ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng là những công nhân phơi nhiễm với xăng, dầu và có hội chứng nhiễm độc benzene nghề nghiệp tự nguyện tham gia nghiên cứu.
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng:
- Có thâm niên nghề nghiệp từ 5 năm trở lên, không phân biệt giới tính.
- Theo Giáo sư Lê Trung chẩn đoán nhiễm độc benzene nghề nghiệp dựa vào các tiêu chuẩn sau [35]:
+ Yếu tố tiếp xúc: Đối tượng là người lao động tiếp xúc nghề nghiệp với benzen Trong môi trường lao động, nồng độ hơi benzen vượt quá giới hạn tối đa cho phép (0,05 mg/l) Khi ngửi thấy mùi nhẹ, thường nồng độ benzen đã trên 0.8 mg/l. + Triệu chứng lâm sàng: Ở giai đoạn sớm có các triệu chứng dấu hiệu suy nhược như mệt mỏi, ăn kém ngon, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ… Ở giai đoạn bệnh tiến triển thì thấy triệu chứng xuất huyết rõ rệt Chảy máu cam, máu lợi, bầm máu, ở phụ nữ thì thấy rong kinh.
Xét nghiệm huyết học (số lượng hồng cầu giảm, bạch cầu giảm, tiểu cầu giảm, thời gian máu chảy tăng, biến đổi công thức bạch cầu thường bạch cầu đa nhân trung tính giảm), nghiệm pháp dây thắt (+). Định lượng phenol niệu (nước tiểu 24 giờ), bình thường dưới 10,03±2,69 mg/l và 9,45 ± 3,40 mg/24 giờ.
- Đối tượng bị bệnh tim mạch, Cao huyết áp
- Đối tượng không tuân thủ phương pháp luyện tập.
- Đối tượng bị bệnh cấp tính đột xuất.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp, tiến cứu, so sánh trước và sau điều trị, so sánh với nhóm chứng.
Cỡ mẫu nghiên cứu: Chúng tôi dự kiến sàng lọc lấy 60 đối tượng theo tiêu chuẩn trên để nghiên cứu trong đó chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm lấy ngẫu nhiên 30 đối tượng trong số 60 đối tượng đó, được chia thành hai nhóm để can thiệp trong đó:
Nhóm Nghiên cứu (NC): Luyện tập theo phương pháp Dưỡng sinh
Nhóm Chứng (C) : Luyện tập theo phương pháp Hubbard
Ngoài ra, cả hai nhóm đều dùng thêm thuốc bổ trợ là Betex, Omega-3, Nước khoáng theo phác đồ nền (đã trình bày ở phần tổng quan)
Tập luyện theo bài tập DS của BS Nguyễn Văn Hưởng
Bước 1: Luyện thư giãn (20 phút) a.Khởi động: Để đi vào thư giãn tốt, người tập cần luyện một số động tác có tính chất khởi động như sau: Xoa mắt, quay lưỡi, tróc lưỡi, gõ răng, xoa bụng. b.Luyện thư giãn:
Làm giãn cơ thể theo ba đường:
+ Đường giãn thứ nhất: từ đỉnh đầu→ hai bên mặt→ hai bên cổ→ hai vai
→ hai cẳng tay→ hai bàn tay→ các ngón tay.
+ Đường giãn thứ hai: từ đỉnh đầu→ mặt→ cổ→ ngực→ bụng→ hai bên đùi→ hai bên cẳng chân→ hai bàn chân→ các ngón chân.
+ Đường giãn thứ ba: Đỉnh đầu → gáy → lưng → thắt lưng → hai bên mông→ mặt sau đùi→ mặt sau hai cẳng chân→hai gót chân→ các ngón chân.
Luyện kỹ năng thở bốn thì có hai thì dương và hai thì âm, có kê mông.
+ Thì 1: Hít vào, đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và cứng Thời gian bằng 1/4 hơi thở.
+ Thì 2: Giữ hơi, cơ hoành và các cơ lồng ngực đều co thắt tối đa, mở thanh quản Thời gian 1/4 hơi thở.
