1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện hạ hòa

111 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Quản Lý Ngân Sách Xã Trên Địa Bàn Huyện Hạ Hòa
Tác giả Hoàng Anh Tú
Người hướng dẫn PGS.TS. Ngô Thị Thanh Vân
Trường học Đại học Thủy Lợi
Thể loại luận văn
Thành phố Phú Thọ
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 919,32 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ (12)
    • 1.4 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp xã (28)
    • 1.6 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý ngân sách nhà nước (0)
    • 1.7 Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài (35)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ (37)
    • 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ (37)
      • 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên (0)
    • 2.2 Thực trạng cơ quan trực tiếp quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa 34 2 2 2 .2.1 Ban Tài chính xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hạ Hòa (42)
    • 2.3 Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyên Hạ Hòa (54)
    • 2.4 Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã huyện Hạ Hòa (76)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ (82)
    • 3.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa trong thời gian tới (82)
      • 3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội (0)
    • 3.2 Những cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Hạ Hòa (91)
  • qua 3 năm 2015-2017 (0)

Nội dung

Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác quản lý ngân sách có nhiều sự đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá và chống lạm phát, tập trung nguồn tài lực đảm bảo duy trì sự tồn tại, cũng như mọi hoạt động của bộ máy Nhà nước, đồng thời là công cụ thiết yếu giúp Nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Đáp ứng yêu cầu thiết thực về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ nhiều năm nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm công tác quản lý ngân sách Nhà nước, mà đặc biệt là ngân sách cấp huyện. Điều đó đã được thể hiện bằng những văn bản Luật

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ

Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý ngân sách cấp xã

.4.1 Lập dự toán ngân sách

Trong công tác quản lý NSNN, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN Để làm tốt công tác lập dự toán, UBND xã phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu - chi NSNN.Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm.

Tổng thu NSNN qua các năm;

Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; thu xuất nhập khẩu).

Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác.

Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông lâm nghiệp - Ngư nghiệp.

Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách.

Số thu quản lý qua ngân sách nhà nước.

Tổng các khoản chi NSNN.

Chi đầu tư phát triển.

Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (Lương, phụ cấp, BHYT, BHXH, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, giao thông, thủy lợi, bảo trợ xã hội, an ninh quốc phòng, chi khác, chi bổ sung ngân sách)

Chi dự phòng: Dùng cho các trường hợp khẩn cấp như bão, lũ, thiên tai, hỏa hoạn….

1.4.3 Kết toán, quyết toán, thanh tra ngân sách

Kết quả quyết toán ngân sách hàng năm.

Số đơn vị kiểm tra quá trình thực hiện ngân sách.

Kết quả thanh tra thực hiện thu, chi ngân sách.

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp xã

5.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Nhận thức của địa phương về tầm quan trọng và trách nhiệm trong công tác quản lý NSNN cấp xã: Lãnh đạo địa phương phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN và hiểu rõ nguồn gốc của ngân sách xã và phải được quản lý đầy đủ, toàn diện ở tất cả các khâu: Lập dự toán ngân sách, chấp hành, quyết toán ngân sách, kiểm tra và thanh tra ngân sách.

Tổ chức bộ máy và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý cấp xã: Trình độ quản lý của con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công, chất lượng của công tác quản lý ngân sách Trình độ và phương pháp quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý có tác động rất lớn đến hiệu quả của công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng Nếu trình độ quản lý tốt và phương pháp quản lý khoa học thì hiệu quả quản lý sẽ rất cao và ngược lại.

Hệ thống thông tin, phương tiện quản lý NSNN cấp xã: Để thực hiện chức năng quản lý NSNN theo nhiệm vụ được giao, cần phát triển hệ thống thông tin và nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách là nhiệm vụ quan trọng của huyện Nếu hệ thống thông tin và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách tốt thì hiệu quả quản lý ngân sách cũng sẽ đạt kết quả tốt và ngược lại

1.5.2 Nhóm nhân tố khác quan

5.2.1 Cơ chế quản lý tài chính

Tạo hành lang pháp lý, giúp cho quá trình hình thành, tạo lập sử dụng các nguồn lực tài chính phục vụ tất cả các lĩnh vực ngân sách phải đảm bảo, là công cụ điều phối các nguồn lực, đảm bảo hài hòa, cân đối và công bằng, hợp lý trong công tác quản lý tài chính nói chung và quản lý ngân sách nói riêng, giúp thực hiện nguyên tắc thu đúng và đầy đủ, chi tiêu tiết kiệm, hạn chế tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí, thất thoát, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách.

1.5.2.2 Điều kiện kinh tế xã hội

NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

+ Nhân tố về kinh tế : Như chúng ta biết, kinh tế quyết định các nguồn lực tài chính và ngược lại các nguồn lực tài chính cũng tác động mạnh mẽ đối với quá trình đầu tư phát triển và hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý trong quá trình hiện đại hóa nền kinh tế Kinh tế ổn định, tăng trưởng và phát triển bền vững là cơ sở đảm bảo vững chắc của nền tài chính, mà trong đó NSNN là khâu trung tâm, giữ vai trò trọng yếu trong phân phối các nguồn lực tài chính quốc gia Kinh tế càng phát triển nền tài chính càng ổn định và phát triển, thì vai trò của NSNN càng ngày càng được nâng cao, thông qua các chính sách tài khóa, thực hiện việc phân bố nguồn lực cho phát triển kinh tế và ổn định xã hội Hai yếu tố này luôn vận động trong mối quan hệ hữu cơ.

+ Nhân tố về xã hội : Xã hội ổn định bởi chế độ chính trị ổn định Sự ổn định về chính trị - xã hội là cơ sở để động viên mọi nguồn lực và nguồn tài nguyên quốc gia cho sự phát triển Mặt khác, chính trị - xã hội cũng hình thành nên môi trường và điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong nước và quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như tăng trưởng các nguồn lực tài chính.

6 Cơ sở thực tiễn về công tác quản lý ngân sách nhà nước

6.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách ở một số địa phýőng

6.1.1 Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa

+ Khâu lập dự toán ngân sách xã

Trong công tác quản lý NSNN, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN Để làm tốt công tác lập dự toán, UBND xã phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu - chi NSNN.Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các

Khâu lập dự toán đã được xã quan tâm và từng bước thực hiện theo luật NSNN Dự toán thu, chi NSX đã được tính toán, phân bổ theo mục lục NSNN, phù hợp với điều kiện phát triển, các mục tiêu kinh tế - xã hội mà cấp trên đặt ra Công tác lập dự toán thu ngân sách đã được xã phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, đội thu thuế tính toán khai thác hợp lý các khoản thu theo tỷ lệ điều tiết như thu thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế thu nhập cá nhân, phí bảo vệ môi trường và khai thác khoáng sản, thuế môn bài, đồng thời đã quán triệt mạnh mẽ các phòng ban, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân xã trong việc xây dựng dự toán chi phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao đúng chế độ định mức tiêu chuẩn, nhất là các khoản chi thường xuyên như chi cho quản lýNhà nước, Đảng, Đoàn thể Qua đó, tạo cơ sở cho công tác điều hành ngân sách của chính quyền xã và sự kiểm soát chi của KBNN Hiện nay có thể thấy công tác lập dự toán tại xã hầu hết đã đi vào nề nếp, công tác lập dự toán đã lập một cách khoa học và hợp lý phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

+ Khâu chấp hành dự toán ngân sách xã

Với dự toán NSX được lập khoa học, trong những năm qua chính quyền xã đã chủ động quản lý huy động nguồn thu và bố trí nhiệm vụ chi hợp lý cho phát triển kinh tế trên địa bàn, tiềm lực NSX ngày càng được củng cố và tăng cường.

