Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM-VINASHIN 3
1.1 Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn 3
1.1.1 Khái quát các hoạt động kinh doanh tại Tập đoàn 3
1.1.2 Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn 4
1.2 Tổ chức quản lý doanh thu của Tập đoàn 6
1.2.1 Tổ chức bán hàng và ký kết hợp đồng 6
1.2.1.1 Chức năng 6
1.2.1.2 Nhiệm vụ 8
1.2.2 Tổ chức các hoạt động tài chính 9
1.2.3 Tổ chức các hoạt động khác 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 12
2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
2.1.1 Doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu 13
2.1.1.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng 13
2.1.1.2 Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu.15 2.1.1.3 Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu 18
2.1.2 Kế toán doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu 23
2.1.2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng 23
2.1.2.2 Kế toán chi tiết doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị 24
2.1.2.3 Kế toán tổng hợp doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị 29
Trang 22.1.3 Kế toán doanh thu cung cấp dịch vụ 31
2.2 Kế toán doanh thu tài chính 33
2.2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng 33
2.2.2 Một số ví dụ về hạch toán doanh thu tài chính tại Tập đoàn 34
2.2.2.1 Doanh thu tài chính từ lãi tiền gửi, tiền cho vay và chênh lệch tỉ giá hối đoái 34
2.2.2.2 Doanh thu tài chính từ cổ tức và lợi nhuận được chia 36
2.3 Kế toán thu nhập khác 38
2.3.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng 38
2.3.2 Hạch toán thu nhập khác tại Tập đoàn 39
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN 45
3.1 Đánh giá chung về thực trạng kế toán doanh thu tại Tập đoàn và phương hướng hoàn thiện 45
3.1.1 Ưu điểm 45
3.1.2 Nhược điểm 47
3.2 Các giải pháp hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn 48
3.2.1 Về công tác quản lý doanh thu 48
3.2.2 Về tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán 49
3.2.3 Về sổ kế toán 50
KẾT LUẬN 51
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh củamột doanh nghiệp không những là thước đo phản ánh trình độ và năng lựcquản lý mà còn là yếu tố quyết định đến sinh mệnh của một doanh nghiệp Do
đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều thậntrọng xác định cho mình những bước đi thích hợp và có tính chiến lược từviệc tổ chức quản lý đến việc tiếp cận, khai thác thị trường
Thực tế nhiều năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thịtrường, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, không ít doanh nghiệp rơi vàotình trạng sa sút, kém hiệu quả Câu hỏi đặt ra là: Nguyên nhân do đâu dẫnđến tình trạng kém hiệu quả như vậy? Quả thật đây là vấn đề làm không ít cácnhà quản lý nhức nhối Một trong những yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đó chính là
tổ chức quản lý doanh nghiệp với hệ thống kế toán là xương sống Các nhàquản trị doanh nghiệp cần phải tổ chức và cải tiến công tác kế toán tại đơn vịmình như thế nào cho phù hợp nhằm tạo nền tảng, cơ sở cho các quá trìnhkinh tế khác diễn ra đúng theo mong đợi
Kế toán là công cụ quản lý quan trọng để quản lý vốn, tài sản và cácquá trình sản xuất kinh doanh diễn ra trong các doanh nghiệp, đồng thời cungcấp thông tin kinh tế tài chính tin cậy để các cơ quan quản lý Nhà nước thựchiện việc quản lý, điều hành vĩ mô nền kinh tế và kiểm soát các hoạt độngkinh tế diễn ra trong các ngành, các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và toàn
bộ nền kinh tế
Như vậy, không chỉ các doanh nghiệp cần quan tâm đến công tác kế toán
mà Nhà nước cũng cần luôn luôn bổ sung cung cấp những chính sách, hướngdẫn kịp thời nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thuận tiện trong việc gia nhập thịtrường thế giới, nâng vị thế nền kinh tế Việt Nam lên một tầm cao mới
Trang 4Đối với mỗi sinh viên chuyên ngành kế toán, bên cạnh việc nắm vữngnhững kiến thức chuyên ngành đã được các thầy cô truyền đạt trên giảngđường, việc tìm hiểu thực tế về tổ chức và ghi chép kế toán tại các công ty làrất quan trọng, việc này sẽ giúp sinh viên không bị bỡ ngỡ, thụ động khi ratrường và bước vào nghề.
