KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Lý luận chung về công ty chứng khoán
1.1.1 Khái niệm công ty chưng khoán
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Ở Việt Nam, công ty chứng khoán có thể có nhiều loại hình tổ chức như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Chúng được thành lập và đi vào hoạt động khi đã đáp ứng đủ các điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động
Các tổ chức tài chính như ngân hàng, công ty bảo hiểm hay các tổ chức khác muốn tham gia hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán thì đều phải thành lập công ty chứng khoán cho riêng mình, mỗi loại hình này khi tham gia vào lĩnh vực này đề có ưu thế riêng của nó Khi các tổ chức này muốn thành lập công ty chứng khoán thì phải trình lên Uỷ ban chứng khoán nhà nước để được cấp giấy phép hoạt động Mỗi công ty chứng khoán có thể chuyên thực hiện các nghiệp vụ nào đó, nhưng các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các công ty chứng khoán là : môi giới chứng khoán, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành, tự doanh chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư.
Mô hình công ty chứng khoán.
Với vai trò quan trọng là một tổ chức tài chính trung gian trên TTCK – thị trường tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường, CTCK được xây dựng và phát triển rất đa dạng về loại hình và quy mô.
* Nếu căn cứ vào mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán, có thể phân chia CTCK thành 2 nhóm sau:
- Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán.
Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty chứng khoán độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán dảm nhận, các ngân hàng không được trực tiếp tham gia vào kinh doanh chứng khoán Mô hình này được áp dụng ở nhiều nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc Ưu điểm của mô hình này là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngân hàng, tạo điều kiện cho TTCK Việt Nam phát triển do tính chuyên môn hóa cao hơn.
- Mô hình công ty đa năng.
Theo mô hình này, các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách là chủ thể kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh tiền tệ.
Mô hình này có ưu điển là ngân hàng có thể đa dạng hóa, kết hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh, nhờ đó giảm bớt được rủi ro cho hoạt động kinh doanh chung, khả năng chịu đựng sự biến động của thị trường chứng khoán là cao Mặt khác ngân hàng tận dụng được lợi thế về vốn lớn, cơ sở vật chất hiện đại để mở rộng mạng lưới khách hàng cho việc kinh doanh chứng khoán Khách hàng có thể sử dụng được nhiều dịch vụ đa dạng và lâu năm của ngân hàng
Tuy nhiên mô hình này bộc lộ một số hạn chế như không phát triển được thị trường cổ phiếu do các ngân hàng có xu hướng bảo thủ, thích hoạt động tín dụng truyền thống hơn là dịch vụ bảo lãnh phát hành cổ phiếu, trái phiếu Mặt khác, theo mô hình này khi có biến động mạnh trên TTCK sẽ ảnh hưởng mạnh tới hoạt dộng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng,dễ dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính Mô hình CTCK đa năng được biểu hiện dưới hai hình thức.
+ Công ty đa năng môt phần: các ngân hàng muốn kinh doanh chưng khoán, kinh doanh bảo hiểm phải lập công ty độc lập hoạt dộng tách rời.
+ Công ty đa năng hoàn toàn: Trong hệ thống ngân hàng đa năng, các ngân hàng thương mại cung cấp một danh mục đầy đủ các dịch vụ ngân hàng chứng khoán và bảo hiểm trong một phaspm nhân duy nhất.
* Nếu căn cứ vào việc thực hiện các hoạt động trên TTCK có thể phân chia CTCK thành các loại sau:
+ Công ty môi giới chứng khoán: là CTCK chỉ thực hiện việc trung gian, mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng.
+ Công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán: là CTCK có lĩnh vực hoạt động chủ yếu là thực hiện hoạt động bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá.
+ Công ty đầu tư chứng khoán: là CTCK chủ yếu thực hiện hoạt động tự doanh. Điều đó có nghĩa là CTCK tự bỏ vốn đầu tư chứng khoán và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình.
+ Công ty trái phiếu: là CTCK chuyên mua bán các loại trái phiếu.
+ CTCK không tập trung: là các CTCK hoạt động chủ yếu trên thị trường OTC và họ đóng vai trò là các nhà tạo lập thị trường.
Ngoài ra, còn có mô hình CTCK thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh chứng khoán trên TTCK.
Hiện nay, ở Việt nam các CTCK được thành lập theo hình thức chuyên doanh Kể cả các CTCK cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của các ngân hàng thương mại đều chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán mà không tham gia kinh doanh tiền tệ hay bảo hiểm.