- Đối với công tác thu ngân sách: chính quyền xã đã chủ động phối hợp với các cơ quan thu, các tổ chức đoàn thể tổ chức khai thác nguồn thu tốt hơn Công tác thu đã đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời đúng thời hạn như với các khoản thu thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp Bên cạnh đó cán bộ tài chính xã đã thực hiện công tác vận động các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ nộp NSNN thực hiện các khoản thu nộp theo đúng chế độ quy định và hình thức thu phải có biên lai đã được quán triệt Do đó, nguồn thu không những khai thác được một cách hiệu quả mà còn góp phần nuôi dưỡng nguồn thu trong các năm qua Các khoản thu 100% và các khoản thu theo tỷ lệ

Các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã là một đề tài được nhiều người quan tâm, nghiên cứu bằng nhiều cách thức khác nhau, trong những năm qua đã có một số công trình tiêu biểu như:

- Thứ nhất, công trình nguyên cứu của tác giả Hoàng Công Thưởng, luận văn thạc sỹ chuyên ngành: quản trị kinh doanh, năm 2013 với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố Việt Trì” Tác giả đã tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn thành phố.

- Thứ hai, công trình nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Bích Thủy, luận văn thạc sỹ chuyên ngành: quản lý kinh tế, năm 2018, với đề tài: “Quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” Tác giả đã tập trung làm rõ việc quản lý chi tiết chi ngân sách xã trên địa bàn và chỉ ra những tồn tại hạn chế trong việc quản lý chi ngân sách.

- Thứ ba, công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Liên, luận văn thạc sỹ chuyên ngành: quản lý kinh tế, năm 2018 với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình” Tác giả đã đi nghiên cứu sâu vào các vấn đề của ngân sách xã, đặc biệt là chi ngân sách cho việc đầu tư xây dựng cơ bản của địa phương Chỉ ra nhưng vướng mắc, khó khăn và phương hướng giải quyết, khắc phục trong thời gian tới.

Trong hệ thống ngân sách nhà nước thì NSX là một cấp ngân sách cơ sở và nắm giữ một vị trí rất quan trọng trong hệ thống ngân sách Xã là một đơn vị hành chính có cơ sở ở nông thôn Hội đồng nhân dân xã với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương được quyền ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và nghị quyết liên quan đến xã mình Đồng thời chính quyền xã là đại diện trực tiếp giải quyết mối quan hệ về lợi ích giữa nhà nước với nhân dân trên cơ sở các văn bản hiện hành Trên góc độ kinh tế về quy mô, mức độ thực hiện các nhiệm vụ của xã phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn ngân sách

Từ sự phân tích trên đây ta thấy Ngân sách xã chiếm giữ vai trò tích cực đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, xúc tiến quá trình đô thị hoá, đổi mới bộ mặt nông thôn, đồng thời góp phần đưa nông thôn Việt Nam phát triển đi lên công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Công tác quản lý NSX trong điều kiện hiện nay cũng cần phải được củng cố và tăng cường, góp phần làm lành mạnh nền Tài chính quốc gia và tăng cường nội lực, đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, làm cho công qũy được quản lý chặt chẽ,thống nhất, phát huy tối đa quyền làm chủ của người dân Hoàn thiện công tác quản lýNgân sách xã không những tăng cường quản lý Ngân sách xã mà còn là vấn đề phát huy được vai trò của chính quyền cấp xã, trong việc chủ động khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương, đảm bảo công bằng, thực hiện tốt các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước Để phù hợp với sự vận hành theo cơ chế mới - cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa nền kinh tế và hội nhập cùng các nước trong khu vực, trên toàn thế giới thì cơ chế quản lý Ngân sách xã đòi hỏi phải sớm đổi mới, hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý Trước những đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội và đứng trước thực trạng quản lý Ngân sách xã như trên, cần phải có các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã góp phần hoàn thiện công tác quản lý Ngân sách xã, đảm bảo Ngân sách xã đủ mạnh đáp ứng được các yêu cầu,thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, tiến tới làm lành mạnh hoá nền Tài chính quốc gia, phát huy hết nội lực, thực hiện đúng chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước.

THỰC TRANG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, gồm 32 xã, 1 thị trấn nằm ở hai bên sông Thao, phía Đông Bắc giáp huyện Đoan Hùng trên một đoạn dài 32,15 km; phía Nam giáp huyện Cẩm Khê (19,369km), phía Đông Nam giáp huyện Thanh Ba (19,618 km); phía Tây Nam giáp huyện Yên Lập (16,475km); phía Tây Bắc giáp hai huyện Trấn Yên, Yên Bình(Yên Bái- 37,511 km) Huyện có diện tích 339,34 km 2 ; thị trấn huyện Hạ Hòa cách thành phố Việt Trì 70km. Địa hình Hạ Hòa thuộc dạng lòng chảo, thoải dần theo hướng Đông Nam, được tạo nên bởi các triền núi cao như các núi Ông (218m), núi Văn (387m), núi Tiên Phong (125,5m), núi Kìm (513m), núi Trưa (221,9m), nằm ở địa phận 10 xã, có sườn thoải dần về phía sông Thao và các núi Gò Ngang (272m - Yên Kỳ), núi Buộm ( Hương Xạ), núi Sơn Nhiễu (152m - Đại Phạm), núi Thanh Hương( Phụ Khánh) sườn thoải dần về tả ngạn sông Thao Chính dạng địa hình trên đã tạo ra các vùng sinh tháI khác nhau( vùng đất bãi trong đê sông Thao, vùng đồi đất thấp, vùng đồi cao và đất núi) có nhiều hứa hẹn và điều kiện để địa phương phát triển toàn diện lâm, nông, ngư nghiệp.

Toàn huyện có 13.822 ha rừng trong tổng số 16.000 ha đất có khả năng lâm nghiệp (chiếm 40,73% đất tự nhiên), chia ra 2.367 ha rừng tự nhiên (1.664,3 ha rừng sản xuất, 702,7 ha rừng phòng hộ) và 11.455 ha rừng trồng (11.326 ha rừng sản xuất, 129 ha rừng phòng hộ.

Hạ Hòa xưa kia là vùng còn giàu rừng, nhưng đến nay còn lại rất ít, những giải rừng gỗ lim xanh, trám trắng, chò nâu, dẻ đá, dẻ gai hoặc kém hơn là mỡ, hu, ba soi,chẹo…ở những nơi xa đường giao thông, đi lại khó khăn hoặc rừng tre nứa xen cây hoặc rừng tre nứa thuần nhất Các cây gỗ quý còn lại cũng chỉ là sồi, dẻ, re, vàng tâm,trai, nghiến Một diện tích rừng khá lớn trong huyện đã bị khai thác đến tàng kiệt, chỉ còn chè vè, cỏ tranh, nứa tép và giang.

