1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện yên dũng

100 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 715,51 KB

Cấu trúc

  • 7. Nội dung của luận văn (12)
  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ (13)
    • 1.1 Tổng quan về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội (13)
    • 1.2 Cơ sở lý luận về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội (0)
    • 1.3 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội (35)
      • 1.3.1 Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới (35)
      • 1.3.2 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại một số địa phương (39)
    • 2.1 Khái quát về bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng (42)
      • 2.1.4 Tình hình hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng giai đoạn 2014-2016 (48)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG (74)
    • 3.1 Phương hướng, mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016–2020 . 62 3 2 .1.1 Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Yên Dũngđến năm020, tầm nhìn đến năm 2030 (74)
      • 3.1.2 Định hướng hoạt động chung của BHXH huyện Yên Dũng (75)
    • 3.2 Giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Yên Dũng65 .2.1 Tăng cường và nâng cao chất lượng Công tác dự báo để có cơ sở xây dựng kế hoạch thu sát với thực tiễn (77)
      • 3.2.6 Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát (95)
    • 3.3 Một số khuyến nghị (95)
  • KẾT LUẬN (41)

Nội dung

Cùng với Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Trongnhững năm qua công tác bảo hiểm xã hội đã thể hiện được vai trò, vị trí của nó đối với việc góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị xã hội. Nghị quyết số 21NQTW ngày 22112012 đã khẳng định: “BHXH, BHYT là hai chính sách quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội (ASXH), góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế xã hội”. Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng là đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam và được sự quản lý trực tiếp

Nội dung của luận văn

Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, gồm 3 nội dung chính sau:

Chương 1 : Tổng quan lý luậnvề bảo hiểm xã hội và quản lý thu bảo hiểm xã hội

Chương 2 : Thực trạng công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

Chương 3 : Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ

Tổng quan về bảo hiểm xã hội và công tác thu bảo hiểm xã hội

Theo mục 1, điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”[Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014].

Có 2 hình thức Bảo hểm xã hội là BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.[Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2

Cùng với Bảo hiểm y tế (BHYT) thì BHXH với mục đích thực hiện chính sách nhằm ổn định cuộc sống người lao động, trợ giúp người lao động khi gặp rủi ro: ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp sớm trở lại trạng thái sức khỏe ban đầu cũng như sớm có việc làm.

- Tham gia BHXH, BHYT, đảm bảo hỗ trợ chính sách đối với thành phần thuộc chế độ hưu trí, khi người lao động hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động có thể ổn định cuộc sống.

- Thực hiện chính sách BHXH, BHYT góp phần ổn định và nâng cao chất lượng lao động, bảo đảm sự bình đẳng về vị thế xã hội của người lao động trong các thành phần kinh tế khác nhau, thúc đẩy sản xuất phát triển.

- BHXH, BHYT là một công cụ đắc lực của Nhà nước, góp phần vào việc phân phối lại thu nhập quốc dân một cách công bằng, hợp lý giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời giảm chi cho ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

1.1.1.4 Quỹ bảo hiểm xã hội

Theo mục 4, điều 3, Luật BHXH số 58: “Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nước”.

1.1.1.5 Các chế độ Bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: hưu trí, tử tuất.

Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định (đang xây dựng) Điều 4 – Luật BHXH số 58/QH/2014 ngày 20 tháng 11 năm 2014]

1.1.1.6 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm xã hội

- Thứ nhất, mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.

- Thứ hai, mức đóng BHXH bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công của người lao động Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.

-Thứ ba, người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng BHXH.

-Thứ tư, quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHTN.

- Thứ năm, việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.

1.1.2 Khái quát chung về công tác thu bảo hiểm xã hội

Thu BHXH là việc Nhà nước thông qua cơ quan BHXH dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tượng phải đóng BHXH theo mức phí quy định hoặc cho phép một số đối tượng được tự nguyện tham gia, lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình Trên cơ sở đó hình thành một quỹ tiền tệ tập trung nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động BHXH.

- Số đối tượng phải thu là rất lớn và gia tăng theo thời gian nên công tác quản lý thu BHXH là rất khó khăn và phức tạp.

- Công tác thu mang tính chất định kỳ, lặp đi lặp lại do đó khối lượng công việc là rất lớn đòi hỏi nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thu cũng phải tương ứng.