Qua thời gian thực tập tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt NamVinashin để bổ sung thêm nguồn kiến thức thực tế cho mình em đã lựa chọn
đề tài “Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ ViệtNam Vinashin”
Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 phần như sau:
Chương 1: Đặc điểm và tổ chức quản lý doanh thu của Tập đoàn Côngnghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàuthuỷ Việt Nam Vinashin
Chương 3: Hoàn thiện kế toán doanh thu tại Tập đoàn Công nghiệp tàuthuỷ Việt Nam Vinashin
Trong suốt thời gian thực tập vừa qua em đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của PGS.TS Phạm Thị Bích Chi và các anh chị phòng Kế toán BanTài chính kế toán Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Vinashin để em
có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này tốt hơn Tuy nhiên dotrình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chuyên đề của em chắc hẳn khôngthể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ýkiến, bổ sung của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô trên khoa và các anh chịphòng kế toán
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ DOANH THU CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM-
VINASHIN.
1.1 Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn
1.1.1 Khái quát các hoạt động kinh doanh tại Tập đoàn
Là Tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực hànghải hiện nay, hoạt động kinh doanh chính của Tập đoàn Vinashin là đóng mới
và sửa chữa tàu thuỷ theo các đơn đặt hàng của các đối tác trong và ngoàinước
Các sản phẩm đóng tàu của Vinashin được khách hàng đánh giá cao vềchất lượng, không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn vươn ra cácthị trường nước ngoài, tàu của Vinashin được đưa vào khai thác tốt trên cáctuyến hàng hải trên toàn thế giới
Vinashin hiện có 11 liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài tronglĩnh vực đóng tàu (Hyundai Vinashin, Song san - Vinashin), thiết kế(Vinakita, Việt Hàn), sản xuất container (TGC), nắp hầm hàng (Vinashin –McGregor), nội thất tàu thủy (Sejin – Vinashin), vân tải (Baikan), kinh doanhgas (Shell gas Hải Phòng), hệ thống thông tin (Vinashin Plus), phá dỡ tàu cũ(Visco)
Các đối tác trong nước là các công ty, Tập đoàn lớn như: Tổng Công tyHàng Hải Việt Nam- Vinalines, Tổng Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Dầukhí- PTSC, Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí- PVtrans…
Bên cạnh đó, do đặc điểm của tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty connên Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam Vinashin còn có thực hiệnhoạt động đầu tư tài chính vào các Doanh nghiệp khác, giữ quyền chi phối các
Trang 6công ty con thông qua vốn, thương hiệu, công nghệ và thị trường Hệ thống
các công ty con thuộc Tập đoàn gồm có:
- Các Tổng công ty do Tập đoàn nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt
động theo mô hình công ty mẹ- công ty con
- Các công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên Tập đoàn nắmgiữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con
- Các công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ trên 50% vốn điều lệ
- Các công ty liên kết do Tập đoàn nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ
- Các đơn vị sự nghiệp
1.1.2 Đặc điểm doanh thu của Tập đoàn
