1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ

73 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Quy Trình Sản Xuất Giống Nhân Tạo Cá Chép Lai 3 Máu Tại Trại Sản Xuất Giống Cấp I Chi Cục Thủy Sản Phú Thọ
Trường học Chi Cục Thủy Sản Phú Thọ
Chuyên ngành Sản Xuất Giống Nhân Tạo
Thể loại báo cáo
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 240,76 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Điều tra tình hình cơ bản (1)
    • 1.1.1. Điều kiện tự nhiên (0)
    • 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội (0)
    • 1.1.3. Đánh giá chung (5)
  • 1.2. Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất (6)
    • 1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất (6)
    • 1.2.2. Phương pháp tiến hành (8)
    • 1.2.3. Kết quả phục vụ sản xuất (8)
  • 1.3. Kết luận và đề nghị (8)
    • 1.3.1. Kết luận (8)
    • 1.3.2. Đề nghị (0)
  • PHẦN 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU (1)
    • 2.1. Đặt vấn đề (10)
    • 2.2. Tổng quan tài liệu (11)
      • 2.2.1. Cơ sở khoa học (0)
      • 2.2.2. Một vài nét về cá chép V 1 (0)
      • 2.2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước (0)
    • 2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu (25)
      • 2.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 2.3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (25)
      • 2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi (0)
      • 2.3.4. Phương pháp nghiên cứu (41)
    • 2.4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (45)
      • 2.4.1. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ (45)
      • 2.4.3. Kết quả sinh sản nhân tạo (46)
      • 2.4.4. Kết quả ương cá bột lên cá hương (50)
      • 2.4.5. Kết quả ương cá hương lên giống (52)
    • 2.5. Kết luận, tồn tại và kiến nghị (0)
      • 2.5.1. Kết luận (54)
      • 2.5.2. Tồn tại (54)
      • 2.5.3. Kiến nghị (55)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................54 (56)

Nội dung

Điều tra tình hình cơ bản

Đánh giá chung

Lợi thế về điều kiện tự nhiên của một huyện đồng bằng xen lẫn đồi núi thấp và kinh nghiệm canh tác lâu đời đã giúp Lâm Thao có một nền nông nghiệp phát triển toàn diện và bền vững Hiện nay, Lâm Thao đang đẩy nhanh việc đưa các giống chất lượng cao vào sản xuất, lương thực đã và đang trở thành hàng hoá có giá trị kinh tế cao Các loại cây như ngô, đậu tương, rau màu cao cấp, bí xanh đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường Chăn nuôi phát triển theo mô hình trang trại công nghiệp và bán công nghiệp, trong đó chủ yếu là lợn nái ngoại, lợn hướng nạc, bò thịt, bò lai Sind Nuôi trồng thủy sản dù mới xuất hiện nhưng đã nhanh chóng trở thành thế mạnh của Lâm Thao. Các sản phẩm như tôm càng xanh, cá chim trắng, trê phi, rô phi, chép lai, cá tra, tiêu thụ khắp trong và ngoài tỉnh, sản lượng hàng năm lên tới trên dưới 1.000 tấn.

Do điều kiện thời tiết thay đổi bất thường, lượng mưa phân bố không đều, nhiệt độ chênh lệnh giữa hai mùa hè và mùa đông lớn gây khó khăn trong công tác nuôi vỗ, cho đẻ, ương nuôi cá giống.

Bên cạnh đó trại sản xuất giống còn gặp khó khăn về nhân lực và về vốn để phát triển Chính sách phát triển thủy sản còn gặp nhiều khó khăn.

Nội dung, phương pháp và kết quả phục vụ sản xuất

Nội dung phục vụ sản xuất

 Tham gia cho cá trắm đẻ

Bảng 1.1 Cá trắm cỏ sinh sản

SL cá tham gia sinh sản (cặp)

Trọng lượng cá cái (kg)

- Số lần tiêm: Cá cái tiêm 2 lần, cá đực tiêm 1 lần

- Liều lượng cá đực bằng một nửa cá cái.

 Tham gia cho cá trôi đẻ

Bảng 1.2 Cá trôi sinh sản

SL cá tham gia sinh sản (cặp)

Trọng lượng cá cái (kg)

- Số lần tiêm: Cá cái tiêm 2 lần, cá đực tiêm 1 lần

- Liều lượng cá đực bằng một nửa cá cái

Bảng 1.3 Thu trứng rô phi Ngày sinh sản Đợ t Số giai Tỷ lệ đực cái/giai

TB cá thu được trứng/giai (con)

+ Ao cấp, chứa nước: 01 ao;

+ Ao nuôi cá bố mẹ: 04 ao;

 Điều trị bệnh cho cá anh vũ.

- Loại bệnh: nấm thủy mi

- Cỡ cá bị bệnh: cá giống

- Thuốc trị bệnh: thuốc tím

- Phương pháp điều trị: thả cá vào chậu có hòa thuốc tím với liều lượng200ppm và tắm cho cá trong vòng 15-30 phút.

Phương pháp tiến hành

- Trực tiếp tham gia vào quá trình phục vụ sản xuất.

