1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện lâm thao

122 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Lâm Thao
Tác giả Nguyễn Quốc Việt
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Thủy Lợi
Chuyên ngành Kinh tế và quản lý
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 790,14 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC (13)
    • 1.1 Những vấn đề cơ bản về Bảo hiểm xã hội (0)
      • 1.4.1 Các yếu tố khách quan (0)
    • 1.6 Các công trình nghiên cứu có liên quan (48)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ (53)
    • 2.1 Giới thiệu chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (53)
    • 2.4 Đánh giá công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (90)
  • CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ (99)
    • 3.1 Định hướng và mục tiêu tăng cường công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (99)
      • 3.1.1 Mục tiêu (99)
      • 3.1.2 Định hướng (99)
  • KẾT LUẬN (52)

Nội dung

Nước ta đang trong thời kỳ thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm, chú trọng đến công tác An sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột quan trọng của hệ thống An sinh xã hội, các chính sách BHXH góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định tình hình chính trị xã hội, phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc mở rộng và hoàn thiện chế độ, chính sách BHXH cần có bước đi, lộ trình phù hợp tình hình thực tế của đất nước. Phát triển hệ thống BHXH đồng bộ với phát triển các dịch vụ xã hội, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân; tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH. Trong ngành BHXH nói chung thì công tác thu BHXH giữ vị trí trọng tâm, thu BHXH được triển khai thực hiện tạo ra một quỹ tài chính, gọi là quỹ BHXH. Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung vào ngân sách Nhà nước.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC

Các công trình nghiên cứu có liên quan

Trong những năm gần đây, lĩnh vực BHXH nói chung và thu BHXH nói riêng đã và đang được nhiều người quan tâm nghiên cứu Đã có một số công trình nghiên cứu về BHXH với những cách tiếp cận khác nhau, được đề cập và thể hiện trong một số đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và nhiều luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ khác Cụ thể như:

- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ, năm 1996: Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Văn Châu, BHXH Việt Nam Đây là một trong những đề tài được thực hiện sớm nhất kể từ khi ngành BHXH Việt Nam được thành lập (1995) Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam với vai trò là cơ quan cấp Trung ương quản lý về BHXH, trong công cuộc đổi mới về kinh tế của Đảng và Nhà nước đề ra Phạm vi nghiên cứu trên toàn quốc Đề tài đã đánh giá kết quả công tác thu BHXH thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển chính sách BHXH, phân tích thực trạng tình hình, những vấn đề đặt ra đối với BHXH Việt Nam đối với quản lý thu BHXH của BHXH Việt Nam khi mà Nhà nước đang mở ra một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, với nhiều thành phần kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài đòi hỏi phải đổi mới chính sách pháp luật quy định về thu BHXH nhằm đảm bảo mở rộng đối tượng NLĐ và NSDLĐ thuộc các thành phần kinh tế tham gia đóngBHXH đầy đủ Đáp ứng thực tiễn phong phú, đa dạng về các mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH, hình thức đóng BHXH đồng thời có cơ chế quản lý số tiền thu BHXH từ cấp địa phương đến trung ương Đề tài đã đóng góp những nghiên cứu khoa học, có ý nghĩa thực tiễn về xây dựng hệ thống biểu mẫu thu BHXH, phương thức thực hiện thu BHXH từ địa phương đến trung ương, quản lý quỹ BHXH cũng như hình thức, phạm vi đầu tư tăng trưởng một phần quỹ BHXH góp phần tạo lập bền vững và cân đối quỹ BHXH về lâu dài.[8]

- Đề tài cấp Bộ, 2007 Các giải pháp đảm bảo cân đối quỹ BHXH bắt buộc khi thực hiện Luật BHXH” Chủ nhiệm đề tài Phạm Đỗ Nhật Tân, Bộ Lao động thương binh và