- Đối tượng thu là tiền nên dễ xảy ra sai pham, vi phạm đạo đức và lạm dụng quỹ vốn tiền thu BHXH.

Quỹ BHXH hiện đang được thực hiện nhằm đạt mục tiêu là một công quỹ độc lập với ngân sách nhà nước, nhằm đảm bảo về tài chính để chi trả các chế độ BHXH cho

NLĐ Vì thế công tác thu BHXH ngày càng trở thành khâu quan trọng và quyết định đến sự tồn tại và phát triển của việc thực hiện chính sách BHXH.

Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội

1.3.1 Công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới.

- Hệ thống an sinh xã hội Đức Được hình thành từ thế kỷ 19 với bốn loại bảo hiểm cơ bản là: BHYT (1883); Bảohiểm tai nạn (1884); Bảo hiểm hưu trí (1889); Bảo hiểm thất nghiệp (1927) Từ năm 1994, nước Đức thực hiện đạo luật về bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ và loại bảo hiểm này trở thành một trong những bộ phận cơ bản của hệ thống BHXH Đức Bên cạnh hệ thống bảo hiểm, các hình thức bảo trợ xã hội khác như: bảo trợ nuôi dưỡng trẻ em, bảo trợ giành cho người già cũng được phát triển mạnh mẽ ở Đức Do những áp lực lớn về cơ cấu tuổi thọ dân số cũng như gánh nặng hưu trí vào năm 2001 chính phủ Đức đã ban hành đạo luật cải cách hưu trí mới với mục tiêu là ổn định các tỷ lệ đóng góp trong quỹ hưu trí Vào năm 2004, cải cách hưu trí lại được tiến hành ở Đức với phương châm mang lại sự ổn định về tài chính cho hệ thống BHXH với việc tăng độ tuổi nghỉ hưu chính thức từ 65 tuổi lên 67 tuổi vào năm 2035 và tiếp tục khẳng định tỷ lệ đóng góp vào hệ thống hưu trí công cộng ở mức 20% vào năm 2020 và 22% vào năm 2030.

- Hệ thống an sinh xã hội Pháp được hình thành từ năm 1945 và cho đến tận cuối thập kỷ 70, mô hình an sinh xã hội vẫn áp dụng chủ yếu theo mô hình Bismarck, bởi lẽ trong giai đoạn này nước Pháp đã đạt được tốc độ tăng trưởng bền vững, việc làm đầy đủ, mạng lưới an sinh xã hội mở rộng.Vào cuối thập kỷ 1990 an sinh dành cho người về hưu mới bắt đầu được chú trọng nhiều, điều này thể hiện rất rõ trong luật quỹ an sinh xã hội Pháp (2002) Các chương trình an sinh xã hội Pháp hiện nay bao gồm: BHYT; bảo hiểm hưu trí và trợ cấp tuổi già; bảo hiểm thương tật khi làm việc; bảo hiểm thất nghiệp; Trợ cấp gia đình và mỗi chương trình này đều có luật riêng điều chỉnh.

- Hệ thống an sinh xã hội ở Thuỵ Điển: mô hình an sinh xã hội xuất hiện từ những năm

1930 theo mô hình “xã hội dân chủ” An sinh xã hội Thuỵ Điển chủ yếu dựa vào thuế và sự đóng góp, đây là mô hình an sinh xã hội “thân thiện với việc làm”, có nghĩa là đảm bảo việc làm cho tất cả mọi người Vào năm 1999, chính phủ Thụy Điển đã thực hiện các chiến lược hiện đại hoá an sinh xã hội với 4 mục tiêu cơ bản, trong đó có mục tiêu quan trọng là: “Tạo việc làm để nâng cao thu nhập, sau đó việc làm sẽ mang lại thu nhập an sinh”.Có thể nói hệ thống an sinh xã hội của Thuỵ Điển từ thập kỷ 90 trở lại đây gần như đã đi theo hướng “xã hội dân chủ” Nó chủ yếu được dựa trên nguyên tắc bồi thường sự mất mát thu nhập, đảm bảo thu nhập, nhằm khuyến khích năng suất lao động và việc làm tăng lên và thất nghiệp giảm xuống Ngày nay, các hình thức an sinh xã hội mà Thuỵ Điển áp dụng chủ yếu là: Bảo hiểm hưu trí cho người già; Trợ giúp xã hội; Bảo hiểm thất nghiệp; Chính sách chăm sóc người mẹ cô đơn; Chế độ nghỉ phép và chăm sóc trẻ.