Kết quả phục vụ sản xuất

Bảng 1.4 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Vệ sinh tu sửa ao Diện tích ao (m 2 )/ ao

Hệ thống ao Số lượng các ao trong trại

16 Thời gian công tác cải tạo ao Thời gian (ngày)

Số lượng cá bột thu được

Cá trắm cỏ Cá trôi Cá rô phi

Phòng và trị bệnh cho cá Loại thuốc Tỷ lệ khỏi bệnh (%)

CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đặt vấn đề

Nền kinh tế đất nước ta đang ngày càng phát triển, Đảng và Nhà nước đề ra chiến lược công nghiệp hóa hiện đại hóa đã tạo ra bước nhảy vọt về kinh tế nhất là lĩnh vực công nghiệp Nhưng hiện nay nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí then chốt trong nền kinh tế, hàng năm nước ta xuất khẩu hàng trăm tấn nông sản cung cấp cho các bạn nước ngoài bao gồm các sản phẩm của các ngành nông nghiệp như: chăn nuôi, thủy sản, trồng trọt… Trong các ngành nông nghiệp nói trên, ngành thủy sản có một vị trí quan trọng đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển kinh tế của nước nhà Đặc biệt ngành thủy sản là một trong những ngành mũi nhọn vì nước ta có hệ thống sông ngòi, ao, hồ dày đặc thuận lợi cho ngành nuôi cá nước ngọt phát triển Hàng năm ngành này đã cung cấp một lượng lớn thực phẩm an toàn, giàu dinh dưỡng cho con người.

Trong nghề nuôi cá nước ngọt cá chép được biết đến bởi thịt thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, là thực phẩm an toàn với mọi người mọi lứa tuổi Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay thực phẩm được chế biến từ cá chép lại càng được ưa chuộng vì thực phẩm chế biến từ gia súc gia cầm mặc dù có giá trị dinh dưỡng cao nhưng hệ số an toàn ngày càng giảm do dịch bệnh: cúm gia cầm, lở mồm long móng… diễn ra ngày càng phức tạp khó kiểm soát. Để tăng năng suất, chất lượng dinh dưỡng và giá trị kinh tế của cá chép viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản đã lai tạo ra cá chép lai 3 máu mang nhiều ưu điểm quý nuôi mau lớn, thịt thơm ngon và có giá trị trên thị trường.

Vì vậy để đáp ứng nhu cầu con giống của thị trường ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng, các trung tâm giống thủy sản tiến hành lai tạo và sản xuất giống cá chép lai 3 máu Được sự đồng ý của trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, trại sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ, tôi tiến hành: " Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp I - Chi cục thủy sản Phú Thọ"

- Mục đích của việc nghiên cứu

+ Nắm được kỹ thuật sản xuất giống cá chép lai V1

+ Gắn kết được lý thuyết với thực tiễn sản xuất.

+ Tiếp cận đựơc khoa học kỹ thuật tiên tiến

- Mục tiêu chuyên đề nghiên cứu cần đạt được

+ Rèn luyện tay nghề nâng cao kinh nghiệm thực tiễn

+ Hiểu được quy trình sản xuất giống nhân tạo chép lai 3 máu.

Tổng quan tài liệu

* Hệ thống phân loại ( Theo Linaeus,1758)

Ngành động vật có xương sống: Vertebrata

Loài cá Chép: Cyprinus carpio (Linaeus,1758)

Cá chép tuy có nhiều hình dạng khác nhau Theo nhiều tác giả thì trong các giống cá chép Cyprinus có 3 loại đang phát triển mạnh và được nuôi nhiều nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

- Cá Chép vẩy (Cyprinus carpio linne) đây là loài cá chép nuôi phổ biến nhất ở nước ta Thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, tính chịu đựng rất cao (nó có thể sống được vài ngày ở vùng Đông bắc Liên Xô khi nhiệt độ môi trường xuống 0 0 C).

- Cá Chép Kính (Cyprinus curpeospecularis) cá chép Kính có bộ vẩy không hoàn chỉnh, thường mỗi bên thân có ba hàng vẩy, vẩy mọc tập trung ở đường bên Vẩy to nhỏ không đều nhau, hàng giữa thường có vẩy rất to xếp không thứ tự, thân ngắn, lưng dựng cao do đó có nhiều thịt.

- Cá Chép Trần (Cyprinus carpionudus) có nơi gọi là cá chép da vì toàn thân không có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít mọc lưa thưa (Duy Khoát, 2003). [4]

Cá Chép phân bố rộng khắp các châu lục trên thế giới trừ Nam Mỹ, TâyBắc Mỹ, Madagasca, và Châu Úc Cá Chép được nuôi lâu ở Trung Quốc khoảng 2000 năm và 600 năm ở Châu Âu (Mai Đình Yên,1983) [12].Hiện nay cá Chép là một trong những loài cá nuôi chính trong các ao nuôi ở Châu Âu, Châu Á như :Liên Xô, Hungary, Đức, Pháp, Trung Quốc, Inđônêxia và là đối tượng quan trọng trong cơ cấu đàn cá nuôi Ở nước ta có cá chép phân bố trong tự nhiên thông qua các tỉnh trung bộ, ở Miền Nam không có cá chép địa phương mà nhập vào nuôi cá chép có nguồn gốc từ Bắc Bộ Cá chép sống được ở hầu hết các thuỷ vực nước ngọt như: ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở giới hạn nhiệt độ từ 0- 40 0 C, nhiệt độ thích hợp là khoảng t 0 = 20-27 0 C, hàm lượng Oxy cực tiểu cho phép 2mg/lít, pH = 4-9 Cá sống ở nước ngọt, đôi khi cũng thấy ở cả vùng nước lợ có nồng độ muối < 14 ‰ (Duy Khoát, 2003).[4]

* Đặc điểm cấu tạo hình thái

Cá chép có thân hình nhẵn bóng, vẩy to tròn, thường có màu trắng bạc hơi pha màu vàng, vây, đuôi pha màu đỏ, có hai đôi râu Do quá trình chọn lọc và lai tạo nên hiện nay có nhiều giống cá chép khác nhau Ở nước ta thường thấy có 6 loại hình cá chép: cá chép Trắng, cá chép Đỏ, cá chép Kính, cá chép Cẩm, cá chép Bắc cạn, cá chép Gù Nói chung màu sắc cá chép thay đổi tuỳ theo điều kiện sống.