Xã hội Nguy cơ mất cân đối quỹ BHXH đã được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội và tổ chức lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị tới Chính phủ Việt Nam từ khi xây dựng Luật BHXH Khi mà nguồn hình thành và quản lý các quỹ thành phần như là quỹ BHXH, quỹ BHYT, quỹ BHTN, trong đó quỹ BHXH chia thành các quỹ thành phần như là: quỹ chi trả chế độ hưu trí, tử tuất (dài hạn); quỹ chi trả chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (ngắn hạn) Việc hình thành nên các quỹ này là từ nguồn thu BHXH bắt buộc Chính vì thế mà đề tài đã hệ thống các quy định của Nhà nước về đối tượng thu, mức thu, cách thức vận hành và quản lý các quỹ BHXH, phân tích đánh giá thực trạng tình hình thu - chi của quỹ BHXH bắt buộc của Việt Nam, từ đó đề tài đã đưa ra các dẫn chứng về những ưu điểm và những mặt hạn chế về việc duy trì và mở rộng nguồn thu BHXH, sử dụng quỹ BHXH, điều kiện để hưởng các chế độ chính sách BHXH nhằm đảm bảo sự an toàn của quỹ BHXH, cân đối quỹ BHXH trong tương lai.[9]

- Đỗ Văn Sinh, 2005 Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Tác giả đã góp phần làm rõ thêm cơ sở khoa học và thực tiễn của quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; tổng kết mô hình và phương thức quản lý quỹ BHXH của một số nước trên thế giới để rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam.

- Phạm Trường Giang, 2010 Hoàn thiện cơ chế thu BHXH ở Việt Nam Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Lao động xã hội[10] Đóng góp nghiên cứu khoa học của luận án đó là tác giả đã nghiên cứu về cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý thu BHXH, các chế tài về đóng BHXH và xử lý vi phạm về đóng BHXH Trên cơ sở phân tích cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam, đề cập vấn đề chế tài xử phạt vi phạm pháp luật BHXH còn thấp, chưa đủ sức răn đe, tác giả có tham khảo một số mô hình thu BHXH ở một số nước phát triển, từ đó tác giả có khuyến nghị một số giải pháp có ý nghĩa thực tiễn hoàn thiện cơ chế chính sách thu BHXH ở Việt Nam.Nguyễn Hữu Vinh, 2010 Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng

BHXH ở Hà Nội” Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường ĐH kinh tế quốc dân ; Nguyễn

Dương, 2010 Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu BHXH tại Bảo hiểm xã hội

Thành phố Hà Nội Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Hai đề tài của hai tác giả được thực hiện trong cùng một thời gian, trên cùng một địa bàn, nghiên cứu hai nội dung khác nhau nhưng lại có những vấn đề liên quan tới nhau Tác giả Nguyễn Hữu Vinh đi sâu lý giải nguyên nhân làm giảm nguồn thu là do tình trạng nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài, trốn đóng BHXH dưới nhiều hình thức của các doanh nghiệp, từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp làm giảm tình trạng nợ đọng, truy thu, tính lãi thậm chí là khoanh nợ để đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời không làm ảnh hưởng đến việc thụ hưởng các chế độ BHXH của NLĐ Còn tác giả Nguyễn Dương đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng quản lý thu BHXH, từ đó tác giả đã có nhận định về quản lý thu BHXH còn yếu kém do nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan, tác giả đã có những kiến nghị về giải pháp tăng cường chất lượng quản lý thu, khắc phục tình trạng nợ đọng, trốn đóng tiền BXHH trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

- Đề án khoa học: “Xây dựng quy định quản lý thu nợ BHXH, BHYT, BHTN”, chủ nhiệm đề án, Thạc sĩ Trần Đình Liệu, Trưởng Ban Thu BHXH Việt Nam. Đề án đã nghiên cứu và đánh giá tình hình nợ BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước và công tác quản lý thu nợ BHXH, BHYT trong thời gian 03 năm 2010-2012 Xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan đồng thời đề xuất các giải pháp quản lý có hiệu quả nhằm chống thất thu, ngăn ngừa tình trạng chiếm dụng tiền đóng và giảm nợ đọng BHXH, BHYT như:

+ Hoàn thiện Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn có liên quan, giao thẩm quyền thanh tra về thu BHXH, BHYT cho cơ quan BHXH.

+ Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự phối hợp của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương trong công tác thu hồi nợ đọng BHXH, BHYT.

+ Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu BHXH, BHYT

- Đề án nghiên cứu khoa học, 2011 Hoàn thiện quy trình quản lý thu, quy trình cấp và quản lý sổ BXHH, thẻ BHYT Chủ nhiệm đề án: Dương Xuân Triệu, Viện nghiên cứu khoa học - BHXH Việt Nam Đề án đã hệ thống hóa các văn bản của Nhà nước, của Ngành về thực hiện về thu BHXH, cấp sổ BXHH, thẻ BHYT, phân tích đánh giá thực trạng thực hiện thu BHXH, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT trong mối tương quan hỗ trợ nhau Đề án đã phân tích được những mặt còn chưa hợp lý, hạn chế như: văn bản quy định chồng chéo, thủ tục hành chính còn nhiều, biểu mẫu chưa khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin còn thấp, việc thực hiện ở các địa phương còn chưa đồng nhất do nhận thức chưa đúng quy định của Nhà nước, của Ngành Từ đó Đề án đưa ra các giải pháp về xây dựng thống nhất các chỉ tiêu, biểu mẫu, quy trình về thu BHXH, cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT phù hợp với tình hình mới.

- Ngoài ra học viên còn tham khảo giáo trình giảng dạy môn Kinh tế Bảo hiểm của Trường ĐH Kinh tế quốc dân; tài liệu giảng dạy của Trường đào tạo nghiệp vụ BHXH của ngành, tài liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu khoa học BHXH.

Qua nắm bắt tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, học viên nhận thấy các đề tài nghiên cứu trước đây liên quan đến quản lý thu BHXH đều xuất phát từ thực trạng và hướng tới các giải pháp hoàn thiện quản lý thu BHXH ở mỗi địa phương, mỗi thời kỳ nhằm nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu BHXH một cách bền vững Tuy nhiên trong thời gian gần đây, khi mà Nhà nước ban hành nhiều sửa đổi bổ sung chế độ chính sách BHXH, chính sách kinh tế xã hội thì chưa có công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu nào về quản lý thu BHXH bắt buộc sau khi Luật BHXH số 7

1/2006/QH11 ngày 29/6/2006, Luật BHXH sửa đổi bổ sung số 58/2014/QH13, ngày0/11/2014 và Luật BHYT sửa đổi bổ sung số 46/2014/QH13, ngày 13/6/2014 đượcQuốc hội khóa XIII thông qua với nhiều quy định mới, trong bối cảnh tình hình nợ đọng BHXH, trốn đóng BHXH của chủ sử dụng lao động tăng cao đáng báo động làm ảnh hưởng đến việc giải quyết quyền lợi cho người lao động, tiềm tàng nguy cơ vỡ quỹBHXH.

Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận chung về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm làm rõ hơn về Bảo hiểm xã hội bắt buộc và vai trò của BHXH bắt buộc; đồng thời làm sáng tỏ về bản chất của BHXH, chức năng của BHXH dưới nhiều góc độ khác nhau Mặt khác trong chương này, tác giả cũng đã đề cập đến các quy định có tính nguyên tắc và hướng dẫn về đối tượng thu BHXH bắt buộc, hệ thống các chế độ trong BHXH bắt buộc và Quỹ BHXH có những đặc điểm như thế nào Chương này cũng đã trình bày các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý thu BHXH bắt buộc bao gồm: nội dung thu, phương thức thu, cơ quan thu BHXH; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu BHXH bắt buộc. Đây là cơ sở xem xét đánh giá thực trạng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại đơn vị nghiên cứu trong chương 2 và đưa ra các giải pháp nhằm hoản thiện công tác quản lý thu BHXH bắt buộc tại chương 3.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ

Giới thiệu chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ và cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

1.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Lâm Thao là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ từ năm 1945; đến năm 1977, theo Quyết định số 178/CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lâm Thao sáp nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu Đến năm 1999, huyện Lâm Thao lại được tách ra theo Nghị định số 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ Theo đó, Lâm Thao có 12.534 ha diện tích tự nhiên và 122.038 nhân khẩu, gồm 17 đơn vị hành chính.

Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP, ngày 01/04/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã Hà Thạch của Lâm Thao được chuyển về thị xã Phú Thọ. Đến năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của Chính phủ,

3 xã: Hy Cương, Chu Hóa và Thanh Đình được chuyển về thành phố Việt Trì. Đến nay, huyện Lâm Thao có diện tích 9769,11 ha, với dân số 99.700 người và gồm

4 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã (Xuân

Huy, Thạc Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá)

Huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21 15 21 24 độ vĩ Bắc và 105 14 -

105 0 21’ độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km về phía Tây; phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao.

Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với đồng bằng,đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển Trên địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324, 324B, 324C và 325B Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì; giao thương với các tỉnh lân cận Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa các khu vực… b Địa hình

Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một số xã miền núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng Nhìn chung địa hình thấp, độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông Loại đất dốc của Lâm Thao chủ yếu là dưới 3 0 , được phân bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên, Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. c Khí hậu và thuỷ văn

Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông Nam.Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 19 0 C và lượng mưa là66,2mm Nhiệt độ trung bình năm là 23 0 C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng.Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình năm là 85% Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và các loại cây ăn quả nhiệt đới Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và đời sống.Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào chế độ thủy văn của sông Hồng Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm muộn dao động trong vòng một tháng Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng tới nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy. d Tài nguyên

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là 9.769,11ha, trong đó có 5.886,02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%) tổng diện tích tự nhiên của huyện. Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò Nhóm đất đồng bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng loại đất Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn,… Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.

Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.

Bảng 2.1 Biến động sử dụng đất huyện Lâm Thao 2016- 2018 Đơn vị: ha

Biến động Thứ tự Mục đích sử dụng đất 2016 2018

Tổng diện tích tự nhiên 9.769,11

4 Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất ở

0,03 Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước Đất phi nông nghiệp khác Đất chưa sử dụng

2 Đất bằng chưa sử dụng Đất đồi núi chưa sử dụng

(Nguồn: Kiểm kê đất đai huyện Lâm Thao năm 2018)

Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng, chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương Tuy nhiên cũng có một số loại tài nguyên khoảng sản như: mỏ nước khoáng ở Tiên Kiên, mỏ cao lanh ở Xuân Lũng, hiện đang khai thác Ở khu 2 thị trấn Hùng Sơn cũng có mỏ cao lanh, tuy nhiên chưa được thăm dò đầy đủ và chưa được khai thác Ở Xuân Huy có mỏ sét khá tốt Ngoài ra, các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Kinh Kệ, Xuân Lũng đều có nhiều sét để làm gạch Lâm Thao có nguồn cát sông Hồng khá dồi dào, chủ yếu phục vụ cho san lấp mặt bằng, tập trung ở Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Thạch Sơn, Hợp Hải và Xuân Huy.

Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú Trước hết, sông Hồng chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn Đây là nguồn nước chủ yếu cho giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp Về nước ngầm, Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của việc xử lý ô nhiễm của một số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt Với lượng mưa trung bình 1.720 mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân Nước mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.

Lâm Thao có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có dòng sông Thao chảy qua 8 xã và thị trấn, dọc theo phía Tây huyện và ôm trọn phía Đông Nam của huyện, có ngã 3 sông nơi gặp nhau giữa sông Đà và sông Thao chảy về sông Hồng.

Lâm Thao nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng Trên địa bàn huyện có một số địa điểm có thể xây dựng các khu bảo tồn, khu lưu trữ các di sản lịch sử văn hóa và xây dựng các khu du lịch sinh thái.

2.1.1.2 Đặc điểm về xã hội a Dân số và lao động

Dân số trung bình năm 2018 là 99.700 người, trong đó, nữ chiếm 51,51%; tỷ lệ dân số đô thị chiếm 17,97%; tỷ lệ dân tộc ít người và tỷ lệ dân số theo một tôn giáo không đáng kể.

Lực lượng lao động dồi dào với 58.650 người trong độ tuổi (từ 15 trở lên đến 55 đối với nữ, đến 60 đối với nam), trong đó, số tham gia lao động là 52.662 người chiếm 89,80% (lao động thuộc diện đóng BHXH bắt buộc là 8.259, chiếm 15,7% trong tổng số lao động tham gia) Cơ cấu lao động theo ngành vận động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và nhất là tăng tỷ trọng lao động dịch vụ Hiện tại, lao động nông lâm thủy sản chiếm 57,0%,công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ chiếm 15,9% Chất lượng nguồn nhân lực của Lâm Thao cũng từng bước được nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10% tổng số lao động.