- Hệ thống an sinh xã hội Nhật Bản: Hệ thống an sinh xã hội của Nhật Bản ra đời từ những năm 1950 và liên tục được hoàn thiện Nó đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế Nhật Bản Những thành tố cơ bản của hệ thống này là dùng quỹ xã hội để đảm bảo thu nhập cho những người lâm vào tình cảnh đặc biệt; BHYT; bảo đảm phúc lợi cho những người cao tuổi, người tàn tật và trẻ em nhỏ tuổi cần sự chăm sóc thường xuyên; trợ cấp xã hội đối với những người có mức sống thấp hơn mức qui định Như vậy, có thể thấy an sinh xã hội Nhật Bản bao gồm 3 bộ phận chính: chăm sóc y tế, hưu trí và phúc lợi xã hội khác Trong đó, hưu trí là bộ phận chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng chi tiêu của hệ thống.

- Hệ thống an sinh xã hội Anh: Vào năm 1601, đạo luật cứu tế người nghèo ra đời có nhiệm vụ cung cấp từ thuế địa phương cho các dịch vụ chăm sóc ốm đau, những người nghèo khổ bần cùng, những người không nhà cửa Trong thập kỷ 20, đạo luật bảo hiểm sức khỏe quốc gia ra đời (1911) và tiếp đến là đạo luật BHXH quốc gia nhằm tái thiết lại hệ thống dịch vụ xã hội sau chiến tranh thế giới thứ II ở Anh, cơ cấu đóng góp vào quỹ an sinh xã hội được chia làm 5 nhóm, cụ thể là: Nhóm 1: giới chủ doanh nghiệp và người lao động; Nhóm 2: đóng góp của người tự làm chủ; Nhóm 3: đóng góp của những người tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho một số lợi ích; Nhóm 4: đóng góp của những người tự làm chủ trên lợi nhuận thuế của họ; Nhóm 5: đóng góp của người chủ cung cấp cho người lao động nhiên liệu xe hơi hoặc xe hơi xử dụng riêng.

Hệ thống an sinh xã hội ở Anh bao gồm: bảo hiểm hưu trí; trợ cấp cho cha mẹ và trẻ em; trợ cấp ốm đau và mất sức lao động; bảo hiểm thất nghiệp; trợ cấp cho những người đang tìm kiếm việc làm.

- Hệ thống an sinh xã hội Trung QuốcLuật Lao động Cộng hoà nhân dân Trung Hoa có 13 chương, 107 điều Chương IX nói về bảo hiểm và phúc lợi xã hội có 7 điều, trong đó có Điều 73 quy định 5 chế độ bảo hiểm xã hội là: Nghỉ hưu, bệnh tật, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp và sinh đẻ Luật chỉ quy định những nguyên tắc chung nhất, còn cụ thể thì giao cho chính quyền nhân dân các tỉnh, các khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương quy định những biện pháp phù hợp với điều kiện của từng địa phương và báo cáo lên để Hội đồng nhà nước biết Đến năm 1999, trong cả nước và ở các địa phương đã cụ thể hoá tất cả các chế độ trong những điều kiện kinh tế - xã hội trên mỗi địa bàn, trong đó có hai chế độ là nghỉ hưu (nay là dưỡng lão) và bảo hiểm thất nghiệp dã được xây dựng thành điều lệ Các chế độ khác về cơ bản còn là những quy định tạm thời (tuy nhiên hiệu lực thi hành cũng khá cao) Về nguyên tắc, mỗi chế độ có một quỹ riêng Nguồn quỹ gồm hai khoản (một khoản do người sử dụng lao động - chủ doanh nghiệp nộp, một khoản do người lao động đóng). Riêng quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và quỹ bảo hiểm sinh đẻ thì chủ doanh nghiệp phải đóng (người lao động không phải nộp) Chỉ khi nào mất cân đối thu chi do các nguyên nhân bất khả kháng thì nhà nước mới hỗ trợ từ ngân sách cho các quỹ.