Trong điều kiện lớp phủ rừng nguyên sinh bị phá hủy và lớp phủ rừng thứ sinh không có tán lá đủ rộng để ngăn những trận mưa xối xả vào đá phiến, sườn dốc làm cho lớp đất vụn bề mặt bị hòa nước rồi nhanh chóng cuốn xuống sông suối gần đó, đôi khi tạo ra những cơn lũ đột ngột khó lường được hậu quả Vì vậy, cần có biện pháp để bảo vệ lớp phủ bảo vệ thực vật rừng để điều tiết chế độ nước sông, nhằm ngăn chặn xói mòn và các thiên tai bất ngờ khác.

Khí hậu của Hạ Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trưng

0 0 của khí hậu miền núi phía Tây Bắc Nhiệt độ trong năm trung bình từ 22 - 24 C; cao

0 0 0 nhất vào tháng 5 - 6 là 33,6 C, có lúc lên tới 41 C, thấp nhất vào tháng 1 là 13,4 C, có lúc xuống tới 4 0 C Lượng mưa trung bình trong toàn huyện đo được là 2.000mm Mùa mưa từ tháng 5 - 10, chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm( cao điểm vào các tháng 6, 7,

8) Mùa khô từ tháng 11 - 12 chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm.

Gió mùa đông bắc ở Hạ Hòa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 ở một số vùng thuộc hữu ngạn sông Thao thời kỳ này xuất hiện sương muối Gió đông nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, tạo nên sự mát mẻ và mưa nhiều ở địa phương Gió tây nam xen kẽ gió đông nam, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, khiến cho khí hậu khô nóng, độ ẩm thấp Những năm gần đây thường xuất hiện bão lốc cục bộ, kèm theo mua đá vào các tháng 4, 5, 6 hàng năm, có lẽ do Hạ Hòa nằm giữa lòng chảo khu vực hai hồ lớn thủy điện Hòa Bình và thủy điện Thác Bà.

Hạ Hòa có độ ẩm trung bình 80 - 85% năm, trong đó độ ẩm cao nhất đo được là 96%, thấp nhất là 60%.

2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Tình hình dân sinh, kinh tế huyện Hạ Hòa

Huyện Hạ Hoà có hệ thống giao thông tương đối thuận tiện bao gồm hệ thống đường sông, đường sắt, đường bộ Đường sông có sông Hồng chảy qua với chiều dài 20 km;tuyến đường sắt Hà Nội- Lào Cai chạy qua dài 30 km, quốc lộ 32C, quốc lộ 70, các tỉnh lộ 312, 314, 311 đều qua địa bàn huyện với tổng chiều dài hơn 70km; đảm bảo giao thương thuận lợi với các địa bàn trong và ngoài tỉnh.

Huyện Hạ Hoà là một vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, tương truyền là nơi dừng chân của Mẹ Âu Cơ khi đưa 50 người con lên ngàn khai sơn phá thạch; là cái nôi của văn nghệ kháng chiến Việt Nam Nhân dân Hạ Hoà có truyền thống yêu nước và cách mạng Trên địa bàn huyện có hai chiến khu cách mạng; huyện và 4 xã trong huyện đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Do hệ thống giao thông rất thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa và sản phẩm nông lâm nghiệp cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, định hình vùng sản xuất hàng hóa ngoài ra huyện còn có khu du lịch. Kinh tế huyện phát triển chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Thể hiện cụ thể bàng 2.1 Tình hình kinh tế của huyện Hạ Hòa

Bảng 2.1 Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Hạ Hòa giai đoạn 2015 - 2017

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hạ Hòa năm 2017

Qua bảng 2.1 cho thấy giá trị ngành kinh tế trên địa bàn huyện biến động đều qua các năm, tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2015 là 1.181.629 triệu đồng đến năm 2017 đã tăng lên 1.296.811 triệu đồng được chia làm 3 ngành:

Giá trị ngành Nông - lâm - thủy sản năm 2015 là 526.353 triệu đồng chiếm 44,54% tổng giá trị sản xuất, đến năm 2017 đã tăng lên 571.414 triệu đồng chiếm 44,06% tổng giá trị sản xuất, đã có sự dịch chuyển cơ cấu sang 2 ngành còn lại.

Giá trị ngành Công nghiệp- xây dựng năm 2015 là 189.238 triệu đồng, chiếm 16% tổng giá trị sản xuất năm 2017 tăng lên 206.004 triệu đồng chiếm 15,89% tổng giá trị, đánh giá trung huyện phát triển hướng công nghiệp – xây dựng rất chậm.

Giá trị ngành Thương mại- dịch vụ năm 2015 là 466.038 triệu đồng chiếm 39,44% tổng giá trị, đây là tỷ lệ rất cao; năm 2017 tăng lên 519.393 triệu đồng chiếm 40,05%.

Tỷ lệ giá trị sản xuất ngành thương mại dịch cao là do huyện có khu du lịch tâm linh đền mẫu Âu Cơ, ao Trâu, suối tiên… và cũng đang phát triển khá tốt.

Trên đây đã thể hiện sự tăng về giá trị của cả ba ngành kinh tế trên địa bàn huyện qua đó thể hiện các ngành kinh tế của huyện có sự gia tăng về giá trị ở cả ba ngành trong đó ngành Nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành chủ đạo của huyện, các ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp xây dựng đang có hướng phát triển mạnh.

Các lĩnh vực văn hóa – xã hội đã có những chuyển biến tích cực Chất lượng giáo dục ngày càng tiến bộ, nội dung, phương pháp giảng dạy được đổi mới và có hiệu quả Đội ngũ giáo viên tuổi đời được trẻ hóa, chất lượng đạt 100% chuẩn và tiêu chuẩn., các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2,61%, an sinh xã hội được chú trọng, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện An ninh, chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội ổn định Công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được tăng cường.

+ Tình hình dân số - lao động trên địa bàn huyện Hạ Hòa

Thực trạng cơ quan trực tiếp quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa 34 2 2 2 2.1 Ban Tài chính xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hạ Hòa

2.2.1 Ban Tài chính xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hạ Hòa

2.1.1 Ban Tài chính cấp xã

- Ban Tài chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tham mưu giúp Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã thực hiện quản lý tài chính, ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác theo quy định của nhà nước và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND cấp xã và cơ quan tài chính cấp huyện, thành, thị.

- Xây dựng dự toán ngân sách xã theo hướng dẫn của cơ quan Tài chính cấp trên trình UBND xã xem xét, để trình Hội đồng nhân dân xã phê duyệt.

- Phối hợp với cơ quan thuế và các ban, ngành, đoàn thể cấp xã tổ chức thu ngân sách trên địa bàn, đảm bảo thu đúng, thu đủ và kịp thời các khoản thu ngân sách theo quy định của Nhà nước.

- Tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã theo phân cấp.

- Quản lý các quỹ công chuyên dùng của xã (Quỹ quốc phòng an ninh, Quỹ phòng chống thiên tai…) và các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân do xã huy động đã được Hội đồng nhân dân xã phê duyệt.

- Quản lý tài sản công tại xã theo phân cấp quản lý tài sản theo quy định của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh.

- Quản lý các hoạt động sự nghiệp của xã, bao gồm các hoạt động của Trạm Y tế, Trường Mầm non, Trường Tiểu học, Trường THCS (nếu có), các hoạt động văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, các hoạt động quản lý đò, chợ, đầm ao hồ, đất đai, tài nguyên, bến bãi do UBND xã trực tiếp đứng ra tổ chức và quản lý theo chế độ quy định.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi ngân sách, sử dụng tài sản của các đơn vị sự nghiệp ngân sách, phát hiện và báo cáo đề xuất kịp thời cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã về những vi phạm chế độ, tiêu chuẩn định mức để có biện pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu và tiến độ theo quy định của pháp luật.

