TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ DI ĐỘNG NỘI VÙNG
Khái niệm, yêu cầu và chức năng của dịch vụ di động nội vùng
Nói chung hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về di động nội vùng Tuy nhiên khi xét dưới góc độ về hệ thống cũng như dịch vụ chúng ta thấy dịch vụ di động nội vùng hình thành dựa trên tính di động hạn chế của thuê bao Nó được định nghĩa như sau: “Di động hạn chế là một ứng dụng mà nhờ nó nhà khai thác dịch vụ tạo ra khả năng di động hạn chế cho các thuê bao trong phạm vi một vùng địa lý nhất định dựa trên các hệ thống truy nhập vô tuyến”.
Như vậy trước hết ta có thể hiểu là dịch vụ thông tin di động nội vùng đơn giản là dịch vụ thông tin di động, nhưng trong đó các thuê bao di động chỉ có thể truy nhập mạng để sử dụng dịch vụ khi di chuyển trong một vùng địa lý nhất định, ví dụ như một hoặc một số thị trấn, thị xã, một tỉnh hoặc một số tỉnh thành… Do vậy hệ thống thông tin di động nội vùng là hệ thống hình thành dựa trên công nghệ truy nhập vô tuyến, với cấu trúc cho phép dịch vụ tới các thuê bao chỉ được phép di động trong một vùng địa lý nhất định
2 Một số yêu cầu đối với hệ thống thông tin di động nội vùng.
Với quan niệm về hệ thống thông tin di động nội vùng trình bày như ở trên, người ta đã đưa ra một số yêu cầu chung có tính đặc thù của hệ thống di động nội vùng.
Mục tiêu đặt ra khi triển khai dịch vụ di động nội vùng:
- Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ viễn thông, phát triển nhanh các dịch vụ thoại, truy nhập tốc độ cao với giá cước trung bình và thấp.
- Đảm bảo tính công bằng trong cung cấp dịch vụ viễn thông cho mọi đối tượng khách hàng khác nhau, phân bố trên các vùng, miền, khu vực khác nhau.
Đặc điểm của khách hàng sử dụng dịch vụ di động nội vùng
- Có nhu cầu và công việc phải di chuyển thường xuyên trong khu vực hẹp ví dụ
- Có thu nhập hàng tháng ở mức thấp và vừa.
- Có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cơ bản như thoại, data, Fax.
Công nghệ và giải pháp đối với dịch vụ di động nội vùng.
- Sử dụng các công nghệ vô tuyến hiện có trên thế giới như PHS (Nhật Bản), CDMA (Bắc Mỹ), DECT (Châu Âu),…
- Giải pháp tổ chức mạng thông tin di động nội vùng thường dựa trên cấu trúc mạch vòng vô tuyến WLL, cấu trúc hệ thống vô tuyến tế bào.
- Đảm bảo chi phí đầu tư, khai thác, bảo dưỡng thấp Để thực hiện được điều này thì hệ thống thông tin di động nội vùng phải tận dụng được cơ sở hạ tầng của mạng hiện có như PSTN, IDSN,…
Công nghệ ứng dụng trong dịch vụ thông tin di động nội vùng
Xu thế vô tuyến hóa các mạng thâm nhập thuê bao đòi hỏi phải có các hệ thống thâm nhập vô tuyến cung cấp được các dịch vụ giống như mạng cố định hiện nay với giá cước nội hạt hoặc giá cước chấp nhân được đối với các thuê bao Các hệ thống thông tin di động hiện đang sử dụng là các hệ thống băng hẹp chỉ cung cấp chất lượng thông tin hạn chế nhưng giá cước cao Các hệ thống không dây tương tự hiện có bị ảnh hưởng rất lớn bởi nhiễu và không đảm bảo tính bảo mật cao cho người sử dụng Trong bối cảnh đó các hệ thống cầm tay không dây số (Thông tin di động nội vùng) đã được nghiên cứu và đã cho ra một số công nghệ sử dụng cho thông tin di động nội vùng, đó là: PHS (Nhật Bản), CDMA (Bắc Mỹ), DECT (Châu Âu) Nhìn chung các hệ thống này cho phép cung cấp các dịch vụ như hệ thống điện thoại cố định với giá cước rất mềm dẻo Ở đây chúng ta chỉ xét đến công nghệ CDMA và PHS sử dụng trong công nghệ nội vùng.
2 Công nghệ nội vùng dùng công nghệ CDMA.
Nhằm tăng mật đọ sử dụng dịch vụ viễn thông cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ cung cấp cho người dùng, hầu hết các nước phát triển trên thế giới đang từng bước sử dụng và đổi mới công nghệ vô tuyến tiên tiến Một hướng phát triển đơn giản, dễ dàng và hiệu quả về mặt chi phí là sử dụng giải pháp vô tuyến dưới góc độ mạng truy nhập vô tuyến mạch vòng, di động hạn chế hay di động không hoàn toàn.
Phần này sẽ phân tích giải pháp thực hiện mạng thông tin di động nội vùng cho các hệ thống WLL dựa trên công nghệ CDMA Hiện nay trên thị trường thường có hai hướng giải pháp chính cho công nghệ CDMA, đó là giải pháp dựa trên cấu trúc mạch vòng thuê bao WLL và giải pháp dựa trên cấu trúc Cellular sử dụng MSC.
2.1 Giải pháp CDMA WLL dựa trên V5.2.
Một số ưu điểm và kỹ thuật liên quan trong hệ thống CDMA WLL.