Tùy theo quy mô về vốn và chiến lược phát triển của từng CTCK mà CTCK có thể thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật hoặc một vài hoạt động chuyên biệt Theo quy định tại điều 18, Nghị định số 14/2007/NĐ - CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán, vốn pháp định tối thiểu để thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh đối với một CTCK là 300 tỷ đồng Các CTCK trực thuộc ngân hàng thương mại quốc doanh với ưu thế về vốn rất lớn thường được thành lập với đủ các hoạt động kinh doanh theo quy định Một số CTCK cổ phần hoặc CTCK trực thuộc ngân hàng cổ phần do hạn chế về vốn nên khi thành lập chỉ thực hiện một vài hoạt động kinh doanh như CTCK Đại Nam, CTCK Việt Tín, CTCK Đệ Nhất
1.1.2 Vai trò của công ty chứng khoán
Thị trường chứng khoán là loại thị trường đặc biệt mà ở đó thực hiện trao đổi mua bán chứng khoán Trong thị trường này có nhiều đối tượng tham gia trong đó có công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là một trong những chủ thể quan trọng đối với chủ thể tham gia thị trường.
Thị trường chứng khoán là một thể chế bâc cao của nền kinh tế, một trong những đặc trưng cơ bản của thị trường này là nguyên tắc trung gian Đó là việc giao dịch mua bán hàng hóa trên thị trường bắt buộc phải thực hiện qua tổ chức, cá nhân làm trung gian, đó là tổ chức kinh doanh chứng khoán:
* Đối với các tổ chức phát hành:
Mục tiêu của các tổ chức phát hành khi tham gia vào thị trường chứng khoán là huy động được đủ vốn một cách hiệu quả thông qua phát hành chứng khoán Khi tổ chức phát hành cần huy động vốn sẽ tìm đến công ty chứng khoán để được tư vấn và bảo lãnh phát hành như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả tốt nhất và chi phí hợp lý nhất Trên thị trường thứ cấp các công ty chứng khoán còn có chức năng làm tăng thêm tính thanh khoản cho các hàng hóa trên thị trường.
* Đối với nhà đầu tư.
Trên thị trường sơ cấp và thứ cấp với chức năng trung gian, công ty chứng khoán sẽ làm cầu nối giữa các nhà đầu tư với tổ chức phát hành và giữa các nhà đầu tư với nhau Công ty chứng khoán sẽ giúp các nhà đàu tư tìm đến nhau, để thỏa mãn nhu cầu đầu tư và tạo sự luân chuyển về vốn giữa các nhà đâu tư.
* Đối với thị trường chứng khoán.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Tình hình hoạt động của TTCK Việt Nam trong thời gian qua
2.1.1 Số lượng các công ty chứng khoán
Số lượng các công ty chứng khoán đã tăng mạnh từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động Từ chỉ có một vài công ty cho đến nay, năm 2010 đã có tới hơn 100 công ty đi vào hoạt động.
Số lượng các CTCK qua các năm.
Bảng 2.1 : số lượng các công ty chứng khoán
Bảng trên cho thấy, số lượng các CTCK trên thị trường từ 2001 đến 2010 tăng 94 công ty (từ 8 lên 102), trung bình tăng 9,4 công ty/ năm TTCK bùng nổ cũng đồng nghĩa với việc số lượng công ty chứng khoán tăng nên đột biến và nó được thể hiện rõ vào năm 2006 Cũng bắt đầu từ năm 2006, số lượng các công ty chứng khoán đã tăng mạnh qua các năm và cao nhất là cho tới năm 2009, trên thị trường có 107 công ty Năm 2010 số lượng công ty chứng khoán đã giảm xuống còn 102 công ty Nó cũng đã thể hiện sự bất ổn của trị trường trong thời gian qua.
2.1.2 Sô lượng các công ty niêm yết qua các năm
Năm Số công ty niêm yết
Bảng 2.2 :Số lượng các công ty niêm yết qua các năm
Như vậy, tính đến cuối năm 2010 thì số lượng công ty niên yết trên cả hai sàn đã là 622 công ty Sự gia tăng về số lượng các công ty niêm yết trên thị trường sẽ dẫn tới một nguồn cung hàng hóa lơn và thúc đẩy hoạt động môi giới phất triển. Nhìn vò bảng có thể thấy được số lượng công ty tăng mạnh bắt đầu từ năm 2006 và tăng mạnh qua các năm.
Từ 2006 đến 2010 số lượng công ty trên cả hai sàn đã tăng từ 187 đến 622 công ty Bình quân tăng 109 công ty 1 năm.
2.1.3 Thực trạng thị trường năm 2010
TTCK năm 2010 có những đặc điểm nổi bật sau:
+ Nguồn cung ồ ạt trên thị trường:
Tiếp tục đà tăng của năm 2009, cộng thêm việc UBCK chuần bị đưa ra những thay đổi mang tính khát khe hơn về quy định niêm yết, do đó bước sang
2010, hàng loạt những doanh nghiệp chính thức niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, tạo nên nguồn cung ồ ạt trên thi trường.