-Hệ thống an sinh xã hội Phần Lan

Các chương trình an sinh xã hội: Giống như các nước Bắc Âu khác, Phần Lan chia phần lớn các chương trình an sinh xã hội thành các chương trình bảo đảm an sinh thu nhập và các chương trình cung cấp dịch vụ sức khỏe và xã hội Nguồn thu của các chương trình an sinh xã hội gồm có hai lĩnh vực là: bảo hiểm xã hội, bảo đảm thu nhập cho người già, ốm đau, phụ nữ có thai, người thất nghiệp, hoặc bị thương tật liên quan đến lao động; và an sinh thu nhậpđược phân thành các loại như phúc lợi, bao gồm chuyển thu nhập để trợ cấp cho các gia đình thông qua các biện pháp như trả cho trẻ em, trợ cấp người mẹ, trả cho nạn nhân chiến tranh và gia đình họ, trợ cấp tài chính cho những người tàn tật hoặc có nhu cầu bức thiết Các chương trình của bảo hiểm xã hội, chiếm tới 80% quỹ phúc lợi xã hội.

Lương hưu: Vào cuối thập niên 80, Luật Hưu trí quốc gia được cải cách nhằm mở ra cơ hội cho tất cả mọi người ở độ tuổi trên 16 tuổi Thậm chí người nước ngoài ở PhầnLan, dù không phải là người có nguồn gốc Bắc Âu, cũng được hưởng lợi từ luật này nếu đã định cư ở Phần Lan trong thời gian ít nhất là 5 năm Độ tuổi được hưởng lương hưu là 65 tuổi, và dao động trong độ tuổi từ 50 đến ngoài 60 nếu như người đó nằm trong trường hợp bị thất nghiệp lâu ngày.

Năm 1961, Luật Lương hưu cho người lao động được ban hành để bổ sung cho Kế hoạch lương hưu quốc gia, vốn phù hợp với người dân nông thôn (chiếm đa số cho tới thập niên 60), nhưng không đủ cho người dân thành phố Trong thập niên 70, các kế hoạch lương hưu liên quan đến lương bắt buộc khác được ban hành thành luật cho những lao động tạm thời, cho những người tự kinh doanh… Cuối thập niên 70, một kế hoạch lương hưu bổ sung được ban hành cho nông dân Vào năm 1986, những người làm nghề tự do chẳng hạn như nhà văn, diễn viên cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật này Những kế hoạch lương hưu này do chủ lao động, tư nhân hoặc xã hội chi trả. Viện An ninh lương hưu Trung ương chịu trách nhiệm báo cáo về tình trạng việc làm và thu nhập.

Bảo hiểm ốm đau: Luật Bảo hiểm ốm đau ra đời vào năm 1963 nhằm cung cấp bảo hiểm y tế cho người dân Phần Lan Luật quy định tất cả công dân đều được bảo hiểm khi đau ốm Các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện và trung tâm y tế đều miễn phí Phụ nữ khi sinh đẻ được thanh toán trung bình khoảng 80% thu nhập trong thời gian 1 năm Người sống độc thân có 1 con được thanh toán 92% thu nhập khi ốm đau, trong khi người độc thân không có con được thanh toán 77% thu nhập Đối với những gia đình có cả vợ chồng và con, mức thanh toán bảo hiểm khi ốm đau là khoảng 90% thu nhập thực tế Quỹ bảo hiểm ốm đau chủ yếu do nhà nước chi trả; người nhận trả thông qua 2% thuế thu nhập, chủ sử dụng lao động trả 1% lương của người lao động.

Bảo hiểm thất nghiệp: Năm 1984, Phần Lan cải cách Luật An sinh thất nghiệp, trong đó tất cả công dân Phần Lan từ 17 đến 64 tuổi đều được hưởng bảo hiểm khi thất nghiệp Mức trợ cấp thất nghiệp cho những người đang tìm việc làm là 70 Fmk/ngày và người thất nghiệp được hưởng trợ cấp này ít nhất là 500 ngày trong giai đoạn 4 năm Những người gần 60 tuổi không có khả năng tìm việc có thể được trợ cấp thất nghiệp tương đương với một mức lương tàn tật cho tới khi họ đến tuổi được nhận lương hưu Giới chủ và nhà nước đóng góp 95% cho quỹ bảo hiểm thất nghiệp trong khi người lao động chỉ phải đóng 5%.