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu về dân số huyện Lâm Thao

(Nguồn: TT Dân số huyện Lâm Thao) b Truyền thống phát triển kinh tế văn hóa

Lâm Thao là huyện đồng bằng, vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền thống canh tác lúa, rau, mầu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phương quanh vùng như Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn, Lâm Thao là địa phương có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã được công nhận như: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ (Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.

Đánh giá công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ

2.4.1 Những kết quả đạt được

Với sự quan tâm chỉ đạo của các ban ngành, chính quyền địa phương và sự nỗ lực cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên BHXH huyện Lâm Thao đã đạt được các danh hiệu thi đua sau:

Năm 2016, BHXH huyện Lâm Thao đã nhận được cờ của thủ tướng chính phủ.

6 bằng khen: trong đó có 5 bằng khen của BHXH Việt Nam, 1 bằng khen của BHXH Tỉnh.

- 4 giấy khen của BHXH Tỉnh.

Thứ nhất, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đã phần nào nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành các cấp, đơn vị SDLĐ đặc biệt là khối DN ngoài quốc doanh trong công tác thực hiện chính sách BHXH Hiệu quả của công tác này được thể hiện qua tổng số người tham gia BHXH, tổng số đơn vị SDLĐ cũng như tổng số thu BHXH không ngừng tăng lên qua các năm.

Thứ hai, quy trình quản lý thu và kết quả thu BHXH bắt buộc đã ngày càng đạt kết quả cao, công tác quản lý thu BHXH bắt buộc cũng dần đi vào ổn định Phần lớn các cơ quan, đơn vị tự giác chấp hành quy định đối chiếu và thu nộp tiền BHXH ngay sau kỳ trả lương và thanh toán kịp thời các chế độ cho người lao động.

Thứ ba, BHXH huyện Lâm Thao đã thực hiện cơ chế “một cửa” trong quản lý và thực hiện chính sách BHXH, giảm bớt những thử tục rườm rà khi người SDLĐ làm hồ sơ tham gia BHXH cho NLĐ; phần mềm SMS (phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý thu BHXH, cấp sổ BHXH và cấp thẻ BHYT) đã được sử dụng một cách phổ biến, nhờ đó đã giúp cơ quan BHXH tỉnh thuận tiện trong việc đối chiếu, quyết toán với các đơn vị tham gia BHXH Đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung thống nhất và chia sẻ thông tin cho các bộ phận chức năng có liên quan.

Thứ tư, trong nội bộ ngành, từ Đảng ủy, Giám đốc cho đến ban chấp hành Công đoàn đều có văn bản chỉ đạo và tạo điều kiện, huy động toàn lực phục vụ công tác thu chủ động triển khai đôn đốc thu, thường xuyên rà soát, phân loại các đơn vị nợ, nợ đọng để đôn đốc, đồng thời, lãnh đạo BHXH huyện trực tiếp đến làm việc với các đơn vị, nhất là những đơn vị có số nợ lớn, nợ đọng kéo dài Bên cạnh đó, BHXH huyện Lâm Thao cũng đã có sự giám sát, phối hợp giữa các ban ngành liên quan trên địa bàn huyện trong quản lý các đơn vị, DN, tổ chức SDLĐ và NLĐ, hạn chế phần nào tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH làm cho hoạt động thu dần đi vào ổn định và phát triển.

Thứ năm, BHXH huyện Lâm Thao không ngừng mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Giải quyết kịp thời đúng chế độ chính sách cho người lao động và các đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Thứ sáu, công tác thu, nộp BHXH không ngừng đẩy mạnh, giai đoạn 2016-2018 nhìn chung đã vượt chỉ tiêu BHXH tỉnh giao.

Thứ bảy, trong năm không có vấn đề gì nổi cộm về giải quyết đơn thư khiếu nại, mà chủ yếu do các đối tượng chưa hiểu một cách đầy đủ và chính xác về những thay đổi của chế độ chính sách.

Thứ tám, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, không ngừng học hỏi nâng cao kỹ năng tay nghề.

Thứ chín, công tác công nghệ thông tin được đơn vị thường xuyên chú trọng không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng các mặt chuyên môn, nghiệp vụ Các tiến bộ khoa học về phần mềm tin học được đáp ứng một cách đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện giải quyết nghiệp vụ hàng ngày một cách chính xác, kịp thời, đáp ứng tốt nhất quyền lợi cho đối tượng.