- Quản lý thống nhất các hoạt động tài chính có liên quan đến quản lý tài sản công tại xã: Quản lý đất đai, các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như trụ sở xã, trường học, đường giao thông nông thôn, công trình thủy lợi…, đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Thực hiện việc lập báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách xã hàng năm trình Uỷ ban nhân dân xã xem xét trình Hội đồng nhân dân xã phê chuẩn, gửi báo cáo theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Tổ chức bộ máy và biên chế

Công tác tài chính xã được Chủ tịch UBND xã phân công cho Phó chủ tịch UBND xã phụ trách mảng kinh tế, tài chính và Kế toán xã thực hiện, tham mưu giúp UBND xã tổ chức thực hiện công tác quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác của xã Công chức Tài chính - Kế toán xã là người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ Trung cấp tài chính kế toán trở lên Công chức Tài chính - Kế toán xã có nhiệm vụ giúp Trưởng Ban Tài chính xã quản lý hoạt động thu chi ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã.

Thủ quỹ: Thủ quỹ có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của xã Thủ quỹ hiện nay chủ yếu là cán bộ Văn phòng - thống kê kiêm nhiệm.

Biên chế công chức Tài chính - Kế toán xã thực hiện theo Quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ quy định về việc giao số lượng, chức danh cán bộ, công chức các xã, phường, thị trấn Hiện nay số lượng công chức tài chính - kế toán của các xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa được bố trí được 02 người.

2.2.1.2 Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hạ Hòa

Phòng Tài chính - Kế hoạch là một trong hệ thống các phòng, ban chuyên môn trực thuộc thuộc UBND huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, là bộ phận tham mưu, giúp việc choUBND huyện về các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, giá, kế hoạch và đầu tư trong trong phạm vi phân cấp theo đúng chính sách, pháp luật, các quy định của nhà nước.Với các nhiệm vụ chủ yếu: tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;quản lý tài chính ngân sách đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các xã, thị trấn trên toàn địa bàn huyện.

Hiện nay, phòng Tài chính - kế hoạch huyện Hạ Hòa gồm 2 bộ phận là: bộ phận Quản lý ngân sách nhà nước và kế hoạch và đầu tư Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND huyện Hạ Hòa theo Hình 2.1.

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG (Phụ trách quản lý ngân sách)

PHÓ TRƯỞNG PHÒNG (Kế hoạch và Đầu tư)

KẾ TOÁN PHÒNG (KIÊM CHUYÊN VIÊN)

CHUYÊN VIÊN (chuyên quản ngân

(chuyên quản ngân sách xã)

(chuyên quản ngân sách các đơn vị sự nghiệp sách giáo dục) thuộc huyện)

Hình 2.1 Tổ chức bộ máy Phòng Tài chính – Kế hoạch

Nguồn: UBND huyện Hạ Hòa

* Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận - từng cấp

+ Bộ phận quản lý ngân sách: Đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mảng ngân sách toàn huyện, thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách, phân bổ dự toán NSNN cho toàn huyện.

- Thường xuyên thực hiện việc theo dõi cấp phát cho các đơn vị, các xã, thị trấn, các công trình xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu,…

- Tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN cho UBND huyện, Sở Tài chính một cách kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Phụ trách các xã, thị trấn, các đơn vị dự toán về nghiệp vụ quản lý ngân sách, tài chính (chuyên quản).

Quản lý và cấp biên lai thu tiền cho các xã, thị trấn.

Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các đơn vị, các xã, thị trấn trong huyện Đồng thời thực hiện việc tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN năm đối với cấp tỉnh.

Bộ phận Kế hoạch và Đầu tư:

Kế hoạch: Chủ yếu làm công tác tham mưu cho UBND huyện về xây dựng báo cáo kinh tế - xã hội và các báo cáo khác.

- Đầu tư: Thực hiện nhiệm vụ thẩm định các bước lập, và quyết toán các công trình đầu tư xây dựng cơ bản do UBND huyện, các phòng ban và UBND xã làm chủ đầu tư công trình.

Có thể nói rằng, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là một bộ phận quan trọng để tham mưu cho UBND huyện trong quá trình quản lý ngân sách cấp huyện, đảm bảo cân đối và tăng trưởng qua các năm, từ đó thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện phát triển.

Ngân sách xã, thị trấn là một bộ phận không thể tách rời của ngân sách huyện, nó có ảnh hưởng chung đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hạ Hòa.

2.2.2 Kho bạc Nhà nước Hạ Hòa

Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyên Hạ Hòa

.3.1 Công tác lập dự toán ngân sách nhà nước cấp xã

Công tác lập dự toán được coi là khâu quan trọng nó quyết định hoạt động thu chi ngân sách trong một năm.

Vì vậy nó phải được lập trên cơ sở các quy định theo luật Ngân sách, đầy đủ căn cứ và được lập theo đúng trình tự Để thấy rõ hơn về thực trạng công tác lập dự toán ngân sách xã, trên cơ sở nghiên cứu 33 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Hạ Hòa thông qua số liệu dự toán Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Khái quát tình hình lập dự toán NSX của các xã trên địa bàn huyện: Hàng năm Ban Tài chính các xã tiến hành công tác xây dựng dự toán NSNN của địa phương trình UBND xã và báo cáo HĐND xã để xem xét và gửi UBND huyện, Phòng Tài chính -

Kế hoạch thuộc UBND huyện trực tiếp thẩm tra dự toán của các xã, tổng hợp và báo cáo UBND huyện, trên cơ sở đó UBND huyện quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về NSNN cho các xã Khi nhận được quyết định chính thức giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách xã của UBND huyện, UBND xã hoàn chỉnh dự toán thu, chi cân đối ngân sách xã, lập phương án phân bổ ngân sách xã sau đó trình UBND xã báo cáo HĐND xã xem xét và quyết định phê chuẩn dự toán trước ngày 31/12 của năm trước Dự toán ngân sách xã sau khi được HĐND xã phê duyệt, UBND xã báo cáo UBND huyện và Phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện đồng thời công khai dự toán ngân sách xã theo chế độ công khai tài chính do Thủ tướng Chính phủ quy định.

+ Công tác lập dự toán chi ngân sách xã

Dự toán chi ngân sách xã do phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tổng hợp và tham mưu cho UBND huyện ra quyết định giao chỉ tiêu.

Kết quả dự toán chi ngân sách xã phải dựa vào số liệu chỉ tiêu của UBND xã như: số người, hệ số lượng, phụ cấp, các chế độ chính sách….Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện sẽ căn cứ vào số liệu chỉ tiêu của UBND xã để trình UBND huyện phê duyệt dự toán chi năm kế hoạch Nhiệm vụ chi ngân sách xã giai đoạn 2015 – 2017 cùng thời kỳ ổn định ngân sách nên dự toán chi của ngân sách xã qua các năm không có thay đổi lớn.

