C Kết bài: Khái quát giá trị ,ý nghĩa của đoạn thơ bài thơ
3/ Hình ảnh Quang Trung – khí phách hào hùng lẫm liệt.
Quang Trung cưỡi voi chỉ huy chiến dịch thần tốc nhưng phong thái ung dung tỉnh táo khác thường. Quang Trung đã tự tin khẳng định 10 ngày đánh đuổi quân Thanh thể hiện trí tuệm sáng suốt, biết làm chủ trong mọi tình thế. Chính phong thái ung dung tự tin của con người có tài thao lược đã tô đậm vẻ đẹp khí phách hào hùng.
Dưới những trang văn hào hùng mang tính sử thi của đoạn trích, ta như nhìn thấy hình ảnh Quang Trung khoác áo bào đỏ cưỡi trên lưng voi chỉ huy 1 đội quân dàn trận chữ “Nhất” tiến vào Thăng Long.
Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh.
- Trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã có nhiều ông vua từng thân chinh cầm quân đánh giặc nhưng vừa nắm quyền chỉ huy, vừa quyết đoán phương lược, vừa đốc xuất chiến dịch và đi với 1 mũi tiến công xông pha nơi hòn tên mũi đạn thì chỉ có một Quang Trung. Trong ánh sáng lờ mờ của buổi ban mai, trong
khói toả mù trời của súng đạn, Quang Trung với khí phách lẫm liệt, hào hùng đã khắc tạo một hình tượng đẹp trong chiến trận. Hình ảnh ấy đã được sử sách còn ghi lại “ngày mồng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu” tấm áo bào đỏ của quang Trung sạm đen khói súng. Quang Trung đã trở thành một hình tượng đẹp đẽ về người anh hùng với khí phách hiên ngang lẫm liệt trong văn học cổ Việt Nam, trở thành một tượng đài bất hủ trong văn học cổ dân tộc.
- Các tác giả Ngô gia văn phái là những cựu thần, chịu ơn sâu nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ đã không thể bỏ qua sự thực là ông vua nhà Lê hèn yếu cõng rắn cắn gà nhà và chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Họ là những người tôn trọng sự thực lịch sử và có ý thức dân tộc bởi thế họ viết thực và hay về người anh hùng dân tộc Quang Trung.
III/ Kết luận
- ở tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” hồi thứ 14 là một sự cống hiến vô giá của các tác giả về những trang tư liệu hào hùng trong lịch sử dân tộc qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng Quang Trung. Hình ảnh Quang Trung trong đoạn trích giống như một thứ ánh sáng trong những phút đầu còn le lói nhưng vẫn sáng ấy, mỗi lúc một cao rộng, lan toả để rồi khắc sâu vào tâm khảm chúng ta vẻ đẹp trí tuệ sáng suốt, tài thao lược hơn người và một khí phách hào hùng lẫm liệt.
- Vẻ đẹp của Quang Trung trong khúc khải hoàn ca chiến thắng còn in dấu trong những câu thơ của Ngô Ngọc Du một nhà thơ đương thời:
“ Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng Quân vua một giận oai bốn phương
Thần tốc ruổi dài xông thẳng tới Như trên trời xuống ai dám đương …”
Đề 4: Bằng những hiểu biết của em về “Truyện Kiều”, hãy trình bày về nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật của Nguyễn Du.
Dàn bài chi tiết A- Mở bài:
- Sức hấp dẫn mạnh mẽ của Truyện Kiều chính là bởi nội dung sâu sắc tình đời được biểu hiện bằng hình thức nghệ thuật đạt đến trình độ mẫu mực của văn chương cổ điển.
- Một trong những thành công xuất sắc của Nguyễn Du là nghệ thuật miêu tả và khắc hoạ tính cách nhân vật.
B- Thân bài :
1. Miêu tả ngoại hình rất độc đáo
Nguyễn Du khắc hoạ ngoại hình mỗi nhân vật hết sức cô đọng mà vẫn in dấu nét mặt, bộ dạng của từng nhân vật, không ai giống ai.
- Thuý Vân, Thuý Kiều đều đẹp, nhưng Vân thì: Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhừng màu da. Còn Kiều thì :
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
- Cũng là trang nam nhi, Từ Hải là anh hùng cho nên chàng hiện ra oai phong lẫm liệt: Râu hùm hàm én mày ngài
Vai năm tấc rộng thân mười thước cao.
