1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an

100 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 3,49 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Ngô Thị Tuyết Nhung Lớp: K44-KTCT Niên khóa: 2010 - 2014 ThS. Nguyễn Lê Thu Hiền Huế, tháng 05 năm 2014 Lời Cảm Ơn Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân tôi nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của mọi người. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại Học Kinh Tế Huế, các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế Chính trị, những người đã trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, những định hướng đúng đắn trong học tập và tu dưỡng đạo đức không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu trong công tác. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Lê Thu Hiền, người đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể các anh chị, cô chú các phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Lao động Thương binh & xã hội và Chi cục Thống kê huyện; các xã, các chủ trang trại trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra và thu thập số liệu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn người thân, gia đình và bạn bè đã quan tâm giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập, tiến hành nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành khóa luận không thể tránh khỏi 2 2 những sai sót, kính mong sự góp ý xây dựng của quý thầy, cô giáo để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2014 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Tuyết Nhung MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐ, ĐH Cao đẳng, đại học CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN – XDCB Công nghiệp – xây dựng cơ bản ĐVT Đơn vị tính KDTH Kinh doanh tổng hợp KHKT Khoa học kỹ thuật KTTT Kinh tế trang trại KT - XH Kinh tế - xã hội LĐTB & XH Lao động thương binh và xã hội ND Nông dân NTTT Nuôi trồng thủy sản PTNT Phát triển nông thôn PTTH Phổ thông trung học TM - DV Thương mại - dịch vụ TT Trang trại Tr.đ Triệu đồng SHV Số học viên 3 3 SL Sản lượng 4 4 DANH MỤC CÁC BẢNG 5 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 6 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thu Hiền MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động sản xuất trong nông nghiệp nước ta với nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau và mỗi hình thức tổ chức sản xuất nó đã đem lại những kết quả cụ thể. Ngày nay trong xu thế của nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế thì việc xây dựng một mô hình sản xuất phù hợp đem lại giá trị sản xuất cao, đồng thời giải quyết được các vấn đề chung của xã hội là một vấn đề cấp thiết. Nước ta là một nước nông nghiệp truyền thống từ ngàn xưa, bởi vậy trong hoạt động sản xuất của người dân là luôn luôn đi tìm phương thức sản xuất tốt nhất. Như một lẽ tất nhiên, hình thức sản xuất kinh tế trang trại ra đời. Xu thế phát triển kinh tế trang trại đã và đang là vấn đề cần được quan tâm hiện nay các nước trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng, sự phát triển kinh tế trang trại là sản phẩm của quá trình phát triển sản xuất từ thấp đến cao, từ sản xuất tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn dần. Cùng với sự phát triển của nông nghiệp cả nước, kinh tế trang trại (KTTT) của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Quỳ Hợp nói riêng đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Quỳ Hợp là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Nghệ An, cách Thành phố Vinh 120km. Là một huyện nền kinh tế nông nghiệp giữ vị trí quan trọng, người dân sống chủ yếu bằng việc sản xuất nông nghiệp. Với những chủ trương, đường lối đổi mới kinh tế nông nghiệp trong những năm qua của Đảng, chính sách khuyến khích của nhà nước và sự chỉ đạo của các chính quyền địa phương, kinh tế trang trại đã tác động trực tiếp làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội huyện Quỳ Hợp. Trong tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, KTTT Quỳ Hợp phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và chất lượng, đã khẳng định vị trí của mình trong điều kiện kinh tế thị trường với những thành tựu nhất định: góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, khai hoang phục hóa, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thay đổi phương thức sản xuất,… Tuy nhiên, trước cũng như sau khi có thông tư mới về kinh tế trang trại, các trang trại (TT) Quỳ Hợp phát triển mạnh các loại hình: TT trồng trọt, TT chăn nuôi và TT kinh doanh tổng hợp, còn một số loại hình như TT lâm nghiệp, TT nuôi trồng thủy sản, …chưa phát triển. Ngoài ra trong quá trình phát triển, kinh tế trang trại huyện đang 7 SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thu Hiền bộc lộ nhiều hạn chế: trình độ sản xuất nông sản hàng hoá còn thấp; sức cạnh tranh trên thị trường kém; lợi nhuận thu được chưa tương xứng với tiềm năng đất đai, lao động, của huyện. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế huyện Quỳ Hợp, phát hiện ra những khó khăn, thách thức và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế trang trại cân đối giữa nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng bền vững là việc làm cần thiết cho phát triển nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳ Hợp nói chung. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phát triển kinh tế trang trại là một nội dung quan trọng có ý nghĩa lí luận và thực tiễn trong phát triển kinh tế nên có nhiều đề tài nghiên cứu, bài viết liên quan như: Luận văn thạc sĩ: “Phát triển kinh tế trang trại bền vững trên địa bàn huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế” của Phạm Văn Tiển. Khóa luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Thị Dung. Khóa luận tốt nghiệp: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Thị Thu Phương. Khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” của Trần Thị Hậu. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về phát triển KTTT huyện Quỳ Hợp nên tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng đi sâu đánh giá phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, từ đó định hướng những giải pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển KTTT của huyện. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến kinh tế trang trại. - Phân tích thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An thời gian qua, từ đó đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và 8 SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thu Hiền nguyên nhân của hạn chế đó trong phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An từ năm 2009 - 2013. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An trong những năm tiếp theo. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về không gian Toàn bộ lãnh thổ 21 xã, thị trấn thuộc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 4.2.2. Về thời gian Nghiên cứu từ năm 2009 – 2013. 4.2.3. Về phạm vi của đối tượng nghiên cứu Chủ yếu nghiên cứu các trang trại thuộc huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An sau khi đã áp dụng Thông Tư 27/2011/TT-BNNPTNT về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Theo đó KTTT của huyện hiện nay có 3 loại hình: TT trồng trọt, TT chăn nuôi và TT kinh doanh tổng hợp. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Mẫu nghiên cứu: Chọn 37 trang trại trong tổng số 54 trang trại theo Thông tư 27 về tiêu chí kinh tế trang trại với 3 loại hình kinh tế trang trại (16 trang trại trồng trọt, 2 trang trại chăn nuôi và 19 trang trại kinh doanh tổng hợp). * Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét và phân tích vấn đề một cách khoa học, khách quan. * Phương pháp cụ thể: - Phương pháp thu thập tài liệu Để có thông tin đầy đủ cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã thu thập tài liệu các cơ quan như: Chi cục Thống kê huyện Quỳ Hợp, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (PTNT), Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Lao động thương binh và xã hội huyện Quỳ Hợp. Dựa trên những tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn đó tác 9 SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Lê Thu Hiền giả sử dụng phương pháp thống kê như một công cụ để thống kê, đánh giá những giá trị gần đúng, xác thực nhất, cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. - Phương pháp điều tra thực địa Phạm vi nghiên cứu của đề tài tương đối rộng nên cần nhiều thời gian để kết hợp các phương pháp nghiên cứu. Việc khảo sát thực địa được thực hiện trên 37 trang trại để phát hiện và kiểm định một số vấn đề của đề tài. - Phương pháp xử lý thông tin số liệu Dựa trên nhiều nguồn thông tin, tài liệu khác nhau được thu thập, tác giả đã tiến hành phân tích, nghiên cứu, xử lý tài liệu (xử lý bảng số liệu, xây dựng biểu đồ,…bằng excel) phục vụ cho đề tài. - Phương pháp bản đồ, biểu đồ Kết hợp với phương pháp thống kê số liệu để áp dụng phương pháp bản đồ, biểu đồ, đồ thị, qua đó các kết quả nghiên cứu được thể hiện rõ ràng. Xây dựng bản đồ, biểu đồ dựa trên các số liệu, tài liệu để phản ánh hiện trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện Quỳ Hợp, hướng phát triển và các mối liên hệ lãnh thổ không gian cũng như những dự kiến phát triển. 6. Đóng góp của đề tài - Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho địa phương nghiên cứu và vận dụng đưa ra đường lối chính sách để phát triển KTTT trên địa bàn của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. - Ngoài ra đề tài còn là một nguồn tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo, kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Chương 3: Phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. 10 SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhung [...]... chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, mở rộng giao lưu trong và ngoài nước 32 SVTH: Ngô Thị Tuyết Nhung Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Lê Thu Hiền Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN QUỲ HỢP, TỈNH NGHỆ AN 2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với phát triển kinh tế trang trại của huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý Quỳ Hợp là một huyện. .. [21] 1.4.1.