1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của việt nam 1

93 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam
Tác giả Vũ Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế hoạch và phát triển
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 666,22 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam (8)
    • 1.1. Một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu (8)
      • 1.1.1. Các lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế (8)
        • 1.1.1.1. Lý thuyết lợi ích tuyệt đối của Adam Smith (8)
        • 1.1.1.2. Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo (9)
        • 1.1.1.3. Lý thuyết Heckscher – Ohlin (11)
      • 1.1.2. Các lý thuyết mới về thương mại quốc tế (13)
        • 1.1.2.1. Thương mại dựa trên tính kinh tế theo quy mô (13)
        • 1.1.2.2. Thương mại dựa trên sự biến đổi công nghệ (14)
        • 1.1.2.3. Lý thuyết thương mại liên quan đến cầu (15)
      • 1.1.4. Vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu với hoạt động kinh tế (19)
    • 1.2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (21)
      • 1.2.1. Khủng hoảng tài chính ở Mỹ - Xuất phát điểm của khủng hoảng tài chính toàn cầu (21)
      • 1.2.2. Khủng hoảng ở các quốc gia khác (23)
        • 1.2.2.1. Khủng hoảng ở Châu Âu (24)
        • 1.2.2.2. Sự lan tỏa của khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế Châu Á (25)
    • 1.3. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu (26)
    • 1.4. Những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến các vấn đề (29)
      • 1.4.1. Tác động đến tăng trưởng kinh tế (29)
      • 1.4.2. Tác động đến thương mại quốc tế (31)
      • 1.4.3. Tác động đến các vấn đề xã hội (33)
      • 1.5.1. Tác động đến xuất khẩu (37)
      • 1.5.2. Tác động đến nhập khẩu (38)
      • 1.5.3. Tác động đến cán cân thương mại (38)
  • Chương 2: Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam (40)
    • 2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu (40)
      • 2.1.1. Giai đoạn 2001 – 2007 (40)
      • 2.1.2. Năm 2008 và đầu năm 2009 (42)
    • 2.2. Những hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đối với Việt Nam (44)
      • 2.2.1. Tác động đến kinh tế (44)
      • 2.2.2. Tác động đến các vấn đề xã hội (48)
    • 2.3. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam thời kỳ trước khủng hoảng (48)
      • 2.3.1. Kim ngạch xuất - nhập khẩu (49)
      • 2.3.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu (50)
      • 2.3.3. Thị trường xuất nhập khẩu (52)
    • 2.4. Đánh giá ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến xuất nhập khẩu của Việt Nam (56)
      • 2.4.1. Ảnh hưởng đến kim ngạch xuất - nhập khẩu (56)
        • 2.4.1.1. Kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh (57)
        • 2.4.1.2. Về nhập khẩu (59)
      • 2.4.2. Ảnh hưởng đến cán cân thương mại (61)
      • 2.4.3. Ảnh hưởng đến cơ cấu mặt hàng xuất - nhập khẩu (63)
        • 2.4.3.1. Cơ cấu hàng xuất khẩu (63)
        • 2.4.3.2. Cơ cấu hàng nhập khẩu (66)
      • 2.4.4. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu (70)
  • Chương 3: Các giải pháp giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam (73)
    • 3.1. Cơ hội và thách thức đối với xuất nhập khẩu Việt Nam trong điều kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu (73)
      • 3.1.1. Cơ hội (73)
      • 3.1.2. Thách thức (73)
    • 3.2. Định hướng và mục tiêu xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (75)
      • 3.2.1. Định hướng (75)
      • 3.2.2. Mục tiêu (75)
    • 3.3. Một số giải pháp giảm tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến hoạt động xuất nhập khẩu (77)
      • 3.3.1. Đối với Chính phủ (78)
        • 3.3.1.1. Chính sách thuế (78)
        • 3.3.1.2. Chính sách tài chính, tiền tệ (81)
        • 3.3.1.4. Chính sách đổi mới cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu (86)
      • 3.3.2. Đối với doanh nghiệp (88)
        • 3.3.2.1. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại (88)
        • 3.3.2.2. Phát triển yếu tố công nghệ (90)
        • 3.3.2.3. Phát triển yếu tố nguồn nhân lực (91)
  • KẾT LUẬN (92)
    • Biểu 2.1.1. Chỉ số lạm phát các tháng trong năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 (45)

Nội dung

Cơ sở lý luận để đánh giá tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến xuất nhập khẩu của Việt Nam

