1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện hạ hòa

117 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Sử Dụng Quỹ Vì Người Nghèo Của Huyện Hạ Hòa
Tác giả Trần Thị Phương Tân
Trường học Đại học và Sau đại học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Thành phố Huyện Hạ Hòa
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 902,29 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO (13)
    • 1.1 Cơ sở lý luận về Quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo (0)
    • 1.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ vì người nghèo (0)
      • 1.3.1 Những kinh nghiệm về quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo ở các địa phương (0)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUĨ VÌ NGƯỜI NGHÈO CỦA HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ (39)
    • 2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (0)
    • 2.2 Thực trạng quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2018 (54)
      • 2.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo (54)
    • 2.3 Đánh giá thực trạng quản lý quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (73)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO CỦA HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ (80)
    • 3.1 Quan điểm, định hướng về việc quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa (80)
      • 3.1.1 Quan điểm về việc quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo (80)
      • 3.2.3 Giải pháp tăng cường huy động quỹ vì người nghèo (87)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................104 (112)

Nội dung

Đói nghèo là một vấn đề xã hội bức xúc của cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; Trên thế giới hiện nay có tới ¼ dân số đang sống trong tình trạng đói nghèo; hàng triệu người không có cơ hội được hưởng những thành quả văn minh tiến bộ của loài người, đói nghèo không chỉ có ở những nước nghèo, chậm phát triển mà ngay cả trong lòng những nước lớn, phát triển; đói nghèo gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, tàn phá môi trường sinh thái. Đói nghèo không được giải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia đặt ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định, đảm bảo các quyền con người được thực hiện.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO

Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý quỹ vì người nghèo

1 Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu

Hạ Hòa là một huyện miền núi nằmở phía Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì khoảng 70km, phía Bắc giáp huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Trấn của tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp huyện Yên Lập, phía Đông giáp huyện Đoan Hùng, phía Nam giáp huyện Sông Thao và Thanh Ba.

Trên địa bàn huyện có sông Thao chảy qua địa giới của 9 xã hữu ngạn và 11 xã phía tả ngạn, trong huyện có nhiều ngòi lớn như Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Vần, Ngòi Lửa Việt, có một hồ lớn như hồ Ao Châu, Chính Công, Đầm Đào, Đầm Xây, Đầm Thanh Ba, Từ đặc điểm trên đã hình thành trên địa bàn huyện nhiều vùng đất khác nhau, vừa có thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và cũng gây ra không ít những ảnh hưởng của thiên tai như lũ lụt, hạn hán ở nhiều xã trong huyện.

Với địa bàn chủ yếu là đồi, núi, giao thông đi lại còn khó khăn, dân số phân bố không đồng đều và đặc biệt là trước khi được tái lập năm 1996 thì Hạ Hòa gồm 33 xã thuộc vùng sâu, vùng xa của huyện Thanh Hoà và Sông Thao, do vậy có nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá, khoa học kỹ thuật với các vùng khác trong tỉnh.

- Địa hình: Do vị trí địa lý của huyện nằm trong vùng trung du miền núi phía Bắc nên huyện Hạ Hòa chịu ảnh hưởng và mang đặc điểm của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, thời tiết khí hậu ở đây được chia làm bốn mùa, nhưng biểu hiện thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.

- Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 với đặc điểm là oi bức, nắng lắm mưa

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUĨ VÌ NGƯỜI NGHÈO CỦA HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ

Thực trạng quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 – 2018

2.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo

“Quỹ vì người nghèo” được hình thành trên cơ sở vận động sự tự nguyện ủng hộ của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà áp dụng hình thức trợ giúp cho người nghèo, hộ nghèo theo chuẩn mực của Nhà nước công bố từng thời kỳ.

Tổ chức vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” của huyện Hạ Hòa mỗi năm tập trung cao điểm vào dịp kỷ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ (19/5); tháng cao điểm “Vì người nghèo” từ 17/10 đến 18/11 và khuyến khích các tổ chức, cá nhân ủng hộ nhiều lần trong năm Tồn quỹ năm trước được chuyển sang năm sau sử dụng. Đối tượng vận động xây dựng “Quỹ vì người nghèo” huyện Hạ Hòa bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các đơn vị, tổ chức trong huyện, ngoài huyện và ở nước ngoài.

Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên Thành viên

Sơ đồ 2.1 Bộ máy quản lý quỹ vì người nghèo huyện Hạ Hòa

Ban vận động “Quỹ vì người nghèo” huyện Hạ Hòa do Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện quyết định thành lập theo Quyết định số: 138/QĐ-BVĐ, ngày 12 tháng 9 năm 2014. Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện làm Phó ban trực, lãnh đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Phó ban; các thành viên gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hội Nông dân huyện, Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ huyện, Hội Cựu chiến binh huyện, Phòng Tài chính huyện, Kho bạc Nhà nước huyện, Liên minh Hợp tác xã huyện, Đài Phát thanh - Truyền hình huyện.

Thường trực Ban vận động gồm: Trưởng ban, Phó ban trực và Ủy viên Thường trực.

Tổ giúp việc: Được thành lập theo Quyết định số: 139/QĐ-MTTQ-BTT, ngày 12 tháng 9 năm 2014 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện gồm một số cán bộ kiêm nhiệm của Ủy ban MTTQ huyện, Phòng Tài chính.

2.2.2 Về chính sách của tỉnh, huyện đối với công tác xóa đói, giảm nghèo

2 Để đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo, Phú Thọ đã tập trung hỗ trợ cho người dân phát triển sản xuất Theo số liệu của UBND tỉnh, thông qua khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và đất để trồng rừng sản xuất, hỗ trợ 1.093,5 triệu đồng cho 1.333 hộ được thụ hưởng, với số diện tích được giao 15.675,7 ha; hỗ trợ sản xuất trực tiếp cho hộ nghèo 2.000,962 triệu đồng; hỗ trợ khai hoang, phục hóa, tạo ruộng bậc thang cho 1.234 hộ dân, tổng kinh phí hỗ trợ 794 triệu đồng, diện tích hỗ trợ 108,7ha Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông, khuyến ngư cho 516 hộ, kinh phí hỗ trợ 3.900,3 triệu đồng; tập huấn kỹ thuật cho 7.680 lượt người, kinh phí 371,6 triệu đồng; hỗ trợ 184 cộng tác viên khuyến nông thôn, bản (trong 3 năm), kinh phí hỗ trợ 532,9 triệu đồng. Đồng thời, để nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác xóa đói giảm nghèo, địa phương đã mở 152 lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 8.244 lượt cán bộ xã và cộng đồng với tổng kinh phí 4.120 triệu đồng Mở 145 lớp sơ cấp, trung cấp nghề,dạy nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn, số lao động được đào tạo là 5.002 lao động Có trên 50 hộ nghèo được tiếp cận với Quĩ, chiếm tỷ lệ trên 90% các hộ nghèo được điều tra.

Thực hiện Dự án đưa 600 tri thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã, đến nay đã có 8 tri thức trẻ được tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND tại các xã trên địa bàn huyện Tân Sơn, Yên Lập, Hạ Hòa Các tri thức trẻ đã nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ, tích cực tham gia và phát huy được vai trò của mình trong công tác tham mưu cho chính quyền địa phương Từ đó, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn. Điểm đáng chú ý, để phong trào xóa đói giảm nghèo lan tỏa rộng khắp, địa phương đã tập trung nhân rộng mô hình giảm nghèo Bên cạnh các mô hình phát triển sản xuất do các tổ chức, đoàn thể triển khai thực hiện giảm nghèo hiệu quả trong những năm qua, được hỗ trợ từ nguồn vốn chương trình mục tiêu 3.000 triệu đồng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Chi cục Bảo vệ thực vật, UBND các huyện Yên Lập, Thanh Thủy, Tân Sơn, Hạ Hòa xây dựng và triển khai thực hiện 2 mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI tại xã Thu Ngạc và xã Xuân Sơn huyện Tân Sơn; 4 mô hình khoai tây làm đất tối thiểu tại xã Xuân Thủy huyện Yên Lập, xã Đào Xá huyện Thanh Thủy; 1 mô hình chăn nuôi gà ri lai dưới tán rừng tại xã Minh Hòa huyện Yên Lập; 1 mô hình nhân giống gà nhiều cựa cho 30 hộ xã Xuân Đài huyện Tân Sơn; 6 mô hình bò sinh sản tại các xã Minh Côi, Lang Sơn huyện Hạ Hòa, Ngọc Đồng, Ngọc Lập, Minh Hòa, Đồng Lạc huyện Yên Lập Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, hỗ trợ thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tham gia tập huấn theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi với 16 buổi tập huấn trên lúa, 40 buổi trên khoai tây, 11 buổi cho mô hình gà ri thả vườn, bò sinh sản với 1.266 lượt người tham gia.