Bảng 2.3 Tình hình dự toán chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: Tr Đồng

STT 2014 Chênh Tủy lệ Chênh Tủy lệ Chênh Tủy lệ

Dự toán Dự toán Dự toán lệch % lệch % lệch %

Chi đầu tư phát triển

Sự nghiệp VHTT, TDTT, PTTH

Sự nghiệp KNV cơ sở

Chi QLNN, Đảng, Đoàn thể

- Mặt trận tổ quốc Đoàn Thanh niên

Chi an ninh, quốc phòng

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hạ Hòa

+ Công tác lập dự toán thu ngân sách xã

Bảng 2.4 Công tác lập dự toán thu ngân sách xã huyện Hạ Hòa quan 3 năm 2015-2017 ĐVT: Tr Đồng

2014 Chênh Tủy lệ Chênh Tủy lệ Chênh Tủy lệ

Dự toán Dự toán Dự toán lệch % lệch % lệch %

Phí, lệ phí 0 Đất công ích & HLCS

0 0 Thu theo tỷ lệ điều tiết (%)

930 0 Thu tiền sử dụng đất

Phí bảo vệ môi trường

Thuế khai thác khoáng sản

Thu bổ sung cân đối

Thu bổ sung có mục tiêu

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hạ Hòa

Qua bảng 2.4, cho ta thấy công tác lập dự toán thu ngân sách xã huyện Hạ Hòa là phù hợp với quy định của Luật NSNN Tăng chủ yếu là từ tiền thuế GTGT, thu tiền sử dụng đất Thu theo dự toán năm sau cao hơn năm trước từ 1.429 triệu đồng đến 3.818 triệu đồng Tổng dự toán thu năm sau cao hơn năm trước từ 117.054 triệu đồng năm

Qua đây cho ta thấy huyện Hạ Hòa lập dự toán thu ngân sách xã đúng theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan; tuy nhiên việc lập dự toán thu còn hạn chế đó là chưa tính toán được hết khả năng thu ngân sách thực tế trên địa bàn.

Do vậy, cần xem xét các căn cứ khi tiến hành lập dự toán thu NSNN cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phân tích các chỉ tiêu, các cơ sở tính toán để lập dự toán thu NSNN hàng năm.

Qua 3 năm 2015-2017, công tác lập dự toán thu ngân sách xã đã đi vào nề nếp và có nhiều thuận lợi trong công tác quản lý Các đőn vị thu ngân sách đã lập dự toán thu của đơn vị đúng thời hạn, dự toán không chỉ dừng lại ở những mục lớn mà đã phân loại cụ thể, dự toán lập cơ bản sát hơn với tình hình thực tế trên địa bàn, đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu chi.

2.3.2 Công tác chấp hành dự toán ngân sách nhà nước cấp xã

Việc chấp hành dự toán ngân sách xã là chấp hành dự toán thu và dự toán chi nhằm không ngừng bồi dưỡng phát triển nguồn thu tìm mọi biện pháp khai thác triệt để nguồn thu vào ngân sách nhà nước đảm bảo và đáp ứng kịp thời nguồn kinh phí cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đặt ra.

+ Chấp hành dự toán thu ngân sách cấp xã

Căn cứ vào Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi Cục thuế, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, các cơ quan liên quan tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm Căn cứ số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng hàng tháng, quý về tiến độ thực hiện dự toán thu trong năm, Chủ tịch UBND Huyện có giải pháp đôn đốc các cơ quan thu hoàn thành đạt và vượt dự toán thu ngân sách hàng năm.

Tại huyện Hạ Hòa chính quyền địa phương và cơ quan thuế đã chú trọng đến việc mở các kênh thông tin đến các đối tượng và doanh nghiệp, tổ chức ủy nhiệm thu đối với các khoản thu tại các đơn vị trực thuộc huyện quản lý, hạn chế thất thu ngân sách trên địa bàn huyện Chi cục Thuế huyện căn cứ Quyết định giao dự toán thu của UBND huyện hàng năm, lập kế hoạch, giao cán bộ thu để thực hiện thu, nộp KBNN trong từng tháng, từng quý Chi cục Thuế đã giải quyết kịp thời các hồ sơ đăng ký thuế, thường xuyên nhắc nhở các cá nhân, tổ chức kê khai thuế; tăng cường đôn đốc và phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện các biện pháp thu nợ thuế như: thông báo nợ thuế, tạm dừng bán hóa đơn, cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để nộp ngân sách.

Bảng 2.5 Tình hình chấp hành dự toán thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: Triệu đồng

TH/DT TH/DT TH/DT

Dự toán Dự toán Dự toán Thực hiện hiện ± % hiện ± % ± %

Thu ngân sách cấp huyện theo phân cấp

- Thu theo tỷ lệ điều tiết %

Bổ sung từ ngân sách cấp huyện

Nguồn: Phòng tài chính - Kế hoạch huyện Hạ Hòa Đối với KBNN, đây là nhiệm vụ trọng tâm, tất cả các khoản thu phải được nộp vào NSNN và tài khoản tiền gửi hợp pháp khác tại Kho bạc và phải được Kho bạc kiểm soát nguồn thu, hướng dẫn đơn vị, địa phương hạch toán thu đúng mục lục ngân sách nhằm phản ánh trung thực nguồn thu tại địa phương, đơn vị đó Cuối mỗi tháng, KBNN cung cấp số liệu báo cáo thu gửi Chi cục Thuế và Phòng TC-KH đối chiếu số liệu, tổng hợp báo cáo Thường trực huyện ủy, Thường trực HĐND và UBND huyện để biết và có hướng chỉ đạo cho các tháng tiếp theo nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm đạt và vượt dự toán giao cả năm Công tác thu ngân sách xã trên địa bàn 3 năm qua thực hiện khá tốt, đã có nhiều chuyển biến tích cực Trong 3 năm đều thực hiện vượt dự toán đặt ra, tổng thu NSX năm sau cao hơn năm trước Cụ thể: Năm

2015, tổng thu ngân sách xã là 119.177 triệu đồng, đạt 101% so với dự toán, vượt kế hoạch 694 triệu đồng Năm 2016, tổng thu ngân sách xã là 123.430 triệu đồng, đạt 01% so với dự toán, vượt kế hoạch 740 triệu đồng Năm 2017, tổng thu ngân sách xã

1 là 127.158 triệu đồng, đạt 101% so với dự toán, vượt kết hoạch 650 triệu đồng.

Xét về cơ cấu các khoản thu NSX, cho thấy, khoản thu NSX hưởng 100%, khoản thu theo tỷ lệ điều tiết vẫn còn thấp, chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu Tuy nhiên, các khoản thu năm trước so với năm sau vẫn có tăng trưởng điều này cũng giúp cho các xã, thị trấn chủ động hơn trong việc thực hiện các nội dung chi thuộc chức năng và nhiệm vụ của mình, đồng thời nó cũng ảnh hưởng và có mối quan hệ với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Khoản thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp huyện nhìn chung chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu các năm qua Việc thực hiện thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là cần thiết, vì nguồn thu trên địa bàn nhìn chung còn thấp, nguồn thu của các xã, thị trấn không đồng đều, không đảm bảo cân đối NSX.Tuy nhiên, nếu khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên càng lớn thì thực tế cho thấy rằng nền kinh tế xã hội của địa phương chưa phát triển, đời sống dân cư còn nghèo và hơn thế nữa nó vẫn tồn tại tình trạng cơ chế “xin cho” và việc phân giao nguồn thu choNSX còn hạn chế Vì vậy, cần phải có những quyết sách, những định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phấn đấu để ngân sách địa phương có thể tự cân đối, tự đảm bảo, hạn chế tối đa việc sử dụng kinh phí trợ cấp từ ngân sách cấp trên, giảm gánh nặng cho ngân sách cấp trên.