Cá chép Miền Bắc (C.carpio) có đặc điểm cấu tạo như sau:

- Công thức vẩy đường bên: 30-35 vẩy đường bên, có 6-8 vẩy trên đường bên và 6-7 dưới đường bên.

- Công thức vây DIII- IV- 20- 22; AII- III- 5- 6

- Công thức răng hầu II3- 3II đôi khi I23- 32I

Hiện nay cá chép có thân cao nhất là dạng cá chép Vẩy và cá chép Trần Ukraina được chọn lọc và lai tạo có thể đạt tỷ lệ kỷ lục về chiều dài/ chiều cao L/H = 2.05 so với cá chép khác là 4.0 - 4.3.

Cá chép châu Âu chia làm 4 nhóm vẩy:

- Cá chép Vẩy: vẩy phủ toàn thân một lớp đều đặn.

- Cá chép Đốm: vẩy lớn, phân bố rải rác không theo quy luật nhất định (cá chép Hungary).

- Cá chép Vẩy: có hàng vẩy to đều, xếp dọc đường bên, ngoài ra còn có hàng vẩy ở trên lưng và phần bụng.

- Cá chép Trần: hầu hết không có vẩy bao phủ, nếu có chỉ có ít hàng vẩy nhỏ trên lưng ở nước ta không có loại cá chép này (Duy khoát, 2003).[4]

* Đặc điểm sinh lý sinh sản

 Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục

Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá chép cũng như các loài cá nuôi khác phụ thuộc vào vĩ độ và chế độ dinh dưỡng Cá chép Hungary, cá chép Nhật Bản nuôi tại Việt Nam thành thục sau 1 năm tuổi Cá chép Việt Nam sau 1 năm đã thành thục về tuyến sinh dục Cá chép Bắc Á, cá chép châu Âu thường từ 4-5 tuổi mới thành thục (Duy Khoát, 2003).[4]

 Sức sinh sản và sự nở của trứng

Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào tuổi và cỡ cá, phụ thuộc vào cả chế độ nuôi dưỡng Cá chép Việt Nam và cá chép nuôi tại Việt Nam lượng chứa trứng tăng nhanh vào lứa tuổi thứ 3- lứa tuổi thứ 5 sau đó tăng không đáng kể.

 Thời vụ và tập tính đẻ trứng

Cá chép là loài cá bán di cư sinh sản trong điều kiện sinh thái tự nhiên, sinh sản đơn giản Buồng trứng của cá chép phát triển đặc thù trong đó trứng có mặt đồng thời ở các giai đoạn 2, 3, 4 Do sự phát triển không đều đó dẫn đến cá chép đẻ ngắt đợt làm nhiều lần Ở các tỉnh phía Bắc cá chép đẻ vào hai vụ là vụ Xuân và vụ Thu, nhưng tập trung chủ yếu vào vụ Xuân (tháng 2-3 dương lịch), nhưng ở miền núi cá chép lại đẻ vào tháng 3-

4 như ở Sơn La, Lai Châu Ở các tỉnh Nam bộ cá chép đẻ quanh năm và đẻ mạnh vào các tháng mùa mưa (Duy khoát, 2003).[4]

Cá chép thành thục trong ao, hồ, ruộng, sông suối vào mùa mưa thường ngược dòng nước tới bãi cỏ hoặc nơi có thực vật thuỷ sinh thượng đẳng khác để đẻ trứng Trứng cá chép dính vào cây cỏ, cây thuỷ sinh ở dưới nước một thời gian rồi phát triển thành cá bột Cá chép thường đẻ vào sáng sớm, lúc mặt trời còn chưa mọc có khi kéo dài đến 8-9h sáng hoặc đến trưa Điều kiện thích hợp để cho cá chép đẻ là có nước mới, có mặt cá đực, t 0 môi trường = 20 - 30 0 , có gió thổi Đó là vào khi thời tiết ấm dần lên, đồng thời có mưa, có sấm đầu mùa cá chép thường tập trung đi đẻ (Duy Khoát, 2003).[4]

* Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến quá trình cho đẻ Ở ngoài tự nhiên, cá đã thành thục chỉ có thể rụng trứng và đẻ trứng khi các điều kiện sinh thái thích hợp như nhiệt độ, dòng nước, nguồn nước mới

Những điều kiện ngoại cảnh đó có thể xem là điều kiện tuyệt đối cần thiết với sự sinh sản của cá ngoài tự nhiên Và trong sinh sản nhân tạo thì các yếu tố như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan là các yếu tố sinh thái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động đẻ trứng của cá Các điều kiện này không phù hợp cá sẽ không đẻ được Nhưng cũng có một số điều kiện sinh thái khác như dòng nước chảy, mức nước thay đổi không hoàn toàn cần thiết trong sinh sản nhân tạo Điều này có nghĩa là trong trường hợp sinh sản nhân tạo, điều kiện sinh thái không phải tuyệt đối cần thiết nhưng tùy mức độ nào đó vẫn có ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc sinh sản cá trong ao Vì thế tại cơ sở sản xuất, nếu có điều kiện thì nên tìm cách tận dụng các điều kiện sinh thái để nâng cao tỷ lệ đẻ của cá bố mẹ và tỷ lệ thụ tinh của trứng Chất kích thích sinh sản có tác dụng quan trọng đối với sinh sản nhân tạo cá, nhưng cũng không nên vì thế mà coi nhẹ yếu tố sinh thái.