+ Thì 3: Thở thoải mái tự nhiên, không kìm, không thúc Thời gian 1/4 hơi thở. + Thì 4: Thư giãn hoàn toàn, có cảm giác nặng ấm Người tập tự kỷ ám thị: tay chân tôi nặng ấm, toàn thân tôi nặng ấm Thời gian thở 1/4 hơi thở.
Bước 3: Luyện ở tư thế động: (50 phút) a.Tự xoa bóp (30 phút)
Gồm các động tác sau: Xát mặt chải đầu; xoa bóp tai; xát mũi; xát miệng; xát cổ; xát gáy; xoa bóp tam tiêu; xát vùng sống lưng trên vùng kề xương sống, vùng bã vai, vùng vai từ các vùng đó xát chéo lên ngực; xát vùng bã vai dưới ra tới ngực; xát cạnh sườn và cạnh bụng; xoa bóp chi trên; xoa bóp chi dưới. b.Tập vận động: (20 phút)
+ Tập đơn: Người tập tự tập vận động một số động tác khớp chi trên, chi dưới và toàn thân
+ Tập đôi: Người tập tập vận động theo cặp một số động tác của chi trên, chi dưới và toàn thân.
Thời gian tập từ 15h đến 16h30 phút hàng ngày, liệu trình trong vòng 15ngày Theo dõi hàng ngày theo phiếu theo dõi trong mẫu bệnh án về tác dụng của luyện tập, các tác dụng không mong muốn.
Uống thuốc bổ trợ theo phác đồ nền: Vào 8 giờ mỗi buổi sáng, phát thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, liều lượng, tác dụng phụ của thuốc.
Tập luyện theo phương pháp Hubbard
Bước 1: Tập vận động bằng hình thức chạy bộ:
Thời gian tập vận động trong khoảng 20-30 phút.
Bước 2: Tắm hơi nóng gián đoạn (xông hơi nóng).
- Nhiệt độ xông hơi nóng trong khoảng từ 60-80 0 C
- Thời gian xông hơi nóng gián đoạn kết hợp tắm nước mát và nghỉ ngơi trong khoảng từ 4 giờ đến 4 giờ 30 phút.
Thời gian tập từ 15h đến 16h30 phút hàng ngày, liệu trình trong vòng 15 ngày Theo dõi hàng ngày theo phiếu theo dõi trong mẫu bệnh án về tác dụng của luyện tập, các tác dụng không mong muốn.
Uống thuốc bổ trợ theo phác đồ nền: Vào 8 giờ mỗi buổi sáng, phát thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, liều lượng, tác dụng phụ của thuốc.
2.2.3.Các chỉ số nghiên cứu: a.Chỉ số sinh học cơ bản như đo thông số nhân trắc học:
Nhịp tim b Các chỉ số lâm sàng:
Hội chứng suy nhược cơ thể:
Triệu chứng mất ngủ c Các chỉ số cận lâm sàng:
2.2.4.1 Tuyển chọn đối tượng nghiên cứu: Khám sức khỏe toàn diện để chẩn đoán, chọn lọc đối tượng nghiên cứu.
2.2.4.2 Tập huấn cho cán bộ và đối tượng nghiên cứu: Phương pháp luyện tập, lý thuyết trước khi vào luyện tập chính thức.
Tổ chức một lớp tập từ 15-20 đối tượng.
- Khám lâm sàng và cận lâm sàng lần 1 vào ngày thứ 1 (D0)
- Khám lâm sàng lần 2 vào ngày thứ 7 (D7)
- Khám lâm sàng lần 3 và cận lâm sàng lần 2 vào ngày thứ 16 (D16). Theo mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1)
2.2.4.4 Địa điểm nghiên cứu: Tổng kho 190, Cục xăng dầu, Tổng Cục Hậu
Cần, Tổ 51, Thị Trấn Đông Anh, Huyện Đông Anh, Hà Nội.
2.2.5 Phương pháp theo dõi và đánh giá các chỉ số: a.Chỉ số sinh học cơ bản như đo thông số nhân trắc học
Dùng loại cân đồng hồ của hảng TINITA ( sản xuất tại Nhật Bản), có trọng lượng tối đa 120kg Đối tượng cân, mặc quần áo mùa hè, không đi dày dép lên bàn cân.
