1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương

110 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương
Tác giả Nguyễn Minh Tuấn
Người hướng dẫn TS. Trương Đức Toàn
Trường học Đại học Thủy lợi
Thể loại luận văn thạc sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,5 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI (13)
    • 1.4.1 Sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính sách (29)
    • 1.4.2 Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về xây dựng nông thôn mới (31)
    • 1.4.3 Vai trò quản lý và năng lực của bộ máy chính quyền các cấp (32)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (40)
    • 2.3.1 Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới (49)
    • 2.3.2 Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới (51)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (76)
    • 3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020 (76)
  • PHỤ LỤC ....................................................................................................................100 (108)

Nội dung

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình lớn, có tầm quan trọng tác động trực tiếp đến tất cả các lĩnh vực, hướng đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

Sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính sách

Hội nghị lần thứ 7 BCH TW khóa X đã đề ra Nghị quyết số 26- NQ/TW, đề cập một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về phát triển Nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có xây dựng NTM Nghị quyết khẳng định: Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH Vì vậy, các vấn đề về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyết đồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh CNH-HĐH Đó không phải chỉ là nhiệm vụ của nông dân ở khu vực nông thôn mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội [1].

Nối tiếp Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2011-2016 cũng đã nêu: “Tiếp tục triển khai chương trình xây dựng NTM phù hợp với đặc điểm từng vùng th o các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa bản sắc của nông thôn Việt Nam” [2] Thực hiện đường lối của Đảng, thời gian qua phong trào xây dựng NTM ở các địa phương đã thu hút sự tham gia tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân, bước đầu làm thay đổi đáng kể diện mạo khu vực nông thôn tại nhiều địa phương, đời sống vật chất và tinh thần của người dân có bước tiến bộ rõ rệt.

Xây dựng NTM là một chủ chương lớn của Đảng và Nhà nước Vì vậy để chủ trương này trở thành hiện thực, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách, nghị định, nghị quyết nhằm triển khai chủ trương này Trong đó, đặc biệt là Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM bao gồm 19 tiêu chí cụ thể Chương trình này được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện th o từng giai đoạn của quá trình xây dựng NTM Bên cạnh đó còn có những hướng dẫn cụ thể khi áp dụng thực hiện các tiêu chí ở từng vùng, miền khác nhau.

Chương trình xây dựng NTM của nước ta là một chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, diễn ra trên phạm vi cả nước (gần 10.000 xã) trong một thời gian dài (2010-

2020) Là một chương trình trọng điểm, nguồn lực xã hội (nhà nước, doanh nghiệp, người dân, cộng đồng, ) đầu tư vào đây rất lớn, có rất nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp, chính sách hỗ trợ gián tiếp, có sự lồng ghép nguồn lực của nhiều chương trình, dự án Chương trình xây dựng NTM mới được triển khai thực hiện ở nước ta từ năm

2010, nhiều cơ chế chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ, vì vậy việc ban hành, bổ sung, hoàn thiện chủ trương, giải pháp liên quan đến Chương trình xây dựng NTM sẽ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình Thực tế thời gian vừa qua, các chính sách xây dựng NTM được chỉnh sửa bổ sung liên tục để phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên thực tiễn triển khai đòi hỏi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện.

Với những lí do trên, việc đánh giá tác động chính sách xây dựng NTM là cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả của chính sách, sử dụng nguồn lực có hiệu quả, điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tế, hỗ trợ quá trình xây dựng NTM được thuận lợi và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dân nông thôn là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả QLNN về xây dựng NTM.

Nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về xây dựng nông thôn mới

Các cấp uỷ, Đảng, chính quyền và nhân dân cần nhận thức được QLNN về xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị Việc đầu tư xây dựng NTM mới là điều hết sức cần thiết, làm cho kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ; bảo vệ môi trường sinh thái; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân khu vực nông thôn; việc xây dựng NTM thành công là góp phần xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, trong đó người dân đóng vai trò là chủ thể hết sức quan trọng; nội lực được xác định là nguồn lực căn bản để thực hiện xây dựng NTM xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể quần chúng là hết sức quan trọng Cùng với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân chính là nơi tập hợp, đoàn kết, động viên các hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước do địa phương phát động, trong đó có chương trình chung sức xây dựng NTM Do đó, để xây dựng NTM thành công cần đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể th o hướng ngày càng đa dạng, thiết thực và hiệu quả.