Xác định con người là nhân tố quyết định trong thực hiện chương trình giảm nghèo,trước hết cần nâng cao nhận thức cho người nghèo trong hoạt động giảm nghèo, tự mình vượt lên xóa đói nghèo, tỉnh đã chú trọng hoạt động truyền thông năng cao nhận thức, năng lực cho người nghèo Từ nguồn kinh phí được hỗ trợ, Sở Lao động -Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành liên quan soạn thảo nội dung, in ấn trên 70.000 tờ rơi, tờ gấp, 12.000 cuốn cẩm nang địa chỉ cung cấp dịch vụ công tác xã hội, 5.000 cuốn tài liệu hệ thống, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về giảm nghèo, 1.500 cuốn sách “Phú Thọ thực hiện Chương trình giảm nghèo” tập hợp các bài viết của các tác giả chuyên và không chuyên giới thiệu các gương tập thể, cá nhân điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ khá, làm giàu chính đáng của các địa phương trong tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, do làm tốt ngay từ khâu tuyên truyền phổ biến, nhất là việc thực hiện nghiêm túc các quy định từ việc việc rà soát, bình xét hộ nghèo; hỗ trợ kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ cho người nghèo, hộ nghèo, triển khai dân chủ, minh bạch các chính sách, dự án được đầu tư, nên trong những năm qua, việc thực hiện Chương trình Mục tiêu giảm nghèo của tỉnh không có sai sót, sai phạm đáng kể; không có tham ô, tham nhũng xảy ra Cơ bản nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước Hầu như không xảy ra khiếu nại, tố cáo, chủ yếu là người dân hỏi về chính sách, chế độ và thắc mắc, suy bì tại sao mình không “được” là hộ nghèo trong khi hộ khác khá hơn, có điều kiện hơn lại là hộ nghèo.

Qua các năm thực hiện Chương trình giảm nghèo, với việc huy động tổng hợp các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn đã phát huy hiệu quả tích cực, hoàn thành tốt việc xóa hộ đói, giảm hộ nghèo góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh; tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, đưa Phú Thọ cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo: Xóa xong nhà tạm cho hộ nghèo, kết cấu hạ tầng được tăng cường, bộ mặt nông thôn khởi sắc, đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được tăng lên Mức sống dân cư được cải thiện góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Hầu hết các chính sách, dự án của chương trình thực hiện đạt và vượt mục tiêu đề ra. 100% số người nghèo được cấp thẻ Bảo hiểm y tế Mỗi năm cấp 155.000 thẻ Bảo đảm người nghèo được cấp, sử dụng thẻ BHYT ngay từ đầu năm, được khám chữa bệnh tại cơ sở y tế, tiếp cận dịch vụ y tế, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe với chất lượng ngày càng cao 100% con em hộ nghèo được hỗ trợ miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp theo quy định Chính sách Tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo bảo đảm hầu hết người nghèo có nhu cầu được vay vốn với mức vay đáp ứng chu kỳ phát triển sản xuất.

Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện đúng quy trình và thủ tục cho vay, thu hồi vốn thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với đối tượng là người nghèo.

Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở là một trong những chính sách được thực hiện thành công nhất của tỉnh từ khâu phối hợp rà soát số lượng, huy động nguồn lực và triển khai thực hiện Đã hoàn thành xóa nhà tạm cho hộ nghèo giai đoạn I theo Quyết định số 167 với 13.080 hộ được hỗ trợ xóa nhà tạm, đạt mục tiêu của tỉnh đặt ra Tỉnh Phú Thọ đang triển khai hỗ trợ xóa nhà tạm cho hộ nghèo giai đoạn II cho 5.300 hộ nghèo có khó khăn về nhà ở Các hoạt động khác như truyền thông nâng cao nhận thức, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, quản lý giám sát chương trình được triển khai thường xuyên, hiệu quả.