Tính đến ngày 26/12/2010, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn là
643 doanh nghiệp, với vốn hóa thị trường đạt 701,9 tỷ đồng So với năn 2009 số doah nghiệp niêm yết tăng 189 doanh nghiệp( tăng 42%) mức tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua.
+ Vấn đề tăng nóng của các penny-chips và các hệ lụy:
Khi các cổ phiếu blue chips với vốn hóa lớn không được ưa chuộng, làn sóng đầu cơ đã chuyển vào cổ phiếu vừa và nhỏ trong 5 tháng đầu năm, do đó có hiện tượng, nhiều cổ phiếu có kết quả kinh doanh kém hiệu quả mà giá vẫn tăng (MTG, PVA, SRA ) Dòng tiền nóng chảy vào các cổ phiếu nhỏ nhanh chóng tạo thành bong bóng chứng khoán Cuộc khủng hoảng nợ Châu Âu đã khiến cho bong bóng của thị trường vỡ và các cổ phiếu penny- chips dơi vào thời kỳ giảm điểm Từ tháng 5/2010, cùng với xu hướng giảm của thị trường, nhóm cổ phiếu nhỏ đã giảm mạnh gây mất niềm tin của các nhà đầu tư.
+ HNX-Index phản ánh trung thực diễn biến của thị trường hơn VN-Index: Trong nhiều giai đoạn của năm 2010, chỉ số VN-Index đã không phản ánh chính xác tình hình chung trên sàn HOSE Bởi vì chỉ cần một vài Bluechips tăng điểm là giữ được màu xanh của chỉ số gây ra hiện tượng ‘xanh vỏ đỏ lòng” của VN-Index.
Trong khi chỉ số VN-Index bị chi phối bởi vài cổ phiếu lớn thì HNX-Index lại phản ánh cung cầu thực sự của thị trường, thể hiện ở việc giá cổ phiếu cũng thường biến động cùng chiều với chỉ số Điều này khiến các nhà đầu tư quan tâm đến HNX-Index nhiều hơn.
+ Chiến lược của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) và khối lượng mua dòng mạnh nhất trong thập kỷ:
NĐTNN có ảnh hưởng rất lớn tới thị trường năm 2010 NĐTNN vẫn kiên đồng thời bán ra cơ cấu lại trong các phiên tăng Tính từ đầu năm khối ngoại đã mua dòng trên HNX-Index tới 14.400 tỉ đồng về giá trị và 244 triệu đơn vị về khối lượng Đây là khối lượng mua dòng lớn nhất trong 10 năm hoạt động của khối này tại thị trường chứng khoán Việt Nam về khối lượng (năm 2007, khối lượng mua dòng là 159 triệu đơn vị, nhưng giá trị là 22.874 tỉ đồng ).
Từ TTCK năm 2010, có thể chia thị trường thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1( từ tháng 1 đến tháng 4):
Thị trường giao động trong vùng 470- 550 điểm.
Nguyên nhân của giai đoạn này bao gồm:
+ Những ảnh hưởng của các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô của năm 2009. + Hiện tượng căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM, căng thẳng tỷ giá trên thị trường tiền tệ khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn sản xuất kinh doanh trong những tháng đầu năm
+ Sự khó khăn của doanh nghiệp thể hiện trong việc giá chứng khoán không được bứt phá lên
Chỉ tới khi NHNN thực hiện một loạt những chính sách nhằm định hướng dòng tiền cho sản xuất như đóng cửa sàn vàng, hạ lãi suất huy động USD, cho phép NHTM cho vay trung dài hạn với lãi suất thỏa thuận và sau đó là cho phép cho vay ngắn hạn với lãi suất thỏa thuận thì thị trường mới có sự phục hồi.
Thị trường đã có sự phục hồi nhẹ từ 500 lên 550 điểm vào cuối tháng 4/
2010, tuy nhiên sự khó khăn của nền kinh tế đã không thể giúp cho nhứng mã cổ phiếu của doanh nghiệp lớn bứt phá lên mà thay vào đó là sự tăng điểm mạnh của nhóm cổ phiếu penny- chips trong giai đoạn này không đủ lực để làm cho VN- INDEX đạt được những đỉnh cao mới.
Giai đoạn hai từ 6/5 đến 22/11
TTCK giảm điểm mạnh của vn-index từ 551 xuống 419 điểm
+ Những tin xấu xuất hiện khiến thị trường giảm tới 23,9% trong gần 7 tháng, mà khởi đầu cho quá trình giảm điểm của Vn-index là cuộc khủng hoảng nợ tại Châu Âu:
+ Thông tư 13/2010/TT-NHNN về tỷ lệ an toàn vốn của NHTM được NHNN ban hành khiến cho dòng tiền càng trở lên eo hẹp Sự thoái vốn của các quỹ đầu tư lâu năm ở Việt Nam và sự tiếp cận nguồn tín dụng khó khăn đã khiến cho các doanh nghiệp ồ ạt lựa chọn hình thức tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu.