Cân nặng được tính bằng (kg) Đánh giá bằng so sánh giá tri x ở các thời điểm D0, D7, D16
Tổ chức Y tế thế giới đưa ra chỉ số khối cơ thể BMI (Body Mass Index)
ChiÒu cao 2 (m 2 ) Đo chiều cao: Dùng thước dây do Nga sản xuất ( cố định trên tường), đơn vị đo (m)
Cân nặng: như trên Đánh giá tại các thời điểm nghiên cứu D0, D7, D16
- Đánh giá tại mỗi thời điểm theo phân loại:
+ Những người có chỉ số BMI < 18,5 xếp vào loại gầy
+ Những người có chỉ số BMI từ 18,5 đến 22,9 xếp loại trung bình
+ Những người có chỉ số BMI > 22,9 xếp vào loại béo
- Bằng so sánh giá tri x ở các thời điểm D0, D7, D16
Dụng cụ đo là máy đo huyết áp loại đồng hồ (do Nhật sản xuất), đo ở tư thế nằm, người đo được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút trước khi đo. Đơn vị: mmHg Đánh giá bằng so sánh giá tri x ở các thời điểm D0, D7, D16
Nhịp tim được đếm theo đồng hồ bấm phút của Nhật bản, ống nghe của nhật bản, đếm ở tư thế nằm, khi đối tượng được nghỉ ngơi ít nhất 30 phút. Đơn vị: ck/p Đánh giá bằng so sánh giá tri x ở các thời điểm D0, D7, D16 b Các chỉ tiêu lâm sàng:
Hội chứng suy nhược cơ thể: xác định chẩn đoán suy nhược theo thang điểm đánh giá lâm sàng mức độ suy nhược BUGARD-CROCQ: Phụ lục 2. Bảng này gồm 15 nhóm triệu chứng, mỗi triệu chứng được tính 1 điểm. Cách tiến hành: đánh dấu mỗi triệu chứng mà đối tượng nghiên cứu có.
>26 điểm, bệnh nhân bị suy nhược
+ Đánh giá bằng so sánh giá tri x ở các thời điểm D0, D7, D16
+ Các triệu chứng của đối tượng được cải thiện khi điểm số mỗi lần thăm khám sau giảm đi so với lần thăm khám trước đó:
Tốt: tổng số điểm giảm > 50% so với trước điều trị
Khá: tổng số điểm giảm từ 30 đến 50%
Trung bình: tổng số điểm giảm < 30%
Không kết quả: tổng số điểm không thay đổi hoặc xấu đi.
Triệu chứng mất ngủ: dựa vào theo dõi thang điểm đánh giá lâm sàng mức độ rối loạn giấc ngủ Pittburgh: phụ lục 3 [46]
Thang điểm này gồm 7 chỉ tiêu được cho điểm tuỳ mức độ.
+ Cách tiến hành: đánh dấu vào những triệu chứng mà bệnh nhân có + Cách cho điểm từng triệu chứng như sau:
Ngủ tốt Ngủ khá Ngủ trung bình Ngủ kém
+ Tổng điểm của các yếu tố cao nhất là 21 điểm, thấp nhất là 0 điểm + Dựa vào thang điểm trên để chấm điểm và đánh giá mức độ rối loạn giấc ngủ của từng đối tượng o Không có rối loạn giấc ngủ: 0 điểm o Rối loạn nhẹ: 1 – 7 điểm o Rối loạn vừa: 8 – 14 điểm o Rối loạn nặng: 15 – 21 điểm + Các triệu chứng của bệnh nhân được cải thiện khi điểm số mỗi lần thăm khám sau giảm đi so với lần khám trước đó
So sánh giá tri x ở các thời điểm D0, D7, D16 mức độ rối loạn giấc ngủ
Các tác dụng không mong muốn:.
- Choáng, ngất trong khi tập luyện: Đánh giá theo mức độ, thời gian xuất hiện, tần số xuất hiện.