Tìm hiểu pháp luật an sinh một số nước trên thế giới cho thấy, dù khác nhau về yếu tố địa lý, kinh tế, xã hội, sắc tộc… nhưng pháp luật BHXH và cứu trợ xã hội vẫn là thành tố quan trọng nhất của hệ thống BHXH được thực hiện thông qua sự đóng góp của các cá nhân và hỗ trợ của Chính phủ và cứu trợ xã hội là việc làm tái phân phối của quốc gia, là chế độ bảo hộ đối với công dân

1.3.2 Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội tại một số địaphương

Thông qua thực tế thực hiện công tác quản lý thu và kết quả đạt được của một số nước trên thế giới và từ một số địa phương trong nước, tác giả rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý thu:

- Cơ quan quản lý Nhà nước có vai trò quan trọng trong quản lý thu BHXH thông qua việc định hướng xây dựng chính sách,pháp luật về BHXH được thực hiện một cách nghiêm túc Mỗi quốc gia tùy vào điều kiện kinh tế xã hội khác nhau có thể lựa chọn những mô hình khác nhau, mức đóng góp và mức hưởng khác nhau Tuy nhiên, để đảm bảo duy trì quỹ BHXH nhằm thực hiện ASXH, tham gia BHXH phải là hình thức bắt buộc với một số đối tượng, đồng thời các quyền lợi BHXH phải tương xứng với mức đóng và phần nào đảm bảo được cuộc sống của người lao động thì mới tạo được sự đồng thuận từ đối tượng tham gia Hoạt động BHXH phải dựa trên nguyên tắc bắt buộc (đối với một số đối tượng) để thu hút nhiều đối tượng tham gia BHXH, đảm bảo duy trì ổn định quỹ BHXH nhằm thực hiện công tác an sinh xã hội của một quốc gia.

Khái quát về bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng

2.1.1 Thông tin chung về bảo hiểm xã hội huyện

2.1.1.1 Giới thiệu chung về Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng

Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng được thành lập theo Quyết định số 1872/QĐ-TCCB ngày 15/02/1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang đặt tại huyện, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Yên Dũng theo quy định.

Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Giang và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Ủy ban nhân dân huyện Yên Dũng.

Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.Trụ sở Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng được đặt tại Tiểu khu 4 – Thị trấn Neo – Huyện Yên Dũng – Tỉnh Bắc Giang, hiện nay Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng có 17 người bao gồmban lãnh đạo và các bộ phận chịu trách nhiệm từng mảng mình quản lý.

2.1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội huyện Yên Dũng

- Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam vàBảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

+ Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định;

+ Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện;

+ Chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định;

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế;

+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp;

+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

-Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

Phương hướng, mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội giai đoạn 2016–2020 62 3 2 1.1 Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Yên Dũngđến năm020, tầm nhìn đến năm 2030

3.1.1 Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Yên Dũngđến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 Định hướng phát triển kinh tế của địa phương ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt độn động thu và quản lý thu bảo hiểm xã hội của cơ quan BHXH trên địa bàn Thực hiện quyết định số 2040/QĐ-UBND ngày 26/11/2015 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng giai đoạn 2015 – 2025 Năm 2016 tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Yên Dũng đạt được những kết quả rõ rệt:

- Tính đến năm 2016 huyện Yên Dũng Thu hút 53 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đây là mũi đột phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế Chủ yếu Phát triển cơ khí lắp ráp, CN chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng; cơ khí chế tạo máy và cung cấp các loại sản phẩm cho đóng tàu biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp điện tử ở các khu công nghiệp, phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như: công nghiệp dệt, may, dầy da, cơ khí nhỏ ở các cụm công nghiệp, phát triển sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, khuyến khích áp dụng công nghệ mới giảm thiểu ô nhiễm môi trường vào sản xuất Khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến, cơ khí với quy mô vừa và nhỏ như: rau quả, mộc, xay xát, sửa chữa cơ khí tạo thêm việc làm và tăng thu nhập.

- Củng cố và phát triển các làng nghề truyền thống như mộc (Lãng Sơn), đan lát (Song Khê- Tiến Dũng, Đức Giang), đa dạng hoá các loại sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm TTCN.