Bảng 1.1: Một số ưu điểm và kỹ thuật liên quan Ưu điểm Kỹ thuật liên quan
Chất lượng thông tin tốt Chuyển giao mềm, mềm hơn.EVRC ( Enhanced
Các chức năng bảo mật cao Đăng ký vị trí
Phát triển dễ dàng và nhanh chóng Hệ thống mạch vòng và vô tuyến nội hạt
Chống được cản trở trên đường truyền Máy thu phân tập, máy thu phân luồng RAKE)
Vùng phủ sóng rộng Bán kính tế bào rộng
Hiệu suất sử dụng tần số cao Phân chia mã, điều khiển công suất, tốc độ mã hoá thay đổi
Giao tiếp mở Giao diện chuẩn IS-95và V5.2 Độ rộng băng theo yêu cầu Điều chế công suất, tốc độ điều chế có thể thay đổi được
2.1.2 Lợi ích của hệ thống
Một trong những ưu điểm của hệ thống CDMA WLL là nó có thể ứng dụng vào các hoàn cảnh môi trường khác nhau:
Sử dụng trong khu vực thành thị. Đối với viễn thông khu vực thành thị có các đặc điểm:
- Mật độ dân cư cao.
- Tốc độ lưu lượng cao, cơ sở hạ tầng khá.
- Nhu cầu thông tin dữ liệu lớn.
- Khó lắp đặt đường cáp thuê bao
Trong môi trường như vậy thì sử dụng hệ thống CDMA WLL có một số lợi ích sau:
- Khả năng thông tin dữ liệu tốt.
- Không cần thiết phải lắp BTS và SU phức tạp.
- Dung lượng BTS lớn (trên 4RF, 3 sectors).
- Việc lắp đặt cáp đến các thuê bao là rất khó khăn vì dân số ở đây phát triển một cách ngẫu nhiên.
Lợi ích của hệ thống CDMA WLL khi sử dụng trong môi trường này:
- Các dịch vụ triển khai nhanh.
- Tính mềm dẻo cao khi điều kiện môi trường thay đổi.
Sử dụng trong khu vực nông thôn.
Các đặc điểm của khu vực nông thôn:
- Mật độ dân cư thấp nhưng phân bố rộng và không đồng đều.
- Tồn tại các khu vực bán hàng.
Lợi ích của hệ thống CDMA WLL khi sử dụng trong khu vực này là:
2.1.3 Khả năng cung cấp dịch vụ.
Chức năng chính của hệ thông CDMA WLL là thiết lập các kết nối giữa chuyển mạch nội hạt và các khối thuê bao Chính bản thân hệ thống CDMA không có chức năng chuyển mạch Tuy nhiên để thực hiện được các dịch vụ cơ bản và các dịch vụ bổ sung thì cần thiết phải có hệ thống CDMA chuyển tiếp tín hiệu gọi đến hoặc gọi đi giữa chuyển mạch LS (Local Switching) và các khối thuê bao.
Hệ thống CDMA có thể cung cấp các loại dịch vụ sau:
Các dịch vụ cơ bản:
- Chuyển các cuộc gọi bắt nguồn từ SU và các cuộc gọi kết thúc từ LS.
- Gửi tín hiệu Hook – Flash.
- Các loại cuộc gọi: Thoại âm thanh, facsimile nhóm 3 (G3), dữ liệu băng âm thanh, điện thoại thẻ (payphone) và dữ liệu số.
- Phát tín hiệu DTMF (Dual Tone Multi Frequency).
Các dịch vụ bổ sung:
Các dịch vụ do chuyển mạch nội hạt cung cấp và được chuyển tiếp qua hệ thống CDMA WLL:
- Hiển thị số cuộc gọi.
2.1.4 Cấu trúc mạng CDMA WLL dựa trên giao diện V5.2
Hệ thống CDMA bao gồm các thiết bị:
WSC (Wireless Service Control): Khối điều khiển dịch vụ vô tuyến
BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc.
SU (Subscriber Unit): Khối thuê bao.
PSTN: Là thông tin báo hiệu PSTN.
2.2 Giải pháp dựa trên MSC.
Trung tâm quản lý mạng NMC (Network Maintenace Center) NMC thường cung cấp các chức năng sau:
Vậy với công nghệ CDMA có hai giải pháp để cung cấp dịch vụ thông tin di động nội vùng, đó là giải pháp dựa trên cấu trúc mạch vòng vô tuyến (CDMA WLL) và cấu trúc dựa trên MSC.
Giải pháp dựa trên mạch vòng vô tuyến có ưu điểm là có thể triển khai nhanh chóng với vốn đầu tư ban đầu thấp, bên cạnh đó còn có một số hạn chế về khả năng di động cũng như khả năng cung cấp dịch vụ Tuy nhiên, hiện nay các nhà cung cấp thiết bị cũng đã thực hiện được một số cải tiến kỹ thuật nhằm tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ, do vậy giải pháp này có thể triển khai phù hợp cho các vùng có mật độ thuê bao thấp, tốc độ phát triển không cao, ít tính năng, các thuê bao không có nhu cầu di chuyển trên một phạm vi rộng.
Giải pháp dựa trên MSC thực chất là xây dựng một mạng di động hoàn toàn, tuy nhiên nhờ vào khả năng quản lý của hệ thống mà giải pháp này có khả năng cung cấp dịch vụ di động nội vùng cho một giải rất rộng Do đó, giải pháp này sẽ tỏ ra rất hiệu quả khi triển khai mạng trên một phạm vi rộng, ví dụ như cho một hoặc nhiều tỉnh thành, với các chính sách di động hạn chế của thuể bao cho từng vùng cụ thể.
3 Công nghệ nội vùng dùng công nghệ PHS.
Giải pháp ứng dụng công nghệ PHS ở chế độ công cộng trong thông tin di động nội vùng gồm giải pháp di động công cộng, giải pháp WLL và giải pháp công nghệ PHS trên nền IP (iPAS).