Nông dân là chủ thể xây dựng NTM, chủ thể thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, người thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng NTM, chủ thể mọi hoạt động văn hóa, xã hội, trật tự, an ninh ở nông thôn, là nhân vật trung tâm của xã hội nông thôn, nông dân chính là chủ thể của mọi quá trình kinh tế - văn hóa - xã hội diễn ra ở nông thôn Khi Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo nhân dân ta triển khaiChương trình MTQG xây dựng NTM thì vai trò của người dân càng được thể hiện một cách sâu sắc Sự tham gia của người dân, của cộng đồng trong xây dựng NTM là một trong những yếu tố cơ bản để nâng cao tính dân chủ ở nông thôn Từ đó huy động được cả cộng đồng tham gia tích cực vào các quá trình xây dựng NTM, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Vai trò quản lý và năng lực của bộ máy chính quyền các cấp

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình tổng hợp bao gồm mọi mặt công tác của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Để thực hiện nội dung đó, Nhà nước phải đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình hoạch định và thực thi chính sách, xây dựng đề án, cơ chế, tạo hành lang pháp lý, hỗ trợ vốn, kỹ thuật, nguồn lực, tạo điều kiện và kích thích tinh thần nhân dân thực hiện; nhân dân tự nguyện tham gia, chủ động trong thực thi và hoạch định chính sách trong việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng NTM.

Xây dựng NTM là một vấn đề phức tạp vì liên quan đến nhiều ngành, nhiều chính sách và hoạt động có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến khu vực nông thôn và đời sống của người dân Việc triển khai xây dựng NTM mới là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đóng vai trò nòng cốt, có tính chất quyết định Vì vậy, nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ thực thi nhiệm vụ chính là vấn đề cần được quan tâm, chú trọng.

1.4.4 Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng NTM có vai trò đặc biệt quan trọng Nhờ tuyên truyền một cách thường xuyên với những cách làm sáng tạo, mới mẻ, chương trình đã tạo được sự lan tỏa rộng rãi, huy động được sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận cao từ phía quần chúng nhân dân Nông nghiệp, nông thôn ngày càng khởi sắc, người nông dân cũng có những đổi mới trong cách nghĩ, cách làm Từ một chương trình lớn, khi triển khai ở cơ sở đã được cụ thể hóa thành các phong trào, thành các mục tiêu cụ thể Cách làm, cơ chế người dân đều được bàn bạc, thông qua Nhận thức được ý nghĩa to lớn của chương trình xây dựng NTM, người dân đã chủ động và tích cực tham gia đóng góp công và của, cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy nhanh hoàn thành các tiêu chí [20, 32].

Tại mỗi thời điểm, công tác tuyên truyền xây dựng NTM lại đặt ra những yêu cầu mới xuất phát từ thực tiễn Từ tuyên truyền để người dân hiểu xây dựng NTM là như thế nào đến việc huy động nguồn lực từ trong dân Và khi những tiêu chí cứng đã hoàn thành thì những tiêu chí như tỉ lệ hộ nghèo, hình thức tổ chức sản xuất, thu nhập đòi hỏi sự nỗ lực từ chính người dân Bởi vậy, đi đôi với việc tuyên truyền kết quả của chương trình, nhiều gương điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả gắn với nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì chương trình xây dựng NTM ở địa phương đó đều đạt kết quả tốt [28].

1.5 Kinh nghiệm công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

1.5.1 Tổng quan công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

1.5.1.1 Kinh nghiệm xây dựng NTM tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình MTQG về xây dựng NTM (2010 – 2016), huyện Đại Từ là địa phương dẫn đầu của tỉnh Thái Nguyên về số xã được công nhận đạt chuẩn với 12/28 xã, trong đó, xã Hùng Sơn là xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên Bên cạnh những xã đạt chuẩn NTM, 17 xã còn lại của huyện Đại Từ cũng đạt từ 13 đến 18 tiêu chí Những kết quả đó đã khẳng định những nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân huyện Đại Từ trong việc thực hiện chương trình xây dựng NTM [4,

Xác định chương trình xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của huyện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã đoàn kết, phát huy nội lực, thực hiện hiệu quả chương trình Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành các Chương trình về xây dựng NTM, trong đó xác định rõ người nông dân là chủ thể, quá trình thực hiện phải hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân. UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã xây dựng đề án xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất th o đặc thù của xã, trên cơ sở đó, sớm xác định những thế mạnh, hạn chế để thực hiện có hiệu quả chương trình Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể của huyện cũng coi xây dựng NTM là mục tiêu quan trọng xuyên suốt, tập trung tuyên truyên truyền, phổ biến tới người dân bằng nhiều hình thức [6].

Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương phát huy nội lực, huy động tối đa các nguồn lực tập trung cho chương trình xây dựng NTM Từ khi thực hiện chương trình xây dựng NTM, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, nhân dân trong xóm đã đóng góp tiền xây dựng đường giao thông, nhà văn hoá, nhờ đó, việc đi lại của người dân đỡ vất vả, nhiều dịch vụ được mở rộng, phục vụ sản xuất, sinh hoạt, góp phần nâng cao đời sống của người dân Đặc biệt, huyện đã có nhiều giải pháp phù hợp để huy động các nguồn lực kết cấu hạ tầng và hạn chế nợ đọng trong đầu tư XD NTM như:

- Linh hoạt trong huy động nguồn lực xây dựng đường giao thông : Trong khi nhiều địa phương gặp khó trong việc đối ứng nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh thì huyện Đại Từ lại dẫn đầu khi năm 2016 tiếp nhận tới 16.300 tấn xi măng để làm gần 90km đường giao thông Có được kết quả này, bên cạnh việc đẩy mạnh vận động, tuyên truyền đến người dân, huyện đã huy động sự vào cuộc tích cực, linh hoạt của các cơ quan chuyên môn giúp giảm chi phí trong thi công so với mặt bằng chung của tỉnh Thái Nguyên [7].

- Hạn chế nợ đọng xây dựng hạ tầng: Cùng với hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, huyện Đại Từ đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn Điều đáng ghi nhận là huyện đã kiểm soát và duy trì ở mức thấp nợ đọng vốn đầu tư Trung bình mỗi năm huyện được phân bổ từ 35-40 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng nông thôn (gồm vốn mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh) Trên cơ sở nguồn vốn này, cùng nhu cầu đăng ký của các địa phương, phòng chuyên môn của huyện sẽ xây dựng kế hoạch, x m phân bổ th o thứ tự ưu tiên là trả nợ các công trình đã hoàn thành, vốn cho xã điểm và các công trình thực sự cần thiết [7].

1.5.1.2 Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Phát huy nội lực sẵn có, cộng với huy động các nguồn lực, sự đồng lòng, chung sức của cán bộ và nhân dân để đầu tư xây dựng hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, đảm bảo đạt chuẩn th o tiêu chí và quy hoạch, đó là các nội dung Chương trình xây dựng NTM thị xã Phổ Yên đã thực hiện và đạt được những kết quả khả quan Đến năm

2017, thị xã Phổ Yên đã có 8/20 xã được công nhận đạt chuẩn NTM Chính quyền và nhân dân các địa phương trong thị xã đã tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Phổ

Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” và thực hiện các phần việc thuộc trách nhiệm của mình… do đó đời sống kinh tế của đại đa số người dân được nâng lên, diện mạoNTM ngày càng khởi sắc [5].

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hiệu quả từ những chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, giảm nghèo và giải quyết việc làm của huyện trong hai năm qua cũng góp phần đẩy nhanh tiến độ để Phổ Yên sớm hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM [5].