- Triệu chứng xuất huyết: Đánh giá theo mức độ nặng, nhẹ, vừa; thời gian xuất hiện c Các chỉ tiêu cận lâm sàng:
+ Công thức máu: Được thực hiện trên máy đếm tế bào tự động loại Cell Dym1700 của hảng Abbot (sản xuất tại Mỹ), máy cho kết quả 18 thông số
Tiểu cầu Đánh Giá bằng so sánh giá tri x ở các thời điểm D0, D16
+ Sinh hóa máu: Được thực hiện trên máy Photometer 4010 của hảng Biorex (Đức), bằng cách lấy 1,5 ml máu toàn phần, quay ly tâm 3000 vòng/phút, tách huyết thanh, sau đó thực hiện phản ứng theo quy trình kỹ thuật thuốc thử với từng chỉ số:
Của hãng Boechringer Đánh giá bằng so sánh giá tri x các thời điểm D0, D16
- Các số liệu nghiên cứu được phân tích xử lý trên máy tính theo chương trình SPSS 13.0.
- Các test thống kê được dùng:
Kiểm định χ 2 : so sánh sự khác nhau giữa các tỷ lệ.
T – student test: so sánh sự khác nhau giữa hai giá trị trung bình.
2.2.7 Đạo đức trong nghiên cứu:
- Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích nhằm mục đích chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho công nhân lao động.
- Phương pháp tập luyện theo Y học cổ truyền đã được nghiên cứu và áp dụng nhiều tỉnh, thành trong cả nước; hiện tại chưa có báo cáo gây hại gì cho cơ thể người tập luyện.
- Việc lấu mẫu máu xét nghiệm (10 ml máu): đây là một lượng nhỏ, nó tương ứng với mẫu máu của một xét nghiệm thường quy và nó không gây hại cho cơ thể ngoài việc có hơi đau một chút và một số đối tượng nghiên cứu có thể sợ sệt Về việc này thì đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích rõ ràng.
- Việc lấy mẫu nước tiểu thì không gây hại và đảm bảo an toàn cho đối tượng nghiên cứu.
- Việc uống các vitamin nhóm B, nước khoáng và viên dầu cá không gây hại gì cho cơ thể của đối tượng nghiên cứu.
- Quyền lợi của đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu sẽ được tập luyện theo đúng của phương pháp tập luyện theo Y học cổ truyền, được uống thuốc (vitamin, viên dầu, nước khoáng,) và xét nghiệm hoàn toàn miễn phí.
- Trách nhiệm của đối tượng: các đối tượng có trách nhiệm phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình của phương pháp tập luyện.
- Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.
- Đối tượng tham gia nghiên cứu phải tự nguyện và có quyền rút khỏi nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào của nghiên cứu.
- Nghiên cứu có hội đồng khoa học thông qua và phê chuẩn.
SƠ ĐỒ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Công nhân phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzen nghề nghiệp
+Tập luyện theo PP Hubbard
+Thuốc hỗ trợ phác đồ nền
+Tập luyện theo PP DS NVH +Thuốc hỗ trợ phác đồ nền
Chỉ số lâm sàng Chỉ số cận lâm sàng
- SOD Đánh giá tại ba thời điểm
D0, D7, D16 Đánh giá tại hai thời điểm
Xử lý toán bằng thống kê Y học
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bảng 3.1: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới tính
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
- Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới giữa hai nhóm là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Đối tượng nữ chiếm tỷ lệ cao hơn và chiếm tới 65,0% tổng số đối tượng nghiên cứu.
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi Nhóm NC (n0) Nhóm C (n0) p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
- Độ tuổi giữa hai nhóm là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
- Nhóm tuổi 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao ở hai nhóm (Nhóm NC với 17 đối tượng chiếm 56,70%, nhóm C với 14 đối tượng chiếm 46,70%).
3.1.3 Một số đặc điểm liên quan đến bệnh.
Bảng 3.3: Tỷ lệ mắc bệnh theo thâm niên nghề nghiệp
Thời gian Nhóm NC (n0) Nhóm C (n0) p
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
- Thâm niên nghề nghiệp của đối tượng giữa hai nhóm tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
- Tập trung chủ yếu ở đối tượng trên 20 năm công tác (nhóm NC với 15 đối tượng chiếm 50% và nhóm C với 19 đối tượng chiếm 63,3%)
Bảng 3.4: Phân loại đối tượng nghiên cứu theo chỉ số BMI trước thời điểm nghiên cứu
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % p
- Chỉ số BMI của hai nhóm trước thời điểm nghiên cứu là tương đồng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
- Nhóm NC có 96,7% bệnh nhân ở mức trung bình và nhóm C có 93,3% ở mức trung bình.