Khoản thu hưởng 100% là khoản thu chiếm vị trí quan trọng trong tổng thu của Ngân sách xã, nó có tính chiến lược lâu dài, ổn và là nguồn thu cơ bản Việc tổ chức thu chủ yếu do Cán bộ tài chính xã thực hiện và giao cho khi hành chính tự thu tới các hộ, sau đó được thông báo công khai cụ thể trong các cuộc họp dân để mọi người chấp hành tốt Trên cơ sở các khoản thu đều nộp về cán bộ tài chính xã, thị trấn để nộp trực tiếp vào KBNN Xét về tổng thể thì khoản thu 100% ở các xã tăng đều mỗi năm và đều vượt kế hoạch đề ra, điều này cho thấy việc xây dựng dự toán ở các xã đã thực hiện rất tốt, thể hiện chuyên môn cao. Đối với khoản thu phí và lệ phí được các tổ đội thuế từng xã trực tiếp thu và nộp vào Kho bạc nhà nước, thực hiện thanh toán với Chi cục thuế huyện Trong quá trình thực hiện các xã đã thực hiện đôn đốc việc thu nộp, khuyến khích, động viên các đối tượng thu nộp vào ngân sách Bảng 2.6 cho thấy, các năm 2015, 2016, 2017 khoản thu này có tỷ lệ tăng lần lượt là 122%, 108%, 108% so với dự toán Điều này cho thấy khoản thu tuy không tăng đều qua các năm nhưng luôn vượt dự toán đề ra Tuy nhiên cũng có nhiều điểm lưu ý về việc chưa thu được hết những khoản phí và lệ phí mỗi năm,nguyên nhân là do chưa kiểm soát tốt các khoản thu ở các xã, dẫn đến nhiều khoản thất thu.

Bảng 2.6 Tình hình chấp hành dự toán các khoản thu 100% ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: Tr Đồng

Dự toán Thực hiện Tủy lệ % Dự toán

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Hạ Hòa

Đánh giá về công tác quản lý ngân sách xã huyện Hạ Hòa

.4.1 Những kết quả đạt được

Qua 3 năm 2015 - 2017, công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa,tỉnh Phú Thọ đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ, tạo bước ngoặc quan trọng cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương, cụ thể: Công tác lập dự toán ngân sách được lập cơ bản theo đúng trình tự, nội dung dự toán đảm bảo đúng yêu cầu quy quy định Chất lượng công tác lập dự toán ngày càng được nâng cao, về cơ bản đã xác định được các nguồn thu, nhiệm vụ chi trong năm phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tình hình thực tế của địa phương Dự toán được lập trên cơ sở những căn cứ hợp lý: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các chính sách, chế độ, định mức quy định hiện hành của Nhà nước, của huyện, nhu cầu chi tiêu của các đơn vị, các ban ngành Đoàn thể của xã và các căn cứ quan trọng khác Việc tổ chức thực hiện thu ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện tương đối tốt Đã có nhiều giải pháp thiết thực tận thu ngân sách từ các nguồn thu như: Khoán quỹ đất công ích, hoa lợi công sản, đền bù quỹ đất công ích do nhà nước thu hồi đất cho các dự án đầu tư, thu phí, lệ phí và các khoản thu khác tại xã Các khoản thu đều được xác định chặt chẽ, trên cơ sở khoa học và có kế hoạch thu ngay từ đầu năm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, huy động kịp thời mọi khoản thu vào ngân sách. Đối với các thu điều tiết theo chế độ và các khoản thu do Chi cục thuế huyện uỷ nhiệm thu cho xã đều có sự phối hợp nhịp nhàng giữa cơ quan thuế và UBND các xã, thị trấn trong việc tổ chức thu nộp vào NSNN Thu ngân sách xã ngày càng tăng, về cơ bản không những đảm bảo được các nhu cầu chi tiêu thường xuyên cho bộ máy chính quyền cấp xã mà còn đảm bảo nguồn chi đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm của xã, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, nền quốc phòng toàn dân được giữ vững, an ninh, chính trị ở địa phương được đảm bảo.

Công tác quản lý chi ngân sách được tăng cường, việc quản lý điều hành chi ngân sách cấp xã đã được chỉ đạo bám sát dự toán năm và các chương trình mục tiêu được HĐND xã phê duyệt, hướng việc chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ về mặt chứng từ quyết toán, đúng chính sách, tiêu chuẩn, chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước, chi đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả.

Công tác tổ chức kế toán đối với ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa được triển khai thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành Việc hạch toán, kế toán các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên phần mềm kế toán, đảm bảo độ chính xác cao, cung cấp thông tin cho người quản lý đầy đủ, kịp thời, giảm thiểu khối lượng công việc cho người làm kế toán.

Việc quyết toán ngân sách cấp xã được thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, Thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm, lập báo cáo quyết toán hàng năm và các văn bản hướng dẫn hiện hành của cấp có thẩm quyền Quyết toán ngân sách xã đảm bảo nguyên tắc cân đối giữa thu và chi, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách cơ bản phản ánh trung thực, khách quan tình hình thực hiện thu, chi ngân sách xã.

Công tác kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách ngày càng được tăng cường, hướng việc chi ngân sách đảm bảo chặt chẽ về mặt thủ tục, chứng từ quyết toán, đúng chính sách, tiêu chuẩn, chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước, chi đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả, kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi tham ô, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước.

- UBND xã, thị trấn nói chung và Ban tài chính xã nói riêng vẫn chưa nắm hết các thông tư, nghị định, chính sách của nhà nước.

Tinh thần trách nhiệm chưa cao.

Cơ chế, chính sách ở tùng xã, thị trấn khác nhau.

Trình độ chuyên môn của cán bộ còn thấp.

- Công tác thanh tra, kiêm tra chưa thường xuyên.

4.3 Nguyên nhân những hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, vẫn còn bộc lộ một số nguyên nhân hạn chế như:

- Trong quá trình xây dựng dự toán, do chưa nắm hết được các căn cứ xây dựng dự toán, không đánh giá đúng khả năng huy động nguồn thu trên địa bàn cũng như tính toán kỹ các nhiệm vụ chi phát sinh trong năm nên chất lượng công tác xây dựng dự toán chưa được cao, chưa sát thực với thực tế.

Việc lập dự toán ngân sách trình Hội đồng nhân dân phê duyệt còn chậm so với thời gian quy định.

- Việc phê chuẩn quyết toán còn mang hình thức, báo cáo thẩm tra quyết toán của Ban kinh tế - xã hội HĐND còn sơ sài, cũng như chỉ rõ nguyên nhân tăng giảm so với dự toán, chưa quan tâm đến việc thực hiện dự toán.

Công tác quản lý ngân sách cấp xã còn lỏng lẻo, chưa thực sự đi vào nề nếp, các tổ chức Đoàn thể, quần chúng nhân dân, Thanh tra nhân dân chưa thực sự vào cuộc với vai trò giám sát để phát hiện kịp thời những bất hợp lý, những sai phạm trong công tác quản lý ngân sách cấp xã kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền.

- Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách ở địa phương mang tính quy định chung, không cụ thể, nên việc áp dụng tại các địa phương sẽ có sự khác nhau, rất khó kiểm tra, kiểm soát Việc không phân cấp cho cấp xã nguồn thu tiền sử dụng đất đã làm cho các xã, thị trấn thuộc huyện không chủ động được nguồn chi đầu tư XDCB để triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn theo phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của địa phương.

- Trình độ đội ngũ công chức làm kế toán chưa thể đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý ngân sách Một số cán bộ kế toán vẫn chưa sử dụng thành thạo chương trình phần mềm kế toán, chưa biết hạch toán đối với các nghiệp vụ kế toán phát sinh, đặc biệt là các nghiệp vụ liên quan đến công tác hạch toán chi xây dựng cơ bản, hạch toán các khoản chi, thanh toán trong thời gian chỉnh lý quyết toán, chi chuyển nguồn, kết chuyển để xác định kết dư ngân sách

- Công tác kiểm tra, giám sát ngân sách cấp xã không thực hiện thường xuyên Việc xử lý sau khi kết luận kiểm tra thực hiện chưa được nghiêm.

Ngân sách xã là công cụ đặc biệt quan trọng để chính quyền cấp xã, thị trấn quản lý toàn diện kinh tế, xã hội tại địa phương Đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn góp phần công nghiệp hóa, đô thị hóa khu vực nông thôn, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Lâm Thao để làm rõ những nội dung sau:

- Hiểu rõ về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hạ Hòa.

- Thực trạng bộ máy cũng như chức năng, nhiệm vụ của cơ quan trực tiếp quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa.

- Khái quát về tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hạ Hòa Công tác lập, chấp hành, quyết toán, thanh tra, kiểm tra ngân sách cấp xã.

Thông qua đánh giá việc chấp hành dự toán thấy được những yếu kém về mặt quản lý như: chưa khai tốt nguồn thu trên địa bàn, thu chi ngoài sổ sách kế toán, chưa theo dõi hết nguồn thu phát sinh trên địa bàn Kinh phí bố trí cho chi hoạt động, sự nghiệp hạn hẹp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của các hoạt động sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế…tạo nên sự phát triển không bền vững, chưa chú trọng vào nuôi dưỡng nguồn thu; chi sự nghiệp đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu dẫn tới trình độ chuyên môn của địa phương chưa cao.

Thông qua đánh giá công quyết toán ngân sách xã cho thấy một bộ phận cán bộ ban tài chính chưa nắm được nguyên tắc kế toán như: còn mở thiếu sổ sách kế toán, chữa sổ chưa đúng theo quy định, lập thiếu hệ thống báo biểu kế toán, còn chưa kiểm kê tài sản, tiền, vốn kịp thời cũng như rà soát các khoản thu, nhiệm vụ chi theo Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành Báo cáo tổng hợp tình hình quyết toán của phòngTài chính chưa lập chưa khoa học cung cấp đầy đủ thông tin để phân tích đánh giá tình hình thực hiện của các địa phương để kịp thời chỉ đạo ban tài chính xã, thị trấn khắc phục các yếu kém trong khâu quản lý.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẠ HÒA, TỈNH PHÚ THỌ

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Hạ Hòa trong thời gian tới

.1.1 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển, trước hết cho tăng trưởng kinh tế, thoát khỏi tụt hậu, đạt trên mức trung bình của toàn tỉnh ở mọi lĩnh vực; tạo cơ sở nền tảng cho mục tiêu đưa huyện Hạ Hòa trở thành một trong những huyện có kinh tế - xã hội phát triển của tỉnh Phú Thọ.

Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân.

Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện ba khâu đột phá: Đào tạo phát triển nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển du lịch Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa; đảm bảo an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Về Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tiếp tục thực hiện cơ chế hỗ trợ các chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm; đẩy nhanh tiến độ dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản Tích cực xen canh tăng vụ, mở rộng diện tích các loại cây trồng ngắn ngày có giá trị kinh tế cao, vận động nhân dân tích cực trồng cây vụ đông.

Duy trì ổn định và tiếp tục tạo điều kiện để phát triển đàn gia súc, gia cầm Định hướng người dân phát triển đàn lợn, đàn gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường và nhân rộng mô hình vật nuôi có giá trị kinh tế cao gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường.Tăng cường kiểm tra, phát hiện dịch bệnh và triển khai công tác phòng, chống, khống chế không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đầu tư thâm canh tăng năng suất, sản lượng chè búp tươi Tiếp tục trồng lại, thay thế diện tích chè cằn xấu, năng suất thấp bằng các giống chè mới có năng suất cao. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, tăng cường giám sát chất lượng, phấn đấu tăng năng suất, sản lượng thuỷ sản trên diện tích có quy mô vừa và nhỏ Hỗ trợ, khuyến khích phát triển nghề nuôi thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá.

Chỉ đạo thực hiện tốt phương án chuyển đổi rừng, xác định quỹ đất trồng rừng sản xuất phục vụ kinh tế lâm nghiệp, phát triển mô hình trồng cây gỗ lớn, khuyến khích trồng rừng thâm canh, trồng mới 1.150 ha rừng Thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng, chống, chữa cháy rừng Quản lý các hoạt động khai thác rừng đúng quy định.

Triển khai nghiêm túc chính sách miễn thu thủy lợi phí, đảm bảo cung cấp đầy đủ nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp có hiệu quả Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống các loại hình thiên tai; tăng cường công tác kiểm tra, quản lý các hồ đập, công trình PCTT tại các vị trí trọng điểm, xung yếu; sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra, hạn chế thấp nhất các thiệt hại gây ra đối với sản xuất và đời sống của nhân dân. Đẩy mạnh các hình thức hợp tác trong sản xuất nông nghiệp; vận động, khuyến khích thành lập mới các gia trại, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động theo quy định để được hưởng các chính sách hỗ trợ của tỉnh, đồng thời củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã hiện có; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp khảo sát, đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Về sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp

Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất CN - TTCN, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, triển khai thực hiện tốt các chương trình khuyến công trên địa bàn, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện phát triển các ngành hàng tiểu thủ công nghiệp như: chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; chế biến phế liệu, phế thải; sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ và hàng tiêu dùng.

- Quản lý Tài nguyên – Môi trường

Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất đúng quy định Tổ chức xét duyệt giao đất cho các hộ gia đình làm nhà ở, quy hoạch quỹ đất phục vụ công tác đấu giá quyền sử dụng đất Tăng cường, đôn đốc việc quản lý hồ sơ địa chính, cập nhật và chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, triển khai thi hành Luật bảo vệ môi trường Thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; kịp thời phát hiện, đề xuất xử lư các đối tượng vi phạm.

Thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để triển khai đảm bảo tiến độ các dự án khởi công mới trên địa bàn.

Kiểm soát nguồn gây ô nhiễm, bảo vệ môi trường, đặc biệt ở các khu vực đông dân cư, các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm cao Tiếp tục tham mưu đề xuất xây dựng các công trình nước sạch phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân các xã quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các xã thường xuyên bị ngập úng.

- Về đầu tư xây dựng, quản lý đô thị, an toàn giao thông

Thực hiện tốt các quy định của Luật Đầu tư công, Luật xây dựng; giám sát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công; thực hiện nghiêm các quy định về sử dụng vật liệu xây dựng cho các công trình sử dụng nguồn vốn NSNN Triển khai các công trình dự án phục vụ xây dựng trường chuẩn quốc gia, xã đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế, tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng lồng ghép chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình giảm nghèo bền vững.