Cá là động vật biến nhiệt, thân nhiệt có thể biến thiên theo nhiệt độ môi trường nước Trong quá trình trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ nước Quan hệ giữa môi trường và cá bố mẹ là rất chặt chẽ nhất là yếu tố nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại, phát triển, sinh trưởng và sinh sản của cá trong môi trường nước Trong khoảng nhiệt độ thích hợp, khi nhiệt độ tăng sẽ thúc đẩy phát dục của cá đồng thời quá trình thoái hóa tuyến sinh dục sẽ nhanh Chọn thời điểm cho cá đẻ trong ngày cũng là điều cần thiết Về mùa xuân, nên cho cá đẻ vào lúc nhiệt độ cao nhất, từ 12-13h trưa trong ngày Về mùa hè, nhiệt độ cao có thể cho cá đẻ vào lúc 1-3 giờ sáng thì tỷ lệ thụ tinh sẽ được nâng cao Việc phối hợp nhịp nhàng giữa các điều kiện sinh thái với phản ứng sinh lý một cách thích hợp sẽ nâng cao hiệu quả sinh sản và ngược lại.

Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đàn cá chép lai 3 máu đã qua chọn giống tại trại sản xuất giống cấp I- Chi cục thủy sản Phú Thọ

2.3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành

Tại trại sản xuất giống cấp I - Chi cục thủy sản Phú Thọ

2.3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

Tìm hiểu quy trình sản xuất giống cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp I thuộc chi cục thủy sản Phú Thọ

* Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ

* Quy trình sinh sản nhân tạo

* Quy trình ương nuôi cá chép V1 giai đoạn từ cá bột lên hương

Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép

 Mương dẫn nước có độ dốc cao.

 Hệ thống bể: hệ thống bể chứa lọc nước để cung cấp vào bể đẻ và bể ấp.

 Ao nuôi vỗ cá bố mẹ.

 Ao ương cá giống. b) Dụng cụ phục vụ sinh sản cho cá Chép

 Vợt lọc nước để lấy cá bột sau khi đẻ

 Lưới kéo cá bố mẹ

 Cân trọng lượng (dùng cân đòn 50kg)

 Cối và chày sứ dùng nghiền thuốc kích dục tố, xi lanh và kim tiêm

Cá bố mẹ trong ao

Kéo bắt cá và cân trọng lượng

Mang vào bể đẻ (Thả riêng đực và cái)

Tiêm kích dục tố và thả vào bể đẻ Thả bèo

Cá đẻ trứng dính vào giá thể

Vớt bèo – Bắt cá ra ao nuôi vỗ trở lại – Thả bèo trở lại Ấp trứng (Trứng bám vào giá thể)

Cá bột (trứng đã nở hoàn toàn)

Ra ao Cải tạo ao

Cá bố mẹ trong ao nuôi vỗ

Kéo bắt cá, thăm trứng và sẹ, cân trọng lượng

Mang vào bể đẻ (Thả riêng đực và cái)

Tiêm kích dục tố và thả vào bể đẻ Thả bèo

Cá đẻ trứng dính vào giá thể

Vớt bèo – Bắt cá ra ao nuôi vỗ trở lại – Thả bèo trở lại Ấp trứng (Trứng bám vào giá thể)

Cá bột (trứng đã nở hoàn toàn)

Ra ao Cải tạo ao Ương cá bột lên cá hương Ương cá hương lên cá giống

2.3.3.1 Quy trình nuôi vỗ cá bố mẹ được thực hiện như sau

* Điều kiện ao nuôi vỗ

Ao gần nguồn nước trong sạch không bị ô nhiễm, ao không bị ngập úng và dễ tiêu nước, ao xây dựng gần bể cho cá đẻ Vị trí ao ở nơi thông thoáng giao thông thuận tiện và yên tĩnh để không ảnh hưởng tới hoạt động sống của cá bố mẹ

- Diện tích ao nuôi. Đối với cá chép diện tích ao nuôi thường 500- 1000m 2

Diện tích ao nuôi cá bố mẹ cần đảm bảo điều kiện sống, phát triển và thành thục, đặc biệt là phải bảo đảm đày đủ hàm lượng oxy để tránh cá không bị nổi đầu, chất nước phải tốt, độ pH luôn giữ mức trung tính

- Đáy ao Đáy ao bằng phẳng để dễ kéo lưới bắt cá bố mẹ khi kiểm tra cho đẻ Độ dày mùn của đáy ao: 15-20cm

Chất đáy bùn pha cát.

Cá chép trong giai đoạn phát dục tuyến sinh dục yêu cầu chất nước trong sạch, hàm lượng oxy hòa tan trong nước lớn hơn 2mg O2/l, không có chất độc, không có các muối kim loại nặng, độ pH trung tính (7-8).

Mức nước trong ao là chỉ tiêu cần thiết để tạo điều kiện phát triển thức ăn tự nhiên cho cá (đặc biệt là các sinh vật phù du), đồng thời cũng là không gian hoạt động và là nơi cung cấp oxy hòa tan cho cá nuôi

Ao nuôi cá chép bố mẹ độ sâu từ 1-1,2m.