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An Tính đến tháng 12/2013 toàn huyện Hưng Nguyên có 310 trang trại, tổng diện tích đất của các trang trại là hơn 400 ha, bình quân 1,3 ha /trang trại với tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản ước hơn 130 tỷ đồng Trong đó có 16 trang trại đạt tiêu chuẩn theo Thông tư 27 Hiện trên địa bàn huyện, loại hình trang trại chiếm... thay đổi theo thời gian (trình độ phát triển kinh tế) [18, 32 - 33] 1.2 Vai trò của kinh tế trang trại đối với phát triển kinh tế - xã hội Do kinh tế trang trại mới phát triển, đến nay còn thiếu những số liệu thống kê tổng hợp để phân tích chính xác tác động của nó đối với kinh tế - xã hội (KT – XH) nông thôn, nhưng bước đầu có thể đánh giá như sau: 1.2.1 Sự phát triển kinh tế trang trại làm biến đổi... hình kinh tế trang trại cũng sẽ có sự thay đổi Hình thành mới các cơ sở sản xuất nông nghiệp theo hình thức trang trại hoặc chuyển hóa từ kinh tế hộ gia đình thành kinh tế trang trại là biểu hiện của việc gia tăng số lượng các trang trại 1.3.1.2 Tiêu chí phản ánh các yếu tố sản xuất của trang trại - Lao động bình quân một trang trại: phản ánh số lượng và chất lượng người lao động làm trong trang trại. .. kinh tế trang trại 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại của một số địa phương 1.4.1.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trạitỉnh Thừa Thiên Huế Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế, khi chưa áp dụng Thông tư 27 tiêu chí mới về KTTT thì toàn tỉnh có 478 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản và kinh doanh tổng hợp điển hình các huyện Quảng Điền, Phong Điền,… Giá... nghiệp GVHD: ThS Nguyễn Lê Thu Hiền Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1 Khái niệm, đặc trưng và vai trò của kinh tế trang trại 1.1.1 Khái niệm và phân loại kinh tế trang trại 1.1.1.1 Khái niệm Trong những năm gần đây, kinh tế trang trại (KTTT) nước ta có xu hướng phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của trang trại trên nhiều địa phương Chính vì vậy, việc nghiên... nhằm đáp ứng thị trường ngày càng “khó tính” như hiện nay 1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An về phát triển kinh tế trang trại Trên cơ sở phân tích bài học kinh nghiệm của một số địa phương trong nước như trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm quan trọng để phát triển kinh tế trang trạihuyện Quỳ Hợp như sau: Một là, thực hiện tốt quy hoạch đất đai và chính sách... tai do vấn đề hoang hóa rừng gây ra 1.3 Tiêu chí đánh giá và các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế trang trại Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An, tác giả đã xác định hệ thống tiêu chí sau để phản ánh và đánh giá thực trạng KTTT của huyện trong quá trình nghiên cứu 1.3.1 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của kinh tế trang trại 1.3.1.1 Tiêu... Tiêu chí phản ánh quy mô số lượng, loại hình kinh tế trang trại Quy mô về số lượng các trang trại: phản ánh sự tăng về mặt số lượng các trang trại qua các năm hay hiểu một cách đơn giản đó là các cá thể hộ gia đình, cá thể kinh doanh kinh tế trang trại ngày càng nhiều hơn Qua đó giúp cho việc đánh giá xu hướng và định hướng cho phát triển kinh tế trang trại nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung... các Bộ, ngành Trung ương về tiêu chí trang trại nên các địa phương tự đặt ra những tiêu chí về trang trại dựa vào tính chất sản xuất hàng hoá, quy mô về diện tích đất đai, đầu gia súc, v.v để thống kê về số liệu kinh tế trang trại của địa phương, vùng nên số liệu thống kê về kinh tế trang trại chưa thật chuẩn xác, ranh giới giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại không rõ ràng, khó khăn cho việc . giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An của Nguyễn Thị Thu Phương. Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An trong giai. trong phát triển kinh tế trang trại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An từ năm 2009 - 2013. - Đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trang trại của huyện Quỳ Hợp,. chọn đề tài Phát triển kinh tế trang trại ở huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Phát triển kinh tế trang trại là một

Ngày đăng: 04/06/2014, 19:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. TS.Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam –Thực trạng và giải pháp
Tác giả: TS.Trần Xuân Châu
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2003
4. Ban Chấp hành Trung ương Khoá IX (2002), Nghị quyết Hội nghị lần 5 BCHTW khoá IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Hội nghị lần 5 BCHTWkhoá IX
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Khoá IX
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002
6. Ban Vật giá Chính phủ (2000), Tư liệu về kinh tế trang trại, NXB Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư liệu về kinh tế trang trại
Tác giả: Ban Vật giá Chính phủ
Nhà XB: NXB Thành phố HồChí Minh
Năm: 2000