Nhờ tích cực triển khai đồng bộ chương trình xóa đói giảm nghèo, giai đoạn 2016 -

2018, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh (theo chuẩn cũ) giảm từ 20,34% đầu năm 2016 xuống còn dưới 10% hết năm 2018, riêng huyện nghèo Tân Sơn giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 20% Chương trình đã tạo thành sức mạnh tổng hợp giúp các hộ nghèo có vốn sản xuất, tạo việc làm, nâng cao năng lực sản xuất, kiến thức làm kinh tế cho người nghèo Sản xuất nông, lâm nghiệp phát triển, trình độ dân trí, kinh nghiệm sản xuất được nâng lên, tạo điều kiện cho người nghèo tự vươn lên thoát nghèo Bộ mặt nông thôn được thay đổi, cải thiện, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Với những thành công về xóa đói giảm nghèo đã đạt được, giai đoạn 2018 - 2022 Phú Thọ đã đề ra mục tiêu phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo đến năm 2022 giảm xuống dưới 5%; huyện nghèo Hạ Hòa mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4% trở lên, phấn đấu đến năm

2022 ra khỏi huyện nghèo Để đạt được mục tiêu trên, địa phương xác định tiếp tục thực hiện nhóm giải pháp về chính sách hỗ trợ tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội Thường xuyên rà soát nắm chắc tình hình vùng nghèo, người nghèo,các nguyên nhân dẫn tới tình trạng nghèo để chương trình hỗ trợ tác động đúng đối tượng, đúng mục đích, địa chỉ Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức trong giảm nghèo, khuyến khích động viên người nghèo nỗ lực vươn lên thoát nghèo,không có tư tưởng trông chờ, ỷ lại Bên cạnh việc chỉ đạo, theo dõi đôn đốc thực hiện, chương trình cần đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả thực hiện để kịp thời phát hiện và khắc phục các sai sót, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Đánh giá thực trạng quản lý quỹ vì người nghèo của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

2.3.1 Những kết quả của quĩ vì người nghèo ở huyện Hạ Hòa

Hạ Hòa hiện được xác định là trọng điểm nghèo của Phú Thọ, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân Hạ Hòa đã có nhiều cố gắng, một mặt phát huy mạnh mẽ nỗ lực của địa phương, mặt khác tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, các tổ chức xã hội, các đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn, khai thác các tiềm năng của địa phương trên mặt trận giảm nghèo Vì vậy, Hạ Hòa đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây Đặc biệt, trong những năm qua tình hình KT-XH của Hạ Hòa đã đạt được những thắng lợi to lớn, kinh tế liên tục tăng trưởng khá, đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện và ổn đinh, chương trình giảm nghèo, tăng giàu được huyện uỷ và UBND huyện đặc biệt quan tâm Thực hiện Nghị quyết của tỉnh Phú Thọ về giảm cơ bản hộ nghèo của tỉnh trong những năm tới, huyện Hạ Hòa đã tập trung triển khai thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ.

+ Huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị đóng trên địa bàn theo dõi, giúp đỡ hộ nghèo của các xã theo chuyên môn của đơn vị, đồng thời tăng cường 14 cán bộ, chuyên viên đang công tác tại huyện uỷ và UBND huyện làm công tác chuyên trách giảm nghèo trong 02 năm (2016-2017), mỗi xã cử 01 cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tổng hợp tình hình công tác giảm nghèo của xã và giúp các hộ dân tập trung giảm nghèo.

+ Tiếp tục bố trí ngân sách Quỹ vì người nghèo hợp lý cho Ban chỉ đạo MTTQ huyện chỉ đạo, tạo chuyển biến cơ bản giảm hộ nghèo và hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn theo mục tiêu đề ra.