Bảng 3.5: Phân loại theo mức độ rối loạn giấc ngủ trước thời điểm nghiên cứu
Mức độ rối loạn giấc ngủ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
- Mức độ rối loạn giấc ngủ ở hai nhóm trước thời điểm nghiên cứu là tương đồng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
- Mức độ rối loạn giấc ngủ tập trung ở mức độ vừa (nhóm NC với 22 đối tượng chiếm 73,3% và nhóm C với 26 đối tượng chiếm 86,6%).
3.2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRÊN LÂM SÀNG
Bảng 3.6: Thay đổi chỉ số cân nặng tại các thời điểm nghiên cứu
Thời điểm đánh giá Chỉ số TB cân nặng (kg) ( x ± SD)
- So sánh chỉ số cân nặng trung binh hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu
D0, D7, D16 không có sự khác biệt với p> 0,05.
- D7 so với D0 trong một nhóm thấy tăng có sự khác biệt với p< 0.05
- D16 so với D0 trong một nhóm thấy tăng có sự khác biệt với p< 0.01
Bảng 3.7: Thay đổi chỉ số BMI tại các thời điểm nghiên cứu
Thời điểm đánh giá Chỉ số TB BMI ( x ± SD)
- So sánh chỉ số BMI trung binh hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu D0,
D7, D16 không có sự khác biệt với p> 0,05.
- D7 so với D0 trong một nhóm thấy tăng có sự khác biệt với p< 0.05
- D16 so với D0 trong một nhóm thấy tăng có sự khác biệt với p< 0.01
Bảng 3.8: Thay đổi chỉ số huyết áp tối đa tại các thời điểm nghiên cứu
Chỉ số TB huyết áp tối đa (mmHg) ( x ±
- So sánh chỉ số huyết áp tối đa trung binh hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu D0, D7, D16 không có sự khác biệt với p> 0,05.
- So sánh ở các thời điểm D7 so với D0, D16 so với D0 trong một nhóm thấy có giảm nhưng không có sự khác biệt với p> 0.05
Bảng 3.9: Thay đổi chỉ số huyết áp tối thiểu tại các thời điểm nghiên cứu
Chỉ số TB huyết áp tối thiểu (mmHg) ( x ±
- So sánh chỉ số huyết áp tối thiểu trung bình hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu D0, D7, D16 không có sự khác biệt với p> 0,05.
- Ở nhóm NC chỉ số huyết áp ttối thiểu thời điểm D7 so với D0 thấy giảm có sự khác biệt với p0,05 nhưng ở thời điểm D16 so với D0 thấy giảm có sự khác biệt với p 0,05.
- So sánh ở các thời điểm D7 so với D0, D16 so với D0 trong một nhóm thấy có giảm có sự khác biệt với p < 0,01
Biểu đồ 3.2: So sánh theo mức độ cải thiện hội chứng suy nhược sau can thiệp
- Sau đợt điều trị mức độ cải thiện hội chứng suy nhược của hai nhóm là tương đồng, không có sự khác biệt với p > 0,05.
- Mức độ cải thiện hội chứng suy nhược ở hai nhóm tập trung ở mức độ tốt (nhóm NC chiếm 66,7% và nhóm C chiếm 76,7%), không có đối tượng nào ở mức độ trung bình và không có kết quả và mức độ khá xuất hiện với tỷ lệ 33,3% ở nhóm NC và 23,3% ở nhóm C.
3.2.7 Mức độ rối loạn giấc ngủ (Thang điểm Pittsburgh)
Bảng 3.11: Thay đổi thang điểm Pittsburgh tại các thời điểm nghiên cứu
Chỉ số TB TĐ Pittsburgh (điểm) ( x ±
- So sánh chỉ số thang điểm Pittsburgh trung bình hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu D0, D7, D16 không có sự khác biệt với p > 0,05.