3.1 Giải pháp sử dụng công nghệ PHS cho thông tin di động công cộng
Với giải pháp này, nhà khai thác PHS chỉ cần triển khai mới phần dữ liệu khách hàng, hệ thống quản lý mạng, các trạm thu phát vô tuyến Còn các chức năng và các phần tử còn lại sẽ dựa vào mạng hiện có, đó là các mạng PSTN/ISDN Giải pháp này được sử dụng phổ biến, có hiệu quả vì các thu phát vô tuyến chỉ cần kết nối với tổng đài ở gần thông qua giao diện hai dây, các trạm thu phát thường đặt cách nhau 300 –500m để đảm bảo phủ sóng trong vùng có khả năng hỗ trợ di chuyển tốc độ cao
3.2 Giải pháp sử dụng công nghệ PHS – WLL.
Mạng PHS – WLL gồm có các thành phần chính:
LE là một tổng đài của mạng PSTN/ISDN
Bộ điều khiển truy nhập WLL (WAC)
Khối thuê bao WLL (WSU)
Trạm cá nhân WLL (WPS) Để khắc phục hạn chế trên của hệ thống PHS – WLL người ta đã đưa ra giải pháp sử dụng PHS trên nền IP, gọi là hệ thống di động nội vùng iPAS.
3.3 Giải pháp sử dụng công nghệ PHS trên nền IP (iPAS).
3.3.1 Giới thiệu chung về hệ thống iPAS. a) Mở đầu. iPAS là hệ thống truy nhập cá nhân PHS dựa trên nền IP (iPAS: IP based personal Access System) của hãng UTStarcom Đây là một ứng dụng sáng tạo của mạng truy nhập vô tuyến, có hiệu quả trong việc giải quyết các vấn đề di động tồn tại trong mạng thông tin cá nhân Hệ thống iPAS là hệ thống truy nhập vô tuyến cho phép kết nối với mạng PSTN/ISDN truyền thống để cung cấp các dịch vụ viễn thông, cũng như đáp ứng đầy đủ các khía cạnh dịch vụ của mạng thông tin di động như chuyển giao (handover), chuyển mạng (roaming)…
Về cơ bản cấu trúc của iPAS dựa trên cơ sở của mạng PHS với giao diện vô tuyến tuân theo tiêu chuẩn RCR STD – 28 của ARIB Kết nối với các tổng đài của mạng PSTN sử dụng báo hiệu số 7 (CCS7), còn thủ tục báo hiệu giữa các phần tử của
Với các công nghệ mới nhất như hệ thống hỗ trợ điều hành (OSS) năng lực mạnh mẽ, các cổng đa giao thức (GW hỗ trợ nhiều giao thức), mạng báo hiệu IP và chuyển mạch mềm (Sorfswitch), hệ thống iPAS có thể đáp ứng các yêu cầu ngày càng tăng về các loại hình dịch vụ thông tin và có thể tiến tới mạng thông tin thế hệ kế tiếp (mạng 3G) mà không cần thay đổi lớn về cấu trúc mạng.
Hệ thống iPAS có thể hỗ trợ các công nghệ truy nhập vô tuyến khác nhau như TDMA, CDMA, 3G Trên cơ sở chuẩn RCR STD – 28, iPAS có thể cung cấp các kênh số liệu 32/64 Kbps có chất lượng và độ tin cậy cao như mạng hữu tuyến. b) Dịch vụ được cung cấp bởi iPAS.
Hệ thống iPAS hỗ trợ hai loại hình dịch vụ là dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
- Thiết lập và giải phóng cuộc gọi.
- Các cuộc gọi đi và đến khi đang chuyển mạng.
- Dịch vụ dữ liệu PIAFS 32/64 kbps.
- Cung cấp bản tin CDR.
- Phát DTMF trong băng và ngoài băng.
- Dự phòng kênh D cho RPC.
Dịch vụ hỗ trợ cuộc gọi nâng cao.
- Dịch vụ đường dây nóng.
- Dịch vụ chống quấy rầy.
- Dịch vụ bắt cuộc gọi.
- Dịch vụ cuộc gọi cảnh báo (với thuê bao có V5).
- Cuộc gọi đăng ký trước.
- Chuyển cuộc gọi khi không trả lời.
- Chuyển cuộc gọi khi bận.
- Chuyển cuộc gọi không điều kiện.
- Dịch vụ thuê bao vắng nhà.
- Dịch vụ thoại hội nghị.
- Hiển thị số chủ gọi.
Dịch vụ giá trị gia tăng.
- Thông báo cuộc gọi. c) Khả năng ứng dụng của hệ thống iPAS.
Với những đặc điểm trên hệ thống iPAS có thể cung cấp các dịch vụ di động giá rẻ ở các khu vực:
Các thành phố lớn đông dân có cơ sở hạ tầng viễn thông và số lượng điện thoại lớn nhưng không đủ cáp Trong trường hợp này, hệ thống iPAS được sử dụng để giải quyết vấn đề thuê bao mới.
Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ di động nội vùng
1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội.
1.1 Triển khai và phát triển hệ thống iPAS tại Hà Nội. a) Triển khai hệ thống iPAS tại Hà Nội
- Cấu hình chung của mạng viễn thông Hà Nội.
Mạng Viễn thông Hà Nội hiện nay chia thành hai công ty Điện thoại, với hai tổng đài Local Tandem là AXE Đinh Tiên Hoàng và E10 Từ Liêm, cùng gần 30 tổng đài Host.
Mạng PSTN Hà Nội hiện đang cung cấp các dịch vụ:
Các dịch vụ gia tăng như dịch vụ chuyển cuộc gọi, dịch vụ quay số tắt, dịch vụ chờ cuộc gọi, dịch vụ điện thoại hội nghị…
Các dịch vụ truyền số liệu như Internet 1260, 1268, 1269, dịch vụ Internet tốc độ cao Mega VNN,…
- Cấu hình hệ thống di động nội vùng tại Hà Nội.