Tiếp tục triển khai thực hiện các trình tự thủ tục dự án khu đô thị phía Nam thị trấn Hạ Hòa, khu nhà ở dân cư xã Bằng Giã, xã Vô Tranh, đồ án quy hoạch thị trấn Hiền Lương, đề án đặt tên đường phố, số nhà trên địa bàn thị trấn Hạ Hòa; quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết xây dựng thị trấn Hạ Hòa giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2035. Đầu tư, nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông; phấn đấu cứng hóa đường huyện, đường liên xã, trục xã, đường liên thôn xóm; hệ thống đường ngõ xóm, đường trục chính nội đồng đạt tiêu chí cứng hóa đường GTNT của tỉnh Tập trung giải tỏa các vi phạm, lập lại hành lang giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa; thực hiện Kế hoạch cuộc vận động “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016-2020.

- Về Thương mại – Dịch vụ - Du lịch

Triển khai có hiệu quả kế hoạch tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến đầu tư phát triển du lịch Khai thác tiềm năng nút giao IC11 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào vận hành, phát huy lợi thế về du lịch văn hóa tâm linh để tích cực thu hút vốn đầu tư trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ du lịch, nhất là du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch tâm linh Huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư tu bổ, xây dựng hạ tầng các khu di tích, các điểm du lịch

Những cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý ngân sách xã tại huyện Hạ Hòa

Huyện Hạ Hòa là một huyện trung du, miền núi, có nhiều địa điểm du lịch thu hút du khách thập phương như: Ao Giời, Suối Tiên, Ao Châu, Đền Mẫu Âu Cơ… Đây là một tiềm năng du lịch lớn của huyện Hạ Hòa Đây là cơ hội phát triển cũng như thách thức đối với huyện Hạ Hòa Du lịch phát triển đồng nghĩa sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào huyện, song song đó công tác tác quản lý ngân sách, đặc biệt là thu ngân sách sẽ là một thử thách to lớn đối với huyện Hạ Hòa.

3.3 Nguyên tắc đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã huyện Hạ Hòa

Quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa trong thời gian tới cần tuân thủ theo 4 nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc hiệu quả: Là nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong quản lý ngân sách cấp xã Hiệu quả thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một quyết định hay một chính sách chi tiêu ngân sách.

Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý bằng pháp luật là nguyên tắc không thể bỏ qua trong quản lý ngân sách cấp xã Thực hiện nguyên tắc này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng, hiệu quả, hạn chế những tiêu cực, nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu.

Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ đảm bảo cho các nguồn lực của xã hội được sử dụng tập trung và phân phối hợp lý Các khoản đóng góp của dân thực sự phải do dân quyết định chi tiêu nhằm đáp ứng mục tiêu chung của cộng đồng.

Nguyên tắc công khai, minh bạch: Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát các quyết định về thu, chi ngân sách, hạn chế những thất thoát và bảo đảm tính hiệu quả.

3.4 Những giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ Hòa

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện

Hạ Hòa qua 3 năm 2015 - 2017, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Hạ a như sau:

3.4.1 Giải pháp về hoàn thiện công tác lãnh đạo của các cấp chính quyền

Quán triệt sâu sắc nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, HĐND xã đưa ra chủ trương,nghị quyết thực hiện về dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm theo LuậtNSNN đồng thời giám sát chặt chẽ việc chấp hành dự toán, quyết toán của UBND cấp xã UBND cấp xã chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của HĐND cấp xã về dự toán, quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm, các cấp, các ngành tham gia phối hợp với HĐND cấp xã thực hiện giám sát việc chấp hành, điều hành của UBND cấp xã về thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ, HĐND cấp xã đã đề ra.

Với đối tượng là Chủ tịch HĐND phải xác định được vai trò của HĐND trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán ngân sách, giám sát UBND trong quá trình điều hành ngân sách theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước Hiểu được thẩm quyền của mình được ban hành những khoản thu gì, mức thu như thế nào tại địa phương, tránh được những sai sót do thiếu hiểu biết gây nên.

Với đối tượng là Chủ tịch UBND xã bên cạnh việc nắm rõ quy định về lập, chấp hành, quyết toán ngân sách nhà nước, Luật thuế và Pháp lệnh phí, lệ phí còn phải hiểu được quy định của Luật kế toán, xác định trách nhiệm chủ tài khoản kế toán trong khi duyệt chi ngân sách, khai thác nguuồn thu, nắm được chế độ quản lý đầu tư xây dựng cơ bản để chỉ đạo các bộ phận chuyên môn tuân thủ các quy định của nhà nước trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, cách thức huy động và quản lý nguồn thu trên địa bàn.

3.4.2 Thu hút đầu tư phát triển kinh tế địa phương

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh huyện Hạ Hòa đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước Cải thiện, tạo chuyển biến các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh, năng lực cạch tranh Phấn đấu giữ vững và nâng cao hơn năng lực cạnh tranh Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, kịp thời xử lý những phản ánh và kiến nghị của doanh nghiệp.

Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, khởi nghiệp Chú trọng thu hút đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với phát triển doanh nghiệp và công nghiệp hỗ trợ Tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách về đầu tư kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, hợp tác xã, tạo môi trường cạch tranh bình đẳng theo cơ chế thị trường.

Mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt cjẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đẩy mạnh các lĩnh vực ưu tiên, khu vực sản xuất, kinh doanh phù hợp với diễn biễn của nền kinh tế và điều kiện thực tế của huyện Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu, mở rộng thị trường, phát triển hệ thống phân phối đồng bộ và hiệu quả Đẩy mạnh kết nối giữa nhà phân phối và nông dân tại các dùng sản xuất nông nghiệp.

Thúc đẩy phát triển thị trường khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo Đổi mới cơ chế hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp Khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với doanh nghiệp và phát triển theo chuỗi giá trị.

3.4.3 Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Để đáp ứng những yêu cầu mới về phát triển KT-XH, đòi hỏi phải tăng cường đẩy mạnh phân cấp quản lý Nhà nước, phân cấp quản lý NSNN các cấp.

NSNN được phân cấp quản lý giữa Chính phủ và các cấp chính quyền địa phương là tất yếu khách quan khi tổ chức hệ thống NSNN gồm nhiều cấp Điều đó không chỉ bắt nguồn từ cơ chế kinh tế mà còn từ cơ chế phân cấp quản lý về hành chính Mỗi cấp chính quyền đều có nhiệm vụ cần đảm bảo bằng những nguồn tài chính nhất định mà các nhiệm vụ đó mỗi cấp đề xuất và bố chí chi tiêu sẽ hiệu quả hơn là có sự áp đặt từ trên xuống Mặt khác, xét về yếu tố lịch sử và thực tế hiện nay, trong khi Đảng và Nhà nước ta đang chống tư tưởng địa phương, cục bộ,… vẫn cần có chính sách và biện pháp nhằm khuyến khích chính quyền địa phương phát huy tính độc lập, tự chủ, tính chủ động, sáng tạo của địa phương mình trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Có một số khoản thu như: thu tiền đất công ích và hoa lợi công sản, lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,… giao cho địa phương quản lý sẽ hiệu quả hơn.

Ngày đăng: 28/07/2023, 21:36

w