+ Những bât ổn kinh tế vĩ mô, đặc biệt là vấn đề tỷ giá và lạm phát tác động ngày càng tiêu cực tới thị trường Việc sửa đổi thông tư 13 bằng thông tư 19 cũng khiến cho đợt phục hồi của Vn-index vào cuối tháng 8 thất bại Hầu hết Vn-index chỉ giao động trong khoảng 440- 470 điểm nhưng các cổ phiếu lại tiếp tục giảm và HNX đã giảm xuống mức thấp nhất trong năm là 96,77 điểm.
Giai đoạn ba: cuối năm 2010
Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại CTS
2.2.1 Khái quát về công ty CTS a Lịch sử hình thành và phát triển.
Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ( Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 126/QĐ- HĐQT- NHCT1 ngày 01 tháng 9 năm 2000 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Công thương Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chưng khoán, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và hạch toán độc lập Công ty khai trương và đi vào hoạt động ngày 16/11/2000, chi nhánh TPHCM khai trương và đi vào hoạt đông ngày 1/12/2000 Từ ngày 01/ 07/2009, Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam chính thức chuyển đổi mô hình họat đông sang Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam theo giấy phép thành lập và hoạt động số 12/ GPĐC- UBCK ngày 29/01/2011 di Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp.
Công ty có con dấu, có vốn và tài sản riêng, và hoạt động dưới sự kiểm soát và chỉ đạo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam theo điều lệ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam và điều lệ của công ty.
Các mốc thời gian quan trọng của công ty:
2000 Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập với vốn điều lệ 55.000.000.000 đồng.
2004 Công ty tăng vốn điều lệ lên 105.000.000.000 đồng.
2007 Công ty tăng vốn điều lệ lên 300.000.000.000 đồng.
2008 Công ty tăng vốn điều lệ lên 500.000.000.000 đồng.
Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt Nam và chính thức niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán
2009 Công ty tăng vốn điều lệ lên 789.934.000.000 đồng.
Bảng 2.3 Các mốc thời gian quan trọng của công ty
Tên gọi đầy đủ của chủ sở hữu công ty: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, tên gọi tắt là NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG Tên giao dich Quốc tế bằng tiếng anh: INDUSTRIAL AND COMMERCIAL BANK OF VIETNAM, gọi tắt là Vietinbank, mã giao dịch CTG.
Tên gọi đầy đủ của công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM, tên gọi tắt: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CÔNG THƯƠNG, mã giao dịch CTS.
Sơ đồ tổ chức của CTS.
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN THƯ KÝ CÔNG TY KẾ TOÁN TRƯỞNG
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của VietinbankS
Trụ sở chính của công ty: số 306 Bà Triệu, Quận Hai Bà Trưng Thành Phố
Hà Nội Chi nhánh tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh trên toàn Quốc như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Giang b Lợi thế cạnh tranh.
CTS là công ty con của Ngân Hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ( CTG ), là một trong bốn ngân hàng thương mại Quốc doanh lớn nhất hiện nay CTS luôn nhận được sự hỗ trợ toàn diện về mọi mặt từ CTG, do đó khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì CTS luôn có những lợi thế nhất định so với các công ty khác:
+ Là công ty con của ngân hàng công thương nên CTS là một trong những công ty chứng khoán có tiềm lực tài chính lớn nhất hiện nay và CTS đủ khả năng để thực hiện tất cả các dịch vụ mà liên quan đến nghiệp vụ của thị trường chứng khoán.
TƯ VẤN TÀI CHÍNH DN
TỔ KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ
TỔCÔNGNGHỆTHÔNGTIN
+ Ngân hàng Công thương có mạng lưới chi nhánh và khách hàng rộng khắp trên toàn quốc, đây cũng là một lợi thế rất đáng quan tâm của CTS CTS sẽ dựa vào công ty mẹ để tìm kiếm khách hàng và mở rộng thị trường cho hoạt động kinh doanh của mình.
+ Ngân hàng công thương là ngân hàng Quốc doanh lớn nên có uy tín rất cao do vậy CTS cũng có thể dựa vào danh tiếng của CTG để thu hút khách hàng ch chính mình.
Với những điều kiện thuận lợi nhất định như vậy sẽ giúp cho CTS có được nhiều lợi thế hơn so với các công ty chứng khoán khác trong hoạt động kinh doanh của mình. c Các sản phẩm và dịch vụ của CTS
* Các dịch vụ chứng khoán: Đây là mảng hoạt động quan trọng và đi đầu trong công ty, gồm có:
- Mở tài khoản giao dịch: Có hai cách để nhà đầu tư có thể mở tài khoản là mở tài khoản trược tuyến và mở tài khoản trực tiếp tại trụ sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch và các điểm hỗ trợ giao dịch của VietinBanksc.