*Chuẩn bị ao trước khi đưa cá nuôi vỗ

Ao nuôi cá bố mẹ nhiều bùn hoặc nhiều cặn bã do phân bón và thức ăn thừa tích tụ của năm trước cần phải dọn sạch sẽ trước khi thả cá

Xung quanh bờ ao có nhiều hang hốc là nơi trú ngụ của rắn, ếch nhái, chuột… ngoài ra còn nhiều thực vật bậc cao cũng là nơi trú ngụ của các địch hại của cá và là nơi dễ lây nhiễm cho ao Vì vậy trước khi đưa cá bố mẹ vào ao nuôi vỗ cần phải: cắt hết cỏ dại, lấp các hang hốc xung quanh ao.

Tát cạn ao, vét bùn nếu bùn dày để lại một lớp bùn dày 15-20cm

Phơi khô đáy ao nhằm giải thoát các khí độc, đáy ao được khoáng hóa và tơi xốp hơn Song song với quá trình phơi đáy ao cần tiến hành bón vôi để tẩy dọn diệt Lượng vôi thường được sử dụng trung bình 7- 10 kg/100m Ở đáy ao vôi thường được rải nhiều hơn ở nơi tích tụ bùn dày và chỗ có nước chưa tát cạn.

Sau khi tẩy dọn ao 2-3 ngày thì tiến hành bón lót bằng phân chuồng hoặc phân xanh nhằm gây thức ăn tự nhiên cho cá Lượng phân bón sử dụng như sau:

+ Phân chuồng 10-15kg/100m 2 : phân chuồng được giải đều khắp ao + Phân xanh 10-15kg/100m 2 : phân xanh bó thành từng bó nhỏ khoảng 10-15kg/bó đặt đều xung quanh cách bờ ao khoảng 1m

Sau khi bón phân cho nước vào ao với mức nước 40-50cm rồi ngâm ao tạo điều kiện cho phân xanh phân hủy, thời gian ngâm phụ thuộc vào nhiệt độ và thường 4-5 ngày Sau đó cho nước vào ao đảm bảo mực nước theo quy định ban đầu Nước cho vào ao cần được lọc kỹ loại trừ địch hại cho cá và cạnh tranh thức ăn của cá, loại trừ các chất bẩn theo nước vào ao gây ô nhiễm môi trường.

Sau khi lấy nước đã đạt độ sâu cần thiết cần xác định các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa phù hợp với đặc điểm sinh học của cá như: pH 7-8, oxy hòa tan 3-5 mgO2/ml, độ trong 60-80cm, thực vật phu du: 3-4 triệu cá thể/ lít, màu nước là màu lá chuối non

- Tiêu chuẩn đàn bố mẹ

Cá bố mẹ được chọn đưa vào nuôi dưỡng phải khỏe mạnh, không bị bệnh ngoài da và không xây xát, màu sắc sáng, toàn thân trơn nhẵn, không dị hình, hoạt động nhanh nhẹn Cá bố mẹ đạt tuổi thành thục nhất định 2-5 tuổi. Khối lượng của cá cũng đạt đến một quy cỡ thích hợp tương đương với tuổi thành thục: 1-2 kg/con

Khi chọn đàn cá có tuổi thành thục phù hợp sẽ tạo ra đàn cá giống tốt và có hiệu quả trong quá trình sản xuất

- Kĩ thuật thả, nuôi cá bố mẹ

Mật độ cá bố mẹ thả nuôi từ 10-15kg /m 2

Khi đưa cá vào ao nuôi dưỡng nên chọn những ngày nhiệt độ thấp, tốt nhất là vào sáng sớm và chiều mát.

- Chăm sóc và quản lí cá bố mẹ

Cho cá ăn thực ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao như: thóc mầm, đậu tương, bột cá… số lượng thức ăn hàng ngày từ 5-10% khối lượng thân, cho ăn liên tục từ khi cho cá vào ao đến khi cho cá đẻ Theo dõi quá trình sử dụng thức ăn để có thể xác định mức độ thành thục của cá bố mẹ.

Ngoài ra, ao nuôi cần bón thêm phân chuồng để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá, đặc biệt là sinh vật đáy Phân bón phải dải đều quanh ao một tuần một lần, mỗi lần khoảng 5-10kg /m 2

Thường xuyên kiểm tra bệnh để có biện pháp trị bệnh kịp thời cho đàn cá bố mẹ

* Các chỉ tiêu theo dõi

- Các yếu tố môi trường

+ Đối với nhiệt độ thì đo 1 lần / 1 ngày bằng test thử

+ Đối với DO thì đo 1 lần / 1 ngày bằng test thử

+ Đối với pH thì đo 1 tuần / 1 lần bằng test thử

Số lượng cá thành thục (con) + Tỷ lệ thành thục (%) = x 100

Số cá đưa vào nuôi vỗ (con)

KL tuyến sinh dục (g) + Hệ số thành thục (%) = x 100

KL cá mẹ đã bỏ ruột (g)

2.3.3.2 Quá trình sinh sản nhân tạo

Chọn cá chép thành thục cho đẻ

- Chọn cá cái thành thục:

+ Căn cứ vào hình dạng bên ngoài: chọn cá cái có màu sắc tươi đẹp,thân hình cân đối, không bị thương tật, xây sát và dị hình Bụng cá mềm và thuôn từ vây ngực xuống vây hậu môn, không có hiện tượng phình to ở vây bụng Lỗ hậu môn lồi và hồng.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.4.1 Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ

Bảng 2.5 Dao động các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ

Nhiệt độ ( o C) DO (mg/l/) pH

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

Qua bảng 2.5 cho ta thấy: Trong quá trình nuôi vỗ cá chép bố mẹ từ tháng 10.2010 – 02.2011 thì ta thấy nhiệt độ các tháng luôn luôn thay đổi với tỷ lệ chênh lệch khá lớn Cao nhất là tháng 10.2010 với nhiệt độ trung bình là 23,5±1,35 - 26,5±1,39 và thấp nhất vào tháng 01.2011 với nhiệt độ trung bình là 15 ±0,8 – 18±0,93.Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới khả năng thành thục của cá chép bố mẹ.