+ Ban tuyên giáo huyện uỷ, đài phát thanh huyện đã tuyên truyền giáo dục tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân là hộ nghèo nhằm giúp họ hiểu được nguyên nhân dẫn đến nghèo, nâng cao nhận thức về các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc giảm nghèo.

+ Tuyên truyền, động viên các hộ nghèo cố gắng tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo Phổ biến, giáo dục pháp luật, ngăn chặn, đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

- Công tác đầu tư hỗ trợ:

+ Bằng nguồn ngân sách của huyện, trực tiếp hỗ trợ giống lúa, giống cá, phân bón, tiêm phòng bệnh gia súc, gia cầm cho các hộ nghèo, cận nghèo, trung bình mỗi năm huyện chi gần 1.500 triệu đồng.

- Kết quả việc cho vay vốn phát triển sản xuất:

+ Công tác cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những biện pháp quan trọng trong chính sách giải quyết việc làm Trong 3 năm (2016-2018), được sự quan tâm, hỗ trợ đầu tư của tỉnh, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của kho bạc tỉnh, UBND huyện Hạ Hòa chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng kế hoạch, triển khai được 456 dự án với tông số vốn vay luân chuyển lên tới 35,847 tỷ đồng, giải quyết cho 14.123 lượt hộ vay thu hút số lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp theo thời vụ là 15.081 lao động Nguôn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã góp phân tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn của Hạ Hòa, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và phát triển các mô hình kinh tế trang trại Việc cho vay vốn, lông ghép với các hoạt động KT-XH khác đã làm cho thu nhập của người lao động được ôn định, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.

+ Kết quả thực hiện dự án vốn vay quỹ khuyến nông: Từng nguôn vốn trung bình hàng năm trên một tỷ đông, số vốn này được đưa vào tập trung cho các hộ có mô hình kinh tế điển hình nhằm mở rộng sản xuất, xây dựng các mô hình điểm phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương, trung bình hàng năm giải quyết được hàng ngàn lao động thời vụ.

+ Kết quả thực hiện dự án vốn vay chăn nuôi bò sinh sản: Qua những năm đâu thí điểm (từ năm 2016) với 35 con bò cái được Hội nông dân huyện đưa về cho các hộ nghèo nuôi (trong thời gian hai năm khi bò sinh sản bò con, Hội nông dân huyện sẽ chuyển bò mẹ sang cho hộ nghèo khác tại địa phương nuôi), đến nay các xã trong toàn huyện thực hiện mua được 1.027 con bò sinh sản cho 1.027 hộ nghèo vay với số vốn trên 3 tỷ đồng Ngoài ra,đã luân chuyển được 425 con bò sinh sản cho các hộ nghèo từ dự án các năm trước.

+ Kết quả thực hiện các dự án vay nguồn XĐGN:

Với nguồn vốn XĐGN do Hội nông dân tỉnh giao cho huyện quản lý, mỗi năm giải ngân được trên 1,3 tỷ đồng, nhưng trong 3 năm qua số nợ quá hạn của nguồn vốn này quá lớn Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do thời điểm cho vay không hợp lý, thời gian xem xét duyệt chi dự án dài nên chưa thực sự mang lại hiệu quả cao nên người dân vay được nhưng không trả được.

- Công tác hỗ trợ các gia đình đặc biệt khó khăn:

+ Phát huy cao độ tinh thần tự lực, đoàn kết tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách, lá rách ít đùm lá rách nhiều", trong 3 năm qua bằng các nguồn vốn hỗ trợ người nghèo, sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm nên đã xoá xong nhà dột nát cho các hộ nghèo toàn huyện (317 ngôi nhà), tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông nghiệp.

+ Năm 2018 được tỉnh hỗ trợ kinh phí trợ cấp khó khăn đối với các hộ thuộc diện chính sách, có người ốm đau tàn tật với mức trợ cấp 50.000đ/người/tháng từ tháng 01- 2/2009 đối với 140 hộ (649 khẩu), trợ cấp cho 793 hộ (1.1001 khẩu) nghèo do ốm đau từ tháng 5-12/2009 với số tiền 400.400.000 đồng.