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh như vậy nên doanh thu của Tập
đoàn cũng được hạch toán phù hợp, bao gồm:
- Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường
Doanh thu hoạt động kinh doanh thông thường là toàn bộ số tiền phải
thu phát sinh từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của Tập đoàn
Trong đó:
Doanh thu bán hàng có 2 loại chính:
+ Doanh thu từ các hợp đồng đóng tàu
Các hợp đồng đóng tàu được ký kết 03 (ba) bên gồm: Chủ tàu (người
mua), Công ty mẹ (người bán) và Công ty con đóng tàu (người đóng tàu),
doanh thu của Công ty mẹ là giá trị chi phí mà Công ty mẹ trực tiếp chi cho
sản phẩm đóng tàu đó và số tiền mà Công ty mẹ được hưởng theo tỷ lệ trên
giá trị hợp đồng
Sau khi ký hợp đồng bên đối tác sẽ ứng trước cho Tập đoàn một khoản
tiền để thực hiện công việc đóng tàu, và tuỳ theo tiến độ hoàn thành của công
việc đóng tàu Tập đoàn sẽ ghi nhận doanh thu tương ứng cho từng tiến độ
Trang 7+ Doanh thu từ việc cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu cho đơn vịđóng tàu
Tập đoàn sẽ đứng ra mua các vật tư, thiết bị cần thiết cho việc đóng tàu
để cung cấp cho các đơn vị đóng tàu và ghi nhận doanh thu như là một khoảnbán hàng
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Do đặc điểm của các sản phẩm đóng tàu là có giá trị lớn và phải thựchiện trong thời gian dài nên khi thực hiện các hợp đồng Tập đoàn cũng đồngthời phải ký các hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh với các đối tác Đây là việc Tậpđoàn- với thương hiệu của mình, đứng ra thay mặt cho các đơn vị đóng tàuthực hiện cam kết bảo hiểm, bảo lãnh Do đó đây được xem là một hoạt độngcung cấp dịch vụ tại Tập đoàn
- Doanh thu tài chính:
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty mẹ bao gồm:
+ Các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, cho các bên khác sử dụngtài sản của Công ty mẹ;
+ Tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trảgóp, lãi cho thuê tài chính;
+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ kể cả chênhlệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lậpbáo cáo tài chính thấp hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán và chênh lệch tỷ giá củacác khoản nợ phải trả thu bằng ngoại tệ có tỷ giá tại thời điểm lập báo cáo tàichính cao hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán;
+ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn góp tại công ty trách nhiệm hữuhạn, công ty cổ phần;
+ Cổ tức, lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài Công ty mẹ (baogồm cả lợi nhuận sau thuế khi để lại trích các quỹ của công ty trách nhiệm
Trang 8hữu hạn một thành viên; lợi nhuận sau thuế được chia theo vốn nhà nước vàlợi nhuận sau thuế trích lập Quỹ đầu tư phát triển của Công ty thành viênhạch toán độc lập), trường hợp đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại các đơn
vị này thì Công ty mẹ không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thu nhập khác: thu nhập khác của Tập đoàn bao gồm:
Các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;
Thu tiền bảo hiểm bồi thường, các khoản nợ phải trả nay mất chủ,thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng;
Giá trị tài sản trí tuệ được bên nhận vốn góp chấp nhận được ghi làthu nhập khác của Công ty;
Trang 9đơn vị thành viên lập kế hoạch sản phẩm, kế hoạch xúc tiến bánhàng các loại tàu có lợi thế cạnh tranh.
- Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối với các hợp đồng đóng tàu
do Tập đoàn và các đơn vị thành viên ký kết
- Theo dõi công tác sản xuất, công tác triển khai hợp đồng đóng tàutại các đơn vị thành viên
- Phối hợp các cơ quan liên quan như Chủ tàu, Thiết kế, Đăng kiểm,các nhà cung cấp… trong quá trình thực hiện các hợp đồng đóngtàu
- Tham mưu xây dựng, quản lý tốt công tác Dự án giá thành sản phẩmtại Tập đoàn và các đơn vị thành viên
- Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác triển khai sản xuất tại Tậpđoàn và các đơn vị thành viên
- Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác hợp lý hoá sản xuất
- Giúp Lãnh đạo Ban quản lý tốt công tác kỹ thuật- giá thành sảnphẩm của Tập đoàn và các đơn vị thành viên
- Xây dựng và cập nhật thường xuyên Cơ sở dữ liệu Phương án- Dựtoán của các sản phẩm của Tập đoàn làm tài liệu cơ bản cho côngtác bán hàng
- Phối hợp với Ban KT-SX Tập đoàn xây dựng định mức vật tư, tiêuhao để áp dụng cho công tác xây dựng giá thành sản phẩm và côngtác định mức sản xuất tại các đơn vị thành viên
- Giúp Lãnh đạo Ban quản lý công tác ứng dụng tin học vào nhiệm vụcông tác bán hàng trong Ban
- Quản lý chương trình ISO liên quan đến mảng bán hàng của Ban
- Giúp Lãnh đạo Ban theo dõi và quản lý công tác hành chính liênquan đến mảng bán hàng của Ban
Trang 101.2.1.2 Nhiệm vụ
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển để xây dựng kế hoạch SXKD củatoàn Tập đoàn và các đơn vị thành viên để xây dựng kế hoạch sảnphẩm cho toàn ngành
- Xây dựng kế hoạch Marketing- bán hàng của Tổng công ty cho mỗigiai đoạn kế hoạch và chiến lược bán hàng cho từng loại sản phẩm
cụ thể trong hàng quý, hàng năm Đề xuất các biện pháp nhằm tối
ưu hoá công tác xúc tiến bán hàng
- Kết hợp với các đơn vị thiết kế lập các hồ sơ kỹ thuật sản phẩm- giáthành phục vụ việc chào hàng, đấu thầu và định hướng phát triển sảnphẩm
- Thường xuyên cập nhật các thông tin (năng lực, công nghệ) vềngành CN tàu thuỷ trên thế giới để phổ biến rộng rãi trong TổngCông ty
- Lập danh mục các Chủ tàu tiềm năng, các Nhà sản xuất, các nhàcung cấp, các nhà thiết kế…
- Thực hiện kế hoạch Marketing- bán hàng: Lập hồ sơ chào hàng sảnphẩm mẫu- sản phẩm đặc trưng của Tập đoàn bao gồm cả hồ sơ dựthầu trong và ngoài nước
- Lập hệ thống các nhà môi giới đóng- sửa tàu và đại lý bán hàngnhằm đảm bảo để các hợp đồng; sản phẩm lớn tiêu biểu thi công tạicác đơn vị là do Tập đoàn tiếp thị
- Cùng Công ty XNK Vinashin lập Danh mục các nhà cung cấp hànghoá dịch vụ có uy tín, năng lực để phục vụ tốt kế hoạch cung ứngVTTB cho nhu cầu của toàn Tập đoàn và phối hợp Phòng phát triểncông nghiệp tham mưu Lãnh đạo về định hướng chế tạo, lắp ráp;cung ứng trong nước các loại trang thiết bị thuỷ
Trang 11- Ký kết và tham mưu ký kết các Hợp đồng kinh tế khác theo sự phâncông của Lãnh đạo.
- Phối hợp với Nhà máy, Chủ tàu, Thiết kế, Đăng kiểm, các nhà cungcấp để theo dõi công tác triển khai thực hiện các sản phẩm đóng mớisau khi ký hợp đồng, các diễn biến của sản phẩm cho đến khi bàngiao chính thức sản phẩm cho Chủ tàu Xử lý các thông tin phản hồi
vụ được quy định cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất phương án đổi mới công tác quản lý, tổ chứcthẩm định, cân đối các nguồn vốn tài trợ cho các dự án; thẩm địnhphương án sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư; kiện toàn côngtác quản lý tài chính trong toàn Tập đoàn; ứng dụng phương pháp
Trang 12quản lý hoặc áp dụng khoa học, công nghệ mới vào lĩnh vực tàichính doanh nghiệp của Tập đoàn.