Bên cạnh đó những kết quả đã đạt được ở trên thì công tác quản lý thu BHXH bắt buộc hiện nay ở BHXH huyện Lâm Thao vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần hướng giải quyết đó là:

+ Công tác quản lý thu BHXH tại địa bàn đang gặp nhiều khó khăn, thách thức Tình trạng lách luật, trốn đóng, nợ đọng BHXH bắt buộc diễn ra khá phổ biến Do đó việc quản lý đối tượng tham gia và tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là rất phức tạp Nhất là trong tình hình hiện nay nhiều DN để đảm bảo lợi ích trước măt cố tình khai báo thông tin lệch lạc, sai sự thật Nhiều đơn vị nợ đọng với số tiền lớn, lên tới hàng tỷ đồng, thời gian nợ đọng kéo dài.

+ Việc mở rộng tham gia BHXH thuộc diện bắt buộc còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có về nguồn lao động của địa phương Nhiều DN thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa thực hiện đăng ký đóng BHXH cho NLĐ theo đúng quy định trong khi đó BHXH tỉnh không nắm được Một số khác thì thiếu thông tin về chính sách BHXH.

+ Các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhưng nhỏ về quy mô và thiếu ổn định.

Nhiều hộ cá thể thành lập và hoạt động trên mối quan hệ gia đình không ký hợp đồng lao động, không đăng ký sử dụng lao động; tình trạng mượn tên, thuê trụ sở tạm thời để đứng tên thành lập công ty, nên nhiều đơn vị trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội Địa bàn tỉnh rộng, doanh nghiệp đông, lực lượng lao động lớn và lao động thực tế luôn biến động, nhất là ở các ngành dệt may, da giày, xây dựng không được ký kết hợp đồng lao động, khó nắm bắt kịp thời, tác động không ít đến quá trình quản lý thu BHXH.

+ Việc triển khai thực hiện chính sách BHXH, BHYT ở cơ sở, các thành phần kinh tế khu vực ngoài quốc doanh còn gặp nhiều khó khăn.

Cơ quan BHXH cũng như các ban ngành chức năng có liên quan vẫn chưa nắm được hoạt động kinh doanh, tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp Có những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có đăng kí thành lập nhưng không có trụ sở giao dịch và hoạt động trong một thời gian ngắn, không đăng ký sử dụng lao động, Cũng không cơ quan nào quản lý, theo dõi và nắm bắt được thông tin về những doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh, có mã số thuế nhưng không có trụ sở làm việc, thực chất có hoạt động hay không, còn kinh doanh hay đã dừng hoặc thay đổi phạm vi hoạt động Nguyên nhân dẫn của việc này là do cơ quan BHXH chưa có sự phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan như Phòng Kế hoạch và Đầu tư, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Đồng thời do không có đủ số lượng cán bộ để đi thanh kiểm tra về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp.

+Hạn chế trong công tác hướng dẫn, phổ biến quy trình thu BHXH:

Công tác phổ biến, hướng dẫn của cơ quan BHXH đến các doanh nghiệp về những thay đổi trong quy trình thu, thủ tục thu chưa kịp thời khiến doanh nghiệp không nắm được nghiệp vụ, gây tốn thời gian và công sức cho cả 2 bên Chẳng hạn, khi cơ quan BHXH thay đổi biểu mẫu thì ngành BHXH nói chung, BHXH huyện Lâm Thao nói riêng chưa kịp thời gửi công văn đến đơn vị nên đơn vị chưa biết và phải đi lại nhiều lần Nguyên nhân là do cán bộ thu có quá nhiều công việc phải giải quyết nên không có đủ thời gian để thông báo đến các đơn vị khi có những sự thay đổi về thủ tục Bên cạnh đó, mặc dù BHXH tỉnh Phú Thọ đã có trang web riêng để đăng tải những thông tin cần thiết song các đơn vị rất ít khi truy cập vào để cập nhật thông tin, do vậy không nắm được những thay đổi một cách kịp thời.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN LÂM THAO TỈNH PHÚ THỌ

Ngày đăng: 28/07/2023, 21:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w