- So sánh ở các thời điểm D7 so với D0, D16 so với D0 trong một nhóm thấy có giảm có sự khác biệt với p < 0,01
Trước điều trị Sau điều trị
Biểu đồ 3.3: So sánh kết quả can thiệp về mức độ rối loạn giấc ngủ trước và sau điều trị ở nhóm NC
Trước điều trị Sau điều trị
Biểu đồ 3.4: So sánh kết quả can thiệp về mức độ rối loạn giấc ngủ trước và sau điều trị ở nhóm C
Bảng 3.12: Thay đổi về mức độ rối loạn giấc ngủ sau điều trị
Mức độ rối loạn giấc ngủ
Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %
- Mức độ rối loạn giấc ngủ ở hai nhóm sau điều trị là tương đồng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p> 0,05.
- Mức độ rối loạn giấc ngủ tập trung ở mức độ nhẹ (nhóm NC với 29 đối tượng chiếm 96,7% và nhóm C với 28 đối tượng chiếm 93,3%).
Đánh giá thay đổi một số chỉ số cận lâm sàng
Bảng 3.13: Thay đổi các chỉ số HC, BC tại các thời điểm nghiên cứu
Chỉ số Thời điểm đánh giá
Hàm lượng TB ( x ±SD) Nhóm NC P
- So sánh các chỉ số HC, BC trung bình hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu D0, D16 không có sự khác biệt với p > 0,05.
- So sánh các chỉ số trung bình HC, BC ở các thời điểm D16 so với D0 thấy không có sự khác biệt với p > 0,05
Bảng 3.14: Thay đổi chỉ số Tiểu cầu tại các thời điểm nghiên cứu
Chỉ số Thời điểm đánh giá
Hàm lượng TB ( x ±SD) Nhóm NC P
- So sánh các chỉ số TC trung bình hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu
D0, D16 không có sự khác biệt với p > 0,05.
- So sánh các chỉ số trung bình TC ở các thời điểm D16 so với D0 thấy không có sự khác biệt với p > 0,05
Bảng 3.15: Thay đổi một số chỉ số Cholesterol, Triglycerit tại các thời điểm nghiên cứu
Chỉ số Thời điểm đánh giá
Hàm lượng TB ( x ±SD) Nhóm NC P
- So sánh các chỉ số Cholesterol, Triglycerit trung bình hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu D0, D16 không có sự khác biệt với p > 0,05.
- So sánh các chỉ số Trung bình Cholesterol, Triglycerit ở các thời điểm
D16 so với D0 ở mỗi nhóm thấy không có sự khác biệt với p > 0,05.
Bảng 3.16: Thay đổi một số chỉ số ALT tại các thời điểm nghiên cứu
Chỉ số Thời điểm đánh giá
Hàm lượng TB ( x ±SD) Nhóm NC P
- So sánh các chỉ số ALT trung bình hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu
D0, D16 không có sự khác biệt với p > 0,05.
- So sánh chỉ số trung bình ALT ở các thời điểm D16 so với D0 trong mỗi nhóm thấy tăng có sự khác biệt với p < 0,05.
Bảng 3.17: Thay đổi men chống oxy hóa tại các thời điểm nghiên cứu
Men chống oxy hóa TB ( x ±SD) Nhóm NC (n= 29) Nhóm C (n= 29) P
- So sánh chỉ số men chống oxy hoá trung bình hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu D0, D16 không có sự khác biệt với p > 0,05.