Cùng với thay đổi tư duy sản xuất, nhận thức của người dân về xây dựng NTM cũng đã có nhiều chuyển biến Thay vì trông chờ vào Nhà nước, bà con đã nhận thức được việc xây dựng NTM là mang lại lợi ích cho họ nên cùng góp sức thực hiện. Đến nay, 15/15 xã trên địa bàn thị xã Phổ Yên đã có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch NTM Hầu hết các đồ án quy hoạch đều bảo đảm chất lượng, phù hợp với điều kiện canh tác của từng địa phương Các công trình như: Trụ sở làm việc, nhà văn hóa, nghĩa trang, bãi rác, vùng sản xuất hàng hóa được bố trí khoa học, hợp lý Toàn thị xã đã có 2 xã đạt được 10 tiêu chí, 5 xã đạt từ 8-9 tiêu chí, 4 xã đạt 5-7 tiêu chí, còn 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí Trên cơ sở đề án xây dựng NTM, đề án phát triển sản xuất, huyện đã và đang chỉ đạo các xã triển khai nhiều dự án như: Xây dựng khu giết mổ tập trung ở xã Đắc Sơn, sản xuất chè an toàn th o tiêu chuẩn Vi tGAP ở xã Phúc Thuận, xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn ở xã Tiên Phong, hỗ trợ mô hình sản xuất nấm ở hợp tác xã dịch vụ và sản xuất nấm Đắc Sơn, phát triển mô hình trồng hoa Lyly cao cấp tại xã Đông Cao góp phần nâng cao thu nhập cho người dân [20].

1.5.2 Những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương

Từ thực tiễn xây dựng NTM tại các huyện, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên trong quá trình xây dựng NTM như sau:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Công tác quy hoạch, thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Thực hiện Quyết định 1282/QĐ-UBND ngày 25/5/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến 2020, năm 2012 huyện Phú Lương có 14/14 xã được UBND huyện phê duyệt Đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới. Các xã đã tổ chức công bố quy hoạch và tích cực triển khai thực hiện công tác cắm mốc chỉ giới, giải tỏa mặt bằng, xây dựng đường giao thông nông thôn, các công trình cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới th o chỉ đạo và hướng dẫn về quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Các công tác quy hoạch tập trung vào các nội dung như quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH; Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có th o hướng văn minh, bảo tồn bản sắc văn hóa tốt đẹp.

Trên cơ sở chủ trương, chính sách của tỉnh Thái Nguyên, huyện Phú Lương đã xây dựng các bước thực hiện xây dựng NTM Trình tự xây dựng NTM gồm 07 bước như sau

Bước 1: Thành lập hệ thống quản lý, thực hiện;

Bước 2: Tổ chức thông tin, tuyên truyền về thực hiện Chương trình xây dựng NTM (được thực hiện trong suốt quá trình triển khai thực hiện);

+ Bước 3: Khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn th o những tiêu chí của Bộ tiêu chí về NTM mà thành phố đã ban hành;

Bước 4: Xây dựng quy hoạch NTM của xã;

Bước 5: Lập, phê duyệt Đề án xây dựng NTM của xã;

Bước 6: Tổ chức thực hiện Đề án;

Bước 7: Giám sát, đánh giá, báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình. Để đánh giá về hiệu quả công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương, luận văn đã tiến hành điều tra khảo sát 60 cán bộ cấp xã Số liệu thu thập được thông qua điều tra khảo sát sử dụng bảng hỏi 5 cấp độ từ 1 –

5 đối với từng khía cạnh chính liên quan đến công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM Các mức độ từ 1 đến 5 phản ánh từ hoàn toàn không đồng ý (Mức 1) đến hoàn toàn đồng ý (Mức 5) Nội dung chi tiết của bảng hỏi được trình bày tại Phụ lục 2 Kết quả khảo sát thể hiện trong Bảng 2.4.

Bảng 2.4: Kết quả điều tra khảo sát về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn nhất

Giá trị Giá trị nhỏ lớn

Sự phối hợp chặt chẽ giữa

UBND huyện và xã trong việc triển khai lập đồ án quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Huyện ban hành các văn bản hướng dẫn kịp thời, không chồng chéo; triển khai các chính sách về NTM nhanh, kịp thời và đồng bộ

Công tác quy hoạch thực hiện tốt (tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, bảo vệ môi trường, giữ gìn không gian văn hóa các dân tộc), phù hợp với điều kiện các xã

Huyện thường xuyên rà soát bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với điều kiện cụ thể của các xã

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích số liệu khảo sát của tác giả)