- Nghiên cứu, xây dựng Quy chế Tài chính của Tập đoàn, quy định vềviệc phê duyệt chi phí quản lý dự án, quản lý đầu tư xây dựng vàcác quy định khác có liên quan để thống nhất thực hiện trong toànTập đoàn
- Theo dõi, kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng các nguồn vốn đã huyđộng; nguồn vốn trái phiếu trong và ngoài nước, nguồn tín dụngngắn hạn và các nguồn huy động khác
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách tài chínhhiện hành của Nhà nước và các quy định về quản lý tài chính củaTập đoàn
- Tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Ban về công tác thẩm định trongphạm vi chức năng và nhiệm vụ được giao
- Hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục đảm bảo chi phí quản
lý dự án được phê duyệt theo đúng quy định
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo yêucầu của Lãnh đạo Tập đoàn
- Phối hợp với Phòng Tài chính đối ngoại thuộc Ban Kinh doanh đốingoại và Công ty Tài chính công nghiệp tàu thuỷ theo dõi thực hiệncác hoạt động kinh doanh tài chính, kiểm tra, giám sát việc sử dụng,quản lý vốn và các hoạt động tài chính có liên quan đến nước ngoài
1.2.3 Tổ chức các hoạt động khác
Các khoản thu nhập bất thường khác của Tập đoàn như thu từ thanh lý,nhượng bán Tài sản cố định, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợpđồng… Các hoạt động này chịu sự kiểm soát của cả Phòng Bán hàng (về tiền
Trang 13chính kế toán (về việc sử dụng và thanh lý các tài sản) Trong đó, Phòng Quản
lý vốn đầu tư và tài sản có chức năng và nhiệm vụ được quy định cụ thể nhưsau:
+ Xây dựng các quy định, định chế để quản lý phần vốn đầu tư của Tậpđoàn; xây dựng hệ thống các chỉ tiêu giám sát tài chính, chỉ tiêu đánh giá hiệuquả hoạt động của các công ty con thuộc Tập đoàn
+ Theo dõi, giám sát vốn đầu tư của Tập đoàn vào các Công ty con,phân tích đánh giá tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh của cácCông ty con, đề xuất, khuyến nghị lãnh đạo Tập đoàn những biện pháp cầnthiết để điều chỉnh nhằm bảo toàn và phát triển vốn đầu tư của Tập đoàn trongcác doanh nghiệp này
+ Quản lý vốn góp của Tập đoàn vào các Công ty liên doanh, liên kết
và các khoản đầu tư tài chính khác ra ngoài Tập đoàn; đánh giá hiệu quả hoạtđộng đầu tư vốn, đề xuất lãnh đạo Tập đoàn có biện pháp hạn chế rủi ro đốivới các khoản đầu tư tài chính, cơ cấu lại danh mục các khoản đầu tư tài chínhnhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư phù hợp với định hướng và chiến lược đầu tưcủa Tập đoàn
+ Giúp Trưởng ban tham mưu cho Lãnh đạo Tập đoàn các vấn đề sau:a) Việc quyết định góp vốn thành lập mới các doanh nghiệp, tăngvốn góp vào các doanh nghiệp đang hoạt động:
b) Việc chuyển đổi, cơ cấu lại tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn, chuyểnnhượng vốn của Tập đoàn trong các doanh nghiệp do Tập đoànđầu tư vốn;
c) Việc tiếp nhận, mua bán doanh nghiệp khác ngoài Tập đoàn;quản lý vốn đầu tư, tổng hợp, phân tích, khuyến nghị đối vớingười đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các doanh nghiệp khác
về thủ tục liên quan đến công tác tài chính kế toán khi thực hiệnquyền của chủ sở hữu tại doanh nghiệp;