Mạng di động nội vùng tại Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ phủ sóng cho 7 quận nội
Bảng 1.1: Các vùng phủ sóng Cityphone tại Thành phố Hà Nội
Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối được mô tả như trong hình sau:
Hình 1.1: Cấu trúc mạng và tổ chức kết nối dịch vụ Cityphone tại Hà Nội
Tổng đài Local Tandem Mạng PSTN
Phần vô tuyến Tới các CS và PS
Hệ thống iPAS tại Hà Nội đã đáp ứng được các yêu cầu về cung cấp dịch vụ thoại, các dịch vụ gia tăng, nhưng các dịch vụ về truyền số liệu như truy nhập Internet tốc độ cao thì chưa đáp ứng được do hạn chế về tốc độ và vùng phủ sóng. b) Tình hình phát triển thuê bao và triển khai dịch vụ.
Hết năm 2003, số thuê bao Cityphone tại Hà Nội mới đạt 18.000 thuê bao Riêng trong 8 tháng đầu năm 2004, Bưu điện Hà Nội đã phát triển được 20.052 thuê bao gấp 3,7 lần so với cùng kỳ năm 2003 Kết qủa trên cho thấy, việc phát triển thuê bao của mạng Cityphone tại Hà Nội có hướng khả quan, đặc biệt sau khi VNPT đưa ra chương trình “ Khách hàng trung thành”, bên cạnh đó chất lượng phủ sóng của mạng Cityphone cũng là vấn đề quan tâm Hiện nay Bưu điện Hà Nội có tới 1.350 trạm CS và đạt mật độ phủ sóng trong khu vực nội thành là 80% trong nhà và 90% ngoài trời. Để nâng cao chất lượng dịch vụ Cityphone, Bưu điện Hà Nội đã có phương án tăng cường dung lượng và mở rộng hệ thống trong pha III Theo đó vùng phủ sóng sẽ được tăng cường gấp đôi so với hiện nay, đạt khoảng 2.600 trạm CS, đảm bảo phủ sóng trong nhà đạt 90% và ngoài trời là 100%, đồng thời sẽ phủ kín tại các khu tập trung dân cư, đô thị, khu công nghiệp ngoại thành Cũng trong pha III này, Bưu điện
Hà Nội sẽ nâng dung lượng tổng đài lên 100.000 số để đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao của khách hàng, theo Ông Hoàng Thanh Chung cho biết, cũng phải mất 4-5 tháng nữa mới có thể đầu tư xong pha này Khi đó, khách hàng có thể yên tâm về chất lượng dịch vụ của mạng Cityphone.
Trong 2 tuần đầu tháng 1/2005, Bưu điện Hà Nội đã hoàn thành việc lắp đặt thêm trên 1.300 trạm thu phát sóng cho mạng CityPhone, đưa thêm 2 cổng lắp đặt mới vào hoạt động Như vậy, cơ sở hạ tầng của CityPhone đã được nâng cấp đáng kể, dung lượng của mạng đã có thể đáp ứng cho 100.000 số như kế hoạch, giảm thiểu tình trạng nghẽn mạch tại một số “vùng lõm”.Tin từ Bưu điện Hà Nội, tính đến ngày 19/1/2005,mạng CityPhone tại Hà Nội đã đạt hơn 60.000 thuê bao Bưu điện Hà Nội đang chuẩn dân cư, thị trấn, thị tứ, các khu công nghiệp sẽ được phủ sóng và nâng cấp chất lượng sóng.
1.2 Hoạt động Marketing và chăm sóc khách hàng a) Hoạt động Marketing.
Giá cước liên lạc của CityPhone trước đây là 500đ/phút đã được giảm xuống còn 400đ/phút Hiện nay, mức giá này được người tiêu dùng chấp nhận Mức cước hoà mạng CityPhone sau 2 lần giảm giá đã giảm từ mức 500.000đ/máy/lần xuống còn 100.000đ/máy/lần (đã bao gồm cả thuế VAT, áp dụng từ ngày 1.8.2004) Như vậy, cước hoà mạng và cước thông tin của CityPhone sẽ không giảm nữa Tuy nhiên, Bưu điện Hà Nội cũng đã đề xuất lên Tổng Cty Bưu chính - Viễn thông VN xin giảm cước thuê bao hàng tháng của CityPhone từ mức 45.000đ/tháng xuống còn 32.000đ/tháng
Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vừa quyết định áp dụng cách tính cước mới cho mạng di động nội thị Cityphone Theo đó, các cuộc gọi đi từ mạng điện thoại di động nội thị Cityphone đến các mạng di động GSM (Vinaphone/MobiFone) sẽ được áp dụng theo block 30 giây thay vì block 1 phút như trước đây
Theo cách tính cước mới, các cuộc gọi từ mạng Cityphone sang mạng Vinaphone/MobiFone sẽ chỉ phải thanh toán 850 đồng/block 30 giây Cách tính cước mới này cũng được áp dụng cho mạng Cityphone cố định
Cũng trong thời gian vừa qua, VNPT đã công bố giảm 20% cước liên lạc cho mạng Cityphone Cước liên lạc nội vùng trong giờ bận chỉ còn 400 đồng/ phút Giờ rỗi còn 280 đồng/ phút Phí hoà mạng Cityphone di động là 300.000đồng/ lần Thuê bao tháng 50.000 đồng/ máy/ tháng
TCTY Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) cho biết, sẽ bắt đầu tính cước lại kể từ đầu tháng 6 tới nhưng chỉ áp dụng với một nửa mức cước quy định Từ nay đến đầu tháng 6, trong thời gian chờ mạng hoạt động ổn định, sẽ tiếp tục miễn phí các tin nhắn gửi từ Cityphone đến VinaPhone và MobiFone
Khi mới bắt đầu triển khai dịch vụ tin nhắn, mức cước áp dụng là 200 đồng/tin nhắn từ Cityphone đến Cityphone và 350 đồng từ Cityphone đến các mạng di động bao gồm cả mạng CDMA Theo các chuyên gia viễn thông của VNPT, do mạng vẫn còn trong thời gian thử nghiệm nên Cityphone đã miễn cước để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng
Kết thúc đợt thử nghiệm vào cuối tháng này, VNPT sẽ bắt đầu tính cước trở lại nhưng chỉ thực hiện với một nửa mức quy định (175 đồng/tin nhắn tới hai mạng VinaPhone và MobiFone) Khi mạng này hoạt động ổn định, dự kiến vào đầu tháng 7, VNPT mới chính thức áp dụng mức cước như dự tính ban đầu.