Nồng độ DO và pH là tương đối ổn định thích hợp cho quá trình nuôi vỗ cá chép bố mẹ.

Bảng 2.6 Kết quả nuôi vỗ cá cá bố mẹ

Số cá thành thục (con)

Số cá kiểm tra (con)

Số cá thành thục (con)

Qua bảng kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ kiểm tra qua các đợt kiểm tra ta thấy tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ tương đối cao Tuy nhiên không đồng đều qua các đợt kiểm tra Đợt kiểm tra tỷ lệ thành thục cao nhất tháng 4/4 với mức độ thành thục của cá đực là 87,5% và cá cái là 100%, thấp nhất tháng 2 là 77,77% Nguyên nhân do điều kiện thời tiết trời rét đậm rét hại kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2, nhiệt độ thấp kéo theo các điều kiện môi trường không ổn định, cá bỏ ăn hoặc ăn ít làm cho cá bố mẹ chậm phát dục Sang tháng 3 thời tiết ấm dần lên nhiệt độ tăng làm tỷ lệ thành thục tăng

2.4.3 Kết quả sinh sản nhân tạo

Bảng 2.7 Sức sinh sản nhân tạo tại ao nuôi vỗ.

Sức SS thực tế(trứng/kg cá cái)

Qua bảng trên ta thấy sức sinh sản của cá chép cao nhất vào đợt 4/4 với mức 121828 ± 38278,7 và thấp nhất vào đợt 21/2: 83588.5 ± 22010 Nguyên nhân là do độ thành thục của đàn cá chép lai bố mẹ cao nhất vào tháng 4 và thấp nhất vào tháng 2 Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiệt độ, tháng 2 nhiệt độ vẫn còn thấp đến tháng 3 thì nhiệt độ tăng dần đến tháng 4 thì nhiệt độ thích hợp nhất cho cá đẻ.

Khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện, cũng như thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật từ nuôi đến khi cho cá đẻ, thì sản phẩm mang lại sẽ đạt chất lượng.

Bảng 2.8 Tổng kết tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trong 5 đợt

Các tỷ lệ (%) Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4 Đợt 5

Tỷ lệ không thụ tinh (%) 20,9 16 9,76 10,3 18,6

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ thụ tinh cao nhất đợt 3 là 90,24% và thấp nhất đợt 1 là 79,1% Nguyên nhân nhiệt độ tháng 4 cao trong giới hạn thích hợp cho việc sinh sản, thụ tinh của loài, tháng 2 nhiệt độ thấp cùng các đợt rét đậm rét hại kéo dài ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh.

Tỷ lệ nở cao nhất là đợt 3: 87,2% và thấp nhất là đợt 1: 79,11% Nguyên nhân tháng 2 trời rét kéo dài, môi trường nước bất lợi đối với việc ấp nở của trứng.Tháng 4 thời tiết ấm dần lên, nhiệt độ, ánh sáng tăng dần tạo điều kiện thích hợp cho việc ấp nở trứng.

Bảng 2.9 Năng suất cá bột ( con/ kg cá cái)

Tổng khối lượng cá cái (kg)

Số cá bột thu được (con)

Năng suất cá bột (con/kg cá cái)

Qua bảng tên ta thấy năng suất cá bột cao nhất vào đợt 4/4 là 25157,2327 và thấp nhất đợt 21/2 là 16406,25 Năng suất cá bột tăng dần từ tháng 2 đến tháng 4 và giảm dần xuống Nguyên nhân do điều kiện thời tiết nhất là nhiệt độ và DO tháng 2 thấp và tháng 5 cao so với giới hạn thích hợp nhất cho sinh sản của cá chép lai.

Tỷ lệ ra bột là tỷ số cá bột khỏe, chuyển sang ăn thức ăn bên ngoài khi tiêu hóa hết noãn hoàng trên tổng số cá nở Không phải toàn bộ cá đã nở từ trứng đều là cá bột khỏe mạnh Nhiều cá nở ra nhưng dị hình và không có sức sống, chúng chết ngay sau khi nở Tỷ lệ cá bột cao, cùng với các tỷ lệ khác cũng cao cho phép đánh giá toàn bộ điều kiện cho cá đẻ, ấp trứng cũng như chất lượng của trứng và tinh dịch trước lúc sinh sản là tốt.