+ Trong mấy năm qua 9 sở, ban ngành tỉnh tập trung hỗ trợ giúp đỡ các hộ nghèo thuộc xã nghèo của huyện Hạ Hòa với số tiền 372.762.000 đồng bằng những việc làm thiết thực như: hỗ trợ làm nhà cho 32 hộ, tặng 95 xe đạp Sở LĐTB&XH tặng 100 xe đạp cho các em học sinh thuộc các hộ nghèo với số tiền trị giá trên 100 triệu đồng, các tổ chức chính trị xã hội tặng 106 xe lăn cho 106 đối tượng bị tàn tật của huyện.

Ngoài ra các ban, ngành, đoàn thể của huyện phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh tổ chức thăm hỏi, tặng quà, đồ dùng học tập cho 430 em học sinh nghèo, vận động các tổ chức cá nhân, cá nhân tham gia hỗ trợ hộ nghèo về cây con giống, tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật miễn phí cho người nghèo.

2.3.2 Những hạn chế của quản lý sử dụng quĩ vì người nghèo

Công tác quản lý quỹ vì người nghèo của huyện trong 3 năm gần đây được tỉnh đặc biệt quan tâm, cho nên đã đạt được những thành tựu đáng kể, qua 3 năm qua huyện đã giảm được 5.224 hộ nghèo theo tiêu chí nghèo mới, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn 9,02% Tuy nhiên, chất lượng công tác giảm nghèo chưa cao, số hộ tái nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo của Hạ Hòa vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng hộ nghèo của tỉnh (40%) Việc giảm nghèo của Hạ Hòa mới tạm cắt được cơn sốt nghèo chứ chưa có khả năng điều trị tận gốc Bên cạnh những kết quả những đạt được, trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện vận động ủng hộ, quản lý và sử dụng quỹ “Vì người nghèo” của UBMT-BVĐ quỹ các phường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế Cụ thể:

- Hồ sơ quản lý quỹ chưa đảm bảo, chứng từ, sổ sách theo dõi còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu.

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ SỬ DỤNG QUỸ VÌ NGƯỜI NGHÈO CỦA HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ

Quan điểm, định hướng về việc quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa

3.1.1 Quan điểm về việc quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo

Quỹ vì người nghèo được ban hành và tổ chức thực hiện nhằm hướng đến giải quyết vấn đề đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tuy nhiên tình trạng đói nghèo ở Việt Nam xuất hiện ở cả thành thị, nông thôn và miền núi, do vậy hệ thống chính sách xây dựng và quản lý Quỹ vì người nghèo của Việt Nam cũng được chia thành hai nhóm gồm; nhóm áp dụng chung cho các đối tượng nghèo trong cả nước và nhóm áp dụng cho các đối tượng có tính chất đặc thù trong đó chủ yếu tập trung vào đối tượng người nghèo là đồng bào dân tộc thiếu số và người nghèo sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và những vùng có điều kiện sống khó khăn.

Do vậy khi nghiên cứu và trình bày về quan điểm về việc quản lý Quỹ vì người nghèo ở huyện Hạ Hòa, luận văn đã lồng ghép trong đó cả những quan điểm chung và những quan điểm của Đảng và Nhà nước có tính chất đặc thù riêng cho chính sách quản lý Quỹ vì người nghèo ở huyện Hạ Hòa trong thời gian tới.

3.1.2 Mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu về xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Hạ Hòa

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, sớm đưa huyện Hạ Hòa ra khỏi các huyện nghèo và là huyện có nền KT-XH phát triển ngang với mức bình quân của tỉnh Có kết cấu hạ tầng tương đối đồng đều, phát triển văn hoá - xã hội tương ứng với nhịp độ phát triển kinh tế; đảm bảo quốc phòng - an ninh.

Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GTSX các ngành trong giai đoạn 2019 – 2022 theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của huyện Hạ Hòa giai đoạn 2019 - 2022

STT Chỉ tiêu phát triển ĐVT

Tốc độ tăng trưởng GTSX

Nông - Lâm nghiệp, Thủy sản

38,36 GTSX bình quân/người/năm

Nông - Lâm nghiệp, Thủy sản

(Nguồn: UBND huyện Hạ Hòa năm 2018)

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2019- 2022 giảm bình quân mỗi năm 2 - 2,5% Phấn đấu đến năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo của huyện bằng mức bình quân chung của tỉnh.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 57% năm 2022 Trong đó đào tạo lao động cho hộ nghèo đạt 60%.