- Giao dịch chứng khoán niêm yết, chưa niên yết, đăng ký giao dịch chứng khoán: CTS cung cấp cho khách hàng các hình thức đặt lệnh như: đặt lệnh tại quầy giao dịch, đặt lệnh qua điện thoại và đặt lệnh qua internet.
- Dịch vụ hỗ trợ giao dịch chứng khoán bao gồm: Thông báo kết quả khớp lệnh/ biến động số dư tiền và chứng khoán trên tài khoản thông tin thực hiện quyền qua SMS, dịch vụ chuyển tiền qua điện thoại, dịch vụ mua chứng khoán phát hành thêm qua điện thoại.
- Dịch vụ hỗ trợ tài chính bao gồm: Hỗ trợ thanh toán, ứng trước tiền bán chứng khoán, cầm cố chứng khoán.
- Lưu ký chứng khoán gồm: Ký gửi chứng khoán, đăng ký mua chứng khoán phát
- Dịch vụ quản lý sổ cổ đông.
- Dịch vụ đại lý đăng ký lưu ký và thanh toán.
* Dịch vụ tài chính doanh nghiệp, gồm có:
- Tư vấn cổ phần hóa.
- Tư vấn niên yết chứng khoán.
- Tư vấn tái cấu trúc tài chính.
* Dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán.
CTS là công ty chứng khoán đã cùng nhiều doanh nghiệp, tổ chức tài chính lớn thực thi các giải pháp tài chính một cách hiệu quả trong việc phân phối và phát hành chứng khoán thành công.
CTS đã xây dựng một hệ thống thông tin nhằm phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp và đầy đủ dựa trên phân tích cơ bản, đồng thời khuyến nghị thời điểm ra vào thị trường cho khách hàng hợp lý bằng phân tích kỹ thuật Báo cáo phân tích của CTS gồm:
- Bản tin phân tích hàng ngày.
- Báo cáo phân tích cổ phiếu.
- Báo cáo phân tích ngành.
2.2.2 Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại CTS a Quy trình nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại CTS.
Hiện nay, hoạt động môi giới của Công ty bao gồm các quy trình sau: quy trình mở và đóng tài khoản, quy trình giao dịch, quy trình hoạt động của điểm hỗ trợ giao dịch, quy trình thực hiện các dịch vụ hỗ trợ Như vậy, bộ quy trình này đã tương đối đầy đủ, có căn cứ để hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc.
* Quy trình nghiệp vụ tư vấn và tiếp thị dịch vụ
Hướng dẫn khách hàng thủ tục mở tài khoản
Giải thích cho khách hàng về quyền lợi và trách nhiệm
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiệp vụ tư vấn và tiếp thị dịch vụ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Định hướng phá triển hoạt động môi giới chưng khoán tại CTS
3.1.1 Kế hoạch phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011- 2020
Trong giai đoạn 2010- 2020 TTCK Việt Nam có những mục tiêu cơ bản: + Phát triển vê quy mô: Mở rộng thị trường chứng dưới sự quản lý chặt chẽ của UBCKNN, phấn đấu đến năm 2010 quy mô vốn hóa thị trường đạt 65%- 70% GDP và đến năm 2020 quy mô vốn hóa thị trường đạt 90%- 100% GDP.
+ Phát triển về chất lượng hoạt động cho TTCK.
+ Duy trì trật tự an toàn cho trị trường.
+ Mở rộng phạm vi, tăng cường hiệu quả quản lý, giám sát thị trường.
+ Cần tăng quy mô, chất lượng công ty chứng khoán theo hướng tái cấu trúc ( phá sản, thâu tóm, sáp nhập) để giảm số lượng công ty chứng khoán từ trên 100 xuống khoảng 50 công ty (bình quân thị phần mỗi công ty chứn khoán là 4 tỷ USD).
- Các nhiệm vụ cơ bản:
+ Phát triển thị trường hàng hóa cho TTCK với mục tiêu là tăng chất lượng của các loại chứng khoán Thực hiện việc ban hành các quy định mới mang tính khắt khe hơn về điều kiện niêm yết chứng khoán sao cho những tổ chức hoạt động không hiệu quả không được niêm yết trên thị trường.
+ Tạo cơ chế để cơ quan quản lý độc lập trong việc kiểm soát,quản lý thị trường nhằm đạt hiệu quả cao và ngăn chặn việc thao túng thị trường của các tổ chức.
+ Nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước và phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề chứng khoán vai trò tư vấn độc lập, phản biện chính sách từ các tổ chức… + Đưa công nghệ thong tin vào công tác quản lý, giám sát thị trường Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực CNTT để áp dụng cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán
+ Cần hoàn thiện khung pháp lý, thể chế mà cơ bản là hoàn thiện Luật chứng khoán và các văn bản trích dẫn.