- Du nhập và phát triển một số nghề mới như: Dệt tăm lụa, thêu ren, gốm sành nâu,mộc mỹ nghệ v.v

- Phát triển nông lâm nghiệp - thuỷ sản: Tốc độ tăng trưởng bình quân 6,3% (2015- 016); 5,7% (2017-2018); 3,83% (2019-2020), cơ cấu GO: 36,3% (năm 2015); 19,9%

(năm 2018); 11% (năm 2020), GTSX bình quân/ha đất nông nghiệp đạt 35 triệu đồng/ha (năm 2015); 40-50 triệu đồng/ha (năm 2020); 50-70 triệu đồng/ha (năm 2025).

- Đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm 50% giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng lao động TTCN, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp.

- Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa các giống cây con mới vào sản xuất để nâng cao năng xuất và chất lượng nông sản hàng hoá.

- Phát triển mạnh kinh tế trang trại, hợp tác xã dịch vụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nông thôn để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

-Quy hoạch phát triển vùng sản xuất hàn

- Phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch: tốc độ tăng GO (2007-2010) 17,3%; (2015-

016) là 19%; (2017-2020) là 15,5% ;Cơ cấu GO: 28,37%(năm 2015); 29,6%(năm 018); 28,7%(năm 2020);Thu hút lao động tương đương 11,9 ngàn người; 28 ngàn

2 người và 22,6 ngàn người trong từng giai đoạn, tạo bước phát triển quan trọng về chất lượng các loại hình dịch vụ.

3.1.2 Định hướng hoạt động chung của BHXH huyện

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước.Trong những năm qua, BHXH đã đạt được những thành tựu quan trọng, thể hiện được vị trí là trụ cột chinh của hệ thống an sinh xã hội, góp phần ổn định đời sống của nhân dân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính trị - xã hội Vị trí, vai trò, định hướng phát triển của ngành BHXH được thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng như Trong Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khoá

XI về “Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020”, Chiến lược an sinh xã hội Việt Nam giai đoạn2011-2020; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2012 , của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-

020 … Trong thời kỳ mới, BHXH Việt Nam xác định mục tiêu đến 2020, Tiếp tục

2 phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế.

Trên địa bàn huyện Yên Dũng, Đảng, chính quyền địa phương cũng ngày càng quan tâm đến công tác BHXH Phát triển BHXH được xem là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo an sinh xã hội Thực hiện nghị quyết số 21-NQ/TW của Bộ chính trị nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên trong thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, UBND huyện cũng ban hành Kế hoạch số 529/KH- UBND Kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 54-CTr/TU của Huyện ủy Bắc Giang.

Trước vận hội mới cũng như tình hình thực tế tại địa bàn huyện Yên Dũng, BHXH huyện Yên Dũng xác định định hướng phát triển ngành BHXH trên địa bàn huyện Yên Dũng: Huy động sức mạnh của Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể và nhân dân tổ chức thực hiện tốt chính sách, chế độ BHXH; khắc phục tình trạng nợ đọng BHXH, tăng nhanh số người tham gia BHXH; quản lý sử dụng quỹ BHXH đảm bảo an toàn, hiệu quả Tạo bước chuyển biến về ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác tham gia BHXH của các tầng lớp nhân dân.

Với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trên địa bàn quản lý, định hướng phát triển của BHXH huyện Yên Dũng giai đoạn 2017-2020 được xác định:

- Quản lý tốt các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và hạn chế tối đa các đơn vị nợ đọng BHXH.

- Thay đổi phong cách làm việc từ hành chính sang phục vụ ngày càng tốt hơn để phục vụ các đối tượng tham gia và thụ hưởng BHXH Đồng thời tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, với trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý là nhiệm vụ thứ 2 BHXH cần thực hiện Trong đó, tập trung xây dựng và hoàn thiện các phần mềm nghiệp vụ, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, hoàn thành việc lập danh sách hộ gia đình tham gia BHYT và vận hành tốt Hệ thống thông tin giám định, thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; phấn đấu hoàn thành việc tin học hóa các hoạt động của Ngành theo đúng lộ trình, nhất là các hoạt động liên quan đến phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia, đối tượng thụ hưởng, đảm bảo nguyên tắc chi đúng chi đủ cho đối tượng.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chế độ chính sách BHXH vào cuộc sống.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát để nắm bắt, thống kê chính xác số lượng người lao động (NLÐ), người sử dụng lao động thuộc diện phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật.