3.1.3 Mục tiêu quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo đến năm 2022

Tập trung các hoạt động vận động cộng đồng, tổ chức, đơn vị, cá nhân, ủng hộ Quỹ

Vì người nghèo” các cấp và chương trình an sinh xã hội góp phần hưởng ứng phong

“ trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” của Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức các hoạt động trong dịp Tháng cao điểm “Vì người nghèo” (từ 17/10 đến 8/11) hàng năm nhằm tạo nguồn lực để tập trung hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các hộ

1 nghèo trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướngChính phủ và giúp đỡ người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, cộng đồng nghèo vùng sâu, vùng xa; thiết thực chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc ViệtNam(18/11/1930 -18/11/2020)và Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Các hoạt động cần phải có sự phối hợp thống nhất giữa Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong tỉnh với các tổ chức thành viên cùng cấp để tránh chồng chéo trong công tác vận động và triển khai hỗ trợ cho hộ nghèo Việc tổ chức triển khai cuộc vận động phải tạo được phong trào sâu rộng trong toàn tỉnh để đạt hiệu quả thiết thực Đảm bảo phát huy tính chủ động của từng cấp, từng ngành; đồng thời, tăng cường biện pháp quản lý, thu và sử dụng “Quỹ vì người nghèo” theo quy chế quản lý Quỹ.

2 Đề xuất tăng cường công tác quản lý sử dụng quỹ vì người nghèo

2.1 Đổi mới công tác ban hành văn bản và xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện

Thứ nhất, về công tác xây dựng, ban hành văn bản:

Các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quỹ vì người nghèo hiện hành được các địa phương đánh giá cơ bản phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số; tuy nhiên, do có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét; việc chậm hướng dẫn, sửa đổi một số chính sách đã gây khó khăn cho các địa phương trong việc tổ chức thực hiện.

Sự chồng chéo của hệ thống chính sách quản lý (chồng chéo về đối tượng, nội dung, địa bàn, cơ quan chủ quản, ) là một thực tế đã và đang trở thành một yếu tố cản trở hiệu quả thực hiện chính sách và mục tiêu giảm nghèo Sự chồng chéo trong chính sách một phần là do chưa có sự phân định rõ trong thiết kế các Chương trình, Dự án. Các văn bản chính sách được nhiều Bộ, ngành đề xuất ban hành và nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhưng thiếu sự phối hợp đã dẫn đến sự chồng chéo của những chính sách. Trong một văn bản chính sách khi được ban hành thường quy định nhiều cơ chế chính sách; một nội dung chính sách có khi lại được quy định trong nhiều quyết định khác nhau, có văn bản chính sách ban hành theo đối tượng, có văn bản chính sách ban hành theo lĩnh vực (ngành), có văn bản chính sách ban hành theo vùng địa lý,

Số lượng văn bản chính sách ban hành nhiều, khó kiểm soát; một đối tượng chịu tác động chi phối cùng lúc bởi nhiều văn bản chính sách; có chính sách hỗ trợ cùng đối tượng hộ nghèo nhưng do ban hành ở các giai đoạn khác nhau, mức hỗ trợ khác nhau gây nên sự so bì, thắc mắc trong dân (như chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 134 và Quyết định 167); cùng một đối tượng là hộ nghèo trên cùng một địa bàn được hưởng cùng một chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhưng các mức hỗ trợ khác nhau do thuộc đối tượng thụ hưởng từ các chương trình khác nhau như Chương trình 30a, Chương trình 135.

Việc xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý quỹ phải bảo đảm sự thống nhất và có lồng ghép; những chính sách đang phát huy hiệu quả cần được tiếp tục đẩy mạnh thực hiện; các chính sách còn hạn chế, có vướng mắc cần khẩn trương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế; các bộ, ngành cần rà soát, đánh giá để lồng ghép các chính sách về giảm nghèo từ khâu ban hành chính sách, khâu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chương trình, đề án,… tránh tình trạng chồng chéo về chính sách tác động đến đối tượng.