3.1.2 Chiến lược phát triển của CTS
Với phương châm hoạt động là “Phát triển, an toàn, hiệu quả, bền vững” Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương vạch ra mục tiêu hoạt động của mình trong những năm trước mắt là mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tăng thị phần các sản phẩm dịch vụ của Công ty trên thị trường, xây dựng cho được bản sắc và thương hiệu.
Kế hoạch phát triển 2010- 2014 của CTS.
3 Chi phí dự kiến Tỷ.đ 182 305,8 325,4 348,7 563,6
4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ.đ 178 293,8 312,6 335,1 541,5
6.1 Trích lập các quỹ (15%) Tỷ.đ 21 33 35 37 61
6.2 LN dùng để trả cổ tức (65%) Tỷ.đ 94,7 144 144 144 180
8.1 Số lượng lao động Ng 160 160 160 160 180
8.2 Thu nhập bq/ người/tháng Tr.đ 16 18 18 18 18
(Nguồn Vietinbanksc) Bảng 2.11 Kế hoạch phát triển 2010- 2014 của CTS Để đạt được những mục tiêu đặt ra thì CTS cũng có những định hướng phát triển riêng của mình:
+ Xây dựng một tổ chức cán bộ công nhân viên năng động, đầu tư cơ sở vật chất hiện đại phù hợp với ngành nghề môi giới chứng khoán Xây dựng một chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực tương ứng Thực hiện việc đào tạo cán bộ đáp ứng được yêu cầu của công ty.
+ Duy trì và phát triển thương hiệu của Công ty Chứng khoán Công thương.
+ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, trên cơ sở đó phát triển các dịch vụ gia tăng cho khách hàng Xây dựng và triển khai chính sách khách hàng chiến lược nhằm ưu tiên, ưu đãi đối với các nhà đầu tư có doanh số giao dịch lớn, gắn bó với Công ty, trong đó tập trung vào các khách hàng là tổ chức lớn Nâng cao và phát triển phương thức cũng như chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng như cung cấp thông tin tư vấn đầu tư cho khách hàng, chính sách ưu đãi về phí môi giới và thông tin tư vấn đầu tư cho các nhà đầu tư.
+ Với lợi thế của Ngân hàng mẹ có mạng lưới hoạt động rộng và khối lượng khách hàng lớn, trong đó có nhiều khách hàng là các Tổng Công ty, tập đoàn lớn đang trong quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu là tiềm năng lớn để Công ty mở rộng và phát triển nghiệp vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp.
+ Xây dựng và phát triển chính sách Marketing hợp lý nhằm quảng bá hình ảnh,thương hiệu VietinBankSc và thu hút khách hàng Đồng thời nghiên cứu phân tích thị trường nhằm tìm kiếm, lựa chọn thị trường tiềm năng để tập trung mở rộng và phát triển ở các mảng thị trường này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.+ Xây dựng và phát triển chính sách Marketing hợp lý nhằm quảng bá hình ảnh,thương hiệu VietinBankSc và thu hút khách hàng Đồng thời nghiên cứu phân tích thị trường nhằm tìm kiếm, lựa chọn thị trường tiềm năng để tập trung mở rộng và phát triển ở các mảng thị trường này nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán của CTS
3.2.1 Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam a Nâng cao năng lực quản lý, giám sát chặt chẽ với sự hoạt động của TTCK, của các tổ chức tham gia thị trường, xử lý nghiêm về các vi phạm gây bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính chứng khoán.
Tăng cường năng lực quản lý nhà nước để đảm bảo có sự quản lý linh hoạt, chặt chẽ 2010 nổi lên vơi khá nhiều vụ thao túng giá(17 vụ), giao dịch nội gián (9 vụ) bị phát hiện và sử lý nhưng mức độ sử phạt vẫn khá nhẹ Như vậy có thể thấy rằng sự quản lý đối với thị trường là chưa chặt chẽ Đối với UBCK cần phải tăng cường chỉ đạo thanh tra giám sát quyết liệt hơn, tăng cường phối hợp giữa các đơn vị, phân cấp thên cho các sở giao dịch, cần rà soát lại quy trình giám sát UBCK cũng cần chủ động trình chính phủ về việc sửa đổi nghị định về thanh tra xử phạt.