- So sánh ở các thời điểm D16 so với D0 trong một nhóm thấy có giảm có sự khác biệt với p < 0,01
BÀN LUẬN
Về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Nhóm đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.2, có tuổi đời trung bình ở nhóm NC là 44,6±6,05, trong đó lứa tuổi từ 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,7% Còn tuổi đời trung bình ở nhóm C là 44,43±6,99, trong đó lứa tuổi từ 40-49 cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,7% Theo thống kê thì có sự tương đồng ở độ tuổi giữa hai nhóm, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Vậy trong nghiên cứu của chúng tôi lứa tuổi từ 40-49 tuổi chiếm tỷ lệ cao, theo Y học cổ truyền ở Nam giới tuổi bốn mươi (ngũ bát – 5 x 8) Thận khí bắt đầu suy, đến tuổi bốn tám (lục bát – 6 x 8) Dương khí suy kiệt; còn ở Nữ giới tuổi ba mươi lăm (ngũ thất – 5 x 7) mạch Dương minh bị suy, tuổi bốn mươi hai (lục thất – 6 x 7) mạch Tam dương bị suy, tuổi bốn mươi chín (thất thất – 7 x 7) Nhậm mạch bị hư, mạch Thái xung suy thiếu, Thiên quý kiệt Như vậy ở lứa tuổi này kết hợp với Thận khí suy kiệt đần , các mạch bắt đầu yếu đồng thời phơi nhiễm các chất độc hại do môi trường làm việc đem đến nên bệnh tật hay phát sinh ở giai đoạn này cao
Trong nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.1, tỷ lệ đối tượng nghiên cứu theo giới giữa hai nhóm là tương đương nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Nhưng trong đó tỷ lệ nữ ở nhóm NC chiếm 76,7%, ở nhóm C chiếm 53,3%, và chiếm 65% tổng số đối tượng nghiên cứu của hai nhóm Tỷ lệ này cũng phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả đi trước như nghiên cứu của Nguyễn Thi Phương Chi tỷ lệ nữ tham gia luyện tập chiếm 67,1% [12], Nguyễn Thị Vân Anh là 65% [1] Tuy nhiên mẫu nghiên cứu của chúng tôi nhỏ, chưa phản ánh được tỷ lệ giới tính trong đối tượng phơi nhiễm xăng dầu có hội chứng nhiễm độc benzene nghề nghiệp Cũng có thể ở đây tính chất công việc chủ yếu ở tổng kho là cấp phát xăng dầu có tỷ lệ nữ chiếm đa số nên có thời gian tham gia luyện tập còn một số công việc khác cần nhiều nam hơn như lái xe hay điều phối…, thời gian làm việc không cố định nên không tham gia luyện tập đợt này được.
4.1.3 Thâm niên tiếp xúc với xăng dầu
Nghiên cứu của chúng tôi ở Bảng 3.3, thâm niên nghề nghiệp của đối tượng giữa hai nhóm là tương đồng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Trong đó chiếm tỷ lệ cao ở đối tượng có thâm niên công tác trên
20 năm (nhóm NC với 15 đối tượng chiếm 50% và nhóm C với 19 đối tượng chiếm 63,3%), tiếp đến đối tượng có thâm niên công tác từ 10-20 năm (nhóm
NC với 11 đối tượng chiếm 36,7% và nhóm C với 9 đối tượng chiếm 30%), còn nhóm đối tượng có thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm tỷ lệ rất thấp ở cả hai nhóm Công việc ở tổng kho chủ yếu là công việc giao nhận, phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đình Trung công nhân giao nhận có tuổi nghề trên 15 năm chiếm tỷ lệ cao [36].
Kết quả điều trị
4.2.1 Ảnh hưởng của luyện tập lên chỉ số cân nặng và BMI
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.6 cho thấy sau quá trình luyện tập, cân nặng ở nhóm NC và nhóm C đều tăng như nhau, sự khác biệt về mức tăng cân nặng trung bình hai nhóm ở các thời điểm nghiên cứu là không đáng kể với p>0,05 Ở thời điểm trước và sau luyện tập ở hai nhóm đều tăng với sự khác biệt với p0,05 Và mức giảm huyết áp tối đa và tối thiểu ở thời điểm trước và sau luyện tập ở mỗi nhóm là không đáng kể, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Ở đây có thể do nghiên cứu này của chúng tôi loại trừ những đối tượng luyện tập là người có tăng huyết áp và bệnh tim mạch nên huyết áp tối đa trung bình ở nhóm NC trước luyện tập là 118,33±14,16; sau luyện tập là 117,83±8,78 và huyết áp tối thiểu trung bình trước tập là 76,17±10,56; sau luyện tập là 73,5±6,04; cũng như ở nhóm C huyết áp tối đa trung bình trước luyện tập là 115,6±13,78; sau luyện tập 113,5±10,76 và huyết áp tối thiểu trung bình trước luyện tập là 74,43±9,91; sau luyện tập 71,27±7,32 là những chỉ số huyết áp ở trong giới hạn bình thường