Hiện nay, mạng Cityphone đã phủ sóng được 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng Để sử dụng dịch vụ, người dùng chỉ cần soạn tin nhắn và gửi đến các số di động khác của VinaPhone và MobiFone như bình thường.
Các hoạt động quảng cáo, tuyên truyền và quan hệ với công chúng
Bưu điện Thành phố Hà Nội đã có rất nhiều hình thức quảng cáo để đưa dịch vụ di động nội vùng trở nên quen thuộc với người dân Thủ đô Bưu điện Hà Nội đã thành lập một trang web riêng để cung cấp các thông tin liên quan đến dịch vụ di động nội vùng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận gần hơn với dịch vụ Cityphone Ngoài ra hình ảnh và biểu tượng của dịch vụ Cityphone còn xuất hiện thường xuyên tại các Bưu điện trung tâm, trong cac chiến dịch khuyến mại lớn tạo ấn tượng sâu trong lòng mỗi người.
Bưu điện Thành phố Hà Nội còn tài trợ cho các hoạt động văn hoá xã hội tại Hà Nội để quảng bá hình ảnh về dịch vụ Cityphone như là tài trợ cho Giải vô địch Cờ tướng các Câu lạc bộ Hà Nội
Các hoạt động khuyến mại.
Tổng quát về Bưu điện Thành phố Hải Phòng
1 Quá trình hình thành và phát triển.
Bưu điện Thành phố Hải Phòng là đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trực thuộc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển của Bưu điện Thành phố Hải Phòng có thể chia ra các giai đoạn chính sau: a) Giai đoạn 1955 – 1975:
Ngày 13/5/1955 biên bản bàn giao Bưu điện Thành phố Hải Phòng giữa Pháp và cách mạng đã được ký kết Sau đó, đoàn cán bộ tiếp quản của ta nhận của Pháp một
“di sản” thông tin bưu điện nghèo nàn, thiếu đồng bộ, chắp vá, cũ kỹ, lạc hậu Tại trụ sở của bưu điện có một tổng đài cộng điện có dung lượng 600 số Một tổng đài 10 với
20 máy điện thoại từ thạch anh Hệ thống đường dầy vĩ tuyến có một đường cáp chính đi ngầm dung lượng từ 68 đến 112 đôi, độ dài không vượt quá 5 km, hệ thống vô tuyến điện vừa hỏng vừa cũ, chỉ vẻn vẹn một máy phát kiểu Booc-Do 15w và 2 máy Hanmrlure.
Sau đó ít ngày ta tiến hành tiếp quản đài phát tín ở phố Lạch Tray cơ sở vật chất của trạm gồm có: 2 máy Thomjonhouston 2 km, 1 máy kiểu Sipl 800w, 1 máy Bachelet 50w, 1 máy kiểu Srat 50w và một máy Radio dùng để kiểm soát các máy phát. Ở Bưu điện Kiến An chúng ta tiếp nhận từ tay Pháp duy nhất một tổng đài 10 số trong đó có 10 máy điện thoại từ thạch thì một nửa đã hỏng.
Sau giải phóng ít ngày mạng lưới thông tin Bưu điện Hải Phòng, Kiến An bắt đầu thông, phục vụ ngay cho các cơ quan thành uỷ, chính quyền, đoàn thể, quần chúng,một xí nghiệp sản xuất công nghiệp, đảo đèn Long Châu và Hòn Dáu.
Song song với việc phục hồi cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị chúng ta khẩn trương xây dựng, hình thành bộ máy quản lý và điều hành sở Bưu điện Hải Phòng và Bưu điện Kiến An Trước mắt bộ máy của 2 cơ quan gồm các phòng: Phòng điện chính, phòng bưu chính, hệ thống Bưu cục các khu, huyện, thị xã, cơ sở.
Nhìn chung giai đoạn này do điều kiện chiến tranh nên Bưu điện Hải Phòng chưa có sự phát triển lớn, hoạt động chủ yếu là phục vụ sửa chữa tuy cũng có một số công trình nhỏ. b) Giai đoạn 1976 – 1985. Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra giai đoạn phát triển mới của đất nước và của thành phố Hải Phòng - thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Vai trò của ngành Bưu điện thành phố ngày càng trở nên quan trọng trong việc phục vụ các hoạt động kinh tế
- xã hội và quốc phòng Yêu cầu khách quan đó đòi hỏi ngành Bưu điện Hải Phòng phải xác định được hướng đi đúng, nâng cao chất lượng thông tin liên lạc trong tình hình mới.
Trước tình hình đó ngành Bưu điện Hải Phòng đã chủ động khôi phục và củng cố 32km đường dây cáp, tổng đài điện 1000 số.
Cuối năm 1975 Bưu điện Hải Phòng đã lắp đặt mạng điện thoại tự động loại
Năm 1978 Bưu điện Hải Phòng lắp đặt và đưa vào khai thác tổng đài điện thoại di động, ưu tiên phục vụ các cơ quan lãnh đạo thành phố và một số ngành kinh tế trọng điểm.
Năm 1979 ngành đưa vào sử dụng các loại tổng đài tự động 50 số, 70 số dùng để lắp đặt cho một số cơ sở kinh tế - xã hội trọng điểm của thành phố Cũng trong nămBưu điện đã thành lập đường thư biển quốc tế giữa Hải Phòng với Vladivostok.