Cần phải xây dựng và áp dụng các tiêu chí giám sát và xử lý vụ việc quyết liệt hơn trong hoạt động của TTCK nhằm tránh những vụ việc như thao túng làm giá chứng khoán… b Tiếp tục tái cấu trúc TTCK một cách sâu , rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ và thống nhất phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Một trong những chính sách tác động mạnh đến TTCK đó là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa Đối Với việc điều hành CSTT theo hướng nới lỏng hoặc thắt chặt đều tác động không nhỏ đên tính thanh khoản trên TTCK Chỉ với một biện pháp của NHNN nhằm chấn chỉnh công tác tín dụng của hệ thống ngân hàng thì ngay lập tức khối lượng cổ phiếu giao dịch cả hai sàn và giá chứng khoán sẽ biến động mạnh Từ những sư bất cập của thị trường cho thấy cần phải tiếp tục tái cấu trúc TTCK Để TTCK đúng nghĩa là kênh huy động vốn trung và dài hạn thiết thực cho doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và là kênh hút vốn nhàn rỗi của các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước Nguyên tắc tái cấu trúc là phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống, theo đó xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống thị trường tài chính( thị trường tiền tệ, TTCK, thị trường tín dụng…) thực hiện các chuẩn mực kế toán và công bố thông tin.
Cơ quan quản lý cần thực hiện tốt việc thu hẹp thị trường tự do và mở rộng thị trường tập chung: Cần yêu cầu các công ty đại chúng tiến hành đăng ký chứng khoán tại TTLKCKVN, cần tiến hành kiểm soát, quản lý tốt các giao dịch trên thị trường OTC bằn cách là kết quả giao dịch phải chuyển qua TTLKCKVN để tránh những việc gian lận. Đối với các CTCK cũng cần thực hiện tái cấu trúc theo hướng nâng cao về vốn, yêu cầu cơ sở vật chất, năng lực quản trị công ty và nguồn nhân lực, song song với việc thực hiện sát nhập , mua lại… để giảm bớt vê số lượng CTCK hướng tới một số CTCK lớn phát triển thành tập đoàn và thiết lập phát triển một số tổ chức tạo lập thị trương. c Hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển của TTCK.
Cần xem xét sửa đổi, bổ xung luật chứng khoán thưo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế, ban hành các văn bản hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và cho vay chứng khoán… d Thúc đẩy sự phát triển thị trường bằng việc đưa các nghiệp vụ mới vào hoạt động cho kịp với sự phát triển của thế giới.
TTCK Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động được hơn 10 năm Để có thể ngày càng hoàn thiện và phát triển thị trường thì càn phải không ngừng hoàn thiện và phát triển thị trường.Việc đưa các dịch vụ mới vào thị trường nhằm tạo tính thanh khoản cho thị trường như cho phép nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản, một số trường hợp được phép cùng mua cùng bán chứng khoán trong ngày giao dịch,các quy định niên quan đến giao dịch ký quỹ…có lẽ đã đến lúc cần được đưa vào e Cần thực hiện những chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức và cá nhân nước ngoài tham gia vào TTCK.
Giá trị đầu tư nước ngoài tới nay đã chiếm một phần không nhỏ trên thị trường chứng khoán Việt Nam và một lượng vốn lớn từ bên ngoài cũng đã chẩy vào thị trường chứng khoán việt nam NĐTNN đóng góp vị trí quan trọng trong việc tạo tính thanh khoản cho thị trường Do vậy việc khuyến khích các tổ chức nước ngoài tham gia vào TTCK là tất yếu cần thiết Do vậy chính phủ và UBCKNN cần:
Thực hiện các chính sách mở cửa cho NĐTNN tham gia vào thị trường. Tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính, các tổ chức khác và cá nhân người nước ngoài tham gia vào TTCK để thu hút vốn từ bên ngoài cho nền kinh tế.
Có thể nâng giới hạn đầu tư cổ phiếu cho nhà đàu tư n ước ngoài trên thị trường Việt Nam. f Tăng cường công tác đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên trong ngành chứng khoán, tăng cường nghiên cứu khoa học và dự báo thị trường.
Cần phải cho cán bộ công nhân viên trong ngành chứng khoán hoàn thiện kỹ năng nghiệp vụ đã và đang thựuc hiện và tiếp cận học hỏi những nghiệp vụ mới của thị trường để có thể mở rộng các hoạt động cho thị trường chứng khoán ngày càng hoàn thiện cả về nghiệp vụ và trình độ chuyên môn.
Tăng cường nghiên cứu, tích cực đưa ra những dự báo chính xác cho thị trường để giúp nhà đầu tư tránh những tổn thất trong hoạt động đầu tư của mình.
3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán tại CTS a Cơ cấu lại mô hình tổ chức của phòng môi giới.
Yếu tố con người là điều kiện tiên quyết để dẫn tới thành công và sự phát triển của công ty, do đó CTS cần phải luôn chú trọng đến hoạt động đào tạo con người nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và làm hài long khách hàng.