Th o kết quả tại Bảng 2.4 cho thấy, trong công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại huyện Phú Lương có sự phối hợp chặt chẽ giữa UBND huyện và xã trong việc triển khai lập đồ án quy hoạch và thực hiện quy hoạch (điểm đánh giá trung bình xấp xỉ4,62/5) Tuy nhiên, huyện ban hành các văn bản hướng dẫn chưa kịp thời, đôi khi chồng chéo; việc triển khai các chính sách về NTM chưa được kịp thời và đồng bộ(điểm đánh giá trung bình 2,5/5) Th o kết quả khảo sát, công tác quy hoạch thực hiện chưa tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, bảo vệ môi trường và chưa phù hợp với điều kiện các xã dẫn đến việc thực hiện các tiêu chí không đồng đều tại các xã(điểm đánh giá trung bình 2,5/5) Công tác rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch chưa được tiến hành thường xuyên dẫn đến quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện cụ thể của các xã (điểm trung bình 2,58/5) Nhìn chung, công tác quy hoạch cần phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại các xã.

Tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

* Công tác tổ chức bộ máy thực hiện quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Huyện ủy đã ban hành Quyết định số 802-QĐ/HU ngày 13/09/2011 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo (BCĐ) chương trình xây dựng NTM của huyện, do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm trưởng ban, Phó bí thư Huyện ủy- Chủ tịch UBND huyện làm phó trưởng ban chỉ đạo thường trực, các phó chủ tịch UBND huyện làm phó trưởng ban chỉ đạo, thành viên là Ủy viên Ban thường vụ Huyện ủytrưởng các Đảng của Huyện ủy và trưởng các phòng, ban chuyên môn thuộc UBND huyện, Văn phòng HĐND&UBND huyện, Văn phòng Huyện ủy; Trưởng đài đài phát thanh huyện Quyết định số 541/QĐ-UBND ngày 13/3/2018 của UBND huyện về việc thành lập Tổ công tác giúp việc BCĐ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 về xây dựng NTM.

UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2749/QĐ-UBND ngày 01/6/2015 về việc thành lập Văn phòng điều phối Chương trình NTM cấp huyện (th o Quyết định số1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ), do đồng chí Phó Chủ tịchUBND huyện làm Chánh văn phòng, đồng chí Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm Phó Chánh văn phòng; chỉ đạo các xã bố trí 01 công chức chuyên trách th o dõi về nông nghiệp, xây dựng NTM (th o Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ).

Chỉ đạo các xã thành lập: BCĐ xây dựng NTM do đồng chí Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm phó trưởng ban; UBND xã thành lập Ban quản lý xây dựng NTM do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban; tại các thôn thành lập các tiểu ban (sau chuyển thành ban phát triển thôn) do ông (bà) trưởng thôn làm trưởng ban, giúp việc cho BCĐ xã; thành lập các Ban giám sát cộng đồng do Mặt trận tổ quốc các cấp thành lập Căn cứ kế hoạch xây dựng NTM của huyện đến năm

2020 và tình hình thực tế xây dựng quy hoạch, đề án, dự án cụ thể; củng cố, kiện toàn BCĐ, đồng thời lồng ghép nhiệm vụ xây dựng NTM với các chương trình phát triển KT-XH ở địa phương; công khai quy hoạch xây dựng NTM đến khu dân cư để cán bộ và nhân dân được biết.

Ban chỉ đạo xây dựng NTM thường xuyên được củng cố kiện toàn; chỉ đạo, đôn đốc các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương tham gia các nội dung của chương trình xây dựng NTM, đảm bảo các yêu cầu đề ra.

Cơ cấu cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương thể hiện qua Bảng 2.5.

Qua Bảng 2.5 cho thấy, để thực hiện QLNN về xây dựng NTM, huyện Phú Lương có

8 cán bộ cấp huyện, 14 cán bộ cấp xã (th o Quyết định của UBND huyện, mỗi xã bố trí 01 công chức cấp xã chịu trách nhiệm quản lý chương trình xây dựng NTM) Về trình độ chuyên, ở cấp huyện có 03 cán bộ có trình độ thạc sỹ, 5 cán bộ có trình độ đại học; ở cấp xã có 02 cán bộ trình độ thạc sỹ, 5 cán bộ trình độ đại học, 7 cán bộ trình độ trung cấp Về trình độ lý luận chính trị, ở cấp huyện các cán bộ đều có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên; ở cấp xã trình độ lý luận chính trị chủ yếu là sơ cấp và trung cấp Về trình độ quản lý nhà nước, ở cấp huyện có 7/8 cán bộ là chuyên viên, 01 chuyên viên chính; ở cấp xã 100% cán bộ mới chỉ học qua chương trình cơ sở.