- Tiếp tục nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tạo điều kiện làm việc cho cán bộ viên chức, tăng cường các biện pháp quản lý, tổ chức quản lý BHXH bằng công nghệ thông tin nhằm mục tiêu thu đúng, đủ, kịp thời, giải quyết chế độ BHXH kịp thời, chính xác tạo niềm tin cho doanh nghiệp cũng như các đối tượng thụ hưởng.

Giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu BHXH tại BHXH huyện Yên Dũng65 2.1 Tăng cường và nâng cao chất lượng Công tác dự báo để có cơ sở xây dựng kế hoạch thu sát với thực tiễn

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ trong thời kỳ mới, yêu cầu tăng cường quản lý thu BHXH trên địa bàn huyện Yên Dũng là yêu cầu tất yếu Các biện pháp đặt ra cần tập trung khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH của đơn vị, vừa kế thừa và phát huy các mặt đã đạt được tạo nên sự thành công bước đầu của công tác quản lý thu hiện tại, vừa bám sát các nhân tố chi phối tới công tác quản lý thu BHXH nói chung, vừa bao hàm khả năng thực hiện trước mắt và lâu dài Nhằm tăng cường quản lý thu, để công tác quản lý thu có hiệu quả, luận văn đề xuất một số giải pháp sau:

3.2.1 Tăng cường và nâng cao chất lượng Công tác dự báo để có cơ sở xây dựng kế hoạch thu sát với thực tiễnBHXH huyện Yên Dũng cần xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động được phân công của ngành đồng thời nghiên cứu và xác định các phương pháp dự báo phù hợp với đối tượng dự báo của Ngành Cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan làm công tác dự báo về những lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Ngành.

Xây dựng đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện công tác phân tích và dự báo (tạo nguồn từ đội ngũ cán bộ làm công tác thống kê), đầu tư các công cụ phục vụ cho công tác dự báo (phần mềm mô hình dự báo, mua các thông tin cần thiết cho công tác dự báo…)

Mặc dù công tác dự báo đối với ngành BHXH vẫn còn khá mới mẻ nhưng việc nghiên cứu kết hợp với các thống kê số liệu thu chi hàng năm thì việc hoạch định chính sách, dự báo sẽ tạo độ chính xác cao.

3.2.2 Quản lý đối tượng tham gia, mức lương đóng BHXH một cách có hệ thống

Tham gia BHXH là nhiệm vụ, trách nhiệm của các đơn vị SDLĐ nhằm thực hiện quyền lợi cho NLĐ Việc đóng góp và quỹ BHXH của các bên tham gia là tất yếu vì nguyên tắc có đóng có hưởng.Vì vậy, cần, đẩy mạnh các biện pháp quản lý đối tượng và quỹ lương tham gia BHXH Yêu cầu đặt ra đối với cơ quan BHXH huyện Yên Dũng là nắm rõ được số lao động đang làm việc tại các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp và lao động trong khu vực phi chính thức trên địa bàn để tuyên truyền, vận động tham gia BHXH, BHYT nhằm đảm bảo an sinh xã hội lâu dài.

Trên địa bàn huyện Yên Dũng, các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước, khối ủy ban nhân dân căn bản đăng ký tham gia BHXH đầy đủ cho cán bộ Tuy nhiên, khu vực kinh tế ngoài nhà nước (doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã, các tổ hợp tác) thì tỷ lệ tham gia vẫn chiếm tỷ lệ thấp, và đóngBHXH với mức đóng thấp hơn mức lương thực tế nhận được Vì vậy, mục tiêu phát triển đối tượng trên địa bàn huyện Yên Dũng trong giai đoạn tiếp theo cần tập trung chú trọng ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước để đảm bảo các đơn vị này thực hiện tham gia BHXH cho người lao động và tham gia theo đúng mức lương thực tế trả cho người lao động.