Hiện nay, đội ngũ nhân sự của phòng môi giới là tương đối mỏng nên không thể thể hiện được tính chuyên nghiệp của nhân viên môi giới Vì vậy, công ty cần xem xét và tăng cường nguồn nhân lực có chất lượng cho công ty để các nhân viên có thể làm việc một cách chuyên nghiệp nhất và không bị trồng chéo công việc.
Cần phải tách biệt các chức năng nhiệm vụ của bừng bộ phận trong phòng ban Như phòng lưu ký hiện nay vẫn thuộc phòng môi giới của công ty.
Một số kiến nghị
3.3.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nươc
- Ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát:
Việt Nam là nước đang trên đà phát triển và đang gặp khó khăn trong việc lựa chọn các mục tiêu cơ bản của chính sách kinh tế vĩ mô Diễn biến phức tạp của thời gian qua khiến tâm lý nhà đầu tư thêm nghi ngại về sự ổn định của nền kinh tế cũng như vai trò của chính phủ trong việc bình ổn thị trường Do vậy, nếu chính phủ không can thiệp kịp thời, sự hoảng loạn sẽ lan rộng và tạo nên những rủi ro dây truyền của nền kinh tế.
- Hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường:
Chính phủ cần hoàn thiện công tác xây dựng các văn bản quy định, các quy trình nghiệp vụ cho cơ quan quản lý TTCK để có thể kiểm soát thị trường một cách tốt nhất, tránh việc thao túng thị trường…
- Chính phủ chỉ nên can thiệp vào thị trường chứng khoán với một điều kiện tiên quyết là: lợi ích mang lai được kỳ vọng lớn hơn nếu để thị trường tự điều chỉnh.
Với những nền kinh tế phát triển như Mỹ, nền kinh tế hàng đầu thế giới mới đây cũng đã phải viện đến sự can thiệp của Cục Dự Trữ Liên Bang( FED), mua lại
200 tỷ USD nợ địa ốc quá hạn với mục tiêu ổn định thị trường tài chính Hay gần đay chính phủ Anh cúng đã phải mua lại hàng loạt các ngan gang tư nhân trên con đường phá sản…
Do vậy, chúng ta thấy sự can thiệp của chính phủ là cần thiết, nhưng khi nào nên can thiệp là một vấn đề rất cần quan tâm.Can thiệp đúng lúc, đúng nơi, đúng chỗ sẽ làm cho thị trường phát triển tốt hơn.
- Cần hoàn thiện cơ chế chính sách đối với TTCK để triển khai các nghiệp vụ mới như bán khống, mu bán hợp đồng kỳ hạn…bởi trong điều kiện hiên nay nguồn lợi từ các hoạt động giao dịch chứng khoán là không mấy khả quan, nên việc mở thêm các nghiệp vụ mới thì sẽ thu hut được nhiều hơn các nhà đầu tư tham gia thị trường.
UBCKNN với vai trò là tổ chức trung gian điều hành trực tiếp những hoạt động của TTCK Với sự biến động khó lường của TTCK trong thời gian qua,UBCKNN cần đặt ra những phương hướng trước mắt và về lâu dài nhằm phát triển thị trường một cách ổn định Do vậy UBCKNN cần đưa ra một số giải pháp như:
+ Tăng cường công tác quản lý, giam sát hoạt động của các sở giao dịch chứng khoán, TTLKCKVN và các tổ chức trung gian khác Công tác giám sát cần phải được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục để có thể sớm phát hiện ra những trường hợp vi phạm để đưa ra biện pháp khắc phục.
+ Liên tục tăng cường bồi dưỡng các nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý và nhân viên nhằm áp dụng các chuẩn mực Quốc tế về các nghiệp vụ chứng khoán nói chung và nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói riêng.
+ Quản lý giám sát chặt chẽ đối với các tổ chức mới niêm yết Đưa ra những điều kiện khắt khe hơn với những tổ chức chuẩn bị niêm yết nhằm tạo ra một hệ thống chứng khoán có chất lương của những công ty làm ăn có hiệu quả.
3.3.3 Đối với Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Từ khi thành lập, Công ty Chứng khoán Công thương luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao về mục tiêu hoạt động và chiến lược phát triển của Ban lãnh đạo Ngân hàng Công, nhưng cần phải chỉ đạo nhiều hơn nữa để sự phối hợp giữa các phòng ban trong công ty ngày càng hiệu quả hơn để phát triển hoạt động của Công ty nói chung và hoạt động môi giới nói riêng như:
+ Tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận với khách hàng là các tổ chức có quan hệ với Ngân hàng Công thương, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, các công ty cổ phần đang là khách hàng của Ngân hàng Công thương.
+ Yêu cầu các Chi nhánh nơi CTCK đặt điểm hỗ trợ giao dịch chứng khoán cần có sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư để điểm hỗ trợ của Công ty phát triển hiệu quả.+ Tiếp tục đầu tư về vốn và các vấn đề tài chính khác cho CTS.