Ngoài đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về xây dựng NTM th o thống kê trong Bảng 2.4, tại các xã còn có sự tham gia của Bí thư, tổ trưởng, chủ tịch hội phụ nữ, mặt trận Tổ quốc ở các thôn, bản tham gia vào công tác quản lý, thực hiện xây dựng NTM Sự tham gia nhiệt tình, đông đảo của họ đã đóng góp tích cực vào thành công trong xây dựng NTM tại huyện Phú Lương.

Bảng 2.5: Cơ cấu cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Cơ cấu cán bộ cấp huyện

Cơ cấu cán bộ cấp xã

Số lượng Tỷ trọng Số lượng

3 Trình độ lý luận chính trị

4 Trình độ quản lý Nhà nước

Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Phú Lương

Như vậy, có thể thấy tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng NTM tại huyện Phú Lương rất tinh gọn, số lượng cán bộ phụ trách quản lý không nhiều Đây là một ưu điểm nhưng cũng là một nhược điểm, bởi lẽ với địa bàn rộng và phân tán như huyện Phú Lương thì số lượng cán bộ quản lý ít khó khăn trong công tác triển khai chương trình.

* Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện quản lý xây dựng nông thôn mới

Hàng năm, huyện Phú Lương chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ huyện và cơ sở, bằng việc phối hợp với Văn phòng điều phối của thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn cho 245 lượt cán bộ BCĐ và cán bộ quản lý xây dựng NTM của huyện, xã [11] Ngoài ra, trong giai đoạn 2012 – 2017 huyện còn mở các lớp tập huấn cho 2045 lượt các đồng chí là cấp ủy, Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khu dân cư các xã [11] Ngoài ra các ban, ngành, đoàn thể huyện đã phối hợp với UBND các xã, các ban ngành đoàn thể xã thông qua cuộc họp ở khu dân cư, các buổi sinh hoạt của các chi tổ, hội thuộc các đoàn thể đã lồng ghép tuyên truyền về xây dựng NTM Qua đó giúp người dân hiểu rõ hơn về mục tiêu xây dựng NTM, từ đó tích cực đóng góp tiền - vật chất - ngày công vào xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn và phát triển sản xuất.

Công tác tổ chức bộ máy, đào tọa bồi dưỡng cán bộ quản lý Nhà nước về xây dựng NTM được đánh giá thông qua kết quả điều tra khảo sát trong Bảng 2.6.

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về công tác tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn nhất

Giá trị Giá trị nhỏ lớn

TT Tên biến số nhất

Thành lập và hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành Chương trình từ huyện đến xã th o quy định

Huyện thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về XD NTM với các hình thức đa dạng

Chất lượng các lớp tập huấn về

XD NTM đảm bảo th o yêu cầu

Huyện thường xuyên tổng kết, đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả phân tích số liệu khảo sát của tác giả)

Qua số liệu tại Bảng 2.6 cho thấy, huyện Phú Lương đã thành lập và hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành Chương trình xây dựng NTM từ huyện đến xã th o quy định (điểm đánh giá trung bình 4,66/5) Trong công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng NTM, huyện thường xuyên tổ chức đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm (điểm đánh giá trung bình 4,37/5) Tuy nhiên, hình thức tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chưa phong phú đa dạng (điểm đánh giá trung bình xấp xỉ 2,42) và chất lượng các lớp đào tạo tập huấn chưa cao (điểm đánh giá trung bình 2,58) Thực tế tại huyện Phú Lương, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ về xây dựng NTM đã được tiến hành thương xuyên nhưng chủ yếu th o hình thức truyền thống (th o các lớp tập trung) Trong giai đoạn tới, huyện cần có nhiều hình thức đào tạo với chất lượng tốt hơn nhằm nâng cao năng lực quản lý xây dựng NTM cho cán bộ.