Trong giai đoạn này, Bưu điện Hải Phòng cũng như các doanh nghiệp khác đều trong giai đoạn khủng hoảng do điều kiện cơ sở vật chất còn lạc hậu, hơn nữa lại thiếu vốn để cải tạo và đầu tư mới. c) Giai đoạn 1986 – 1996.
Năm 1986 mở đầu cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Bưu điện Hải Phòng thực hiện 3 mục tiêu của ngành là: “ Nâng cao chất lượng thông tin, khai thác mọi tiềm năng và khả năng, sắp xếp lại tổ chức sản xuất, đổi mới cơ chế quản lý và lề lối làm việc” Đến cuối năm 1986 Bưu điện 3 quận đã được sát nhập với Bưu cục trung tâm thành Bưu cục nội thành Cùng với nó cơ quan quản lý cũng thay đổi để có thể thích ứng với thị trường, Bưu điện Hải Phòng được phân chia thành các công ty, mỗi công ty quản lý một loạt sản phẩm nhất định như: Công ty điện thoại quản lý những sản phẩm điện thoại, Bưu điện trung tâm quản lý các sản phẩm bưu chính… Việc phân chia này giúp cho Bưu điện Hải Phòng quản lý các hoạt động của mình một cách hiệu quả hơn.
Tổ chức mạng lưới coi mạng Viễn thông là mạng chủ chốt của Bưu điện Hải Phòng, trong những năm trước mắt Bưu điện Hải Phòng đã thực hiện đầu tư phát triển thêm các tổng đài mới Đây là bước phát triển quan trọng mang tính chuyển đổi công nghệ với ý nghĩa không chỉ có tổng đài sẽ tăng thêm dung lượng mà còn do đây là công trình mở ra khả năng phát triển mới hoàn toàn về kỹ thuật công nghệ của Bưu điện Hải Phòng, khả năng tự động hoá số trở thành hiện thực, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng điện thoại, có thể tự động gọi điện thoại cho bất cứ thuê bao nào trong thành phố, đi các tỉnh có tổng đài điện tử tự động và quốc tế. d) Giai đoạn 1996 đến nay.
Bưu điện Hải Phòng đã vào giai đoạn 5 năm lần thứ 3, bắt đầu từ giai đoạn này hoạt động viễn thông được coi là hoạt động chính của Bưu điện Hải Phòng (thể hiện ở mức đầu tư cho dịch vụ, các kết quả thu được như doanh thu từ các dịch vụ, lợi nhuận…)
ĐỀ XUẤT CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG NỘI VÙNG TẠI BƯU ĐIỆN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Sự cần thiết phải đầu tư
Hải Phòng là một trong ba thành phố lớn nhất Việt Nam, nằm ở đồng bằng Bắc
Bộ, phía Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình và phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ Hải Phòng có chiều dài bờ biển hơn 62 dặm (khoảng 38,5 km) Tổng diện tích của Hải Phòng là 1.515 km 2 với dân số là khoảng 1,7 triệu dân.
Hải Phòng gồm có 5 quận nội thành, 2 thị xã, 8 huyện (trong đó có 2 huyện đảo là Cát Hải và Bạch Long Vĩ) và 149 xã và 56 phường
Hải Phòng là đô thị trung tâm cấp quốc gia; là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước và của vùng duyên hải Bắc Bộ; là thành phố Cảng, cửa ngõ chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và của cả nước; là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật của Thành phố Hải Phòng trực thuộc Trung ương, có vị trí quan trọng về mặt an ninh, quốc phòng.
Hải Phòng đã hình thành các khu kinh tế mới bao gồm:
Khu công nghiệp phía bắc Thuỷ Nguyên.
Khu kinh tế đặc biệt.
Khu công nghiệp Đình Vũ.
Khu công nghiệp Quán Toan - Cảng Vật cách.
Khu du lịch nghỉ mát quốc tế và nội địa.
Với những tiềm năng sẵn có trong một số ngành như vận tải, sửa chữa và đóng tàu, sản xuất xi măng, may mặc, du lịch… cơ sở hạ tầng tuy chưa phải là hiện đại nhưng có thể nói đã có một nền tảng vững chắc với những kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… đặc biệt hơn cả đó là Hải Phòng có khu vực cảng biển rộng lớn, kinh tế, với vai trò chủ đạo là doanh nghiệp nhà nước đã phần nào phát huy được những ưu điểm và hạn chế dần những tồn tại Tận dụng tối đa các nguồn vốn trong cũng như ngoài nước (Vốn vay, vốn viện trợ, vốn đầu tư của nước ngoài) đầu tư có khoa học vào các ngành có lợi thế so sánh của Hải Phòng, xây dựng mới khu công nghiệp có công nghệ cao với trang thiết bị hiện đại như khu công nghiệp Nomura - Hải Phòng Sự ra đời nhiều nhà máy hiện có công suất và chất lượng cao: thuỷ tinh Sammiguel, xi măng Chinfon - Hải Phòng… đã làm cho tình hình sản xuất nhập khẩu có những thay đổi đáng kể.
Sự đổi mới của trang thiết bị khoa học, công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý, tay nghề lao động, chú trọng phát triển nông nghiệp nâng cao năng suất lương thực, song song với phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và ngư nghiệp với sự góp mặt của các đối tác nước ngoài (89,4% trong tổng dự án liên doanh với nước ngoài, đến nay đã có 104 dự án với tổng số vốn 1,323 USD) trong nhiều ngành, nhiều nghề đã thúc đẩy nền kinh tế của thành phố phát triển theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu Hiệu quả sản xuất kinh doanh được nâng cao, do doanh nghiệp có nhiều khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như ngoài nước.