Hình 2.5: Cá Chép lai mới nở

2.4.4 Kết quả ương cá bột lên cá hương

2.4.4.1 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giai đoạn cá bột lên cá hương

Bảng 2.10 Dao động các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi

Nhiệt độ ( 0 C) DO (mg/l) pH

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

Qua bảng 2.5 cho ta thấy: Trong quá trình ương nuôi cá bột lên cá hương từ tháng 24/02 – 07/06 thì ta thấy nhiệt độ các tháng luôn luôn thay đổi với tỷ lệ chênh lệch khá lớn Cao nhất là với nhiệt độ đợt ương V trung bình là 21±1,54 – 21,7±1,5 và thấp nhất đợt I với nhiệt độ trung bình là 16,2±0,94 - 16,9±0,9 Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tỷ lệ sống của cá bột

Nồng độ DO và pH là tương đối ổn định thích hợp cho quá trình ương nuôi.

2.4.4.2 Kích thước và khối lượng

Hình 2.6: Cá Chép lai bột tuần đầu

Hình 2.7: Cá Chép lai bột tuần thứ hai

Bảng 2.11 Tỷ lệ sống của cá chép lai ương từ cá bột lên cá hương

KT Số cá bột thả

Tổng KL cá thu được (kg)

Khối lượng TB (con/kg)

Tổng số cá thu được (con)

Qua bảng kết quả trên ta thấy tỷ lệ sống của cá bột lên cá hương tương đối thấp đợt cao nhất 18/04 là 55,3% và thấp nhất 08/04 là 46,47% Trung bình đạt 51,58%.

Tại các đợt ương nuôi này tỷ lệ sống thấp do

- Nhiệt độ thấp hay cao vượt ngưỡng giới hạn thích hợp cho sinh sản của loài

- Chế độ chăm sóc và quản lý không được đảm bảo

Bảng 2.12 Kết quả sinh trưởng của cá chép sau 2 tuần tuổi

Thời gian (tuần) Kích thước (cm) Khối lượng (g)

Qua bảng kết quả trên ta thấy khối lượng và kích thước của cá chép tăng nhanh sau 2 tuần tuổi Đặc biệt là khối lượng tuần thứ 2 tăng 0,032g so với tuần thứ 1 Chú ý là khi cho ăn té thức ăn đồng đều và rộng khắp ao để cá bắt mồi tốt hơn, giảm tỷ lệ phân đàn

2.4.5 Kết quả ương cá hương lên giống

2.4.5.1 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến giai đoạn cá hương lên cá giống

Bảng 2.13 Dao động các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi

Nhiệt độ ( 0 C) DO (mg/l) pH

Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

Qua bảng 2.5 cho ta thấy: Trong quá trình ương nuôi cá hương lên cá giống từ tháng 11/03 – 18/07 thì ta thấy nhiệt độ các tháng luôn luôn thay đổi với tỷ lệ chênh lệch khá lớn Cao nhất là với nhiệt độ đợt ương V trung bình là 24±1,68 – 24,9±1,73 và thấp nhất đợt I với nhiệt độ trung bình là 18,3±1,58 – 19 ±1,57 Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tỷ lệ sống của cá giống

Nồng độ DO và pH là tương đối ổn định thích hợp cho quá trình ương nuôi DO nằm trong khoảng 3,5 – 4,5 pH nằm trong khoảng 7-,2.

2.4.5.2 Kích thước và khối lượng của cá chép lai giống

Bảng 2.14 Tỷ lệ sống của cá chép lai ương từ cá hương lên cá giống

Tổng KL cá thu được (kg)

Khối lượng TB (con/kg)

Tổng số cá thu được (con)

Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ sống của cá hương lên cá giống cao hơn so với cá bột trung bình của cá hương là 69,1% còn ở cá bột là 51,58% Trong giai đoạn ương cá hương đợt ương cao nhất có tỷ lệ sống 71,2% và đợt ương cá tỷ lệ thấp nhất là 67,9% Nguyên nhân là do cá hương cá sức chống chịu với điều kiện môi trường tốt hơn so với cá bột Nhiệt độ thời gian ương cá giống tương đối thuận lợi.

Bảng 2.15 Kích thước và khối lượng cá giống

Chỉ tiêu Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Đợt 4

Kích thước trung bình cao nhất của cá giống là 9,31cm, thấp nhất8,1cm Khối lượng trung bình cá giống cao nhất là đợt 3: 2,57g, thấp nhất là đợt 1: 2,45g Ta thấy khối lượng tỷ lệ thuận với kích thước của cá giống.

Kết luận, tồn tại và kiến nghị

2.5 Kết luận và kiến nghị

Trong quy trình sinh sản nhân tạo cá chép lai ba máu (Chép V1) trên có thể rút ra một số kết luận sau đây

Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ tỷ lệ thành thục tương đối cao, trung bình: cá cái đạt 86% và cá đực đạt 83,33%.

Sức sinh sản thực tế dao động trong khoảng 91000 – 113000 trứng/ kg cá cái và tăng dần từ tháng 2 đến tháng 4 cao nhất và sau đó giảm đần.

Tỷ lệ thụ tinh cao Đợt cao nhất đạt 90,24% và thấp nhất 79,1%

Tỷ lệ nở tương đối cao: cao nhất đạt 87,2% và thấp nhất 79,1%

Năng suất cá bột trung bình đạt trên 21000con/kg cá cái

Tỷ lệ sống của cá bột tương đối thấp đạt 51,58%, của cá hương cao hơn chút đạt 69,1% do khả năng chống chịu với điều kiên môi trường của cá giống cao hơn cá bột.

Cơ sở vật chất vẫn còn thiếu thốn chưa đáp ứng khả năng sản xuất của trai.

Trong quá trình nuôi vỗ thành thục và cho đẻ đã có thời gian cơ sở bị cắt nước dẫn đến nguồn nước không được lưu thông làm ảnh hưởng tới đàn cá bố mẹ như đã xuất hiện một số cá thể bố mẹ có hiện tượng bị nấm nhưng các cán bộ kỹ thuật của trung tâm đã kịp thời xử lý.