Một số vấn đề lý luận về xuất nhập khẩu

1.1.1 Các lý thuyết truyền thống về thương mại quốc tế

1.1.1.1 Lý thuyết lợi ích tuyệt đối của Adam Smith

Năm 1776, Adam Smith đã đưa ra học thuyết về “lợi thế tuyệt đối” và thương mại quốc tế Theo Adam Smith, cơ sở tiến hành phân công chuyên môn hóa quốc tế là sự khác biệt tuyệt đối của giá thành sản xuất giữa các nước: một quốc gia phải sản xuất những sản phẩm sở trường nhất của mình, tức là những sản phẩm mà giá thành sản xuất “tuyệt đối” rẻ, rồi dùng những sản phẩm này để trao đổi với các nước khác, đem về những sản phẩm không phải sở trường của mình, nhất là những sản phẩm có giá thành sản xuất cao.

Nước A, xét trong tương quan với nước B, có thể tỏ ra hiệu quả hơn (có lợi thế tuyệt đối) trong việc sản xuất mặt hàng X, và kém hiệu quả hơn trong việc sản xuất mặt hàng Y Khi đó B là nước có lợi thế tuyệt đối về mặt hàng

Y, và bất lợi tuyệt đối trong sản xuất mặt hàng X Theo A Smith, nếu mỗi quốc gia tập trung vào sản xuất mặt hàng mà mình có lợi thế tuyệt đối và xuất khẩu mặt hàng này sang quốc gia kia để đổi lấy mặt hàng mà mình có mức bất lợi tuyệt đối, thì sản lượng của cả hai mặt hàng đều tăng lên và cả hai quốc gia đều trở nên sung túc hơn. Để đơn giản hóa sự phân tích, mô hình thương mại được xây dựng với giả thiết: thế giới chỉ bao gồm 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam, và 2 mặt hàng thép và vải, chi phí vận chuyển bằng 0, lao động là yếu tố sản xuất trong nước, nhưng không di chuyển được giữa các quốc gia, cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên tất cả các thị trường

Trong điều kiện tự cung cấp, mỗi quốc gia tự sản xuất hai mặt hàng để tiêu dùng trong nước Số lượng lao động cần tới ở mỗi nước để sản xuất một đơn vị thép và vải được cho bởi bảng sau.

Bảng 1: Mô hình thương mại dựa trên thuyết tuyệt đối

Nhật Bản là nước có hiệu quả cao hơn hay có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thép vì để làm ra một đơn vụ thép nước này chỉ cần 2 lao động, trong khi Việt Nam cần tới 6 lao động Ngược lại, Việt Nam có lợi thế tuyệt đối về sản xuất vải vì nước này chỉ cần 3 lao động để sản xuất một đơn vị vải, trong khi Nhật Bản phải dùng tới 5 lao động Khi đó Nhật Bản sẽ tập trung toàn bộ số lao động của mình để sản xuất thép, còn Việt Nam thì thực hiện chuyên môn hóa hoàn toàn trong việc sản xuất vải, và sau đó 2 nước đem trao đổi một lượng nhất định các mặt hàng này với nhau để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Điều này dẫn tới sự gia tăng sản lượng thép và vải của toàn thế giới, và mỗi quốc gia có khả năng tiêu dùng nhiều hơn so với trường hợp tự cung cấp. Ưu, nhược điểm của mô hình: Mô hình giúp giải thích cho một phần nhỏ của thương mại quốc tế, cụ thể trường hợp nếu một quốc gia không có điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng các loại cây như lúa, cà phê… thì buộc phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước khác Mô hình này cũng không giải thích được trường hợp tại sao thương mại vẫn có thể diễn ra ở một quốc gia có mức bất lợi tuyệt đối.

1.1.1.2 Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo

Năm 1817, nhà kinh tế học người Anh, David Ricardo đã đưa ra lý thuyết lợi thế tương đối, giúp giải quyết một phần hạn chế mà lý thuyết tuyệt đối của Adam Smith gặp phải Ông này cho rằng nếu mỗi nước chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối thì thương mại sẽ có lợi cho các bên.

Với các giả thiết của mô hình vẫn giữ nguyên, tuy nhiên lượng lao động cần thiết để sản xuất thép và vải có khác đi theo bảng dưới đây

Bảng 2: Mô hình giản đơn về lợi thế so sánh

Các số liệu cho thấy Nhật Bản cần ít số lượng lao động hơn so với Việt Nam để sản xuất ra cả 2 mặt hàng, thế nhưng điều này cản trở thương mại có lợi giữa hai nước Tuy Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối về cả hai mặt hàng, nhưng do mức lợi thế về sản xuất thép hơn mức lợi thế về sản xuất vải (2/12

Ngày đăng: 02/08/2023, 09:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w