1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đề tài ảnh hưởng của canh tác trên đất dốc đến môi trường địa chất

21 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 6,91 MB

Nội dung

Đất đồi núi chiếm 34 diện tích đất tự nhiên của ViệtNam. Nhìn chung đây là những loại đất khó khai thác sử dụng và kém hiệu quả, đặc biệt khi đất đã mất thảm thực vật che phủ. Trong những năm 40 của thế kỷ XX, diện tích che phủ của nước ta khoảng 45%; đến những năm 80 của thế kỷ XX, chỉ còn khoảng 25%. Hiện nay tổng diện tích che phủ rừng ở nước ta đã tăng lên trên 38%. Tuy nhiên diện tích đất trồng, đồi núi trọc vẫn còn khoảng 8,5 triệu ha. Đất dốc phân bố ở tất cả 9 vùng sinh thái của Việt Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở vùng núi phía Bắc, Tây Trung bộ và Tây Nguyên. Phần lớn diện tích đất có độ dốc dưới 15o (chiếm 21,9%) đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp hoặc nông lâm kết hợp. Diện tích đất có độ dốc từ 15o đến 25o chiếm khoảng 16,4%, còn lại là đất có độ dốc lớn hơn 25o (chiếm 61,7%). Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc lớn hơn 25o chịu xói mòn rất mạnh và thời gian canh tác bị rút ngắn, thường chỉ trồng được 23 vụ cây lương thực ngắn ngày, sau đó trồng sắn và bỏ hoá. Dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích đất trên đầu người bị giảm, thời gian đất bỏ hoá cũng bị rút ngắn xuống khoảng 3 đến 5 năm. Với khoảng thời gian ngắn như vậy thì độ phì và các tính chất lý hoá của đất chưa được tái tạo đủ mức cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng nông nghiệp. Vì vậy năng suất cây trồng rất thấp và thời gian canh tác chỉ kéo dài tốt đa là 2 vụ. Những vùng đất có độ dốc thấp, do sức ép của chăn thả tự do, cây cối không thể tái sinh, các loài cỏ cho trâu bò cũng không thể phát triển, ngoại trừ cỏ may, cỏ đắng và cỏ tranh, đã trở thành vùng đất trống, đồi núi trọc với độ thoái hoá nặng đến mức khó có thể phục hồi nếu như không đầu tư cao và kịp thời. Các loài cỏ dại không có giá trị kinh tế lại phát triển mạnh và cạnh tranh gay gắt với cây trồng. Kết quả là rừng bị mất, đất bị thoái hoá, năng suất cây trồng thấp, thu nhập từ chăn nuôi cũng giảm nên cuộc sống của nông dân miền đất dốc rất khó khăn, luẩn quẩn trong vòng đói nghèo. Nhà nước và các tổ chức quốc tế đã quan tâm đầu tư giúp đỡ phát triển nông nghiệp và nông thôn miền núi nhưng sự chuyển biến còn chậm. Công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nông dân miền núi vẫn còn là thách thức lớn đối với toàn Đảng và toàn dân ta. Để có cách nhìn đầy đủ hơn trong quản lý, sử dụng đất dốc và giúp nông dân nắm vững một số kỹ thuật nông nghiệp sinh thái trong canh tác trên đất dốc bền vững, chúng tôi tóm lược những khó khăn, hạn chế cũng như những tiềm năng, thuận lợi của đất dốc và giới thiệu một số kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững cũng như những quan điểm, định hướng về sử dụng phương thức tiếp cận nông nghiệp sinh thái trong nghiên cứu, quản lý và sử dụng đất dốc bền vững ở miền núi Việt Nam. I. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ TIỀM NĂNG CỦA ĐẤT DỐC Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trở ngại, vùng cao ViệtNamvới đất dốc là chủ yếu, có rất nhiều tiềm năng nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Đất dốc ngày càng có vai trò quan trọng khi ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính gia tăng, đặc biệt sự dâng cao của mực nước biển sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu đến các vùng châu thổ vựa lúa chính của việt Nam là đồng bằng sông Hồng và Cửu Long. Lúc đó, miền

Ngày đăng: 06/03/2017, 18:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w