Giá thể bèo tây chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về chất lượng.

Quá trình vận chuyển cá bố mẹ thủ công nên làm cá bố mẹ hay bị stress.

Công tác cải tạo ao nuôi chưa đảm bảo.

Với tình hình sản xuất cá giống hiện nay, có rất nhiều cơ sở mọc lên, kéo theo đó là chất lượng của cá giống giảm xuống Làm thế nào để đảm bảo lượng cá giống vẫn cung cấp đủ nhu cầu thị trường nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng là một vấn đề nan giải đã và đang cần những nhà sản xuất cá giống quan tâm.

Trong quá trình nuôi vỗ đàn cá chép bố mẹ càn chú ý tới chế độ cho ăn ảnh hưởng rất lớn tỷ lệ thành thục của đàn cá chép bố mẹ.

Trong quá trình tiêm thuốc KDT cho cá bố mẹ cần chú ý tới liều lượng thuốc cần tiêm cung như thời gian hiệu ứng của thuốc.

Trong quá trình ấp trứng cần chú ý tới nhiệt độ ấp, lượng cxy, cần thường xuyên xiphon bỏ những trứng bị ung (thối).

Cần có phương tiện vận chuyển cá thích hợp và nhanh chóng.

Trong quá trình ương nuôi từ cá chép bột lên cá chép hương thì phải cải tạo ao thật tốt, chế độ cho ăn cung phải đầy đủ về chất cũng như về lượng.

Ngày đăng: 07/08/2023, 15:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Cá trắm cỏ sinh sản Ngày - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 1.1. Cá trắm cỏ sinh sản Ngày (Trang 6)
Bảng 1.3. Thu trứng rô phi Ngày - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 1.3. Thu trứng rô phi Ngày (Trang 7)
Bảng 1.2. Cá trôi sinh sản Ngày - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 1.2. Cá trôi sinh sản Ngày (Trang 7)
Bảng 1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Nội dung công việc - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 1.4. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Nội dung công việc (Trang 8)
Hình 2.1. Nguyên lý sinh sản của cá nuôi trong điều kiện nhân tạo - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Hình 2.1. Nguyên lý sinh sản của cá nuôi trong điều kiện nhân tạo (Trang 16)
Sơ đồ lai tạo giống cá chép V 1 - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Sơ đồ lai tạo giống cá chép V 1 (Trang 20)
Bảng 2.1: Dẫn liệu về chọn lọc hàng loạt các dòng chép lai qua các thế hệ Năm,  thế - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.1 Dẫn liệu về chọn lọc hàng loạt các dòng chép lai qua các thế hệ Năm, thế (Trang 21)
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu hình thái của các dòng lai V 1  nuôi tại Việt Nam ST - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu hình thái của các dòng lai V 1 nuôi tại Việt Nam ST (Trang 22)
Hình 2.2. Ao ương nuôi cá giống - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Hình 2.2. Ao ương nuôi cá giống (Trang 36)
Hình 2.3.Trứng dính vào giá thể và bể ấp bèo thực tế - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Hình 2.3. Trứng dính vào giá thể và bể ấp bèo thực tế (Trang 43)
Hình 2.4. Định  lượng cá bột f) Phương pháp thu cá bột và ra ao ương - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Hình 2.4. Định lượng cá bột f) Phương pháp thu cá bột và ra ao ương (Trang 43)
Bảng 2.5. Dao động các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ    Chỉ - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.5. Dao động các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi vỗ Chỉ (Trang 45)
Bảng 2.7. Sức sinh sản nhân tạo tại ao nuôi vỗ. - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.7. Sức sinh sản nhân tạo tại ao nuôi vỗ (Trang 46)
Bảng 2.8. Tổng kết tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trong 5 đợt - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.8. Tổng kết tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở trong 5 đợt (Trang 47)
Hình 2.5: Cá Chép lai mới nở - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Hình 2.5 Cá Chép lai mới nở (Trang 49)
Bảng 2.10. Dao động các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.10. Dao động các yếu tố môi trường trong quá trình ương nuôi (Trang 50)
Bảng 2.11. Tỷ lệ sống của cá chép lai ương từ cá bột lên cá hương Ngày - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.11. Tỷ lệ sống của cá chép lai ương từ cá bột lên cá hương Ngày (Trang 51)
Hình 2.7: Cá Chép lai bột tuần thứ hai - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Hình 2.7 Cá Chép lai bột tuần thứ hai (Trang 51)
Bảng 2.12. Kết quả sinh trưởng của cá chép sau 2 tuần tuổi Thời gian (tuần) Kích thước (cm) Khối lượng (g) - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.12. Kết quả sinh trưởng của cá chép sau 2 tuần tuổi Thời gian (tuần) Kích thước (cm) Khối lượng (g) (Trang 52)
Bảng 2.15.  Kích thước và khối lượng cá giống - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.15. Kích thước và khối lượng cá giống (Trang 53)
Bảng 2.14. Tỷ lệ sống của cá chép lai ương từ cá hương lên cá giống Ngày - Tìm hiểu quy trình sản xuất giống nhân tạo cá chép lai 3 máu tại trại sản xuất giống cấp i chi cục thủy sản phú thọ
Bảng 2.14. Tỷ lệ sống của cá chép lai ương từ cá hương lên cá giống Ngày (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w