Trang 14d) Phối hợp kiểm tra, xem xét các nội dung vể tài chính liên quanđến công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước của Tậpđoàn trước khi lãnh đạo Tập đoàn phê duyệt;
e) Tổng hợp tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản của cáccông ty con; theo dõi, nắm bắt tình hình thế chấp, cầm cố tài sảncủa các công ty con cho mục đích huy động vốn và các mục đíchtrong hoạt động kinh doanh;
f) Việc điều chuuyển, sắp xếp lại tài sản giữa các đơn vị trong Tậpđoàn theo mục tiêu quy hoạch tổ chức và hoạt động kinh doanhcủa các đơn vị trong Tập đoàn; việc thanh lý, nhượng bán tài sảncủa các đơn vị trong Tập đoàn nhằm bảo toàn vốn đầu tư và nângcao hiệu quả sử dụng tài sản
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM VINASHIN
2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu là một chỉ tiêu tổng hợp nhằm phản ánh quy mô hoạt độngkinh doanh của Công ty Đây là chỉ tiêu cho thấy được sự trưởng thành và tốc
độ phát triển của doanh nghiệp và với Vinashin đây cũng không phải là mộtngoại lệ Doanh thu bán hàng của Tập đoàn được thực hiện thông qua việc kýkết các hợp đồng đóng tàu Trong những năm đầu của thế kỷ 21, từ năm 2004đến năm 2009, Vinashin đã ký được rất nhiều hợp đồng đóng tàu xuất khẩuvới tổng giá trị hợp đồng lớn Chính các hợp đồng này đã mở ra cho Vinashinmột cơ hội lớn để xây dựng, phát triển ngành đóng tàu Việt Nam ngày mộtlớn mạnh, vươn lên đứng hàng thứ 5 trên thế giới về lượng đơn hàng đóngtàu Chính vì vậy mà yêu cầu đặt ra là hạch toán doanh thu như thế nào đểphản ánh được một cách trung thực, chính xác, đảm bảo tính đúng đắn lạicàng trở nên quan trọng
Trang 152.1.1 Doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu
Như đã nêu ở phần đặc điểm doanh thu của Tập đoàn, thông thườngmột hợp đồng đóng tàu được ký kết 03 bên, trong đó công ty mẹ là người bán,điều này có nghĩa là Công ty mẹ là người đứng ra ký hợp đồng với đối tác sau
đó khi đã hoàn thành hợp đồng thì Công ty mẹ sẽ chuyển hợp đồng về Công
ty con và bắt đầu thực hiện việc đóng tàu
Doanh thu từ các hợp đồng đóng tàu được tính như sau:
là 15% thì doanh thu mà Công ty mẹ có được là:
Trang 16 Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành- Biểu 2.1
Hoá đơn giá trị gia tăng
511-Bên Nợ:
Số thuế tiêu thụ đặc biệt, hoặc thuế xuất nhập khẩu phải nộp tính trêndoanh thu bán hàng thực tế của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp chokhách hàng và được xác định là đã bán trong kỳ kế toán;
Kết chuyển doanh thu thuần vào TK 911 “Xác định kết quả kinhdoanh”
Trang 172.1.1.2 Kế toán chi tiết doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu
Đối với các hợp đồng đóng tàu, tuỳ theo quy định của mỗi hợp đồng
mà doanh thu được ghi nhận theo từng tiến độ hay giai đoạn hoàn thành.Thông thường quy trình đóng mới một con tàu được thực hiện qua các giaiđoạn như:
- Giai đoạn 1: thiết kế
- Giai đoạn 2: lắp ráp phân, tổng đoạn
- Giai đoạn 3: lắp ráp các khí cụ, giá đỡ
- Giai đoạn 4: sơn
- Giai đoạn 5: đấu tổng đoạn trên đà
- Giai đoạn 6: hạ thuỷ
- Giai đoạn 7: lắp hoàn chỉnh thiết bị
- Giai đoạn 8: thử đường dài