Việc xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới cần theo hướng: có chính sách ưu đãi với đối tượng là hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững Các chính sách được thiết kế theo nguyên tắc tương đồng về mức hỗ trợ và cơ chế thực hiện, hộ nghèo được ưu tiên nhất, sau đó đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo.

Chính sách hỗ trợ giảm nghèo phải đặc biệt quan tâm đến dạy nghề, tạo việc làm gắn với hỗ trợ sản xuất, phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn và xây dựng nông thôn mới nhằm giảm nghèo bền vững. Ưu tiên chính sách hỗ trợ XĐGN nhằm thúc đẩy các yếu tố phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của người nghèo một cách bền vững.

Tổ chức rà soát, sắp xếp lại chính sách giảm nghèo mang tính hệ thống, giảm bớt số lượng văn bản chính sách (mỗi lĩnh vực chỉ nên có từ 2-3 văn bản chính sách) Các Bộ, ngành, địa phương khi thiết kế xây dựng và ban hành văn bản chính sách mới cần phải có sự phân loại ưu tiên thực hiện theo nhóm đối tượng (hộ nghèo được ưu tiên nhất,sau đó mới đến hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo), có lộ trình cụ thể; giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không”; tập trung ưu tiên thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới; khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo Chỉ trình cấp có thẩm quyền quyết định các chính sách khi thực sự cần thiết và cân đối được nguồn lực, bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện.

Thứ hai, về xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện:

Lập kế hoạch tổ chức thực hiện là một bước rất quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách quản lý quỹ vì người nghèo, những kế hoạch này là sự cụ thể hóa mục tiêu và biện pháp của chính sách hoặc một hoạt động cụ thể của quá trình chính sách Phần lớn các kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách được tiến hành lập từ trên xuống Việc lập kế hoạch tổ chức thực hiện từ trên xuống thường không phản ánh hết nhu cầu và thực tiễn đời sống, không tạo được cơ sở cho việc phát huy sức mạnh của nhân dân, tạo nên tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào cấp trên của cấp dưới Từ đó tạo ra nhiều bất cập trong quản lý, thậm chí dẫn đến thất thoát hoặc sử dụng không hiệu quả nguồn lực của chính sách.

Qua khảo sát đánh giá về sự tham gia của người dân vào quá trình thực hiện chính sách ở địa hương cho thấy 31% cán bộ công chức khi được hỏi cho rằng người dân đã tham gia tích cực và 69% còn lại cho rằng người dân có tham gia nhưng chưa tích cực, điều này cho thấy các đối tượng nghèo đã và đang tham gia vào quá trình chính sách của nhà nước Tuy nhiên sự tham gia của các đối tượng chính sách chưa tích cực và chưa có hiệu quả Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của chính sách, trực tiếp dẫn đến tình trạng tỷ lệ giảm nghèo hàng năm được cải thiện không đáng kể Thực trạng trên được bắt nguồn từ việc người dân ít được tham gia vào quá trình xây dựng biện pháp để thực hiện chính sách ở địa phương Mặt khác các đối tượng của chính sách tham gia vào quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách đã thể hiện cách thức tổ chức triển khai thực hiện từ việc thực hiện chính sách từ trên xuống Với điều kiện thực tiễn của Hạ Hòa hiện nay, trong quá trình thực hiện chính sách cần phải có sự thay đổi về cách thức tổ chức thực hiện thay bằng hình thức thực hiện chính sách từ trên xuống, quá trình này cần phải được thực hiện từ dưới lên hoặc kết hợp giữa từ trên xuống và từ dưới lên để các biện pháp thực hiện chính sách khi được ban hành sẽ phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của địa phương nơi chính sách được tổ chức thực hiện Điều này cũng phù hợp với mong muốn và nguyện vọng của người nghèo huyện

Hạ Hòa khi tham gia vào quá trình thực hiện chính sách.

Tạo cơ chế phối hợp giữa chính quyền tỉnh, huyện, xã trong việc xây dựng kế hoạch thực hiện.

Ngày đăng: 01/08/2023, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w