Nhưng ở Biểu đồ 3.1 cho ta thấy chỉ số nhịp tim ở cả hai nhóm ở các thời điểm trước và sau luyện tập đều giảm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05 Ở thời điểm trước và sau luyện tập ở mỗi nhóm đều giảm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p0,05 Ở thời điểm trước và sau can thiệp ở mỗi nhóm đều giảm có sự khác biệt với p0,05 Chỉ số trung bình của Hồng cầu, Bạch cầu ở mỗi nhóm trước và sau can thiệp thấy giảm và nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05; Và các chỉ số này đều nằm trong giới hạn bình thường. Ở Bảng 3.14 cho thấy: chỉ số trung bình Tiểu cầu của nhóm NC và nhóm
C ở các thời điểm nghiên cứu trước và sau can thiệp là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 Chỉ số trung bình của Tiểu cầu trước thời điểm can thiệp ở mỗi nhóm có xu hướng giảm nhẹ (nhóm NC là 133,19±60,34 và nhóm C là 150,07±66,61), đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy sự thâm nhiễm của benzen vào trong tuỷ xương và là dấu hiệu báo sớm của suy tuỷ [35] Chỉ số trung bình của Tiểu cầu sau thời điểm can thiệp của mỗi nhóm có xu hướng tăng (nhóm NC là 137,08±65,66 và nhóm C là 173,19±68,8), tuy sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 nhưng cũng cho thấy một dấu hiệu tốt hơn sau can thiệp Cũng có thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ (n0 mỗi nhóm), và thời gian can thiệp còn ngắn (trong 15 ngày), nên chưa phản ánh được cụ thể xu hướng tăng lên của Tiểu cầu sau can thiệp Đây cũng có thể là một gợi ý cho những nghiên cứu sau.
4.2.5 Ảnh hưởng của luyện tập lên một số chỉ số sinh hoá Ảnh hưởng của luyện tập DS lên nồng độ Cholesterol, Triglycerit trong máu đã được nhiều tác giả nghiên cứu nhận thấy có sự biến đổi các chất đã nêu dưới tác dụng của luyện tập Phạm Huy Hùng nghiên cứu bài tập DS của
BS Nguyễn Văn Hưởng trên người cao tuổi cho thấy: nồng độ Cholesterol trong máu giảm có ý nghĩa thống kê, nồng độ Triglycerit giảm không có ý nghĩa thống kê [20] Cũng bài tập này Nguyễn Thị Vân Anh nghiên cứu tác dụng bài tập trên bệnh nhân có hội chứng thiểu năng tuần hoàn não cho thấy: nhóm có nồng độ Cholesterol máu tăng trước tập, thấy giảm sau tập có ý nghĩa thống kê; nhóm có Triglycerit máu tăng trước tập, sau đợt tập có giảm nhưng không có ý nghĩa thống kê; còn nhóm có Cholesterol và Triglycerit máu trong phạm vi bình thường, sau tập có thay đổi nhưng vẫn ở trong giới hạn bình thường và không có ý nghĩa thống kê [1].
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.15 cho thấy chỉ số trung bình Cholesterol, Triglycerit của nhóm NC và nhóm C ở các thời điểm nghiên cứu là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0.05 So sánh chỉ số trung bình Cholesterol, Triglycerit ở các thời điểm trước và sau can thiệp thấy không có sự khác biệt với p>0,05 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của hai tác giả trên, vì nồng độ Cholesterol, Triglycerit trong máu của nhóm NC hay là nhóm luyện tập DS ở trong giới hạn bình thường (Cholesterol trước tập là 4,71±0,71; sau tập là 4,41±0,8 và Triglycerit trước tập là 1,48±0,73; sau tập là 1,56±0,96)
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.16 cho thấy nồng độ ALT trong máu trung bình của nhóm NC và nhóm C ở các thời điểm nghiên cứu đều tăng như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thông kê với p>0,05 So sánh chỉ số trung bình ALT ở các thời trước và sau can thiệp của mỗi nhóm thấy đều tăng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p