- Giai đoạn 9: bàn giao
Và quá trình đóng tàu cũng diễn ra trong một thời gian dài và đòi hỏimột lượng vốn lớn nên bên đóng tàu cũng như bên đối tác không thể một lúc
bỏ ra toàn bộ số tiền của hợp đồng đóng tàu được do đó việc thanh toán theotừng giai đoạn hay tiến độ của con tàu là điều hoàn toàn hợp lý
Sau khi ký kết hợp đồng, bên đối tác sẽ ứng trước cho Tập đoàn mộtkhoản tiền nhất định (thường là thông qua chuyển khoản), Tập đoàn sẽchuyển khoản tiền đó cho đơn vị đóng tàu để bên này thực hiện công việcđóng tàu Sau một thời gian, khi đã hoàn thành giai đoạn đầu theo yêu cầuđơn vị đóng tàu sẽ thông báo cho Tập đoàn, Tập đoàn thông báo cho bên đốitác và cùng đến đơn vị đóng tàu để kiểm tra và nghiệm thu phần việc đã hoànthành Trên cơ sở đó cả ba bên sẽ cùng lập “Biên bản nghiệm thu khối lượnghoàn thành” (Biểu 2.1)
Trang 18Biểu 2.1
BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG HOÀN THÀNH
Loại tàu: Tàu chở xi măng- Hợp đồng số 12307
Giai đoạn 3: Lắp ráp phân, tổng đoạn
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2009
Hội đồng nghiệm thu gồm có:
Đại diện bên A: Công ty Xi măng Nghi Sơn
1 Bà : Lý Văn Tú Chức vụ: P.P Dự án
2 Ông : Bùi Đức Thạch Chức vụ: Đội trưởng
Đại diện bên B: Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam
- Khối lượng thi công: + lắp ráp tôn phẳng khung dọc
+ lắp ráp tôn phẳng khung ngang
+ lắp ráp khung cong
Trang 19- Thời gian thi công
o Bắt đầu từ ngày 02 tháng 10 năm 2008
o Hoàn thành ngày 26 tháng 11 năm 2009
- Chất lượng thi công so với thiết kế và các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt: Đạt yêu cầu
- Khối lượng thi công theo thiết kế đã được phê duyệt: Đạt yêu cầu
Đại diện bên A Đại diện bên B
Công ty Xi măng Nghi Sơn Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam
Biên bản đó là cơ sở để kế toán ghi Hoá đơn Giá trị gia tăng (hoá đơn bán hàng), hoá đơn được lập thành 3 liên với đầy đủ chữ ký (được đặt giấy than, viết 1 lần):
- Liên 1: lưu tại quyển gốc
- Liên 2: giao cho khách hàng
Trang 20- Liên 3: được sử dụng để hạch toán ghi sổ và luân chuyển chứng từ
Đây chính là chứng từ để kế toán hạch toán doanh thu
Cứ theo một quy trình như vậy, khi giai đoạn đầu tiên đã hoàn thành vàđược nghiệm thu thì bên đối tác lại tiếp tục ứng tiền để thực hiện giai đoạntiếp theo… và kế toán lại thực hiện việc hạch toán như trên
Các thông tin được nhập vào được lưu trong phần mềm và phần mềm
sẽ tự động hình thành “Sổ chi tiết tài khoản doanh thu bán hàng” (Biểu 2.2)
và sổ chi tiết các tài khoản có liên quan
2.1.1.3 Kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng từ hợp đồng đóng tàu
Như vậy với các chứng từ và sự hỗ trợ của phần mềm kế toán Financials, kế toán sẽ thực hiện qui trình kế toán tổng hợp doanh thu bán hàngnhư sau:
Esoft-Khi đối tác ứng trước tiền bằng tiền gửi Ngân hàng, kế toán sẽ nhậnđược giấy báo Có của Ngân hàng, căn cứ vào chứng từ này kế toán thực hiệnnhập liệu vào phần mềm như sau:
1/ Vào menu “Kế toán” kích vào “Tiền mặt, tiền gửi và tiền vay” sau
đó chọn “Chứng từ tiền gửi Ngân hàng” sẽ hiện ra màn hình nhập liệu
2/ Điền đầy đủ các thông tin cần thiết trên Chứng từ tiền gửi Ngân hàng