3.2.2.1Về quản lý đối tượng tham gia BHXH Để quản lý chặt chẽ lao động thuộc diện tham gia BHXH cần thực hiện:

- Cần chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan để thực nắm bắt được thông tin về các doanh nghiệp, số lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH BHXH huyện Yên Dũng cần tranh thủ sự chỉ đạo của Huyện ủy Yên Dũng trên cơ sở kế hoạch số 54/KH-UBND của Huyện ủy Yên Dũng trong đó có phân công trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan để làm cơ sở phối hợp với các cơ quan:

+Phối hợp với Sở kế hoạch và đầu tư:để xác định được danh sách các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và những doanh nghiệp mới đăng ký hàng quý để làm cơ sở đối chiếu, phát hiện các đơn vị chưa tham gia để từ đó tuyên truyền vận động, yêu cầu đơn vị tham gia theo quy định của Luật BHXH Đồng thời xây dựng các chỉ tiêu về phát triển Bảo hiểm xã hội, tham mưu UBND trình HĐND huyện đưa chỉ tiêu về phát triển đối tượng tham gia BHXH vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện hàng năm.

+Phối hợp với Chi cục thuế huyện:để xác định số lao động đang làm việc tại các đơn vị có đóng thuế Từ đó có căn cứ xác định các đơn vị phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.

+Phối hợp với phòng lao động thương binh và xã hội huyện cùng với phòng Thanh tra huyện để thành lập các đoàn thanh tra liên ngành trong việc thu hồi nợ thuế, nợ BHXH để công tác đạt được hiệu quả hơn.

+Phối hợp với Ban quản lý Khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng và cùng phối hợp yêu cầu các đơn vị này tham gia BHXH theo quy định.

- Trên cơ sở những thông tin có được về các đơn vị, thực hiện rà soát hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị đó, tìm hiểu nguyên nhân doanh nghiệp không hoặc chưa tham gia BHXH cho người lao động để vận động đơn vị tham gia Nếu trường hợp doanh nghiệp có hoạt động, có sản xuất kinh doanh nhưng cố tình chống đối, từ chối tham gia BHXH, cần kiến nghị cơ quan chức năng có biện pháp xử lý kiên quyết để tránh tiền lệ xấu: Đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, có thể thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc lập hồ sơ khởi kiện ra tòa án Đồng thời, đối với những doanh nghiệp không còn hoạt động thì đề xuất thu hồi giấy phép kinh doanh, và cơ quan BHXH cũng đưa ra khỏi danh sách,để tránh trường hợp phát sinh nợ ảo.

- Tích cực phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, tạo việc làm, đào tạo nghề, tháo gỡ khó khăn cùng doanh nghiệp bời đây chính là biện pháp nhằm mở rộng đối tượng tham gia, giúp nuôi dưỡng nguồn thu BHXH lâu dài.

-Đẩy mạnh công tác tuyên truyền: trọng tâm thu hút NLĐ tham gia BHXH là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để chủ DN thấy trách nhiệm pháp lý, cũng như để NLĐ hiểu rõ hơn quyền lợi khi tham gia BHXH Theo đó, cần có nhiều cách tuyên truyền, vận động hiệu quả hơn để người dân hiểu được những lợi ích thiết thực và tin tưởng khi tham gia BHXH “BHXH là hình thức tiết kiệm an toàn và bảo đảm lợi ích lâu dài.

Vì vậy, phải tuyên truyền cho NSDLĐ hiểu được vấn đề này, vì BHXH cho NLĐ cũng chính là “bảo hiểm” cho chính DN và Nhà nước Do vậy, cần phối hợp với chính quyền địa phương thông tin rộng rãi tới nhân dân thì mới có thể bao phủ đến các đối tượng Đồng thời, phải làm tốt hơn công tác kiểm tra, giám sát, không gây phiền hà cho người tham gia BHXH ” Cùng với việc tuyên truyền, BHXH Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc đơn giản hóa và hiện đại hóa quy trình thủ tục BHXH, nhằm tạo thuận lợi cho DN và người dân khi giao dịch với cơ quan BHXH.

3.2.2.2Về quản lý mức đóng

Tiền đóng BHXH hiện nay là 24%, từ 2014 trở đi là 26% nhân với mức tiền lương đóng Nhiều đơn vị hiện nay đang dùng nhiều biện pháp nhằm lách luật, đóng BHXH cho người lao động với mức lương thấp hơn lương thực tế Do đó quản lý tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cũng là một nội dung quan trọng cần tăng cường quản lý trong giai đoạn tiếp theo nhằm tránh thất thu quỹ BHXH Để quản lý tốt mức đóng,cần thực hiện các biện pháp cụ thể:

Ngày đăng: 02/08/2023, 09:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w