Tóm lại: Hải Phòng là thành phố cảng biển, có địa hình phong phú, có núi đồi,hải đảo, sông suối, có đồng bằng… Hải Phòng thực sự là thành phố có tiềm năng phong phú, đa dạng Thành phố Hải Phòng đã được Nhà nước xác định là thành phố nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - QuảngNinh Tiềm năng và cơ hội phát triển ở Hải Phòng còn rất lớn và ngày càng thuận lợi.Với nhận thức rằng: thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại trong đó đầu tư trực tiếp nước ngoài là động lực rất quan trọng để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, HảiPhòng sẽ tiếp tục tập trung mọi khả năng của mình cùng với sự giúp đỡ của Trung Ương, từ các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế vào việc phát triển, nâng cấp và hiện đại hóa các cơ sở hạ tầng; tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu của sự phát triển Hiện nay theo dự án đầu tư và triển khai các khu đô mức giá thấp phù hợp với thu nhập của người lao động là một điều cần thiết Bên cạnh đó Hải Phòng còn là nơi tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp Đây cũng là những đối tượng có nhu cầu sử dụng điện thoại di động giá rẻ, là động lực để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng giá rẻ tại Thành phố Hải Phòng.
Theo báo cáo điều tra thị trường của Công ty Viễn thông trực thuộc Bưu điện Thành phố Hải Phòng ngày 8/3/2003 trên 300 khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone thu được kết quả như sau:
Về nghề nghiệp của khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone:
(Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng)
Bảng 3.1: Thống kê khách hàng sử dụng dịch vụ di động Vinaphone
Về mục đích sử dụng điện thoại di động: Đối tượng liên lạc Số lượng
Gia đình và bạn bè nội tỉnh 264 88,00
Gia đình và bạn bè ngoại tỉnh 209 69,67
Kinh doanh, buôn bán nội tỉnh71 82 27,33
Kinh doanh, buôn bán ngoại tỉnh 71 23,67
Gia đình, bạn bè ở nước ngoài 95 31,67
(Nguồn: Bưu điện Thành phố Hải Phòng)
Bảng 3.2: Mục đích sử dụng điện thoại di động
Qua bảng trên, ta thấy rằng những người có thu nhập thấp như người về hưu, sinh viên hay những người làm việc trong môi trường nhạy cảm như các y, bác sỹ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong những khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại di động VinaPhone Bên cạnh đó, tỷ lệ những cuộc gọi phục vụ cho nhu cầu liên lạc trong địa bàn thành phố chiếm tỷ lệ lớn.
Như vậy, Thành phố Hải Phòng là thị trường đầy tiềm năng để cung cấp dịch vụ di động nội vùng Phát triển dịch vụ di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng có khả năng đem lại những lợi ích to lớn cho VNPT nói chung và Bưu điện Thành phố Hải Phòng nói riêng như chiếm lĩnh thị phần, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận… Để cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng ta có thể sử dụng công nghệCDMA (như mạng Nanphone đang cung cấp ở Nghệ An) hay công nghệ PHS trên nền
IP (như mạng Cityphone đang cung cấp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) Việc lập kế hoạch đầu tư phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố HảiPhòng cần thoả mãn yêu cầu là xây dựng kế hoạch đầu tư hợp lý dựa trên cơ sở cấu hình phù hợp để đáp ứng phát triển dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đề xuất các bước phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng
1 Lựa chọn hình thức đầu tư, huy động vốn và lựa chọn công nghệ. a) Lựa chọn hình thức đầu tư
Trên cơ sở mạng điện thoại di động nội vùng đang phát triển mạnh mẽ tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) sẽ tiếp tục triển khai phát triển tại Thành phố Hải Phòng Như vậy thì VNPT sẽ là chủ đầu tư trực tiếp và uỷ quyền cho Bưu điện Thành phố Hải Phòng làm chủ đầu tư của dự án. b) Huy động vốn.
Giống như dịch vụ di động nội vùng Cityphone đang cung cấp ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì nguồn vốn để triển khai dịch vụ di động nội vùng tại Hải Phòng được đề xuất là nguồn vốn vay và tái đầu tư Hiệu quả sử dụng nguồn vốn này để đầu tư cho dịch vụ di động nội vùng ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh rất tốt nên VNPT có thể tiếp tục triển khai mô hình này tại Bưu điện Thành phố Hải Phòng. c) Lựa chọn công nghệ.
Công nghệ của dịch vụ điện thoại di động nội vùng đang được VNPT triển khai là công nghệ PHS/iPAS Đây là công nghệ cung cấp dịch vụ di động được coi là công nghệ sạch bảo vệ môi trường và sức khoẻ cho người sử dụng Trên thế giới, Nhật Bản là một trong những nước tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ PHS để cung cấp
Với chi phí lắp đặt rẻ và những lợi ích của loại hình công nghệ này mang lại cho môi trường và sức khoẻ con người thì dịch vụ di động nội vùng sử dụng công nghệ PHS / iPAS được đề nghị sử dụng
2 Lập kế hoạch phát triển mạng lưới.
Mục đích của việc lập kế hoạch mạng lưới là cung cấp đúng loại thiết bị, đúng chỗ, đúng lúc, với chi phí hợp lý để thoả mãn các nhu cầu mong đợi và đưa ra cấp dịch vụ có thể chấp nhận được Một mạng lưới được hợp thành bởi nhiều thiết bị khác nhau như là các tổng đài, thiết bị truyền dẫn, các thiết bị ngoại vi và các toà nhà Vì vậy, nhiều nhân tố khác nhau phải được xem xét khi lập kế hoạch Hơn nữa, các thành phần này có liên quan chặt chẽ với nhau.
Việc lập kế hoạch nên được thực hiện một cách liên tục Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp các dự báo được thực hiện không hoàn toàn phù hợp với thực tế nên kế hoạch cần có độ linh hoạt để giảm bớt sự khác nhau giữa dự báo và thực tế.