- Nhấn nút “Mới” để điền thông tin mới
- Nhập loại chứng từ: NH1- Giấy báo Có VNĐ
- Nhập số chứng từ, ngày vào sổ
- Nhập các thông tin về số hợp đồng, ngày hợp đồng, ngày thanh toán
Trang 21- Nhập các thông tin khác về họ tên, địa chỉ và diễn giải nghiệp vụ
Sau đó nhập phần định khoản, bao gồm
+ diễn giải: Nhận tiền ứng trước từ…… qua tại khoản tại Ngânhàng…
+ TK Nợ: 112- chi tiết theo từng Ngân hàng
+ TK Có: 131- chi tiết theo đối tác
+ Số tiền
+ Tỷ giá (nếu ứng trước bằng ngoại tệ)
- Sau đó nhấn vào nút “Lưu” để hoàn thành việc nhập liệu và lưu trữthông tin đã nhập
- Phần mềm sẽ tự động kết chuyển sang TK 911- Xác định kết quảkinh doanh để xác định kết quả kinh doanh của Tập đoàn
- Từ các thông tin đã được nhập và được lưu trong phần mềm, kế toán
có thể cho in ra các loại sổ và báo cáo cần thiết, chẳng hạn như Sổ Cái TK 511 Để xem và in các sổ chi tiết và sổ tổng hợp, trên màn hình giao diện vào menu “Báo cáo” -> chọn “Sổ sách và báo cáo” sau đó kích chuột vào loại sổ cần thiết
Trang 24Cộng số phátsinh tháng
222.778.661.069
Số dư cuốitháng
323.838.344.386
Ngày 30 tháng 11 năm 2009
Người lập biểu Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng
(ký,họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên)
2.1.2 Kế toán doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu
2.1.2.1 Chứng từ và tài khoản sử dụng
Trang 25- Chứng từ sử dụng
Phiếu xuất kho
Phiếu thu
Giấy báo Có của Ngân hàng
Hoá đơn Giá trị gia tăng
- Tài khoản sử dụng
TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá
TK 156: Hàng hoá dùng để phản ánh giá trị hàng hoá hiện có và tìnhhình biến động hàng hoá tại kho của Tập đoàn, với kết cấu như sau:
Bên Nợ:
- Trị giá mua vào của hàng hoá theo hoá đơn mua hàng
- Chi phí thu mua hàng hoá
- Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê
- Trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ
Bên Có:
- Trị giá hàng hoá xuất kho để bán
- Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ
Số dư bên Nợ:
- Trị giá mua vào của hàng hoá tồn kho
Trang 26- Chi phí thu mua của hàng hoá tồn kho
Và một số tài khoản có liên quan khác: TK 111, 112, 131…
2.1.2.2 Kế toán chi tiết doanh thu cung cấp vật tư, thiết bị
Sau khi ký kết hợp đồng đóng tàu, các đơn vị đóng tàu sẽ bắt đầu lên
kế hoạch đóng tàu và thiết kế tàu Trên cơ sở các kế hoạch thi công, đơn vịđóng tàu sẽ gửi các yêu cầu về vật tư, thiết bị cần thiết lên Tập đoàn Tậpđoàn xem xét và xét duyệt yêu cầu sau đó thực hiện cung cấp các vật tư, thiết
bị mà các đơn vị đóng tàu cần
Do đặc điểm của các thiết bị đóng tàu là chỉ có số lượng ít và giá trịlớn nên khi xuất kho sẽ được tính theo phương pháp giá thực tế đích danh, cónghĩa là thiết bị được nhập kho theo giá nào thì cũng sẽ được xuất theo giá đó
Chẳng hạn như, khi thực hiện giai đoạn 7- lắp hoàn chỉnh các thiết bị,Công ty TNHH MTV DDT Hạ Long có nhu cầu về các vật tư, thiết bị chogiai đoạn này, bên phía công ty TNHH MTV DDT Hạ Long sẽ gửi lên Tậpđoàn một Phiếu yêu cầu cung cấp vật tư, thiết bị như sau:
PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THIẾT BỊ
Cho việc đóng mới tàu HL 05/06