2.3.3 Công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới Công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới

Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành trung ương, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của huyện Phú Lương đã xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, cụ thể hóa các quy định; chủ động xây dựng các Nghị quyết chuyên đề, Chương trình hành động và một số các văn bản liên quan khác để triển khai xây dựng NTM trên địa bàn huyện Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM huyện hướng dẫn, đôn đốc UBND các xã xây dựng Nghị quyết chuyên đề xây dựng NTM, lộ trình xây dựng NTM cấp xã, lập đồ án quy hoạch và lập Đề án xây dựng NTM trình UBND huyện phê duyệt Đồng thời xúc tiến nhiều hội nghị triển khai thực hiện Chương trình và bàn các giải pháp tháo gở vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đồ án quy hoạch; lập Đề án xây dựng NTM cấp xã; công bố quy hoạch.

Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các xã công bố quy hoạch, triển khai quy hoạch chi tiết khu trung tâm các xã; cắm mốc chỉ giới quy hoạch và tổ chức công bố Đề án xây dựng NTM cấp xã Chỉ đạo các xã xây dựng quy chế quản lý quy hoạch. Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, huyện Phú Lương đã chỉ đạo khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực để phát triển các ngành kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) theo hướng công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông lâm nghiệp, thủy sản; gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ th o quy hoạch; gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với cơ cấu lao động Huyện cũng chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế, đi đôi với củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn.

Th o đó các xã tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất để thúc đẩy phát triển kinh tế như: Đổi mới hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, đảm bảo hoạt động hiệu quả; xây dựng các tổ hợp tác, các câu lạc bộ, các hiệp hội nghề nghiệp, các hình thức liên kết, liên doanh

Trong giai đoạn 2013 – 2017, huyện Phú Lương đã chú trọng việc đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho nhân dân Kết quả được thể hiện trong Bảng 2.7.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN

Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020

3.1.1 Những căn cứ định hướng về xây dựng nông thôn mới

Thực hiện các Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông thôn, huyện Phú Lương chủ trương xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, tiến bộ, có kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội ngày càng đồng bộ và từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế hợp lý, các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển nông thôn với đô thị th o quy hoạch; trình độ dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao Cụ thể như sau:

- Về nông nghiệp: Khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao th o hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm của huyện cả trước mắt và lâu dài; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành; phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp đảm bảo hài hòa mục tiêu phát triển xã hội và môi trường bền vững;

- Về nông dân: Thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo, an sinh xã hội; tăng cường công tác dân số kế hoạch hoá gia đình; chăm sóc sức khoẻ nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục, văn hoá xã hội nhằm từng bước nâng cao đời sống, vật chất tinh thần cư dân nông thôn.

- Về nông thôn: Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với xây dựngNTM Đổi mới cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững quốc phòng, an ninh ổn định.

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018 – 2020

Từ những chủ trương quan điểm của Đảng và chính sách nhà nước đã nêu trên huyện Phú Lương xác định tiếp tục thực hiện các quan điểm và chủ trương của Đảng và nhà nước để tiếp tục đẩy mạnh tiến độ triển khai về xây dựng NTM căn cứ trên Nghị quyết 26/NQTW ngày 28/05/2008 về mục tiêu, nhiệm vụ cũng như phương thức tiến hành quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với điều kiện thực tiễn phát triển của đất nước Phương hướng hoàn thiện xây dựng NTM trên địa bàn huyện Phú Lương là:

- Xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó cấp ủy đảng và chính quyền cơ sở đóng vai trò lãnh đạo, điều hành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận đóng vai trò nòng cốt trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện.

- Xây dựng NTM phải tiến hành đồng loạt ở tất cả các xã, thực hiện đồng bộ tất cả các tiêu chí, kế thừa, lồng ghép các chương trình, dự án và các cuộc vận động, các phong trào quần chúng đang được triển khai ở nông thôn, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền vận động sâu rộng về chương trình xây dựng NTM cho toàn thể nhân dân nhằm thay đổi nhận thức, nếp nghỉ, cách làm của nhân dân trong quá trình sản xuất phát triển kinh tế - xã hội và đóng góp xây dựng NTM.

- Rà soát, hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch xây dựng NTM cho phù hợp với tình hình mới đặc biệt là quy hoạch phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện Rà soát quy hoạch các xã để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn của sự phát triển kinh tế xã hội trong chỉnh thể quy hoạch của huyện.

- Tập trung thực hiện phát triển kinh tế sản xuất nâng cao thu nhập cho nhân dân các xã trên địa bàn Tập trung xây dựng các đề án phát triển sản xuất gắn với các thế mạnh của địa phương là trồng rừng và phát triển chăn nuôi, thúc đẩy các chính sách khuyến nông, khuyến lâm phát triển các mô hình và thu hút đầu tư bền vững vào các lĩnh vực này.