Kim Trọng là văn nhân, hiện ra thật nho nhã, hào hoa: Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời.
- Cùng là những kẻ xấu xa, bỉ ổi, nhưng Mã Giám Sinh thì : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao ; còn Sở Khanh thì : Hình dung trải chuốt áo khăn dịu dàng.
Nhìn chung, Nguyễn Du miêu tả nhân vật chính diện theo bút pháp ước lệ nhưng có sự sáng tạo nên vẫn sinh động ; tả nhân vật phản diện bằng bút pháp hiện thực như ngôn ngữ đời thường cũng rất sinh động. 2. Miêu tả nội tâm tinh tế và sâu sắc
- Nguyễn Du thường đặt nhân vật vào những cảnh ngộ có kịch tính để nhân vật bộc lộ tâm trạng : Bị đẩy vào lầu xanh, định thoát chết để thoát nhục lại không chết ; bị giam lỏng ở Lầu Ngưng Bích, chưa biết tương lai lành dữ ra sao.
- Ông đặc biệt thành công trong miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự của tác giả, qua độc thoại nội tâm và qua tả cảnh ngụ tình :
+ Tâm trạng của Kim Trọng và Thuý Kiều lần đầu tiên gặp nhau được miêu tả qua lời kể của tác giả : Người quốc sắc kẻ thiên tài,
Tình trong như đã mặt ngoài còn e. Chập chờn cơn tỉnh cơn mê,
Rốn ngồi chẳng tiện dứt về chỉn khôn.
+ Tâm trạng nhớ người yêu của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích được bộc lộ qua tiếng nói nội tâm của nàng.
+ Tâm trạng cô đơn, lo lắng của Kiều khi một mình ở lầu Ngưng Bích được miêu tả qua cảnh thiên nhiên. 3. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật sắc sảo
a) Khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ
- Thuý Vân: Với vẻ khuôn trăng đầy đặn, hoa cười ngọc thốt cho thấy tín cách đoan trang, phúc hậu. - Thuý Kiều : với đôi mắt như làn thu thuỷ, nét xuan sơn toát lên tính cách thông minh, đa cảm,…
- Mã Giám Sinh : vẻ mặt mày râu nhẵn nhụi, trang phục quần áo bảnh bao, cử chỉ ngồi tót sỗ sàng, cho thấy đó là kẻ trai lơ, thô lỗ.
- Hồ Tôn Hiến : cái vẻ mặt sắt cũng ngây vì tình tố cáo bản chất độc ác và dâm ô của viên “trọng thần”. b) Khắc hoạ tính cách qua ngôn ngữ đối thoại
- Lời lẽ Từ Hải thường có tính khẳng định thể hiện rõ tích cách khẳng khái, tự tin: Một lời đã biết đến ta,
Muôn chung nghìn tứ cũng là có nhau
- Thuý Kiều nói với Thúc Sinh : nghĩa nặng nghìn non, Tại ai há dám phụ lòng cố nhân, tỏ rõ nàng là con người trọng ân nghĩa.
- Hoạn Thư liệu điều kêu xin : chút phân đàn bà, ghen tuông thì cũng người ta thường tình, thì đây quả là con người khôn ngoan, giảo hoạt,…
C- Kết bài :
- Về phương diện xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đạt những thành công mà chưa tác giả đương thời nào theo kịp. Nhà thơ thường miêu tả rất súc tích, chỉ cần một vài câu thơ ông đã có thể khắc hoạ rõ nét ngoại hình và tính cách nhân vật. Nhưng tuyệt diệu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật.
- Truyện Kiều sống mãi với thời gian phần lớn cũng là do những thành tựu nghệ thuật này.
ĐỀ 5
Suy nghĩ của em về nhân vật Lục Vân Tiên Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” .
. 2082 câu lục bát của truyện thơ Lục Vân Tiên do nhà nho mù loà Nguyễn Đình Chiểu sáng tác có vị trí cao trong nền văn học Nam Bộ nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung .Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ”để lại nhiều ấn tượng đẹp bởi hình ảnh Lục Vân Tiên -người anh hùng chiến đấu vì nghiã, văn võ song toàn .
