôi trường bị phá hủy.Với phương pháp này cần phá hủy ngay vì gây ảnh hưởng đến nhân dân. 4.3 Phương pháp canh tác trên ruộng nương bậc thang: Là phương pháp truyền thống và là tiến bộ của đồng bào miền núi. Hoạt động của phương pháp này: Dùng sức người san lấp đắp bờ làm nương - Nước trên đất dốc - Xây dựng thành các thửa ruộng. 5 * Ưu điểm của phương pháp này: Giữ được lớp đất màu không bị xói mòn. Có hệ thống giữ nước cho cây. Có điều kiện để thâm canh bón phân cho cây trồng. * Nhược điểm: Do độ dốc lớn nên ruộng bậc thang hẹp, khó khăn cho việc cày bừa. Không sản xuất đất dốc nhiều vì tốn nhiều công sức. 4.4 Phương pháp canh tác tổng hợp trên đất dốc: Đối với phương pháp này là ngăn ngừa không cho đất bị xói mòn, rữa trôi, cải thiện độ màu mỡ cho đất, kết hợp sản xuất nông lâm kết hợp để có hiệu quả cao. Hoạt động của phương pháp này: - Canh tác theo đường đồng mức là đường có cùng độ cao nhất định: Theo hàng, luống,… - Khi trồng theo đường đồng mức những cây trồng giữa các hàng trồng lệch nhau theo hình nanh sấu. - Xây dựng vườn chắn sóng bằng cây xanh : Keo dậu, Keo lá tràm, Keo tai tượng,… - Làm vật chắn trên đường đồng mức bằng vật gỗ, tre, đá, … - Làm bờ rãnh liên hoàn với hệ thống thoát nước kết hợp trồng cây xanh trên bờ rãnh. - Làm đập chắn và hố lắng lọc. Mặt khác ta có thể nói rằng Quan Sơn mang những đặc điểm như vậy thì việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng còn mang những đặc điểm khó khăn, chưa tập trung và chưa sử dụng đa dạng. Vậy để thực hiện tốt thì tất cả thì chúng ta cần phải có những biện pháp, phương hướng, phương pháp cụ thể, thực thi để bà con nông dân, áp dụng một cách hoàn hảo. Vì chúng ta đã biết Việt Nam là một nước phát triển về nông lâm nghiệp nên việc cải tạo đấtphương pháp canh tác trên đất dốc là một vấn đề mà chúng ta cần chú trọng, xác định đúng từng độ dốc để chọn cây trồng thích hợp, đưa phát triển sản xuất nông lâm nghiệp lên tầm cao mới. Những giải pháp chủ yếu và phương hướng thực hiện: Vậy đối với đất dốc thì chúng ta phải áp dụng những biện pháp, phương pháp mô hình canh tác tổng hợp trên đất dốc với những mô hình sau: - Mô hình 01: Nông lâm kết hợp bao gồm các hệ thống canh tác sử dụng đất với hình thức trồng xen cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp trên cùng diện tích sắp xếp hợp lý theo không gian và thời gian thì sẽ cho ta nhiều sản phẩm trên cùng diện tích. Sơ đồ: Nông – lâm – Ngư - Loại cây đa tác dụng. - Mô hình 02: Mô hình VAC khu vực đất gần nhà ở: 6 Là mô hình có vườn trồng cây gắn với ao nuôi cá và chuồng trại để chăn nuôi: Cây ăn quả - Cây con – Con nuôi – Ao cá. Công thức chung: V +A +C ( Vườn – Ao - Chuồng). - Mô hình 03: Mô hình vườn rừng: Là mảnh đất ở chân hoặc sườn đỉnh đồi có cây, độ dốc vừa phải, xa nhà. Công thức: Lâm nghiệp – Công nghiệp – Ăn quả. Là phương pháp sử dụng đất lâu bền nhất, sản phẩm phong phú. - Mô hình 04: Mô hình Rừng + Nương + Vườn và mặt nước: Công thức: R + N + V + MN. Đối với công thức này thì ở đỉnh đồi bố trí cây công nghiệp. Sườn dốc bố trí cây nông nghiệp ( ngô, lạc, lúa đồi,…). Chân dốc bố trí cây ăn quả ( Nhãn, vãi, xoài,…). Sen giữa các băng như : Mây, Keo, …. - Mô hình 05: Mô hình trang trại. Với mô hình này diện tích được bố trí khu vực có diện tích quy mô lớn hơn rừng, xa khu ở, được áp dụng cho địa hình phức tạp, đất rộng người thưa, có cơ cấu cây trồng phong phú. Hoạt động 1: Rừng tự nhiên khoanh nuôi, phục hồi Rừng trồng : Muồng, lát, luồng,… Hoạt động 2: Trồng cây công nghiệp và chăn nuôi: Cây ăn quả ( Nhãn, vải, ). Cây công nghiệp : Chè, cà phê,… Cây rau màu: Đậu , lạc,… Con nuôi: Trâu bò, dê, … Ao: Cá, ba ba,ếch.… Ruộng nước: … Đối với hoạt động này đều đưa những giống mới thì đều cho ta năng xuất cao, chịu được hạn, chống sâu bệnh,… Căn cứ vào kết quả quỹ đất, phương hướng để bố trí cây trồng hợp lý có hiệu quả nhưng tuỳ theo phương hướng, đặc biệt là trong việc sử dụng diện tích đất dốc tối đa để trồng các cây thích hợp, các mô hình thích hợp. Thực hiện việc tăng diện tích chủ động tưới tiêu, thực hiện cải tạo đất, đẩy mạnh việc áp dụng các khoa học kỹ thuật trong việc sản suất nông lâm nghiệp. Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong quá trình sản xuất đáp ứng nhu cầu trước mắt thì chúng ta phải xây dựng những mô hình, đem lại hiệu quả cao. * Các chủ trương chính sách: 7 - Chúng ta phải phát huy quy chế dân chủ công khai trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất mạnh dạn để tạo điều kiện cho các hộ có khả năng được dùng dịch vụ, khuyến nông khuyến lâm để được vay vốn để phát triển trong sản xuất. - Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật làm nhiệm vụ khuyến nông khuyến lâm, đặc biệt hơn nữa chúng ta là đội ngũ cán bộ giáo viên cần phải phát huy hơn nữa để giúp đỡ nông dân làm kinh tế có hiệu quả và có biện pháp, phương pháp cụ thể và truyền đạt cho bà con, học viên một cách rõ dàng. PHẦN C - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận. Quan Sơn là một huyện vùng sâu, vùng xa của Tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích tự của huyện là 92.858,06 ha và 13 xã thị trấn với tổng dân số 36.010 người, địa hình phân bố phức tạp, diện tích đất lâm nghiệp 63.604,7ha chiếm 6,85 % so với tổng diện tích đất tự nhiên toàn huỵên, cho nên việc sản xuất lâm nghiệp còn rất manh mún với 90 % dân số trong huyện sống bằng nghề sản xuất nông - lâm nghiệp, điều kiện sản xuất nông lâm nghiệp chủ yếu là ruộng bậc thang nhỏ lẻ và một số diện tích đất nương rẫy theo quy hoạch để sản xuất cây lương thực và các loại cây màu khác. Mặt khác trình độ dấn trí còn thấp, phương thức canh tác vẫn còn mang phong tục tập quán của địa phương, cơ sở vật tư còn yếu và thiếu, đời sống của nhân dân còn nghèo nên quá trình đầu tư con giống, cây giống có năng suất. phân bón và các khoa học kỹ thuật còn đang hạn chế. Do vậy mà năng suất cũng như sản lượng trên địa bàn huỵên Quan Sơn còn thấp. Vậy sau khi tìm hiểu thực tế về điều kiện tự nhiên, xã hội, hiện trạng một số cây trồng trên địa bàn huyện Quan Sơn thì chúng tôi kết luận rằng để phát triển sản xuất lâm nghiệp thì cần phải có sự đầu tư về vốn, về giống cây, con có năng xuất cao phù hợp với điều kiện đất đai của địa bàn, khí hậu, phân bón, độ dốc. 2. Kiến nghị: 2.1. Đối với sở GD&ĐT, các phòng ban trong huyện: + Tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như tài liệu, mô hình để giúp đội ngũ giáo viên đặc biệt là những giáo viên nghề thực hiện tốt công tác giảng dạy. + Thường xuyên mở các lớp tập huấn về những phương pháp dạy học với bộ môn, đặc biệt là bộ môn nghề với phương pháp thực hành nhằm giúp đỡ học viên, học sinh nâng cao tay nghề. 2.2. Đối với UBND huyện: Cần có những phương hướng, những chính sách để mở nhiều lớp nhằm vận 8 dụng những nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương để tăng thu nhập của người địa phương, người nông dân có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng Huyện. Có như vậy nhân dân mới quan tâm chú trọng vào đầu tư phát triển, tạo sự cân bằng cho môi trường sinh thái trên địa bàn huyện Quan Sơn ổn định bền vững. Quan Sơn, ngày 24 tháng 05 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN không sao chép nội dung của người khác KT.GIÁM ĐỐC NGƯỜI THỰC HIỆN PHÓ GIÁM ĐỐC Phạm Bá Hùng Nguyễn Thị Giang 9 . lượng cao, nó rất quan trọng cho người và gia súc, đó chính là những cây công nghiệp, là những loại cây trồng ngắn ngày và là nguồn thực phẩm quan trọng, nó có vị trí quan trọng trong hệ thống canh. Phương pháp đổi mới trong canh tác trên đất dốc”. Để nâng cao, cải thi n những vấn đề đời sống, xã hội của người dân trên địa bàn huyện trong những năm tới. 2 2. Mục đích nghiên cứu: Trong quá trình. sống của nhân dân trong huyện chưa cải thi n được bao nhiêu, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao = 29,41% là do nhiều nguyên nhân như: Địa hình vùng núi cao hiểm trở, giao thông đi lại trong huyện còn nhiều

Ngày đăng: 06/06/2014, 17:59

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w