Khi tiến hành lập kế hoạch mạng, phương hướng cơ bản được quyết định bởi các mục tiêu quản lý của chính phủ mà chúng sẽ trở thành đối tượng để xây dựng mạng lưới Thông qua việc xác định các nhu cầu của khách hàng dựa trên các mục tiêu quản lý, các đánh giá về nhu cầu và lưu lượng, từ đó xác định được các mục tiêu lập kế hoạch và thiết lập được chiến lược chung Tương ứng với mục tiêu đó, một khung công việc về mạng lưới cơ bản và dài hạn được thiết kế Sau đó một kế hoạch thiết bị rõ ràng được dự tính tương ứng với các công việc này.
Quá trình lập kế hoạch mạng theo sơ đồ sau:
Hình 3.3: Sơ đồ chuỗi công việc của việc lập kế hoạch mạng a) Xác định nhu cầu: Đối với nhu cầu mạng lưới tối ưu, những yêu cầu của khách hàng cần được xác định một cách chính xác Các yêu cầu của khách hàng là điều kiện ban đầu khi xác định mục tiêu và còn là những nhân tố quan trọng trong nhiều quá trình lập kế hoạch.
Dự báo nhu cầu các dịch vụ viễn thông là đánh giá xu hướng phát triển trong tương lai số lượng khách hàng, mức độ sử dụng dịch vụ trung bình của khách hàng
Lập kế hoạch cơ bản
Kế hoạch thực hiện Đánh giá thiết bị / chi phí
Lập kế hoạch mạng tối ưu Xác định nhu cầu xã hội tăng nhanh Xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, tiến hành thương mại hoá các dịch vụ Bưu chính Viễn thông tạo cho thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam có nhiều cơ hội cũng như không ít thách thức Những quy luật khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường yêu cầu mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải gắn kết với thị trường, phải nắm bắt được nhu cầu của khách hàng Do vậy việc tìm ra và nghiên cứu các yếu tố tác động đến nhu cầu dịch vụ viễn thông là rất cần thiết Nó làm định hướng cho các đơn vị cơ sở xây dựng kế hoạch thực hiện nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu thị trường, chiếm lĩnh thị trường trước khi bước vào cạnh tranh thực sự.
Trong bối cảnh chung của toàn ngành như vậy Bưu điện Thành phố Hải Phòng muốn phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng cũng phải tiến hành dự báo nhu cầu của khách hàng về dịch vụ sao thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối ưu hoá lợi nhuận thu được.
Nhu cầu các dịch vụ Viễn thông bị tác động bởi nhiều yếu tố Các yếu tố đó có thể được phân chia thành các yếu tố nội sinh và các yếu tố ngoại sinh, được thể hiện trong hình sau:
Các yếu tố ngoại sinh Các yếu tố nội sinh
Các yếu tố kinh tế:
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế.
- Tỷ lệ tiêu dùng dân cư.
Các yếu tố xã hội:
- số người đang làm việc
Hình 3.4: Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông
Dự báo nhu cầu phải dựa vào và phân tích các yếu tố này để xác định nhu cầu tương lai về số lượng khách hàng và mức độ sử dụng các dịch vụ.
Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ di động nội vùng tại thành phố Hải Phòng phải tuân theo quy trình dự báo các dịch vụ viễn thông nói chung Nó bao gồm các bước sau:
Dữ liệu có thể được thu thập từ các nguồn dữ liệu (dữ liệu thứ cấp) hoặc điều tra thị trường (dữ liệu sơ cấp) Những số liệu này sẽ được tổng hợp và phân loại theo dữ liệu thoại và dữ liệu kinh tế xã hội.
Các nguồn khác nhau có thể cung cấp dữ liệu cho quá trình dự báo:
Nguồn dữ liệu thoại:Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Văn phòng phát triển xã hội và kinh tế.
Các cơ quan tài chính.
Các cơ quan hành chính Tỉnh/Thành.
Các tổ chức nghiên cứu.
Đề xuất và kiến nghị
Hệ thống thông tin di động nội vùng là một hệ thống thông tin di động có khả năng cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ với giá cước có thể chấp nhận được Đây là một hệ thống được cung cấp ở nhiều nước trên thế giới Hệ thống này rất phù hợp cho những nước có mức thu nhập bình thường Ngoài ra, hệ thống này có thể kết hợp với các hệ thống khác để cung cấp các dịch vụ viễn thông ở các khu vực có mật độ thuê bao cao cũng như các khu vực nông thôn, miền núi. Để có triển khai cung cấp dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố HảiPhòng, cần phải có các biện pháp mang tầm vĩ mô của Nhà nước, Bộ Bưu chính - Viễn thông và sự cho phép và đầu tư của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông
1 Với Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông.
Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông trên cơ sở đã nghiên cứu đầy đủ những yếu tố cần thiết để phát triển dịch vụ điện thoại di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng cần đề xuất, xin phép Bộ Bưu chính Viễn thông và Nhà Nước được cấp phép để cung cấp dịch vụ này tại thành phố Hải Phòng Đông thời Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông là đơn vị chủ quản của quá trình đầu tư khai thác dịch vụ di động nội vùng tại Bưu điện Hải Phòng, hướng dẫn và giao trách nhiệm cụ thể cho Bưu điện Hải Phòng trong quá trình triển khai dịch vụ.
2 Với Bộ Bưu chính - Viễn thông
Bộ Bưu chính Viễn thông trên cơ sở xem xét những kiến nghị của Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông và xem xét tình hình thực tế của Thành phố Hải Phòng mà cấp giấy phép cho Tổng Công Ty Bưu chính Viễn thông được cung cấp dịch vụ di động nội vùng tại Thành phố Hải Phòng. Đồng thời Bộ Bưu chính Viễn thông cần hoàn thiện hệ thống pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về Viễn thông Bổ sung các văn bản pháp luật, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp cung câp dịch vụ điện thoại di động.