8. Nguyễn Công Bình (2011), Phát triển kinh tế trang trại tại Thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, luận văn thạc sĩ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế trang trại tại Thành phố Đồng Hới,tỉnh Quảng Bình
Tác giả: Nguyễn Công Bình
Năm: 2011
10. Nguyễn Khắc Hoàn (2006), Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế, luận án tiến sỹ kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tếtrang trại ở tỉnh Thừa Thiên Huế
Tác giả: Nguyễn Khắc Hoàn
Năm: 2006
15. Tạp chí Con số và Sự kiện của Tổng cục Thống kê số 4/2013 (474) “Kinh tế trang trại qua Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế trangtrại qua Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011
18. PGS.TS. Mai Văn Xuân (2011), Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nông hộ và trang trại
Tác giả: PGS.TS. Mai Văn Xuân
Năm: 2011
19. Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính (2010), Giáo trình phân tích kinh tế nông hộ, NXB Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích kinh tếnông hộ
Tác giả: Mai Văn Xuân, Bùi Dũng Thể, Bùi Đức Tính
Nhà XB: NXB Đại học Huế
Năm: 2010
5. Ban Kinh tế Trung Ương (1998) – Công văn số 216/KTTW ngày 04/09/1998 Khác
7. Báo cáo kết quả xây dựng trang trại năm 2000 – 2013 của huyện Quỳ Hợp Khác
9. Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng cục thống kê Thông tư liên bộ số 69/2000/TT – LB về Tiêu chí xác định kinh tế trang trại Khác
11. Nghị quyết số 03/ 2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại 12. Nghị quyết số 06 – NQ/TW, ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị về một số vấn đề pháttriển nông nghiệp và nông thôn Khác
14. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Quỳ Hợp Khác
16. Thông tư 27/2011/TT - BNNPTNT về Tiêu chí mới xác định kinh tế trang trại Khác
17. Ủy Ban Nhân dân huyện Quỳ Hợp, (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quỳ Hợp đến năm 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 - 2013 TT Nghề đào tạo - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.2 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 - 2013 TT Nghề đào tạo (Trang 38)
Bảng 2.3: Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quỳ Hợp  giai đoạn 2010 - 2013 (tính theo giá so sánh năm 2010) - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.3 Cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Quỳ Hợp giai đoạn 2010 - 2013 (tính theo giá so sánh năm 2010) (Trang 39)
Bảng 2.4: Loại hình và cơ cấu trang trại của huyện giai đoạn 2011 - 2013  theo tiêu chí mới (Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT) - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.4 Loại hình và cơ cấu trang trại của huyện giai đoạn 2011 - 2013 theo tiêu chí mới (Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT) (Trang 43)
Bảng 2.8: Vốn đầu tư của các trang trại huyện Quỳ Hợp phân theo loại hình tính đến tháng 12/2013 (Tính bình quân cho mỗi trang trại) - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.8 Vốn đầu tư của các trang trại huyện Quỳ Hợp phân theo loại hình tính đến tháng 12/2013 (Tính bình quân cho mỗi trang trại) (Trang 51)
Bảng 2.10: Quy mô diện tích đất sử dụng của các trang trại điều tra năm 2013 Loại hình - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.10 Quy mô diện tích đất sử dụng của các trang trại điều tra năm 2013 Loại hình (Trang 53)
Bảng 2.11: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra năm 2013 - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.11 Tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra năm 2013 (Trang 54)
Bảng 2.12: Thông tin cơ bản về chủ các trang trại điều tra năm 2013 - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.12 Thông tin cơ bản về chủ các trang trại điều tra năm 2013 (Trang 56)
Bảng 2.13: Cơ cấu vốn và nguồn vốn của các trang trại điều tra năm 2013 - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.13 Cơ cấu vốn và nguồn vốn của các trang trại điều tra năm 2013 (Trang 58)
Bảng 2.15: Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra năm 2013 - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.15 Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra năm 2013 (Trang 60)
Bảng 2.16: Tỷ suất hàng hóa các loại hình trang trại điều tra năm 2013 Loại hình - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.16 Tỷ suất hàng hóa các loại hình trang trại điều tra năm 2013 Loại hình (Trang 63)
Bảng 2.17: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại điều tra năm 2013 - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.17 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các trang trại điều tra năm 2013 (Trang 65)
Bảng 2.18: Những khó khăn chủ yếu của các trang trại điều tra năm 2013 - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
Bảng 2.18 Những khó khăn chủ yếu của các trang trại điều tra năm 2013 (Trang 67)
5. Hình thức thành lập trang trại - phát triển kinh tế trang trại ở huyện quỳ hợp, tỉnh nghệ an
5. Hình thức thành lập trang trại (Trang 89)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w