- Xây dựng NTM trên địa bàn phải gắn với tái cơ cấu các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ hỗ trợ nông nông nghiệp nông thôn Thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp và phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng giảm dần tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

- Kiện toàn các ban chỉ đạo, ban quản lý cấp huyện, cấp xã, kết hợp với chương trình đào tạo tập huấn thường xuyên nâng cao năng lực cho đội ngũ lãnh đạo quản lý của địa phương Các xã trên địa bàn huyện thực hiện xây dựng lộ trình, kế hoạch thực hiện xây dựng NTM th o từng giai đoạn, có phân công cụ thể cán bộ phụ trách.

3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong việc hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng NTM, huyện Phú Lương đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định Các thuận lợi có thể kể đến là:

- Các bài học kinh nghiệm được rút ra qua sơ - tổng kết các mô hình chỉ đạo điểm liên tục được phổ biến, đồng thời các vướng mắc, nhất là về cơ chế chính sách liên quan đến từng tiêu chí xây dựng NTM được giải quyết kịp thời.

- Huyện Phú Lương đã duy trì tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện trên các ngành, lĩnh vực Cơ cấu kinh tế, lao động chuyển dịch th o hướng Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa.

Ngày đăng: 01/08/2023, 14:46

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Kết quả đạt chuẩn tiêu chí th o xã giai đoạn 2 13 – 2017 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.1 Kết quả đạt chuẩn tiêu chí th o xã giai đoạn 2 13 – 2017 (Trang 43)
Bảng 2.3:  Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp giai đoạn 2  13 – 2017 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp giai đoạn 2 13 – 2017 (Trang 48)
Bảng 2.4: Kết quả điều tra khảo sát về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.4 Kết quả điều tra khảo sát về công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới (Trang 50)
Bảng 2.5: Cơ cấu cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.5 Cơ cấu cán bộ thực hiện quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới (Trang 53)
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát về công tác tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.6 Kết quả khảo sát về công tác tổ chức bộ máy, đào tạo bồi dưỡng (Trang 54)
Bảng 2.7: Kết quả đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2  13 – 2017 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.7 Kết quả đầu tư phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2 13 – 2017 (Trang 57)
Bảng 2.8: Kết quả đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn 2  13 - 2017 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.8 Kết quả đầu tư xây dựng hạ tầng giai đoạn 2 13 - 2017 (Trang 58)
Bảng 2.9: Tổng hợp công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2  13 - 2017 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.9 Tổng hợp công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 13 - 2017 (Trang 60)
Hình 2.1: Mức độ hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Hình 2.1 Mức độ hiểu biết của người dân về xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) (Trang 61)
Hình 2.2: Nhận thức của người dân về chủ thể xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Hình 2.2 Nhận thức của người dân về chủ thể xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) (Trang 62)
Hình 2.3: Nhận thức của cán bộ quản lý về chủ thể xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Hình 2.3 Nhận thức của cán bộ quản lý về chủ thể xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) (Trang 63)
Hình 2.4: Nhận thức của người dân về mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Hình 2.4 Nhận thức của người dân về mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) (Trang 63)
Hình 2.5: Nhận thức của cán bộ quản lý về mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Hình 2.5 Nhận thức của cán bộ quản lý về mục tiêu xây dựng nông thôn mới (Nguồn: Kết quả điều tra, khảo sát do tác giả thu thập) (Trang 64)
Bảng 2.10: Kết quả thực hiện các tiêu chí th  o xã giai đoạn 2  13 – 2017 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.10 Kết quả thực hiện các tiêu chí th o xã giai đoạn 2 13 – 2017 (Trang 65)
Bảng 2.11: Kết quả đánh giá công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.11 Kết quả đánh giá công tác tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới (Trang 66)
Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2  13-2017 - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.12 Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 13-2017 (Trang 68)
Bảng 2.13: Công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.13 Công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới (Trang 69)
Bảng 2.14 : Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới - Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện phú lương
Bảng 2.14 Kết quả đánh giá công tác kiểm tra, giám sát xây dựng nông thôn mới (Trang 70)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w