Đoạn trích là một trong những đoạn thơ hay nhất của tác phẩm ,tiêu biểu cho bút pháp tự sư của Nguyễn Đình Chiểu .Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc hoạ thành mẫu người anh hùng lý tưởng tuyệt đẹp :giàu lòng thương người, dũng cảm và nghiã hiệp .
Bản tính anh hùng nghĩa hiệp là đức tính tốt đẹp nhất của Vân Tiên.Từ giã thầy chàng hăm hở xuống núi về kinh đô ứng thí .Trên lộ trình gian nan ấy chàng bất ngờ gặp cảnh dân dắt díu nhau chạy loạn,kêu khóc thảm thương ,chàng hứa :
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này .
Căm giận lũ bất lương ,Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đứng về phía nhân dân ,phía người bị nạn, bẻ cây làm gậy xông thẳng vào bọn cướp Phong Lai hung dữ :
Kêu rằng :Bớ đảng hung đồ Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.
Đạo lý thương người như thể thương thân, thấm nhuần và toả rạng trong hành động của Vân Tiên .Tình thương người đã nâng cao chí khí và lòng dũng cảm cho chàng thư sinh họ Lục .Bọn cướp đông đặc ,gươm giáo sáng ngời ,bừng bừng sát khí .Còn Vân Tiên chỉ có một vũ khí thô sơ “cây gậy bên đàng ”.Thế mà trong cuộc chiến không cân sức ấy :
Vân Tiên tả đột hữu xông
Khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương .
Không tả tỉ mỉ trận chiến ,chỉ bằng mấy dòng thơ ngắn gọn mà đặc sắc cùng nghệ thuật so sánh, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh một dũng tướng đánh nhanh,kín võ, sánh ngang Triệụ Tử Long thời Tam Quốc trong trận phá vây quân Tào bảo vệ ấu chúa .Việc làm của Vân Tiên cao đẹp hơn bởi nó xuất phát từ lòng nhân từ ,từ tư tưởng cứu dân diệt ác nên giản dị, vô tư mà trong sáng, cao đẹp vô cùng .Cuộc chiến của chàng giống hệt thuở xưa Thạch Sanh diệt đại bàng cứu nàng công chúa. Sức mạnh của chàng là kết tinh sức mạnh của nhân dân ,của điều thiện nên nó vô địch :
Lâu la bốn phía vỡ tan
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay Phong Lai trở chẳng kịp tay
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong .
Lời thơ chân chất ,thô mộc song hồn thơ thì chan chứa dạt dào .Nó nêu bật một chân lý :kẻ bất nhân độc ác thì thảm bại,người anh hùng làm việc nghĩa sẽ chiến thắng .
Tự nguyện dấn thân vào nguy hiểm ,chiến đấu hết mình, thắng lợi rực rỡ…Tất cả đều vì nhân nghĩa ,nên sau thắng lợi Vân Tiên không hề kiêu ngạo .Trái lại chàng thật khiêm nhường ,chính trực ,chân thành mà dung dị .Cuộc kỳ ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra thật cảm động .Nguyệt Nga tha thiết muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê để nàng báo đức thù công, “ Vân Tiên nghe nói liền cười” – nụ cười đáng yêu đáng kính của một tâm hồn vô tư hào hiệp .Chàng cười bởi chàng quan niệm :
Làm ơn há dễ trong người trả ơn Nay đà rõ đặng nguồn cơn Nào ai tính thiệt so hơn làm gì .
Đúng là giọng nói, cách nói của chàng trai Nam Bộ –nôm na ,giản dị mà chất phác vô cùng .Đằng sau những lời giản dị ấy là ngọt ngào, thơm thảo một quan niệm nhân sinh ,một tấm lòng nhân ái, hào hiệp .Với chàng ,ơn nghĩa là việc thông thường của người sống có văn hoá ,đang theo đòi kinh sử ,hướng về nghĩa khí, lấy chữ nhân làm động cơ ,làm mục đích cho mọi hành động .Chàng hành động vì lòng nhân ,vì nghĩa lớn ,trừ kẻ ác, bảo vệ người lương thiện .Chàng quan niệm :
Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng .
Lời nói chắc nịch vừa để đối chứng, phê phán những kẻ tầm thường vừa đẻ khẳng định việc làm đúng đắn ,tất yếu thuộc căn cốt, gốc rễ trong lẽ sống của mình.Đó là lẽ sống của những hiền nhân quân tử thời xưa ,của con người chân chính ngày nay .Lời nói và nhân cách của chàng giống người anh hùng Từ Hải trong “Truyện Kiều” với quan niệm:
Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha . (Nguyễn Du )
Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu ,nhân vật Lục Vân Tiên mang cốt cách của tráng sỹ thời loạn ,coi cái chết nhẹ tựa lông hồng ,trọng nghĩa khinh tài, sống và hành động theo phương châm : “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ ”.Dẫu còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm phong kiến “nam nữ thụ thụ bất thân ” song ngôn ngữ ,cử chỉ ,hành động của chàng rất đẹp ,rất anh hùng .Lòng thương người ,chí quả cảm và tinh thần vị nghĩa của chàng đậm màu sắc đạo lý của dân tộc ta .
Bằng giọng thơ phóng khoáng, chân mộc và ngôn từ bình dị , đoạn trích đã hoàn thiện một cách xuất sắc hình ảnh chàng Lục Vân Tiên anh hùng, nghĩa hiệp. Đọc thơ càng thêm trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của nhà nho yêu nước ,yêu đạo lý mà người dân Nam Bộ vẫn trìu mến gọi là Đồ Chiểu .
Đề 6:
Phân tích bài thơ “Đồng chí”, để chứng tỏ bài thơ đã diễn tả sâu sắc tình đồng chí cao quý của các anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp
Dàn bài chi tiết
A- Mở bài:
- Bài thơ ra đời năm 1948, khi Chính Hữu là chính trị viên đại đội thuộc Trung đoàn Thủ đô, là kết quả của những trải nghiệm thực, những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc.
- Nêu nhận xét chung về bài thơ (như đề bài đã nêu) B- Thân bài:
1. Tình đồng chí xuất phát từ nguồn gốc cao quý
- Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá - Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
- Từ xa cách họ nhập lại trong một đội ngũ gắn bó keo sơn, từ ngôn ngữ đến hình ảnh đều biểu hiện, từ sự cách xa họ ngày càng tiến lại gần nhau rồi như nhập làm một: nước mặn, đất sỏi đá (người vùng biển, kẻ vùng trung du), đôi người xa lạ, chẳng hẹn quen nhau, rồi đến đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
- Kết thúc đoạn là dòng thơ chỉ có một từ : Đồng chí (một nốt nhấn, một sự kết tinh cảm xúc). 2. Tình đồng chí trong cuộc sống gian lao
- Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiết.
- Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn, những cơn sốt rét rừng nguy hiểm: những chi tiết đời thường trở thành thơ, mà thơ hay (tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh,…) ; từng cặp chi tiết thơ sóng đôi như hai đồng chí bên nhau : áo anh rách vai / quần tôi có vài mảnh vá ; miệng cười buốt giá / chân không giày ; tay nắm / bàn tay.
- Kết đoạn cũng quy tụ cảm xúc vào một câu : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay (tình đồng chí truyền hôi ấm cho đồng đội, vượt qua bao gian lao, bệnh tật).
3. Tình đồng chí trong chiến hào chờ giặc
- Cảnh chờ giặc căng thẳng, rét buốt : đêm, rừng hoang, sương muối.
- Họ càng sát bên nhau vì chung chiến hào, chung nhiệm vụ chiến đấu : chờ giặc.
- Cuối đoạn mà cũng là cuối bài cảm xúc lại được kết tinh trong câu thơ rất đẹp : Đầu súng trăng treo (như bức tượng đài người lính, hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí, cách biểu hiện thật độc đáo, vừa lãng mạn vừa hiện thực, vừa là tinh thần chiến sĩ vừa là tâm hồn thi sĩ,…)
C- Kết bài :
- Đề tài dễ khô khan nhưng được Chính Hữu biểu hiện một cách cảm động, sâu lắng nhờ biết khai thác chất thơ từ những cái bình dị của đời thường. Đây là một sự cách tân so với thơ thời đó viết về người lính.
- Viết về bộ đội mà không tiếng súng nhưng tình cảm của người lính, sự hi sinh của người lính vẫn cao cả,